TIỆP KHẮC BỊ XÓA SỔ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


TRONGvòng 10 ngày sau khi đặt bút ký vào Hiệp ước Munich, khimà Quân đội Đức chưa chiếm đóng xong Sudetenland thìAdolf Hitler đã gửi một văn bản tối mật đến TướngKeitel – Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực:


Cần có tăng viện như thế nào trong tình hình hiện tại để đập tan tất cả chống đối của Tiệp Khắc ở Bohemia và Moravia?

Cần thời gian bao lâu để tập kết lại hoặc điều động lực lượng mới?

Cần thời gian bao lâu cho cùng mục đích nếu thực hiện sau những biện pháp giải giới và đưa quân quay lại?

Cần thời gian bao lâu để có tình trạng sẵn sàng tác chiến như trong ngày 1 tháng 10?

Ngày11 tháng 10, Keitel gửi một bức điện ghi các câu trảlời chi tiết. Không cần nhiều thời gian và quân tăngviện. Trong vùng Sudetenland có sẵn 24 sư đoàn, kể cả 3sư đoàn thiết giáp và 4 sư đoàn cơ giới. Tóm lại:

"Bộ Chỉ huy Tối cao Quânlực tin rằng có thể bắt đầu hành quân mà không cầntăng viện, xét theo biểu hiện chống trả yếu ớt củaTiệp Khắc".

Đượctrấn an như thế, 10 ngày sau Hitler chỉ thị cho các cấpchỉ huy quân sự.

TỐI MẬT

Berlin, ngày 21 tháng 10 năm1938

Tôi sẽ vạch ra những côngtác trong tương lai cho Quân lực và việc chuẩn bị tiếnhành chiến tranh từ những công tác này.

Cho đến khi chỉ thị nàycó hiệu lực, Quân lực phải chuẩn bị để lúc nàocũng sẵn sàng cho những tình huống sau:


Củng cố các vùng biên giới của Đức.

Trừ khử phần còn lại của Tiệp Khắc.

Chiếm lấy huyện Memel.

Memellà một cảng bên bờ biển Baltic với khoảng 40.000 dân,bị Hoà ước Versailles cắt ra từ Đức để trao choLithuania. Vì Lithuania nhỏ và yếu hơn Áo và Tiệp Khắc,việc chiếm lại Memel không phải là vấn đề đối vớiQuân đội Đức, nên trong chỉ thị này Hitler chỉ ghi làsẽ "sáp nhập". Còn đối với Tiệp Khắc:

"Phải đập tan bất cứlúc nào phần còn lại của Tiệp Khắc nếu họ có chínhsách thù địch với Đức.

Việc chuẩn bị của Quânlực... sẽ nhỏ hơn nhiều so với 'Phương án Màu Lục',tuy nhiên, phải đảm bảo ở trong tình trạng chuẩn bịsẵn sàng cao hơn vì đã dẹp bỏ các biện pháp huy độngtheo kế hoạch... Mục đích là chiếm đóng nhanh chóngBohemia cùng Moravia, đồng thời cắt đứt Slovakia".

Nhưngdĩ nhiên là vẫn có thể cắt đứt Slovakia bằng biệnpháp chính trị, vì thế nên không cần đến Quân đội.Bộ Ngoại giao sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, Ribbentrop đãthúc giục Hungary vào chia phần ở Slovakia. Nhưng Đức lạicó kế hoạch khác. Tiệp Khắc đã cho Slovakia quyền tựtrị rộng rãi. Về lâu dài, phía Đức thấy Slovakia khiđộc lập sẽ trở nên yếu kém về mặt thể chế, Hiếnpháp và dễ hơn cho Đức xâm nhập vào phía Đông.

Đây là mộtđiểm ngoặt mới cho Đế chế Thứ Ba. Lần đầu tiên,Hitler lo thôn tính một lãnh thổ không phải là của Đức.Trong 6 tuần qua, ông trấn an Chamberlain rằng Sudetenland làđòi hỏi lãnh thổ cuối cùng của mình ở châu Âu. Cócơ sở để Chamberlain tin tưởng vào Hitler. Chẳng phảiHitler đã nói nhiều lần rằng ông không muốn có ngườiTiệp trong Đế chế Thứ Ba đó sao? Chẳng phải trongquyển Mein Kampf vô số bài diễn văn, Hitler nóirằng, để được hùng mạnh, nước Đức không nên chấpnhận chủng tộc ngoại lai, nhất là người Slav đó sao?Nhưng có lẽ người Anh cũng quên rằng Mein Kampf ghilà tương lai của nước Đức nằm trong việc thôn tínhkhông gian sinh sống ở phía Đông. Mà trong hơn một thiênniên kỷ, vùng đất này là nơi các chủng tộc Slav sinhsống.

TUẦNLỄ THUỶ TINH VỠ


Vàomùa thu 1938, có thêm một điểm ngoặt cho Quốc xã diễnra trong thời gian mà đảng viên sau này gọi là "Tuầnlễ Thuỷ tinh vỡ".

Ngày 7 tháng 11,một thanh niên người Đức gốc Do Thái 17 tuổi tênHerschel Grynszpan đã bắn chết Bí thư Thứ Ba của Đạisứ quán Đức ở Paris tên Ernst von Rath. Cha của chàngtrai trẻ này nằm trong số cả chục nghìn người Do Tháibị trục xuất sang Ba Lan. Để trả thù cho việc này vàcho việc ngược đãi người Do Thái nói chung ở Đức,người thanh niên đó đã tìm đến Đại sứ quán Đứcvới ý định hạ sát Đại sứ, Bá tước Johannes vonWelczeck. Nhưng người Bí thư Thứ Ba được phái ra xem anhmuốn gì, rồi bị anh bắn chết. Có một điều oái oămtrong cái chết của Rath đó là chính ông ta cũng đang bịMật vụ theo dõi vì có thái độ chống Quốc xã.

Đêm 9 rạngsáng 10 tháng 11, sau khi các lãnh đạo Đảng vừa kếtthúc lễ kỷ niệm hàng năm vụ bạo loạn Nhà hàng Bia doHitler và Goering chủ trì, thì một đợt giết chóc tệhại nhất cho đến lúc này đã xảy ra. Theo Tiến sĩGoebbels và báo chí Đức, thì đó chỉ là do việc dân Đứccó phản ứng "tự phát" với tin giết người ởParis. Nhưng sau Thế chiến II, các tài liệu tịch thu đượcđã trình bày Đức sắp đặt việc "tự phát" này nhưthế nào.

Vào buổi tối9 tháng 11 năm 1938, Tiến sĩ Goebbels ra chỉ thị "tổchức và thực hiện" cuộc "biểu dương tự phát"trong đêm này. Nhưng nhà tổ chức thật sự là ReinhardHeydrich, nhân vật số Hai dưới Himmler trong lực lượngS.S., đã chỉ huy S.D. và Mật vụ. Mệnh lệnh củaHeydrich được tìm thấy trong số tài liệu tịch thu sauchiến tranh.


... không gây nguy hiểm cho sinh mạng và tài sản của người Đức...

Có thể phá huỷ nhưng không cướp bóc các toà nhà kinh doanh và dân cư của người Do Thái...

... Cảnh sát không được ngăn cản...

Bắt giữ càng nhiều người Do Thái càng tốt, đặc biệt là người giàu...

Đólà một đêm kinh hoàng trên toàn nước Đức. Giáo đường,nhà ở và cửa hàng của người Do Thái bị đốt cháy,một số đàn ông, phụ nữ và trẻ em Do Thái bị sát hạitrong khi cố thoát ra khỏi ngọn lửa. Heydrich nộp mộtbáo cáo mật sơ khởi cho Goering ngày hôm sau.

"815 cửa hàng bị phá huỷ,171 nhà ở bị cháy hoặc phá huỷ... 119 giáo đường bịđốt, 76 giáo đường khác bị phá huỷ... 20.000 ngườiDo Thái bị bắt giữ. 36 người chết, 36 bị thương nặng.Những người chết và bị thương đều là người DoThái".

Sốngười Do Thái bị sát hại đêm ấy được cho là còncao hơn nhiều lần so với con số đã nêu. Chính Heydrich,một ngày sau khi tự mình nộp báo cáo, đã cho biết consố cửa hàng Do Thái bị phá phách là 7.500. Thậm chí còncó vài vụ hãm hiếp, việc này bị xem là tệ hại hơncả giết người, vì vi phạm luật chủng tộc quy địnhcấm quan hệ tình dục giữa người Đức và người DoThái.

Người Do Tháicòn phải tự chi trả cho sự phá huỷ tài sản đó. Nhànước tịch thu tiền bảo hiểm đáng lẽ họ đượcnhận. Thêm nữa, họ phải chung nhau trả khoản tiền phạtmột tỉ mác Đức vì "tội ác ghê tởm" của mình,theo lời Goering. Phiên họp của một số thành viên Nộicác và các quan chức cấp cao do Goering chủ trì ngày 12tháng 11 đã xác định khoản tiền phạt và một phầnbiên bản đánh máy vẫn còn tồn tại sau chiến tranh.

Một số côngty bảo hiểm Đức có nguy cơ phá sản nếu họ phải tuânthủ theo hợp đồng bảo hiểm cho các toà nhà bị cháy(tuy có cửa hàng người Do Thái nhưng cả toà nhà là dongười Đức làm chủ). Riêng thiệt hại do kính vỡ đãlên đến 5 triệu mác (1,25 triệu USD) và còn phải nhậpkính thay thế trong khi Đức lại đang thiếu ngoại tệ.

Goering, vốncũng là người đứng đầu ngành kinh tế thốt lên: "Đủrồi!" Và quay sang Heydrich, ông la lên: "Tôi ước gìông giết 200 người Do Thái thay vì phá huỷ nhiều tàisản giá trị đến thế!" Trong Toà án Nuremberg, khi Chánhán hỏi Goering có phải ông đã thật sự nói như thếhay không, ông đáp: "Có, câu nói trong lúc bực tức vàphấn khích... Không có ý nghiêm túc."

Còn Heydrich thìtự bào chữa rằng: "35 người đã bị giết".

Ai sẽ trả 25triệu mác cho thiệt hại gây ra trong vụ phá phách do Nhànước phát động và tổ chức là vấn đề nghiêm túcđối với Goering, người bây giờ có trách nhiệm cho nềnkinh tế của Quốc xã. Hilgard, người đại diện cho cáccông ty bảo hiểm, vạch ra rằng nếu không chi trả đúngtheo hợp đồng, ngành bảo hiểm của Đức sẽ mất uytín cả trong lẫn ngoài nước. Mặt khác, nếu các côngty bảo hiểm nhỏ chịu trả thì họ sẽ phá sản.

Goering giảiquyết vấn đề này một cách chóng vánh. Các công ty bảohiểm sẽ chi toàn bộ cho người Do Thái, nhưng Nhà nướcsẽ tịch thu các khoản tiền này và hoàn trả một phầncho các nhà bảo hiểm.

Một đại diệncủa Bộ Ngoại giao dám tham mưu rằng cần để ý đếndư luận quần chúng Mỹ khi có biện pháp khác đối vớingười Do Thái. Goering quát lên: "Đất nước của bọncôn đồ!... Đất của gangster!"

Sau cuộc thảoluận kéo dài, người Đức đồng ý giải quyết vấn đềDo Thái theo cách sau: loại trừ người Do Thái ra khỏi nềnkinh tế của Đức, chuyển mọi cơ sở kinh doanh và tàisản – kể cả nữ trang và tác phẩm nghệ thuật – vàotay người Aryan với ít đền bù qua trái phiếu để ngườiDo Thái có thể sử dụng tiền lãi nhưng không thể rúttiền vốn. Một uỷ ban sẽ xem xét việc loại người DoThái ra khỏi trường học, khu nghỉ dưỡng, công viên...

Heydrich phátbiểu trước khi buổi họp kết thúc: "Dù đã loạingười Do Thái ra khỏi nền kinh tế, thì vấn đề chínhyếu vẫn còn, đó là tống cổ người Do Thái ra khỏinước Đức." Bá tước Schwerin von Krosigk, Bộ trưởngTài chính, cựu học giả Rhodes, người từng tự hào làđại diện cho "nước Đức truyền thống và lịch sự"trong chính quyền Quốc xã, đồng ý rằng "ta sẽ làmmọi cách để tống người Do Thái ra nước ngoài".

Sau gần 4 tiếngđồng hồ, Goering đúc kết:

"Tôi kết thúc buổi họpvới lời như thế này: để trừng phạt những tội ácghê tởm, người Do Thái ở Đức sẽ phải đóng góp mộttỉ mác. Như thế là đủ. Bọn chó má sẽ không dám gâyra một vụ ám sát nào nữa".

Trongmột thời gian ngắn, con người này, Nhà nước này vàLãnh tụ của họ sẽ còn gây khổ sở cho người Do Tháihơn thế nữa. Vào đêm bạo loạn 9 tháng 11 năm 1938, Đếchế Thứ Ba chủ động rẽ sang một con đường đen tốivà dã man hơn và kể từ đó, sẽ không bao giờ quay đầulại. Nhiều người Do Thái bị sát hại, tra tấn và cướpbóc, nhưng chủ yếu là do lực lượng S.A. thi hành vì bảnchất tàn bạo và tham lam, trong khi Nhà nước thì làm ngơ.Lúc đó, đích thân Chính phủ đã đứng ra tổ chức vàthực hiện một cuộc đốt phá trên diện rộng. Cũngchính các nghị định của Chính phủ đã phạt cộng đồngDo Thái 1 tỉ mác, loại họ ra khỏi nền kinh tế, cướpđi những gì còn lại, đẩy họ vào những khu biệt lập– và còn tệ hơn thế nữa.

Dư luận thếgiới bị sốc và ghê tởm vì tính dã man của một quốcgia đã trải qua nhiều thế kỷ của Cơ Đốc giáo và vănhoá nhân bản. Đáp lại, Hitler tức giận vì phản ứngcủa thế giới, đồng thời tin rằng điều này chỉ làminh chứng cho sức mạnh và phạm vi trong "âm mưu toàncầu của người Do Thái".

Sau vụ việcnày, ngày 14 tháng 11 năm 1938 Tổng thống Roosevelt triệuhồi Đại sứ Hugh Wilson tại Đức về nước "để thamvấn" và không bao giờ phái ông quay lại nhiệm sở. Đạisứ Đức tại Mỹ, Hans Dieckhoh, báo cáo về Berlin rằng"một trận bão tố đang nổi lên ở đây" do cơn đậpphá tài sản người Do Thái, cũng được triệu hồi vềĐức ngày 18 tháng 11 và cũng không bao giờ quay lại. Ngày30 tháng 11, Tham tán Đức ở Washington đề nghị di chuyểncác "hồ sơ chính trị mật" về Berlin. Ông nói: "Hồsơ quá nhiều nên không thể phá huỷ nhanh chóng khi cần".

Khi xét toàn thểsự kiện, ta dễ dàng nhận thấy những chuyện kinh hoànggây ra cho người Do Thái trong đêm 9 tháng 11 năm 1938 vànhững biện pháp đối xử tàn bạo sau đó chính là dấuhiệu báo trước cho sự suy yếu tai hại, mà cuối cùngsẽ dẫn nhà độc tài, chế độ của ông và đất nướccủa ông đến chỗ suy tàn. Chúng ta đã thấy đầy rẫynhững biểu hiện của chứng hoang tưởng tự đại trongHitler. Nhưng từ trước đến giờ, Hitler luôn cố tựkiềm chế ở những thời điểm khẩn trương trên bướcđường đi lên của mình và của đất nước. Ở nhữngthời điểm như thế, thiên tài về hành động gan lì vàtính toán cẩn thận cho hậu quả giúp cho ông đạt hếtthắng lợi này đến thắng lợi khác.

Nhưng bây giờ,như ngày 9 tháng 11 và những hệ luỵ về sau sẽ cho thấy,Hitler đang mất dần khả năng tự kiềm chế. Chứng hoangtưởng tự đại của ông ta trở nên áp chế. Biên bảnbuổi họp ngày 12 tháng 11 do Goering chủ trì cho thấychính Hitler có trách nhiệm với đêm tàn phá vào thángMười một ấy, chính ông ta đã thúc đẩy Goering loạitrừ người Do Thái ra khỏi cuộc sống ở Đức. Từ lúcnày trở đi, chủ nhân tuyệt đối của Đế chế Thứ Basẽ không còn biết tự kiềm chế – đức tính đãthường cứu nguy cho ông ta trước đây. Và dù cho thiêntài của ông sẽ dẫn đến những cuộc thôn tính đángkinh ngạc khác, nhưng những hạt mầm độc hại cho việctự phá huỷ chung cuộc của nhà độc tài và của đấtnước Đức đã được gieo cấy.

Chứng bệnh củaHitler có tính lây nhiễm mạnh, cả quốc gia đều đangmắc phải, như thể đó là virus. Như tác giả có thểchứng thực từ kinh nghiệm cá nhân, giống như ngườiMỹ, người Anh và nhiều người nước ngoài khác, bảnthân nhiều người Đức cảm thấy kinh tởm về vụ việctrong đêm 9 tháng 11. Nhưng lãnh đạo các Giáo hội CơĐốc, các tướng lĩnh hay những đại diện của "ngườiĐức tốt bụng" lại không hề công khai lên tiếng phảnđối. Họ đều chịu khuất phục đối với cái mà Tướngvon Fritsch gọi là "điều không tránh khỏi" hoặc "sốphận của nước Đức".

Không khí hoàhoãn khi ký kết Hiệp ước Munich chẳng bao lâu đã tiêutan. Trong mùa thu này, qua các bài diễn văn nảy lửa,Hitler liên tục cảnh cáo thế giới và đặc biệt làngười Anh rằng chỉ nên lo việc của họ và không nêndây dưa vào "vận mệnh của người Đức bên trong biêngiới của Đế chế". Ông gào lên rằng vận mệnh ấyhoàn toàn là chuyện nội bộ của Đức. Chẳng bao lâu,ngay cả Chamberlain cũng bừng tỉnh về bản chất củaChính phủ Đức mà ông đã cố xoa dịu. Dần dà, khi mànăm 1938 đầy biến động đang là điềm báo cho năm 1939,ông đã nghe được những gì Hitler đang âm mưu trong hậutrường. Ngày 28 tháng 1 năm 1939, Lord Halifax bí mật cảnhbáo Tổng thống Roosevelt rằng "tháng 11 năm 1938, có dấuhiệu ngày càng hiện rõ cho thấy Hitler đang dự trù mộtcuộc phiêu lưu mới ở nước ngoài vào mùa xuân 1939".Vị Ngoại trưởng Anh nói "Hitler, được Ribbentrop,Himmler và những người khác thúc giục, đang xem xét mộtcuộc tấn công các cường quốc phương Tây như là cú mởđầu cho những động thái kế tiếp ở phía Đông".

Không lâu saukhi ký kết Hiệp ước Munich, Ribbentrop đi Rome. Đầu óccủa ông lúc này đang "tập trung" vào chiến tranh.Ciano ghi vào nhật ký ngày 28 tháng 10:

"Lãnh tụ tin rằng trongvài năm tới, có thể là 3 hoặc 4 năm, ta sẽ không thểtránh một cuộc chiến với những nền dân chủ phươngTây... Cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc cho thấy sức mạnhcủa ta! Ta có điểm lợi là sáng kiến và làm chủ tìnhthế. Ta không thể bị tấn công. Tình hình quân sự làrất khả quan: từ tháng 9 [1938] ta có thể đối đầu vớinhững nước dân chủ lớn".

Phiênbản Đức ghi cuộc hội đàm giữa Ribbentrop và Ciano ởRome ngày 28 tháng 10 xác nhận thái độ hiếu chiến củaRibbentrop, trích lời ông này nói rằng Đức và Ý phảichuẩn bị "xung đột vũ trang với các nước dân chủphương Tây... ở đây và ngay lúc này." Ribbentrop cũngtrấn an Ciano rằng [Hội nghị] Munich đã cho thấy sứcmạnh của những người theo chủ trương cô lập ở Mỹ"vì thế chẳng có gì phải sợ Mỹ".

Ribbentrop đếnÝ để thuyết phục Mussolini ký kết một liên minh quânsự giữa Đức, Nhật và Ý, mà Mussolini đã nhận đượcbản thảo ở Munich nhưng lúc ấy còn chần chừ. Cianonhận thấy Mussolini chưa sẵn sàng đóng cánh cửa đốivới Anh và Pháp.

Mùa thu ấy,Hitler cố tách Pháp ra khỏi mối liên minh với Anh. Ngày18 tháng 10 ở Kehlsteinhaus (Tổ chim đại bàng) trên mộtđỉnh núi bên trên thị trấn Berchtesgaden,khi tiếp Đại sứ Pháp François-Poncet đến từ biệt,Hitler công kích Anh một cách kịch liệt, ông nói rằngmình mong muốn có quan hệ thân thiện và gần gũi hơn vớiPháp. Để minh chứng, ông sẵn sàng ký một hiệp ướchữu nghị, đảm bảo những đường biên giới hiện tại(vì thế từ bỏ yêu sách vùng Alsace-Lorraine) và đề nghịdàn xếp những mối bất đồng trong tương lai qua sựtham vấn.

Ngày 6 tháng 12năm 1938, tại Paris, 2 ngoại trưởng Đức Ribbentrop vàPháp Bonnet ký kết hiệp ước. Vào lúc này, Pháp đã phầnnào trấn tĩnh lại sau cơn hoảng loạn ở Munich. Tôi đangở Paris vào ngày ký kết hiệp ước và nhận thấy khôngkhí lãnh đạm nơi đây. Khi Ribbentrop đi qua, cả đườngphố đều vắng lặng và nhiều Bộ trưởng trong Nộicác, cũng như những nhân vật hàng đầu của giới chínhtrị và văn học Pháp đều từ chối đến dự các buổichiêu đãi được tổ chức để đón tiếp vị khách Quốcxã.

Từ buổi họpnày, giữa Bonnet và Ribbentrop đã dấy lên một sự hiểulầm mà về sau giữ vai trò trung tâm trong các sự kiện.Ngoại trưởng Đức nghĩ Bonnet đã đảm bảo với mìnhrằng sau Hiệp định Munich, Pháp chẳng còn quan tâm đếnĐông Âu nữa, nên ông diễn dịch là Pháp sẽ để choĐức tự do tung hoành trong vùng này, đặc biệt đối vớiTiệp Khắc và Ba Lan. Bonnet phủ nhận ý đó. Theo ghi chépcủa Schmidt, khi trả lời yêu cầu của Ribbentrop là phảitôn trọng tầm ảnh hưởng của Đức ở phía Đông,Bonnet tuyên bố rằng "các điều kiện đã thay đổi sâuxa kể từ Hiệp định Munich". Nhận xét mơ hồ này đượcBộ Ngoại giao Đức diễn dịch thành phát biểu khẳngđịnh mà họ đưa đến Hitler, cho rằng "ở Paris, Bonnettuyên bố ông ta chẳng còn quan tâm đến những vấn đềở phía Đông". Hitler nghĩ sự đầu hàng nhanh chóng củaPháp ở Munich đã chứng tỏ điều ấy. Nhưng điều nàylà không đúng.

SLOVAKIAĐƯỢC "ĐỘC LẬP"


Ngaytừ ngày 14 tháng 10 năm 1938, khi tân Ngoại trưởng TiệpKhắc František Chvalkovsky dò hỏi liệu Đức có cùng vớiAnh và Pháp đảm bảo đường biên giới còn lại củaTiệp Khắc hay không, Hitler khinh khỉnh trả lời rằng "sựđảm bảo của Anh và Pháp là vô giá trị... và sự đảmbảo hữu hiệu nhất là của Đức".

Nhưng cho đếnđầu năm 1939, vẫn không thấy Đức đảm bảo gì cả.Lý do đơn giản là: Lãnh tụ không có ý định đảm bảo.Việc đảm bảo như thế sẽ ngáng trở những kế hoạchmà ông đang chuẩn bị ngay sau khi ký Hiệp ước Munich.Chẳng bao lâu sẽ không còn Tiệp Khắc để đảm bảo.Nhằm bắt đầu việc này, cần tách Slovakia ra khỏi TiệpKhắc.

Ít ngày sau khiký Hiệp ước Munich, vào ngày 17 tháng 10, Goering tiếp 2nhà lãnh đạo của Slovakia: Ferdinand Durcansky, Phó Thủtướng và Mach, lãnh đạo người Đức thiểu số. Trongbản ghi nhớ mật của Bộ Ngoại giao, Goering quyết địnhcần ủng hộ nền độc lập của Slovakia.

"Tiệp Khắc thiếu điSlovakia sẽ càng dễ cho ta tính toán. Căn cứ không quân ởSlovakia phòng thủ phía Đông là rất quan trọng".

Kếhoạch của Đức là tiến hành song song 2 việc táchSlovakia khỏi Tiệp Khắc và chuẩn bị trừ khử những gìcòn lại của Tiệp Khắc bằng cách điều quân chiếmđóng Bohemia và Moravia. Như ta đã biết, ngày 21 tháng 10năm 1938, Hitler đã chỉ thị cho Quân đội phải sẵnsàng. Qua ngày 24 tháng 11, Hitler ban hành một chỉ thị mậtkhác ra lệnh Quân đội chuẩn bị đánh chiếm Danzig bằngvũ lực. Lãnh tụ đã có những tính toán sau bước đi ởTiệp Khắc.

Ngày 17 tháng12, Tướng Keitel ban hành "bổ sung cho Chỉ thị ngày 21tháng 10":

TỐI MẬT

... Lãnh tụ ban hành nhữnglệnh sau:

Chuẩn bị chiến dịch theogiả định là không có sức kháng cự nào đáng kể.

Đối với thế giới, phảitạo vẻ rõ ràng đây chỉ là một hành động thời bìnhchứ không phải động thái chiến tranh.

Vì thế phải thực hiệnchiến dịch chỉ bằng những lực lượng vũ trang thờibình, không cần huy động để tăng viện...

Dùcố xoa dịu Hitler nhưng tân Chính phủ Tiệp Khắc thânĐức bắt đầu nhận ra rằng số phận của đất nướcmình đã bị định đoạt. Trước Giáng sinh năm 1938, Nộicác Tiệp Khắc giải tán Đảng Cộng sản và cho thôiviệc các giáo viên người Do Thái ở trường học củangười Đức. Ngày 12 tháng 1 năm 1939, Ngoại trưởngChvalkovsky gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Đức, khẳngđịnh Chính phủ của ông "sẽ nỗ lực chứng tỏ lòngtrung thành và thiện chí bằng cách đáp ứng mọi ý muốncủa Đức". Cùng ngày, ông lưu ý với Đại biện lâmthời Đức ở Prague về tin đồn đại rằng "việc sápnhập Tiệp Khắc vào Đức sắp diễn ra".

Để xem còn cóthể cứu vãn được những mảnh đất còn lại hay không,Chvalkovsky đã cố xin gặp Hitler vào ngày 21 tháng 1. Đólà một cảnh tượng đau khổ, tuy không đau khổ bằngngười dân Tiệp sau này. Vị Ngoại trưởng Tiệp phảikhom lưng nhũn nhặn trước Lãnh tụ kiêu ngạo đang bựcdọc. Hitler nói "thái độ kiềm chế của Đức" đãcứu cho Tiệp Khắc thoát khỏi thảm hoạ. Tuy thế, nếungười Tiệp không thể hiện tinh thần khác, ông sẽ "trừkhử" họ. Họ phải quên "lịch sử" của họ vì đâychỉ là "chuyện vô nghĩa của đám học trò", đồngthời phải làm theo mệnh lệnh của Đức. Cụ thể là:Tiệp Khắc phải rút khỏi Hội Quốc liên, giảm mạnhquân số "bởi vì Quân đội không có nghĩa lý gì cả",gia nhập Hiệp ước Chống Đệ tam Quốc tế, chấp nhậncho Đức chỉ đạo chính sách ngoại giao, ký hiệp địnhthương mại ưu đãi với Đức, với một điều kiện làTiệp Khắc không được xây dựng ngành công nghiệp nàomà Đức không đồng ý, sa thải mọi quan chức và biêntập viên không thân thiện với Đức và đặt người DoThái ra ngoài vòng pháp luật, giống như Đức đã làm vớiLuật Nuremberg.

Hitler cũng đòiNgân hàng Nhà nước Tiệp Khắc giao một phần trữ lượngvàng cho Ngân hàng Nhà nước Đức. Ngày 18 tháng 2, Goeringgửi công văn cho Bộ Ngoại giao Đức:

"Do tình hình tiền tệngày càng khó khăn, tôi ra lệnh tiếp nhận số vàng [từNgân hàng Nhà nước Tiệp Khắc] trị giá đến 30 triệumác, cần thiết khẩn cấp theo chỉ thị của Lãnh tụ."

Cùngngày, Ribbentrop đòi Chvalkovsky phải thi hành lập tức nếukhông sẽ có "hậu quả thê thảm". Khúm núm trướcmặt Hitler nhưng thích bắt nạt người yếu hơn, vịNgoại trưởng Đức còn buộc Chvalkovsky không được nóivới Anh và Pháp về những đòi hỏi mới của Đức, màchỉ nên tuân hành.

Và phải tuânhành mà không cần lo lắng về việc Đức đảm bảođường biên giới! Có vẻ như Anh và Pháp cũng không lolắng lắm. 4 tháng trôi qua mà Hitler vẫn chưa làm theo lờicam kết này. Cuối cùng, vào ngày 8 tháng 2 có công hàmAnh-Pháp gửi đến cho biết 2 Chính phủ "sẽ lấy làmvui nếu hiện tại được biết quan điểm của Chính phủĐức về cách tốt nhất để tạo hiệu lực cho thoảthuận ở Munich trong việc đảm bảo cho Tiệp Khắc".

Chính Hitler thảovăn bản trả lời và đến ngày 28 tháng 2 năm 1939, ôngmới phúc đáp rằng chưa đến lúc Đức đảm bảo. Đứcphải "chờ tình hình nội bộ của Tiệp Khắc đượcsáng tỏ trước đã".

Lãnh tụ vạchra "tình hình nội bộ" theo hướng hiển nhiên. Ngày 12tháng 2, Hitler tiếp kiến Giáo sư, Tiến sĩ Vojtech Tuka,người đã bị Tiệp Khắc cầm tù về tội "phản quốc"và bây giờ là một trong những nhà lãnh đạo củaSlovakia. Gọi Hitler là "Lãnh tụ" như bản ghi nhớ mậtcủa Đức khẳng định, Tiến sĩ Tuka xin nhà độc tàigiúp Slovakia được độc lập và tự do. Ông nói:

"Thưa Lãnh tụ, tôi đặtvận mệnh của nhân dân tôi vào bàn tay ngài. Dân tôiđang trông chờ ngài giải phóng hoàn toàn cho họ."

Câutrả lời của Hitler có phần tránh né. Ông nói rằngkhông may là mình chưa hiểu gì về vấn nạn củaSlovakia. Nếu trước đây ông biết Slovakia mong mỏi độclập, thì đáng lẽ ông đã thu xếp việc này ở Munich.Nhưng Hitler "có thể đảm bảo một nước Slovakia độclập bất cứ lúc nào, có thể ngay hôm nay..." Giáo sưTuka trả lời: "Đây là một trong những ngày đẹp nhấtcủa đời tôi."

Tấm màn củatấn tuồng kế tiếp của thảm kịch cho Tiệp Khắc bâygiờ đã có thể vén lên. Lại thêm một chuyện oái oămnữa trong lịch sử này: Chính người Tiệp ở thủ đôPrague làm cho tấm màn vén lên quá sớm. Vào đầu tháng 3năm 1939, họ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Cácphong trào ly khai của Slovakia và Ruthenia bùng phát mạnhđến mức Tiệp Khắc sẽ có thể tan nát. Trong trườnghợp ấy, Hitler chắc chắn sẽ chiếm lấy Prague. Nhưngnếu chính quyền Trung ương trấn áp họ, thì cũng chắcchắn là Hitler sẽ lợi dụng tình hình mà đưa quân vàoPrague.

Sau nhiều lưỡnglự và cũng vì tình hình đã đến mức nguy cấp, Chínhphủ Tiệp Khắc chọn phương án thứ hai. Ngày 6 tháng 3năm 1939, Tiến sĩ Hácha, Tổng thống Tiệp Khắc, đã giảitán các chính quyền tự trị ở Ruthenia và Slovakia, bắtgiam các nhà lãnh đạo đối lập kể cả Đức cha Tiso,Thủ tướng Slovakia và Tiến sĩ Tuka, đồng thời ban hànhtình trạng thiết quân luật ở Slovakia.

Động tháinhanh nhẹn của Chính phủ Tiệp Khắc vốn đang chao đảokhiến cho Đức kinh ngạc. Trước đó, vào ngày 11 tháng3, Hitler đã quyết định chiếm Bohemia và Moravia bằng tốihậu thư: Đòi Tiệp Khắc phải chấp nhận Quân đội Đứcvào chiếm đóng mà không được kháng cự. Ngày hôm ấy,Tướng Keitel chấp bút lệnh của Hitler rồi gửi cho BộNgoại giao Đức. Tuy nhiên, hiện giờ tin này vẫn thuộcdiện "tối mật quân sự".

Bây giờ là lúcHitler "giải phóng" Slovakia. Karol Sidor, người đượcTổng thống Hácha cử làm Thủ tướng Slovakia thay cho Đứccha Tiso, triệu tập cuộc họp Nội các mới của ông. Vàolúc 10 giờ tối, có một đoàn người không mời mà đếnlàm gián đoạn cuộc họp: Seyss-Inquart lúc này là Toànquyền Quốc xã của Áo và Jodelf Buerckel, chỉ huy Đảngbộ Quốc xã ở Áo, đi cùng với 5 tướng lĩnh Đức. Họyêu cầu Nội các tuyên bố nền độc lập của Slovakiangay lập tức, nếu không Hitler sẽ không màng gì đến sốphận của Slovakia.

Sidor còn nhùngnhằng vì không muốn cắt mọi quan hệ với Tiệp Khắc.Nhưng ngày hôm sau, Đức cha Tiso, vừa thoát khỏi nơi giamlỏng trong một tu viện, yêu cầu triệu tập cuộc họpNội các, tuy ông không còn là thành viên của Nội cácnày. Để tránh bị phía Đức gây phiền hà, Sidor triệutập Nội các họp ở nhà riêng, nhưng khi thấy quân ÁoNâu vây quanh nhà, ông dời cuộc họp đến văn phòng mộttờ báo địa phương. Tại đây, Tiso thông báo rằng ôngvừa nhận được bức điện của Buerckel mời Sidor đigặp Hitler ở Berlin. Nếu ông này từ chối lời mời, 2sư đoàn Đức sẽ tiến vào và Slovakia sẽ bị phân đôicho Đức và Hungary.

Tiso và Durcanskyđến gặp Hitler vào tối ngày 13 tháng 3 năm 1939 và còntrông thấy Ribbentrop cùng 2 vị tướng: Tham mưu trưởngQuân lực Keitel và Tư lệnh Lục quân Brauchitsch. Cũng nhờcác tài liệu mật được tịch thu sau chiến tranh, ta mớiđược nhìn thấy một lần nữa tính hoang tưởng tự đạicùng những lời lẽ dối trá và đe doạ của Hitler màông ta tin rằng sẽ chẳng bao giờ bị bại lộ.

Hitler nói: "Chỉnhờ có Đức mà Tiệp Khắc mới không bị chia 5 xẻ 7thêm." Đức đã cố "kiềm chế đến mức tối đa",nhưng người Tiệp không đánh giá cao điều này. "Trongnhững tuần lễ gần đây, tình trạng đã đến mứckhông thể chấp nhận được."

Slovakia cũng làmHitler thất vọng. Sau Hội nghị Munich, ông "gây bấthoà" với những người bạn Hungary khi không cho phép họchiếm lấy Slovakia. Ông đã nghĩ Slovakia muốn được độclập.

"Lúc ấy Hitler đã triệuTiso đến để làm rõ vấn đề trong thời gian ngắn nhất...Vấn đề là: Slovakia có muốn được độc lập haykhông?... Đây là vấn đề cấp thiết không phải từngngày, mà là từng giờ. Nếu Slovakia muốn độc lập, ôngsẽ ủng hộ và thậm chí đảm bảo cho nền độc lậpnày... Nếu Slovakia chần chừ hoặc không muốn tách rakhỏi Tiệp Khắc, ông sẽ phó mặc số phận của Slovakiacho biến cố và không còn chịu trách nhiệm gì nữa."

Đếnđây, theo biên bản buổi họp, Ribbentrop đã "trao choLãnh tụ một báo cáo vừa nhận được cho biết sựchuyển động của Quân đội Hungary dọc biên giớiSlovakia. Lãnh tụ đọc bản báo cáo, thông báo cho Tiso rõnội dung và phát biểu hy vọng rằng Slovakia sẽ có quyếtđịnh sớm."

Tiso lúc ấy vẫnchưa quyết định. Ông xin Lãnh tụ "thứ lỗi cho mìnhvì nếu dưới tác động của lời nói của Thủ tướng,ông không thể có quyết định cụ thể ngay lập tức."Nhưng ông vội vã bổ sung rằng người Slovakia "sẽchứng tỏ họ xứng đáng với lòng rộng lượng củaLãnh tụ".

Và họ đãchứng tỏ như thế trong suốt buổi họp kéo dài đếntận khuya tại Bộ Ngoại giao Đức. Theo lời khai trướcToà án Nuremberg của Keppler, đặc vụ của Hitler tạiSlovakia, phía Đức đã giúp Tiso thảo một bức điện màvị "Thủ tướng" ngay khi về đến Bratislava sẽ gửicho Hitler để tuyên cáo nền độc lập của Slovakia vàyêu cầu Hitler bảo vệ cho quốc gia mới này. Điều nàykhiến ta nhớ lại bức điện năm ngoái mà Seyss-Inquartgửi để yêu cầu Hitler điều quân qua Áo. Nhưng lúc này,chiến thuật "điện tín" của Quốc xã đã hoàn hảohơn. Ngày 16 tháng 3, Tiso gửi bức điện được rút gọnđi nhiều đến Hitler và Hitler phúc đáp lập tức rằngông rất lấy làm vui khi được "đảm nhiệm việc bảovệ quốc gia Slovakia".

Cũng trong buổihọp ở Bộ Ngoại giao, Ribbentrop soạn thảo bản tuyênngôn "độc lập" của Slovakia và cho dịch sang tiếngSlovakia để Tiso kịp mang về Bratislava. "Thủ tướng"Tiso đọc văn bản chỉ với một ít sửa đổi trướcNghị viện vào ngày hôm sau, 14 tháng 3.

Thế là, nướcSlovakia "độc lập" đã ra đời vào ngày 14 tháng 3 năm1939. Nhân viên ngoại giao của Anh nhanh chóng báo cáo choLondon cách thức quốc gia này ra đời, nên Chamberlain cũngnhanh chóng lợi dụng việc Slovakia "tách ra" để lấycớ Anh không tôn trọng lời hứa đảm bảo cho TiệpKhắc, sau khi Hitler hành động ngay tối cùng ngày 14 tháng3 để hoàn tất những gì còn dang dở ở Munich.

Số phận củacác nhà lãnh đạo Tiệp Khắc đang dần bị khép lại. Vàmột lần nữa, vì bị khuấy phá quá mức, họ rơi vàotay Hitler để dựng lên trang sử cuối trong thảm kịchcủa đất nước mình. Vị Tổng thống già nua Hácha xingặp Hitler. Có những ý kiến khác nhau về điểm này. Vàisử gia cho rằng phía Đức ép buộc Hácha đến Berlin. Cólẽ họ đã dựa trên báo cáo của Đại sứ Pháp tạiBerlin, người từng cho hay đó là "nguồn tin đáng tincậy". Nhưng tài liệu của Bộ Ngoại giao Đức sau nàyđược tìm ra cho thấy rõ Hácha đã chủ động xin đếngặp Hitler.

Hitler đã sắpxếp đâu ra đấy trước khi gặp Hácha. Tuyên ngôn độclập của Slovakia và Ruthenia mà ông đã khéo léo dàn dựngkhiến cho Tiệp Khắc chỉ còn có phần lõi là Bohemia vàMoravia. Nhưng Anh và Pháp lại có ý tưởng đảm bảo sựtoàn vẹn lãnh thổ của Tiệp Khắc sau hội nghị Munich.Để tạo ra vẻ hợp lệ theo tiêu chuẩn công pháp quốctế ít nhất là trên giấy tờ, Hitler sẽ gây áp lực lêncon người Hácha lão suy chấp nhận chính giải pháp đólà Đức sẽ định đoạt bằng vũ lực. Làm như vậy,Hitler tạo ra vẻ bề ngoài là do Hácha yêu cầu. Và Hitlerchính là bậc thầy duy nhất ở châu Âu về chiến lượcthôn tính không đổ máu, như việc sáp nhập Áo và Hiệpước Munich đã chứng tỏ. Những điểm tinh tế về "tưcách hợp lệ" mà Hitler đã áp dụng thành công khi lênnắm quyền lực cũng sẽ được áp dụng để thôn tínhnhững phần đất không phải là của người Đức.

Hitler cũng dàndựng để đánh lừa dân Đức và những người cả tinkhác ở châu Âu. Trong nhiều ngày, điệp viên Đức sáchđộng nhiều vụ gây rối ở những thành phố Tiệp Khắc.Họ không được thành công lắm vì lý do oái oăm nhưCông sứ Đức ở Prague báo cáo: "Cảnh sát Tiệp Khắcđược lệnh không được hành động chống người Đức,ngay cả trong trường hợp bị khiêu khích." NhưngGoebbels lại khuấy động báo chí Đức gây ồn ào vềcái mà họ gọi là những hành động khủng bố củangười Tiệp Khắc chống lại người Đức đáng thương.Như Đại sứ Pháp Coulondre báo cáo về Paris, những hàngtít lớn trông giống như trường hợp mà Tiến sĩGoebbels đã dựng lên trong cuộc khủng hoảng Sudetenland –ví dụ chuyện phụ nữ Đức mang thai bị người Tiệpđánh đập hay chuyện "tắm máu" khi những người Đứckhông được ai bảo vệ hứng chịu hành động tàn bạocủa người Tiệp. Qua đó, Hitler có thể trấn an ngườidân Đức rằng đồng bào của họ sẽ không phải chịucảnh bơ vơ lâu nữa.

Đó là tìnhhình và những kế hoạch của Hitler, mà hiện nay chúng tađã được biết từ thư khố của Đức, trong khi chuyếnxe lửa mang Tổng thống Hácha và Ngoại trưởng Chvalkovskyđến Berlin vào buổi tối ngày 14 tháng 3 năm 1939. Vì bịyếu tim, Hácha không thể đi bằng máy bay.

NỖIKHỔ NHỤC CỦA TIẾNSĨ HÁCHA


Nghithức ngoại giao của Đức là hoàn hảo. Tổng thống TiệpKhắc được tiếp đãi theo đúng nghi lễ dành cho nguyênthủ quốc gia. Một đội quân danh dự dàn hàng chào ởnhà ga xe lửa, nơi Ngoại trưởng Đức tiếp đón vịkhách quan trọng và trao cho con gái ông một bó hoa. Tạikhách sạn Adlon, nơi đoàn khách cư ngụ trong những phòngsang trọng nhất, còn có kẹo sô cô la cho cô con gái Háchado Hitler gửi tặng. Và khi vị Tổng thống cùng Ngoạitrưởng đi đến Phủ Thủ tướng, họ được một độiquân danh dự của S.S. đứng dàn chào.

Hácha hẳn đãbiết số phận của mình ra sao. Trước khi đoàn tàu rờiTiệp Khắc, ông được thông báo là quân Đức đã chiếmMoravská-Ostrava, một thị trấn công nghiệp quan trọng,đồng thời đang tiến đánh vào lãnh thổ Bohemia vàMoravia. Khi bước vào phòng họp, ông thấy có sự hiệndiện của Thống chế Goering và Tướng Keitel bên cạnhHitler.

Có lẽ ôngkhông trông thấy Theodor Morell, bác sĩ riêng của Hitler.Ông này hiện diện ở đây vì một lý do đặc biệt.

Biên bản mậtcủa Đức cho buổi họp mô tả quang cảnh đáng thươngngay từ đầu. Tiến sĩ Hácha, dù là một Chánh án Toà ánTối cao được vị nể, trút bỏ mọi tự trọng để quỵluỵ nhà Lãnh tụ Đức nghênh ngang. Có lẽ Tổng thốngTiệp Khắc nghĩ làm như thế mới khuấy động đượclòng độ lượng của Hitler và vớt vát phần nào cho dântộc ông. Nhưng dù cho ông có động lực gì đi nữa, lờilẽ của ông cũng sẽ khiến cho những độc giả ngày nayphải kinh tởm dù thời gian trôi qua đã lâu.Hácha trấn an Hitler rằng cá nhân mình không hề can dựvào chính trị. Ông ít khi gặp gỡ những người đãthành lập nên Cộng hoà Tiệp Khắc, Masaryk và Beneš, màthật ra ông cũng không ưa họ. Ông nói mình hoàn toàn xalạ với chế độ của họ – "xa lạ đến nỗi ngaykhi chế độ thay đổi [sau Hội nghị Munich] ông tự hỏimột nước độc lập liệu có phải là điều tốt choTiệp Khắc hay không".

"Ông tin chắc rằng vậnmệnh của Tiệp Khắc đang nằm trong tay Lãnh tụ và ôngcũng tin rằng vận mệnh này được an toàn khi nằm trongđôi bàn tay như thế... Rồi ông nói đến điều ông quantâm nhất, số phận của dân tộc ông. Ông cảm thấyđúng là Lãnh tụ thấu hiểu quan điểm của ông rằngTiệp Khắc có quyền được sống như là một quốc gia...Tiệp Khắc đang bị trách móc vì vẫn còn quá nhiềungười ủng hộ chế độ của Beneš... Chính phủ ôngđang cố tìm mọi cách để trấn áp họ. Ông chỉ muốnnói thế".

RồiAdolf Hitler nói ra tất cả những điều mình muốn nói.Ông bắt đầu bằng cách kể lể tất cả hành động saitrái mà chính quyền Tiệp Khắc của Masaryk và Beneš gâyra cho người Đức và nước Đức, đồng thời lặp lạiđiều không may là Tiệp Khắc đã không thay đổi baonhiêu kể từ Hội nghị Munich, rồi ông đi vào vấn đề.

"Lãnh tụ đi đến kếtluận rằng chuyến đi này của Tổng thống, dù vị kháchđã lớn tuổi, có thể là lợi ích to tát cho đất nướccủa ông ấy bởi vì chỉ vài giờ nữa thôi, Đức sẽcan thiệp... Lãnh tụ không có ý thù địch với quốc gianào... Việc quốc gia Tiệp Khắc nhỏ bé còn tồn tạiđược chỉ là do thái độ trung thành của ông... Vào mùathu vừa rồi, ông chưa rút ra kết luận vì ông nghĩ cóthể chung sống hoà bình với nhau, nhưng Lãnh tụ chắcchắn rằng nếu xu hướng chính trị của Beneš không biếnmất hoàn toàn thì ông sẽ huỷ diệt hoàn toàn quốc gianày."

Vìxu hướng ấy không biến mất hoàn toàn, nên ông phảicho Tiệp Khắc một bài học.

Vì thế, ngàyChủ Nhật 12 tháng 3 vừa rồi, hậu quả đã xảy ra...Lãnh tụ đã ra lệnh cho quân Đức xâm chiếm Tiệp Khắcvà sáp nhập Tiệp Khắc vào Đế chế Đức.

Tiến sĩ Schmidtnhận thấy cả Hácha và Chvalkovsky "ngồi như tượng đá.Chỉ có đôi mắt cho thấy là họ còn sống."

Nhưng chưa hết,Hitler tiếp tục khủng bố theo kiểu Teuton:

"6 giờ sáng ngày mai, Quânđội Đức sẽ tiến vào Tiệp Khắc từ mọi ngả vàKhông quân Đức sẽ chiếm lấy các sân bay của TiệpKhắc. Có 2 khả năng xảy ra. Thứ nhất là việc tiếnquân của Đức có thể dẫn đến nổ súng. Trong trườnghợp này, mọi kháng cự sẽ bị đập tan... Khả năng kialà việc tiến quân được thực hiện theo cách ôn hoà,trong trường hợp này sẽ dễ dàng hơn cho Lãnh tụ choviệc chấp thuận Tiệp Khắc có đời sống riêng, đượctự trị và được hưởng phần nào quyền tự do quốcgia.

Ông làm mọi việc này khôngphải từ lòng thù hận mà để bảo vệ nước Đức. Nếumùa thu vừa rồi Tiệp Khắc không chịu chấp thuận thìđáng lẽ người Tiệp đã bị tận diệt. Không ai có thểngăn ông làm việc này. Nếu phải chiến đấu... trong 2ngày Quân đội Tiệp Khắc sẽ tan tành. Dĩ nhiên là cóvài người Đức cũng bị giết và điều này sẽ kéotheo lòng hận thù vốn sẽ ngăn chặn ông chấp thuậnquyền tự trị. Thế giới sẽ không màng gì đến. Ôngcảm thông với nhân dân Tiệp Khắc khi ông đọc báo chínước ngoài...

Đó là lý do tại sao ông đãyêu cầu Hácha đến đấy. Hiện nay, đấy là cơ hộicuối cùng để ông có thể làm điều tốt cho nhân dânTiệp... Có lẽ chuyến viếng thăm của Hácha có thể ngănchặn điều tệ hại nhất...

Từng giờ đang trôi qua. Lúc6 giờ, binh sĩ sẽ tiến vào. Ông thấy ngượng mà nóira, nhưng cứ mỗi tiểu đoàn Tiệp Khắc thì có 1 sư đoànĐức. Bấy giờ ông muốn khuyên ông ấy [Hácha] ra vềcùng với Chvalkovsky và thảo luận xem phải làm gì."

Phảilàm gì? Vị Tổng thống già nua không cần phải ra về đểquyết định chuyện này. Ông bảo Hitler ngay lập tức:"Tình hình đã khá rõ ràng. Chống cự chỉ là điênrồ." Nhưng ông hỏi, bấy giờ đã là quá 2 giờ sáng,làm thế nào mà trong 4 tiếng đồng hồ, ông có thể dànxếp để cả dân tộc Tiệp Khắc kiềm chế mà khôngchống cự? Hitler trả lời rằng vị khách nên hội ý vớinhững người trong đoàn của ông. Bộ máy quân sự Đứcđã khởi động và không thể dừng lại. Hácha nên liênlạc ngay với Prague. Biên bản họp của Đức ghi:

"Đó là một quyết địnhhệ trọng. Nhưng ông ấy thấy loé lên khả năng của mộtthời gian hoà bình dài giữa 2 dân tộc. Nếu quyết địnhtheo cách khác, ông ấy sẽ phải nhận lấy sự tận diệtcủa Tiệp Khắc."

Vớinhững lời này, Hitler tạm chia tay với khách. Lúc đó là2 giờ 15 phút sáng. Trong phòng kế bên, Goering vàRibbentrop bắt đầu gây áp lực lên 2 nạn nhân. Theo Đạisứ Pháp, trong báo cáo gửi về Paris mô tả quang cảnh màông cho rằng là đúng sự thật từ một nguồn đáng tincậy, Hácha và Chvalkovsky lên tiếng phản đối sự sỉnhục đối với quốc gia của mình. Họ tuyên bố sẽkhông ký vào văn bản nhượng bộ. Nếu làm thế, họ sẽbị nhân dân Tiệp Khắc nguyền rủa suốt đời. Đại sứCoulondre viết trong báo cáo:

"Hai Bộ trưởng Đức[Goering và Ribbentrop] tỏ ra không thương xót. Họ săn đuổiTiến sĩ Hácha và ông Chvalkovsky vòng quanh chiếc bàn đặtđầy những văn bản, liên tục ấn từng văn bản vàotay khách, đưa bút viết cho khách, luôn đe doạ rằng nếukhách cứ từ chối, phân nửa Prague sẽ bị máy bay tànphá trong 2 giờ và đấy chỉ mới là bắt đầu. Hàngtrăm máy bay oanh tạc đang chờ lệnh để cất cánh và họsẽ nhận lệnh này lúc 6 giờ sáng nếu không có các chữký."

Vàolúc ấy, Tiến sĩ Schmidt nghe Goering cất tiếng gọi bácsĩ Morell: "Hácha đã bất tỉnh!"

Trong một khoảnhkhắc, phía Quốc xã sợ rằng vị Tổng thống Tiệp Khắcđang nằm gục có thể chết trong tay họ và như Schmidtnói: "Ngày mai cả thế giới sẽ nói ông ấy bị ám sáttrong Phủ Thủ tướng." Nghề chuyên môn của bác sĩMorell là chích thuốc – sau này ông thậm chí còn suýtgiết chết Hitler vì những liều thuốc – nên lúc đóông đã tiêm cho Tiến sĩ Hácha và cứu ông này tỉnh lại.Vị Tổng thống vừa đủ tỉnh táo đã phải nhận lấymáy điện thoại dúi vào tay để nói chuyện với Chínhphủ của ông ở Prague qua đường dây đặc biệt, màRibbentrop đã ra lệnh nối giữa 2 nước. Hácha thông báotình hình cho Nội các Tiệp Khắc rõ và khuyên nên nhượngbộ. Rồi, có phần tỉnh táo thêm sau mũi thuốc thứ haicủa bác sĩ Morell, ông loạng choạng trở lại gặp Hitlerđể ký bản án tử hình cho Tiệp Khắc. Lúc đó là 4 giờkém 5 phút sáng ngày 15 tháng 3 năm 1939.

Schmidt kể lạilà "Hitler đã soạn thảo trước" văn bản và trong khiHácha đang bất tỉnh, thông dịch viên người Đức nàybận rộn sao chép bản thông cáo chung, cũng được soạnthảo trước, mà Hácha và Chvalkovsky bị buộc phải kývào.

Berlin, ngày 15 tháng 3 năm1939

Thể theo lời yêu cầu, hômnay tại Berlin, Lãnh tụ đón tiếp Tổng thống Tiệp Khắc,Tiến sĩ Hácha và Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Khắc, Tiếnsĩ Chvalkovsky, với sự hiện diện của Bộ trưởng Ngoạigiao von Ribbentrop. Trong buổi hội đàm, 2 bên đã thảoluận một cách thẳng thắn tình hình nghiêm trọng củacác biến cố trong những tuần gần đây trên lãnh thổhiện tại của Tiệp Khắc.

2 bên nhất trí biểu lộ sựtin tưởng rằng mục đích của mọi nỗ lực phải làđảm bảo an ninh trật tự và hoà bình trên phần đấtnày của Trung Âu. Tổng thống Tiệp Khắc tuyên bố rằng,nhằm thực hiện mục tiêu ấy và đạt đến nền hoàbình chung, ông tin tưởng đặt vận mệnh của nhân dânvà của đất nước Tiệp Khắc vào tay của Lãnh tụ Đếchế Đức. Lãnh tụ chấp nhận lời tuyên bố đó và bàytỏ ý định của ông là đặt nhân dân Tiệp Khắc dướisự bảo vệ của Đế chế Đức, đồng thời đảm bảocho họ sự phát triển tự trị đời sống chủng tộc –theo cách thức phù hợp với bản sắc của họ.

Theolời kể của một phụ nữ là thư ký của Hitler, sau khiký kết, Hitler đã chạy vào phòng ôm lấy tất cả cácphụ nữ hiện diện và thốt lên: "Các con! Đây là thờikhắc vĩ đại nhất trong đời ta. Ta sẽ đi vào lịch sửnhư là người Đức vĩ đại nhất!"

Hitler đã khôngnhận ra? – rằng kết cục của Tiệp Khắc có thể làbước khởi đầu cho kết cục của Đức. Từ sáng sớmngày 15 tháng 3 năm 1939 này, con đường dẫn đến chiếntranh, đến chiến bại, đến thảm trạng đang trải rộngtrước mặt ông. Đó sẽ là con đường ngắn và thẳngtắp. Và một khi đã tiến bước trên con đường đó,phóng nhanh đến cuối con đường, Hitler – giống nhưAlexander Đại đế và Hoàng đế Napoléon – không thểdừng lại.

Lúc 6 giờ sángngày 15 tháng 3 năm 1939, quân Đức tràn vào Bohemia vàMoravia. Họ không gặp sự kháng cự nào và đến buổitối Hitler có thể tiến bước như người chiến thắngvào Prague – chiến thắng mà ông nghĩ Chamberlain đã tướcđoạt cơ hội ở Munich. Trước khi rời Berlin, Hitler ramột tuyên cáo hùng hồn cho dân Đức, lặp lại lời dốitrá về những hành động "quá trớn man dại" và"khủng bố" của người Tiệp mà ông bị bắt buộcphải ra tay chấm dứt, đồng thời tuyên bố một cáchhãnh diện "Tiệp Khắc đã bị xoá sổ!"

Đêm ấy, Hitlernghỉ trong lâu đài Hradschin, là nơi các vị vua củaBohemia ngày xưa trị vì và gần đây nhất là nơi Masarykcùng Beneš đã sống và làm việc cho nền dân chủ đầutiên ở Trung Âu.

Ngày hôm sau, từlâu đài Hradschin, Hitler ra tuyên cáo thành lập Xứ Bảohộ Bohemia và Moravia, tạo dựng chế độ "tự trị vàtự thành lập chính quyền", nhưng với luận điệu hoàntoàn nằm dưới gót giày của Đức. Mọi quyền hành đềuđược trao cho người "Bảo quốc của Đế chế", đứngtrên Bí thư Quốc gia và Chủ tịch Hội đồng Hành chính,do Lãnh tụ bổ nhiệm. Để làm xoa dịu dư luận quầnchúng ở Anh và Pháp, Hitler triệu hồi Neurath vốn đang bịcho về vườn và bổ nhiệm ông này vào chức Bảo quốc.Trước Toà án Nuremberg, Neurath khai là ông "hoàn toànngạc nhiên" khi Hitler bổ nhiệm mình và ông cảm thấy"nghi ngại" về chức vụ ấy. Tuy nhiên, ông chấp nhậnkhi Hitler giải thích rằng qua sự bổ nhiệm này, Hitlermuốn trấn an Anh và Pháp rằng "ông ấy không muốn thựchiện chính sách thù địch với Tiệp Khắc."

2 nhà lãnh đạoSudetenland hàng đầu – Konrad Henlein và kẻ côn đồ KarlHermann Frank – có cơ hội trả thù người Tiệp khi đượcbổ nhiệm vào chức Chủ tịch Hội đồng Hành chính vàBí thư Quốc gia. Chẳng bao lâu sau, Himmler muốn kiểm soátchặt chẽ Xứ bảo hộ, nên với tư cách Tư lệnh Cảnhsát Đức, ông đã bổ nhiệm Frank làm kiêm Chỉ huy trưởngCảnh sát Xứ Bảo hộ.

Ngày 16 tháng 3năm 1939, thể theo yêu cầu trong một "điện tín" củaThủ tướng Tiso, Hitler đặt Slovakia dưới sự bảo vệrộng lượng của mình. Quân đội Đức nhanh chóng tiếnvào Slovakia để thực hiện sự "bảo vệ" ấy. Ngày18 tháng 3, Hitler đến Vienna để phê duyệt "Hiệp ướcBảo vệ" kế tiếp sẽ do Ribbentrop và Tiến sĩ Tuka kýkết ở Berlin ngày 23 tháng 3, trong đó có một điềukhoản bí mật cho phép Đức độc quyền khai thác nềnkinh tế của Slovakia.

Đối vớiRuthenia, là phần chóp mũi phía Đông của Tiệp Khắc, nềnđộc lập của lãnh thổ này có tên "Cộng hoàCarpatho-Ukraine" được tuyên cáo ngày 14 tháng 3 nhưng chỉkéo dài 24 giờ. Hitler không màng gì đến lời kêu gọigiúp "bảo vệ". Ông đã giao lãnh thổ này cho Hungary.Trong tài liệu của Bộ Ngoại giao Đức tịch thu đượccó một bức thư viết bằng tay của Miklós Horthy, Nhiếpchính Hungary, gửi cho Adolf Hitler ngày 13 tháng 3.

THƯANGÀI: Rất cảm ơn! Tôi không thể nói hết mình đãvui mừng như thế nào, vì vùng chóp đối với Tiệp Khắc– tôi không thích dùng ngôn từ to tát – nhưng đó làmột vấn đề sống còn... Chúng tôi đang năng nổ xử lývấn đề. Kế hoạch đã được đề ra. Ngày thứ Năm,tức ngày 16, một sự cố ở biên giới sẽ xảy ra, tiếptheo là cú tấn công vào ngày thứ Bảy.

Sựkiện tiếp theo cho thấy không cần thiết có "sự cố"ấy. Quân Hungary chỉ việc tiến vào Ruthenia lúc 6 giờsáng ngày 15 tháng 3, cùng lúc với Quân đội Đức tiếnvào miền Tây và ngày hôm sau, lãnh thổ này được chínhthức sáp nhập vào Hungary.

Vì thế vàocuối ngày 15 tháng 3, như Hitler nói, Tiệp Khắc không cònhiện diện nữa.

Cả Anh và Phápkhông làm gì để cứu vãn Ruthenia, dù ở Hội nghịMunich họ đã long trọng đảm bảo với Tiệp Khắc.

Sau Hội nghịMunich, cả Hitler lẫn Mussolini đều đi đến kết luậnrằng nước Anh đã trở nên quá hèn yếu và Thủ tướngAnh quá nhu nhược, nên không cần phải để ý gì đếnAnh. Ngày 11 tháng 1 năm 1939, Chamberlain đi cùng Lord Halifaxđến Rome để mong cải thiện mối quan hệ Anh-Ý. Tác giảđã có mặt ở ga xe lửa khi 2 người đến và ghi vàonhật ký về vẻ "tự mãn" trên gương mặt củaMussolini khi ra đón khách. Tôi ghi: "Khi Mussolini đi ngangqua tôi, ông đang đùa cợt với con rể [Ciano]". Tôikhông nghe ông nói gì, nhưng Ciano ghi vào nhật ký:

"[Nhật ký của Ciano ngày11 và 12] Chamberlain đến... Chúng tôi cách xa họ làm sao!Đó là một thế giới khác. Sau bữa ăn tối với Duce,chúng tôi đã bàn về việc này. Ông ấy nói: 'Họ sẽđánh mất Đế quốc của họ.'

Người Anh không muốn chiếnđấu. Họ cố rút lui càng chậm càng tốt, nhưng họkhông chiến đấu... Không còn có đối thoại với bênAnh. Không đạt được gì. Tôi đã gọi cho Ribbentrop nóirằng chuyến thăm viếng là một trò hề..."

Trongkhi Hitler làm nhục Hácha và khi các đại biểu Nghị việnAnh giận dữ đặt các câu hỏi về việc Đức dàn dựngsự "ly khai" của Slovakia, thì ngày 14 tháng 3,Chamberlain trả lời: "Không có hành động gây hấn nhưthế."

Nhưng ngày hômsau, sau khi vụ việc xảy ra, Chamberlain dựa trên tuyênngôn "độc lập" của Slovakia để viện cớ Anh khôngcần giữ lời cam kết. Ông giải thích:

"Hiệu lực của tuyên ngônnày chấm dứt sự bất ổn nội bộ trong quốc gia màchúng ta đã đề xuất đảm bảo đường biên giới. Dođó, Chính phủ Vương quốc không còn bị ràng buộc vàonghĩa vụ này."

Thếlà, chiến lược của Hitler có kết quả hoàn hảo. Ôngđã cho Chamberlain một con đường thoát và Chamberlain đãchọn con đường này.

Điều kỳ lạlà thậm chí Chamberlain còn không muốn kết án Hitler làđã không giữ lời hứa. Ông nói:

"Tôi đã nghe quá nhiềulời cáo buộc về việc đánh mất niềm tin mà đối vớitôi, thì điều đó là không dựa trên cơ sở vững chắc,nên tôi không muốn liên can đến những cáo giác nhưthế."

Khônglạ gì khi mà sự phản đối của Anh – nếu có thể gọinhư thế – là quá hời hợt và khiến cho Đức tỏ rakênh kiệu và khinh thường.

"Chính phủ của Vươngquốc Anh không có ý muốn can dự một cách không cầnthiết vào vụ việc mà những Chính phủ khác có thểliên quan trực tiếp hơn.... Tuy nhiên, như Chính phủ Đứchiểu rõ, Anh quan tâm sâu sắc đến sự thành công trongtất cả nỗ lực nhằm vãn hồi sự tin cậy và giải toảmối căng thẳng ở châu Âu. Chính phủ Vương quốc Anhlấy làm tiếc về bất cứ hành động nào ở Trung Âuvốn sẽ ngăn trở tiến trình tin cậy chung này..."

Đâylà bức công hàm chính thức của Lord Halifax mà Đại sứHenderson đã trao cho Ribbentrop vào ngày 15 tháng 3 năm 1939.Công hàm không có một câu chữ nào nhắc đến những sựkiện cụ thể trong ngày.

Ít nhất làPháp còn tỏ ra cụ thể hơn. Đại sứ Robert Coulondre củaPháp tại Đức không chia sẻ ảo tưởng của người Anhvề Quốc xã hoặc sự khinh thị của Henderson đối vớingười Tiệp. Cũng trong ngày 15 tháng 3, vị Đại sứ Phápnói với Thứ trưởng Ngoại giao Đức Ernst von Weizsaeckerđiều mà Chamberlain và Henderson chưa sẵn sàng nói: Bằngsự can thiệp quân sự ở Bohemia và Moravia, Đức đã viphạm cả Hiệp ước Munich và bản tuyên cáo chung (hiệpước hữu nghị) Pháp-Đức ngày 6 tháng 12 năm 1938. Namtước von Weizsaecker, người sau này cho rằng mình luônchống Quốc xã, đã có thái độ kênh kiệu khi tiếp Đạisứ Pháp. Theo bản ghi nhớ của ông về buổi diện kiến:

"Tôi đã nói chuyện mộtcách kiên quyết với ông Đại sứ và nói với ông tarằng đừng nhắc đến Hiệp ước Munich mà ông ấy cáobuộc đã bị vi phạm và cũng đừng lên giọng thuyếtgiảng gì hết... Tôi bảo ông ấy rằng xét qua thoảthuận đạt được tối qua với Chính phủ Tiệp Khắc,tôi không thấy có lý do gì khiến Pháp phải phản ứng..."

Bangày sau, tức ngày 18 tháng 3, khi 2 Chính phủ Anh và Pháp,thuận theo dư luận giận dữ trong 2 nước, gửi công hàmchính thức phản đối Đức, Weizsaecker thậm chí còn quamặt sếp Ribbentrop của mình về tính láo xược – lầnnày cũng là qua bằng chứng do ông để lại. Trong mộtbản ghi nhớ tìm được ở Bộ Ngoại giao, ông kể lại:

"Tôi lập tức trả bảncông hàm vào trong phong bì và đẩy về phía ông Đại sứ,đồng thời nói rằng tôi nhất định từ chối chấpnhận bất kỳ sự phản đối nào của ông ta liên quanđến vụ Tiệp Khắc và Slovakia. Tôi cũng không ghi chú gìvề bức công hàm, cùng với đó tôi cũng khuyên ôngCoulondre nên thúc giục Chính phủ của mình sửa lại bảnvăn..."

Khônggiống như Henderson, vào giai đoạn này, Coulondre không phảilà nhà ngoại giao mà Đức có thể bắt nạt. Ông trảđũa rằng bản công hàm của Chính phủ ông được soạnthảo sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng và rằng ông khôngcó ý định đề nghị sửa lại. Khi vị Thứ trưởng vẫntừ chối chấp nhận bản văn, vị Đại sứ lưu ý ôngvề nghi thức ngoại giao thông thường và kiên quyết nóirằng Pháp hoàn toàn có quyền trình bày quan điểm củamình với Chính phủ Đức. Cuối cùng, Weizsaecker – theochính lời ông kể – đã để lại văn bản trên bàn làmviệc của mình, giải thích rằng "sẽ xem như nó đượcgửi cho chúng tôi qua đường bưu điện".

Weizsaecker cóthái độ khác đối với vị Đại sứ Anh vốn có tínhdễ dãi hơn và là người đã chuyển đến công hàm phảnđối của Chính phủ Anh vào buổi chiều ngày 18 tháng 3.Hiện tại Anh có quan điểm "xem những biến cố trongnhững ngày qua là sự chối bỏ hoàn toàn Hiệp ướcMunich" và "động thái quân sự của Đức" là "thiếucơ sở hợp pháp". Weizsaecker cho rằng công hàm của Anhkhông mạnh mẽ như sự phản đối của Pháp, khi mà Phápcho rằng "sẽ không công nhận sự chiếm đóng của Đứclà hợp pháp".

Ngày 17 tháng 3,Henderson đã đến gặp Weizsaecker để thông báo là ôngđược triệu hồi về Anh "để tham vấn" và theo lờikể của Weizsaecker, Henderson muốn tìm hiểu "những luậncứ mà ông có thể chuyển cho Chamberlain để sử dụngvào việc chống lại luận cứ của phe đối lập...Henderson giải thích rằng Anh không trực tiếp quan tâm đếnlãnh thổ Tiệp Khắc. Ông lo âu nhiều hơn cho tương lai."

Ngay cả việcHitler thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc dường như vẫn chưathức tỉnh được vị Đại sứ Anh về bản chất củaquốc gia ông đến nhận nhiệm sở. Và ông cũng vẫn chưanhận thức được những gì đang xảy ra đối với quốcgia mà ông đại diện.

Vì lẽ, 2 ngàysau khi Đức nuốt chửng Tiệp Khắc, ngày 17 tháng 3,Neville Chamberlain mới thức tỉnh. Ông kinh ngạc thấy hầuhết báo chí Anh và Viện Dân biểu đều phản ứng mộtcách dữ dội hành động gây hấn của Hitler. Nghiêm trọnghơn, nhiều dân biểu trong phe ông và phân nửa thành viênNội các chống lại chính sách xoa dịu Hitler. Đặc biệtLord Halifax còn kiên quyết yêu cầu vị Thủ tướng nhậnra tình hình và thay đổi đường lối ngay lập tức.Chamberlain chợt nhận ra rằng vị thế Thủ tướng vàlãnh đạo Đảng Bảo thủ của mình đang bị lung lay.

Và ông đã thayđổi ngay lập tức thật. Ông vứt bỏ bài viết phátbiểu có sẵn và ghi chép vài điều với nội dung kháchẳn.

Chamberlain xinlỗi về "lời phát biểu rất dè dặt... có phần lạnhlùng và chủ quan" mà ông đã nói lên ở Viện Dân biểu2 ngày trước. Ông nói: "Tôi muốn tối nay sửa chữalại lời phát biểu ấy."

Cuối cùng thìThủ tướng Anh cũng nhận ra được Adolf Hitler đang lừadối mình. Ông nhắc lại những lần Hitler trấn an ôngrằng Sudetenland là yêu sách lãnh thổ cuối cùng ở châuÂu:

"Bây giờ chúng ta đã đượcnghe rằng việc chiếm đoạt lãnh thổ ấy là cần thiếtvì những biến động ở Tiệp Khắc... Nếu có bất ổn,có phải đó là do từ bên ngoài?... Có phải đấy là kếtcục của cuộc phiêu lưu cũ hay là bắt đầu cho cuộcphiêu lưu mới? Có phải đó là một bước đi theo chiềuhướng thống trị thế giới bằng vũ lực?... Tôi khôngmuốn để quốc gia này [Anh quốc] dây dưa vào những camkết mới và mù mờ dưới những điều kiện mà hiệngiờ ta không thể dự kiến, tuy thế sẽ là sai lầmnghiêm trọng nếu [ai đó] cho rằng, vì tin chiến tranh làvô nghĩa và tàn bạo, mà Anh đã đánh mất bản chất củamình đến nỗi không dám tham gia với sức mạnh cao nhấtnhằm chống lại sự thách thức như thế..."

Đâylà bước ngoặt đột ngột đối với Chamberlain cùng nướcAnh và Hitler cũng đã được cảnh báo như thế. Đại sứĐức tại London, Herbert von Dirksen, ngày 18 tháng 3 đã gửimột báo cáo dài về Bộ Ngoại giao Đức. "Cố giữ ảotưởng rằng không có thay đổi căn cơ về thái độ củaAnh đối với Đức là điều sai lầm".

Đối với ngườiđã đọc Mein Kampf, đã nhìn lên bản đồ rồitrông thấy những vị trí của Quân đội Đức ởSlovakia và đã có suy nghĩ về việc thôn tính Áo và TiệpKhắc, họ hẳn sẽ nhận ra mục tiêu kế tiếp củaHitler là gì. Cũng như bất kỳ ai khác, Chamberlain biếtrất rõ.

Ngày 31 tháng 3năm 1939, 16 ngày sau khi Hitler tiến vào Prague, Chamberlainphát biểu trước Viện Dân biểu:

"Trong trường hợp có hànhđộng nào rõ ràng đe doạ đến nền độc lập của BaLan và Chính phủ Ba Lan theo đó xét thấy cần phải khángcự bằng lực lượng quốc gia của họ, thì Chính phủVương quốc Anh sẽ lập tức hỗ trợ cho Chính phủ BaLan theo mọi khả năng của mình. Chính phủ Vương quốcAnh sẽ đảm bảo với Chính phủ Ba Lan về việc ấy. Tôicó thể bổ sung rằng Chính phủ Pháp đã cho phép tôi làmrõ là họ có cùng quan điểm với chúng tôi trong vấn đềnày."

Lầnnày đã đến lượt Ba Lan.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro