CHIẾN TRANH "LẤM LÉT" Ở PHÍA TÂY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


KHÔNGcó gì nhiều xảy ra ở phía Tây. Hầu như không có tiếngsúng nổ. Người Đức trên đường phố bắt đầu gọiđây không phải là Blitzkrieg (Chiến tranh sấm sét) mà nóitrại thành Sitzkrieg (Chiến tranh ngồi, hoặc nói trạithành Chiến tranh lấm lét). Ở phương Tây, người ta gọilà "chiến tranh giả vờ". Tướng Anh G. F. C. Fuller diễntả:

"Quân đội mạnh nhất thếgiới [Pháp] đối mặt với không hơn 26 sư đoàn [Đức],ngồi im lìm và trú thân phía sau lớp thép và bê-tôngtrong khi một Đồng minh dũng cảm kiểu Don Quixote đang bịtiêu diệt!"

PhíaĐức có lấy làm ngạc nhiên không? Không ngạc nhiên lắm.Nhật ký của Halder phân tích tình hình ở phía Tây rằngnếu Đức tấn công Ba Lan, thì việc Pháp tấn công làkhó xảy ra. Ông chắc chắn Pháp sẽ không hành quân quaBỉ "chống lại ý muốn của người Bỉ". Ông kếtluận rằng Pháp sẽ giữ thế phòng thủ. Ngày 7 tháng 9,khi số phận lực lượng Ba Lan đã bị định đoạt,Halder đang bận rộn với kế hoạch chuyển những sư đoànĐức qua phía Tây.

Hai ngày sau,Hitler ban hành Chỉ thị số 3 về việc Tiến hành Chiếntranh, ra lệnh chuyển những đơn vị Lục quân và Khôngquân từ Ba Lan sang phía Tây. Nhưng không nhất thiết làđể tác chiến. Chỉ thị nêu:

"Ngay cả sau khi Anh và Phápmiễn cưỡng bắt đầu hành động thù địch, phải xinlệnh của tôi cho mỗi trường hợp sau đây: Mỗi khi lựclượng trên bộ của ta [hoặc]... một máy bay vượt biêngiới phía Tây, [và] mỗi cuộc không kích trên nướcAnh."

Anhvà Pháp đã cam kết sẽ làm gì trong trường hợp Ba Lanbị tấn công? Sự đảm bảo của Anh chỉ có tính chungchung. Nhưng Pháp thì cụ thể hơn, như nêu trong Hiệp địnhQuân sự Pháp-Ba Lan ngày 19 tháng 5 năm 1939. Pháp sẽ "mởnhững cuộc hành quân mạnh dần lên chống lại nhữngmục tiêu giới hạn vào ngày thứ ba sau Ngày Tổng độngviên". Pháp đã tuyên cáo tổng động viên ngày 1 tháng9. Hiệp định nêu thêm rằng "ngay khi Đức có nỗ lựcchính yếu nhắm vào Ba Lan, Pháp sẽ tấn công Đức, bắtđầu từ ngày thứ mười lăm sau ngày tổng động viêncủa Pháp". Khi Tổng Tham mưu phó của Quân đội Ba Lan,Đại tá Jaklincz, hỏi Pháp sẽ có bao nhiêu quân cho chiếndịch tấn công này, Thống chế Gamelin đáp sẽ có 35 đến38 sư đoàn.

Nhưng vào ngày23 tháng 8, khi có dấu hiệu Đức sắp tấn công Ba Lan, vịThống chế nhút nhát lại trả lời rằng phải đợi"không đến 2 năm... vào năm 1941-1942, dựa trên tiền đềlà vào lúc ấy binh sĩ Anh và trang thiết bị của Mỹ sẽhỗ trợ Pháp" ông mới có thể mở 1 chiến dịch tấncông nghiêm túc.

Trong những tuầnlễ đầu của cuộc chiến, Anh chỉ gửi qua Pháp mộtnhúm binh sĩ. Đến ngày 11 tháng 10, 3 tuần sau khi cuộcchiến ở Ba Lan chấm dứt, Anh có 4 quân đoàn – 158.000quân – ở Pháp. Churchill gọi đây là "sự đóng góptượng trưng". Thương vong đầu tiên của Anh - 1 hạ sĩbị bắn thiệt mạng khi đi tuần tiễu – xảy ra ngày 9tháng 12, tức hơn 3 tháng sau khi Quân đội Đức tràn sangBa Lan.

Ngày 9 tháng 10,tác giả đi đến bờ đông của sông Rhine với chiều dàihơn 100 km làm biên giới Pháp-Đức. Không có dấu hiệucủa chiến tranh. Một nhân viên xe lửa nói với tôi rằngkể từ khi chiến tranh bắt đầu, không có một phát súngnào. Binh sĩ hai bên có thể nhìn thấy nhau và ở trong tầmbắn của nhau. Quân Đức đang vận chuyển súng đạn vàhàng hậu cần ở tuyến đường sắt, nhưng quân Phápkhông làm gì để quấy rầy.

Tướng lĩnh Đứckhai trước Toà án Nuremberg rằng các nước Đồng minh đãbỏ lỡ cơ hội bằng vàng khi không tấn công ở phíaTây. Tướng Tham mưu trưởng Lục quân Halder nói:

"Chiến dịch Ba Lan thànhcông chỉ là nhờ biên giới phía Tây hầu như hoàn toànbỏ ngỏ. Nếu Pháp nhận ra lý lẽ của tình hình và lợidụng việc các lực lượng Đức đang tham chiến ở BaLan, thì đáng lẽ ra họ đã có thể vượt sông Rhine màchúng tôi không thể ngăn chặn, rồi họ có thể đe doạvùng Rhur,là yếu tố có tính quyết định nhất trong việc tiếnhành chiến tranh của Đức..".

Thammưu phó Hành quân Jodl của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lựckhai:

"Nếu chúng tôi không sụpđổ năm 1939, thì đó chính là nhờ trong chiến dịch BaLan, khoảng 110 sư đoàn Pháp và Anh hoàn toàn bất độngkhi đối mặt với 23 sư đoàn của Đức".

Thammưu trưởng Keitel của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực khaithêm:

"Những quân nhân như chúngtôi đã nghĩ Pháp sẽ tấn công trong thời gian chiến dịchBa Lan, nhưng thật ngạc nhiên là thấy chẳng có gì xảyra... Một cuộc tấn công của Pháp sẽ chỉ phải đốimặt với một lực lượng mỏng của Đức, thậm chí đócòn không phải là phòng thủ thật sự".

Thếthì, tại sao quân Pháp có ưu thế vượt trội ở phíaTây nhưng lại không tấn công như Gamelin và Chính phủPháp đã cam kết trên giấy tờ?

Có nhiều lý docho việc này: tư tưởng chủ bại trong Bộ Tổng Tham mưuQuân đội, Chính phủ và người dân Pháp; hồi ức trongThế chiến I khi Pháp bị bỏ mặc cho đến kiệt quệ vànỗi e sợ một cuộc thảm sát tương tự cho lần này; sựnhận thức rằng vào giữa tháng Chín, quân Ba Lan đã bịđánh tan nát và Đức chẳng bao lâu sẽ chuyển quân vềphía Tây và có thể đẩy lùi bước tiến của Pháp; cuốicùng là nỗi sợ hãi trước ưu thế hoả lực của Lụcquân và Không quân Đức. Vì thế, tuy một chiến dịchoanh kích tổng lực trên vùng Ruhr – trung tâm công nghiệpcủa Đức có thể là thảm hoạ cho Đức, nhưng ngay từđầu Chính phủ Pháp đã yêu cầu Không lực Hoàng gia Anhđừng oanh kích Đức vì sợ Đức sẽ trả đũa nhằm vàocác nhà máy của Pháp.

Về cơ bản, cólẽ câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi tại sao Phápkhông tấn công trong tháng 9 năm 1939 là của Churchill:"Cuộc chiến này đã bị bại vài năm trước". TạiMunich năm 1938, vào lúc Đức chiếm lại vùng Rhineland năm1936 và vào năm trước nữa khi Hitler ban hành lệnh tổngđộng viên trong thái độ thách thức Hoà ước Versailles.Cái giá của những lần Đồng minh thiếu cương quyếtnhư thế thì bây giờ họ phải trả, dù Anh và Pháp dườngnhư nghĩ rằng khi không hành động gì cả thì cũng chẳngphải trả giá gì cả.

Hải quân Đứckhông bị kiềm chế như Lục quân Đức. Trong tuần lễđầu của cuộc chiến, Đức đánh đắm 11 tàu của Anhcó tổng tải trọng gần 65.000 tấn, gần bằng phân nửatải trọng mà tàu ngầm Đức đánh đắm hàng tuần vàocao điểm tháng 4 năm 1917 khi Anh đang ở gần bờ vựcthảm hoạ trong Thế chiến I. Tổn thất của Anh giảmdần: hơn 53.000 tấn trong tuần lễ thứ hai, hơn 12.000 tấntrong tuần lễ thứ ba và chỉ không đến 5.000 tấn trongtuần lễ thứ tư. Tổng cộng trong tháng 9 năm 1939, tổnthất phía Anh gồm 26 tàu với tổng tải trọng hơn135.000 tấn bị tàu ngầm Đức đánh đắm và 3 tàu vớitổng tải trọng hơn 16.000 tấn bị trúng ngư lôi.Churchill, lúc này là Bộ trưởng Hải quân, cung cấp sốliệu cho Viện Dân biểu ngày 26 tháng 9.

Bài diễn văncủa ông có 1 mẩu chuyện kỳ thú: 1 hạm trưởng tàungầm Đức gửi điện đến đích thân báo cho ông biếtvị trí 1 chiếc tàu của Anh mà anh vừa bắn chìm và thúcgiục gửi cứu hộ đến. Churchill nói: "Tôi không rõphải phúc đáp theo địa chỉ nào. Tuy nhiên, anh ấy đãở trong tay chúng tôi". Nhưng anh ấy không ở trong tayChurchill. 2 ngày sau ở Berlin, tác giả phỏng vấn hạmtrưởng chiếc tàu ngầm, Đại uý Herbert Schultze, trong bàiphát thanh về Mỹ. Anh ấy cho tôi xem nhật ký hải hànhghi bức điện gửi cho Churchill.

Có một lý do,mà Anh không biết, giải thích tại sao tổn thất giảmnhanh mỗi tuần. Ngày 7 tháng 9, Thuỷ sư Đô đốc Raedercó buổi họp kéo dài với Hitler. Quá vui mừng với chiếnthắng ở Ba Lan và với việc Pháp bất động ở phíaTây, Hitler khuyên Hải quân nên giảm mức độ tấn công.Pháp thì tỏ ra "kiềm chế về chính trị và quân sự"và Anh thì "lưỡng lự".

Trong tình hìnhnày, các tàu ngầm ở Đại Tây Dương nhận lệnh tránhtất cả tàu chở hành khách mà không có ngoại lệ, tránhtấn công Pháp và rút 2 tàu thiết giáp bỏ túi Deutschlandvà Graf Spee về vị trí "chờ đợi". Raeder ghivào nhật ký:

"Chính sách tổng quát làkiềm chế cho đến khi tình hình chính trị ở phía Tâytrở nên rõ ràng hơn và chúng ta sẽ cần chờ thêm khoảng1 tuần nữa".

VỤĐÁNH ĐẮM TÀU HÀNH KHÁCH ATHENIA


Cómột quyết định khác đã được đưa ra khi Hitler họpvới Raeder vào ngày 7 tháng 9:

"Không nên làm gì đểgiải quyết vụ Athenia cho đến khi các tàu ngầm đã trởvề căn cứ".

Cuộcchiến trên biển bắt đầu 10 tiếng đồng hồ sau khi Anhtuyên chiến. Chiếc tàu Athenia của Anh chở 1.400 hànhkhách bị đánh đắm lúc 9 giờ tối ngày 3 tháng 9 năm1939, cách Hebrides (Tây Scotland) khoảng 320 km về phía Tây.Có 112 hành khách thiệt mạng, trong số ấy có 28 ngườimang quốc tịch Mỹ. Bộ Thông tin và Tuyên truyền Đứckiểm tra với Bộ Tư lệnh Hải quân Đức, được báorằng không có tàu ngầm Đức nào trong vùng và lập tứcphủ nhận trách nhiệm của mình. Vụ việc khiến choHitler và Bộ Tư lệnh Hải quân rất bối rối và ban đầuhọ không tin. Hạm trưởng tàu ngầm đã nhận lệnhnghiêm ngặt phải tuân thủ Hiệp định Hague,quy định cấm tấn công một chiếc tàu mà không cảnhcáo trước. Vì tất cả tàu ngầm Đức đều giữ im lặngvô tuyến, nên ngay lúc đầu đã không thể kiểm tra xemchuyện gì đã xảy ra.

Ngày kế, tấtcả tàu ngầm đều báo cáo:

"Theo lệnh của Lãnh tụ,đã không có động thái nào chống lại tàu chở hànhkhách, kể cả khi tàu được hộ tống [bởi hải quânđối phương]".

Trongvòng vài ngày, báo chí Đức dưới sự kiểm soát củaQuốc xã tố cáo Anh đã cố tình đánh đắm tàu của họnhằm khích động Hoa Kỳ nhảy vào vòng chiến.

Chính phủ Đứcthật sự quan ngại với phản ứng của Mỹ đối vớimột thảm kịch gây ra cái chết của 28 công dân Mỹ. Mộtngày sau khi xảy ra vụ tấn công tàu Athenia, Thứ trưởngNgoại giao Weizsaecker cho mời Đại biện lâm thờiAlexander Kirk của Mỹ đến và phủ nhận tin tàu ngầm Đứcđã gây ra. Ông khẳng định là không có tàu của Đứcnào hiện diện quanh vùng. Theo lời khai của Raeder ở Toàán Nuremberg, Weizsaecker đến gặp ông để nhắc lại việcĐức đánh đắm chiếc Lusitania trong Thế chiến I khiếncho Mỹ tham gia Thế chiến và thúc giục ông "phải làmmọi việc" để tránh khiêu khích Hoa Kỳ. Raeder trấn anWeizsaecker rằng "không tàu ngầm nào của Đức có thểcan dự".

Do Ribbentrop thúcgiục, Raeder mời Tùy viên Hải quân Mỹ đến gặp ôngvào ngày 16 tháng 9 và nói bây giờ ông đã nhận đượcbáo cáo từ tất cả tàu ngầm, "với kết quả là cóthể xác định chắc chắn rằng chiếc Athenia không bịtàu ngầm của Đức đánh đắm". Raeder yêu cầu vị Tùyviên Hải quân Mỹ thông báo cho Chính phủ Mỹ như thếvà ông này nhanh chóng làm theo lời. Bức điện gửi vềWashington hiển nhiên không được mã hoá, vì một bảnghi chép trong số tài liệu Hải quân Đức đã đượctrình ra trước Toà án Nuremberg.

Vị Thuỷ sư Đôđốc đã không nói ra sự thật. Không phải tất cả tàungầm hoạt động ngày 3 tháng 9 đã trở về căn cứ.Trong số tàu chưa trở về có chiếc U-30 của Trung uýLemp, nó chỉ trở về vào ngày 27 tháng 9 và Đô đốcKarl Doenitz, tư lệnh lực lượng tàu ngầm, đã chờ sẵnở căn cứ.

Nhiều năm sau,Doenitz tiết lộ sự thật:

"Tôi gặp Trung uý Hạmtrưởng Lemp khi chiếc tàu trở về căn cứ và anh ấy yêucầu nói chuyện riêng với tôi. Tôi nhận thấy ngay làanh ấy tỏ vẻ rất buồn, anh ấy nói với tôi rằng anhnghĩ mình có trách nhiệm trong việc đánh đắm tàuAthenia. Tuân theo chỉ thị của tôi lúc trước, anh đã đểý theo dõi những thương thuyền được vũ trang thành tàutuần dương, đồng thời đã ra lệnh bắn ngư lôi đánhđắm một chiếc tàu mà sau đó qua đài phát thanh anh mớibiết là chiếc Athenia, chỉ vì anh đã nhận dạng lầm làmột tàu tuần dương.

Tôi vội gửi Lemp lên máybay lập tức để đi báo cáo với Phòng Nhân viên Hảiquân ở Berlin, cùng lúc tôi ra lệnh giữ bí mật toàn bộđể phòng xa. Sau đó cùng ngày hoặc ngày hôm sau, tôinhận lệnh qua Đại tá Hải quân Fricke:


Giữ bí mật toàn bộ vụ việc.

Bộ Tư lệnh Hải quân (OKM) xét rằng không cần đưa ra toà án binh, vì họ tin rằng anh hạm trưởng đã hành động mà không có ác ý.

OKM sẽ đảm trách việc giải thích về mặt chính trị.

Tôi không liên quan gì đếnnhững biến cố chính trị theo đấy Lãnh tụ tuyên bốkhông có tàu ngầm nào đánh đắm chiếc Athenia".

NhưngDoenitz hẳn là phải có ý nghi ngờ, nếu không ông đãkhông đi đến tận bến tàu để đón chiếc U-30 trở về.Doenitz cũng liên can đến việc khác nữa: Ông khai trướcToà án Nuremberg rằng đích thân mình đã ra lệnh xoánhững ghi chép liên quan đến chiếc Athenia trong nhật kýhải hành của chiếc U-30 và ông cũng xoá như thế trongnhật ký của riêng mình. Ông còn bắt buộc thuỷ thủđoàn của chiếc U-30 tuyên thệ giữ bí mật tuyệt đối.

Các sĩ quan kểcả Lemp và vài người trong thuỷ thủ đoàn được chuyểnqua tàu ngầm U-110, rồi đến ngày 9 tháng 5 năm 1941, Lemphy sinh cùng với chiếc tàu.

Ít ngày sau vụbắn chìm chiếc Athenia, 1 thuỷ thủ bị thương do đạnmáy bay. Anh được đưa đến Reykjavik, Iceland, bị buộcphải giữ bí mật tuyệt đối, sau đó bị đưa đến 1trại tù binh ở Canada và sau chiến tranh thì ký vào tờkhai báo những sự kiện. Có vẻ như phía Đức e sợ anhkhai sớm, nhưng anh chỉ khai sau khi chiến tranh chấm dứt.

Quân đội mọinước đều mắc lỗi giết người vô tội. Điều này làcó thể hiểu được – tuy không thể ca ngợi. Hitler đãra lệnh giữ bí mật, đặc biệt vì Hải quân không cóác ý khi ban đầu phủ nhận trách nhiệm và sẽ vô cùngxấu hổ nếu sau đó nhận tội. Nhưng Hitler không dừng ởđây. Ngày 22 tháng 10, đích thân Goebbels đã phát biểutrên đài phát thanh kết án Churchill đã đánh đắm chiếcAthenia, rồi vào ngày hôm sau báo chí Đức cũng phụ hoạtheo.

Toà án Nurembergxác định rằng chính Hitler đã ra lệnh thực hiện việcphát thanh và đăng tải trên báo và rằng dù Raeder,Doenitz và Weizsaecker vô cùng bất bình với lời nói dốitrắng trợn như thế, nhưng họ vẫn không dám nói gì.

Sự hèn yếucủa các đô đốc và nhân viên Bộ Ngoại giao tự nhậnlà chống Quốc xã, cùng tính cách của các tướng lĩnh,sẽ dẫn đến một trong những trang đen tối nhất tronglịch sử nước Đức.

HITLERĐỀ NGHỊ HOÀ BÌNH


Buổichiều 19 tháng 9, tại Danzig, tôi nghe Hitler đọc bài diễnvăn đầu tiên kể từ ngày ông khởi động chiến tranh.Ông tỏ ra giận dữ vì chưa có cơ hội đọc bài diễnvăn này ở Warsaw vốn vẫn còn đang chống trả một cáchdũng cảm. Tuy công kích Anh một cách kịch liệt, nhưngHitler đã có một động thái nhỏ hướng về hoà bình:

"Tôi không muốn gây chiếnvới Anh và Pháp. Tôi xót thương người lính Pháp. Anh tachiến đấu vì những thứ mà anh ta không biết".

VàHitler kêu gọi đến Thượng Đế:

"Người đã ban phước choQuân đội ta, xin cũng giúp những dân tộc khác hiểu đượccuộc chiến này là vô ích như thế nào..."

Ngày26 tháng 9, một ngày trước khi thủ đô Warsaw thất thủ,giới báo chí và phát thanh Đức mở chiến dịch tuyêntruyền hoà bình. Tôi ghi vào nhật ký:

"Tại sao bây giờ Pháp vàAnh lại muốn chiến đấu? Không có mục đích gì đểtheo đấy mà chiến đấu. Đức không muốn gì ở phươngTây".

Ítngày sau, khi đã nhanh chóng thu nhận phần chiến lợi phẩmcủa mình ở Ba Lan, Liên Xô đã tham gia chiến dịch hoàbình. Cùng với việc ký kết Hiệp ước Biên giới vàHữu nghị Đức-Liên Xô, Molotov và Ribbentrop còn ký thêmmột bản tuyên ngôn hoà bình:

"Hai Chính phủ Đức vàLiên Xô... cùng bày tỏ sự tin tưởng rằng, vì quyềnlợi của mọi dân tộc, cần chấm dứt ngay tình trạngchiến tranh giữa Đức và Anh-Pháp. Vì thế, hai Chính phủsẽ góp chung nỗ lực... cho mục tiêu này càng sớm càngtốt.

Tuy nhiên, nếu nỗ lực củahai Chính phủ không có kết quả, điều này chứng tỏAnh và Pháp phải chịu trách nhiệm cho việc tiếp tụccuộc chiến..."

Ngày26 tháng 9, Hitler có buổi hội đàm kéo dài với Dahlerus.Dahlerus cho biết đã gặp người bạn cũ Ogilvie Forbes, bâygiờ là Tham tán ở Na Uy, người nói rằng Chính phủ Anhđang tìm kiếm hoà bình, dựa theo một bản ghi nhớ mậtcủa Tiến sĩ Schmidt. Vấn đề duy nhất là: Làm thế nàoAnh giữ được thể diện?

Hitler trả lời:

"Nếu Anh thật sự mongmuốn hoà bình, họ sẽ có hoà bình trong 2 tuần – màkhông mất thể diện".

Lãnhtụ nói họ sẽ phải chấp nhận thực tế rằng "Ba Lankhông thể lại cất đầu lên được nữa". Ngoài việcnày, ông sẵn sàng đảm bảo tình trạng cho "phần cònlại của châu Âu", kể cả đảm bảo cho "an ninh"của Anh, Pháp và các Quốc gia vùng Thấp.Sau khi xét qua vài phương án cùng với Goering, họ đồngý là nhờ Dahlerus đi Anh để thăm dò.

Trước khiDahlerus ra đi, Hitler nói với ông này: "Người Anh có thểcó hoà bình nếu muốn, nhưng họ phải nhanh lên."

Đó chỉ là mộtchiều hướng trong ý nghĩ của Hitler, Ông đã nói về mộtchiều hướng khác với các tướng lĩnh. Một ngày sau khigặp Dahlerus, vào ngày 27 tháng 9, Hitler cho triệu tư lệnhcác quân chủng đến Phủ Thủ tướng và báo cho họquyết định của mình là "tấn công phương Tây càngsớm càng tốt, vì quân Anh-Pháp chưa chuẩn bị xong".Theo Brauchitsch, Hitler định ngày cho cuộc tấn công là:ngày 12 tháng 11. Chắc hẳn là vào ngày đi đến quyếtđịnh này, Hitler đang quá hứng chí vì tin báo rằngWarsaw rốt cuộc cũng đã đầu hàng. Có lẽ ông nghĩ Phápsẽ chịu khuất phục dễ dàng như Ba Lan.

Ciano có lẽ làngười hiểu đầu óc của Hitler rõ nhất khi trao đổivới Hitler ngày 1 tháng 10. Vị Ngoại trưởng Ý trẻ bâygiờ vô cùng khinh bỉ người Đức nhưng vẫn phải đigặp gỡ họ. Ciano tóm tắt cảm tưởng của mình:

"... Hitler vẫn còn cảmthấy hấp dẫn với mục đích đem lại cho nhân dân ôngmột nền hoà bình vững chãi sau một thắng lợi lớn.Nhưng nếu để đạt đến nền hoà bình ấy thì bắtbuộc phải có hy sinh, dù chỉ là ở mức độ nhỏ nhất.Nhưng nếu có thể có được chiến thắng một cách "hợppháp", thì ông vẫn thích điều đó gấp cả nghìn lầnchiến tranh".

Khitôi ngồi trong Nghị viện ngày 6 tháng 10 và lắng ngheHitler thốt lên lời kêu gọi hoà bình, tôi có cảm tưởngđây như là một đĩa ghi âm được quay lại lần thứnăm hoặc thứ sáu. Cũng từ diễn đàn này, đã nhiềulần tôi lắng nghe ông – với cùng một giọng bề ngoàira vẻ tha thiết và chân thành – đề xuất cái mà tanghe như hoà bình nghiêm chỉnh và hợp lý. Ông đã mộtlần nữa làm theo cách tương tự vào ngày hôm đó, vớingôn từ hùng biện và đạo đức giả như trước nay vẫnvậy. Đó là một bài diễn văn dài – một trong nhữngbài diễn văn dông dài nhất – nhưng lúc gần cuối, sauhơn 1 tiếng đồng hồ thốt lên những lời xuyên tạclịch sử và ba hoa về chiến công của Quân đội Đức ởBa Lan, Hitler nói:

"Tôi gắng sức nhằm chủyếu gạt ra mọi ác ý trong mối quan hệ với Pháp và cảithiện mối quan hệ này được thoả đáng cho đôi bên...Đức không đòi hỏi gì thêm nữa ở Pháp... Tôi đãkhông muốn nhắc đến ngay cả Alsace-Lorraine... Tôi luônbày tỏ với Pháp mong muốn của tôi là dẹp bỏ hẳn mốibất hoà xưa cũ và mang hai quốc gia lại gần nhau..."

Anhquốc thì sao?

"Tôi đã dồn không kém nỗlực nhằm đạt đến sự cảm thông Anh-Đức, không, hơnthế nữa, đó là tình hữu nghị Anh-Đức. Không có lúcnào và không ở nơi nào mà tôi hành động ngược lạivới quyền lợi của Anh quốc... Ngay cả hôm nay tôi vẫntin rằng chỉ có một nền hoà bình thật sự ở châu Âuvà khắp thế giới nếu Đức và Anh đi đến sự cảmthông".

Hoàbình thì sao?

"Tại sao phải chiến đấucho cuộc chiến ở phía Tây này? Để tái lập Ba Lan ư?Ba Lan của Hoà ước Versailles sẽ không bao giờ vươn lênđược nữa... Việc tái lập quốc gia Ba Lan là vấn nạnmà chiến tranh ở phía Tây không thể giải quyết được,mà chỉ do Nga và Đức giải quyết thôi... Sẽ là điềuvô nghĩa khi sát hại hàng triệu người và phá huỷ tàisản trị giá hàng triệu nhằm tái lập 1 quốc gia vốnkhi sinh ra đã bị xem là chết yểu...

Nếu khởi động cuộc chiếnnày chỉ nhằm thiết lập cho Đức một chế độ mới...thì hàng triệu người sẽ phải hy sinh một cách vô ích...Không, cuộc chiến ở phía Tây này không thể giải quyếtbất kỳ vấn nạn nào..."

Thựcra là có nhiều vấn nạn cần phải giải quyết. Hitler kểra nguyên danh sách: thành lập Nhà nước Ba Lan (mà ông đãđồng ý với Liên Xô là không tồn tại), giải quyếtvấn nạn người Do Thái, những khu định cư cho Đức,hồi phục mậu dịch quốc tế, đảm bảo vô điều kiệnnền hoà bình, giải trừ quân bị, quy ước chiến tranhtrên không, hơi độc, tàu ngầm, v.v. và giải quyết nhữngvấn đề dân tộc thiểu số.

Nhằm "giảiquyết những hậu quả to lớn như thế", Hitler đề nghịmột hội nghị của các nước châu Âu hàng đầu "saukhi chuẩn bị thật kỹ lưỡng". Ông nói tiếp:

"Không thể nào có mộthội nghị nhằm quyết định vận mệnh của lục địanày trong nhiều năm tới, vì chúng ta có thể phải tiếnhành thảo luận trong khi đạn pháo đang ầm vang hoặcnhững đoàn quân cơ giới đang tạo áp lực.

Tuy nhiên, nếu không sớmthì muộn phải giải quyết những vấn nạn này, thì nêntìm ra giải pháp trước khi hàng triệu người bị đẩyđến cảnh chết chóc và hàng tỉ giá trị tài sản bịhuỷ diệt. Tiếp tục tình trạng hiện nay ở phía Tây làkhông thể chấp nhận được...

Có một điều chắc chắnrằng: Trong dòng lịch sử của thế giới không bao giờcó 2 người chiến thắng, nhưng nhiều khi chỉ có kẻchiến bại. Mong những dân tộc và những nhà lãnh đạocó cùng ý nghĩ hãy trả lời ngay bây giờ..."

Hitlerđang nghĩ đến Churchill:

"Tuy nhiên, nếu ý kiếncủa ông Churchill và những cộng sự là thắng thế, đâysẽ là tuyên bố dứt điểm của tôi. Rồi chúng ta sẽchiến đấu...

Trong lịch sử nước Đức,sẽ không bao giờ có 1 ngày giống như trong tháng 11 năm1918 nữa.

Tôi thấy Anh và Pháp khó màlắng nghe hơn năm phút những đề nghị mơ hồ này. Nhưngphía Đức lại lạc quan".

Quabáo cáo của các Đại sứ Tây Ban Nha và Ý tại Pháp,Chính phủ Đức tin rằng đa số thành viên Nội các Phápkhông có lòng dạ nào mà chiến đấu. Ngay vào ngày 8tháng 9, Đại sứ Tây Ban Nha đã báo cho Đức rằng:

"Xét vì công luận ở Phápkhông ủng hộ chiến tranh, Bonnet đang cố tìm cách đạtthoả hiệp ngay khi các cuộc hành quân ở Ba Lan chấm dứt.Có những chỉ dấu chắc chắn cho thấy ông ấy đang tiếpxúc với Mussolini cho mục đích này".

Ngày2 tháng 10, Attolico trao cho Weizsaecker bản thông tin mớinhất từ Đại sứ Ý tại Pháp, cho biết đa số trong Nộicác Pháp nghiêng về một hội nghị hoà bình và hiện nayvấn đề chính là "giúp cho Pháp và Anh đỡ mất sĩdiện". Tuy nhiên, có vẻ như Thủ tướng Pháp khôngthuộc về đa số.

Tin báo này hoára là đúng. Ngày 7 tháng 10, Daladier trả lời Hitler, đồngthời tuyên bố rằng Pháp sẽ không buông súng trừ phi cóđảm bảo cho "hoà bình đích thực và an ninh chung".Nhưng Hitler muốn nghe điều đó từ Chamberlain hơn là từThủ tướng Pháp. Một lần nữa, Hitler khẳng định mìnhđang "sẵn sàng cho hoà bình". Ông thêm: "Đức khôngcó lý do gì mà tiến hành chiến tranh chống phương Tây".

Ngày 12 tháng10, Chamberlain trả lời Hitler. Đó là gáo nước lạnh tạtvào mặt nhân dân Đức, nếu không phải vào mặt Hitler.Phát biểu trước Viện Dân biểu, vị Thủ tướng Anh gánnhững đề nghị của Hitler là "mơ hồ và thiếu chắcchắn" và nhận xét rằng "không có đề nghị nào nhằmsửa chữa những sai lầm đã gây ra cho Tiệp Khắc và BaLan". Ông nói, không thể nào tin tưởng những lời hứacủa "Chính phủ Đức hiện giờ". Nếu Chính phủ nàymuốn hoà bình, thì phải thể hiện bằng hành động chứkhông phải chỉ có lời nói.

Người đã kýkết Hiệp ước Munich chẳng còn bị những lời hứa củaHitler lừa gạt nữa. Ngày hôm sau, 13 tháng 10, một bảnthông cáo chính thức của Đức tuyên bố rằng khi từchối đề nghị của Hitler về hoà bình, Chamberlain đã cốý chọn lựa chiến tranh. Bây giờ thì nhà độc tài đãcó được lý do của mình.

Thực ra, qua tàiliệu tịch thu được của Đức, thì vào thời điểm đó,Hitler đã không chờ cho Thủ tướng Anh trả lời mà ralệnh chuẩn bị ngay cho cuộc tấn công lập tức ở phíaTây. Ngày 10 tháng 10, ông triệu các chỉ huy quân sự đến,đọc cho họ nghe một bản ghi nhớ dài về tình hìnhchiến sự và thế giới, rồi ném cho họ Chỉ thị số 6về việc Tiến hành Chiến tranh.

Chỉ thị củaLãnh tụ để chuẩn bị tấn công về phía Tây càng sớmcàng tốt khiến cho Bộ Tư lệnh Lục quân choáng váng. Tưlệnh Brauchitsch và Tham mưu trưởng Halder, được vàitướng lĩnh hỗ trợ, kết hợp với nhau để biện minhvới Lãnh tụ là không thể phát động ngay cuộc tấncông. Họ bảo sẽ cần nhiều tháng để trang bị lạicho xe tăng. Tướng Thomas trình số liệu cho thấy mỗitháng Đức thiếu hụt 600.000 tấn thép. Tướng Chủ nhiệmTổng cục Hậu cần Stuelpnagel báo cáo chỉ có đủ đạndược cho "khoảng ⅓ số sư đoàn trong 14 ngày tácchiến" – và con số này chắc chắn là không đủ đểthắng một cuộc chiến với Pháp.

Nhưng Hitlerkhông muốn nghe Tư lệnh và Tham mưu trưởng Lục quân khihai người này trình cho ông một báo cáo hoàn chỉnh vàongày 7 tháng 10. Jodl, vị tướng ngoan ngoãn hàng đầu tạiBộ Chỉ huy Tối cao Quân lực, nhân vật số Hai ở cơquan này sau Keitel, cảnh cáo Halder rằng "một cuộc khủnghoảng rất trầm trọng đang hình thành" bởi vì Lụcquân chống đối cuộc tấn công ở phía Tây và rằngLãnh tụ đang "gay gắt vì binh sĩ không tuân lệnh ôngấy".

Chính trong bốicảnh như thế mà Hitler triệu các tướng lĩnh đến gặpmình vào ngày 10 tháng 10. Hitler không yêu cầu họ tham mưucho mình. Ông chỉ ra lệnh họ phải làm gì, qua Chỉ thịsố 6 đề ngày 9 tháng 10:

TỐI MẬT

Nếu tương lai gần chứngtỏ là Anh và dưới sự cầm đầu của Anh là Pháp, khôngmuốn chấm dứt chiến tranh, tôi sẽ quyết chí hành độngcương quyết và chủ động tấn công mà không để chậmtrễ nhiều...

Vì thế tôi ban hành nhữngmệnh lệnh sau:


Chuẩn bị cho một cuộc hành quân tấn công... qua các nước Luxembourg, Bỉ và Hà Lan. Phải thực hiện cuộc tấn công này... càng sớm càng tốt.

Mục đích sẽ là càng nhanh càng tốt đánh bại bộ phận của quân Pháp cũng như những lực lượng Đồng minh chiến đấu bên cạnh họ, cùng lúc chiếm lấy một diện tích càng rộng càng tốt ở Hà Lan, Bỉ và miền Bắc nước Pháp để dùng làm căn cứ cho các cuộc chiến trên không và trên đất liền chống lại Anh sắp tới.

Yêu cầu các Tư lệnh quânchủng nộp cho tôi báo cáo chi tiết về kế hoạch trêncơ sở của Chỉ thị này càng sớm càng tốt và thôngbáo thường xuyên cho tôi...

Bảnghi nhớ mật, cũng đề ngày 9 tháng 10, mà Hitler đọc lêncho các chỉ huy quân sự trước khi trao bản Chỉ thị chohọ, là 1 trong những tư liệu tạo ấn tượng mạnh nhấtmà người cựu hạ sĩ Áo từng viết ra. Văn bản cho thấykhả năng tiên đoán khá chính xác về diễn biến và kếtquả của chiến tranh ở phía Tây. Hitler nói sự đấutranh giữa Đức và các cường quốc phương Tây đã diễnra kể từ khi Đế chế Đức thứ Nhất bị giải tán bởiHoà ước Muenster (Hoà ước Westphalia) năm 1648 và "sẽphải trải qua trận chiến quyết định bằng cách nàyhay cách khác".

"... Tôi sẽ chỉ bàn vềtrường hợp cần thiết phải tiếp tục chiến đấu...Mục đích chiến tranh của Đức là kết liễu rốt ráophương Tây bằng quân sự, nghĩa là tiêu diệt sức mạnhvà khả năng của các cường quốc phương Tây để họkhông còn có thể chống lại sự củng cố nhà nước vàsự phát triển liên tục của dân tộc Đức ở châu Âuđược nữa.

Đối với thế giới, mụcđích vĩnh cửu này sẽ cần vài điều chỉnh về côngtác tuyên truyền... Việc này không thay đổi mục tiêuchiến tranh. Mục tiêu vẫn là tiêu diệt những kẻ thùphương Tây của ta".

Cáctướng lĩnh chống đối việc vội vã tấn công phía Tây.Tuy nhiên, Hitler bảo họ rằng thời gian thuộc về phíađối phương: càng ngày họ càng thêm lợi thế. Ông nhắccho các tướng lĩnh nhớ rằng Đức đã chiến thắng ởBa Lan là nhờ chỉ chiến đấu trên 1 mặt trận. Tìnhhình này vẫn còn như thế nhưng được bao lâu?

"Không một hiệp ướchoặc thoả thuận nào có thể đảm bảo tính trung lậplâu dài của Liên Xô. Hiện giờ đã có mọi lý do khiếncho Nga không từ bỏ vị trí trung lập. Trong 8 tháng, 1năm, hoặc ngay cả vài năm, điều này có thể thay đổi.Trong những năm gần đây, ta đã thấy các hiệp ước cótầm quan trọng rất nhỏ nhoi đối với mọi bên. Đểđảm bảo chắc chắn nhất chống lại cuộc tấn côngcủa Nga, cần... thể hiện lập tức sức mạnh của Đức".

Đốivới Ý, "hy vọng về sự hỗ trợ của Ý cho Đức" làtuỳ thuộc phần lớn vào yếu tố liệu Mussolini còn sốnghay không và liệu Đức có thành công trong việc dẫn dụthêm Mussolini hay không. Ở đây, thời gian cũng là yếu tốbất lợi giống như ở Bỉ và Hà Lan. Anh và Pháp có thểbắt buộc hai nước này từ bỏ vị thế trung lập vàĐức không thể đợi cho đến khi việc này xảy ra. Ngaycả Hoa Kỳ cũng nghĩ rằng "thời gian đang tỏ ra bấtlợi cho Đức".

Hitler công nhậnrằng có vài mối hiểm nguy lớn cho Đức trong một cuộcchiến kéo dài. Những quốc gia trung lập vừa thân thiệnvừa kình chống (có vẻ như Hitler chủ yếu muốn nói đếnNga, Ý và Mỹ) có thể bị kéo về phe bên kia, giống nhưtrong Thế chiến I. Hơn nữa, "tiềm năng thực phẩm vànguyên liệu hạn chế" sẽ gây khó khăn cho việc duy trì"phương tiện tiến hành chiến tranh". Mối hiểm nguylớn nhất là vị thế nhạy cảm của vùng Ruhr. Nếutrung tâm công nghiệp này của Đức bị đánh bom, "nềnkinh tế chiến tranh của Đức sẽ sụp đổ, tiếp theosau là khả năng chống cự cũng suy giảm".

Phải công nhậnrằng người cựu hạ sĩ có sự hiểu biết đáng kể vềchiến lược và chiến thuật quân sự, tuy vẫn thiếu đạođức như thường lệ. Hitler nhận ra điều chủ chốt làtránh kiểu chiến tranh theo vị trí cố định như giaiđoạn 1914-1918.

[Các sư đoàn cơ giới]không được lạc lối giữa những dãy nhà mịt mùngtrong các thị trấn ở Bỉ. Họ không cần phải tấn côngthị trấn gì cả, nhưng ... phải duy trì sức tiến côngcủa bộ binh, không để cho chiến tuyến [của địch] trởnên ổn định mà phải phóng những mũi tiến công quanhững vị trí được phòng ngự yếu ớt.

Đólà sự tiên đoán chính xác chết người về cách tiếnhành chiến tranh ở phía Tây và khi đọc qua người ta tựhỏi tại sao không ai ở bên Đồng minh có ý tưởng tươngtự.

Điều này cũngđúng cho chiến lược của Hitler. Ông nói: "Khu vực duynhất có thể tấn công" là Luxembourg, Bỉ và Hà Lan.Phải ghi nhớ 2 mục đích quân sự: tiêu diệt các cánhquân của Hà Lan, Bỉ, Pháp và Anh, qua đó chiếm giữnhững vị trí trên biển Manche và biển Bắc, từ đâyKhông quân Đức có thể đánh phá nước Anh.

Trên hết,Hitler nhấn mạnh đến việc tuỳ cơ ứng biến!

"Tính chất kỳ lạ trongchiến dịch này đòi hỏi phải có sự biến thiên sâuxa, để tập trung lực lượng tấn công hoặc phòng thủở những điểm với mật độ lớn hơn bình thường (vídụ: lực lượng xe tăng hoặc chống xe tăng) và tậptrung lực lượng ít hơn bình thường ở những điểmkhác".

Hitlerbảo các tướng lĩnh còn do dự, "thời gian khởi độngkhông thể quá sớm. Trong mọi tình huống (nếu có thểđược) thì sẽ là mùa thu".

Khác với tướnglĩnh Lục quân, các đô đốc Hải quân không cần Hitlerthúc giục tấn công, dù Hải quân Anh vẫn mạnh hơn. Đúngthế: Raeder đã van nài Lãnh tụ cho Hải quân được tựdo hành động. Dần dà, họ được toại nguyện. Ngày 17tháng 9, một tàu ngầm Đức bắn ngư lôi trúng tàu sânbay Courageous của Anh. Tính đến giữa tháng 10 năm 1939, 2tàu thiết giáp bỏ túi Deutschland và Graf Spee đãbắn chìm 7 tàu hàng của Anh và bắt giữ tàu City of Flintcủa Mỹ.

Ngày 14 tháng10, tàu ngầm U-17 xâm nhập hệ thống phòng thủ của căncứ Hải quân Anh Scapa Flow và bắn chìm tàu thiết giápRoyal Oak đang thả neo, khiến cho 786 sĩ quan và thuỷ thủthiệt mạng. Đó là một thắng lợi đáng kể mà Tiếnsĩ Goebbels đã khai thác tận lực trong chiến dịch tuyêntruyền của Đức và nâng cao vị thế của Hải quântrong đầu óc của Hitler.

Nhưng các tướnglĩnh Lục quân vẫn còn có vấn đề. Dù Hitler đã thuyếtgiảng và ném cho họ Chỉ thị số 6, nhưng họ vẫn ùlì. Không phải vì họ cảm thấy cắn rứt lương tâm khiphải xâm lấn Bỉ và Hà Lan mà chỉ vì họ không tintưởng vào chiến thắng trong lúc này. Tuy nhiên, vẫn cómột ngoại lệ.

Tướng WilhelmRitter von Leeb, Tư lệnh Tập đoàn quân C đối diện vớiquân Pháp dọc theo sông Rhine và Phòng tuyến Maginot, chẳngnhững nghi ngờ thắng lợi mà còn chống đối việc tấncông qua Bỉ và Hà Lan vì lý do đạo lý. Đích thân ôngsoạn 1 bản ghi nhớ dài gửi đến Brauchitsch và các tướnglĩnh khác. Theo ông, cả thế giới sẽ quay sang chống lạiĐức,

"vì lần thứ hai trong vòng25 năm tấn công nước Bỉ trung lập! Chỉ mới vài tuầntrước, Chính phủ Đức long trọng đảm bảo, cam kếtduy trì và tôn trọng nền trung lập này!"

Cuốicùng, sau khi đi vào chi tiết những biện luận về mặtquân sự chống lại cuộc tấn công ở phía Tây, ông kêugọi hoà bình: "Cả đất nước đều mong mỏi hoàbình".

Nhưng vào lúcnày, Hitler mong mỏi chiến tranh và ông đã quá chán ngánvới điều mà ông nghĩ là thái độ nhút nhát của tướnglĩnh. Ngày 14 tháng 10, Brauchitsch và Halder cùng hội kiếnkéo dài với nhau. Vị Tư lệnh Lục quân thấy có 3 khảnăng: một là tấn công, hai là chờ và xem xét, ba là thayđổi một cách căn bản. Halder ghi chép trong nhật ký nhưthế và, sau cuộc chiến, giải thích "thay đổi mộtcách căn bản" có nghĩa là "lật đổ Hitler". Nhưngcon người yếu đuối Brauchitsch nghĩ biện pháp quyếtliệt như thế "về cơ bản có tính tiêu cực và dễthất bại". Họ kết luận rằng không khả năng nào chothấy "viễn cảnh thành công rõ rệt". Việc duy nhấtphải làm là tác động thêm đến Hitler.

Brauchitsch gặpHitler lần nữa vào ngày 17 tháng 10, nhưng ông kể vớiHalder rằng những lập luận của mình không có hiệu quả.Tình hình trở nên "vô vọng". Hitler báo cho ông biếtrằng "Anh quốc chỉ chịu đàm phán một khi bị đánhbại. Ta phải đánh họ càng nhanh càng tốt. Chậm nhấtlà ngày 15 đến 20 tháng 11."

Sau buổi lễtrao tặng Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của Chữ thậpSắt cho 14 tướng lĩnh, Lãnh tụ bàn về việc tấn côngở phía Tây. Khi Brauchitsch cố biện luận rằng Lục quânkhông thể sẵn sàng trong 1 tháng và không thể trướcngày 26 tháng 11, Hitler đã trả lời rằng như thế thì"quá muộn". Ông định ngày 12 tháng 11. Brauchitsdh vàHalder cảm thấy mệt mỏi và thất bại. Đêm ấy, cảhai cố an ủi lẫn nhau.

"ÂMMƯU" ZOSSEN NHẰM LẬTĐỔ HITLER


Nhữngngười trong nhóm âm mưu nghĩ đã đến lúc nên hành độngmột lần nữa. Brauchitsch và Halder thấy có 2 phương án:hoặc lật đổ Hitler hoặc tổ chức cuộc tấn công ởphía Tây mà họ nghĩ sẽ là thảm hoạ cho nước Đức.Những người âm mưu cả quân sự và dân sự bỗng hồisức, thúc giục phương án thứ nhất.

Họ đã chùnbước một lần từ lúc khởi động cuộc chiến. Tướngvề hưu von Hammerstein được gọi lại để nhận mộtchức tư lệnh ở phía Tây. Trong tuần lễ đầu của cuộcchiến, ông thúc giục Hitler đến thị sát tổng hành dinhcủa ông để chứng tỏ Lãnh tụ không bỏ quên phía Tâytrong khi thôn tính Ba Lan. Thật ra Hammerstein, một kẻ thùkhông hề lay chuyển của Hitler, dự định bắt giữHitler. Ogilvie Forbes được bí mật thông báo. Nhưng Lãnhtụ đánh hơi được hiểm hoạ, nên từ chối lời mờicủa vị cựu Tư lệnh Lục quân và sau đó sa thải ôngnày.

Những ngườitrong nhóm âm mưu vẫn nhận ra rằng chỉ Quân đội là cókhả năng ngăn chặn Hitler, với sức mạnh tăng lên cựckỳ to lớn sau cuộc tổng động viên và chiến dịch ởBa Lan. Nhưng Halder cố giải thích với họ rằng lựclượng lớn mạnh lại là một trở ngại. Nhiều sĩ quantrù bị được gọi vào quân ngũ nguyên là Đảng viênQuốc xã, còn các binh sĩ thì đã hoàn toàn bị tiêm nhiễmgiáo điều Quốc xã. Halder vạch ra rằng sẽ khó mà tìmra một đội hình có thể tin cậy được để chống lạiHitler.

Có một yếu tốnữa mà các tướng lĩnh nêu ra và mọi người đều thấyđúng lý. Đó là một vụ nổi loạn chống Hitler có thểgây hoang mang cho Quân đội và đất nước nói chung, khiấy liệu Anh và Pháp có thể đánh qua phía Tây,chiếm lấy Đức rồi áp đặt nền hoà bình ngặt nghèocho người Đức cho dù loại ra được Hitler hay không? Vìthế nên phải giữ mối liên lạc với Anh để đi đếnsự thấu hiểu rằng Đồng minh không nên lợi dụng vụđảo chính mà chống Quốc xã.

Họ có khánhiều kênh liên lạc. Một kênh là Toà thánh Vatican thôngqua Tiến sĩ Josef Mueller, một luật sư nổi danh ở Munich.Qua sự sắp xếp của Đại tá Oster ở Cục Quân báo, vàođầu tháng Mười, Mueller đi đến Rome và thiết lập liênlạc với Công sứ Anh ở Toà thánh. Theo những nguồn tincủa Đức, ông nhận được sự đảm bảo của Anh vàđược Giáo hoàng đồng ý làm trung gian giữa chế độmới chống Quốc xã và Anh.

Kênh khác là ởBerne, Thuỵ Sĩ. Tại đây, Weizsaecker đã bổ nhiệm TheodorKordt, lúc trước là Đại biện lâm thời tại London làmĐại biện lâm thời tại Thuỵ Sĩ. Kordt bắt liên lạcvới Tiến sĩ Philip Conwell-Evans, Giáo sư người Anh tạiĐại học Koenigsberg. Kordt nhận từ Conwell-Evans một vănbản và nói đó là cam kết long trọng của Chamberlain đốivới chế độ mới. Thật ra, đó chỉ là lời phát biểucủa Chamberlain trước Nghị viện rằng Anh không có mưuđồ ở Đức. Lời phát biểu thân thiện với người dânĐức được phát thanh rộng rãi, nhưng nhóm âm mưu vẫncho đó là cam kết quan trọng. Thế là, với 2 nguồn đảmbảo từ Anh, nhóm âm mưu quay sang Quân đội, cũng là niềmhy vọng duy nhất của họ lúc này.

Thời giờ thậtlà cấp bách. Quân đội Đức dự trù tấn công qua Bỉvà Hà Lan vào ngày 12 tháng 11. Phải tiến hành đảo chínhtrước ngày này. Như Hassell cảnh báo những người khác,không thể nào có nền hoà bình tốt đẹp sau khiĐức xâm lấn Bỉ.

Có nhiều lờigiải thích tại sao tiếp đó chẳng có gì xảy ra vànhững giải thích này lộn xộn và mâu thuẫn nhau. TướngHalder giải thích trước Toà án Nuremberg rằng "quân tiềnphương" không thể đảo chính vì "trước mặt họ cóquân địch được vũ trang đầy đủ". Ông đã kêu gọi"quân hậu phương" vốn không phải đối mặt với kẻthù, nhưng vị tư lệnh, Tướng Friedrich Fromm, đã trảlời rằng" vì là người lính" nên ông chỉ nhận lệnhtừ Brauchitsch.

Nhưng Brauchitschcòn hèn yếu hơn Halder. Tướng Beck bảo Halder:

"Nếu Brauchitsch không cóđủ quyết đoán, anh nên tự quyết định rồi đặt ôngấy trước chuyện đã rồi".

NhưngHalder cho rằng vì Brauchitsch là Tư lệnh Lục quân, ôngnày phải lãnh trách nhiệm. Thế là quả bóng trách nhiệmcứ bị chuyền qua chuyền lại. Cuối cùng, Tướng Thomasvà Đại tá Oster đứng ra cầm đầu nhóm âm mưu, làmcông tác tư tưởng cho Halder để ông này thuận theo nhằmgây ra cuộc đảo chính ngay khi Hitler ra lệnh tiến côngphía Tây. Halder thông báo cho Tướng Beck và Goerdeler, haitrong số những nhân vật âm mưu chính, sẵn sàng hànhđộng từ ngày 5 tháng 11. Tổng hành dinh kết hợp củaTư lệnh Lục quân và Bộ Tham mưu Lục quân ở Zossen trởthành hang ổ của hoạt động phản loạn.

Vào ngày 5 tháng11, quân Đức bắt đầu di chuyển đến các điểm xuấtphát đối diện Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Cũng trong ngàynày, Brauchitsch có hẹn đến gặp Hitler. Brauchitsch vàHalder đi thị sát các đơn vị hàng đầu ở phía Tây vànghe những ý kiến tiêu cực của các chỉ huy chiếntrường. Thế là, dựa trên những biện luận của tướnglĩnh trên mặt trận phía Tây, của chính mình, của Haldervà của Thomas, Brauchitsch đã đi đến gặp Hitler. Nhóm âmmưu hồ hởi và lạc quan. Nếu Brauchitsch không thể thuyếtphục Hitler, ông sẽ theo họ mà lật đổ Hitler.

Giống như nhữngdịp khác, tất cả đều nhầm lẫn.

Brauchitsch khôngthể thuyết phục được Hitler. Khi vị tướng nói đếnthời tiết xấu, Hitler trả lời xấu cho Đức thì cũngxấu cho địch. Cuối cùng, trong nỗi tuyệt vọng,Brauchitsch báo cáo rằng tinh thần binh sĩ ở mức thấptương tự như trong thời gian từ năm 1917 đến 1918, khicó tư tưởng chủ bại, bất tuân quân lệnh và thậm chínổi loạn.

Nhật ký củaHalder ghi rằng khi nghe thế, Hitler nổi giận. Hitler muốnbiết: "Đơn vị nào có trường hợp thiếu kỷ luật?Chuyện gì đã xảy ra? Ở đâu?" Ông sẽ bay đến đấyngày mai. Vị tướng tội nghiệp cố tình cường điệuhoá nhằm làm cho Hitler nản chí, nhưng bây giờ gánh chịutoàn bộ áp lực trong cơn thịnh nộ của Lãnh tụ. Hitlerthét lên: "Bộ tư lệnh đã có hành động gì? Đã thihành bao nhiêu án tử hình?" Và sự thật là Hitler đãgầm rít: "Quân đội không muốn chiến đấu".

Brauchitsch khaitrước Toà án Nuremberg: "Không thể nào tiếp tục cuộcthảo luận. Nên tôi ra về". Những người khác còn nhớlà ông thất thểu đi vào tổng hành dinh ở Zossen, trongtình trạng bị sốc nặng đến nỗi lúc đầu ông khôngthể kể lại rõ ràng chuyện gì đã xảy ra.

Đến đây làchấm dứt "Âm mưu Zossen". Thêm một thất bại nhụcnhã như "Âm mưu Halder" vào thời điểm Hội nghịMunich. Mỗi lần đều hội đủ các điều kiện mà nhómâm mưu đặt ra. Lần này, Hitler đã nhất quyết tiếncông ngày 12 tháng 11 và đã có chỉ thị bằng văn bản.Vì thế nhóm âm mưu có bằng cớ rõ ràng mà họ cần đểlật đổ Hitler. Lệnh tấn công vốn sẽ gây thảm hoạcho nước Đức. Nhưng sau đó, nhóm âm mưu không làm gìthêm ngoại trừ hoảng hốt. Họ nháo nhào lo thiêu huỷtài liệu và che giấu chứng cớ. Chỉ có Đại tá Osterdường như còn giữ được cái đầu bình tĩnh. Ông gửicảnh báo cho 2 phái bộ Bỉ và Hà Lan ở Berlin để đềphòng 1 cuộc tấn công vào sáng ngày 12 tháng 11. Các tướnglĩnh, kể cả Witzleben, hiểu rằng họ đã thua cuộc. Mộtlần nữa, người cựu hạ sĩ đã thắng họ quá dễdàng.

Ít ngày sau,Tướng Rundstedt, Tư lệnh Tập đoàn quân A, triệu các tưlệnh quân đoàn và sư đoàn đến để thảo luận nhữngchi tiết của cuộc tiến quân. Trong khi bản thân vẫn cònnghi ngờ về chiến thắng, ông khuyên các tướng lĩnh củamình nên bỏ qua những nghi ngại. Ông nói: "Quân độiđã được giao nhiệm vụ và sẽ thi hành nhiệm vụ!"

Một ngày saukhi làm cho Brauchitsch gần như loạn thần kinh, Hitler bậnbịu soạn thảo thông cáo với người Bỉ và Hà Lan nhằmbiện minh cho lý do tấn công họ. Halder đã ghi rõ ra cáicớ: "Pháp tiến vào Bỉ".

Nhưng hôm sau,ngày 7 tháng 11, Hitler ra lệnh hoãn khởi động tấn côngvà ấn định đến ngày 9 tháng 11 sẽ có quyết địnhmới, khiến cho các tướng lĩnh đều cảm thấy nhẹnhõm.

Đây là lầnđầu tiên trong số 14 lần hoãn được ra lệnh bởiHitler suốt mùa thu và mùa đông, tài liệu tịch thu đượccho thấy Hitler không bao giờ từ bỏ ý định mà chỉ dờingày từ tuần này sang tuần khác. Có lẽ Hitler đã nghetheo các tướng lĩnh. Có lẽ chính ông cũng nhận ra đúnglà Quân đội chưa sẵn sàng. Điều chắc chắn là các kếhoạch chiến lược và chiến thuật vẫn chưa được hoànchỉnh, vì ông luôn loay hoay sửa đổi.

Có thể cónhững lý do khác khiến cho Hitler phải hoãn lần đầungày 7 tháng 11. Vào ngày này, phía Đức cảm thấy khábối rối vì 1 thông cáo chung của Vua Bỉ và Nữ hoàng HàLan, tỏ ý làm trung gian "trước khi chiến tranh ở TâyÂu bắt đầu trở nên hoàn toàn khốc liệt". Trong tìnhhuống như thế, khó thuyết phục được ai khi nói Quânđội Đức tấn công Bỉ và Hà Lan bởi vì Pháp tiến vàoBỉ.

Lý do khác làHitler được tin sẽ không có yếu tố bất ngờ. Cuốitháng Mười, Goerdeler đi Bỉ mang theo lời nhắn củaWeizsaecker cho Đại sứ Buelow-Schwante của Đức, đồngthời ngầm báo động cho nhà Vua. Vị đại sứ làm theolời và sau đó Vua Leopold vội đi đến Hà Lan để hội ývới Nữ hoàng, cùng với đó là soạn bản thông cáochung. Nhưng Bỉ cũng nhận được thông tin cụ thể hơn,như chúng ta đã biết, một trong những nguồn tin đó làtừ Oster. Ngày 8 tháng 11, Buelow-Schwante gửi điện choBerlin báo Vua Leopold đã nói với Nữ hoàng Hà Lan rằngmình có "thông tin chính xác" về sự tăng cường quânsự của Đức dọc biên giới Bỉ, cho thấy Đức sẽđánh qua Bỉ "trong 2 hoặc 3 ngày tới".

Rồi vào buổitối 8 tháng 11 năm 1939 và buổi chiều hôm sau, 2 sự kiệnlạ kỳ diễn ra: 1 vụ nổ bom và 1 vụ bắt cóc.

BẮTCÓC VÀ NỔ BOM


12phút sau khi Hitler chấm dứt bài diễn văn hàng năm – lầnnày ngắn hơn các năm trước – để tưởng niệm vụBạo loạn Nhà hàng Bia ở Munich, một quả bom bất ngờphát nổ sau khán đài ở một nhà hàng bia, khiến 7 ngườithiệt mạng và 63 người bị thương. Lúc ấy, tất cảnhân vật quan trọng của Quốc xã đã vội vã rời khỏikhu vực theo sau Hitler, dù các năm trước họ đều nánlại uống bia và cùng với chiến hữu cũ hồi tưởng lạivụ bạo loạn năm xưa.

Sáng hôm sau,chỉ duy nhất tờ báo của Quốc xã đưa tin Mật vụ Anh,và ngay cả Chamberlain, là chủ mưu vụ ám sát. Tối ấy,tôi ghi vào nhật ký:

"Một vụ 'ám sát' chắcchắn sẽ siết chặt quần chúng phía sau lưng Hitler vàkhuấy động lòng thù hận đối với nước Anh... Phầnlớn chúng tôi đã đánh hơi được rằng sẽ có thêm mộtvụ cháy toà nhà Nghị viện nữa".

VậyMật vụ Anh có liên can ra sao? Đức liền tạo ra ngaychứng cứ. Vài giờ sau khi bom nổ, chỉ huy trưởng S.S.và Mật vụ Heinrich Himmler nhân danh Hitler để ra lệnh choWalter Schellenberg, một trong những nhân viên S.S. đang lên,ngày hôm sau vượt biên giới qua Hà Lan để bắt cóc 2nhân viên mật vụ Anh mà Schellenberg có quan hệ.

Lệnh củaHimmler dẫn đến một trong những sự kiện lạ kỳ nhấttrong cuộc chiến. Trong hơn 1 tháng nay, Schellenberg có quanhệ với 2 nhân viên tình báo Anh ở Hà Lan: Đại uý S.Payne Best và Thiếu tá R. H. Stevens. Trước mặt họ,Schellenberg giả danh là "Thiếu tá Schaemmel" ở Bộ Chỉhuy Tối cao Quân lực thuộc nhóm chống đối Hitler(Schellenberg lấy tên thật của một thiếu tá còn sống)và tạo ra 1 câu chuyện đáng tin là tướng lĩnh Đứcđang quyết tâm lật đổ Hitler. Ông nói các tướng lĩnhcần được Anh đảm bảo sẽ đối xử công bằng dướichế độ mới.

Vì lẽ phía Anhđã nghe những câu chuyện tương tự (như ta biết ởtrên), nên họ muốn thiết lập mối quan hệ mật thiếtvới "Thiếu tá Schaemmel". Best và Stevens cung cấp choông 1 máy thu phát sóng, sau đó là nhiều cuộc liên lạcvô tuyến và gặp gỡ tại các thị trấn ở Hà Lan. Đếnngày 7 tháng 11, 2 nhân viên tình báo Anh mang đến cho"Schaemmel" một văn bản từ London phác thảo nhữngđiều kiện chung chung làm cơ sở cho nền hoà bình dướichế độ mới. Hai bên hẹn nhau là "Schaemmel" sẽ dẫnmột vị tướng Đức đến để bắt đầu đàm phán.Cuộc họp này được ấn định vào ngày 9 tháng 11.

Lúc ấy, mụcđích của mỗi bên là rõ ràng. Phía Anh muốn liên lạctrực tiếp với nhóm chống đối Hitler nhằm khuyến khíchvà hỗ trợ họ. Còn Himmler muốn tìm hiểu từ bên Anhnhững ai nằm trong nhóm chống đối và mối quan hệ giữaAnh với nhóm chống đối là như thế nào. Hiển nhiên làHimmler và Hitler nghi ngờ vài tướng lĩnh cũng như vài sĩquan như Oster và Canaris ở Cục Quân báo. Nhưng vào đêm 8tháng 11, họ nghĩ ra một mục đích mới: Bắt cóc 2 nhânviên tình báo Anh Best và Stevens và tố cáo họ đã cho nổbom!

Một nhân viênquen thuộc bây giờ lại xuất hiện. Alfred Naujocks, ngườingụy tạo "cuộc tấn công của Ba Lan" vào đài phátthanh Đức, đã chỉ huy một toán S.D. hung tợn để trợgiúp Schellenberg trong vụ bắt cóc. Công việc tiến hànhsuôn sẻ. Lúc 4 giờ chiều ngày 9 tháng 11, trong khiSchellenberg đang ngồi tại điểm hẹn uống aperitif đểchờ 2 nhân viên tình báo Anh, chiếc xe chở 2 người vừađến thì bị lính S.S. dưới quyền Naujocks bắn xối xả.Trung uý Klop, 1 sĩ quan tình báo Hà Lan, người luôn tháptùng 2 đặc vụ Anh, thì bị trọng thương. Cả 3 đượcđưa lên chiếc xe của S.S. rồi vượt biên giới mà vàoĐức.

Thế là, vàongày 21 tháng 11 Himmler thông báo với công luận rằng âmmưu ám sát Hitler đã được làm rõ: Là do sự xúi giụccủa 2 nhân viên tình báo Anh bị bắt ở "biên giới HàLan-Đức". Kẻ chủ mưu được cho là Georg Elser, mộtĐảng viên Cộng sản ở Munich.

Tôi cảm thấylời cáo buộc là đáng ngờ, như tôi ghi vào nhật kýcùng ngày. Nhưng Himmler đã đạt được mục đích: thuyếtphục người Đức cả tin rằng Chính phủ Anh đang cốthắng cuộc chiến bằng cách ám sát Hitler và những nhânvật thân cận của ông ta.

Ai thật sự chủmưu vụ nổ bom thì không bao giờ được làm rõ. Elser làngười kém thông minh nhưng khá thành thực. Dĩ nhiên ôngkhông gặp Best và Stevens trước vụ mưu sát, nhưng khi bịnhốt trong trại tập trung, ông kể lại cho Best nghe vụviệc – tuy không hẳn là hợp lý.

Elser cho biếtđã được gọi lên văn phòng chỉ huy trại và đượchai người lạ mặt giải thích rằng cần trừ khử vàikẻ phản phúc với Hitler bằng cách cho nổ một quả bomngay sau khi Hitler đọc xong bài diễn văn. Vì lẽ Elser làthợ mộc, điện và hàn lành nghề, nên 2 người đã đềnghị Elser làm việc này. Nếu ông chịu làm, họ hứa sẽthu xếp cho ông trốn qua Thuỵ Sĩ cùng một số tiền lớnđể có cuộc sống thoải mái ở đấy. Nhằm chứng tỏrằng mình nghiêm túc, họ còn nói rằng Elser sẽ đượchưởng chế độ đặc biệt: thức ăn ngon, quần áo dânsự, thuốc lá đầy đủ (Elser nghiện thuốc lá nặng) vàdụng cụ nghề mộc. Và tại đó, Elser đã lắp đặt mộtquả bom thô sơ nhưng có cơ chế đồng hồ để địnhgiờ nổ và cũng có thể cho nổ bằng công tắc điện.Rồi ông được dẫn đến hiện trường để đặt quảbom vào một cây cột dưới tầng hầm của nhà hàng bia.

Buổi tối ngày8 tháng 11, trong khoảng thời gian quả bom được địnhgiờ cho nổ, Elser được dẫn đi đến biên giới ThuỵSĩ, được trao một số tiền và – điều này là lạlùng nhất – là 1 bức ảnh tầng hầm của nhà hàng biavới cây cột nơi gài quả bom. Nhưng thay vì được dẫnqua biên giới, ông bị Mật vụ bắt giữ, cùng với bứcảnh và mọi thứ khác. Rồi Mật vụ thuyết phục ôngnên cáo giác Best và Stevens trong phiên toà sắp đến.

Sau đó, trongtrại tập trung Dachau, Elser kể câu chuyện tương tự choMục sư Niemoellernghe và ông này tin rằng vụ nổ bom là do Hitler ngụy tạo.Tuy nhiên, Gisevius khai trước Toà án Nuremberg rằng Elserthật sự muốn ám sát Hitler.

Không hề cóphiên toà xử vụ việc. Chỉ sau này, ta mới biết Himmlerkhông dám tổ chức phiên toà. Và cũng sau này, ta mớibiết Elser tiếp tục bị giam trong trại tập trung, nhưngđược đối xử tử tế, hiển nhiên là do lệnh trựctiếp của Hitler. Nhưng Himmler canh giữ ông nghiêm ngặtcho đến phút cuối, để ông sống sót mà kể lại vụviệc thì không ổn. Ít lâu trước khi chiến tranh kếtthúc, ngày 16 tháng 4 năm 1945 Mật vụ thông cáo rằngGeorg Elser chết trong một cuộc thả bom của Đồng minhvào ngày hôm trước. Và hẳn là chúng ta đều hiểu rằngchính Mật vụ đã sát hại ông.

HITLERBAN HUẤN TỪ CHO CÁC TƯỚNG LĨNH


Ngày20 tháng 11 năm 1939, Hitler ban hành Chỉ thị số 8 về việcTiến hành Chiến tranh, ban bố "tình trạng báo động"nhằm "lập tức khai thác điều kiện thời tiết thuậnlợi" và ra kế hoạch tiêu diệt Hà Lan và Bỉ. Và rồiđể khích động tinh thần của những người nhát gan,ông triệu các tướng chỉ huy và sĩ quan Bộ Tư lệnh Lụcquân đến Phủ Thủ tướng vào giữa trưa ngày 23 tháng11.

Đây là mộttrong những buổi phát biểu kín của Hitler tiết lộ nhiềubí mật nhất. Một nhân vật dự họp vô danh đã ghi lạinội dung và sau chiến tranh bản ghi chép này đã đượctìm thấy trong sổ hồ sơ của Bộ Chỉ huy Tối cao Quânlực. Hitler bắt đầu:

"Mục đích của buổi họpnày là để cho các anh một ý tưởng về thế giới trongsuy nghĩ của tôi, ý tưởng ngự trị tôi trong khi đốimặt với những sự kiện của tương lai, đồng thờithông báo cho các anh về những quyết định của tôi".

Tâmtrí của Hitler chứa đầy những sự kiện quá khứ, hiệntại và tương lai. Trước nhóm thính giả chọn lọc này,ông phát biểu với sự thẳng thắn quyết đoán và hùnghồn cao độ, tóm lược một cách tài tình những gì diễnra trong đầu óc lệch lạc nhưng phong phú của ông và dựđoán với mức độ chính xác chết người những sựkiện sắp đến. Nhưng khó tưởng tượng là các tướnglĩnh nghe ông phát biểu mà vẫn chưa nhận ra rằng ngườiđang nắm vận mệnh của nước Đức và của thế giớiđã trở nên hoang tưởng một cách nguy hiểm. Hitler nóivề mình:

"Tôi nhận rõ tiến trìnhkhả dĩ của những sự kiện lịch sử và có chủ ý mạnhmẽ nhằm đi đến những quyết định tàn khốc... Tôiphải nói về tôi với tất cả sự khiêm tốn rằng:không thể thay thế. Không ai trong giới quân sự hoặc dânsự có thể thay thế tôi. Có thể có những âm mưu ámsát khác. Tôi tin tưởng vào năng lực trong tri thức vàquyết định của mình... Không một ai đã tạo đượcthành tựu như tôi... Tôi đã dẫn dắt nhân dân Đức lênmột tầm cao mới, dù cho có bị thế giới ghét bỏ...Vận mệnh của nước Đức chỉ tuỳ thuộc vào tôi. Tôisẽ theo đó mà hành xử".

Hitlertrách móc các tướng lĩnh vì đã tỏ ra nghi ngại khi ôngcó "quyết định cứng rắn" là rút ra khỏi Hội Quốcliên, ban hành lệnh tổng động viên, chiếm vùngRhineland, thôn tính Áo. Hitler nói: "Có quá ít người tintưởng vào tôi". Ông biện luận:

"Bước kế tiếp làBohemia, Moravia và Ba Lan... Ngay từ đầu, tôi đã không hềthoả mãn với lãnh thổ Sudetenland. Đó chỉ là giải phápnửa vời... Việc tiếp theo của chúng ta là phải quyếtđịnh tiến vào Bohemia rồi lập Xứ Bảo hộ. Đây sẽlà cơ sở cho việc thôn tính Ba Lan sau này. Nhưng vào lúcấy tôi chưa rõ nên chống phía Đông trước rồi phíaTây sau hay ngược lại. Nhưng áp lực của những sự kiệnđã khiến ta phải đánh Ba Lan. Người ta có thể lên ántôi muốn đánh nhau hết lần này đến lần khác. Nhưngtrong cuộc đấu tranh này, tôi nhìn thấy định mệnh củamuôn loài. Không ai có thể tránh chiến đấu nếu khôngmuốn bị áp bức.

Dân số ngày càng tăng củaĐức cần đến Lebensraum [không gian sinh sống] rộng hơn.Mục đích của tôi là đạt được một tỷ lệ hợp lýgiữa dân số và không gian cho họ sinh sống. Cuộc đấutranh phải bắt đầu ở điểm này. Không một quốc gianào có thể tránh né vấn nạn đó, nếu không, quốc giaấy sẽ phải nhân nhượng và suy tàn... Sự khôn ngoan cótính toán không giúp gì được ở đây mà chỉ có giảipháp qua gươm đao. Dân tộc nào không thể phát huy sứcmạnh thì phải rút lui..."

Hitlercho rằng vấn nạn của các nhà lãnh đạo Đức trong quákhứ là "không đủ cứng rắn. Và ta chỉ có thể đạtđược giải pháp bằng cách tấn công một quốc gia vàothời điểm thích hợp." Vì không nhận ra điều này màtrong Thế chiến I, Đức đã phải chiến đấu trên vàimặt trận cùng một lúc. Hitler nói tiếp:

"Lần đầu tiên trong 67năm, ta không phải khởi động 1 cuộc chiến 2 mặt trận...Nhưng không ai có thể biết tình trạng này sẽ kéo dàibao lâu... Tôi gây dựng Quân đội là để chiến đấu.Quyết định chiến đấu hay không luôn luôn tuỳ thuộcvào tôi".

Ýnghĩ về sự may mắn hiện giờ, rằng chỉ có cuộc chiến1 mặt trận, đã kéo Hitler trở lại vấn đề của LiênXô.

"Vào lúc này, Nga khôngnguy hiểm. Họ suy yếu vì nhiều điều kiện nội bộ.Hơn nữa, ta có hiệp ước với Nga. Tuy nhiên, hiệp ướcchỉ được duy trì khi nào còn có mục đích. Nga sẽ duytrì hiệp ước cho đến lúc nào họ thấy vẫn còn cólợi cho họ... Nga vẫn có những mục tiêu dài hạn, trênhết là củng cố vị thế ở vùng Baltic. Ta chỉ có thểchống Nga khi rảnh tay ở phía Tây.

Về phía Ý, tất cả tuỳthuộc vào Mussolini. Nếu ông ấy qua đời, mọi chuyện cóthể thay đổi...

Giống như cái chết củaStalin, cái chết của Mussolini có thể gây nguy hại cho ta.Gần đây tôi thấy cái chết có thể đến với mộtchính khách dễ dàng như thế nào".

Hitlertin rằng Hoa Kỳ lúc này chưa nguy hiểm "do quy luậttrung lập của họ" và sự giúp đỡ của họ cho Đồngminh là chưa đáng kể. Nhưng thời gian có lợi cho kẻthù. Hitler kết luận:

"Thời điểm thuận lợilà lúc này, trong 6 tháng tới thì có thể không còn thuậnlợi nữa. [Vì thế] quyết định của tôi là không thayđổi. Tôi sẽ tấn công Pháp và Anh vào lúc thuận lợinhất và sớm nhất. Việc xâm phạm nền trung lập củaBỉ và Hà Lan là chẳng thành vấn đề. Sẽ không ai cậtvấn việc này sau khi ta chiến thắng. Ta sẽ không biệnminh cho việc xâm phạm nền trung lập một cách ngu xuẩnnhư vào năm 1914".

Hitlerbảo các tướng lĩnh rằng cuộc tấn công ở phía Tâychính là,

"kết cục của chiếntranh thế giới, chứ không phải chỉ là 1 hành động đơnlẻ. Việc này không liên quan đến 1 vấn đề duy nhấtmà đến sự tồn vong của cả 1 quốc gia".

Rồiông kết thúc:

"Anh linh của những nhânvật vĩ đại trong lịch sử sẽ ban ơn cho tất cả chúngta. Định mệnh đòi hỏi ở chúng ta không hơn những gìmà nó đã đòi hỏi từ những nhân vật vĩ đại tronglịch sử nước Đức. Ngày nào mà tôi còn sống, thì tôichỉ nghĩ đến thắng lợi cho nhân dân ta. Tôi sẽ khôngthoái lui trước bất cứ cái gì và sẽ trừ khử bất kỳai chống lại mình... Tôi muốn trừ khử kẻ thù!"

Đólà huấn từ gây ấn tượng mạnh. Theo những gì ta biết,không hề có một tướng lĩnh nào cất tiếng hay để lộnỗi nghi ngại của mình, mà hầu như tất cả chỉ huyQuân đội chỉ chia sẻ, hoặc chất vấn khía cạnh đạolý trong việc tấn công Bỉ và Hà Lan mà Đức đã từnglong trọng cam kết rằng sẽ đảm bảo tính trung lập.Theo vài tướng lĩnh hiện diện kể lại, so với nhữnglần phát biểu trước, lần này Hitler phê phán một cáchgay gắt hơn tinh thần yếu đuối của các tướng lĩnh.

Lúc 6 giờchiều, Hitler cho triệu Brauchitsch và Halder đến. Halderphải chờ bên ngoài trong khi Hitler lên giọng dạy bảoBrauchitsch một cách nghiêm khắc. Hitler lên án Bộ Tư lệnhLục quân có "tư tưởng chủ bại" trong khi Bộ Thammưu Lục quân của Halder có "thái độ cứng đầu màkhông muốn tuân phục Lãnh tụ". Theo lời khai củaBrauchitsch trước Toà án Nuremberg, ông xin từ chức nhưngHitler khước từ, gay gắt nhắc nhở "rằng tôi phảichu toàn nhiệm vụ như mọi người lính khác". Tối hômấy, Halder ghi vào nhật ký: "Một ngày đầy khủnghoảng!"

Xét trên nhiềukhía cạnh, ngày 23 tháng 11 năm 1939 là 1 điểm mốc đánhdấu vị thế áp đảo của Hitler trong Quân đội Đức.Từ ngày này trở đi, người cựu hạ sĩ gốc Áo xem sựsuy xét chính trị và quân sự của mình là vượt trộiso với các tướng lĩnh và do đó, ông không muốn nghe họtham mưu, thậm chí là không cho phép họ chỉ trích mình.Kết quả cuối cùng sẽ là một thảm hoạ cho tất cả.

Hơn nữa, ngôntừ lê thê của Hitler trong ngày mùa thu này còn dập tắtmọi ý nghĩ trong đầu của Brauchitsch và Halder về việclật đổ nhà độc tài Quốc xã. Hitler cảnh cáo họ rằngông sẽ "trừ khử" bất kỳ ai ngáng đường. Ông nóithêm một cách rành mạch rằng sẽ trấn áp bất kỳ sựchống đối nào "với sức mạnh quyết đoán". Ít nhấtvào lúc này, Halder không dám đứng lên đối mặt vớilời đe doạ.

Bốn ngày sau,Schacht và Popitz thúc giục Tướng Thomas đến tìm Halder đểthông báo "phải lật đổ Hitler" và xin ông nhắc nhởBrauchitsch cần có động thái chống lại Hitler ngay. Tuynhiên, Halder lại giải thích với Thomas về mọi "khókhăn". Ông nói mình không chắc chắn Brauchitsch "sẽtham dự tích cực vào một cuộc đảo chính".

Ít ngày sau,Halder giải thích cho Goerdeler những lý do khó tin nhất tạisao không nên lật đổ Hitler. Hassell ghi chép tất cảtrong nhật ký. Halder đưa lý do "người ta không làm loạnkhi đang đối mặt với kẻ thù" và thêm:

"Chúng ta nên cho Hitler cơhội cuối cùng này để cứu vớt dân tộc Đức khỏichế độ nô lệ của chủ nghĩa tư bản của người Anh...Không có nhân vật vĩ đại nào khác... Phe chống đốichưa đủ trưởng thành... Ta không thể tin cậy những sĩquan trẻ..."

Hassellkêu gọi đến Đô đốc Canaris, nhưng không thành công.Cuối cùng, ông từ bỏ mọi hy vọng đối với các tướnglĩnh. Ít lâu sau, Hassell nhận xét rằng "Halder vàBrauchitsch không khác gì những giao liêncho Hitler."

SỰKHỦNG BỐ CỦA QUỐCXÃ Ở BA LAN:GIAI ĐOẠN ĐẦU


Chỉít ngày sau khi Đức tấn công Ba Lan, nhật ký của tôighi đầy những vụ việc khủng bố của Quốc xã trênlãnh thổ bị thôn tính. Sau này, người ta được biếtnhiều nhật ký khác cũng thế. Ngày 19 tháng 10, Hassell chobiết đã nghe về "những hành động man rợ gây sốccủa lính S.S., đặc biệt đối với người Do Thái". Ítlâu sau ông ghi vào nhật ký về câu chuyện được kểbởi một chủ nhà người Đức:

"Điều cuối cùng mà ôngấy nhìn thấy là một chỉ huy Đảng cấp huyện say xỉnra lệnh mở cửa nhà tù, bắn năm gái mãi dâm và tìmcách hiếp dâm hai người khác."

Ngày18 tháng 10, Halder ghi vào nhật ký nội dung chính của cuộctrao đổi với tướng Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cầnEduard Wagner, người nhận lệnh từ Hitler về tương laicủa Ba Lan. Tương lai này sẽ là ảm đạm.

"Ta không có ý định táithiết Ba Lan... Phải ngăn chặn giới trí thức tự thànhlập giai cấp điều hành. Chỉ tạo mức sống thấp. Nôlệ rẻ tiền...

Phải gây ra tình trạng hoàntoàn thiếu tổ chức! Đế chế sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho Toàn quyền thực hiện kế hoạch cứng rắnnày".

VàĐế chế Đức đã làm đúng như thế.

Chế độ khủngbố ở Ba Lan chỉ là sự khơi mào cho những hành độngđen tối và kinh khủng mà dần dà Đức sẽ giáng xuốngnhững dân tộc bị thôn tính khác. Nhưng nếu xem xét từđầu đến cuối, thì tình trạng ở Ba Lan là khủng khiếpnhất. Ở đây, tính bạo tàn của Quốc xã bộc lộ lênđến mức đỉnh điểm.

Ngay trước khikhởi động tấn công Ba Lan, Hitler đã nói với các tướnglĩnh rằng nhiều sự việc sẽ xảy ra "không phù hợpvới tư cách tinh tế của tướng lĩnh Đức" và ôngcảnh cáo họ rằng "không nên can dự vào những việcấy mà chỉ chuyên tâm vào nhiệm vụ quân sự".

Chẳng bao lâu,tác giả dồn dập nhận được tin tức về những vụtàn sát của Quốc xã. Và các tướng lĩnh cũng thế. Ngày10 tháng 9, khi chiến dịch Ba Lan đang được đẩy mạnh,Halder đã ghi chép về một trường hợp mà sau này trởnên khét tiếng ở Berlin. Một nhóm binh sĩ thuộc mộttrung đoàn pháo S.S., sau khi giám sát 50 người Do Thái làmviệc suốt ngày để sửa 1 chiếc cầu, đã lùa họ vàotrong 1 nhà nguyện Do Thái giáo rồi, như Halder ghi lại,"tàn sát bọn họ". Ngay cả Tướng Tư lệnh Đại Quânđoàn Thứ Ba von Kuechler, người mà sau này sẽ ít tỏ ralo âu hơn thời điểm đó, đã từ chối xác nhận bảnán dành cho những kẻ sát nhân do toà án binh tuyên xử vìquá nhẹ – 1 năm tù. Nhưng Brauchitsch đã xoá tất cảbản án vì Himmler can thiệp với lý do là các can phạmđược hưởng sự "ân xá toàn diện".

Vốn là nhữngtín đồ Cơ Đốc chính trực, các tướng lĩnh Đức cảmthấy khó chịu với tình hình đang xảy ra. Ngày 12 tháng9, Đô đốc Canaris phản ánh với Keitel về những vụviệc tàn ác ở Ba Lan. Vị Tham mưu trưởng Quân lực hayxu nịnh dấm dẳng trả lời: "Lãnh tụ đã quyết địnhviệc này". Nếu Quân đội "không muốn can dự vàonhững vụ việc này, họ sẽ phải chấp nhận S.S. và Mậtvụ là đối thủ". Hitler còn ra lệnh mỗi đơn vị quânđội sẽ có chính uỷ S.S. để "thực hiện công táctận diệt". Canaris ghi vào nhật ký của ông, đượctrình ra trước Toà án Nuremberg rằng:

"Tôi vạch rõ với TướngKeitel rằng tôi biết những vụ hành hình trên diện rộngđược trù định ở Ba Lan, đặc biệt là giới quý tộcvà tăng lữ sẽ bị tận diệt. Cuối cùng, thế giớicũng sẽ quy trách nhiệm cho Quân đội Đức về nhữnghành động này mà thôi".

Himmlerquá tinh ranh nên không để cho các tướng lĩnh xoay xởtrốn tránh trách nhiệm. Ngày 19 tháng 9, Heydrich, phụ táchính cho Himmler, đến Bộ Tư lệnh Lục quân và báo choTướng Wagner thuộc lực lượng S.S. về kế hoạch củaS.S. nhằm "quét dọn người Do Thái, các giới trí thức,tăng lữ và quý tộc [ở Ba Lan]". Halder ghi lại phảnứng của mình sau khi Wagner báo cáo:

"Quân đội đòi hỏi phảitrì hoãn việc "quét dọn" cho đến khi Quân đội đãrút lui và chuyển giao quyền hành cho bộ máy hành chínhdân sự vào đầu tháng Mười hai".

Câughi chép ngắn gọn này của vị Tham mưu trưởng Lục quângiúp ta hiểu ra được bản chất đạo đức của tướnglĩnh Đức. Họ không chống đối một cách nghiêm túcviệc "quét dọn" – tức là tàn sát người Do Thái,trí thức, tăng lữ và quý tộc. Họ chỉ đòi hỏi "trìhoãn" cho đến khi họ rút khỏi Ba Lan và có thể thoáttrách nhiệm. Và dĩ nhiên là phải xét đến dư luận nướcngoài. Sau một buổi họp kéo dài với Brauchitsch, Halderghi lại:

"Không nên để xảy rachuyện gì tạo cơ hội cho nước ngoài khuấy động tuyêntruyền. Tăng lữ Công giáo! Không thể thực hiện đượcvào lúc này!"

Ngàyhôm sau, 21 tháng 9, Heydrich gửi cho Bộ Chỉ huy Tối caoQuân lực bản kế hoạch "quét dọn" sơ khởi. Trongbước đầu, sẽ tập trung người Do Thái trong thành thị(để dễ thu gom họ mà thủ tiêu). "Giải pháp cuốicùng" sẽ cần thời gian nhưng phải được giữ "tuyệtđối bí mật", những tướng lĩnh nào khi đọc qua bảnghi nhớ mật cũng biết "giải pháp cuối cùng" là thủtiêu. Trong vòng 2 năm, đây sẽ là một trong những đặcngữ tàn độc nhất mà quan chức cấp cao Đức sử dụngđể che giấu một trong những tội ác ghê tởm nhất củaQuốc xã trong chiến tranh.

Sau khi Liên Xôchiếm một phần và Đức sáp nhập một phần, phần cònlại của Ba Lan được điều hành bởi Toàn quyền HansFrank và Phó Toàn quyền Seyss-Inquart. Frank là mẫu ngườiđặc trưng cho lớp côn đồ trí thức của Quốc xã. Saukhi tốt nghiệp trường luật, ông gia nhập Đảng năm1927 và nhanh chóng thành danh như một ngọn đèn pháp lýcho phong trào. Có đầu óc lanh lợi, năng động, đọcnhiều không những về luật mà còn về văn học, say mênghệ thuật và đặc biệt là âm nhạc, ông trở thànhnhân vật chủ lực về luật pháp sau khi Quốc xã nắmlấy quyền hành, làm Bộ trưởng Tư pháp của Phổ, rồiQuốc vụ khanh và Chủ tịch Viện Hàn lâm Luật và HộiLuật sư Đức. Là con người ăn mặc bảnh bao, nói năngbặt thiệp, cha của 5 đứa con, trí thông minh và khảnăng trau dồi kiến thức phần nào bù đắp cho lòng cuồngtín hoang sơ của ông. Và cho đến thời điểm đó, ônglà một trong số những người ít ghê tởm nhất xungquanh Hitler.

Nhưng phía saubức bình phong văn minh ấy lại là một kẻ sát nhân lạnhlùng. Bộ nhật ký gồm 42 tập của ông ta, được trìnhra trước Toà án Nuremberg, là một trong những tài liệuđáng ghê sợ nhất phơi bày thế giới tăm tối của Quốcxã, cho thấy tác giả của nó là một người lạnh lùng,có khả năng, tàn nhẫn và khát máu. Dường như không cóngôn từ dã man nào của ông được lược bỏ đi trongnhật ký.

1 ngày sau khinhậm chức, ông ghi: "Người Ba Lan sẽ làm nô lệ cho Đếchế Đức". Có lần sau khi ông nghe Neurath, Bảo hộ củaBohemia, trưng panô thông báo việc xử tử 7 sinh viên Đạihọc người Séc, Frank đã nói với một ký giả Quốc xã,"Nếu tôi muốn ra lệnh phải treo một panô về việc xửtử 7 người Ba Lan, thì không đủ rừng ở Ba Lan để làmgiấy cho các tấm panô đó".

Nhiệm vụ củaFrank là khai thác thực phẩm, vật liệu và sức lao độngcủa Ba Lan, đồng thời cũng là để tiêu diệt giới tríthức. Ông cho biết Hitler đã nói:

"Phải tiêu diệt ngườicó khả năng lãnh đạo ở Ba Lan. Cũng phải thủ tiêunhững kẻ đi theo họ... Không cần tạo thêm gánh nặngcho Đế chế... không cần đưa những thành phần này vàotrại tập trung".

Hitlernói phải tống khứ họ đi, ngay trên đất Ba Lan này.

Frank ghi trongnhật ký là vào buổi họp với cấp chỉ huy cảnh sátdưới quyền vào ngày 30 tháng 5 năm 1940, một báo cáo chobiết rằng đã bắt giữ khoảng 2.000 đàn ông và vàitrăm phụ nữ, phần lớn bị "tuyên xử tại chỗ" –câu từ uyển ngữ của Quốc xã khi nói đến việc thủtiêu. Một nhóm khác đang bị tập trung để tiếp tục"tuyên xử tại chỗ". Tổng cộng "có khoảng 3.500người", những người nguy hiểm nhất trong giới tríthức, sẽ bị xử lý.

Frank cũng khôngquên người Do Thái, ngay cả khi Mật vụ đang trực tiếplo thủ tiêu những người này. Ngày 7 tháng 10 năm 1940,trong Đại hội Quốc xã ở Ba Lan, ông tổng kết nhữngnỗ lực của mình trong năm đầu tiên:

"Các Đồng chí!... Chỉtrong 1 năm, tôi không thể tiêu diệt tất cả chấy rậnvà người Do Thái. [Ông ghi chú ở điểm này: Cử toạ đãtỏ ra thích thú.] Nhưng chẳng bao lâu, nếu các đồng chíhỗ trợ tôi thì mục đích này sẽ đạt được".

Nửatháng trước Giáng sinh năm 1941, Frank đúc kết trong mộtbuổi họp Nội các của Toàn quyền Ba Lan:

"Về phần người Do Thái,tôi muốn nói thẳng là phải thanh toán họ bằng cách nàyhay cách khác... Tôi muốn mọi người xoá bỏ cảm nghĩthương hại. Ta phải tận diệt người Do Thái.

Ông thừa nhận rằng "khómà bắn hoặc bỏ thuốc độc cho 3 triệu rưỡi ngườiDo Thái [ở Ba Lan], nhưng ta sẽ có cách nào đấy đểtiêu diệt họ". Và đó là lời tiên đoán chính xác."

Việcsăn lùng người Do Thái trong những ngôi nhà họ đã sốngqua nhiều thế hệ được thực hiện ngay khi chiến sựkết thúc. Ngày 7 tháng 10, một ngày sau khi đọc bài "diễnvăn hoà bình" trước Nghị viện, Hitler cử Himmler đứngđầu một cơ quan mới mang tên "Uỷ viên Đế chế đặctrách tăng cường tính Dân tộc Đức", gọi tắt theotiếng Đức là RKFDV. Nhiệm vụ của cơ quan này là trướchết trục xuất người Ba Lan và Do Thái ra khỏi nhữnglãnh thổ đã sáp nhập vào Đức. Thế chỗ họ là ngườigốc Đức đến từ vùng Baltic và những vùng khác củaBa Lan. Halder đã nghe qua việc này và ghi vào nhật ký rằng"cứ mỗi người Đức chuyển đến, hai người Ba Lanlại bị trục xuất khỏi đất nước này".

Trong vòng 1 nămsau khi Himmler nhận chức vụ mới, 1.200.000 người Ba Lanvà 300.000 người Do Thái bị đẩy về phía Đông. Nhưngchỉ có 497.000 người gốc Đức thế chỗ họ. Tỷ lệcòn khác hơn so với ghi chép của Halder, vì thực tế là3 người Ba Lan và Do Thái đã bị trục xuất để nhườngchỗ cho 1 người Đức.

Mùa đông1939-1940 lạnh hơn mọi năm, việc "tái định cư" đượcthực hiện trong thời tiết dưới 0°C và thậm chí là cảbão tuyết, khiến cho số người chết vì thời tiết caohơn là số người bị Quốc xã bắn và treo cổ. ChínhHimmler được cho là có thẩm quyền trong việc này. Saukhi Pháp sụp đổ, trong 1 buổi họp của S.S., ông phátbiểu:

"Ở Ba Lan khi thời tiếtxuống dưới âm 40°F, ta phải mang đi hàng nghìn, hàngchục nghìn, hàng trăm nghìn người, ta phải đủ cứngrắn – các bạn phải nghe đây, nhưng lập tức phảiquên đi – phải bắn bỏ hàng nghìn cấp chỉ huy Ba Lan...Trong nhiều trường hợp, chiến đấu với một đại độicòn dễ hơn là trấn áp người có văn hoá thấp, hoặcxử tử hoặc giải người đi hoặc bắt giữ đàn bàđang than khóc và điên dại".

Ngày21 tháng 2 năm 1940, Thiếu tướng S.S. Richard Gluecks báo cáovới Himmler rằng ông ta đã tìm ra một "vị trí thíchhợp" cho một "trại cách ly" mới ở Auschwitz, mộtthị trấn heo hút có doanh trại của kỵ binh Áo thuở xưavới 12.000 cư dân. Công việc được xúc tiến ngay vàngày 14 tháng 6, Auschwitz chính thức mở cửa làm trại tậptrung cho tù nhân chính trị Ba Lan mà Đức muốn đối xửmột cách hà khắc đặc biệt. Sau này, nơi đây sẽ trànngập sát khí. Tạm thời, công ty hoá chất I. G. Farbenthấy Auschwitz là vị trí "thích hợp" cho một nhà máythan-dầu và cao su tổng hợp, sử dụng công sức nô lệ.

Để điều hànhtrại mới và cung cấp lao động nô lệ cho I. G. Farben,một đám côn đồ S.S. được chọn lọc để điều đếnAuschwitz. Trong số này có Josef Kramer, sau này có biệt hiệulà "Con thú ở Belsen" và Rudolf Franz Hess, người đãkhai trước Toà án Nuremberg rằng mình giám sát việc thủtiêu 2 triệu rưỡi người, chưa kể nửa triệu ngườikhác bị bỏ mặc cho chết đói.

Vì lẽ, chẳngbao lâu Auschwitz trở thành trại huỷ diệt khét tiếngnhất – khác với những trại tập trung, nơi vẫn còn cóngười sống sót đến sau chiến tranh.

XÍCHMÍCH GIỮA HAI KẺ CHUYÊN CHẾ


Cáitrục Rome-Berlin bắt đầu kêu cót két trong mùa thu đầucủa cuộc chiến.

2 bên có nhữngý kiến bất đồng và sự bất mãn với nhau: Đức khôngdi tản hết người gốc Đức khỏi vùng Nam Tyrol của Ý,vốn đã được thoả thuận là thuộc về Ý, Đức khôngcung cấp đủ cho Ý 1 triệu tấn than mỗi tháng, Ý khôngdám xông qua sự phong toả của Anh để chuyên chở vậtliệu cho Đức, Ý bán cho Anh và Pháp khí cụ chiến tranhvà Ciano có thái độ chống Đức.

Như thường lệ,Mussolini liên tục dao động. Sau khi Hitler thoát chết trongmột vụ mưu sát, Mussolini soạn nội dung bức điện chúcmừng một cách khó khăn. Ciano ghi vào nhật ký:

"Ông ấy muốn bày tỏ mộtcách nhiệt tình, nhưng không quá nhiệt tình, vì ông nghĩkhông người Ý nào cảm thấy vui mừng khi Hitler thoátchết – và Mussolini lại càng không vui.

20 tháng 11... Đối vớiMussolini, ý nghĩ Hitler đang tiến hành chiến tranh và tệhơn nữa, đang chiến thắng là điều khó chịu."

Mộtngày sau Giáng sinh 1939, Mussolini "mong cho Đức chiến bại"và chỉ thị Ciano bí mật cảnh báo cho Bỉ và Hà Lan rằng2 nước sắp bị tấn công. Theo Weizsaecker, phía Đức bắtđược tín hiệu của 2 bức điện và giải mã đượcnội dung. Nhưng ngày 31 tháng 12, Mussolini lại nói về việctham chiến bên cạnh Hitler.

Nguyên nhânchính khiến cho 2 bên bất hoà là chính sách thân Liên Xôcủa Đức. Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hồng quân tấn côngPhần Lan và Hitler lâm vào hoàn cảnh nhục nhã nhất: bịđẩy ra khỏi vùng Baltic qua hiệp ước với Stalin, vộivã di tản những gia đình người Đức đã sống ở PhầnLan qua nhiều thế kỷ và khi đó, ông đã phải chính thứcchấp nhận cuộc tấn công một cách vô cớ của Liên Xôqua một đất nước nhỏ có mối dây thân thiết vớiĐức. Hitler phải ngậm đắng nuốt cay. Các phái bộngoại giao của Đức cùng báo đài Đức nhận lệnhnghiêm ngặt lên tiếng ủng hộ cuộc tấn công của LiênXô và tránh tỏ thái độ thông cảm với người PhầnLan.

Việc này vượtquá mức chịu đựng của Mussolini vốn đã trải qua nhữngcuộc biểu tình chống Đức khắp nước Ý. Ngày 3 tháng1 năm 1940, ông gửi một bức thư dài cho Lãnh tụ. Từtrước đến giờ và mãi về sau, đây là lần duy nhấtMussolini thẳng thắn với Hitler đến thế, cho nhiều lờikhuyên gay gắt và khó chịu đến thế.

Mussolini tintưởng "một cách sâu sắc" rằng dù cho được Ý hỗtrợ, Đức sẽ không bao giờ có thể khuất phục hay chiarẽ được Anh và Pháp. Nghĩ như thế là lừa dối chínhmình. Hoa Kỳ sẽ không cho phép các nước dân chủ bịbại trận. Vì thế, khi Hitler đã ổn định biên giớiphía Đông xong xuôi thì có nên đưa chế độ vào cảnhrủi ro và "hy sinh tinh hoa của các thế hệ Đức" nhằmcố đánh bại Anh và Pháp hay không? Mussolini đề nghị làcó thể đạt hoà bình nếu Đức cho phép sự hiện hữucủa "một nước Ba Lan khiêm tốn, không vũ trang và chỉcó người Ba Lan sinh sống." Ông bổ sung:

"Trừ phi anh nhất địnhtiến hành chiến tranh đến cùng, nếu không tôi tin rằngviệc thiết lập một nhà nước Ba Lan... sẽ là yếu tốgiúp giải quyết cuộc chiến và tạo nên một điều kiệnđủ cho hoà bình."

NhưngMussolini quan ngại nhất việc Đức đối xử với Nga:

"... Không cần bắn mộtphát súng, Nga vẫn hưởng lợi từ cuộc chiến qua Ba Lanvà vùng Baltic. Nhưng... anh không thể mãi mãi hy sinh nhữngnguyên tắc Cách mạng của anh cho những đòi hỏi cấpbách về chiến thuật... Một bước đi nữa của anh trongmối quan hệ với Nga sẽ gây hậu quả thảm khốc cho Ý..."

Bứcthư của Mussolini chạm đến mục tiêu nhạy cảm nhấtcủa Hitler: Tuần trăng mật trong mối quan hệ Đức-Ngahiện bắt đầu nhạt phai. Mối quan hệ này đã giúp choHitler tiêu diệt Ba Lan và còn thêm được rất nhiềunhững lợi ích khác. Tài liệu tịch thu được của Đứctiết lộ một trong những bí mật được giữ kín nhấttrong cuộc chiến đó là: Nhằm và tránh sự phong toả củaAnh, Liên Xô cho phép Đức sử dụng các cảng vùng BắcCực, biển Đen và Thái Bình Dương để nhận nguyên vậtliệu cần thiết cho chiến tranh, rồi sử dụng hệ thốngxe lửa của Liên Xô để vận chuyển đến Đức.

Ngày 10 tháng 11năm 1939, thậm chí Molotov còn đồng ý cho Chính phủ LiênXô chịu chi phí cho tất cả hàng hoá vận chuyển trêncác tuyến xe lửa của Nga. Nga cung cấp các cơ sở tiếpnhiên liệu và sửa chữa cho tàu Đức, kể cả tàu ngầm,ở cảng Teriberka, phía Đông Murmansk – mà Molotov cho rằngcảng này là "thích hợp bởi vì ở xa và tàu nướcngoài không trông thấy."

Dần dà, giaodịch 2 chiều tăng lên nhanh chóng. Đức càng muốn nhậnthêm nguyên liệu, đặc biệt là ngũ cốc và dầu hoảcủa Liên Xô, còn Liên Xô lại có thêm khí tài chiếntranh của Đức. Bị phong toả, Đức càng thêm lệ thuộcvào Liên Xô. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng trong kinh tếcũng như chính trị, người Nga tỏ ra khôn ranh và thíchkỳ kèo. Tướng lĩnh Đức phản đối Bộ Ngoại giao Đứcvì người Nga đòi hỏi quá nhiều khí tài của Đức.Keitel cũng than phiền nhu cầu của Nga về sản phẩm củaĐức, đặc biệt là máy sản xuất đạn dược, "càngngày càng tăng về khối lượng và thiếu hợp lý".

Nhưng nếu Đứcmuốn nhận thực phẩm và dầu hoả từ Nga thì phải chitrả bằng những hàng hoá mà Nga cần. Vì yêu cầu cấpthiết nhận hàng hoá khi đang bị phong toả, ngày 30 tháng3 năm 1940, Hitler ra lệnh phải dành ưu tiên hàng đầu choviệc giao khí tài chiến tranh cho Liên Xô, ưu tiên còn hơncả Quân đội Đức.Có lúc Đức còn đề nghị dùng tàu thiết giáp chưa hoànthiện Luetzow làm một phần chi trả cho Nga. Trướcđó, ngày 15 tháng 12, Thuỷ sư Đô đốc Raeder đề nghịbán bản vẽ của chiếc Bismarck, tàu thiết giáp lớnnhất thế giới (45.000 tấn), rồi đóng cho người Nga nếuhọ chịu trả "giá thật cao."

Vào cuối năm1939, Stalin đích thân tham dự vào các vòng đàm phán vớiphái bộ thương mại Đức ở Moscow. Các nhà kinh tế Đứcthấy Stalin là một con buôn đáng nể. Trong số tài liệutịch thu được có các bản ghi nhớ của 3 cuộc họp,cho thấy Stalin hiểu biết nhiều về những chi tiết khiếncho phía Đức phải sững sờ. Họ thấy không thể tháucáy hay bắt nạt được Stalin, mà ngược lại Stalin cònbiết cách ra yêu sách. Stalin nhắc cho phía Đức nhớ rằng"Liên Xô đã giúp đỡ cho Đức rất nhiều và gây thùchuốc oán vì sự giúp đỡ này." Trong buổi họp giữađêm 8 tháng 2, Stalin yêu cầu Đức tính giá phải chăngcho hàng hoá Đức và không được lợi dụng lòng tử tếcủa Liên Xô.

Ngày 11 tháng 2năm 1940, hai bên ký hiệp định thương mại cho 18 thángkế tiếp, trị giá tối thiểu 640 triệu mác Đức. LiênXô sẽ nhận chiếc tàu tuần dương hạng nặng Luetzow,bản vẽ của tàu thiết giáp Bismarck, đại bác hảiquân hạng nặng, khoảng 30 máy bay chiến đấu và máy baythả bom hiện đại nhất, thêm máy móc, đầu máy xe lửa,tuabin, máy phát điện, máy nổ diesel, tàu thuyền, máycông cụ, cùng nhiều mẫu đại bác, xe thiết giáp, thuốcnổ, thiết bị chiến tranh hoá học, v.v..

Đổi lại, Đứcnhận từ Liên Xô ngũ cốc kể cả lúa mì, dầu hoả,bông vải, phốt phát, đậu nành, nhiều nguyên liệu cầnthiết khác và quyền vận chuyển qua Mãn Châu.

Tiến sĩSchnurre, chuyên gia kinh tế của Bộ Ngoại giao, người cầmđầu phía Đức để đàm phán với Nga, báo cáo:

"Hiệp định mở rộng cửangõ về hướng Đông cho ta... Hậu quả của sự cấm vậncủa Anh sẽ giảm đi một cách đáng kể."

Đólà một lý do khiến cho Hitler phải ngậm đắng nuốt cay,ủng hộ Liên Xô tấn công vào Phần Lan khiến cho ngườiĐức rất bất mãn, đồng thời chấp nhận sự đe doạcủa những căn cứ lục quân và không quân ở vùng Baltic(để sau này chống lại ai nếu không phải là Đức?).Stalin đã giúp cho Đức tránh khỏi đường hàng hải bịphong toả. Nhưng quan trọng hơn: Stalin đã tạo cơ hộicho Đức chỉ chiến đấu một mặt trận, tập trung toànlực vào phía Tây để hạ gục Anh và Pháp và áp đảoBỉ và Hà Lan, và tiếp theo là... À, việc này thì Hitlerđã nói cho các tướng lĩnh biết mình đang trù định rasao.

Ngay ngày 17tháng 10 năm 1939, khi chiến dịch Ba Lan còn chưa đâu vàovới đâu, Hitler nhắc nhở Keitel rằng lãnh thổ Ba Lan,

"có tầm quan trọng vớita theo khía cạnh quân sự như là điểm xuất quân tiềntiêu và vùng tập trung chiến lược của quân sĩ. Vì thế,phải duy trì các tuyến xe lửa, đường xá và các kênhliên lạc viễn thông."

Cuốinăm 1939, Hitler nhận ra rằng không thể trông mong Liên Xôsẽ trung lập mãi mãi. Ông nói tình hình sẽ thay đổitrong vòng tám tháng hoặc một năm. Ông khẳng định vớicác tướng lĩnh rằng "ta chỉ có thể chống Nga mộtkhi rảnh tay ở phía Tây." Đó là ý nghĩ không bao giờrời khỏi đầu óc bận rộn của Hitler.

Năm đầu tiêncủa cuộc chiến, chạm súng trên bộ không diễn ra vàtrên không, những chiếc máy bay thả bom nặng nề lạichỉ lo rải truyền đơn – mà lại là thứ truyền đơnđược viết ra một cách lôi thôi. Vậy là chỉ còn cóchiến tranh trên mặt biển. Tàu ngầm Đức tiếp tục gâythiệt hại cho Anh và đôi khi cho tàu hàng của nướctrung lập.

Ở Nam Đại TâyDương, chiếc Graf Spee, một trong ba tàu thiết giápbỏ túi của Đức, xuất phát từ điểm chờ đợi vàtrong vòng ba tháng đã đánh đắm được chín tàu hàngcủa Anh có tổng tải trọng lên đến 50.000 tấn. Ngày 14tháng 12 năm 1939, dân Đức được thông báo trên truyềnthanh và báo chí một chiến thắng lớn: Ngày hôm trướcchiếc Graf Spee đã đụng độ với 3 tàu tuần dươngcủa Anh và loại họ ra khỏi vòng chiến. Thế rồi, 3ngày sau lại có thông cáo báo chí cho biết chiếc GrafSpee đã bị tự đánh chìm. Vậy chiến thắng này lànhư thế nào? Ngày 21 tháng 12, Bộ Tư lệnh Hải quân chobiết Đại tá hạm trưởng Hans Langsdorff của Graf Speeđã "đi theo con tàu như một chiến sĩ và anh hùng đãhoàn thành kỳ vọng của Lãnh tụ, nhân dân và Hải quâncủa Đức".

Người Đứcđau khổ không bao giờ được biết rằng chiếc GrafSpee bị 3 tàu tuần dương của Anh bắn hư hại nặngđến nỗi phải xin vào vịnh Montevideo của Uruguay đểsửa chữa, đồng thời chiếu theo công pháp quốc tếChính phủ Uruguay chỉ cho phép chiếc tàu chiến lưu lạitrong 72 giờ. Đại tá Hạm trưởng Langsdorff thấy khôngthể sửa chữa xong trong thời gian ngắn như thế nên ralệnh đánh chìm chiếc Graf Spee thay vì đánh liềugiao chiến thêm với tàu Anh, rồi 2 ngày sau tự sát trongmột căn phòng khách sạn lẻ loi. Dĩ nhiên là người dânĐức cũng không hề biết rằng, như Jodl ghi vào nhật ký,Lãnh tụ "rất tức giận vì việc tự đánh chìm chiếcGraf Spee mà không chịu chiến đấu" và cho triệutập Tư lệnh Hải quân Thuỷ sư đô đốc Raeder đến lamắng.

Ngày 12 tháng 12năm 1939, Hitler ban hành một chỉ thị tối mật hoãn cuộctấn công ở phía Tây cho đến sớm nhất là ngày 1 tháng1 năm 1940 và cho nghỉ phép Giáng sinh. Nhật ký của tôighi lại đó là mùa Giáng sinh ảm đạm, ít có quà tặngnhau, thực phẩm nghèo nàn, nhiều gia đình xa cách nhau,đường xá tối đen, rèm cửa phải khép kín và mọingười đều than phiền về chiến tranh, thức ăn và thờitiết rét mướt.

Tại Berlin, nhâncác ngày nghỉ lễ, Đại sứ Hassell trao đổi với nhữngngười âm mưu Popitz, Goerdeler và Tướng Beck. Ngày 30 tháng12, ông ghi vào nhật ký kế hoạch mới nhất:

"Điều một số sư đoànghé lại Berlin trong khi đang di chuyển từ Tây sang Đông.Rồi Witzleben đến Berlin và giải tán S.S.... Beck nắmquyền chỉ huy từ Brauchitsch. Một bác sĩ tuyên bố Hitlerkhông có khả năng tiếp tục công việc, rồi giam Hitlerlại. Hiệu triệu toàn dân theo nội dung: Ngăn chặn đểS.S đỡ tàn bạo, vãn hồi khuôn phép và đạo đức củaCơ Đốc giáo, tiếp tục chiến tranh nhưng sẵn sàng chohoà bình trên cơ sở bình đẳng ...

Nhưngđấy chỉ là hư ảo, tất cả chỉ là lời nói suông.Những người âm mưu tỏ ra rối trí đến nỗi Hassellphải viết ra một cách dài dòng trong nhật ký để xemxét liệu họ có nên bắt giữ Goering hay không!

Sau khi đã hoãncuộc tấn công thêm một lần nữa, đến ngày 10 tháng 1năm 1940, Hitler ấn định ngày tấn công là 17 tháng 1 năm1940, nhưng Không quân phải bắt đầu thả bom từ ngày 14tháng 1.

Nhưng vào ngày13 tháng 1, Hitler lại ra lệnh hoãn "vì lý do tình trạngthời tiết". Tài liệu của Bộ Chỉ huy Tối cao Quânlực tịch thu được không ghi chép việc gì cho đến ngày7 tháng 5. Và hiện nay, ta có thể biết được có 2 sựkiện thực sự đã góp phần vào việc đình hoãn, đóchính là: một sự cố không lưu và một cơ hội mới.

Ngày 10 tháng 1,cùng ngày Hitler ra quyết định đánh Bỉ và Hà Lan, thì 1máy bay quân sự Đức từ Muenster bay đi Cologne nhưng bịmất phương hướng trên không phận Bỉ, nên phải đápxuống gần Mechelen-sur-Meuse. Máy bay chở Thiếu tá HelmutReinberger, một sĩ quan tham mưu quan trọng của Không quânĐức và trong chiếc cặp của ông là phương án tấn côngphía Tây cùng một số bản đồ đi kèm. Khi binh sĩ Bỉtiến đến chiếc máy bay, vị thiếu tá chạy vào bụirậm gần đấy và đốt các tài liệu. Việc này khiếnbinh sĩ Bỉ thêm chú ý, nên họ cố dập tắt lửa và thuhồi những gì còn lại. Được đưa về một doanh trạiquân đội gần đấy, Reinberger lại cố thu nhặt số tàiliệu cháy dở mà một sĩ quan Bỉ để trên bàn rồi vàném vào lò sưởi đang cháy. Người sĩ quan Bỉ vội nhặttài liệu ra khỏi lò sưởi.

Reinberger nhanhchóng nhờ Đại sứ quán Đức báo cáo về Bộ Tư lệnhKhông quân rằng đã đốt rụi các tài liệu, chỉ còn"một số mảnh không đáng kể, nhỏ như lòng bàn tay".Nhưng Quân đội Đức vẫn lo lắng, không rõ đối phươngđã biết được những gì. Jodl lập tức báo cáo choHitler biết "những gì quân địch có thể biết hay cóthể không biết." Nhưng chính ông cũng không biết. Saukhi gặp Hitler ngày 12 tháng 1, ông viết trong nhật ký:

"Nếu quân địch thu đượctất cả tài liệu thì tình hình sẽ là đại hoạ."

Tôihôm ấy, Ribbentrop gửi một bức điện "tối khẩn"cho Đại sứ quán Đức tại Bỉ, yêu cầu báo cáo lậptức về việc tiêu huỷ tài liệu.

Ngày 13 tháng 1,nhật ký của Jodl cho biết về một buổi họp giữaGoering với tuỳ viên Không quân Đức tại Bỉ và các sĩquan Không quân cấp cao. Jodl ghi kết quả: "Điện choTướng Halder chỉ thị: Ngừng lại tất cả các cuộcchuyển quân."

Cùng ngày, Đạisứ Đức tại Bỉ báo cáo về là có nhiều cuộc dichuyển đáng kể của quân Bỉ, "do hậu quả của nhữngtài liệu đáng lo mà Bộ Tổng Tham mưu Bỉ nhận được"và ngày hôm sau báo cáo tiếp là Bỉ đang kêu gọi quântrù bị. Ông nghĩ một phần lý do là "nội dung củacông văn bị cháy dở của người sĩ quan Không quân Đức".

Đến buổi tối15 tháng 1, đầu óc giới chỉ huy quân sự cấp cao nhấtcủa Đức dấy lên nỗi nghi ngờ về việc liệu Thiếutá Reinberger có thật sự đã tiêu huỷ tất cả tài liệunhư ông này đã báo cáo hay không.

Ngày 17 tháng 1,Ngoại trưởng Bỉ Paul-Henri Spaak cho triệu Đại sứ Đứcđến và bảo ông này một cách thẳng thừng, như ông nàybáo cáo lại, rằng,

"chiếc máy bay đáp xuốngkhẩn cấp ngày 10 tháng 1 đưa vào tay Bỉ một tài liệucó nội dung bất thường và nghiêm trọng nhất, cho thấyrõ ràng có một ý đồ tấn công. Đây không phải làphương án hành quân, mà là một chỉ thị tấn công đượcsoạn thảo theo từng chi tiết, chỉ cần điền vào thờiđiểm."

PhíaĐức không thể nào biết liệu Spaak có thấy thật haykhông, về phía Đồng Minh, các bộ tư lệnh Anh và Phápnhận được bản sao phương án của Đức và họ có ýxem tài liệu này là giả mạo nhằm đánh lạc hướng.Churchill kể rằng ông chống lại ý kiến ấy và than rằngđã không ai làm gì để đối phó với phương án trongtài liệu của Đức. Nhưng có một điều chắc chắn làvào ngày 13 tháng 1, Hitler đã cho hoãn cuộc tấn công chođến mùa xuân, lúc ấy phương án phải hoàn toàn đượcthay đổi.

Nhưng sự cốmáy bay đáp khẩn cấp không phải là lý do duy nhất. Kếhoạch tấn công 2 quốc gia nhỏ khác ở Bắc Âu giờ đãchín muồi và phải được ưu tiên hơn.

Và chiến tranhlấm lét cũng sắp kết thúc khi mùa xuân đến gần.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro