ĐỒNG MINH TẤN CÔNG TÂY ÂU VÀ ÂM MƯU ÁM SÁT HITLER

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TRONGnăm 1943, những người thuộc nhóm âm mưu đã có ít nhấthàng chục kế hoạch ám sát Hitler. Một trong những thấtbại của họ là quả bom họ đặt trên máy bay chởHitler đến phía sau mặt trận Liên Xô không phát nổ.

Có một sựthay đổi đáng kể đã xảy ra vào năm này trong phong tràochống đối. Những người âm mưu đã từ bỏ ý địnhkhuyến dụ các Thống chế. Họ quá hèn nhát – hoặc quángu xuẩn – nên không thể sử dụng vị thế và sứcmạnh quân sự để lật đổ Lãnh tụ được.

Trong một buổihọp kín tháng 11 năm 1942 trong khu rừng ở Smolensk,Goerdeler – nhà chính trị năng nổ của phong trào chốngđối – đã đích thân van nài Thống chế von Kluge, Tưlệnh Tập đoàn quân Trung tâm ở phía Đông, nhận vai tròtích cực trong việc loại trừ Hitler. Ông này đồng ý,nhưng vài ngày sau lại so vai rụt cổ mà viết cho TướngBeckở Berlin và xin rút lui.

Vài tuần saukhi dẫn dụ Kluge, nhóm âm mưu quay sang thuyết phục TướngPaulus phát động lời kêu gọi lật đổ nhà độc tài.Họ nghĩ ông đang bất mãn với Hitler, vì do lệnh củaLãnh tụ mà Đại Quân đoàn Thứ Sáu dưới quyền ông bịbao vây tại Stalingrad khiến ¼ triệu quân đang khốn đốn(xem Chương 26). Tướng Beck phái một sĩ quan Không quânmang lời kêu gọi đến cho Paulus. Nhưng, như ta đã biết,Paulus phản ứng bằng cách gửi một loạt thông điệp vôtuyến biểu lộ lòng trung thành với Hitler và ông này chỉthực sự thức tỉnh khi làm tù binh của Nga ở Moscow.

Sau khi thấtvọng vì Paulus khước từ, nhóm âm mưu vẫn còn hy vọngvào Kluge và Manstein. Họ nghĩ 2 người đang bay đếnRastenburg để đòi Hitler giao quyền hành cho họ. Nếuthành công, đây sẽ là dấu hiệu cho một cuộc đảochính ở Berlin. Một lần nữa, nhóm âm mưu lại có ảotưởng. 2 Thống chế bay đến tổng hành dinh của Hitlerchỉ để tái xác nhận lòng trung thành của họ đối vớiHitler.

Beck than vãn mộtcách cay đắng: "Chúng ta đã bị bỏ rơi!"

Ông và các bạncủa mình thấy rõ rằng họ không thể trông mong gì vàonhững tư lệnh chiến trường cấp cao. Họ đành quay sanglực lượng quân sự duy nhất còn lại: Dân quân, vốnkhông phải là quân chính quy mà chỉ là những tân binhvừa được huấn luyện cùng với một số binh sĩ lớntuổi đảm nhận nhiệm vụ canh gác ở nội địa. Nhưngít nhất những người này cũng được vũ trang và khiquân thiện chiến cùng những đơn vị S.S. vũ trang đangchiến đấu ngoài mặt trận, nhóm âm mưu có thể sửdụng Dân quân để chiếm lấy Berlin và vài thành phốchính sau khi ám sát được Hitler.

Nhưng họ vẫnchưa nhất trí với nhau về sự cần thiết – hoặc ngaycả ý định – ám sát Hitler.

Ví dụ, nhómKreisau luôn chống đối kế hoạch ám sát. Đây là mộtnhóm với số lượng thành viên đáng kể gồm những tríthức trẻ nhưng thiếu thực tế, tụ họp quanh 2 nhân vậtquý tộc thuộc dòng dõi nổi tiếng: Bá tước HelmuthJames von Moltke và Bá tước Peter Yorck von Wartenburg.

Lấy tên từtrang trại dòng họ Molkte tại Kreisau ở Silesia, nhómKreisau không chủ trương thực hiện mưu đồ mà chỉ thảoluận đơn thuần (Moltke viết thư cho vợ trước khi bịxử tử: "Bọn anh bị treo cổ chỉ vì suy nghĩ vớinhau"). Họ là nhóm đa dạng, gồm có 2 tu sĩ dòng Tên, 2tu sĩ Giáo hội Phúc Âm và một số người theo chủ nghĩaxã hội, địa chủ giàu có, cựu lãnh đạo nghiệp đoàn,giáo sư, nhà ngoại giao, người theo xu hướng bảo thủ,người có đầu óc tự do. Dù khác nhau về ngành nghề vàtư tưởng, nhưng họ đều tìm ra ý hướng chung mà dựatrên đấy, họ có thể đưa ra những chính kiến về trithức, tâm linh, đạo đức, triết lý và một phần nàochính trị cho phong trào chống đối Hitler. Những tài liệuhọ để lại – hầu như tất cả người trong nhóm đềubị treo cổ trước khi chiến tranh chấm dứt – bao gồmnhững kế hoạch cho một Chính phủ tương lai và cho nềntảng kinh tế xã hội và tâm linh của xã hội mới, cáimà họ nhắm đến là chủ nghĩa xã hội Cơ Đốc, trongđó mọi người là anh em với nhau và những vấn nạnkinh khủng của thời đại – sự suy đồi của tinh thầnnhân loại – sẽ được giải quyết. Những tư tưởngnày là cao quý nhưng cũng xa rời thực tế, thậm chí còncó một chút màu sắc huyền thoại Đức.

Nhưng nhóm ngườitrẻ có tinh thần cao này lại nhẫn nại đến mức khótin. Họ ghét Hitler và ghét mọi sự suy thoái mà ông tamang đến cho Đức và châu Âu. Nhưng họ không nghĩ đếnviệc lật đổ ông ta. Họ nghĩ chiến bại của Đức saunày sẽ dẫn đến việc ấy. Họ tập trung mọi ý nghĩvào những gì xảy ra sau đó hơn.

Dorothy Thompson,ký giả người Mỹ lỗi lạc đã làm việc nhiều năm ởĐức và hiểu rõ chuyện này, kêu gọi Moltke mà cô gọilà "Hans", người bạn lâu năm và thân thiết củamình, cùng với bạn bè của ông phải làm gì đó đểloại trừ nhà độc tài hung ác.

"Lần cuối cùng Hans vàtôi gặp nhau, cùng uống trà ở hàng hiên đẹp đẽ ấytrên bờ hồ... Tôi nói một ngày nào đó anh phải chứngtỏ bằng hành động, hành động quyết liệt... và tôinhớ tôi đã hỏi rằng liệu anh và các bạn của mình cóđủ can đảm để hành động hay không."

Đólà một câu hỏi thấu đáo. Câu trả lời có vẻ nhưMoltke và các bạn của ông có can đảm để nói ra – dođó họ bị hành quyết – nhưng không có can đảm đểthực hiện.

Điểm yếu củahọ là về tinh thần chứ không phải là về con tim, vìtất cả bọn họ đều đã nhận được là một cái chếttàn bạo với lòng can đảm vô bờ. Đây cũng là sự khácbiệt chính yếu giữa nhóm Kreisau và nhóm âm mưuBeck-Goerdeler-Hassell, cho dù 2 bên cũng tranh cãi về bảnchất và thành phần của Chính phủ tiếp nhiệm Quốc xã.

Một vài buổihọp giữa 2 nhóm đã được tổ chức tại nhà của PeterYorch vào ngày 22 tháng 1 năm 1943, chủ trì bởi Beck, ngườimà Hassell ghi vào nhật ký "khá yếu đuối và dè dặt."Một cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra giữa "phái trẻ"và "phái già" – theo từ ngữ của Hassell – về chínhsách kinh tế và xã hội tương lai, trong đó Moltke va chạmvới Goerdeler. Mật vụ cũng ghi chép nội dung buổi họp,rồi về sau trong các phiên xử, những người dự họp đãtrình ra những chi tiết đáng ngạc nhiên về cuộc thảoluận.

Himmler đã bímật theo dõi sát sao những người âm mưu này. Một trongnhững điều trớ trêu là vì Himmler đã thấy được viễncảnh thua trận, nên ông bắt đầu quan tâm đến phongtrào chống đối mà không có ác ý và qua một mối liênlạc thân thiện. Một số người âm mưu, đặc biệt làPopitz, bắt đầu nhìn ra Himmler là người có thể thay thếHitler! Tuy trung thành với Hitler một cách cuồng tín, nhưngHimmler cũng bắt đầu nhận ra vai trò mới này. Tuy nhiêncho đến gần phút cuối, ông ta lại chơi trò nước đôi,do đó hại chết nhiều người can trường trong nhóm âmmưu.

Một số bảnghi nhớ của Đức trong hai năm 1942 và 1943 cho thấy Quốcxã đã liên hệ với Liên Xô về khả năng đàm phán hoàbình và ngay cả Stalin cũng đã đề nghị đàm phán sơkhởi cho nền hoà bình riêng rẽ. Trước Toà án Nuremberg,Ribbentrop khai về những nỗ lực của mình trong việc tiếpxúc với Liên Xô và nói mình đã thật sự liên hệ vớinhững quan chức Liên Xô tại Stockholm. Tôi đoán sau khixem qua tất cả tài liệu mật của Đức, người ta cóthể viết nên một chương về những hoạt động này.

Phong trào chốngđối lúc đó chủ yếu diễn ra trên 3 lĩnh vực. NhómKreisau đang hội họp liên miên để tìm kế hoạch cho cảthiên niên kỷ. Nhóm của Tướng Beck thì thực tiễn hơn,đang tìm cách sát hại Hitler và chiếm chính quyền. Họcũng đang tiếp xúc với phương Tây nhằm tìm hiểu cácnước Đồng minh dân chủ định làm gì và dò hỏi thểthức hoà bình nào họ muốn đàm phán với Chính phủchống Quốc xã. Những sự tiếp xúc này được thựchiện ở Stockholm và Thuỵ Sĩ.

Ở thủ đôThuỵ Điển, Goerdeler tiếp xúc với những người bạnthân lâu năm là nhân viên ngân hàng tên Marcus và JakobWallenberg. Trong một buổi gặp gỡ Jakob Wallenberg tháng 4năm 1942, Goerdeler thúc giục người bạn của mình liên hệvới Churchill. Những người âm mưu muốn Thủ tướng Anhđảm bảo trước là Đồng minh sẽ dàn hoà với Đứcnếu họ bắt giữ Hitler và lật đổ chế độ Quốc xã.

Wallenberg trảlời rằng theo những gì ông biết thì Chính phủ Anh khôngthể đảm bảo như vậy được.

Còn ởStockholm, 2 tu sĩ Giáo hội Phúc Âm liên hệ trực tiếpvới Tiến sĩ George Bell, Giám mục Anh giáo địa phậnChichester. Cũng như Goerdeler, họ dò hỏi liệu Đồng minhcó muốn thiết lập nền hoà bình hợp thức với Chínhphủ chống Quốc xã sau khi Hitler bị lật đổ hay không.Họ yêu cầu có câu trả lời – hoặc tin nhắn riênghoặc tuyên bố công khai. Để tạo ấn tượng cho vịGiám mục rằng âm mưu chống Hitler là nghiêm túc, ônggiao ra một danh sách những người cầm đầu. Đây làhành động khinh suất khiến cho vị Giám mục phải chếtvà nhiều người khác cũng bị xử tử sau này.

Đó là thôngtin có thẩm quyền nhất và cập nhật nhất mà Đồngminh có được về phong trào chống đối Hitler cùng nhữngkế hoạch của họ. Tháng Sáu, Tiến sĩ George Bell traodanh sách đó cho Anthony Eden, Ngoại trưởng Anh. Nhưng ôngnày – người từ chức năm 1938 vì phản đối việcChamberlain xoa dịu Hitler – lại tỏ ra nghi ngờ. Từ Hộinghị Munich thì đã có những thông tin tương tự do nhữngngười Đức tự nhận là người âm mưu chuyển đếnChính phủ Anh, nhưng sau đó lại không có chuyện gì xảyra. Vì thế mà lần này Anh không có phúc đáp gì.

Tại Thuỵ Sĩ,nhóm âm mưu tiếp xúc với Đồng minh chủ yếu qua trunggian của Allen Dulles, Trưởng Văn phòng OSS tại đây từtháng 11 năm 1942 cho đến cuối cuộc chiến. Họ "cảnhcáo" Dulles rằng nếu các nước dân chủ phương Tây từchối nền hoà bình chính trực với Chính phủ chống Quốcxã, họ sẽ quay sang Liên Xô. Tuy bản thân thông cảm vớihọ, nhưng Dulles không thể đưa ra lời đảm bảo nào.

Người ta dễlấy làm lạ là những người lãnh đạo chống đối này,vốn rất mong mỏi đạt được thoả thuận hoà bình vớiphương Tây, nhưng không hiểu sao họ lại rất lưỡng lựtrong việc loại trừ Hitler trước khi đạt tới hoà bình.Nếu họ xem chủ nghĩa Quốc xã là điều cực kỳ xấuxa tệ hại như họ luôn nói ra một cách chân thật, thìhẳn họ phải tập trung vào việc lật đổ chế độnày, cho dù phương Tây đối xử với chế độ mới rasao mới đúng. Ta dễ có cảm tưởng rằng những "ngườiĐức tốt bụng" này dễ sa vào cái tật là luôn đổlỗi cho thế giới bên ngoài vì những thất bại củachính họ, giống như những người Đức khác khi nướcĐức bại trận trong Thế chiến I và khi Hitler nổi lên.

ÂMMƯU THÁNG 3 NĂM 1943


Tronghai tháng 1 và 2 năm 1943, Tướng Friedrich Olbricht, Cụctrưởng Tổng hợp – Thanh tra và Tướng von Tresckow, Thammưu trưởng Tập đoàn quân Trung tâm dưới quyền Kluge,đã soạn ra một kế hoạch đảo chính. Trên cương vịlà Tư lệnh phó Dân quân dưới quyền Tướng FriedrichFromm, Olbricht có thể huy động các doanh trại ở Berlin vànhững thành phố lớn khác theo phe âm mưu. Cũng như Kluge,Fromm đã mất ảo tưởng về Hitler nhưng ông lại khôngđủ uy tín để được tham gia vào kế hoạch.

Vào cuối thángHai, Olbricht bảo Fabian von Schlabrendorff, sĩ quan dưới quyềnTresckow, rằng kế hoạch đã sẵn sàng. Đầu tháng Ba,những người âm mưu tổ chức buổi họp cuối cùng tạiSmolensk, nơi đặt tổng hành dinh của Tập đoàn quânTrung tâm. Dù không tham gia hành động trực tiếp, nhưngĐô đốc Giám đốc Cục Quân báo Canaris đã thu xếp chobuổi họp, dẫn theo Hans von Dohnanyi và Tướng ErwinLahousen dưới quyền ông đến Smolensk, với lý do bềngoài là một buổi họp những của sĩ quan quân báo.Lahousen mang theo vài quả bom. Ông là sĩ quan duy nhất trongnhóm âm mưu thuộc Cục Quân báo sống sót được sauchiến tranh.

Sau vài thửnghiệm, Schlabrendorff và Tresckow nhận ra rằng loại bom củaĐức không thích hợp cho mục đích của họ: ngòi nổgây tiếng động khiến dễ bị lộ, như họ sau này giảithích. Họ thấy người Anh chế loại bom tốt hơn. Khônglực Hoàng gia Anh đã đưa một số bom này để cho điệpviên Đồng minh thi hành công tác phá hoại, nhưng Quân báoĐức cũng đã thu được vài quả và giao cho nhóm âm mưu.

Kế hoạch đặtra là dẫn dụ Hitler đi đến tổng hành dinh của Tậpđoàn quân Trung tâm tại Smolensk và xử lý ông ta tạiđây. Việc này sẽ báo hiệu cho cuộc đảo chính ởBerlin.

Dẫn dụ mộtngười vốn đang ngờ vực hầu hết tướng lĩnh khôngphải là chuyện dễ. Nhưng Tresckow đã nhờ một ngườibạn cũ, Tướng Schmundt hiện đang là tuỳ viên củaHitler, giúp ông ta thuyết phục việc này. Sau vài lầnlưỡng lự và hơn một lần trì hoãn, Hitler đã đồng ýđi đến Smolensk ngày 13 tháng 3 năm 1943. Nhưng Schmundtkhông biết gì về âm mưu.

Cùng lúc,Tresckow tiếp tục nỗ lực dẫn dụ thủ trưởng củamình, Kluge, cầm đầu hành động loại trừ Hitler. Ông đềnghị với Kluge là Trung tá Freiherr von Boeselager,người chỉ huy một đơn vị kỵ binh tại tổng hànhdinh, được phép sử dụng đơn vị này để bắn hạHitler và nhóm cận vệ của ông ta khi họ đến. Boeselagersẵn lòng tham gia, bất cứ khi nào có lệnh từ vị Thốngchế. Nhưng ông này không có can đảm ra lệnh. Vì thế,Schlabrendorff và Tresckow đã quyết định tự hành động.

Tất cả nhiệmvụ của chỉ là đặt một quả bom Anh trên máy bay củaHitler trong chuyến trở về. Schlabrendorff giải thích:

"Làm giống như một tainạn sẽ tránh bất lợi về mặt chính trị. Bởi vìtrong thời gian này, vẫn còn nhiều người ủng hộ Hitlervà nếu có tin tức về một vụ mưu sát, họ sẽ chốnglại ta..."

2lần trong ngày 13 tháng 3 sau khi Hitler đi đến, các sĩquan chống Quốc xã đã định thay đổi kế hoạch mà chobom nổ: Lần đầu là khi Hitler đang hội họp với cáctướng lĩnh, lần sau là khi cả nhóm ngồi ăn trong căngtin. Nhưng nếu làm thế thì sẽ sát hại thêm một vàitướng lĩnh vốn có thể giúp nhóm âm mưu chiếm chínhquyền, sau khi không còn vướng bận với lời tuyên thệtrung thành với Lãnh tụ.

Vậy nên nhómâm mưu chỉ có thể lén mang quả bom lên chiếc máy baychuẩn bị sẽ cất cánh ngay sau bữa tối của Lãnh tụ.Schlabrendorff đã lắp ráp 2 gói chất nổ để tạo thànhcái hộp đựng một cặp chai rượu Cointoeau. Trước đó,Tresckow đã vô tư nhờ Đại tá Heinz Brandt của Bộ Tưlệnh Lục quân, người tháp tùng của Hitler, mang về 2chai rượu cho người bạn cũ là Tướng Helmuth Stieff, Giámđốc Cục Nhân viên của Bộ Tư lệnh Lục quân (sau nàybị Quốc xã hành quyết).

Tại sân bay,Schlabrendorff hồi hộp luồn ngón tay qua một khe hở nhỏcủa cái hộp để kích hoạt quả bom, rồi trao cho Brandtkhi ông này bước lên máy bay. Quả bom được lắp rápmột cách khéo léo, không có đồng hồ khiến có thể bịphát hiện. Khi Schlabrendorff ấn lên một cái nút, nó đậpvỡ một cái ve nhỏ, phóng thích một loại hoá chất làmăn mòn sợi dây kim loại nối vào một lò xo. Khi sợi dâyđứt, lò xo sẽ bung ra và đánh vào kíp nổ khiến cho quảbom phát nổ.

Schlabrendorff chobiết quả bom sẽ nổ sau khi máy bay của Hitler bay khỏiMinsk, tức là khoảng 30 phút sau khi cất cánh từ Smolensk.Ngập tràn xúc động, ông gọi điện về Berlin và qua mậtmã báo cho nhóm âm mưu biết kế hoạch đã khởi động.Tim đập thình thịch, ông và Tresckow cùng chờ đợi tinchấn động. Họ trông mong tin báo đầu tiên sẽ là từmột trong các máy bay chiến đấu đang hộ tống máy baycủa Hitler. Họ đếm từng phút, 20, 30, 40 phút, mộttiếng... mà vẫn chưa nhận được tin gì. 2 tiếng sau mớicó tin. Một báo cáo theo thông lệ cho biết Hitler đã đápxuống Rastenburg. Sau này, Schlabrendorff kể lại:

"Chúng tôi đã bàng hoàng,không thể mường tượng ra nguyên nhân của sự thấtbại. Tôi vội gọi điện về Berlin và dùng mật mã chobiết âm mưu đã không thành. Rồi Tresckow và tôi cùng bànnhau sẽ làm gì. Chúng tôi bị sốc tột độ. Nhưng tệhại hơn cả là khi quả bom bị phát hiện, chúng tôi sẽbị lộ và nhiều người cộng tác sẽ chết."

Quảbom không hề được phát hiện. Đêm ấy, Tresckow gọiđiện cho Đại tá Brandt, hỏi một cách vô tư là ông nàyđã có thời giờ trao gói quà cho tướng Stieff hay chưa vàđược Brandt cho biết là chưa. Tresckow bảo ông hãy khoanvì có sự nhầm lẫn, và ông nói Schlabrendorff sẽ đếnvào ngày hôm sau để mang loại rượu cognac thật ngon màban đầu họ có ý định gửi biếu.

Với lòng canđảm khó tin, Schlabrendorff đã bay đến tổng hành dinh củaHitler và thay hai chai rượu vào quả bom. Sau này,Schlabrendorff kể lại:

"Tôi nhớ mình vẫn còncảm thấy kinh hoàng khi Brandt trao cho tôi quả bom với mộtcử động hơi mạnh khiến tôi sợ quả bom sẽ nổ. Cốgiữ tư thái bình tĩnh... tôi lập tức lên xe đi đếnnhà ga Korschen."

Từđây, ông đáp tàu đêm đi Berlin và một mình trong căn hộở Berlin tháo quả bom ra. Ông phát hiện ngay chuyện gì đãxảy ra – hoặc đúng hơn, tại sao không có chuyện gìxảy ra:

"Cơ chế kích hoạt làmviệc tốt, cái ve nhỏ đã vỡ, hoá chất đã ăn mòn sợidây kim loại, lò xo đánh vào kíp nổ, nhưng kíp nổ lạikhông nổ."

Vôcùng thất vọng nhưng vẫn không sờn lòng, nhóm âm mưu ởBerlin quyết định sẽ thực hiện một phi vụ khác. Chẳngbao lâu sau, họ đã có một cơ hội tốt. Hitler sẽ cùngvới Goering, Himmler và Keitel tham dự lễ Tưởng niệm cácAnh hùng vào ngày 21 tháng 3 năm 1943 tại Zeughaus, Berlin.Đây là cơ may để loại trừ không những Hitler mà còncả thuộc hạ chủ chốt của ông ta. Như Đại táFreiherr von Gersdorff, Trưởng phòng Quân báo dưới quyềnKluge, nói: "Cơ hội này là có một không hai." Tresckowchọn Gersdorff là người kích hoạt quả bom và công táclần này sẽ là tự sát. Theo kế hoạch, Gersdorff sẽ giấu2 quả bom trong áo choàng, trong buổi lễ tìm cách đứngcàng gần Hitler càng tốt rồi đưa Lãnh tụ và đoàn tuỳtùng về cõi vĩnh hằng. Với tinh thần dũng cảm rõ ràng,Gersdorff sẵn sàng tình nguyện hy sinh mạng sống củamình.

Buổi tối 20tháng 3, ông đến gặp Schlabrendorff tại khách sạn Enden ởBerlin. Schlabrendorff đã mang đến 2 quả bom với dây cháy10 phút. Nhưng với nhiệt độ mùa Đông ở khoảng sânZeughaus có kính che xung quanh, có thể mất 15-20 phút bommới nổ. Chính trong khoảng sân này mà Hitler, sau khi đọcdiễn văn, đã dự định bỏ ra nửa giờ để tham quannhững chiến lợi phẩm Liên Xô mà nhóm sĩ quan dướiquyền Gersdorff tổ chức trưng bày. Đây là nơi duy nhấtGersdorff có thể đến gần Hitler để hạ sát ông ta.

Sau này,Gersdorff kể lại những gì đã xảy ra:

"Ngày hôm sau, tôi mangtrong mỗi túi áo choàng 1 quả bom với dây cháy 10 phút.Tôi dự định sẽ cố đứng gần Hitler, để có thểkích hoạt bom nổ cho ông ta tan xác. Khi Hitler... bước vàokhu trưng bày, Schmundt đi đến bên tôi và nói việc thamquan chỉ kéo dài 8 đến 10 phút. Thế là không còn có khảnăng thực hiện việc ám sát, bởi vì ngay cả với nhiệtđộ bình thường dây cháy cũng phải cần ít nhất 10phút. Việc thay đổi lịch trình vào phút chót, vốn làbiện pháp an ninh tế nhị thường thấy ở Hitler, mộtlần nữa đã cứu mạng ông ta."

Gersdorffkể lại là Tướng von Tresckow đang ở Smolensk bồn chồntheo dõi buổi phát thanh tường thuật buổi lễ với "mộtđồng hồ bấm giờ trên tay". Khi phát thanh viên loan báoHitler đã rời khu trưng bày 8 phút sau khi bước vào, vịTướng hiểu rằng có thêm một âm mưu nữa lại thấtbại.

Và đã có thêmít nhất 3 âm mưu ám sát Hitler như thế nữa, nhưng tấtcả đều thất bại.

Vào đầu năm1943, có một cuộc nổi dậy tự phát trên nước Đứcgiúp vực dậy tinh thần của nhóm chống đối cho dù chỉở một tầm mức nhỏ. Vụ việc cũng cho thấy lời cảnhcáo của Quốc xã có thể tàn bạo đến mức nào khi dậptắt các dấu hiệu chống đối ngay ở mức độ nhỏnhất.

Như ta đã biết,sinh viên đại học ở Đức nằm trong số những ngườiQuốc xã cuồng tín nhất đầu thập kỷ 1930. Nhưng 10 nămsống dưới chế độ của Hitler đã làm tan vỡ ảo mộngcủa họ, nhất là khi Đức không thể thắng cuộc chiến.Nằm trong thành phố vốn là cái nôi của chủ nghĩa Quốcxã, Đại học Munich trở thành trung tâm chống đối củasinh viên. 2 sinh viên cầm đầu là Hans Scholl, 25 tuổi đanghọc Y khoa và cô em gái Sophie 21 tuổi đang học ngành Sinhhọc. Thầy đỡ đầu của họ là Kurt Huber, một Giáo sưTriết học. Họ thực hiện việc tuyên truyền chống Quốcxã ở những Đại học khác, đồng thời cũng liên lạcvới nhóm âm mưu ở Berlin.

Một ngày tháng3 năm 1943, Xứ uỷ Paul Giesler của Bavaria, sau khi đượcMật vụ thông báo về hoạt động của nhóm sinh viên,ông đã tụ họp sinh viên đến và cho biết những sinhviên nam thiếu sức khoẻ – người đủ sức khoẻ đãvào Quân đội – phải làm việc gì đấy hữu ích hơncho cuộc chiến và với lời lẽ dâm đãng, ông khuyênnhững sinh viên nữ mỗi năm nên đẻ một đứa con đểphục vụ Tổ quốc. Ông nói thêm: "Nếu cô nào không đủhấp dẫn để kiếm được bạn tình, tôi sẽ cử nhữngtrợ lý của tôi... và tôi có thể cam đoan cô ấy sẽ cómột trải nghiệm hoàn toàn vui thú."

Viên Xứ uỷ đãkhét tiếng vì hay có lời lẽ tiếu lâm, nhưng sinh viênkhông thể chịu được cách nói thô bỉ này. Họ la óđòi ông bước xuống và đẩy ra khỏi phòng những binhsĩ Mật vụ S.S. đến để bảo vệ ông. Buổi chiều ngàyhôm ấy, những cuộc biểu tình của sinh viên chống Quốcxã trên đường phố Munich đã lần đầu tiên xảy ratrên Đế chế Thứ Ba. Bây giờ, các sinh viên dưới sựdẫn dắt của 2 anh em nhà Scholl đã bắt đầu phân pháttruyền đơn kêu gọi giới trẻ Đức vùng lên. Ngày 19tháng 2, một công nhân trông thấy Hans và Sophie Scholl tungtruyền đơn từ lan can của toà nhà đại học, bèn báocho Mật vụ.

Số phận 2người bị định đoạt một cách nhanh chóng và dã man.Họ bị đưa ra trước Toà án Nhân dân do Roland Freislerchủ trì. Ông này có lẽ là Đảng viên Quốc xã khát máunhất sau Heydrich – sẽ được đề cập thêm trong sáchnày. 2 sinh viên bị kết tội phản quốc và nhận án tửhình. Sophie Scholl bị hành hạ thô bạo trong quá trình Mậtvụ điều tra đến nỗi cô xuất hiện trước toà vớimột chân bị gãy. Nhưng tinh thần cô vẫn bất khuất.Khi Freisler mắng mỏ cô một cách hung bạo, cô chỉ điềmtĩnh trả lời: "Ông cũng như chúng tôi đều biết làta đã thua trận. Tại sao ông hèn nhát đến nỗi khôngdám thú nhận điều này?"

Cô đi khậpkhiễng đến máy chém với thái độ dũng cảm siêu phàm,cũng như anh trai mình.Vài ngày sau, Giáo sư Huber cùng một số sinh viên kháccũng bị xử tử.

Việc này nhắcnhở cho nhóm âm mưu ở Berlin về mối hiểm nguy mà họđối mặt khi có vài lãnh đạo của nhóm hành độngkhinh suất khiến cho những người khác luôn lo lắng.Chính Goerdeler là người đã nói quá nhiều. Nỗ lực củaPopitz khi thăm dò Himmler và những sĩ quan S.S. cao cấp vềviệc tham gia nhóm âm mưu cũng sẽ tạo ra vô vàn rủi ro.Con người độc nhất vô nhị Weizsaecker, mà sau chiếntranh cố chứng tỏ mình là người chống đối mạnh mẽ,đã hoảng sợ đến nỗi phải cắt đứt mọi liên lạcvới người bạn cũ Hassell, người mà ông quy kết đãquá khinh suất và cảnh báo rằng Mật vụ đang theo dõihọ. Riêng Hassell ghi vào nhật ký:

"Ông ấy yêu cầu tôi đừnglàm cho ông khó xử vì sự hiện diện của tôi. Khi tôibắt đầu phản kháng, ông ngắt lời tôi một cách thôlỗ."

Chỉkhi được an toàn làm Đại sứ tại Vatican, Weizsaecker mớithúc giục nhóm âm mưu hành động. Hassell bình luận: "Làmnhư thế từ Vatican là quá dễ." Weizsaecker sống sót sauchiến tranh để viết nên cuốn hồi ký xoàng xĩnh. Cònnhật ký của Hassell thì đã được xuất bản sau khi ôngbị hành quyết.

Mật vụ đangtheo dõi rất nhiều người, đặc biệt là Goerdeler vốnthường hoạt bát một cách quá tự tin. Nhưng nhóm âm mưubị phát giác không phải nhờ kết quả công tác điềutra, mà oái oăm thay là vì 2 cơ quan Quân báo dưới quyềnĐô đốc Canaris và Mật vụ dưới quyền Himmler kèn cựanhau, đến mức Himmler muốn gạt Canaris ra để tự mìnhnắm lấy cơ quan Quân báo.

Vào mùa thu1942, một doanh nhân ở Munich bị bắt vì mang lậu ngoạitệ vượt biên giới qua Thuỵ Sĩ. Ông này thật ra là mộtnhân viên Quân báo, nhưng khoản tiền ông mang lại là đểcho một nhóm người Do Thái tị nạn ở Thuỵ Sĩ. Đây làmột trọng tội ở Đế chế Thứ Ba, cho dù can phạm lànhân viên Quân báo. Khi Canaris không thể che chở cho ông,ông ta đã khai với Mật vụ những gì mình biết trong nộitình Quân báo. Ông tố giác Hans von Dohnanyi, người cùngvới Đại tá Quân báo Oster tham gia nhóm âm mưu. Ông kểvề hoạt động của Tiến sĩ Josef Mueller ở Vatican vàonăm 1940 khi tiếp xúc với phía Anh thông qua Giáo hoàng.Ông tiết lộ Mục sư Dietrich Bonhoefferđã dùng hộ chiếu giả do Quân báo cấp để đi đếnStockholm tiếp xúc với Giám mục địa phận Chichester củaAnh. Ông còn cung cấp vài chi tiết về những âm mưu củaOster nhằm loại trừ Hitler.

Sau những thángđiều tra, Mật vụ đã ra tay. Dohnanyi, Mueller và Bonhoefferbị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1943. Oster đã cố tiêu huỷnhững tài liệu có liên quan trước khi bị buộc phải từchức và bị quản thúc tại gia ở Leipzig. Bonhoeffer,Dohnanyi và Oster bị S.S. hành quyết ngày 9 tháng 4 năm1945, không đầy 1 tháng trước khi Đức đầu hàng. RiêngMueller thì đã thoát chết.

Việc bắt giữnhững nhân vật quan trọng là đòn đau cho nhóm âm mưu.Oster là một trong những nhân vật chủ chốt từ năm1938, còn Dohnanyi là một người trợ lý đắc lực.Bonhoeffer theo đạo Tin Lành và Mueller theo Công giáo chẳngnhững mang đến mãnh lực tâm linh cho phong trào, mà cònnêu gương dũng cảm khi thực hiện những chuyến đi ranước ngoài cũng như khi bị tra tấn mà không chịu cungkhai ra cộng sự.

Nhưng nghiêmtrọng nhất là khi những người trong Quân báo bị lộ,nhóm âm mưu đã mất đi "lớp vỏ bọc" cùng phươngtiện thông tin với nhau, với những tướng lĩnh lưỡnglự và với cả những bạn hữu ở phương Tây.

Trong vài thángsau đó, nhân viên của Himmler còn phát hiện thêm nhiềutình tiết khiến cho Quân báo và Giám đốc Canaris bịđình chỉ hoạt động hẳn.

Đầu tiên làtừ buổi tiệc trà của bà Solf được tổ chức ngày 10tháng 9 năm 1943. Bà Anna Solf là quả phụ của cựu Bộtrưởng Thuộc địa trong triều đình Wilhelm II, từ lâuđã cầm đầu một nhóm chống Quốc xã ở Berlin. Trong sốkhách đến dự buổi tiệc trà do bà tổ chức có một sốnhân vật nổi danh như: Nữ Bá tước Hanna von Bredow, cháucủa Bismarck, Bá tước Albrecht von Bemstorff, cháu của Đạisứ Đức tại Mỹ trong Thế chiến I, Mục sư dòng Tênnổi danh Erxleben, Otto Kiep, nhân viên cao cấp Bộ Ngoạigiao, cựu tổng lãnh sự Đức tại New York và Elisabeth vonThadden, Hiệu trưởng của một trường nữ có tiếng tăm.

Bà von Thaddendẫn đến buổi tiệc trà một bác sĩ trẻ người ThuỵSĩ tên Reckse, có tư thái dễ gây cảm tình, đang hànhnghề tại bệnh viện Charité ở Berlin. Giống như phầnđông người Thuỵ Sĩ khác, bác sĩ Reckse bày tỏ tư tưởngchống Quốc xã và được nhiều người trong buổi tiệctrà hưởng ứng. Trước khi buổi tiệc trà kết thúc,Reckse tỏ ý tình nguyện gửi đi bất kỳ thư nào mà bàSolf hoặc khách mời muốn gửi cho bạn bè của họ ởThuỵ Sĩ – những di dân Đức chống Quốc xã và nhânviên ngoại giao Anh-Mỹ. Một số người chấp nhận sựgiúp đỡ này.

Không may cho họ,bác sĩ Reckse là nhân viên của Mật vụ Đức, nên ôngnày trao lại các bức thư nhờ chuyển cùng một báo cáovề buổi tiệc trà cho Mật vụ.

Bá tước vonMoltke biết được tin này qua một người bạn ở BộHàng khôngđã ghi âm một số cuộc gọi điện thoại giữa Reckse vàMật vụ. Moltke vội thông báo cho Kiep và Kiep báo lại chocả nhóm của bà Solf. Nhưng Himmler đã nắm được bằngcớ. Ông ta chờ trong 4 tháng rồi mới ra tay, có lẽ vìmuốn truy ra thêm những người khác. Ngày 12 tháng 1, tấtcả những người hiện diện trong bữa tiệc trà bị bắt,bị xét xử rồi chịu tử hình, ngoại trừ bà Solf vàcon gái, Nữ Bá tước Ballestrem.2 người bị đưa vào trại tập trung và thoát chết mộtcách kỳ lạ.

Bá tước vonMoltke bị bắt do dính dáng đến Kiep. Nhưng đây không chỉlà hệ luỵ duy nhất từ Kiep. Vụ việc còn lan xa và cuốicùng khiến cho Cục Quân báo bị xoá sổ và Himmler đãthành công đoạt lấy chức năng tình báo quân đội.

Trong số nhữngngười bạn thân chống Quốc xã của Kiep có ErichVermehren và người vợ xinh đẹp, nguyên là Nữ Bá tướcElisabeth von Plettenberg. Cũng như nhiều người khác chốnglại chế độ, cả hai gia nhập Quân báo và được cửđi Istanbul. Mật vụ gọi họ về Berlin để điều tratrường hợp của Kiep. Biết trước số phận sẽ ra sao,cả hai từ chối trở về, liên lạc với mật vụ Anh vàđược đưa đến Anh.

Đức nghi ngờhai vợ chồng đã bị bắt cóc với mọi mật mã củaQuân báo rồi trao mật mã cho phía Anh nhưng sau này họlại thấy điều này không đúng. Hitler không thể chịuđược nữa và càng thêm nghi kỵ Canaris. Ngày 18 tháng 2năm 1944, ông ra lệnh giải tán Cục Quân báo và giao chocơ quan RSHA đảm nhiệm công tác tình báo. Đây là thắnglợi lớn cho Himmler, vốn từ lâu đã hiềm khích vớiQuân đội đặc biệt là sau vụ cáo giác Tướng vonFrisch năm 1938 (xem Chương 10). Đây cũng là sự mất mátthông tin tình báo cho Quân đội, củng cố thanh thế củaHimmler đối với các tướng lĩnh. Thêm nữa, nhóm âm mưubây giờ đã không còn mạng lưới tình báo nào để hoạtđộng.

Đô đốcCanaris được cử làm Giám đốc Cục Chiến tranh Thươngmại và Kinh tế. Với chức vụ hữu danh vô thực này,ông lu mờ dần trong lịch sử nước Đức. Ông là nhânvật kín kẽ đến nỗi không có 2 tác giả nào đồng ývới nhau về con người thật hoặc tư tưởng của ông.Một người luôn yếm thế và tin vào định mệnh, ôngghét bỏ và âm thầm chống lại nền Cộng hoà Weimar, rồikế tiếp cũng chống lại Đế chế Thứ Ba.

Nhóm âm mưu vẫnkhông từ bỏ ý định ám sát Hitler, định ra dăm ba mưuđồ giữa tháng 9 năm 1943 và tháng 1 năm 1944. Vào thángTám, nhân viên ngân hàng Jakob Wallenberg đến Berlin đểgặp Goerdeler. Ông này nói đảm bảo mọi việc đã đượcchẩn bị sẵn sàng cho vụ lật đổ vào tháng Chín vàSchlabrendorff sẽ đi Stockholm để gặp đại diện củaChurchill để thương thảo hoà bình.

Sau này,Wallenberg kể với Allen Dulles: "Tôi vô cùng hồi hộp chờđợi cả tháng Chín, nhưng sau đó lại chẳng có chuyệngì xảy ra cả."

Tháng 10 năm1943, Tướng Stieff, người lưng còm ăn nói sắc sảo đượcTresckow tặng "2 chai rượu", đã dàn xếp để đặt 1quả bom hẹn giờ trong một buổi họp quân sự củaHitler tại Rastenburg, nhưng phút cuối lại không dám làm.Ít ngày sau, kho bom Anh mà ông nhận từ Cục Quân báo vàgiấu trong tổng hành dinh phát nổ. Chỉ nhờ Đại táQuân báo Werner Schrader, người tham gia vào nhóm âm mưu, đãđược Hitler tin cậy mở cuộc điều tra mà nhóm âm mưumới không bị phát hiện.

Vào tháng Mườimột, họ lại có thêm một âm mưu khác. Đại uý bộbinh Axel von dem Bussche, 24 tuổi, được nhóm âm mưu chọnđể làm "người mẫu" cho một kiểu áo choàng mớicủa Quân đội mà Hitler ra lệnh thiết kế và muốn đíchthân xem xét trước khi chấp thuận cho sản xuất. Đểtránh thất bại như Gersdorff, Bussche quyết định mangtrong 2 túi áo choàng 2 quả bom của Đức sẽ phát nổ vàigiây sau khi được kích hoạt. Kế hoạch của ông là nắmlấy Hitler khi ông này đang xem xét kiểu áo choàng mớirồi cả 2 sẽ chết tan xác.

Nhưng 1 ngàytrước khi làm mẫu cho kiểu áo choàng, Bussche phải trởlại công ty ở mặt trận Liên Xô. Anh đã quay lại tổnghành dinh của Hitler vào tháng Mười hai để định âm mưulần nữa với một chiếc áo khác, nhưng Hitler đột nhiênquyết định đi Berchtesgaden để nghỉ lễ Giáng sinh. Ítlâu sau, Bussche bị thương trên mặt trận, vì thế âm mưuđược giao cho một sĩ quan bộ binh tiền tuyến trẻ. Đólà Heinrich von Kleist, con trai của Thống chế Ewald vonKleist vốn cũng dính dáng đến nhóm âm mưu. Việc xem xétmẫu áo choàng mới được định ngày 11 tháng 2 năm 1944,nhưng vì lý do nào đấy Hitler lại không đến. Sau này,cả 2 cha con Kleist đều bị bắt, người cha bị hànhquyết vào ngày 16 tháng 4 năm 1945, người con thoát chết.

Sau những thấtbại, nhóm âm mưu đi đến kết luận là cần thay đổikế hoạch để đối phó với cách thức Hitler liên tụcthay đổi lịch trình.Họ nhận ra rằng cơ hội duy nhất có thể trông mong ôngta xuất hiện chắc chắn là những buổi họp quân sựvới các tướng lĩnh của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lựcvà Bộ Tư lệnh Lục quân. Họ lên phương án ám sát ôngta ở một trong những buổi họp này.

Ngày 26 tháng 12năm 1943, một sĩ quan trẻ tên là Stauffenberg, trợ lý choTướng Olbricht, được phái đến buổi họp tại tổnghành dinh Rastenburg để trình bày một báo cáo. Trong chiếccặp của ông là một quả bom hẹn giờ. Buổi họp bịhoãn lại. Hitler đã đi nghỉ lễ Giáng sinh tạiObersalzberg.

Đó là âm mưuđầu tiên của anh Trung tá trẻ Stauffenberg, nhưng khôngphải là âm mưu cuối cùng.

ĐẶCVỤ CỦA BÁ TƯỚCVON STAUFFENBERG


Đólà một người có biệt tài đáng kinh ngạc so với mộtsĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Ông sinh năm 1907, thuộcmột gia tộc có tiếng tăm ở miền Nam nước Đức, sốngvới nhau hoà hợp, mộ đạo Công giáo và có văn hoá cao.Ông có thể chất tốt, rất đẹp trai, có đầu óc thôngminh, ham học hỏi và tính khí cân bằng. Trong một thờigian ông định học Âm nhạc rồi sau đó Kiến trúc, nhưngnăm 1926, ở tuổi 19, ông gia nhập Quân đội.

Năm 1936, ôngđược điều về Trường Võ bị Chiến tranh ở Berlin,nơi ông thu hút được sự chú ý của cấp trên. 2 nămsau, ông làm việc ở Bộ Tổng Tham mưu.

Khi chiến tranhbùng nổ, ông tham gia một cách hăng say, làm sĩ quan thammưu của Tướng Hoepner, Tư lệnh Sư đoàn 6 Thiết giáp,trong các chiến dịch tại Ba Lan và Pháp. Đầu tháng 6 năm1940, ngay trước trận Dunkirk, ông được chuyển về BộTư lệnh Lục quân, rồi trong 18 tháng đầu của chiếndịch đánh Nga, ông hoạt động trên lãnh thổ Nga, tổchức những đơn vị "tình nguyện" trong số các tùbinh người Nga.

Chính trên chiếntrường Liên Xô mà Stauffenberg cảm thấy vỡ mộng. Sựtàn bạo của lực lượng S.S. ở Liên Xô cũng như lệnhcủa Hitler là bắn bỏ Chính uỷ Bolshevik khiến choStauffenberg sáng mắt mà nhận ra con người thật củaHitler. Do tình cờ, ông gặp 2 người chủ chốt trong nhómâm mưu: Tướng Tresckow và Schlabrendorff, rồi hoạt độngmột cách tích cực trong nhóm.

Nhưng ông vẫncòn là một sĩ quan cấp thấp và khi các Thống chế quáhoang mang hoặc quá hèn nhát, thì ông cũng không thể làmgì để loại trừ được Hitler hay chấm dứt việc tànsát người Do Thái, người Nga và tù binh. Thảm hoạ xảyra một cách không cần thiết ở Stalingrad cũng làm cho ôngchán ngán. Tháng 2 năm 1943, ông xin chuyển ra chiến trườngvà được cử làm sĩ quan hành quân cho Sư đoàn Thiếtgiáp Thứ Mười ở Tunisia.

Ngày 7 tháng 4,chiếc xe chở ông cán phải mìn – có người nói ôngcũng bị một máy bay Đồng minh tấn công – và ông bịthương nặng. Ông mất con mắt trái, bàn tay phải, 2 ngóntay trái và thêm những vết thương ở tai trái và đầugối. Trong nhiều tuần, có vẻ như nếu ông sống sót thìcũng sẽ bị mù mắt hẳn. Nhưng ông đã được chữa trịvà hồi phục rất tốt. Nếu là người khác thì hẳn đãmuốn xin ra khỏi Quân đội và từ bỏ nhóm âm mưu. Nhưngđến giữa mùa hè ông vẫn cố tập vận động 3 ngóntay của bàn tay trái còn đang được băng bó để viếtthư cho Tướng Olbricht, báo trong 3 tháng nữa, ông sẽ trởlại Quân đội. Trong khi đang hồi phục, ông có thờigian để suy nghĩ và đi đến kết luận là, dù cho bịthương tật, ông vẫn phải thực hiện một nhiệm vụthiêng liêng.

Ông nói vớivợ, Nữ Bá tước Nina, mẹ của 4 đứa con của ông: "Anhnghĩ bây giờ anh phải làm gì đấy để cứu nước Đức.Sĩ quan tham mưu như anh phải nhận một phần trách nhiệm."

Cuối tháng 9năm 1943, ông trở lại Berlin với quân hàm Trung tá và làmChánh văn phòng cho Tướng Olbricht tại Cục Tổng hợp –Thanh tra. Chẳng bao lâu sau, ông thực tập kích hoạt loạibom của Anh quốc bằng một cái kìm trên 3 ngón tay.

Tố chất năngđộng, đầu óc minh mẫn và sự tài ba của ông đã thổimột luồng sinh khí mới vào nhóm âm mưu. Ông cũng cónhững ý tưởng khác lạ, vì bản thân không hài lòng vớikiểu chế độ ù lì, bảo thủ, vô vị mà các nhà lãnhđạo phong trào chống đối như Beck, Goerdeler và Hasselltrù định sau khi lật đổ Quốc xã. Có óc thực dụnghơn bạn bè ông trong nhóm Kreisau, ông mong mỏi một chếđộ dân chủ xã hội năng động.

Ông cũng đạtđược thành công trong giới quân sự. Ông chấp nhậnTướng Beck là nhà lãnh đạo trên danh nghĩa và ngưỡngmộ vị cựu Tham mưu trưởng Lục quân. Nhưng khi trở vềBerlin, ông thấy Beck sau ca mổ ung thư chỉ còn là cáibóng mờ của ngày xưa, mệt mỏi và có phần chán nản,lại còn không có ý niệm gì về chính trị. Tiếng tămcủa Tướng Beck trong giới quân sự vẫn còn có ích, thậmchí là cần thiết, để tiến hành cuộc lật đổ. Nhưngđể có sự hỗ trợ tích cực trong việc tập kết vàchỉ huy binh sĩ, thì ta cần phải huy động những sĩ quantrẻ hơn đang tại ngũ. Chẳng bao lâu, Stauffenberg đã cóđủ số nhân sự chủ chốt mà ông muốn.

Ngoài Olbricht,còn có cấp trên của ông: Tướng Stieff (Cục trưởngNhân viên thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân), Tướng EduardWagner (Cục trưởng Hậu cần thuộc Bộ Tư lệnh Lụcquân), Tướng Erich Fellgiebel (Cục trưởng Thông tin thuộcBộ tư lệnh Lục quân), Tướng Fritz Lindemann (Cục trưởngQuân cụ), Tướng Paul von Hase (Tư lệnh Quân khu Berlin,người sẽ điều động quân chiếm lấy Berlin) và Đạitá Freiherr von Roenne (Trưởng phòng Quân đội Nướcngoài), với tham mưu trưởng của ông, Đại uý Bá tướcvon Matuschka.

Nhưng chỉ có 2hoặc 3 vị Tướng nắm vai trò chủ chốt. Những ngườicòn lại, nhất là Tư lệnh Dân quân Friedrich Fromm – mộtngười có tính khí bất thường giống như Kluge, là khôngthể trông cậy mãi.

Nhóm âm mưukhông có Thống chế tại ngũ nào. Thống chế vonWitzleben, một trong những thành viên ban đầu, được chỉđịnh làm Tổng Tham mưu trưởng Quân lựcdưới chế độ mới, nhưng hiện không giữ chức vụ nàovà không có quân dưới quyền. Thống chế cựu Tổng Tưlệnh Mặt trận phía Tây von Rundstedt được tiếp xúcnhưng không muốn làm trái lại lời tuyên thệ đối vớiLãnh tụ – ít nhất đó là cách ông lý giải. Đó cũnglà trường hợp của vị Thống chế von Manstein có tàinhưng là người cơ hội chủ nghĩa.

Vào đầu năm1944, Thống chế Rommel, rất năng động và được lòngmọi người, cũng thuận lòng hỗ trợ, tuy Stauffenbergkhông biết. Việc ông tham gia khiến nhiều nhà lãnh đạophong trào chống đối ngạc nhiên và nhiều người khôngchấp nhận, vì họ xem "Cáo Sa mạc" là người củaQuốc xã và là kẻ cơ hội vốn đã ngang nhiên ủng hộHitler rồi bây giờ lại quay sang nhóm âm mưu khi thấyviễn cảnh chiến bại.

Vào tháng 1 năm1944, Rommel là Tư lệnh Tập đoàn quân B trên chiến trườngphía Tây, là lực lượng chính đương đầu với cuộcTiến công Anh-Mỹ trong tương lai qua biển Manche. Ở Pháp,ông có nhiều cơ hội gặp gỡ Tướng Alexander vonFaulkenhausen, chỉ huy ban quân quản Bỉ và Bắc Pháp vàTướng Karl Heinrich von Stuelpnagel, chỉ huy ban quân quảnPháp. Cả 2 Tướng đã gia nhập âm mưu chống Hitler và đãkhuyến dụ Rommel cùng tham gia. Một người bạn cũ là dânthường của Rommel cũng hỗ trợ họ: Tiến sĩ KarlStroelin, Thị trưởng thành phố Stuttgart, giống như nhiềunhân vật kể ở đây, ủng hộ nồng nhiệt Quốc xã lúcđầu rồi thay đổi tư tưởng với viễn cảnh thấttrận. Ông này được hỗ trợ bởi Tiến sĩ Goerdeler,người đã khuyến dụ ông vào tháng 8 năm 1943 thảo mộtbản ghi nhớ cho Bộ Nội vụ trong đó cả 2 yêu cầungừng ngược đãi người Do Thái và những Giáo hội CơĐốc, tái lập dân quyền và hệ thống tư pháp độc lậpkhỏi Đảng và S.S.-Mật vụ. Qua trung gian của bà vợRommel, Stroelin mang bản ghi nhớ đến cho Rommel và làm côngtác tư tưởng cho ông này.

Cuối tháng 2năm 1944, Stroelin và Goerdeler đến gặp Rommel tại nhàriêng và có buổi trao đổi chân tình. Stroelin kể lại:

"Tôi nói với ông ấy rằngmột số sĩ quan cao cấp ở phía Tây đề xuất bắt giữHitler và buộc ông ta phải tuyên bố từ chức trên sóngphát thanh. Rommel chấp nhận ý tưởng này.

Tôi nói tiếp với ông ấyrằng ông là vị Tướng vĩ đại nhất, được yêu mếnnhất và được nước ngoài tôn trọng nhất. Tôi nói:"Ông là người duy nhất có thể ngăn chặn nội chiếnở Đức. Ông nên công khai hỗ trợ cho phong trào."

Rommellưỡng lự rồi cuối cùng đi đến quyết định. Ông bảoStroelin: "Tôi tin nhiệm vụ của mình là cứu nướcĐức."

Trong buổi họpnày và tất cả buổi họp về sau với nhóm âm mưu,Rommel đều chống lại ý định ám sát Hitler – khôngphải vì lý do đạo đức mà là vì thực tế. Ông biệnluận rằng giết nhà độc tài sẽ biến ông ta thành liệtsĩ. Ông nhất quyết đòi hỏi Quân đội bắt giữ vàmang Hitler ra xét xử về tội ác đối với dân tộc vàđối với những vùng bị chiếm đóng.

Vào lúc này,định mệnh đã mang đến Tướng Hans Speidel để tạothêm ảnh hưởng đối với Rommel. Ngày 15 tháng 4 năm1944, Speidel được cử làm tham mưu trưởng cho Rommel. Cũngnhư Stauffenberg – tuy 2 người thuộc 2 nhóm khác nhau –nhưng Speidel cũng là một sĩ quan quân đội lạ thường.Ông đỗ bằng Tiến sĩ Triết học hạng ưu năm 1925. Ôngkhông để mất thời giờ làm công tác tư tưởng choRommel. Trong vòng 1 tháng, ông xếp đặt một buổi họpgiữa Rommel, Stuelpnagel cùng tham mưu trưởng của 2 người.Speidel nói mục đích là tìm ra "biện pháp cần thiếtđể chấm dứt chiến tranh ở phía Tây và lật đổ chếđộ Quốc xã".

Đó là mộtnhiệm vụ nặng nề. Speidel nhận ra rằng muốn thành côngthì phải gấp rút có liên hệ gần gũi hơn với nhữngngười chống Quốc xã trong nước, đặc biệt là nhómGoerdeler-Beck. Trong nhiều tuần, Goerdeler thúc ép nên cóbuổi họp kín giữa Rommel và Neurath, người đã phục vụHitler một cách đắc lực trên cương vị Ngoại trưởngvà Bảo quốc Bohemia, bây giờ cũng đã bừng tỉnh. Mọingười đồng ý là Rommel dễ gặp nguy hiểm nếu gặp gỡNeurath và Stroelin, vì thế Speidel được cử đi. 3 ngườihiện diện trong buổi họp ngày 27 tháng 5 là: Speidel,Neurath và Stroelin. Họ đạt thoả thuận là phải nhanhchóng lật đổ Hitler, cử Rommel tạm thời làm Tổng thốnghoặc Tổng Tham mưu trưởng Quân lực. Phải ghi nhận làRommel luôn không bao giờ đòi hỏi cho mình chức vụ gì.Họ cũng thoả thuận với nhau về một số chi tiết khác,kể cả kế hoạch liên lạc với các nước Đồng minhphương Tây cho việc đình chiến và mật mã thông tin giữanhóm âm mưu ở Đức và tổng hành dinh của Rommel.

Tướng Speidelnêu rõ: không những Rommel đã thông báo tình hình cho cấptrên trực tiếp của ông, Thống chế Tổng Tư lệnh Mặttrận phía Tây von Rundstedt, mà ông này còn "hoàn toànđồng ý". Tuy nhiên, tố chất của Rundstedt có mộtkhuyết điểm mà Speidel kể lại:

"Trong buổi thảo luận vềviệc đưa ra những yêu cầu chung cho Hitler, Rundstedt nóivới Rommel: "Ông còn trẻ. Ông biết rõ và yêu mến dânchúng. Ông nên làm việc ấy."

Thêmvài buổi hội họp cuối mùa xuân năm ấy để soạn thảokế hoạch. Speidel diễn giải:

"Đình chiến ngay với cácnước Đồng minh phương Tây nhưng không phải là đầuhàng vô điều kiện. Rút quân Đức trên mặt trận phíaTây về Đức. Đồng minh lập tức ngừng ném bom lên Đức.Bắt giữ Hitler để mang ra xét xử trước toà án Đức.Lật đổ chế độ Quốc xã. Tạm thời nắm quyền hànhpháp dưới sự lãnh đạo của Tướng Beck, Goerdeler vàđại diện nghiệp đoàn Leuschner. Không có chế độ độctài quân phiệt. Chuẩn bị "hoà bình xây dựng" trongkhuôn khổ Hiệp Chủng Quốc châu Âu. Tiếp tục chiếntranh trên mặt trận phía Đông. Giữ một phòng tuyếnngắn hơn giữa cửa sông Danube, núi Carpathia, sông Vistulavà Memel."

Dườngnhư các tướng lĩnh tin chắc rằng quân Anh-Mỹ sẽ hợptác với họ trong cuộc chiến chống Liên Xô để ngănchặn châu Âu trở thành Bolshevik.

Ở Berlin, tướngBeck đồng ý, ít nhất là về phần tiếp tục chiếntranh trên mặt trận phía Đông. Vào đầu tháng Năm, ônggửi đến Dulles ở Thuỵ Sĩ một bản ghi nhớ phác thảomột kế hoạch quái dị. Quân Đức trên mặt trận phíaTây sẽ rút về biên giới Đức sau khi Anh-Mỹ tiến công.Trong khi ấy, Beck thúc giục các nước Đồng minh phươngTây tiến hành 3 cuộc hành quân chiến thuật: đổ 3 sưđoàn quân dù xuống Berlin để giúp nhóm âm mưu chiếmgiữ thủ đô, mở cuộc đổ bộ lớn lên bờ biển Đứcgần Hamburg và Bremen, cuối cùng là đổ bộ một lựclượng lớn lên đất Pháp qua biển Manche. Cùng lúc, quânĐức chống Quốc xã được tin cậy sẽ chiếm vùngMunich và bao vây Hitler tại biệt thự nghỉ dưỡng ởBerchtesgaden. Đồng thời vẫn tiếp tục chiến tranh vớiLiên Xô.

Dulles nói ôngkhông muốn mất thời giờ để dẫn nhóm âm mưu trở lạithực tế nữa, vì sẽ không bao giờ có hoà bình riêng rẽvới phương Tây.

Stauffenberg vànhững bạn hữu của ông trong nhóm Kreisau cùng cựu Đạisứ Schulenburg tại Liên Xô đã nhận ra điều này. Thậtra, phần lớn trong số này, kể cả Stauffenberg đều cóxu hướng "thiên phía Đông" – tức là thân Liên Xôtuy chống Bolshevik. Họ tin rằng có được nền hoà bìnhthuận lợi với Liên Xô thì có thể dễ dàng hơn so vớiphương Tây vốn luôn đòi hỏi đầu hàng vô điều kiện.Chính Stalin đã phát biểu trên đài phát thanh rằng LiênXô không chống lại dân Đức nhưng chống "người theoHitler". Nhưng đến tháng 10 năm 1943, họ lại từ bỏ tưtưởng này, khi chính quyền Liên Xô tại Hội nghị cácngoại trưởng Đồng minh ở Moscow chính thức tuyên bốtuân thủ cam kết trước đây là đòi hỏi Đức đầuhàng vô điều kiện.

Và giờ đây,khi mùa hè định mệnh 1944 đang đến gần, nhóm âm mưunhận ra rằng trong khi Hồng quân đang Tiến đến biêngiới Đế chế, thì quân Anh-Mỹ cũng đang chực chờ tiếncông qua biển Manche, trong khi sức kháng cự của Đức ởÝ đang suy sụp. Trong tình hình này, họ phải nhanh chóngtrừ khử Hitler và chế độ Quốc xã để đạt lấy bấtkỳ loại hoà bình nào giúp Đức không bị áp đảo vàtiêu diệt.

Tại Berlin, cuốicùng Stauffenberg và bạn hữu của ông cũng đã hoàn tấtmột phương án có tên là "Valkyrie". Đó là một cáitên thích hợp, vì trong huyền thoại Đức, Valkyrie là mộtnữ chiến binh, trẻ đẹp nhưng gây kinh hoàng, bay lơ lửngtrên vùng chiến địa mà chọn đối thủ để tiêu diệt.Trong trường hợp này, kẻ cần bị tiêu diệt là AdolfHitler.

Một điều trớtrêu là trước khi mất chức, chính Canaris đã đề xuấtý tưởng Valkyrie cho Hitler, trong phương án giao cho lựclượng Dân quân nhiệm vụ giữ gìn an ninh tại Berlin vànhững thành phố lớn khác để ngăn chặn hàng triệucông nhân nô lệ nước ngoài nổi loạn. Việc nổi loạnnhư thế gần như là bất khả thi, vì công nhân nướcngoài không có vũ khí trong tay và thiếu tổ chức. Nhưngtrong đầu óc đa nghi của Hitler thì ở đâu cũng có hiểmhoạ. Vì những người khoẻ mạnh đang chinh chiến trênmặt trận hoặc đang chiếm đóng những vùng đất xa xôi,nên Hitler thuận theo ý tưởng là giao cho lực lượng Dânquân nhiệm vụ bảo vệ an ninh trong nước để chống lạiđám công nhân nô lệ đầy bất mãn.

Thế là, phươngán Valkyrie trở thành một lớp vỏ bọc hoàn hảo cho nhómâm mưu trong Quân đội, cho phép họ công khai sắp đặtnhững phương án để Dân quân chiếm lấy thủ đô vànhững thành phố lớn như Vienna, Munich và Cologne ngay saukhi ám sát được Hitler.

Tại Berlin, khókhăn chính của nhóm âm mưu là họ có quá ít binh sĩ dướiquyền, trong khi lực lượng S.S. lại đông đảo hơn. Hơnnữa, còn có những đơn vị Không quân đang nắm giữnhững vị trí phòng không quanh thủ đô. Trung thành vớiGoering, họ chắc chắn sẽ chiến đấu để bảo vệ chếđộ Quốc xã dưới quyền tư lệnh của họ, ngay cả saukhi Hitler đã chết. Họ có thể sử dụng súng phòng khôngnhư là pháo để chống trả lực lượng Dân quân. Thếnhưng, lực lượng cảnh sát ở Berlin đã được khuyếndụ tham gia vì chỉ huy trưởng của họ, Bá tước vonHelldorf, đã gia nhập nhóm âm mưu.

Xét qua thựclực của S.S. và Không quân, Stauffenberg nhấn mạnh yếutố thời gian để nắm quyền kiểm soát thủ đô. 2 tiếngđầu tiên sẽ là gay cấn nhất. Trong khoảng thời gianngắn này, Quân đội phải chiếm đóng trung tâm phát sóngtoàn quốc và hai đài phát thanh của thành phố, các trungtâm điện tín và điện thoại, Phủ Thủ tướng, các bộvà tổng hành dinh của S.S.-Mật vụ. Phải bắt giữGoebbels, nhân vật Quốc xã hàng đầu ít khi rời khỏiBerlin, cùng với những sĩ quan S.S.. Đồng thời, ngay saukhi hạ sát Hitler, phải cô lập tổng hành dinh Rastenburgđể Goering hoặc Himmler, hay bất kỳ tướng lĩnh Quốc xãnào như Keitel và Jodl, không thể chiếm lấy và huy độngcảnh sát hoặc Quân đội nhằm tiếp tục ủng hộ chếđộ Quốc xã. Tướng Cục trưởng Thông tin Fellgiebel,đóng bản doanh gần tổng hành dinh của Hitler, được chỉđịnh thực hiện nhiệm vụ này.

Chỉ sau khinhững nhiệm vụ kể trên được hoàn tất trong vòng vàitiếng đồng hồ đầu tiên, thì các thông cáo mới đượctruyền đi qua sóng phát thanh, điện tín và điện thoạiđến các chỉ huy lực lượng Dân quân ở những thànhphố khác, đến các tướng lĩnh chỉ huy mặt trận vàvùng chiếm đóng, cho biết Hitler đã chết và một Chínhphủ mới chống Quốc xã đã được thành lập ở Berlin.Cuộc đảo chính sẽ xong xuôi trong vòng 24 giờ và Chínhphủ mới sẽ được yên vị.

Nếu không làmđúng kế hoạch như thế, những tướng lĩnh còn hoangmang sẽ có thể tỏ ra lưỡng lự. Goering và Himmler sẽcó thể huy động họ và nội chiến có thể xảy ra. Khiấy, các mặt trận sẽ lung lay, rồi không tránh khỏi hỗnloạn và sụp đổ.

Mọi chuyện đềutuỳ thuộc vào khả năng của nhóm âm mưu trong việc điềuđộng lực lượng Dân quân trong và xung quanh Berlin vớitốc độ và năng lực ở mức cao nhất. Nhưng vẫn cònmột vấn nạn khúc mắc trong việc này.

Chỉ có TướngTư lệnh lực lượng Dân quân Friedrich Fromm là người cóthẩm quyền ra chỉ thị để triển khai Phương ánValkyrie. Nhưng cho đến phút cuối, ông vẫn còn là mộtẩn số. Suốt năm 1943, nhóm âm mưu cố gắng làm côngtác tư tưởng cho ông. Cuối cùng, họ kết luận rằngchỉ có thể trông cậy vào vị tướng hay dao động nàysau khi ông thấy rõ cơ may thành công. Nhưng vì tin chắcsẽ thành công, họ đã thảo sẵn một số chỉ thị mangtên ông, mà ông không hay biết. Trong trường hợp ônglưỡng lự vào thời điểm quyết định, người thay thếông sẽ là Tướng Hoepner, vị chỉ huy binh chủng thiếtgiáp tài ba đã bị Hitler cách chức sau trận đánh ởMoscow năm 1941 và bị cấm mặc quân phục.

Cũng có vấn đềđối với một tướng lĩnh khác. Đó là Tướng vonKortzfleisch, trung thành với Quốc xã, Tư lệnh quân khu baogồm Berlin và Brandenburg. Kế hoạch là sẽ bắt giữ ôngvà thay thế bằng Tướng Freiherr von Thuengen. Tướng Tưlệnh Quân khu Berlin, Paul von Hase đã thuận theo âm mưu vàcó thể được trông cậy để chỉ huy những doanh trạiđịa phương trong bước đầu chiếm giữ thành phố.

Ngoài việc lậpphương án chi tiết nhằm chiếm quyền kiểm soát Berlin,thì cùng với sự trợ giúp của Goerdeler, Beck, Witzleben vàmột số người khác, Stauffenberg và Tresckow đã soạn sẵnchỉ thị cho các tư lệnh quân khu nắm lấy quyền điềuhành trên địa phương của họ, dập tắt đám S.S., bắtgiữ những nhân vật Quốc xã hàng đầu, rồi chiếm lấynhững trại tập trung.

Còn có thêmnhững bản tuyên cáo với lời lẽ dứt khoát để vàothời điểm thích hợp sẽ gửi đến Quân đội, dân Đứcvà báo đài. Vài bản tuyên cáo mang tên Beck với cươngvị tân Tổng thống, một số bản khác mang tên Thốngchế tân Tổng Tham mưu trưởng Quân lực von Witzlebenvà tân Thủ tướng Goerdeler. 2 phụ nữ can đảm phụtrách đánh máy những bản chỉ thị và tuyên cáo là:Erika von Tresckow, vợ của Tướng Tresckow và Margarete vonOven, con gái của một tướng về hưu, trong nhiều năm đãlà thư ký trung thành của 2 Tư lệnh Lục quân vonHammerstein và von Fritsch. Những bản chỉ thị và tuyên cáonày được giấu trong két sắt của Tướng Olbricht.

Thế là, các kếhoạch đã sẵn sàng từ cuối năm 1943. Nhưng trong nhiềutháng, nhóm âm mưu không làm được gì nhiều. Đến tháng6 năm 1944, họ thấy thời gian càng lúc càng cấp bách. Cómột lý do lý giải cho sự chậm trễ này, đó chính là:Mật vụ đang càng ngày càng thu hẹp mạng lưới. Nhữngvụ bắt bớ và những cuộc hành quyết người âm mưu,kể cả Bá tước von Moltke và nhóm Kreisau đang tăng lêntừng tuần. Mật vụ của Himmler đang theo dõi gắt gaoBeck, Goerdeler, Hassell, Witzleben và những người khác khiếnhọ thấy càng ngày càng khó gặp nhau. Chính Himmler đãcảnh cáo Canaris rằng Mật vụ đã biết rõ những bạnbè tướng lĩnh và dân sự của ông đang mưu đồ nổiloạn. Himmler còn nói mình đang để mắt đến Beck vàGoerdeler. Canaris báo tin này cho Olbricht.

Nhóm âm mưucũng lo âu về tình hình quân sự. Họ tin rằng quân LiênXô sắp mở đợt tấn công toàn diện ở phía Đông. Thủđô Rome của Ý bị bỏ mặc cho lực lượng Đồng minh(Đồng minh chiếm được Rome ngày 4 tháng 6). Có tin Đồngminh sắp tiến công trên mặt trận phía Tây. Chẳng baolâu, Đức sẽ chiến bại trước khi kịp lật đổ chếđộ Quốc xã. Vì thế càng ngày càng có thêm ngườitrong nhóm âm mưu nghĩ rằng tốt hơn nên huỷ bỏ kếhoạch của họ, mà để cho Hitler cùng Quốc xã nhậntrách nhiệm cho thảm hoạ của nước Đức. Nếu lật đổHitler bây giờ có thể chỉ gây ra một huyền thoại "đâmsau lưng" giống như huyền thoại đã từng lừa dốinhiều người Đức sau Thế chiến I.

ANH-MỸTIẾN CÔNG, NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 1944


Bảnthân Stauffenberg không tin rằng các nước Đồng minh phươngTây sẽ đổ bộ lên đất Pháp vào mùa hè này. Ông vẫntin như thế ngay cả khi Đại tá Georg Hansen, tàn dư củaQuân báo trong cơ quan tình báo của Himmler, vào đầu thángNăm cảnh báo với ông rằng cuộc đổ bộ có thể bắtđầu vào bất kỳ ngày nào trong tháng Sáu.

Riêng Quân độiĐức thì vẫn hoang mang, ít nhất là về thời gian và địađiểm của cuộc đổ bộ. Họ nhận thấy trong tháng 5năm 1944 có 18 ngày với những điều kiện trời tiết,mặt biển và thuỷ triều đều thuận lợi, nhưng TướngEisenhower không lợi dụng những cơ hội này. Vào ngày 30tháng 5, Thống chế Rundstedt (Tổng Tư lệnh Mặt trậnmiền Tây) báo cáo với Hitler rằng không thấy dấu hiệucho biết sẽ có cuộc đổ bộ trong tương lai gần. Ngày4 tháng 6, bộ phận khí tượng của Không quân Đức ởParis cho biết vì lý do thời tiết, trong nửa tháng sắptới Đồng minh sẽ không hành động.

Những tin tứccũng khác cũng không có gì nhiều: Không quân Đức bịngăn chặn bay thám thính trên các cảng biển miền Namnước Anh – nơi binh sĩ dưới quyền Eisenhower đang tấpnập chuẩn bị xuống tàu, còn Hải quân Đức đã rúttất cả tàu do thám về vì biển động.Dựa trên những thông tin hạn chế, ngày 5 tháng 6Thống chế Rommel (Tư lệnh Tập đoàn quân B) báo cáo vớiRundstedt rằng trước mắt sẽ không có việc đổ bộ,rồi trở về nhà riêng ở Herrlingen thăm gia đìnhvà hẹn hôm sau đến thảo luận với Hitler ởBerchtesgaden.

Theo Tướng Thammưu trưởng Speidel dưới quyền Rundstedt nhớ lại, 5 tháng6 là "một ngày yên ả". Xem dường như không có lý donào ngăn trở Rommel thảnh thơi trở về thăm nhà. Điệpviên Đức vẫn báo cáo Đồng minh sắp đổ bộ – lầnnày là giữa ngày 6 tháng 6 và ngày 16 tháng 6 – nhưng từtháng Tư đã có hàng trăm báo cáo như thế nên không aixem là quan trọng. Cũng vì thế vào ngày 6 tháng 6 TướngFriesrich Dollmann, tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Bảy (thuộcTập đoàn quân B dưới quyền Rommel) ở Normandy, đã ralệnh giảm tình trạng báo động và triệu tập sĩ quancấp cao đến dự cuộc tập trận trên bản đồ ởRennes, cách Normandy khoảng 200 km về phía Nam.

Phía Đức vừahoàn toàn không biết gì về thời điểm đổ bộ, vừakhông rõ nó sẽ diễn ra ở đâu. Rundstedt và Rommel đềuchắc chắn sẽ diễn ra ở Pas-de-Calais, nơi biển Manchethu hẹp nhất. Nơi đây, họ tập trung lực lượng mạnhnhất, Đại Quân đoàn Thứ Mười Lăm (thuộc Tập đoànquân B dưới quyền Rommel) đã được tăng viện thêm từ10 đến 15 sư đoàn trong mùa xuân. Nhưng vào cuối thángBa, trực giác kỳ lạ của Hitler khiến cho ông nghĩ mũinhọn của cuộc đổ bộ sẽ là ở Normandy và trong vàituần tiếp theo, ông ra lệnh củng cố đáng kể vùng nằmgiữa sông Seine và sông Loire. Ông luôn cảnh báo với cáctướng lĩnh rằng: "Hãy trông chừng Normandy."

Tuy thế phầnlớn lực lượng của Đức – kể cả bộ binh và thiếtgiáp – đều trấn giữ ở phía Bắc sông Seine, giữa LeHavre và Dunkirk. Rundstedt và các tướng lĩnh dưới quyềnvẫn trông chừng Pas-de-Calais hơn là Normandy.Một số động thái đánh lạc hướng của Anh-Mỹlại càng khiến họ thêm tin tưởng rằng mình đã tínhtoán đúng.

Thế là, ngày 5tháng 6 đã trôi qua trong yên bình theo như những gì ngườiĐức nhận thấy. Có vài cuộc không kích mạnh củaAnh-Mỹ nhắm đến những mục tiêu của Đức: kho tàng,đài ra đa, dàn phóng V-1, vị trí truyền tin và vận tải,nhưng trong những tuần qua, mỗi ngày đêm đều có khôngkích như thế và ngày hôm đó cũng chẳng khác gì nhữngngày trước.

Khi màn đêmbuông xuống, tổng hành dinh của Rundstedt nhận tin báo làđài BBC ở London đang phát sóng với thời lượng lớnmột cách bất thường những bản tin bằng mật mã choquân kháng chiến Pháp và những đài ra đa của Đức giữaCherbourg và Le Havre đang bị nhiễu sóng.Lúc 10 giờ tối, Đại Quân đoàn Thứ Mười Lăm nghe đượcmột thông báo bằng mật mã mà họ nghĩ có nghĩa là cuộcđổ bộ sắp bắt đầu. Lệnh báo động được phát racho đại quân đoàn này, nhưng Rundstedt nghĩ không cầnthiết phải báo động Đại Quân đoàn Thứ Bảy giữaCaen và Cherbourg,khu vực mà vài nghìn chiếc tàu Đồng minh đang tiến đến.

Sổ ghi điệnthoại của Đại Quân đoàn Thứ Bảy bị tịch thu nguyênvẹn vào tháng 8 năm 1944 cung cấp tư liệu quý giá vềnhững gì xảy ra với quân Đức vào ngày Đồng minh đổbộ lên Normandy và những trận đánh tiếp theo đó.

Mãi đến 1 giờrạng sáng ngày 6 tháng 6 năm 1944, Đại Quân đoàn ThứBảy mới nhận ra những gì đang xảy ra. Trong khi Tư lệnhĐại quân đoàn này vẫn còn đi tập trận trên bản đồở Rennes, thì 2 sư đoàn không vận Mỹ và một sư đoànkhông vận Anh đã nhảy xuống giữa vùng đóng quân củaĐại Quân đoàn Thứ Bảy. Lệnh báo động toàn diệnđược phát ra lúc 1 giờ 30 sáng.

45 phút sau,Trung tướng Tham mưu trưởng Max Pemsel của Đại Quân đoànThứ Bảy gọi điện đến Tướng Speidel tại tổng hànhdinh của Rommel cho biết đây có vẻ như là "cuộc hànhquân trên diện rộng". Speidel không tin nhưng vẫn báocáo cho Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Tây Rundstedt và ôngnày cũng nghi ngờ. Cả 2 Tướng đều tin rằng việc thảquân dù chỉ là chiến thuật của Đồng minh nhằm đánhlạc hướng để thật sự đổ bộ quanh Pas-de-Calais.

Lúc 2 giờ 40sáng, Pemsel được thông báo rằng Rundstedt "không xem đólà cuộc hành quân lớn".

Rạng sáng 6tháng 6, ngay cả khi một hạm đội Đồng minh khổng lồđổ lên bãi biển Normandy giữa 2 con sông Vire và Ome từngđơn vị lớn dưới sự yểm trợ dữ dội của đạipháo từ tàu chiến, thì Rundstedt vẫn chưa tin đó là cuộctấn công chính của Đồng Minh.Speidel cho biết chỉ đến xế trưa thì sự việc mới rõràng. Vào lúc này, quân Mỹ đã lập được 2 đầu cầutrên bãi biển, quân Anh có đầu cầu thứ ba và họ đãxâm nhập vào đất liền được từ 3 đến 10 km.

Speidel gọi điệncho Rommel ở nhà ông này vào lúc 6 giờ sáng. Vị Thốngchế vội vàng trở lại bằng ô tô mà không đi gặpHitler, nhưng đến xế chiều ông mới về đến tổng hànhdinh Tập đoàn quân B. (Vì lẽ Đồng minh chiếm ưu thếtrên không, Hitler cấm sĩ quan cao cấp đi máy bay.)

Cùng lúc,Speidel, Rundstedt và tham mưu trưởng của ông này, TướngBlumentritt, gọi điện về Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lựclúc đó đang đóng tại Berchtesgaden. Do một chỉ thị nguxuẩn của Hitler, ngay cả Tổng Tư lệnh Mặt trận phíaTây cũng phải xin phép ông khi muốn điều động các sưđoàn thiết giáp. Khi 3 vị Tướng hoảng hốt gọi đếnvào buổi sáng ngày 6 tháng 6 xin phép điều hai sư đoànthiết giáp đến Normandy, Jodl trả lời rằng Hitler muốntrước hết chờ xem tình hình như thế nào đã. Rồi sauđó, Lãnh tụ đi ngủ. Từ lúc ấy cho đến 3 giờ chiều,tuy các tướng gọi về tới tấp, nhưng không ai ở tổnghành dinh dám làm phiền ông.

Khi Hitler thứcdậy, tin xấu đã đưa về khiến cho ông hành động. Ôngcho phép sử dụng Sư đoàn Lehr Thiết giáp và Sư đoàn 12Thiết giáp S.S. ở Normandy. Đã quá muộn! Ông cũng banhành một chỉ thị nổi tiếng, được lưu giữ trong hồsơ của Đại Quân đoàn Thứ Bảy:

16 giờ 55, ngày 6 tháng 6năm 1944

Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnhMặt trận phía Tây khẳng định ý muốn của Bộ Chỉhuy Tối cao là tiêu diệt địch quân ở đầu cầu vàobuổi tối 6 tháng 6, vì nguy cơ có thêm quân đổ bộ vànhảy dù để hỗ trợ... Phải quét sạch bờ biển vàohạn cuối là đêm nay.

Trongkhông khí núi rừng âm u tại Berchtesgaden, nơi Hitler đangchỉ đạo trận chiến quan trọng nhất cho đến lúc này,thì chỉ thị lạ lùng trên có vẻ như là nghiêm túc,thậm chí còn được cả Jodl và Keitel đồng tình. Vì lẽ,trong nhiều tháng Hitler vẫn nói vận mệnh của Đức sẽđược quyết định ở phía Tây. Dường như ngay cảRommel cũng xem đó là nghiêm túc, vì ông lập tức truyềnđạt chỉ thị trên qua điện thoại, rồi ra lệnh chotổng hành dinh Đại Quân đoàn Thứ Năm mở cuộc phảncông bằng Sư đoàn 21 Thiết giáp – là đơn vị thiếtgiáp duy nhất trong vùng – "ngay lập tức dù có đượctăng viện hay không".

Sư đoàn này đãlàm việc ấy mà không đợi lệnh của Rommel. Khi Rommelgọi đến, Tướng Pemsel trả lời về chỉ thị "quétsạch, hạn cuối là đêm nay" của Hitler là không phảilà ở 1, mà là 3 đầu cầu. Ông nói: "Việc này là bấtkhả thi."

Rundstedt vàRommel quyết định đã đến lúc nói điều này vớiHitler, mặt đối mặt, đồng thời yêu cầu ông chấpnhận mọi hậu quả. Họ thuyết phục ông đến một cuộchọp vào ngày 17 tháng 6 tại Margival, phía Bắc Soissons,nơi có một boong-ke xây vào mùa hè 1940 làm tổng hànhdinh cho Hitler, nhưng chưa bao giờ được dùng đến. Vàgiờ đây, sau 4 mùa hè, Lãnh tụ sẽ xuất hiện ở đâylần đầu tiên, Speidel sau này viết lại:

"Trông ông ấy nhợt nhạtnhư người thiếu ngủ, mân mê một cách bồn chồn chiếccốc và những cây bút chì màu. Ông ngồi khòm vai trênchiếc ghế, trong khi các Thống chế đứng. Mãnh lực thôimiên xem dường đã nhạt phai. Ông chào hỏi với vẻ cụtlủn và nguội lạnh. Rồi ông cất cao giọng bày tỏ nỗibất bình về việc Đồng minh đã đổ bộ thành công, màông quy trách nhiệm cho các chỉ huy chiến trường."

Nhưngviễn cảnh có thêm một chiến bại choáng váng khiến cáctướng lĩnh thêm can đảm, hoặc ít nhất đối vớiRommel, được Rundstedt cho phép phát biểu khi lời lẽ củaHitler trách cứ họ tạm ngừng. Speidel kể:

"Với sự thẳng thắn màkhông cần uốn nắn ngôn từ, Rommel đã vạch ra... rằngmột trận chiến khi mà Đồng minh có ưu thế trên không,trên mặt biển và trên đất liền là vô vọng."

Nhưngtình hình không đến nỗi tuyệt vọng nếu Hitler từ bỏquyết tâm vô lý là giữ vững mọi tấc đất rồi đẩycác lực lượng Đồng minh xuống biển. Với sự đồng ýcủa Rundstedt, Rommel đề xuất rút quân Đức khỏi tầmbắn chết người của đạn pháo hải quân Đồng Minh,đưa các đơn vị thiết giáp về phía sau và tổ chứclại rồi sau đó phát động phản công. Làm như thế cóthể đánh bại Đồng minh trong một trận đánh "bênngoài tầm bắn đạn pháo của hải quân địch".

Nhưng Hitlerkhông muốn nghe bất kỳ đề xuất nào về việc rút lui.Binh sĩ Đức phải trụ lại chiến đấu. Hiển nhiên làHitler cảm thấy không vui về tình hình, thế nên ôngnhanh chóng thay đổi đề tài thảo luận. Trong thái độmà Speidel gọi là "một sự pha trộn kỳ lạ giữa tưtưởng yếm thế và trực giác sai lầm", Hitler trấn ancác tướng lĩnh rằng vũ khí V-1, một loại bom bay tựđộng, đã được phóng đến London lần đầu tiên vàongày hôm trước, "sẽ có tính chất quyết định chốnglại Anh... và khiến cho người Anh sẵn lòng đi đến hoàbình".

Khi các tướnglĩnh nhắc Hitler về thất bại thảm hại của Không quânở phía Tây,Lãnh tụ trả đũa rằng "hàng loạt máy bay chiến đấuphản lực" chẳng bao lâu sẽ bắn tan tác phi công Anh vàMỹ khỏi bầu trời. Ông nói, lúc ấy nước Anh sẽ sụpđổ.

Đến đây, tinbáo máy bay Đồng minh đang đến khiến cho họ dừng lạivà đi xuống hầm trú bom của Lãnh tụ.

Speidel nhớ lại,buổi họp kéo dài từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, bữaăn trưa

"chỉ có một món thôi màHitler ăn hết một đĩa đầy cơm và rau, sau khi có ngườinếm trước. Xung quanh ông là những viên thuốc và cốcthuốc nước, mà ông dùng tuần tự mỗi thứ. 2 nhân viênS.S. đứng canh chừng phía sau ông."

Đượcan toàn trong boong-ke xây bằng bê tông cốt sắt dưới mặtđất, họ tiếp tục thảo luận và đến lúc này Rommelmuốn hướng về chính trị. Speidel kể lại:

"Ông ấy tiên đoán rằngphòng tuyến của Đức tại Normandy sẽ tan vỡ và rằngkhông thể ngăn chặn đà tiến của Đồng minh vào đấtĐức... Ông không chắc liệu có thể giữ vững phòngtuyến ở Liên Xô hay không... Ông vạch ra tình trạng côlập hoàn toàn của Đức về chính trị... Ông kết luận...cùng với đề xuất cấp bách là nên tìm cách chấm dứtcuộc chiến."

Hitlerngắt lời Rommel vài lần, cuối cùng chen vào:

"Ông đừng lo lắng vềtiến trình tương lai của cuộc chiến, mà nên chú tâmvào mặt trận tấn công của ông."

Haithống chế không đi đến đâu, với cả lập luận quânsự và chính trị. Tướng Jodl khai trước Toà ánNuremberg: "Hitler không hề chú tâm đến những lời cảnhbáo của họ."

Cuối cùng, cáctướng lĩnh khuyến cáo Hitler rằng ít nhất là ông nênđi đến tổng hành dinh Tập đoàn quân B của Rommel đểthảo luận với các chỉ huy chiến trường, nhằm đánhgiá tình hình mà họ đang đối mặt. Hitler lưỡng lựrồi đồng ý sẽ đi ngày 19 tháng 6 – tức là tận 2ngày sau.

Và ông đãkhông hề đi đến đấy. Ít lâu sau khi các Thống chếrời Margival vào buổi chiều 17 tháng 6, một tên lửa V-1đã được phóng qua London nhưng bay lạc đường và đâmxuống nóc boong-ke của Lãnh tụ. Không có thương vong gìcả, nhưng Hitler bực tức đến nỗi ông đi ngay đếnnhững vùng an toàn hơn, không dừng lại cho đến khi ôngvề đến vùng rừng núi Berchtesgaden.

Có thêm tin xấutừ chiến trường đưa về. Ngày 20 tháng 6, đợt phảncông của Liên Xô – mà mọi người tiên liệu từ lâu –bắt đầu với sức mạnh vượt trội. Chỉ trong vòng vàingày, Tập đoàn quân Trung tâm của Đức – mà Hitler đãtập trung những đơn vị mạnh nhất – hoàn toàn tan nát.Phòng tuyến Đức vỡ vụn và đường đến Ba Lan rộngmở.

Ngày 4 tháng 7,quân Nga vượt đường biên giới năm 1939 phía Đông củaBa Lan và hội tụ ở Đông Phổ. Lần đầu tiên trong Thếchiến II, mọi lực lượng dự bị mà Quân đội Đức cóthể huy động đều được điều đi bảo vệ chính lãnhthổ Đức. Việc này khép lại số phận của những đoànquân Đức trên mặt trận phía Tây. Từ lúc này trở đi,họ không thể trông mong có thêm quân tăng viện đáng kểnào.

Vào ngày 29tháng 6, một lần nữa Rundstedt và Rommel kêu gọi Hitlernên đối mặt với thực tế ở phía Đông và phía Tây,cố gắng chấm dứt chiến tranh trong khi một phần đángkể của Quân đội Đức vẫn tồn tại. Buổi họp diễnra tại Berchtesgaden, nơi Hitler đối xử lạnh lùng với 2Thống chế. Ông khước từ lời kêu gọi của họ mộtcách cụt lủn và rồi sa vào tràng độc thoại về việclàm thế nào để Đức thắng cuộc chiến với "vũ khíthần kỳ" mới. Speidel nói phần phát biểu của Hitlerđã bị "mất hút trong sự lạc điệu lạ kỳ".

2 ngày sau,Rundstedt bị bãi nhiệm chức Tổng Tư lệnh Mặt trậnphía Tây. Thay thế ông là Thống chế von Kluge.

Ngày 15 tháng 7,Rommel gửi cho Hitler một bức thư dài qua đường viễnký:

"Binh sĩ đang chiến đấukhắp nơi một cách anh dũng, nhưng trận chiến không cânsức đang đi đến hồi kết.

... Tôi van nài ông nhanhchóng rút ra kết luận thích hợp. Là Tư lệnh Tập đoànquân, tôi thấy mình có bổn phận phải trình bày việcnày một cách rõ ràng."

Rommelnói với Speidel:

"Tôi đã cho ông ấy cơhội cuối cùng. Nếu ông ấy không nắm lấy cơ hội nàythì tôi sẽ hành động"

2ngày sau, vào buổi chiều 17 tháng 7, trong khi ngồi trên xetrở về tổng hành dinh từ mặt trận Normandy, máy baychiến đấu Đồng minh bắn ông bị thương nặng đếnnỗi lúc đầu người ta nghĩ ông không thể sống sót.Đây là thảm hoạ cho nhóm âm mưu – như Speidel đã quảquyết xác nhận – bởi vì đến lúc này Rommel đã quyếtđịnh tham gia vào việc loại trừ chế độ của Hitler(nhưng vẫn chống đối việc ám sát).

Speidel nói nhữngngười âm mưu đã "cảm thấy đau đớn khi thiếu vắngtrụ cột của sức mạnh."

ÂMMƯU VÀO GIỜ CHÓT


ViệcĐồng minh đổ bộ thành công lên bờ biển Normandy khiếncho nhóm âm mưu ở Berlin hoang mang tột độ. Như ta đãbiết, Stauffenberg không tin việc này sẽ diễn ra trong năm1944 và ông nghĩ nếu có thì cơ may thành công chỉ là50-50. Có vẻ như ông đã mong mỏi cuộc đổ bộ, vì lúcấy, sau khi bị thất bại, 2 Chính phủ Anh-Mỹ sẽ chịuđàm phán với Chính phủ chống Quốc xã mới cho hoà bìnhở phía Tây. Trong trường hợp này, Đức sẽ đạt đượcđiều kiện thuận lợi.

Khi biết cuộcđổ bộ đã thành công và Đức sẽ chịu thêm một chiếnbại quan trọng, cộng thêm nguy cơ chiến bại khác trênmặt trận phía Đông, Stauffenberg, Beck và Goerdeler suy nghĩliệu có nên xúc tiến kế hoạch của họ hay không. Nếuthành công, họ sẽ chỉ bị lên án là đã mang đến thảmhoạ mang tính quyết định. Tuy họ biết Đức sẽ khôngtránh khỏi chiến bại, nhưng dân Đức lại không hềbiết đến điều này. Cuối cùng, Beck kết luận rằng dùcho âm mưu chống Quốc xã có thành công hay không thì vẫnkhông thể tránh được việc Đức bị quân địch chiếmđóng, chỉ có hoà bình mới có thể chấm dứt chiếntranh đổ máu và sự tàn phá thêm trên đất Đức. Mộtnền hoà bình thực sự sẽ ngăn chặn Liên Xô tràn ngậpnước Đức và đưa Đức đến chủ nghĩa Bolshevik. Khiấy, thế giới sẽ thấy "một nước Đức khác" chứkhông phải Đức Quốc xã. Và ai biết được? Có lẽ ítnhất các nước Đồng minh phương Tây sẽ không đến nỗihà khắc đối với Đức cho dù họ đòi hỏi đầu hàngvô điều kiện. Goerdeler đồng ý và đặt mọi hy vọngvào các nước phương Tây. Ông biết Churchill lo sợ nguycơ một "chiến thắng toàn diện của Nga".

Những ngườitrẻ, do Stauffenberg cầm đầu, không tin tưởng hoàn toànnhư thế. Họ hỏi ý kiến Tresckow, lúc này là Tham mưutrưởng Đại Quân đoàn Thứ Hai trên mặt trận phía Đôngđang vỡ vụn. Phúc đáp của ông đã đưa nhóm nổi loạntrở lại với kế hoạch của mình:

"Phải tiến hành việc ámsát bằng mọi giá. Ngay cả khi việc này thất bại, thìthay vào đó, ta phải cố chiếm lấy chính quyền ở thủđô. Chúng ta phải chứng tỏ cho thế giới và cho nhữngthế hệ tương lai rằng những người thuộc Phong tràoChống đối Đức dám hành động quả quyết và chịu rủiro đến tính mạng. Với mục tiêu như thế, mọi chuyệnkhác là không đáng kể."

Phúcđáp đầy nghị lực này giúp phân định vấn đề, vựcdậy tinh thần và xoá tan nỗi nghi ngại của Stauffenbergcùng thân hữu của ông. Viễn cảnh các mặt trận ởLiên Xô, Pháp và Ý suy sụp càng thúc đẩy họ hành độngngay lập tức. Và một biến cố đã giúp họ thực hiệnđược kế hoạch của mình nhanh chóng hơn.

Ngay từ đầu,nhóm Beck-Goerdeler-Hassel và Cộng sản nằm vùng đã khônghề liên hệ gì với nhau. Đối với người Cộng sảnthì nhóm âm mưu cũng phản động như Quốc xã và sựthành công của nhóm này có thể cản trở nước Đứctrở thành Cộng sản. Beck và bạn hữu của ông biết rõquan điểm này, Đồng thời họ cũng biết rằng Cộng sảnnằm vùng được chỉ đạo từ Moscow với một mục đíchduy nhất là làm tình báo cho người Nga. Năm 1942, Quân báoĐức phát hiện một số người Đức được phân bổvào những vị trí chiến lược, điều hành một mạnglưới tình báo cho Liên Xô. Có lúc họ truyền tin tứctình báo đến Liên Xô qua khoảng 100 máy phát sóng bí mậtđặt trên đất Đức và lãnh thổ bị Đức chiếm đóngở phía Tây. 2 điệp viên Nga nhảy dù xuống Đức, sau đóbị bắt và khai ra mạng lưới tình báo này. Trong số 75người Đức bị kết tội phản quốc, 50 người đã nhậnán tử hình.

Để làm gươngcho những kẻ phản quốc khác, Hitler ra lệnh thi hành ánbằng cách treo cổ. Nhưng không có giàn xử treo cổ ởBerlin, vì thế tử tội bị buộc một dây thừng vào cổrồi bị treo lên một móc sắt (được mượn từ một lòsát sinh). Từ lúc đó trở đi, phương pháp này đã đượcáp dụng cho những người dám thách thức Lãnh tụ.

Ngoài sự kìnhchống với Cộng sản, nhóm âm mưu biết nhân viên Mậtvụ đã xâm nhập vào hàng ngũ của họ. Có lẽ vì thế,vào tháng Sáu, dù Goerdeler và những thành viên lớn tuổihơn ngăn cản, Stauffenberg vẫn quyết định liên lạc vớiCộng sản. Đó là do đề xuất từ cánh Xã hội chủnghĩa, đặc biệt là Adolf Reichwein vốn đã có một chútquan hệ với Cộng sản. Stauffenberg và những người bạntheo Xã hội chủ nghĩa của ông, Reichwein và Leber, đãthuyết phục ông nên liên lạc với Cộng sản để xemnhóm này định sẽ làm gì trong trường hợp âm mưu thànhcông và nếu có thể, sử dụng họ nhằm mở rộng phongtrào chống Quốc xã. Stauffenberg miễn cưỡng đồng ý choLeber và Reichwein đi gặp các nhà lãnh đạo Cộng sảnngày 22 tháng 6. Nhưng ông dặn họ là nên tiết lộ càngít thông tin càng tốt.

Cuộc gặp gỡdiễn ra ở Đông Berlin giữa một bên là Leber và Reichweinđại diện cho cánh Xã hội chủ nghĩa, bên kia là FrankJacob và Anton Saefkow tự nhận là Cộng sản nằm vùng. Cómột đồng chí thứ ba mà bên Cộng sản giới thiệu là"Rainbow". Hoá ra bên Cộng sản đã biết được khánhiều về âm mưu chống Hitler và họ muốn biết thêm. Họđề nghị một buổi họp với những lãnh đạo quân sựcủa mình vào ngày 4 tháng 7. Stauffenberg từ chối đếnhọp, nhưng cử Reichwein đi thay. Khi đến buổi họp, ôngnày bị bắt cùng với Jacob và Saefkow. Hoá ra "Rainbow"là nhân viên Mật vụ trà trộn vào. Ngày hôm sau, Lebercũng bị bắt. Cả 4 người sau đó đều bị xử tử.

Stauffenberg đãtrông mong người bạn thân Leber sẽ trở thành một lựclượng chính trị chủ đạo trong Chính phủ mới. Ông vôcùng đau xót, nhưng ông cũng thấy ngay là toàn bộ âm mưucó nguy cơ bị dập tắt vì hiện tại nhân viên củaHimmler đang bám sát họ. Ông nghĩ Leber và Reichwein là 2người can đảm và tin tưởng rằng họ sẽ không tiếtlộ bí mật. Nhưng có đúng thế không? Vài thành viêntrong nhóm âm mưu không dám chắc. Ngay cả người can đảmnhất cũng không thể giữ im lặng khi cơ thể họ đau đớnvì bị tra tấn đến mức không thể chịu đựng đượcnữa.

Việc bắt giữLeber và Reichwein đã thúc đẩy họ phải hành động ngaylập tức.

NHỮNGĐỘNG THÁI DẪN ĐẾN NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 1944


Vàocuối tháng Sáu, nhóm âm mưu đã có được cơ hội mới.Stauffenberg được thăng lên Đại tá và nhận chức Thammưu trưởng Dân quân dưới quyền Tướng Tư lệnh Fromm.Chức vụ này chẳng những cho phép Stauffenberg ban hành chỉthị cho Dân quân nhân danh Fromm, mà còn tạo cơ hội choông được tiếp cận Hitler. Thật vậy: Hitler đang triệuTư lệnh Dân quân hoặc người phụ tá đến tổng hànhdinh mỗi tuần 2 hoặc 3 lần để ra lệnh cung ứng quânthay thế cho những sư đoàn đang hứng chịu thiệt hại ởLiên Xô. Stauffenberg dự tính đặt bom ở một trong nhữngbuổi họp như thế.

Stauffenberg bâygiờ đã trở thành nhân vật chủ chốt trong âm mưu. Vìcó thể xâm nhập tổng hành dinh của Hitler được canhphòng cẩn mật, nên ông mang trong mình trọng trách ám sátHitler. Trên cương vị Tham mưu trưởng Dân quân, ông cóthể điều động binh sĩ chiếm lấy Berlin, vì lẽ đónên nhóm âm mưu không tin tưởng vào Fromm.

Và Stauffenbergphải thực hiện 2 nhiệm vụ cùng một ngày ở 2 nơi cáchnhau gần 600 km – giữa tổng hành dinh của Hitler lúc ấyở Obersalzberg và Rastenburg và Berlin. Giữa hành động thứnhất và thứ hai là khoảng thời gian 2 đến 3 tiếng đồnghồ khi ông ngồi trên máy bay từ tổng hành dinh củaHitler về Berlin. Trong thời gian này ông không thể làmđược gì, nhưng ông hy vọng Đồng sự của mình sẽtriển khai theo kế hoạch đã đề ra. Và vấn đề là ởchỗ này, như ta sẽ thấy.

Mà thực ra làcũng còn những vấn đề khác nữa. Một vấn đề tưởngchừng như không cần thiết lại nảy ra trong đầu nhómâm mưu. Họ đi đến kết luận rằng giết một mìnhHitler thì không đủ, mà cùng lúc phải giết cả Goeringvà Himmler để đảm bảo những lực lượng dưới quyền2 người này không chống lại họ. Họ cũng nghĩ rằngkhi 2 phụ tá thân tín nhất của Hitler đã chết, thì cáctướng lĩnh chỉ huy đang lưỡng lự ở mặt trận sẽ vềphe với họ nhanh chóng hơn. Vì lẽ Goering và Himmler thườngtham dự những buổi họp quân sự hằng ngày tại tổnghành dinh Lãnh tụ, nên họ nghĩ rằng sẽ không khó đểgiết cả 3 người với 1 quả bom. Quyết định điên rồnày khiến cho Stauffenberg vuột mất 2 cơ hội vàng.

Stauffenberg đượctriệu đến Obersalzberg ngày 11 tháng 7 để báo cáo vớiHitler về tình hình tuyển quân thay thế. Ông mang theo mộtquả bom kiểu Anh do Quân báo cung cấp. Nhóm âm mưu đãquyết định đây là thời điểm để hạ sát cả Hitler,Goering và Himmler. Nhưng vào ngày này, Himmler lại không cómặt trong buổi họp. Stauffenberg lẻn ra ngoài buổi họpmột lúc, gọi điện cho Tướng Olbricht để báo cáo tìnhhình, nói rõ rằng mình vẫn có thể hạ sát Hitler vàGoering. Olbricht nói nên đợi dịp khác để có thể hạsát cả 3 người. Đêm ấy, khi trở về Berlin, Stauffenberggặp Beck và Olbricht, nói một cách cương quyết rằng lầnkế tiếp ông phải cố hạ sát Hitler cho dù Goering vàHimmler có mặt hay không. Tất cả đều đồng ý.

Lần kế tiếpđến rất nhanh. Ngày 14 tháng 7, Stauffenberg nhận lệnhngày hôm sau đến báo cáo cho Lãnh tụ về tình hình tuyểnquân. Phải cố tuyển thật nhiều quân để lấp vàonhững khoảng trống ở Liên Xô, nơi Tập đoàn quân Trungtâm đã mất 27 sư đoàn và không còn là lực lượng tácchiến nữa. Vào ngày này, 14 tháng 7, Hitler chuyển tổnghành dinh trở lại Hang Sói ở Rastenburg để đích thânchỉ đạo phục hồi phòng tuyến trung tâm, nơi Hồng quânchỉ còn cách Đông Phổ khoảng 100 km.

Ngày 15 tháng 7,Đại tá Stauffenberg bay đến tổng hành dinh Lãnh tụ ởRastenburg với một quả bom trong chiếc cặp. Lần này,nhóm âm mưu tự tin sẽ thành công đến nỗi họ đồng ýrằng 2 tiếng đồng hồ trước buổi họp của Hitler –dự kiến lúc 1 giờ chiều – thì họ sẽ phát lệnh chobinh sĩ tiến vào Berlin và xe thiết giáp của Trườngthiết giáp Krampnitz cũng chuyển bánh về thủ đô.

Lúc 11 giờ sángthứ Bảy, 15 tháng 7, Tướng Olbricht phát lệnh triển khaiPhương án Valkyrie. Trước giữa trưa, binh sĩ tiến vềhướng trung tâm thủ đô với lệnh chiếm lấy khuWilhelmstrasse. Lúc 1 giờ chiều, với chiếc cặp trên tay,Stauffenberg đi đến phòng họp của Lãnh tụ, báo cáo vềtình hình tuyển quân, rồi xin phép ra ngoài, gọi điệncho Olbricht ở Berlin qua mật mã rằng Hitler có mặt và ôngsẽ trở lại buổi họp và kích hoạt quả bom. Olbrichtcho biết binh sĩ ở Berlin cũng đã được điều động.Dường như cuối cùng họ cũng sẽ thành công. Nhưng khiStauffenberg trở lại phòng họp, Hitler đã rời đi vàkhông trở lại. Stauffenberg vội vã gọi điện cho Olbrichtđể thông báo tình hình mới. Olbricht hối hả bãi bỏlệnh động binh, binh sĩ phải nhận lệnh quay trở vềdoanh trại một cách nhanh chóng và êm thấm nhất có thể.

Tin tức về mộtthất bại nữa là đòn đau cho nhóm âm mưu. KhiStauffenberg trở về, họ họp lại để xem phải làm gìkế tiếp. Goerdeler muốn thực hiện "giải pháp phươngTây". Ông đề xuất với Beck là cả 2 sẽ bay đếnParis để bàn bạc với Thống chế von Kluge về việc điđến đình chiến với phương Tây, theo đấy các nướcĐồng minh phương Tây sẽ đồng ý không tiến qua biêngiới Pháp-Đức. Được như thế, Đức có thể điềuquân từ phía Tây qua phía Đông để ngăn chặn quân Ngavà chủ nghĩa Bolshevik.

Beck có đầu ócminh mẫn hơn. Ông biết ý tưởng đạt hoà bình riêng rẽvới phương Tây chỉ là hão huyền. Tuy thế bằng bất cứgiá nào cũng phải thi hành âm mưu ám sát Hitler và lậtđổ chủ nghĩa Quốc xã. Beck cho rằng như vậy có thểcứu vãn danh dự cho nước Đức.

Stauffenberg đồngý. Ông thề lần kế tiếp sẽ không thất bại. TướngOlbricht đã bị Keitel khiển trách về việc điều quân ởBerlin, thế nên cho biết ông không thể làm liều như vậymột lần nữa, nếu không cả âm mưu sẽ bị phát giác.Ông đã thoát được trong gang tấc bằng cách giải thíchvới Keitel và Fromm rằng đó là cuộc tập trận. Nỗi engại động binh khi chưa nhận tin chắc chắn Hitler đãchết sẽ gây hậu quả thảm khốc vào ngày thứ Năm tới.

Buổi tối Chủnhật ngày 16 tháng 7, Stauffenberg mời đến nhà một nhómnhỏ bạn bè và người thân: người anh Berthold vonStauffenberg có tính trầm lặng, sống nội tâm, có họcthức, đang là cố vấn Công pháp quốc tế cho Bộ Tưlệnh Hải quân, Trung tá Caesar von Hofacker, anh/emhọ của Stauffenberg và là người liên lạc với các tướnglĩnh ở phía Tây, Bá tước Fritz von der Schulenburg, nguyênlà Đảng viên Quốc xã và hiện vẫn là Chỉ huy phó Lựclượng Cảnh sát Berlin và cuối cùng là Trott zu Solz.Hofacker vừa từ phía Tây trở về sau khi gặp gỡ một sốtướng lĩnh: Falkenhausen, Stuelpnagel, Speidel, Rommel và Kluge.Hofacker báo cáo tình hình phía Tây sắp sụp đổ, quantrọng nhất là Rommel vẫn sẽ ủng hộ dù Kluge có thayđổi ra sao, nhưng ông này vẫn chống đối việc sát hạiHitler. Tuy nhiên, sau khi thảo luận kỹ càng, nhóm âm mưutrẻ đồng ý rằng chỉ còn một cách duy nhất cho tìnhhình hiện tại là chấm dứt mạng sống của Hitler. Họkhông có ảo tưởng để mơ việc này sẽ giúp Đứctránh được việc đầu hàng vô điều kiện, mà tất cảchỉ là để giải thoát nước Đức khỏi chế độ độctài của Hitler, vì điều quan trọng là phục vụ cho ngườiĐức chứ không phải những nước bên ngoài chiến thắng.

Nhưng thời điểmđó đã là rất muộn màng đối với những người âmmưu. Chế độ độc tài của Quốc xã đã kéo dài 11 năm,thế nhưng chỉ khi biết chắc Đức sẽ chiến bại họmới chịu hành động, sau khi đã làm rất ít – trongnhiều trường hợp là không làm gì cả – để ngăn chặnchiến tranh. Nhưng muộn còn hơn không, tuy thời giờ cònlại rất ít. Các tướng lĩnh tiền phương đã cho họbiết có lẽ chỉ trong vòng vài tuần tới các mặt trậnphía Đông và phía Tây sẽ sụp đổ.

Nhóm âm mưunghĩ họ chỉ còn có vài ngày để hành động. Việc độngbinh quá sớm ở Berlin ngày 15 tháng 7 đã gây ra mối nghingờ trong Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực. Một ngườitrong nhóm âm mưu, Tướng von Falkenhausen đã đột nhiênmất chức chỉ huy quân quản Bỉ và Bắc Pháp. Nhóm âmmưu sợ rằng có người nào đấy đã tiết lộ thôngtin. Ngày 17 tháng 7, họ nghe tin Rommel bị thương trầmtrọng đến nỗi ông sẽ không thể tham gia vào việc gìđược nữa. Ngày hôm sau, bạn bè của Goerdeler ở tổnghành dinh cảnh sát mật báo là Himmler đã ra lệnh bắtông. Tuy Goerdeler phản đối, nhưng Stauffenberg vẫn nhấtquyết bắt ông đi lánh nạn. Cùng ngày, Đại tá AlfredKranzfelder, một trong số ít sĩ quan Hải quân nằm trongnhóm âm mưu, cho biết có tin đồn đại ở Berlin về việctổng hành dinh của Hitler sẽ bị nổ tung trong một vàingày tới. Một lần nữa, dường như có ai đó trong nhómâm mưu đã không kín miệng. Tất cả điều này cho thấyMật vụ đang bủa lưới vây những nhân vật đầu nãocủa nhóm âm mưu.

Xế chiều ngày19 tháng 7, một lần nữa Stauffenberg được triệu đếnRastenburg để báo cáo với Hitler về tiến độ đào tạocác sư đoàn Vệ quốc quân nhằm tung ra mặt trận phíaĐông. Ông sẽ báo cáo trong buổi họp hàng ngày tại tổnghành dinh của Lãnh tụ vào ngày hôm sau, 20 tháng 7, lúc 1giờ chiều.Thống chế Witzleben và Tướng Hoepner được Stauffenbergthông báo để xuất hiện đúng lúc ở Berlin. Tướng Beckchuẩn bị những bước cuối cùng để chỉ đạo cuộcđảo chính cho đến khi Stauffenberg trở về từ chuyến điám sát.

Stauffenberg làmviệc tại Bendlerstrasse để soạn thảo báo cáo cho Hitler,rồi trở về nhà lúc 8 giờ tối. Trên đường, ông ghélại một nhà thờ Công giáo để cầu nguyện.Những người trông thấy ông vào buổi chiều và tối hômấy còn nhớ rằng ông tỏ ra thân thiện và trầm tĩnh,như thể sẽ không xảy ra chuyện bất thường gì.

NGÀY20 THÁNG 7 NĂM 1944


Khoảng6 giờ sáng mùa hè ấm áp đầy ánh nắng ngày 20 tháng 7năm 1944, Đại tá Stauffenberg cùng Trung uý tuỳ tùng Wernervon Haeften đi qua những toà nhà đổ nát vì bom đạn ởBerlin để đến sân bay Rangsdorf. Trong chiếc cặp dày cộmlà hồ sơ về những sư đoàn Vệ quốc quân mà lúc 1 giờchiều ông sẽ trình bày cho Lãnh tụ tại Hang Sói ởRastenburg, Đông Phổ. Giữa các hồ sơ là một quả bomđược bọc trong một chiếc áo sơ mi.

Đó cũng làloại bom mà năm ngoái Tresckow và Schlabrendorff đã đặttrên máy bay của Lãnh tụ nhưng không nổ. Như ta đãbiết, đó là kiểu bom của Anh, được kích hoạt bằngcách đập vỡ một cái ve nhỏ, khiến axit trong đó ănmòn một sợi dây kim loại nhỏ, làm một lò xo bung ra vàđánh vào kíp nổ. Tuỳ thuộc kích cỡ sợi dây kim loạimà bom nổ nhanh hoặc chậm. Lần này, họ dùng một sợidây kim loại nhỏ nhất, sẽ bị ăn mòn trong vòng 10 phút.

Tại sân bay,Stauffenberg gặp Tướng Stieff, người đã trao quả bom vàođêm trước. Chiếc máy bay chở họ là của Tướng EduardWagner, Cục trưởng Hậu cần Lục quân và là người cầmđầu âm mưu ám sát, được ông điều đến cho chuyếnbay quan trọng này. Máy bay cất cánh lúc 7 giờ, đáp xuốngRastenburg vào khoảng 10 giờ. Haeften yêu cầu cơ trưởngsẵn sàng cất cánh trở về Berlin bất cứ lúc nào saugiữa trưa.

Một chiếc ôtô đưa 2 người về Hang Sói, được xây giữa một khurừng rậm âm u, ẩm ướt ở Đông Phổ. Kiến trúc đượcxây với 3 vòng, mỗi vòng được bảo vệ bằng bãi mìn,công sự bê tông ngầm, hàng rào dây điện và binh sĩS.S. cuồng tín tuần tra cả ngày lẫn đêm. Đó là nơichốn không dễ gì xâm nhập, hoặc thoát ra, nhưStauffenberg sẽ thấy sau này. Để được phép vào khu vựcbên trong được phòng vệ cẩn mật, nơi Hitler làm việcvà ăn ngủ, dù là tướng lĩnh cao cấp nhất vẫn cầnmột giấy đặc biệt cho phép chỉ ra vào một lần, rồiphải qua sự khám xét của Thiếu tướng S.S. Rattenhuber,chỉ huy an ninh dưới quyền Himmler, hoặc người phụ tácủa Rattenhuber. Tuy nhiên, vì Hitler đã ra lệnh triệuStauffenberg đến, ông và Haeften chỉ bị khám xét qua loa.Sau khi dùng bữa điểm tâm với Đại uý von Moellendorf,phụ tá cho chỉ huy trưởng doanh trại, Stauffenberg đi tìmTướng Fritz Fellgiebel, Cục trưởng Thông tin thuộc Bộ tưlệnh Lục quân.

Fellgiebel là mộttrong những người chủ chốt của kế hoạch ám sátHitler. Stauffenberg phải đảm bảo Fellgiebel báo tin việcám sát về Berlin để ở đây có thể động binh ngay. RồiFellgiebel phải cô lập tổng hành dinh Lãnh tụ bằng cáchđóng mọi đường điện thoại, điện tín và thu phátsóng. Không ai có khả năng làm việc này bằng Cục trưởngThông tin và nhóm âm mưu cảm thấy may mắn có ông thamgia.

Sau khi đến gặpTướng Buhle, đại diện Lục quân tại Bộ Chỉ huy Tốicao Quân lực, Stauffenberg đi đến khu vực của TướngKeitel, cởi mũ và thắt lưng treo lên tường trong gian tiềnphòng rồi bước vào văn phòng của Keitel. Ở đây, ôngđược biết mình phải tiến hành mọi việc nhanh hơn dựkiến. Lúc đó là quá giữa trưa và Keitel cho biết vìMussolini sẽ đến bằng xe lửa lúc 2 giờ 30 chiều, nênbuổi họp của Lãnh tụ sẽ bắt đầu lúc 12 giờ 30 thayvì 1 giờ. Keitel bảo Stauffenberg nên báo cáo nhanh gọn.Hitler muốn kết thúc sớm buổi họp.

Kết thúc trướckhi bom nổ? Hẳn Stauffenberg đã nghĩ liệu một lần nữađịnh mệnh khiến ông phải thất bại hay không và có lẽthất bại ở cơ hội cuối cùng. Ông cũng mong lần nàybuổi họp với Hitler sẽ diễn ra trong boong-ke chìm dướimặt đất, nơi quả bom sẽ có sức công phá mạnh hơnvài lần so với tầng trên. Nhưng Keitel cho biết buổi họpsẽ diễn ra trong phòng họp của doanh trại.Nhưng đấy không phải là doanh trại thông thường. Hitlerđã ra lệnh xây thêm một bức tường bê-tông dày gầnnửa mét để bảo vệ chống cháy và bom đạn. Bức tườngnày sẽ tăng sức công phá cho quả bom của Stauffenberg.

Ít phút trước12 giờ 30, Keitel bảo Stauffenberg phải đến phòng họpngay kẻo muộn. 2 người vừa đi được ít bước thìStauffenberg nói ông để quên mũ và thắt lưng trong giantiền phòng, rồi lập tức đi trở lại. Keitel không cóthời giờ để ra lệnh Trung uý tuỳ viên von John, lúc ấyđang đi kế bên, quay trở lại lấy mũ và thắt lưng chokhách.

Trong gian tiềnphòng, Stauffenberg nhanh chóng mở chiếc cặp, cầm cái kìmbằng 3 ngón tay để bấm vỡ cái ve. Chỉ trong vòng 10phút quả bom sẽ nổ, trừ phi có khuyết điểm gì khác.

Vốn thích nịnhtrên nạt dưới, Keitel tỏ ra nóng nảy vì sự chậm trễ,quay trở lại và lớn tiếng kêu Stauffenberg nên gấp rút.Ông nói họ đã bị muộn. Stauffenberg lên tiếng xin lỗi.Hẳn Keitel nhận ra rằng một người tàn tật nhưStauffenberg sẽ mất nhiều thời gian hơn người thườngđể mang thắt lưng, nên Keitel không nghi ngờ gì và nhanhchóng hoà hoãn trở lại.

Đúng như Keitelđã nói, 2 người bị muộn. Khi họ vừa bước qua cửaphòng họp, Stauffenberg dừng lại để báo cho thượng sĩtrực tổng đài điện thoại là ông đang chờ một cuộcgọi từ văn phòng của mình ở Berlin để có thông tinmới nhất mang ra báo cáo trong buổi họp và cần đượcthông báo ngay khi có cuộc gọi này. Ông nói thế là đểcho Keitel nghe được. Việc này là bất thường: ngay cảmột Thống chế cũng chỉ được đi ra khỏi phòng họpvới Lãnh tụ khi được sai khiến hoặc khi buổi họpchấm dứt, hơn nữa chỉ được đi ra sau khi Hitler bướcra. Nhưng Keitel lại không tỏ vẻ ngờ vực gì.

2 người đi vàophòng họp. Khoảng 4 phút trôi qua kể từ khi Stauffenbergkích hoạt quả bom, còn 6 phút nữa. Phòng họp khá nhỏ,rộng chưa đến 5 m và dài chưa đến 10 m. Có nhiều cửasổ mở, như thế sẽ làm giảm sức công phá của quảbom. Giữa phòng là một cái bàn hình chữ nhật rộngkhoảng 1,5 m và dài khoảng 5,5 m, làm bằng những tấm gỗsồi dày. Đó là một cái bàn đóng theo kiểu đặc biệt,không có 4 chân nhưng tựa lên 2 cái bệ ở gần đầu bànvà kéo dài gần hết chiều rộng. Và chiếc bàn với cấutrúc thú vị này sẽ ảnh hưởng tới diễn tiến củalịch sử.

Khi Stauffenbergbước vào, Hitler ngồi ở giữa chiều dài cái bàn, quaylưng về cánh cửa. Phía tay phải ông là Tướng Heusinger,Trưởng phòng Hành quân kiêm Tham mưu phó Lục quân,Tướng Korten, Tham mưu trưởng Không quân và Đại táHeinz Brandt, Chỉ huy ban tham mưu dưới quyền Heusinger.Keitel đến đứng bên tay phải của Hitler, bên cạnh ôngta là Jodl. Có 18 sĩ quan khác của ba quân chủng và S.S.đứng xung quanh cái bàn, nhưng Goering và Himmler không cómặt.Chỉ có Hitler và 2 người ghi tốc ký là ngồi.

Heusinger đangbáo cáp tình hình bi thảm trên mặt trận trung tâm ởLiên Xô và cả vị trí chông chênh của quân Đức kể cảở 2 mặt trận Nam và Bắc. Keitel chen vào để thông báosự hiện diện của Đại tá von Stauffenberg và mục đíchcủa ông này. Hitler ngước lên nhìn anh Đại tá cụt 1bàn tay, 1 bên mắt được che kín, chào hỏi cụt lủn rồinói rằng ông muốn nghe Heusinger báo cáo cho xong trướcrồi mới nghe Stauffenberg báo cáo.

Stauffenberg đếnđứng giữa Korten và Brandt gần cái bàn, cách Hitler vàibước bên tay phải ông này. Ông đặt chiếc cặp trênmặt sàn, đẩy vào dưới bàn cho dựa vào mặt trong củacái bệ, chỉ cách chân của Hitler 2 m. Lúc đó là 12 giờ37. Còn 5 phút nữa. Heusinger tiếp tục báo cáo, liên tụcchỉ xuống tấm bản đồ trải trên mặt bàn. Hitler vànhững người khác luôn nghiêng người xuống để xem tấmbản đồ.

Dường nhưkhông ai để ý khi Stauffenberg lẻn ra ngoài. Có lẽ ngoạitrừ Brandt. Ông này chăm chú nghe Heusinger báo cáo đếnnỗi ông xê dịch đến gần để nhìn rõ hơn, bị vướngchiếc cặp dày cộm của Stauffenberg, cố dùng một chânđẩy nó qua một bên, rồi cúi xuống dùng tay nhấc chiếccặp lên và đặt xuống mặt ngoài của cái bệ. Vì thế,cái bệ đã che chắn giữa quả bom và Hitler. Sau này, Đôđốc Kurt Assmann, người hiện diện trong buổi họp, khaivới Đồng minh là Stauffenberg đã nói nhỏ với Brandt:"Tôi phải ra ngoài để gọi điện. Trông chừng chiếccặp của tôi. Có tài liệu mật trong đó."

Động thái đơngiản của Brandt có lẽ đã cứu sống Hitler, nhưng khiếncho Brandt phải chết. Có một định mệnh khó lý giải ởđây. Như ta đã biết, Đại tá Brandt chính là người vôtội mà Tresckow đã nhờ mang "cặp rượu cognac" trênmáy bay của Hitler vào ngày 13 tháng 3 năm 1943. Ông khônghề biết đó là quả bom – cùng loại bom mà bây giờông vô tình đẩy ra bên ngoài cái kệ, tránh xa khỏiHitler.

Với nhiệm vụbáo hiệu cho Stauffenberg bắt đầu báo cáo, Keitel nhìn nơiStauffenberg đã đứng ít phút trước. Heusinger báo cáo đãgần xong và Keitel muốn ra hiệu cho Stauffenberg biết đểbắt đầu báo cáo tiếp nối. Có lẽ Stauffenberg cần cóngười phụ giúp lấy tài liệu ra khỏi chiếc cặp. NhưngKeitel vô cùng phiền hà khi không thấy Stauffenberg ở đâu.Nhớ lại là Stauffenberg đã báo cho thượng sĩ trực tổngđài điện thoại, Keitel lén ra khỏi phòng họp để đitìm anh Đại tá có hành động kỳ lạ này.

Stauffenberg khôngcó mặt ở tổng đài điện thoại. Người thượng sĩnói Stauffenberg đã vội vã đi ra ngoài. Keitel trở vàophòng họp với tâm trạng bối rối, Heusinger đang đi đếnphần kết luận của bài báo cáo:

"Quân Nga đã tiến côngvới lực lượng mạnh phía Tây Duna và tiến về hướngBắc. Mũi nhọn của họ đã đến Đông Nam Dunaburg. Nếutập đoàn quân của ta quanh hồ Peipus không rút lui, mộtthảm hoạ..."

Đúngvào lúc này, 12 giờ 42, quả bom phát nổ.

Stauffenberg đãchứng kiến tất cả những gì xảy ra kế tiếp. Ông đangđứng bên Tướng Fellgiebel trước văn phòng ông này ởboong-ke cách đấy gần 100 m, lo lắng nhìn đồng hồ rồihướng mắt về phía phòng họp. Ông thấy khói bốc lênrồi một ngọn lửa giống như một quả đạn pháo 155 lirơi xuống. Thân người bị ném ra khỏi khung cửa sổ,mảnh vụn bay tứ tung lên không trung. Stauffenberg phấnkhích tin chắc rằng mọi người có mặt trong phòng họpđều đã chết hoặc đang hấp hối. Ông vội vàng từgiã Fellgiebel, trong khi ông này đang gọi điện báo chonhóm âm mưu ở Berlin biết vụ ám sát đã thành công, rồicắt hệ thống thông tin.

Hành động kếtiếp của Stauffenberg là phải nhanh chóng thoát ra khỏitổng hành dinh Rastenburg. Binh sĩ bảo vệ ở các chốt ravào đã nghe tiếng nổ phát ra từ phòng họp của Hitlervà lập tức phong toả mọi lối ra. Tại chốt thứ nhất,cách boong-ke của Fellgiebel vài mét, chiếc xe củaStauffenberg bị chặn lại. Ông nhảy ra khỏi xe và yêu cầuđược nói chuyện với sĩ quan trực nhà bảo vệ. Vớisự hiện diện của sĩ quan này, Stauffenberg gọi điệncho ai đấy – không rõ là ai – trao đổi ngắn gọn, gácmáy rồi quay qua người sĩ quan, nói: "Trung uý, tôi đượcphép đi qua."

Đó chỉ là tròtháu cáy, nhưng có hiệu quả. Sau khi người sĩ quan ghivào sổ trực: "12 giờ 44, Đại tá Stauffenberg đi qua"rồi hiển nhiên gọi đến chốt gác thứ hai để cho xecủa Stauffenberg đi qua. Tại chốt gác thứ ba thì khó khănhơn. Ở đây, binh sĩ bảo vệ đã nhận lệnh báo động,hạ cổng xuống và tăng cường bảo vệ, không cho ai đira hoặc đi vào. Xe của Stauffenberg và Trung uý tuỳ tùngHaeften bị một thượng sĩ cứng đầu tên là Kolbe chặnđường. Một lần nữa, Stauffenberg yêu cầu được sửdụng điện thoại và gọi cho Đại uý von Moellendorf, phụtá cho chỉ huy trưởng của doanh trại. Ông phàn nàn rằngbinh sĩ bảo vệ không cho ông đi qua "vì lý do vụ nổ.Tôi có việc gấp. Tướng Fromm đang đợi tôi ở sânbay." Đây cũng là trò tháu cáy: Stauffenberg biết rõ rằngFromm đang ở Berlin.

Sau khi gác máy,Stauffenberg quay qua người Thượng sĩ: "Ông nghe đây, tôiđược phép đi qua." Nhưng người Thượng sĩ không chịuthua. Anh gọi điện cho Moellendorf để xin xác nhận. Đạiuý Moellendorf xác nhận.

Sau đó, chiếcxe chạy đến sân bay trong khi Trung uý Haeften vội vã tháorời một quả bom khác đựng trong chiếc cặp của anhnày, ném qua bên vệ đường, về sau được Mật vụ tìmthấy.Chỉ huy sân bay chưa nhận được lệnh báo động. Cơtrưởng đã nổ máy khi thấy 2 người tiến đến. Trongvòng 1 hoặc 2 phút, chiếc máy bay cất cánh.

Ít phút sau 1giờ trưa, Stauffenberg hẳn thấy 3 tiếng đồng hồ kếtiếp là thời gian dài nhất trong đời ông. Trong khi chiếcmáy bay Heinkel hướng về Berlin, Stauffenberg không thể làmgì được, nhưng hy vọng Fellgiebel đã báo tin được choBerlin và nhóm âm mưu đang khởi động để chiếm lấythủ đô, phát đi những thông cáo được soạn sẵn đếncác chỉ huy quân sự, thêm vào đó máy bay của ông sẽkhông bị bắt buộc hạ cánh bởi máy bay chiến đấu Đứchay máy bay Nga vốn lúc này đang hoạt động mạnh trênĐông Phổ. Máy bay của Stauffenberg không có máy thu thanhtầm xa để bắt sóng từ Berlin, trong khi đó ông hy vọngnhững người âm mưu sẽ loan báo tin phấn khởi trướckhi ông hạ cánh. Và ông cũng không thể thông báo cho thânhữu ở thủ đô để phòng trường hợp Fellgiebel khôngliên lạc được với họ.

Máy bay đápxuống Rangsdorf lúc 3 giờ 45 chiều. Trong tinh thần phấnkhởi, Stauffenberg chạy đến nơi đặt điện thoại ởsân bay để gọi cho Tướng Olbricht để biết chắc chắnhọ đã làm những gì trong thời gian 3 tiếng đồng hồqua. Ông cực kỳ lo lắng khi được biết không ai làm gìcả. Lúc 1 giờ, Fellgiebel gọi đến báo tin về vụ nổnhưng đường dây quá nhiễu nên nhóm âm mưu không rõHitler đã chết hay chưa. Vì thế, họ không làm gì cả.Các chỉ thị triển khai Phương án Valkyrie đã được lấyra từ két sắt của Olbricht nhưng không được gửi đi.Mọi người đều chờ đợi Stauffenberg trở về. 2 ngườiđược chỉ định trong chế độ mới: Tướng Beck (tânTổng thống) và Thống chế von Witzleben (tân Tổng Tham mưutrưởng Quân lực), đáng lẽ đã phải ban hành nhữngthông cáo và chỉ thị được soạn sẵn, đồng thời lêntiếng trên sóng phát thanh. Nhưng lúc này, họ vẫn chưaxuất hiện.

Trái ngược vớisự tin tưởng của Stauffenberg, Hitler đã không chết. Hànhđộng vô tình của Brandt khi dời chiếc cặp ra mặt ngoàicủa cái bệ cứu mạng sống của Hitler. Ông bị mộtphen hốt hoảng nhưng chỉ bị thương nhẹ. Tóc ông bịcháy sém, 2 chân bị bỏng, cánh tay phải bị bầm và tạmthời tê liệt, 2 màng nhĩ bị thủng và lưng trầy xướcvì bị vật cứng rơi trúng. Theo một nhân chứng kể lại,khi Hitler được đưa từ trong đống đổ nát ra, ngườita hầu như không nhận ra ông: mặt đen nhẻm, tóc đangbốc khói và quần áo tơi tả. Như có phép lạ, Keitelkhông bị thương. Nhưng phần đông người đứng gần đầucái bàn nơi quả bom nổ đều chết, hấp hối hoặc bịthương nặng. Người ghi tốc ký chết tại chỗ, còn Đạitá Brandt, Tướng Schmundt, tuỳ viên của Hitler và TướngKorten chết vì bị thương nặng. Tất cả những ngườikhác, kể cả các tướng Jodl, Tham mưu trưởng Không quânBodenschats và Heusinger, đều bị thương ít nhiều.

Trong sự hoảnghốt lúc đầu, có vài sự suy đoán về nguồn gốc vụnổ. Ban đầu, Hitler nghĩ đây có thể do một máy bay địchlén đến tấn công. Jodl, bị một vết thương chảy máutrên đầu do nhiều mảnh vỡ của cả một chùm đèn rơitrúng, cho rằng một số công nhân xây dựng đã gài mộtquả bom hẹn giờ trên sàn nhà. Lỗ hổng sâu trên sàn cóvẻ như xác nhận điểu này. Phải qua một thời gian,Stauffenberg mới bị nghi ngờ. Chạy đến hiện trườngsau khi nghe tiếng nổ, Himmler hoàn toàn cảm thấy khóhiểu. Động thái đầu tiên của ông là gọi điện – 1hoặc 2 phút trước khi Fellgiebel cắt liên lạc viễn thông– cho Nebe, chỉ huy cảnh sát hình sự ở Berlin, để ôngnày phái đến một nhóm thám tử để điều tra.

Trong sự hoangmang và sợ hãi, không ai nhớ ra rằng Stauffenberg đã lénrời khỏi phòng họp trước vụ nổ. Thoạt đầu, ngườita tin rằng ông còn ở trong toà nhà và bị thương nặngnên đã được đưa đi bệnh viện, vẫn chưa nghi ngờ vềStauffenberg, Hitler chỉ thị kiểm tra ở bệnh viện.

Khoảng 2 tiếngđồng hồ sau vụ nổ, manh mối bắt đầu được lắpghép lại. Người Thượng sĩ trực tổng đài điện thoạibáo cáo rằng vị "Đại tá chột mắt", người đãbáo là đang chờ một cuộc gọi từ Berlin, đã đi ra khỏiphòng họp và không chờ cuộc gọi mà hấp tấp đi rakhỏi toà nhà. Vài thành viên buổi họp nhớ lại rằngStauffenberg đã để lại chiếc cặp dưới cái bàn. Binhsĩ bảo vệ ở các chốt gác nhớ lại rằng Stauffenbergvà tuỳ viên của ông đã đi qua ngay sau vụ nổ.

Hitler bắt đầudấy lên nỗi ngờ vực. Khi gọi đến sân bay Rastenburg,nơi đây cho biết Stauffenberg đã cất cánh ít lâu sau 1giờ chiều, điểm đến là sân bay Rangsdorf. Himmler lậptức ra lệnh bắt giữ Stauffenberg ở đấy, nhưng chỉ thịcủa ông không thể đến Berlin do động thái can đảm củaFellgiebel khi cắt đường dây viễn thông. Cho đến lúcấy, không ai ở tổng hành dinh nghĩ sẽ có biến cố xảyra ở Berlin. Họ đều tin rằng Stauffenberg là thủ phạmduy nhất. Sẽ không khó để bắt giữ ông, trừ phi ôngbay sang Liên Xô. Dù tình hình hỗn loạn, Hitler vẫn có vẻđiềm tĩnh, vì đầu óc đang bận rộn chuyện khác. Ôngphải tiếp đón Mussolini, sẽ đến vào lúc 4 giờ chiềuthay vì 2 giờ 30 chiều, do chuyến xe lửa chở ông nàykhởi hành muộn.

Tiến sĩSchmidt, người làm thông dịch, kể lại:

"Mussolini đã kinh hãi tộtcùng. Ông không thể hiểu được làm thế nào mà mộtchuyện như thế lại có thể xảy ra tại tổng hànhdinh."

Hitlerkể với Mussolini:

"Tôi đang đứng bên cáibàn ở đây, quả bom phát nổ ngay phía trước chân tôi...Hiển nhiên là tôi không việc gì, chắc chắn đó là địnhmệnh đã khiến cho tôi được tiếp tục con đường củamình và hoàn tất nghĩa vụ... Bây giờ đã thoát chết...tôi càng tin tưởng mạnh mẽ rằng sự nghiệp vĩ đạimà tôi phục vụ sẽ thoát khỏi những hiểm nguy hiệntại và mọi điều sẽ đi đến kết cục tốt đẹp."

Vẫnthường bị ngôn từ của Hitler lôi cuốn, Mussolini đồngý:

"Tình thế của chúng tađang rất xấu, nếu không muốn nói là tuyệt vọng, nhưngnhững gì xảy ra ở đây đã tạo cho tôi sự can đảm.Sau phép lạ [này], khó mà tin rằng sự nghiệp của chúngta sẽ gặp vận rủi."

Cùngvới các tuỳ tùng, 2 nhà độc tài đi dùng trà và ở đây– khoảng 5 giờ chiều – đã diễn ra một quang cảnhkhó tin cho thấy hình ảnh của những lãnh đạo Quốc xãhèn hạ, xơ xác vào thời điểm của một trong nhữngcuộc khủng hoảng trầm trọng nhất của Đế chế ThứBa. Lúc này, hệ thống viễn thông của Rastenberg đã đượckhôi phục do lệnh trực tiếp của Hitler, đồng thờinhững báo cáo đầu tiên từ Berlin đưa đến đã cho thấyrằng thực sự có một cuộc nổi dậy quân sự ở đâyvà có lẽ là cả ở mặt trận phía Tây. Các thuộc hạcủa Hitler đang tố cáo lẫn nhau ầm ĩ trong khi Hitler ngồiyên ủ rũ, còn Mussolini thì đang cảm thấy bối rối.

Đô đốcDoenitz bay đến Rastenburg lúc tiệc trà vừa bắt đầu vàmắng nhiếc sự phản trắc của Lục quân. Thay mặt choKhông quân, Goering ủng hộ Doenitz. Rồi Doenitz chê tráchGoering vì sự thất bại nặng nề của Không quân. Sau khitự chống chế, vị Thống chế Đế chế to béo công kíchngười mà ông luôn có ác cảm, Ribbentrop, vì sự sụp đổtrong chính sách ngoại giao của Đức, thậm chí ông còndoạ đánh vị Ngoại trưởng kiêu ngạo bằng cây gậyThống chế của mình. Ông kêu lên: "Thằng ranh bán rượusâm panh kia! Câm miệng lại!" Ribbentrop không chịu câmmiệng vì ông muốn ngay cả Thống chế Đế chế cũngphải tôn trọng mình: "Tôi vẫn là Bộ trưởng Ngoạigiao và tên tôi là von Ribbentrop." Ribbentrop vốn là ngườitiếp thị rượu sâm panh và cưới con gái của một nhàsản xuất rượu vang hàng đầu nước Đức. Cái tên quýphái "von" là của người dì nhận ông làm con nuôi –Gertrud von Ribbentrop – lúc ông 32 tuổi.

Rồi ai đấynhắc đến một cuộc "nổi loạn" chống chế độQuốc xã, "âm mưu" của Roehm ngày 30 tháng 6 năm 1934.Khi nghe nhắc đến việc này, đang ngồi ủ rũ ngậm nhữngviên thuốc do lang băm Theodor Morell kê toa, Hitler nổi cơngiận dữ. Những nhân chứng cho biết Hitler đã nhảy dựnglên, 2 bên mép sùi bọt, la hét và cuồng loạn. Ông ta lalối rằng những gì mình đã làm đối với Roehm và đồngbọn phản trắc của anh ta sẽ không thấm gì so vớinhững kẻ phản quốc ngày hôm nay. Ông ta sẽ tiêu diệttất cả bọn họ. "Tôi sẽ đưa vợ con họ vào trạitập trung và không khoan dung gì cả!" Cũng như trong nhữngtrường hợp khác, Hitler đã làm đúng như lời mình nói.

Một phần dokiệt sức và cũng vì điện thoại từ Berlin bắt đầuđưa thêm tin tức về vụ nổi loạn quân sự, Hitler ngừngcuộc độc thoại điên cuồng, nhưng cơn giận dữ vẫnkhông giảm bớt. Ông tiễn Mussolini lên xe lửa – đó làlần cuối cùng 2 người từ biệt nhau – rồi trở vềtổng hành dinh. Khoảng 6 giờ chiều, khi nghe tin vẫn chưadập tắt được cuộc nổi loạn, Hitler la thét, ra lệnhcho lực lượng S.S. ở Berlin bắn bỏ bất kỳ người nàodù chỉ nghi ngờ chút ít. Ông hét lên: "Himmler ở đâu?Tại sao ông ta không có mặt ở đây?" Ông quên rằngchỉ 1 tiếng đồng hồ trước, ông đã ra lệnh choHimmler bay về Berlin để dập tắt một cách không thươngxót đám nổi dậy và Himmler vẫn còn ở trên máy bay.

Khi đáp xuốngRangsdorf lúc 3 giờ 45 chiều, Stauffenberg chán nản khi thấycuộc nổi loạn khởi động một cách chậm chạp tuy đãđược trù định một cách cẩn thận từ lâu. Họ đãmất 3 tiếng đồng hồ quý giá khi tổng hành dinh củaLãnh tụ bị mất liên lạc với bên ngoài.

Stauffenberg khôngthể hiểu được tại sao và các sử gia khi cố gắngchắp nối những sự kiện với nhau cũng không tài nàohiểu nổi. Dù những người chủ chốt trong nhóm âm mưuđã biết Stauffenberg "mang trọng trách" đến dự cuộchọp với Lãnh tụ lúc 1 giờ trưa, nhưng vài người, phầnlớn là cấp thấp, vẫn nhẩn nha đi đến Tổng hành dinhDân quân – cũng là tổng hành dinh của nhóm nổi dậy –trên phố Bendlerstrasse lúc giữa trưa. Người ta còn nhớlần trước, vào ngày 15 tháng 7, Tướng Olbricht đã ralệnh cho binh sĩ tiến vào thủ đô 2 tiếng đồng hồtrước khi bom nổ. Nhưng ngày hôm nay 20 tháng 7, có lẽ vìsợ rủi ro ông đã không ra lệnh như thế. Đêm trước,chỉ huy trưởng các đơn vị ở Berlin và ở các trạihuấn luyện quanh vùng đã được nghe sẽ có lệnh triểnkhai Phương án Valkyrie vào ngày hôm sau, nhưng Olbricht muốnchờ cho đến khi Fellgiebel ở Rastenberg thông báo rồi mớiđộng binh. Tướng Hoepner, với bộ quân phục mà Hitlercấm ông mặc, đi đến phố Bendlerstrasse lúc 12 giờ 30 –đúng vào lúc Stauffenberg đang kích hoạt quả bom – rồicùng Olbricht đi ăn trưa, thậm chí họ còn chia nhau nửachai rượu vang để chúc mừng sự thành công.

Họ vừa quaylại văn phòng của Olbricht thì Tướng Fritz Thiele, TổngCục trưởng Thông tin thuộc Bộ Chỉ huy Tối cao Quânlực, đã phấn khích thông báo là tuy đường điện thoạikhông tốt và Fellgiebel rất dè dặt, nhưng dường như bomđã nổ tuy bây giờ vẫn chưa biết rõ Hitler sống chếtra sao. Trong trường hợp này, Thiele kết luận rằng khôngnên ban bố lệnh triển khai Phương án Valkyrie. Olbricht vàHoepner đồng ý.

Thế là, từ 1giờ 15 đến 3 giờ 45, lúc Stauffenberg đáp xuốngRangsdorf, không ai làm gì cả. Binh sĩ không được huyđộng, chỉ huy binh sĩ ở các thành phố không nhận đượcchỉ thị gì và có lẽ điều lạ lùng nhất là không ainghĩ đến việc chiếm đóng những đài phát thanh hoặcnhững tổng đài điện thoại và điện tín. 2 chỉ huyquân sự chủ chốt là Beck và Witzleben vẫn chưa xuấthiện.

Rốt cuộc làkhi Stauffenberg đi đến, nhóm âm mưu mới khởi sự hànhđộng. Từ sân bay Rangsdorf, Stauffenberg gọi điện thúcgiục Tướng Olbricht không nên chờ cho đến khi ông đếntổng hành dinh – phải mất 45 phút để ông đi từ sânbay về – mà nên phát lệnh triển khai Phương án Valkyriengay. Cuối cùng, nhóm âm mưu đã có người ra mệnh lệnh.Đại tá tham mưu trưởng Mertz von Quirnheim dưới quyềnOlbricht thuộc Cục Tổng hợp-Thanh tra, bạn thân củaStauffenberg, bắt đầu phát lệnh qua đường viễn ký vàđiện thoại. Lệnh đầu tiên báo động với binh sĩ ởBerlin và các vùng phụ cận. Lệnh thứ hai đượcStauffenberg tiếp ký – vì đã được soạn thảo nhiềutháng trước – thông báo Lãnh tụ đã chết và Witzlebenđang "chuyển giao quyền hành pháp" cho tư lệnh cácquân khu trong nước và chỉ huy trưởng các đơn vị trênchiến trường. Thống chế Witzleben vẫn chưa đến phốBendlerstrasse. Ông mới đi đến Zossen, cách Berlin 40 km vềhướng Đông Nam, hội ý với Tướng Cục trưởng Hậucần Lục quân Wagner. 2 vị tướng cấp cao trong nhóm âmmưu đang hành động theo cách nhàn nhã nhất trong ngàyđịnh mệnh này.

Với mệnh lệnhđã được phát đi – một số lệnh mang tên Fromm mà ôngnày không biết – Olbricht đi đến văn phòng Tư lệnh Dânquân, nói với Fromm rằng Fellgiebel báo về cho biết Hitlerđã bị ám sát và khuyên ông nên lĩnh nhiệm vụ chỉ huytriển khai Phương án Valkyrie. Nhưng cũng như Kluge, Fromm làngười giỏi chân trong chân ngoài, ông chỉ tiến hành khinào đã chắc ăn. Ông muốn có chứng cứ rõ ràng rằngHitler đã chết.

Đến lúc này,Olbricht đã phạm một trong những sai lầm hệ trọng nhấtvào ngày hôm ấy. Ông chắc chắn rằng Hitler đã chết,theo lời của Stauffenberg khi gọi điện từ sân bayLangsdorf. Ông cũng biết rằng Fellgiebel đã đóng hệ thốngđiện thoại ở Rastenburg suốt buổi chiều. Thế nên ôngcó đủ can đảm mà nhấc điện thoại yêu cầu nốiđường dây với Keitel. Ông hoàn toàn kinh ngạc khi nhậnra đường dây đã nối được ngay với Keitel – vì nhưta biết, mạng viễn thông đã được khôi phục nhưng ôngkhông biết. Keitel báo cho Fromm biết Hitler vẫn còn sống,còn Fromm báo lại rằng Stauffenberg vẫn chưa trở về.

Thế là từ lúcđó trở đi, Fromm đã tách xa khỏi nhóm âm mưu và gây rahậu quả thảm khốc cho nhóm này.

Sau giây phútđiếng người, Olbricht lặng lẽ bước ra khỏi văn phòng.Vừa lúc ấy, Tướng Beck đi đến, mặc bộ đồ dân sựsẫm màu – có lẽ nhằm tỏ rõ hành động đảo chínhkhông có tính chất quân sự. Đáng lẽ ông phải nắmquyền điều động, nhưng người điều động thật sựlà Đại tá Stauffenberg, vừa hổn hển đi đến lúc 4 giờ30 chiều. Ông này vắn tắt báo cáo vụ nổ mà ông khẳngđịnh là tận mắt mình nhìn thấy. Khi Olbricht cho biếtKeitel đã báo tin Hitler còn sống, Stauffenberg trả lờirằng Keitel chỉ nói dối nhằm kéo dài thời gian và rằngdù sao đi nữa, họ vẫn phải nắm bắt thời cơ mà lậtđổ chế độ Quốc xã. Beck đồng ý. Ông nói, đối vớiông, dù nhà độc tài còn sống hay đã chết thì cũng thếthôi. Họ phải tiến hành xoá sạch chế độ hà khắccủa ông ta.

Vấn đề ởchỗ: Sau sự trì trệ và trong tình hình mù mờ, dù đãtrù định bao lâu nay, họ vẫn không biết nên tiến hànhnhư thế nào. Chỉ khi Tướng Thiele cho biết tin báo Hitlercòn sống sẽ được truyền qua đài phát thanh quốc gia,họ mới nhớ ra rằng họ đã không hề nghĩ đến việcđầu tiên là phải chiếm giữ đài phát thanh, ngăn chặntiếng nói của Quốc xã và thay vào đó là phát đi cáctuyên bố của họ. Nếu không có sẵn binh sĩ làm việcnày thì cảnh sát Berlin đáng lẽ có thể làm được. Bátước von Helldorf, chỉ huy trưởng cảnh sát và can dựsâu vào âm mưu, đã sốt ruột trông chờ từ giữa trưađể hành động với lực lượng đông đảo có sẵn.Nhưng không có tin báo gì, thế nên lúc 4 giờ chiều ôngđi đến phố Bendlerstrasse để xem xét tình hình. Olbrichtcho ông biết có thể đặt cảnh sát dưới sự chỉ huycủa Quân đội. Nhưng binh sĩ vẫn chưa có – chỉ có mộtsố sĩ quan đang hoang mang đi đi lại lại ở tổng hànhdinh mà không có ai để sai khiến.

Thay vì giảiquyết ngay vấn đề này, Stauffenberg lại khẩn trương gọicho người anh họ là Trung tá Caesar von Hofacker đang ởtổng hành dinh của Tướng von Stuelpnagel tại Paris, thúcgiục những người âm mưu ở đây hành động. Đúng làviệc này rất quan trọng, vì âm mưu được tổ chứcchặt chẽ hơn ở Pháp và được hỗ trợ bởi các sĩquan quân đội quan trọng hơn ở những nơi khác ngoạitrừ Berlin. Stuelpnagel đã chứng tỏ rằng ông năng độnghơn các tướng lĩnh của mình ở trong nước. Trước khitrời tối, ông đã bắt giam tất cả 1.200 sĩ quan cùngbinh sĩ S.S. và S.D. ở Paris, kể cả Chỉ huy trưởng củahọ, Thiếu tướng S.S. Karl Oberg. Nếu ở Berlin có nhữnghoạt động năng nổ và quyết đoán như thế, thì đánglẽ lịch sử đã được xoay chiều.

Sau khi thông báovới Paris, Stauffenberg quay sang vị tướng cứng đầuFromm, thủ trưởng trực tiếp của ông, đang từ chốitham gia nhóm âm mưu sau khi được biết Hitler còn sống.Beck không muốn tranh luận, nên Stauffenberg cùng Olbricht đigặp Fromm. Olbricht nói với Fromm là Stauffenberg có thể xácnhận rằng Hitler đã chết.

Fromm cáu kỉnhnói: "Điều đó là không thể. Keitel đã nói với tôiđiều ngược lại."

Stauffenberg chenvào: "Keitel đã nói dối như thường lệ. Chính tôi đãnhìn thấy xác Hitler được mang ra ngoài."

Câu xác minh từtham mưu trưởng dưới quyền và cũng là nhân chứng làmcho Fromm suy nghĩ và im lặng. Nhưng Olbricht đã cố nhân cơhội Fromm đang chần chừ mà nói, dù sao đi chăng nữa,lệnh triển khai Phương án Valkyrie đã được ban hành.Fromm nhảy dựng lên: "Đây là hành động bất phụctùng trắng trợn! Ai đã ra lệnh?" Khi được biết đólà Đại tá Mertz von Quirnheim, Fromm cho triệu vị sĩ quanđến và nói muốn bắt giữ ông này.

Stauffenberg cốgắng lần cuối để thu phục thủ trưởng của mình:"Thưa Đại tướng, chính tôi đã cho nổ quả bom trongcuộc họp của Hitler. Vụ nổ ngang bằng một quả đạnpháo 155 li. Không ai trong phòng họp có thể sống sótđược."

Nhưng Fromm làngười lựa gió theo chiều quá tài tình nên không thểtháu cáy ông được: "Bá tước Stauffenberg ạ, âm mưuđã thất bại. Ông nên tự xử ngay đi." Stauffenberg lạnhlùng từ chối. Fromm tuyên bố bắt giữ cả 3 ngườikhách: Stauffenberg, Olbricht và Mertz.

Olbricht trảlời: "Ông chỉ tự lừa dối. Chính chúng tôi sẽ bắtgiữ ông."

Một cuộc giằngco diễn ra mà theo một nguồn tin, Fromm đánh trúng mặtStauffenberg. Fromm nhanh chóng bị khống chế rồi bị quảnthúc trong văn phòng người tuỳ viên của mình dưới sựcanh gác của Thiếu tá Ludwig von Leonrod. Nhóm âm mưu thậntrọng cắt dây điện thoại trong phòng.

Stauffenberg trởvề văn phòng của mình và thấy Thiếu tướng S.S.Piffraeder đã đến từ trước để bắt giữ ông. Sau đó,Piffraeder và 2 nhân viên S.D. bị quản thúc trong phòng kếbên. Rồi Tướng von Kortzfleisch, Chỉ huy quân sự ở quânkhu Berlin-Brandenburg đến và hỏi chuyện gì đang xảy ra.Khi von Kortzfleisch tỏ ra ương ngạnh, Beck ra lệnh quảnthúc ông. Theo kế hoạch, Tướng von Thuengen được cửthay thế Tướng von Kortzfleisch.

Sự xuất hiệncủa Piffraeder đã nhắc cho Stauffenberg nhớ rằng nhóm âmmưu đã quên đặt người bảo vệ quanh toà nhà. Vì thế,một phân đội của Tiểu đoàn Cảnh vệ Đại Đức đãđược điều đến đóng chốt. Thế là, khoảng 5 giờchiều, nhóm âm mưu ít nhất đã kiểm soát được tổnghành dinh của mình, nhưng ở Berlin họ chỉ kiểm soátđược có thế. Chuyện gì đã xảy ra cho các lực lượngcó nhiệm vụ chiếm đóng thủ đô?

Khoảng 4 giờchiều, khi nhóm âm mưu bắt đầu hành động, Thiếu tướngvon Hase, Tư lệnh Quân khu Berlin, gọi điện cho Tiểu đoàntrưởng Tiểu đoàn Cảnh vệ thiện chiến Đại Đức, ralệnh báo động cho Tiểu đoàn và đến trình diện cấpchỉ huy ở Unter den Linden. Tiểu đoàn trưởng là Thiếutá Otto Remer vừa được thăng cấp là người sẽ có vaitrò chủ chốt trong ngày này, tuy vai trò ấy là điều mànhóm âm mưu không hề muốn. Họ đã điều tra về anh vìtiểu đoàn của anh đã được phân nhiệm vụ quan trọngvà hài lòng khi thấy anh là một sĩ quan không thiên vềchính trị, người luôn sẵn sàng tuân lệnh cấp chỉ huytrực tiếp. Và chắc chắn anh là một người dũng cảm.Anh đã bị thương 8 lần và gần đây được chính Hitlergắn Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của Chữ thập Sắtvới Lá sồi – một sự phong thưởng hiếm có.

Remer phát lệnhbáo động cho Tiểu đoàn dưới quyền như được chỉthị, rồi vội đi vào thành phố để nhận lệnh cụ thểcủa Hase. Vị tướng nói với anh về âm mưu ám sátHitler và ra lệnh cho anh cô lập các văn phòng bộ ở khuWilhelmstrasse và tổng hành dinh của S.S.. Đến 5 giờ 30,Remer làm xong nhiệm vụ và báo cáo về để chờ chỉ thịtiếp theo.

Đúng lúc đó,một nhân vật chen vào đã làm cho Remer trở thành kẻ thùcủa nhóm âm mưu. Tiến sĩ, Trung uý Hans Hagen đã nhậnchức vụ sĩ quan chính trị Quốc xã trong tiểu đoàn củaRemer. Anh cũng cộng tác với Tiến sĩ Goebbels ở Bộ Tuyêntruyền và được phái đến Berlin. Anh tin chắc mình trôngthấy Thống chế von Brauchitsch đang mặc quân phục ngồitrên một chiếc xe của Quân đội và lập tức nghĩ rarằng các tướng lĩnh già có thể đang âm mưu gì đấy.Brauchitsch từ lâu đã bị Hitler cho ngưng chức và ngàyhôm ấy không có mặt ở Berlin, nhưng Hagen quả quyếtmình đã trông thấy ông. Hagen nói với Remer về nỗi nghingờ này, đúng lúc khi Remer vừa nhận lệnh chiếm lấyWilhelmstrasse. Hagen càng thêm nghi ngờ, thuyết phục Remercấp cho anh một chiếc mô tô, rồi chạy đến Bộ Thôngtin và Tuyên truyền để thông báo cho Goebbels.

Hitler vừa gọiđiện cho Goebbels, kể về vụ mưu sát và ra lệnh cho vịBộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyên truyền lên đài phátthanh để báo tin là âm mưu đã thất bại. Dường như đólà tin tức đầu tiên về biến cố tại Rastenberg màGoebbels nhận được. Rồi Hagen báo cho ông biết chuyệngì đang xảy ra ở Berlin. Lúc đầu, Goebbels tỏ vẻ ngờvực – ông xem Hagen như người đến gây phiền nhiễu –và theo một nguồn tin, Goebbels đã định đuổi viên Trunguý ra ngoài, nhưng anh đề nghị ông nên ra cửa sổ mà tựquan sát. Goebbels bây giờ tin vào mắt mình hơn là tin lờinói cuồng loạn của Hagen. Quân đội đang chiếm giữnhững vị trí quanh văn phòng bộ. Dù ngu dốt, Goebbels vẫnsuy nghĩ rất nhanh, ông bảo Hagen đưa Remer đến gặpmình. Hagen làm theo, rồi biến mất khỏi lịch sử.

Thế là, trongkhi những người âm mưu trong tổng hành dinh Dân quân ởphố Bendlerstrasse đang liên lạc với những tướng lĩnhkhắp châu Âu và không để ý gì đến một sĩ quan cấpdưới như Remer, thì Goebbels lại liên lạc được vớimột người tuy cấp thấp nhưng lại quan trọng nhất vàothời khắc đặc biệt này.

Việc liên lạclà không tránh khỏi, vì Remer đã được lệnh bắt giữGoebbels nhưng đồng thời nhận được tin Goebbels mời đếngặp. Remer dẫn theo 20 binh sĩ đi đến Bộ Thông tin vàTuyên truyền và anh dặn thuộc hạ đi tìm mình nếu trongvài phút anh không trở ra. Với khẩu súng lục trên tay,anh cùng một tuỳ viên đi vào để bắt giữ một trongnhững nhân vật Quốc xã quan trọng nhất ở Berlin.

Một trong sốnhững biệt tài giúp Goebbels leo lên đến những nấcthang cao trong Đế chế Thứ Ba là khả năng ăn nói trongtình thế khó khăn – và đây là tình thế khó khăn nhấttrong đời ông. Ông nhắc nhở Remer về lời tuyên thệvới Lãnh tụ. Remer trả đũa một cách dứt khoát rằngHitler đã chết. Goebbels nói Lãnh tụ vẫn còn sống khoẻmạnh – ông vừa nói chuyện với Lãnh tụ qua điệnthoại. Ông có thể chứng minh điều này. Rồi ông nhấcmáy xin nói chuyện khẩn với Hitler ở Rastenburg. Một lầnnữa, việc nhóm âm mưu đã không chiếm lấy trung tâmviễn thông ở Berlin hoặc ít nhất cắt các đường dâyđã tạo thêm thảm hoạ.Chỉ trong vòng 1, 2 phút, Hitler đã ở bên kia đầu dây.Goebbels nhanh chóng trao máy cho Remer. Thủ lĩnh quân phiệthỏi viên Thiếu tá có nhận ra giọng nói của mình không.Vì giọng nói ấy đã được truyền trên sóng phát thanhcả trăm lần, ai ở Đức mà không nhận ra? Hơn nữa, chỉvài tuần trước Remer đã nghe giọng nói ấy khi anh nhậnhuân chương từ Lãnh tụ. Thế là, viên Thiếu tá đứngnghiêm lại – Hitler ra lệnh cho anh đập tan nhóm nổi dậyvà chỉ nghe theo mệnh lệnh của Goebbels. Ông còn nói mìnhvừa cử Himmler làm Tư lệnh Dân quân (lúc này đang bayđến Berlin) và Tướng Reinecke chỉ huy toàn bộ binh sĩ ởthủ đô. Lãnh tụ còn đặc cách thăng viên Thiếu tá lênĐại tá.

Đối vớiRemer, thế là đủ. Anh đã nhận lệnh từ cấp cao nhấtvà bây giờ anh sẽ tiến hành với tất cả lòng năng nổmà tổng hành dinh nhóm nổi dậy không có. Anh rút Tiểuđoàn Cảnh vệ dưới quyền ra khỏi khu Wilhelmstrasse,chiếm giữ doanh trại Unter den Linden, cử binh sĩ đi tuầntiễu để ngăn chặn đội quân nào tiến về thủ đô,còn về phần mình, anh sẽ tự đi tìm hang ổ của nhómnổi dậy để bắt đám chủ mưu.

Tại sao cáctướng lĩnh và đại tá nổi dậy lại giao phó vai tròchủ chốt như thế cho Remer, tại sao vào phút chót họkhông đặt anh dưới quyền một sĩ quan trung kiên với âmmưu, tại sao ít nhất họ không cử một sĩ quan đáng tincậy đi theo Tiểu đoàn Cảnh vệ để đảm bảo họ tuânhành chỉ thị – đó là những điều khó hiểu trong ngày20 tháng 7 này. Và lúc ấy, tại sao không lập tức bắtgiữ Goebbels – nhân vật quan trọng và nguy hiểm nhất ởBerlin? Một vài nhân viên cảnh sát dưới quyền Bá tướcvon Helldorf có thể làm việc này trong 2 phút, bởi vì BộThông tin và Tuyên truyền hoàn toàn không được phòng bị.Và tại sao nhóm âm mưu không chiếm lấy tổng hành dinhMật vụ, trấn áp binh sĩ ở đây và phóng thích nhữngngười trong cùng nhóm âm mưu đang bị giam cầm? Tổnghành dinh Mật vụ cũng gần như không được phòng bị gìcả. Văn phòng Trung ương của RSHA, đầu não của S.D. vàS.S., cũng thế. Người ta nghĩ đáng lẽ trước tiên phảichiếm lấy những cơ quan ấy. Không có lời giải đápnào cho những câu hỏi này.

Lúc đầu, nhómâm mưu không hề biết Remer đã thay đổi thái độ. Hiểnnhiên là cũng chẳng ai biết được những gì đang diễnra và khi họ biết được thì tất cả đã quá muộn.Ngay cả bây giờ, người ta vẫn không thể hiểu được,vì những người trong cuộc khai báo mâu thuẫn với nhau.Các đơn vị xe thiết giáp ở đâu? Binh sĩ trấn đóngnhững vùng xung quanh thủ đô ở đâu?

Lúc 6 giờ 30chiều, một đài phát thanh – với công suất mạnh đếnmức toàn châu Âu có thể bắt sóng được – đã loanbáo ngắn gọn về một âm mưu thất bại khi ám sátHitler. Đó là đòn nặng cho nhóm âm mưu và cũng là sựcảnh báo cho thấy các lực lượng được giao nhiệm vụchiếm đài phát thanh Berlin đã không làm tròn nhiệm vụ.Trong khi chờ đợi Remer đi đến, Goebbels đã có thể đọcqua điện thoại văn bản cho đài phát thanh. Lúc 6 giờ45, Stauffenberg dùng máy viễn ký gửi thông báo đến cácchỉ huy Lục quân nói rằng tin loan báo trên đài phátthanh là sai và rằng Hitler thật sự đã chết. Nhưng taihoạ vẫn là không thể cứu vãn được. Các tướng lĩnhchỉ huy ở Prague và Vienna – đúng lúc đang chuẩn bịbắt giữ những lãnh đạo S.S. và Đảng Quốc xã – nayđã bắt đầu thoái lui.

Lúc 8 giờ 20tối, Keitel gửi chỉ thị bằng máy viễn ký từ tổnghành dinh Lãnh tụ đến tất cả các cấp chỉ huy quânsự, báo tin Himmler đã được cử làm Tư lệnh Dân quânvà rằng "chỉ được tuân theo lệnh của ông ấy vàcủa tôi". Keitel nói thêm: "Mọi chỉ thị do Fromm,Witzleben hoặc Hoepner đưa ra là không có hiệu lực."Loan báo của đài phát thanh và chỉ thị của Keitel đãmang tính quyết định đối với Thống chế von Kluge, lúcông sắp sửa gia nhập nhóm âm mưu.

Ngay cả nhữngđơn vị thiết giáp mà nhóm âm mưu mong đợi cũng khôngxuất hiện. Người ta có thể nghĩ rằng Tướng Hoepner,một người chỉ huy thiết giáp xuất chúng, đáng lẽ raphải phụ trách điều động thiết giáp, nhưng thực tếlà ông này đã không có cơ hội. Nhóm âm mưu đã ra lệnhcho Đại tá Wolfgang Glaesemer, Chỉ huy trưởng Trườngthiết giáp ở Krampnitz, điều xe thiết giáp vào thủ đôvà báo cáo với tổng hành dinh Dân quân ở phốBendlerstrasse để nhận thêm chỉ thị. Nhưng Glaesemer lạikhông muốn tham gia nhóm âm mưu chống lại Quốc xã.Thuyết phục ông không được, Olbricht bèn quản thúc ôngtrong tổng hành dinh. Nhưng Glaesemer đã có cơ hội nói nhỏvới người tuỳ viên không bị bắt của mình, ra lệnhanh này báo cáo cho Ban Thanh tra quân chủng thiết giáp vốncó thẩm quyền trên mọi đơn vị thiết giáp và chỉđược nghe theo lệnh ở đó.

Vì thế, nhómâm mưu không được thiết giáp hỗ trợ trừ vài chiếctiến vào được trung tâm thành phố. Đại tá Glaesemerdùng một mẹo để trốn thoát. Ông nói với lính canh làđã quyết định chấp nhận tuân theo lệnh của Olbrichtvà sẽ đi chỉ huy các đơn vị thiết giáp, rồi thoátkhỏi tổng hành dinh. Chẳng bao lâu, các đơn vị thiếtgiáp nhận lệnh rút khỏi thành phố. Vị Đại tá thiếtgiáp không phải là người duy nhất trốn thoát đượckhỏi cảnh giam cầm của nhóm âm mưu – một yếu tốkhiến cho âm mưu nhanh chóng tan vỡ.

Lúc 8 giờ tối,Thống chế von Witzleben đi đến với bộ quân phục chỉnhtề và vung vẩy cây gậy thống chế trên tay để đảmnhiệm chức vụ tân Tổng Tham mưu trưởng Quân lực, rồinhận ra ngay là âm mưu đã thất bại. Ông trách cứ Beckvà Stauffenberg đã phá hỏng vụ nổi dậy. Trong phiên xử,ông khai với Thẩm phán là mình thấy rõ ràng âm mưu đãđổ vỡ ngay khi được biết thậm chí các trung tâm viễnthông vẫn không bị đánh chiếm. Nhưng bản thân ông đãkhông giúp gì, trong khi quyền hạn của một Thống chếcó thể thu phục những chỉ huy quân sự ở trong Berlin vàcả ở ngoài nước. Sau khi đến tổng hành dinhBendlerstrasse được 45 phút, ông bước ra – và cũng táchra khỏi nhóm âm mưu khi đó đã chắc chắn thất bại –ông đi đến khu Zossen, nơi ông đã chờ đợi suốt 7tiếng đồng hồ, rồi nói với Tướng Cục trưởng Hậucần Lục quân Wagner rằng cuộc nổi dậy đã thất bại,cuối cùng là đi về trang trại của mình ở miền nôngthôn cách đó 50 km. Ngày hôm sau, ông bị bắt.

Và giờ đã đếnlúc bức màn cho hồi kết được kéo lên.

Khoảng 9 giờtối, nhóm âm mưu tê tái khi nghe đài phát thanh loan báorằng Lãnh tụ sẽ phát biểu với nhân dân Đức vào đêmhôm ấy. Ít phút sau, lại có tin Tướng von Hase, Tư lệnhQuân khu Berlin, người điều động Thiếu tá Remer – giờlà Đại tá – đi làm nhiệm vụ, đã bị bắt, còn TướngReinecke được S.S. hỗ trợ đã nắm quyền chỉ huy tấtcả lực lượng ở Berlin và đang chuẩn bị tiến chiếmtổng hành dinh Dân quân ở phố Bendlerstrasse.

Cuối cùng, lựclượng S.S. động binh, phần lớn là nhờ Otto Skorzeny, sĩquan chỉ huy S.S. cương nghị lúc trước đã giải cứuMussolini. Không được biết chuyện gì đang xảy ra vàongày hôm ấy, Skorzeny đã đáp chuyến tàu đêm tốc hànhđi Vienna, nhưng giữa đường con tàu bị chặn lại. TướngS.S. Schellenberg, nhân vật số Hai của lực lượng S.D.,kêu gọi ông xuống tàu. Skorzeny thấy tổng hành dinh S.D.trong tình trạng hoảng loạn, nhưng là người máu lạnhvà có tài tổ chức, ông nhanh chóng tụ họp một sốbinh sĩ để hành động. Chính ông là người thuyết phụccác đơn vị thiết giáp giữ lòng trung thành với Hitler.

Hành động đáptrả năng nổ ở tổng hành dinh Rastenberg, đầu óc lanh lẹcủa Goebbels trong việc thuyết phục Remer và sử dụng đàiphát thanh, sự hồi sinh của lực lượng S.S. ở Berlin,tình trạng hoang mang và bất động đến khó tin của nhómâm mưu – tất cả đã khiến cho nhiều sĩ quan quân độikhi sắp gia nhập hoặc đã gia nhập vụ nổi dậy phảithoái lui. Trong số này có Tướng Otto Herturth, tham mưutrưởng của Tướng Kortzfleisch đã bị bắt. Kortzfleischban đầu hợp tác trong âm mưu để tập kết binh sĩ, rồikhi thấy tình hình không ổn ông lại đổi ý, gọi điệncho tổng hành dinh của Hitler lúc 9 giờ 30 tối để nóimình đang trấn áp quân nổi dậy. Nhưng việc này cũngkhông giúp ông thoát khỏi án tử hình.

Sau khi bị nhómâm mưu bắt giữ vì từ chối cộng tác với họ, TướngFromm đã phải tự lo cứu lấy thân. Khoảng 8 giờ tối,sau khi bị quản thúc 4 tiếng đồng hồ, ông xin phép trởvề phòng riêng của mình ở tầng dưới. Lấy danh dựcủa một quân nhân, ông hứa sẽ không tìm cách trốnthoát hoặc bắt liên lạc với bên ngoài. Tướng Hoepnerđồng ý, thậm chí còn cho Fromm ăn uống khi nghe ông nàythan đói. Trước đó, 3 vị Tướng dưới quyền Fromm đến,từ chối tham gia âm mưu và yêu cầu cho gặp thủ trưởng.Điều khó hiểu là họ được phép đi gặp Fromm trongphòng riêng của ông này, dù cả ba cũng đang bị quảnthúc. Fromm nói cho 3 người biết về một lối ra ít khiđược sử dụng, qua đó họ có thể trốn thoát. Vi phạmlời hứa danh dự của mình, ông ra lệnh cho 3 vị Tướngtổ chức quân hỗ trợ, chiếm lấy toà nhà, giải thoátông và dập tắt nhóm nổi dậy. 3 người lẻn ra ngoài màkhông ai hay biết.

Nhưng có mộtsố sĩ quan cấp thấp dưới quyền Olbricht, lúc trướctham gia âm mưu và còn đang lưỡng lự, lúc đó đã tựnhận ra tình hình: Họ sẽ bị treo cổ nếu âm mưu thấtbại mà họ không chống lại kịp thời. Một nhóm 6-8người trong bọn họ đã mang vũ khí đến tìm Olbricht vàyêu cầu ông này giải thích sự tình. Stauffenberg đếnxem việc gì đang xảy ra và bị bắt giữ. Khi cố tìmcách thoát thân, ông bị bắn vào cánh tay – do một tiếngsúng duy nhất. Rồi nhóm chống nổi dậy nổ súng tứtung nhưng không bắn trúng ai khác. Họ sục sạo rồi gomnhóm âm mưu lại. Beck, Hoepner, Olbricht, Stauffenberg, Haeftenvà Mertz bị đưa vào văn phòng của Fromm, rồi Fromm xuấthiện, vung vẩy khẩu súng lục. Ông yêu cầu nhóm âm mưuhạ vũ khí và tuyên bố bắt giữ họ. Khi Beck lên tiếngphản đối, Fromm đòi ông này phải tự sát. Beck bóp còsúng, nhưng viên đạn chỉ sượt qua da đầu ông và làmchảy máu chút ít. Rồi Fromm cho phép những người khácviết thư tuyệt mệnh. Olbricht và Hoepner ngồi xuống viết.Stauffenberg, Mertz, Haeften và những người khác đứng imlặng. Fromm bước ra khỏi phòng.

Ông nhanh chóngquyết định phải diệt trừ nhóm người này không nhữngđể giết người bịt miệng – vì tuy từ chối can dựtích cực vào âm mưu mà ông đã biết từ nhiều thángtrước, nhưng ông đã che chở và không cáo giác họ –mà còn để lấy lòng Hitler. Trong thế giới côn đồ củaQuốc xã, như thế đã là quá muộn, nhưng ông không nhậnra.

5 phút sau, ôngquay vào, tuyên bố "nhân danh Lãnh tụ" ông đã triệutập một phiên xử của "toà án quân sự" (không cóchứng cứ gì về chuyện này) và phiên toà đã tuyên ántử hình đối với 4 sĩ quan: "Đại tá Mertz của Bộ Tưlệnh Lục quân, Tướng Olbricht, Đại tá mà tôi không cònbiết [Stauffenberg] và trung uý này [Haeften]."

Hai tướngOlbricht và Hoepner vẫn còn đang viết thư tuyệt mệnh chovợ. Tướng Beck ngồi rũ trên ghế mặt bê bết máu từvết xước do viên đạn. Bốn người bị "tuyên án"tử hình đứng im lặng.

Rồi Hoepner kếtthúc bức thư và đặt trên mặt bàn. Olbricht yêu cầu mộtbì thư, đặt bức thư vào và dán kín. Vào lúc ấy Beckđã tỉnh lại, ông yêu cầu một khẩu súng lục khác.Với cánh tay còn nguyên vẹn đang đẫm máu vì vếtthương, Stauffenberg cùng 3 người kia bị dẫn ra ngoài.Fromm bảo Hoepner đi theo mình.

Trong khoảngsân, dưới ánh sáng lờ mờ của một chiếc xe quân độivới vải đen phủ ngoài 2 đèn pha, 4 người bị xử bắnmột cách chóng vánh. Có vài sự lộn xộn và tiếng hôto, phần lớn là từ đám lính canh muốn làm cho nhanh vìsợ không kích – máy bay Anh vần vũ trên bầu trờiBerlin hầu như mỗi đêm vào mùa hè này. Stauffenberg hôlên trước khi bị bắn: "Nước Đức thiêng liêng muônnăm!"

Trong lúc này,Fromm cho Tướng Hoepner một chọn lựa. 3 tuần sau, Hoepnerkhai trước Toà án Nhân dân rằng Fromm đã nói với ông:

"Này, Hoepner, vụ việcthật sự làm tôi đau lòng. Chúng ta là bạn và đồng chítốt với nhau, anh biết đấy. Anh đã can dự vào vụ nàyvà phải lĩnh hậu quả. Anh muốn làm theo cách của Beckhay không? Nếu không, bây giờ tôi sẽ bắt giữ anh."

Hoepnertrả lời rằng ông "không cảm thấy có tội" và nghĩcó thể tự "biện minh" được.

"Tôi hiểu điều ấy."Fromm trả lời và bắt tay ông. Hoepner bị đưa vào nhà tùquân sự tại Moabit.

Trongkhi đang bị dẫn đi, Hoepner nghe tiếng nói mệt mỏi củaBeck qua cánh cửa phòng bên: "Nếu lần này không xong,xin làm ơn giúp tôi." Có tiếng súng lục nổ. Lần này,Beck vẫn không chết mà chỉ ngất đi. Fromm ghé đầu vàoxem rồi nói với một sĩ quan: "Hãy giúp ông ấy."Người sĩ quan này từ chối cho phát súng ân huệ. MộtTrung sĩ kéo Beck ra bên ngoài phòng rồi bắn một phát vàocổ ông.

Lúc đó đã làquá nửa đêm. Cuộc nổi dậy – vụ việc nghiêm trọngnhất chống Hitler trong 11 năm rưỡi của Đế chế ThứBa – đã bị dập tắt sau 11 giờ 30 phút. Skorzeny dẫnmột nhóm binh sĩ S.S. đến, ra lệnh cấm hành quyết aikhác. Vốn là sĩ quan cảnh sát, ông biết cần phải tratấn nhóm âm mưu để tìm ra chứng cứ về tầm mức củavụ nổi dậy. Ông cho còng tay những người còn lại, đưahọ vào nhà tù Mật vụ rồi phái thám tử đi thu thậpnhững tài liệu mà nhóm âm mưu không kịp tiêu huỷ.Himmler đã về đến Berlin không lâu trước đó, lập tổnghành dinh tạm trong Bộ Thông tin và Tuyên truyền lúc đóđã được Tiểu đoàn Cảnh vệ của Remer bảo vệ, gọiđiện cho Hitler báo rằng đã dập tắt vụ nổi dậy.

Khoảng 1 giờkhuya, tiếng nói của Adolf Hitler được truyền qua sóngphát thanh.

"Các đồng chí người Đứccủa tôi!

Tôi nói chuyện với các bạnhôm nay để thứ nhất, cho các bạn được nghe tiếng nóicủa tôi, đồng thời biết rằng tôi không bị thương vàcòn khoẻ mạnh. Thứ hai là để thông báo cho các bạnbiết về một tội ác chưa từng có trong lịch sử nướcĐức.

Một nhóm rất nhỏ nhữngsĩ quan đầy tham vọng, vô trách nhiệm và điên rồ đãlập một âm mưu nhằm loại trừ tôi và cùng với tôi,là các sĩ quan của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực.

Quả bom của Đại tá Bátước Stauffenberg nổ cách 2 m ngay phía trước tôi. Vụ nổlàm một số cộng sự trung kiên của tôi bị thương, mộtngười trong số này đã chết. Bản thân tôi hoàn toànkhông bị thương tích, ngoại trừ vài vết trầy xước,bầm và cháy sém. Tôi xem đây là sự xác nhận của ƠnTrên về sứ mệnh đã đặt vào tôi...

Nhóm người nổi loạn làrất nhỏ và chẳng có gì giống với tinh thần của Quânlực Đức, lại càng không giống với nhân dân Đức. Đólà một bọn gồm những phần tử tội phạm và chúng sẽbị trừ khử một cách không thương tiếc.

Vì thế bây giờ tôi ra lệnhkhông một cấp quân sự nào... được tuân hành lệnh từđám nổi loạn này. Tôi cũng chỉ thị mọi người cónghĩa vụ bắt giữ, hoặc nếu họ chống cự thì bắnngay tại chỗ, bất kỳ ai ban hành hoặc thực hiện lệnhnhư thế...

Lần này chúng ta sẽ tínhtoán với họ theo cách mà những người Quốc gia Xã hộivẫn thường thấy."

SỰTRẢ THÙ ĐẪM MÁU


Lầnnày cũng vậy, Hitler giữ lời.

Tính tàn ác củaQuốc xã đối với chính người Đức đã đạt đếnđỉnh điểm. Một làn sóng nổi lên gồm những vụ bắtbớ, tiếp theo là tra tấn dã man, những phiên xét xử dãchiến và thi hành án tử hình, nhiều khi chỉ bằng mộtsợi dây dương cầm buộc ở móc treo thịt của nhà giếtmổ. Hàng nghìn thân nhân và bạn bè của nghi can bị đưavào trại tập trung và nhiều người đã chết ở đây.Một số ít người can đảm che chở cho những ngườitrốn lánh sẽ bị xử tử ngay tại chỗ.

Trong cơn giậndữ tột cùng và cơn khát trả thù không gì kiềm chếđược, Hitler thúc giục Himmler và Giám đốc Kaltenbrunnercủa cơ quan RSHA tăng cường nỗ lực để bắt giữ tấtcả những người đã dám âm mưu chống lại ông ta.Hitler cũng ra chỉ thị về cách đối xử với họ.

Ở một trongnhững buổi họp đầu tiên sau vụ nổ, Hitler quát tháo:

"Lần này sẽ cho can phạmxưng tội ngắn gọn. Không có toà án quân sự. Họ sẽđứng trước Toà án Nhân dân. Không cho phép họ phátbiểu. Toà án sẽ xét xử chớp nhoáng. Án tử hình đượcthi hành 2 tiếng đồng hồ sau. Bằng cách treo cổ –không có sự khoan hồng."

Chánhán Ronald Freisler của Toà án Nhân dân thi hành triệt đểnhững chỉ thị như thế từ cấp tối cao. Freisler là kẻkhát máu đáng bị nguyền rủa, là tù binh chiến tranh ởNga trong Thế chiến I rồi trở thành Bolshevik, gia nhậpĐảng Quốc xã năm 1924, thích áp dụng những phương phápkhủng bố của Nga.

Phiên xử đầutiên của Toà án Nhân dân diễn ra ở Berlin vào các ngàymùng 7 và 8 tháng 8. Trước vành móng ngựa là Thống chếvon Witzleben, các tướng Hoepner, Stieff và von Hase, các sĩquan cấp trung Hagen, Klausing, Bernardis và Bá tước PeterYorck von Wartenburg. Thể chất họ khá suy yếu sau khi bịMật vụ tra tấn. Goebbels ra lệnh quay phim từng phút củaphiên toà để mang ra chiếu cho binh sĩ và dân chúng xem đểlàm gương. Vì thế nhiều cách thức đã được thựchiện nhằm mục đích làm cho phạm nhân trông lôi thôilếch thếch. Họ ăn mặc quần áo không ra kiểu gì cả,không được cạo râu, không có cổ áo, không có cà vạt,cũng không có thắt lưng khiến cho quần áo trông lụngthụng hơn. Đặc biệt, vị Thống chế Witzleben một thờikiêu hãnh giờ giống như một ông cụ xác xơ, móm mém.

Dù các phạmnhân biết rõ số phận của mình đã được định đoạt,nhưng họ vẫn tỏ ra có phẩm giá và can đảm trong khiFreisler luôn tìm cách hạ nhục họ. Can đảm nhất có lẽlà Peter Yorck, có họ hàng với Stauffenberg, khi trả lờinhững câu hỏi sỉ nhục nhất một cách nhẹ nhàng vàkhông bao giờ muốn che giấu nỗi khinh miệt đối vớiQuốc xã.

"Tại sao anhkhông gia nhập Đảng?" Freisler hỏi.

"Vì tôi khôngphải là người Quốc xã và chẳng bao giờ có thể làngười Quốc xã." Yorck đáp.

Khi Freisler địnhthần lại sau câu trả lời và hỏi tiếp, Yorck cố giảithích: "Thưa Ngài Chánh án, tôi đã khai trong phiên travấn rằng chủ thuyết Quốc xã là cái mà tôi..."

Chánh án ngắtlời: "... không chấp nhận... Anh không đồng ý vớiquan niệm của Quốc xã về công lý, như đối với việcthủ tiêu người Do Thái, phải không?"

Yorck đáp: "Điềucốt lõi, điều mang đến mọi câu hỏi này, là chế độchuyên chế của Nhà nước đối với cá nhân khiến chongười Do Thái phải từ bỏ những nghĩa vụ về đạođức và tôn giáo với Thượng Đế."

Freisler thétlên: "Vô lý!" rồi không cho anh nói tiếp. Cho phép canphạm nói như thế sẽ làm hỏng cuốn phim và khiến choLãnh tụ giận dữ vì Hitler đã ra lệnh "Không cho phéphọ phát biểu".

Luật sư biệnhộ do toà án chỉ định còn lố bịch hơn. Sự hèn nhátcủa họ gần như ở mức khó tin. Luật sư cho Witzleben,một Tiến sĩ Weissmann nào đấy, còn đi xa hơn công tốkhi tố cáo thân chủ của mình là "kẻ sát nhân" hoàntoàn có tội và đáng nhận hình phạt nặng nhất.

Hình phạt đượcthi hành ngay khi phiên toà chấm dứt ngày 8 tháng 8. 8 tửtội bị đưa vào một gian phòng nhỏ có sẵn 8 cái móctreo thịt. Từng người bị lột trần cho đến eo, mộtthòng lọng bằng sợi dây dương cầm được tròng vào cổhọ và phía trên buộc vào cái móc treo thịt. Máy quayphim vẫn chạy rè rè trong khi tử tội đong đưa và ngạtthở, chiếc quần không có dây lưng cuối cùng tụt xuống,khiến cho họ trần truồng trong khi chết một cách đauđớn. Theo chỉ thị, cùng đêm ấy cuốn phim được trángrồi được chuyển đến cho Hitler xem cùng những ảnhchụp trong phiên toà. Có người nói Goebbels đã cố giữcho mình không bị ngất xỉu bằng cách lấy tay che mắt.

Cuốn phim quayphiên toà được quân Đồng minh tìm thấy và mang ra chiếutại Toà án Nuremberg mà tác giả được xem. Nhưng khôngthể tìm thấy cuốn phim quay việc thi hành án, có lẽHitler đã ra lệnh tiêu huỷ vì sợ rơi vào tay đốiphương. Theo Allen Dulles, Goebbels cho ráp nối cuốn phim vàmang ra chiếu cho binh sĩ xem. Nhưng họ từ chối xem. TạiTrường Võ bị Lichterfelde, họ bước ra ngoài ngay khi cuốnphim khởi chiếu. Chẳng bao lâu, cuốn phim không còn đượclưu hành nữa.

Suốt mùa hè,thu và Đông năm 1944 cho đến đầu năm 1945, các phiên xửcủa Toà án Nhân dân tiếp tục cho đến khi một quả bomcủa Không quân Mỹ rơi đúng xuống phòng xử ngày 3 tháng2 năm 1945, ngay sau khi Schlabrendorff bị dẫn vào. Chánh ánFreislertử thương, hồ sơ của đa số can phạm còn sống bịtiêu huỷ. Vì thế, Schlabrendorff may mắn thoát chết –một trong số ít người được vận may mỉm cười.

Chúng ta cũngcần đề cập ở đây số phận của những người khác.

Là người đượcchỉ định làm Thủ tướng của chế độ mới, Goerdelertrốn lánh 3 ngày trước vụ ám sát vì được cảnh báoMật vụ đang lùng lệnh bắt mình. Ông di chuyển khắpnơi trong vòng 3 tuần, ít khi ngủ 2 đêm cùng một nơi.Bạn bè và thân nhân che chở cho ông với sự đe doạ củaán tử hình và Hitler đã treo thưởng 1 triệu mác cho cáiđầu của ông. Buổi sáng 12 tháng 8, mệt và đói saunhiều ngày đêm lang thang ở Đông Phổ, ông bị mộtngười quen nhận dạng rồi thông báo khiến cho ông bịbắt.

Ông bị Toà ánNhân dân tuyên án tử hình ngày 8 tháng 9 năm 1944, nhưngphải đến ngày 2 tháng 2 năm 1945 mới bị xử tử cùngvới Popitz. Hiển nhiên là Himmler đã trì hoãn việc hànhquyết vì nghĩ những mối dây liên lạc của 2 người ởThuỵ Điển và Thuỵ Sĩ có thể hữu ích cho cá nhân mìnhmột khi nắm quyền lèo lái con thuyền Đế chế sắp đắm.Đó là viễn cảnh bắt đầu định hình trong đầu ócHimmler. Thế là ông ta muốn điều tra thêm để nắm bắtnhững mối dây liên lạc này.

Cùng bị xử tửvới Goerdeler và Fritz là Mục sư Alfred Delp trong nhómKreisau. Riêng Bá tước von Moltke, cầm đầu nhóm Kreisau,đã bị hành quyết ngày 23 tháng 1 năm 1945, tuy ông khôngcan dự vào âm mưu ám sát. Trottzu Solz, nhân vật đầu nãotrong nhóm Kreisau và trong âm mưu, đã bị treo cổ vào ngày25 tháng 8 năm 1944.

Hassell, cựu Đạisứ tại Ý, bị hành quyết ngày 8 tháng 9. Bá tướcFriedrich Werner von Schulenburg, cựu Đại sứ tại Nga, bịhành quyết ngày 10 tháng 11. Bá tước Fritz von derSchulenburg chết trên giàn xử giảo ngày 10 tháng 8. TướngFellgiebel, Cục trưởng Truyền tin ở Bộ Chỉ huy Tối caoQuân lực, có vai trò ở Rastenburg ngày 20 tháng 7 như đãthuật, bị hành quyết cùng ngày.

Theo một nguồntin, có khoảng 4.980 người đã bị hành quyết. Mật vụliệt kê 7.000 người bị bắt. Những người được đềcập trong sách này và bị hành quyết gồm có TướngFritz Lindemann (Cục trưởng Quân cụ), Đại tá vonBoeselager,Mục sư Dietrich Bonhoeffer (đã đi Thuỵ Điển để tiếpxúc với Giám mục địa phận Chichester), Đại tá GeorgHansen của Quân báo, Bá tước von Helldorf (Chỉ huy trưởngCảnh sát Berlin), Đại tá von Hofacker (thuộc tổng hànhdinh của Stuelpnagel tại Paris), Tiến sĩ Jens Peter Jessen(Giáo sư Kinh tế học tại Đại học Berlin), Otto Kiep(thuộc Bộ Ngoại giao), Tiến sĩ Carl Langbehn, Julius Lebel,Thiếu tá von Leonrod, Wilhelm Leuschner (đại diện nghiệpđoàn), Artur Nebe (Chỉ huy cảnh sát hình sự), Giáo sưAdolf Reichwein (cánh Xã hội chủ nghĩa), Bá tước Bertholdvon Stauffenberg (anh của Klaus Stauffenberg), Tướng FritzThiele (Tổng Cục trưởng Thông tin thuộc Bộ Chỉ huy Tốicao Quân lực) và Tướng von Thüngen (được Beck cử thaythế Tướng von Kortzfleisch vào ngày nổi loạn).

Himmler kéo dàimạng sống của một nhóm 20 người, hẳn vì tin rằng họcó thể hữu ích cho ông nếu ông nắm quyền lực và đàmphán hoà bình. Họ bị xử bắn vào các đêm 22 và 23tháng 4 năm 1945 khi quân Nga bắt đầu tấn công vào trungtâm Berlin. Trong khi bị giải đi, nhiều tù nhân trốnthoát được trong những cơ hội khi thành phố bị cúpđiện vào những ngày cuối cùng của Đế chế Thứ Ba,nhưng họ bất ngờ gặp một toán binh sĩ S.S.. Họ nhậnlệnh phải đứng sắp hàng dựa vào một bức tường vàbị bắn xối xả. Chỉ có 2 người sống sót để kểlại câu chuyện.

Tướng Frommkhông thoát án tử hình dù đã có động thái chống nhómâm mưu ngày 20 tháng 7. Himmler ra lệnh bắt giữ ông vàongày hôm sau, đưa ông ra Toà án Nhân dân vào tháng 2 năm1945 với tội danh "hèn nhát". Có lẽ nhìn nhận Frommnhư người đã cứu nguy cho chế độ Quốc xã, ông khôngbị treo cổ như những người khác mà bị xử bắn ngày19 tháng 3 năm 1945.

Trong nhiều năm,bức màn bí ẩn vẫn bao trùm trường hợp của Đô đốcCanaris, Cựu Giám đốc Quân báo, đã giúp đỡ rất nhiềucho nhóm âm mưu nhưng không trực tiếp can dự vào vụ ámsát ngày 20 tháng 7. Ông bị bắt, nhưng Keitel trong một cửchỉ tử tế hiếm hoi đã cố ngăn chặn việc đưa ôngra xử trước Toà án Nhân dân. Giận dữ vì sự trì hoãn,Hitler ra lệnh một toà án S.S. xét xử Canaris. Quy trìnhnày cũng chậm chạp, nhưng rốt cuộc Canaris cùng với Đạitá cựu trợ lý Oster và 4 người khác cũng đã bị đemra xét xử vào ngày 9 tháng 4 năm 1945 – không đầy 1tháng trước khi chiến tranh chấm dứt – rồi nhận ántử hình. Nhưng lúc ấy không ai biết rõ Canaris có bịhành quyết hay không.

Phải mất đếntận 10 năm, người ta mới vén được bức màn bí ẩn vềsự việc này. Năm 1955, đến phiên công tố Mật vụtrong phiên toà xử Canaris bị mang ra xét xử và một sốlớn nhân chứng đã khai họ thấy Canaris bị treo cổ ngày9 tháng 4 năm 1945. Một nhân chứng, Đại tá Lunding ngườiNa Uy, khai thấy Canaris bị lôi trần truồng từ nhà giamra giàn xử án. Oster cũng bị xử tử cùng lúc.

Vài người bịbắt, không bị xét xử rồi cuối cùng được quân Đồngminh giải thoát. Trong số này có Tướng Halder và Tiến sĩSchacht, không can dự vào vụ ám sát ngày 20 tháng 7, tuytrước Toà án Nuremberg Schacht họ đã khai rằng mình làngười "khơi mào".

Halder bị đưavào nhà giam biệt lập hoàn toàn tối đen trong nhiềutháng. 2 người cùng với một số tù nhân có tiếng tămnhư cựu Thủ tướng Áo Schuschnigg, cựu Thủ tướng PhápLéon Blum, Trung tướng von Falkenhausen được quân Đồngminh giải thoát ngày 4 tháng 5 năm 1945, ngay khi lính canhMật vụ chuẩn bị hành quyết cả nhóm. Sau đó, Bỉ mangFalkenhausen ra xử do tội ác chiến tranh và sau 4 năm ngồitrong tù chờ xét xử, ngày 9 tháng 3 năm 1945 ông nhận án12 năm khổ sai. Nhưng 2 tuần sau, ông được trả tự dovà trở về Đức.

Nhiều sĩ quanquân đội dính líu vào âm mưu đã thà tự xử còn hơnlà chịu ra trước Toà án Nhân dân. Buổi sáng 21 tháng 7,Tướng Henning von Tresckow nói với Tuỳ viên Schlabrendorff:

"Mọi người bây giờ đềunhắm vào chúng tôi và sỉ nhục chúng tôi. Nhưng lươngtâm tôi vẫn yên ổn – chúng tôi đã làm điều đúngđắn. Hitler không những là kẻ thù không đội trờichung của nước Đức, mà ông ta còn là kẻ thù không độitrời chung của thế giới. Trong vòng vài giờ tới, tôisẽ đứng trước Thượng Đế, trả lời về những hànhđộng của tôi và những sơ sót của tôi. Tôi nghĩ tôisẽ có thể xác nhận với lương tâm trong sáng mọichuyện tôi đã làm trong cuộc tranh đấu chống Hitler...

Con người chỉ có giá trịkhi anh ta sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình cho những gìmình tin tưởng."

Sánghôm ấy, Tresckow đã tự sát bằng một quả lựu đạn.

5 ngày sau, TướngCục trưởng Hậu cần Lục quân Wagner cũng tự sát.

Trong số nhữngsĩ quan cao cấp ở phía Tây, 2 Thống chế và 1 Đại tướngcũng đã chọn cách tự sát.

Như ta đã biết,ở Paris, Tướng Heinrich von Stuelpnagel (chỉ huy ban quânquản Pháp) đã cho bắt giam toàn bộ lực lượng S.S. vàS.D.. Lúc đó, tất cả tuỳ thuộc vào thái độ củaThống chế von Kluge (tân Tổng Tư lệnh Mặt trận phíaTây) mà Tresckow đã làm công tác tư tưởng trên mặt trậnNga để vị Thống chế tham gia tích cực vào âm mưu. DùKluge là người hay suy đi tính lại, nhưng cuối cùng ôngcũng đồng ý – hoặc nhóm âm mưu hiểu như thế – rằngông sẽ ủng hộ nhóm âm mưu một khi Hitler đã chết.

Buổi tối 20tháng 7, có một buổi họp trong bữa ăn tại Tập đoànquân B mà Kluge kiêm nhiệm quyền tư lệnh sau khi Rommel bịthương. Buổi họp có Tướng Günther Blumentritt (Tham mưutrưởng Mặt trận phía Tây dưới quyền Kluge), TướngSpiedel (Tham mưu trưởng Tập đoàn quân B) và Đại tá vonHofacker. Kluge muốn nói đến những báo cáo mâu thuẫn vềviệc Hitler còn sống hay đã chết. Các sĩ quan dự họpnhận thấy dường như Kluge ít nhất đã tỏ ra ủng hộâm mưu. Beck gọi điện cho ông trước bữa ăn và thuyếtphục ông ủng hộ nhóm âm mưu – dù Hitler còn sống hayđã chết. Rồi lệnh của Thống chế von Witzleben đượcgửi đến. Kluge có vẻ như đã bị thuyết phục.

Tuy nhiên, ôngvẫn muốn biết thêm thông tin về tình hình và không maycho nhóm âm mưu, thông tin này đến từ Stieff. Ông này xácnhận Hitler không chết. Stieff thông báo chọ Blumentrittbiết chuyện gì đã xảy ra – hoặc đúng hơn, không xảyra.

Kluge tỏ vẻrất thất vọng, vì ông nói thêm rằng nếu thành công,ông sẽ liên lạc ngay với Eisenhower để đề nghị ngừngbắn.

Trong bữa ăn –mà Speidel kể lại "như thể mọi người ngồi trong cănnhà ma" – Kluge lắng nghe Stuelpnagel và Hofacker biện luậnmột cách nhiệt tình rằng họ phải tiên hành cuộc nổidậy cho dù Hitler có thể đã thoát chết. Blumentritt kể:

"Khi họ nói xong, với vẻthất vọng hiện rõ, Kluge nói: 'Thế thì, các ông ạ,âm mưu đã thất bại. Mọi chuyện đã xong xuôi.' RồiStuelpnagel giải thích: 'Thưa Thống chế, tôi nghĩ ông đãbiết về kế hoạch. Ta vẫn phải có một hành động nàođấy'."

Klugekhông nhận là ông biết về kế hoạch nào. Sau khi ra lệnhcho Stuelpnagel thả nhóm S.S.-S.D. bị bắt, ông khuyên anhnày: "Nghe này, việc tốt nhất mà anh có thể làm bâygiờ là mặc vào quần áo dân thường vào và mau trốnđi."

Nhưng đây khôngphải là cách mà vị tướng Stuelpnagel đầy hãnh diệnlựa chọn, dù ông đã nhận lệnh về trình diện ởBerlin. Sau buổi tối họp mặt kỳ lạ có rượu sâm panhgiữa các sĩ quan S.S.-S.D. vừa được trả tự do cùng cácchỉ huy quân sự đã bắt giữ họ – và gần như chắcchắn sẽ xử bắn họ nếu âm mưu thành công –Stuelpnagel lên xe đi đến Verdun, bước ra nhìn quang cảnhbãi chiến trường cũ. Nơi đây, ông đã chỉ huy mộttiểu đoàn trong Thế chiến I. Tài xế và cận vệ củaông nghe một tiếng súng lục. Họ thấy ông nằm trên bờnước của một con kênh. Viên đạn xuyên qua một con mắtvà còn làm con mắt kia bị thương trầm trọng.

Việc này vẫnkhông cứu được Stuelpnagel khỏi một cái kết kinh hoàng.Mù mắt và hoàn toàn kiệt quệ, ông bị đưa ra trướcToà án Nhân dân ở Berlin, nằm trên một chiếc chõngtrong khi Chánh án Freisler mắng nhiếc ông. Stuelpnagel bịhành quyết ngày 30 tháng 8.

Cũng như Fromm,động thái của Kluge khi từ chối tham gia cuộc nổi loạnkhông cứu được mạng sống của ông. Như Speidel nhậnxét về vị Thống chế: "Định mệnh không từ bỏngười mà hành động không đi đôi với ý nghĩ để tạohiệu quả". Có chứng cứ cho thấy Đại tá von Hofackertrong khi bị tra tấn dã man – đến ngày 20 tháng 12 ôngmới bị xử tử – đã khai Kluge, Rommel và Speidel có candự vào âm mưu. Blumentritt kể rằng Kluge càng ngày càngtỏ vẻ lo lắng sau khi nghe được tin này.

Báo cáo từchiến trường không làm cho tinh thần của ông hưng phấnlên.

Ngày 26 tháng 7,Tướng Bradley của Mỹ xuyên thủng phòng tuyến Đức tạiSt.-Lô. 4 ngày sau, Đại Quân đoàn Thứ Ba vừa đượcthành lập dưới quyền Tướng Patton đánh xuyên qua lỗhổng để tiến đến Avranches, mở đường đến Brittanyvà đến Loire ở phía Nam. Đây là bước ngoặt cho đợttấn công của Đồng Minh.

Ngày 30 tháng 7,Kluge báo về tổng hành dinh của Hitler: "Cả mặt trậnphía Tây đã bị xuyên thủng... Sườn trái đã sụp đổ."Đến giữa tháng Tám, quân Đức co cụm lại ở một vùngnhỏ xung quanh Falaise và Hitler cấm họ rút lui thêm. Khiđó, Hitler đã chán ngán Kluge, người mà ông ta đổ tộicho thất bại ở phía Tây và ông ta còn nghi ngờ vịThống chế đang tìm cách đầu hàng Eisenhower.

Ngày 17 tháng 8,Thống chế Walther Model đi đến để thay thế Kluge. Modelxuất hiện bất ngờ khiến cho Kluge nhận ra số phậnmình sẽ là thế nào sau khi mất chức. Hitler ra lệnh choKluge phải báo cáo đang có mặt ở đâu trên đất Đức.Đó là dấu hiệu cảnh báo vị Thống chế đang bị nghingờ có liên can đến vụ ám sát ngày 20 tháng 7. Ngày hômsau, ông viết một bức thư dài cho Hitler, trở về nhàrồi uống thuốc độc.

Lá thư vĩnhbiệt của ông được tìm thấy trong số những tài liệuthu thập được sau chiến tranh.

"Khi ông nhận được nhữngdòng chữ này, tôi không còn ở trên đời nữa... Cuộcsống chẳng còn có nghĩa lý gì đối với tôi... CảRommel và tôi... đã thấy trước được tình hình hiệntại. Ý kiến của chúng tôi đã không được xem xét...

Tôi không biết liệu Thốngchế Model, người đã tự chứng tỏ trong mọi cương vị,có làm chủ được tình thế hay không... Tuy nhiên, nếukhông được và những vũ khí mới mà ông kỳ vọng khôngthành công, thì, thưa Lãnh tụ, xin ông hãy ra quyết địnhchấm dứt cuộc chiến... Nhân dân Đức đã chịu khổ sởmà không lời lẽ nào có thể diễn tả được, đến nỗiđã tới lúc nên chấm dứt chuyện vô ích này...

Tôi đã luôn thán phục đầuóc vĩ đại của ông... Nếu định mệnh mạnh hơn ý chívà thiên tài của ông, thì Ơn Trên cũng thế... Bây giờhãy tự chứng tỏ sự cao cả của ông để chấm dứtkhi cần thiết cuộc đấu tranh vô vọng này..."

Theolời Jodl khai trước Toà án Nuremberg, Hitler im lặng đọcbức thư rồi trao cho ông mà không nói lời nào. ít ngàysau, trong buổi họp quân sự ngày 31 tháng 8, thủ lĩnhquân phiệt tối cao nhận xét: "Nếu Kluge không tự xử,vẫn có những lý do vững chắc để bắt giữ ông ta."

Kế tiếp làđến phiên Thống chế Rommel, thần tượng của quầnchúng Đức.

Sau khi tự sátmà không chết, Tướng Stuelpnagel được đưa vào bệnhviện ở Verdun. Nơi đây, khi nửa mê nửa tỉnh và bị mùmắt, ông thốt ra cái tên Rommel. Sau đó, khi bị Mật vụtra tấn dã man, Đại tá von Hofacker khai ra vai trò củaRommel trong âm mưu. Hotacker khai Rommel đã trấn an mình:"Hãy nói vói những người ở Berlin rằng họ có thểtrông cậy nơi tôi." Đó là câu nói ám ảnh đầu óccủa Hitler khiến cho Lãnh tụ quyết định rằng vị Thốngchế mà ông ta yêu thích phải chết, dù ông ta biết đólà người được ngưỡng mộ nhất nước Đức.

Trong khi xươngsọ, trán và xương má còn đang mang những vết nứt nặng,mắt bên trái còn bị thương và trong đầu còn mang mảnhbom, Rommel được rời khỏi bệnh viện dã chiến đểtránh bị quân Đồng minh bắt, rồi được đưa về nhàriêng ở Herrlingen gần Ulm. Ông nhận được dấu hiệucảnh báo đầu tiên cho số phận của mình khi biết ngườicựu tham mưu trưởng của ông, Tướng Speidel, bị bắtngày 7 tháng 9, 1 ngày sau khi đến thăm ông ở Ulm.

Khi họ nóichuyện với nhau về Hitler, Rommel đã than thở vớiSpeidel:

"Cái tên lừa dối bệnhhoạn ấy đã hoàn toàn điên khùng. Hắn đang trút cơnbạo hành lên những người âm mưu ngày 20 tháng 7 và đócòn chưa phải là kết thúc!"

Lúcđó, Rommel đã nhận thấy nhân viên S.D. đang rình rậpquanh nhà mình. Khi ông đi tản bộ trong khu rừng gần nhàcùng với cậu con trai 15 tuổi được đơn vị phòng khôngnơi cậu phục vụ cho phép về săn sóc cha, cả 2 đềumang súng lục. Cùng lúc, tại tổng hành dinh ở Rastenburg,Hitler nhận được báo cáo về lời khai của Hofacker đốivới Rommel. Thế là, Hitler tuyên án tử hình – nhưng theomột cách đặc biệt. Như Keitel khai trước Toà ánNuremberg, Lãnh tụ nhận ra

"rằng đây sẽ là một vụxì căng đan kinh khủng nếu vị Thống chế có tiếng tămnày, người được yêu mến nhất, lại bị bắt và bịlôi ra trước Toà án Nhân dân."

Vìthế, Hitler đã dàn xếp với Keitel là sẽ báo cho Rommelvề chứng cứ chống lại ông này và cho họ chọn lựagiữa tự tử hay ra trước Toà án Nhân dân về tội danhphản quốc. Nếu chọn cách tự tử, Rommel sẽ được antáng theo cấp quốc gia với mọi nghi thức của Quân độivà gia đình ông sẽ không bị xâm phạm.

Thế là, vàobuổi trưa ngày 14 tháng 10 năm 1944, 2 vị Tướng từ tổnghành dinh của Hitler đi đến nhà của Rommel, khi đó đãbị binh sĩ S.S. bao vây cùng với 5 xe bọc thép. 2 vịTướng đó là Wilhelm Burgdorf, nghiện rượu, có tính xunịnh Hitler giống như Keitel và phụ tá của ông thuộcPhòng Nhân viên Lục quân, Ernst Maisel, cũng có tố chấttương tự. Họ đã báo trước cho Rommel hay rằng Hitler đãphái họ đến để thảo luận "công tác sắp tới"của Thống chế.

Sau này, Keitelkhai:

"Do Lãnh tụ sai khiến, nêntôi đã phái Burgdorf đi cùng với văn bản của lời khaichống Rommel. Nếu đó là đúng, thì ông ấy sẽ phảichịu hậu quả. Nếu không đúng, toà án sẽ miễn tộicho ông ta."

"Và ông chỉ thị choBurgdorf mang theo thuốc độc, đúng không?"

"Đúng. Tôi bảo Burgdorfmang theo thuốc độc cho Rommel dùng, nếu tình hình đòihỏi."

Saukhi Burgdorf và Maisel đến, ai cũng thấy tất cả mọi việckhông phải là để thảo luận công tác sắp tới củaRommel. 2 người yêu cầu được nói chuyện riêng vớiThống chế và 3 người đi vào phòng đọc sách.

Manfred Rommelsau này kể lại: "Vài phút sau, tôi nghe tiếng cha tôi đilên lầu và bước vào phòng mẹ tôi." Rồi thì:

"Chúng tôi đi vào phòngcủa tôi. Ông ấy chậm rãi nói: 'Cha vừa nói chuyệnvới mẹ con rằng trong vòng ¼ giờ nữa cha sẽ chết...Hitler kết tội cha là phản quốc. Xét qua công trạng củacha ở châu Phi, cha sẽ có cơ hội chết bằng thuốc độc.2 viên Tướng đã mang thuốc độc đến. Cái chết sẽđến sau 3 giây. Nếu cha chấp nhận, gia đình ta sẽ khôngphải chịu những biện pháp thường thấy...Cha sẽ được làm lễ an táng cấp nhà nước. Lễ tang đãđược chuẩn bị đến chi tiết cuối cùng. Trong vòng ¼giờ, con sẽ được bệnh viện ở Ulm báo cho biết cha đãbị tai biến mạch máu não trên đường đi dự họp."

Sựviệc đã xảy ra đúng như thế.

Mặc chiếc áojacket cũ bằng da của Binh đoàn châu Phi và cầm cây gậyThống chế, Rommel bước vào chiếc xe cùng với 2 viênTướng. Xe chạy được khoảng 3 km theo một con đườngven một khu rừng, rồi Tướng Maisel và tài xế S.S. bướcra, để Rommel và Tướng Burgdorf ngồi lại phía sau. Mộtphút sau, hai người quay lại chiếc xe, Rommel đã chết.15 phút sau khi vĩnh biệt chồng, vợ của Rommel đã nhậnđược một cuộc gọi từ bệnh viện. Bác sĩ cho biết 2viên Tướng đã mang thi hài của Rommel đến, qua đời vìnghẽn mạnh máu não, hiển nhiên là do việc vỡ xương sọlúc trước. Thật ra, Burgdorf đã cấm khám nghiệm tửthi. Ông bảo: "Không được đụng đến xác chết. Tấtcả đã được thu xếp ở Berlin."

Và đúng là mọiviệc đã diễn ra như thế thật.

Thống chếModel ra một nhật lệnh cho biết Rommel đã qua đời vì"những vết thương ngày 17 tháng 7" và tỏ ý thươngtiếc sự mất mát "một trong những vị tư lệnh vĩ đạinhất của đất nước".

Hitler gửi điệnđến vợ của Rommel:

"Xin hãy nhận lòng cảmthông chân thành của tôi đối với sự mất mát nặng nềmà bà phải chịu đựng vì cái chết của ông nhà. Têntuổi của Thống chế Rommel sẽ mãi mãi gắn liền vớinhững trận đánh anh hùng ở châu Phi."

Goeringcũng gửi một bức điện:

"Việc ông nhà qua đờivới một cái chết anh hùng vì hậu quả của các vếtthương, sau khi tất cả chúng tôi đã hy vọng ông sẽ ởlại với nhân dân Đức, khiến cho tôi cảm thương mộtcách sâu sắc."

Hitlerra lệnh tổ chức lễ tang cấp nhà nước, trong đó vịsĩ quan cao niên của Quân đội Đức, Thống chế vonRundstedt, là người đọc điếu văn khi đứng bên thi hàicủa Rommel phủ cờ chữ thập ngoặc: "Con tim của ôngấy thuộc về Lãnh tụ."

Công bằng mànói, có lẽ Rundstedt không biết những tình tiết trong cáichết của Rommel và hẳn chỉ ông biết được qua lờikhai của Keitel tại Toà án Nuremberg. Rundstedt khai: "Tôikhông nghe được những lời đồn đại ấy, nếu khôngthì đáng lẽ tôi đã từ chối đại diện cho Lãnh tụ ởlễ tang, vì đó sẽ là điều ô nhục không lời nào diễntả được." Tuy nhiên, tang quyến Rommel nhận thấyRundstedt đã từ chối đến dự lễ hoả thiêu sau lễtang và cũng không đến chia buồn với quả phụ tại nhàcủa Rommel, trong khi phần lớn những tướng lĩnh khác đềuđến.

Speidel nhận xétvề Rundstedt trong lễ tang của Rommel rằng: "Người chiếnbinh già có vẻ đau khổ và hoang mang. Ở đây định mệnhđã cho ông ta cơ hội độc đáo để đóng vai trò củaMark Antony."

Riêng TướngSpeidel, dù bị Mật vụ tra khảo liên tục, nhưng ông vẫnkhông tỏ ra đau đớn hay hoang mang. Có lẽ đó là nhờông vừa là một triết gia, cũng vừa là một chiến binh.Ông không nhận tội gì và không khai ra ai. Ông trải quamột thời khắc nguy hiểm khi đối mặt với Đại tá vonHofacker, người mà ông nghĩ không những đã bị tra tấnmà còn bị dùng dược phẩm để khai, nhưng trong dịp nàyHofacker lại không khai ra ông mà còn phản cung. Tuy khônghề mang ông ra xét xử, nhưng Mật vụ đã giam ông trong 7tháng. Khi quân Đồng minh tiến gần, ông trốn thoát đượcrồi ẩn náu cho đến khi được Đồng minh giải thoát.Vào cuối những năm 1950, Speidel đã giữ một chức vụquan trọng trong khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương(NATO).

Giới sĩ quantrong Quân đội Đức bị nhục nhã nặng nề. Họ đãthấy 3 vị Thống chế lỗi lạc: Witzleben, Kluge và Rommelđã bị kết án liên can trong âm mưu lật đổ thủ lĩnhquân phiệt tối cao, hậu quả là 1 người bị treo cổ và2 người kia thì bị ép phải tự tử. Họ đã không cóđộng thái gì khi nhiều vị tướng cấp cao bị lôi vàonhà tù Mật vụ và bị sát hại sau những phiên xét xửtrò hề của Toà án Nhân dân. Trong tình huống vô tiềnkhoáng hậu như vậy, dù cho có truyền thống kiêu hãnh,nhưng giới sĩ quan lại không đoàn kết với nhau. Thay vàođó, họ chọn cách "danh dự", mà quan sát viên nướcngoài chỉ có thể gọi là ô danh và hèn hạ. Trước cơncuồng nộ của tay cựu hạ sĩ người Áo, các nhà lãnhđạo quân sự chỉ biết xun xoe và khom lưng uốn gối.

Không lạ gìkhi mà Thống chế Rundstedt tỏ vẻ đau khổ và hoang mangkhi ông đọc điếu văn bên thi hài của Rommel. Cũng nhưcác sĩ quan đồng nghiệp, ông đã rơi xuống một tầmmức thấp. Chính Rundstedt chấp nhận làm Chánh án củacái gọi là Toà án Danh dự quân sự mà Hitler thành lậpnhằm tước quân tịch tất cả các sĩ quan bị nghi ngờđã dính dáng đến âm mưu chống Lãnh tụ, để nhữngngười này không phải ra toà án quân sự, rồi giao họcho Toà án Nhân dân xét xử như là dân thường. Toà ánDanh dự không được phép nghe người sĩ quan tự biệnhộ, mà chỉ hành động dựa trên "chứng cứ" do Mậtvụ cung cấp. Rundstedt đã không hề phản đối sự hạnchế này.

Guderian cũngthế, tuy trong hồi ký ông này thừa nhận đó là "nhiệmvụ khó chịu" và rằng các phiên toà này đã đặt ranhững "vấn đề khó khăn nhất về lương tri". Chắcchắn là đúng như thế, vì lẽ Rundstedt, Guderian và nhữngChánh án khác – tất cả đều là tướng lĩnh – đãđưa hàng trăm chiến hữu của mình đến cái chết saukhi trục xuất họ khỏi Quân đội.

Guderian còn làmhơn thế nữa. Trên cương vị Tham mưu trưởng Lục quânmà ông nhậm chức 1 ngày sau vụ nổ bom, ông đã ban hành2 nhật lệnh để trấn an thủ lĩnh quân phiệt Quốc xãvề lòng trung thành không lay chuyển của các cấp sĩquan. Nhật lệnh thứ nhất, ban hành ngày 23 tháng 7, kếtán những người âm mưu là

"một vài sĩ quan, có ngườiđã về hưu, đã mất hết tính can đảm, do hèn nhát vàyếu đuối mà chọn con đường ô nhục thay vì con đườngrộng mở cho một chiến binh chân chính – con đường củanghĩa vụ và danh dự."

Rồiông long trọng cam kết với Lãnh tụ về "sự đoàn kếtcủa tướng lĩnh, của hàng ngũ sĩ quan và của các binhsĩ trong Quân đội".

Cùng lúc, vịThống chế đã bị giải nhiệm von Brauchitsch vội vã ramột tuyên bố kết án vụ nổi dậy, cam kết sự trungthành với Lãnh tụ và hoan nghênh việc bổ nhiệm Himmler– người luôn khinh thường các tướng lĩnh kể cảBrauchitsch – làm Tư lệnh Dân quân.

Một người bịgiải nhiệm khác, Thuỷ sư Đô đốc Raeder, sợ rằng mìnhcó thể bị nghi ngờ là có cảm tình với nhóm âm mưu,đã từ nơi nghỉ hưu vội đi đến Rastenburg để đíchthân cam kết trung thành với Hitler.

Ngày 24 tháng 7,kiểu chào của Quốc xã được quy định là bắt buộcthay cho cách chào quân sự xưa cũ "như là dấu hiệu củalòng trung thành không gì lay chuyển của Quân đội đốivới Lãnh tụ và của sự đoàn kết chặt chẽ nhất giữaQuân đội và Đảng".

Ngày 29 tháng 7,Guderian cảnh báo tất cả sĩ quan Bộ Tư lệnh Lục quânrằng kể từ ngày này, họ phải nêu gương là ngườiQuốc xã tốt, trung thành và chân thật với Lãnh tụ.

"Tất cả các sĩ quan củaBộ Tư lệnh Lục quân phải là người lãnh đạo khôngchỉ... qua tư cách mẫu mực trước những vấn đề chínhtrị mà còn qua sự hợp tác tích cực trong việc tuyêntruyền chính trị cho cấp dưới theo chủ thuyết củaLãnh tụ...

Trong việc đánh giá vàtuyển chọn sĩ quan Bộ Tư lệnh Lục quân, cấp chỉ huyphải đặt tư cách và tinh thần lên trên trí tuệ...

Tôi đòi hỏi tất cả cácsĩ quan Bộ Tư lệnh Lục quân phải lập tức tuyên bốtuân thủ quan điểm của tôi và thông báo với quầnchúng như thế. Ai không thể làm được việc này nên xintừ chức khỏi Bộ Tư lệnh."

Theonhững gì được biết, đã không có ai xin từ chức.

Trong tập hồiký, Guderian thường nêu rõ làm thế nào ông mà đối mặtvới Hitler và thậm chí còn chỉ trích Hitler, nhưng ônglại không đề cập đến những nhật lệnh nêu trên.

Một sử giaquân sự Đức nhận xét rằng "lịch sử của Bộ Tưlệnh Lục quân như là một thực thể tự chủ đã chấmdứt".

Bộ Tư lệnhLục quân đã là rường cột của đất nước, đã điềuhành nước Đức trong Thế chiến I, thao túng nền Cộnghoà Weimar và ép buộc Hitler phá huỷ lực lượng S.A.,đồng thời sát hại nhà lãnh đạo của lực lượng nàykhi họ ngáng đường. Nhưng đến mùa hè 1944, nó chỉ cònlà một cơ quan bệnh hoạn gồm những người bợ đỡ vàkhiếp sợ. Sẽ không còn có sự chống đối Hitler, ngaycả sự phê phán cũng không. Cũng như những định chếkhác trong Đế chế Thứ Ba, Quân đội vốn một thờihùng mạnh sẽ sụp đổ cùng với Hitler. Cấp chỉ huy củahọ giờ quá tê liệt, quá thiếu lòng can đảm mà mộtnhúm người âm mưu lại thể hiện được. Thế nên, họkhông thể cất tiếng nói – càng không thể làm gì khác– để kiềm chế một người đang dẫn dắt họ vàngười dân Đức đến tai hoạ kinh khủng nhất trong lịchsử Tổ quốc thân yêu của họ.

Đối với nhữngngười trưởng thành và lớn lên như là tín đồ Cơ Đốc,có kỷ luật theo những chuẩn mực đạo đức cổ, kiêuhãnh về quy chuẩn danh dự, can đảm khi đối mặt vớicái chết trên chiến trường – với những tố chất nhưthế, thì sự tê liệt về tinh thần và ý chí này làđáng ngạc nhiên. Có lẽ người ta cũng hiểu được điềunày, khi nhớ lại tiến trình lịch sử nước Đức, đượcphác thảo ở một chương trước, vốn xem sự tuân phụcmột cách mù quáng nhà lãnh đạo đương thời là đứctích cao quý nhất của người Đức. Thế nhưng vào thờiđiểm này, các tướng lĩnh đều đã biết được bộmặt hiểm ác của người mà họ đang phủ phục trướcmắt. Guderian nhớ lại về Hitler sau vụ ám sát 20 tháng7:

"Trong trường hợp củaHiler, tính cứng cỏi đã trở thành bạo tàn, trong khi xuhướng tháu cáy đã trở thành hoàn toàn bất lương. Ôngthường nói dối mà không hề ngập ngừng và nghĩ rằngngười khác cũng dối trá với ông. Ông không còn tin ainữa. Trước đây đối xử với ông đã là quá khó khăn,bây giờ nó như là đòn tra tấn, càng ngày càng tồi tệhơn. Ông thường mất hết tự chủ và ngôn từ ngày càngthô bạo hơn. Trong nhóm thân cận, không ai có đủ tầmảnh hưởng để chế ngự được ông ấy."

Tuythế, con người nửa điên khùng ấy, khi mà thể chất vàtinh thần đang tan rã nhanh chóng, là người duy nhất đangcố vực dậy những đoàn quân đã bị đánh bại và đangrút lui, mang lại một con tim mới cho đất nước xơ xác.Qua mãnh lực khó tin của ý chí mà tất cả những ai kháctrên nước Đức đều thiếu, chính tự bản thân ông tađã kéo dài nỗi khổ đau của chiến tranh thêm 1 năm nữa.

Vụ nổi dậyngày 20 tháng 7 năm 1944 thất bại vì sự yếu kém đếnmức không thể lý giải nổi của những người tài giỏinhất trong Quân đội và ngoài dân sự, vì sự hèn yếucủa Fromm và Kluge và vì vận rủi đến với nhóm âm mưuở mỗi giai đoạn. Vụ nổi dậy tắt ngấm bởi vì hầuhết những người đang điều hành đất nước, tướnglĩnh, dân sự và quần chúng, đều không sẵn sàng cho mộtcuộc Cách mạng. Dù cho bao khổ đau và viễn cảnh mù mịtdo chiến bại và bị nước ngoài chiếm đóng, nhưng họvẫn không muốn có một cuộc Cách mạng. Dù cho Quốc xãđã đưa nước Đức và châu Âu đi xuống, nhưng họ vẫnchấp nhận và ủng hộ Đảng này, đồng thời họ vẫnnhìn nhận ở con người Adolf Hitler như một nhà cứuquốc.

Sau này, Guderianviết:

"Vào lúc ấy, điều khôngthể chối cãi là phần lớn người dân Đức vẫn còntin Hitler và nghĩ rằng nếu ông chết, kẻ ám sát ông đãloại bỏ người duy nhất có thể mang chiến tranh đếnhồi kết thuận lợi."

TướngKluge thấy rằng ít nhất "phân nửa dân thường cảmthấy sốc vì tướng lĩnh Đức tham gia vào âm mưu lậtđổ Hitler... và trong Quân đội cũng có cảm nghĩ nhưthế".

Bằng mãnh lựcthu hút khó lý giải được – ít nhất đối với ngườinước ngoài – Hitler được dân tộc Đức trung thành vàtin tưởng. Điều không thể tránh khỏi là họ đi theoông một cách mù quáng, với một niềm tin và thậm chílà cả lòng hăng hái để rồi tiến đến sự huỷ diệtđất nước.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro