MUSSOLINI SỤP ĐỔ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


TRONG3 năm thành công liên tiếp, mỗi khi mùa hè đến, Đứcđều mở những cuộc tấn công lớn trên lục địa châuÂu. Thế nhưng vào năm 1943, tình thế lại đảo ngược.

Sau khi các lựclượng Phe Trục ở Tunisia – là tất cả tàn dư củađoàn quân một thời hùng mạnh tại Bắc Phi – bị đánhbại vào đầu tháng Năm năm ấy, điều hiển nhiên lànhững đoàn quân Anh-Mỹ dưới quyền Tướng Eisenhower kếtiếp sẽ quay sang Ý. Đây là cơn ác mộng đã ám ảnhMussolini vào tháng 9 năm 1939, khiến cho ông trì hoãn sựtham chiến của nước Ý cho đến khi Đức thôn tính nướcláng giềng Pháp và đuổi Lực lượng Viễn chinh Anh quabên kia bờ biển Manche. Bây giờ, cơn ác mộng ấy đãtrở lại và cùng với thời gian, nó sẽ nhanh chóng trởthành hiện thực.

Bản thânMussolini đang đau yếu, vỡ mộng và vô cùng sợ hãi. Tưtưởng chủ bại đang lan tràn trong nhân dân và Quân độiÝ. Có những cuộc đình công lớn tại các thành phốcông nghiệp Milan và Turin, nơi công nhân đang đói kém đòihỏi "bánh mì, hoà bình và tự do". Chế độ Phát xít– bị mất lòng tin và thối nát – đang nhanh chóng tanrã. Khi Ciano thôi giữ chức Ngoại trưởng vào đầu nămvà được cử làm Đại sứ tại Vatican, Đức nghi ông điđể đàm phán hoà bình riêng rẽ với Đồng Minh, vì nhàđộc tài Rumania Antonescu đang thúc giục.

Trong nhiềutháng, Mussolini tới tấp thúc giục Hitler dàn hoà vớiStalin để mình có thể rút quân Ý về nhằm phòng thủchống quân Anh-Mỹ ở Địa Trung Hải. Hitler nhận ra rằnglại đến lúc gặp gỡ Mussolini nhằm xốc lại tinh thầnông này. Hai người gặp nhau ngày 7 tháng 4 năm 1943 tạiSalzburg. Dù Mussolini đã định nắm thế chủ động, nhưngông vẫn bị ngôn từ cuồn cuộn của Hitler chế ngự.

Goebbels ghi vàonhật ký theo lời kể của Hitler:

"Bằng cách vận dụng mọinỗ lực, ông ấy [Hitler] đã thành công trong việc đẩyMussolini trở lại đường ngay nẻo phải. Duce đã thay đổihoàn toàn... Khi ông từ xe lửa bước xuống, Lãnh tụnghĩ ông trông giống như người thất thần, khi ra về,[sau 4 ngày] ông đã phấn khởi trở lại và sẵn sàng chobất kỳ hành động nào."

NhưngMussolini vẫn chưa sẵn sàng cho những biến cố đang nhanhchóng diễn ra tiếp theo. Quân Anh-Mỹ đổ bộ lên đảoSicily của Ý ngày 10 tháng 7 năm 1943. Người Ý không còntinh thần chiến đấu ngay cả trên quê hương của mình.Chẳng bao lâu, Hitler nhận được báo cáo rằng Quân độiÝ đang "ở trong tình trạng sụp đổ". Ông nói vớihội đồng chiến tranh:

"Chỉ có những biện pháptàn bạo như Stalin đã áp dụng vào năm 1941 hay ngườiPháp vào năm 1917 mới có thể giúp cứu vãn quốc gia ấy.Một loại hình toà án hoặc toà quân sự phải đượcthi hành ở Ý nhằm tiêu diệt những phần tử không mongmuốn."

Mộtlần nữa, Hitler triệu Mussolini đến để thảo luận tìnhhình. Hai người gặp nhau ngày 19 tháng 7 tại Fetre, miềnBắc nước Ý. Đây là lần hội đàm thứ 13 của họ vàtheo cùng cung cách như những lần gần đây nhất, Hitlergiành phần lớn thời gian để phát biểu, Mussolini chỉbiết nghe – suốt 3 giờ trước và 2 giờ nữa sau bữaăn trưa. Nhà lãnh đạo Đức cuồng tín cố vực dậytinh thần của người bạn kiêm Đồng minh đang dần phátốm. Họ phải tiếp tục chiến đấu trên mọi mặt trận.Nhiệm vụ của họ không thể để lại "cho một thếhệ khác". Lịch sử vẫn cất tiếng kêu gọi họ. Cóthể giữ Sicily và nước Ý nêu người Ý chịu chiếnđấu. Đức sẽ gửi quân tăng viện để giúp đỡ họ.Chẳng bao lâu, một loại tàu ngầm mới sẽ hoạt độngvà sẽ giáng cho Anh một "trận Stalingrad".

Tiến sĩ Schmidtnhận thấy mặc cho những lời hứa hẹn và khoe khoang củaHitler, bầu không khí vẫn vô cùng ảm đạm. Mussolini đãquá khổ sở nên không còn có thể theo dõi những ngôn từhuyên thuyên của Hitler và đến cuối buổi hội đàm, ôngyêu cầu Schmidt cung cấp bản ghi chép. Nỗi chán nản củaMussolini càng nặng nề hơn khi giữa buổi hội đàm, mộtbáo cáo đưa đến cho biết lần đầu tiên Đồng minh mởcuộc không kích dữ dội giữa ban ngày xuống thủ đôRome.

Benito Mussolini,mệt mỏi và lão suy dù chỉ mới 60 tuổi, người đãnghênh ngang khắp chính trường châu Âu suốt 2 thập kỷ,lúc đó đã đi đến đoạn cuối của cuộc đời. Khi trởvề Rome, ông thấy tình hình còn tệ hại hơn đợt khôngkích đầu tiên của Đồng Minh. Ông đối mặt với sựchống đối của những người thân cận nhất trong ĐảngPhát xít, thậm chí ngay cả con rể Ciano. Sau lưng nhữngngười này là một âm mưu còn lớn hơn liên quan đếnnhà Vua nhằm lật đổ ông.

Các nhà lãnhđạo Phát xít chống đối Mussolini đòi triệu tập Đạihội Trung ương Đảng. Đại hội lần cuối diễn ra vàotháng 12 năm 1939 và luôn bị Mussolini khống chế làm chứcnăng bù nhìn. Đại hội lần này họp trong 2 ngày 24 và25 tháng 8 năm 1943, biểu quyết tái lập chế độ quânchủ lập hiến với một Nghị viện dân chủ, đồng thờigiao chức năng chỉ huy quân sự cho nhà Vua.

Các nhà lãnhđạo Phát xít chống đối Mussolini dường như không có ýđịnh nào đi xa hơn thế. Nhưng có một âm mưu lớn hơncủa các tướng lĩnh cùng nhà Vua. Mussolini nghĩ mình đãthoát khỏi bão táp vì mọi vụ việc vẫn luôn do ôngquyết định chứ không phải do đa số Đại hội Trungương biểu quyết. Buổi tối 25 tháng 7, Mussolini đượctriệu đến hoàng cung và kinh ngạc khi nghe Vua VictorEmmanuel bãi nhiệm mình, rồi ông bị đưa lên một xe cứuthương chở về một đồn cảnh sát.

Thế là nhà độctài – một người hay lớn tiếng tỏ ra hiếu chiến,biết cách lợi dụng tình hình rối ren và tuyệt vọng đểtrục lợi, nhưng dưới lớp vỏ hoa hòe là thực chấtrỗng tuếch – đã sa cơ một cách nhục nhã. Mussolinikhông phải là người kém thông minh. Ông đọc nhiều vềlịch sử và luôn nghĩ rằng mình đã lĩnh hội đượcnhững bài học lịch sử. Nhưng khi là một nhà lãnh đạođộc tài, ông lại muốn tạo dựng một cường quốc vĩđại có sức chiến đấu cao từ một quốc gia thiếutiềm lực công nghiệp và từ một dân tộc – khônggiống như dân Đức – đã quá văn minh, quá hiểu biếtvà quá thực dụng nên không bị mờ mắt bởi những thamvọng hão huyền.

Không giống nhưngười Đức, trong thâm tâm, người Ý không bao giờ chấpnhận chủ nghĩa phát xít. Họ chỉ nhẫn nhục chịu đựng,vì họ biết rằng đấy chỉ là nhất thời và vào phútcuối, dường như Mussolini đã nhận ra được điều đó.Nhưng cũng như những nhà độc tài khác, quyền lực lôicuốn ông, rồi điều không tránh khỏi đã xảy ra: Quyềnlực khiến cho ông trở nên lầm lạc, bào mòn ý thức vàđầu độc nhận thức của ông. Từ đấy, Mussolini điđến sai lầm thứ hai: Gắn kết định mệnh của riêngmình và của nước Ý vào Đế chế Thứ Ba. Khi nước Đứccủa Hitler đi xuống thì cũng kéo nước Ý của Mussolinixuống theo. Vào tháng 3 năm 1943 Mussolini mới nhận ra điềunày. Nhưng ông không thể làm gì được để thoát khỏisố phận của mình được nữa. Đến lúc này, đời ôngđã buộc phải gắn chặt với Hitler.

Không một khẩusúng nào nhả đạn – ngay cả súng của quân Phát xít –để cứu Mussolini. Không một tiếng nói nào cất lên đểbiện hộ cho ông. Dường như không ai màng đến tình cảnhnhục nhã của ông – bị dẫn đi trước mắt vị Vua đếnnhà ngục trên một chiếc xe cứu thương. Ngược lại,mọi người đều vui mừng vì lật đổ được ông. Chủnghĩa Phát xít tự nó suy sụp cũng theo cái cách dễ dàngnhư sự sụp đổ của người lập nên nó.

Thống chếPietro Badoglio lập một Chính phủ không theo Đảng pháinào, gồm những tướng lĩnh và nhân vật dân sự, ĐảngPhát xít bị giải tán, Đảng viên phát xít nắm giữnhững vị trí quan trọng bị cách chức, những tù nhânchống phát xít được trả tự do.

Ta có thể hìnhdung được phản ứng tại tổng hành dinh của Hitler đốivới tin báo về Mussolini, nhưng người ta cũng chẳng cầnphải tưởng tượng, vì có rất nhiều tài liệu mật đãđề cập đến việc này một cách chi tiết. Đó là mộtcú sốc nặng. Đầu óc của những con người Quốc xãlập tức nghĩ đến những gì tương tự sẽ xảy ra chohọ và biến cố bên Ý có thể là một tiền lệ cho Đức.

Ngày 26 tháng 7,Goebbels có ý nghĩ đầu tiên là làm thế nào lý giảiviệc lật đổ Mussolini cho dân Đức. Rồi ông quyết địnhlà trong lúc này nên báo cho người Đức biết làMussolini đã từ chức "vì lý do sức khoẻ". Goebbelsghi vào nhật ký:

"Nếu biết được nhữngbiến cố này, vài phần tử phá hoại ở Đức sẽ nghĩrằng họ có thể làm nên chuyện giống như Badoglio và bèĐảng ông này đã làm ở Ý. Hitler ra lệnh cho Himmler chỉthị cho lực lượng cảnh sát sẵn sàng đối phó vớitrường hợp có mối hiểm hoạ như vậy."

Tuynhiên, Hitler không nghĩ sẽ có hiểm hoạ tương tự vàolúc này. Dù 2 tuần trước, ông ta đã nhận ra được dấuhiệu Mussolini đang khủng hoảng, nhưng vẫn rất ngạcnhiên khi nhận được tin từ Rome. Rồi Hitler có sự suyxét lạnh lùng giống như trong những cuộc khủng hoảngtrước đây: Dù Chính phủ mới của Ý có nói gì, thìđây vẫn là một sự phản bội. Ý nghĩ đầu tiên củaHitler là tìm cách bắt giữ những người lật đổMussolini rồi đưa Mussolini quay lại nắm chính quyền.

Hitler ra lệnhgiữ chặt các ngọn đèo núi Alps giữa Ý-Đức và Ý-Pháp.Để thực hiện việc này, Tập đoàn quân B được thànhlập gồm khoảng 8 sư đoàn quân Đức từ Pháp và miềnNam Đức, với Rommel làm tư lệnh. Nếu người Ý phá huỷcác đường hầm và cầu ở vùng núi Alps, các lực lượngĐức đang chiến đấu ở Ý sẽ bị cắt nguồn tiếp tếvà họ sẽ không thể trụ được lâu.

Nhưng người Ýkhông thể đột nhiên trở mặt với Đức ngay. Badogliotrước tiên phải tiếp xúc với Đồng minh xin đình chiếnvà nhận được sự hỗ trợ của Đồng minh để chốnglại Đức. Hitler tiên liệu đúng là Badoglio sẽ có nhữngđộng thái này, nhưng không nghĩ là phía Ý lại mất thờigiờ lâu đến thế. Chính do tiên liệu này mà ông triệutập hội nghị chiến tranh ngày 27 tháng 7 gồm Goering,Goebbels, Himmler, Rommel và tân Tư lệnh Hải quân KarlDoenitz.Phần lớn các tướng lĩnh, do Rommel chủ xướng, đềukhuyên Hitler nên thận trọng, phải chuẩn bị và suy nghĩkỹ càng cho mọi hành động ở Ý.

Hitler thì muốnhành động ngay, dù cho có phải rút về các sư đoànthiết giáp chủ chốt ở mặt trận phía Đông trong khiNga đã phát động cuộc phản công vào ngày 15 tháng 7. Ítnhất là một lần, lời nói của các tướng lĩnh có hiệulực và Hitler đã bị thuyết phục: Ông nghe theo lời thammưu của các tướng lĩnh. Vấn đề là tập kết đủquân số để đưa ngay đến vùng núi Alps. Goebbels thìkhông đồng tình với ý kiến của các tướng lĩnh. Ôngviết trong nhật ký:

"Họ đã không nghĩ đếnkẻ thù sẽ làm gì. Chắc chắn là người Anh sẽ khôngchờ đợi 1 tuần trong khi ta đang xem xét và chuẩn bịcho hành động."

Maymắn cho Hitler và các tướng lĩnh Đức, Ý và Đồng minhkhông phải mất 1 tuần, mà những 6 tuần để đi đếnđược thoả thuận. Đến lúc ấy, Hitler đã lên xong mọiphương án và huy động đủ lực lượng để thực hiệnnhững phương án ấy. Có 2 sự kiện khiến cho Hitler phảihành động nhanh chóng. Ngày 3 tháng 9 năm 1943, quân Đồngminh đổ bộ lên miền Nam nước Ý và ngày 8 tháng 9 loanbáo thoả thuận đình chiến giữa Ý và các cường quốcphương Tây.

Trong vài ngày,tình hình của các lực lượng Đức tại Ý là cực kỳcăng thẳng. 5 sư đoàn Ý đối mặt với 2 sư đoàn Đứcgần Rome. Nếu hạm đội Đồng minh đổ quân lên gầnthủ đô và phái quân dù chiếm lấy các sân bay – nhưKesselring và sĩ quan tổng hành dinh của ông e sợ – thìđáng lẽ cuộc chiến ở Ý đã rẽ qua lối khác và sốphận của Đế chế Thứ Ba có thể bị định đoạt sớmhơn 1 năm. Sau này, Kesselring kể lại rằng vào đêm 8tháng 9, Hitler và Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực đã cầmchắc rằng sẽ mất toàn bộ 8 sư đoàn của Đức tạiÝ.

Nhưng Bộ Tưlệnh Đồng minh không nắm bắt lợi thế từ mặt biển,vốn cho phép họ đổ quân lên bất kỳ bờ biển nào củaÝ và cũng không khai thác ưu thế trên không như phía Đứce ngại. Hơn nữa, tổng hành dinh của Eisenhower lại khôngsử dụng những lực lượng Ý kết hợp với lực lượngcủa ông, đặc biệt là 5 sư đoàn quân Ý quanh Rome. Nếuông làm thế, tình trạng của quân Đức sẽ là tuyệtvọng – ít nhất đó là theo nhận định của Kesselringvà tham mưu trưởng của ông, Tướng Siegfried Westphal. 2người cho rằng họ không thể đương đầu với quân củaMontgomery tiến lên từ phía Nam, cùng lúc chống lại lựclượng Đồng minh đổ bộ bất cứ nơi nào và còn phảiđối phó với những lực lượng của Ý ở giữa và phíasau lưng.

Theo Đại táHarry C. Butcher, Tuỳ viên Hải quân của Eisenhower, cả 2tham mưu trưởng của Mỹ và Anh, Tướng George C. Marshal vàThống chế John G. Dill, đều than phiền rằng Eisenhower đãkhông có sáng kiến để tiến quân ở Ý. Nhưng Butcher chorằng Đồng minh không có đủ tàu đổ bộ và nêu đổbộ gần Rome thì máy bay chiến đấu Đồng minh không thểbay đến được, vì phải cất cánh từ đảo Sicily.Eisenhower cũng giải thích rằng sau khi chiếm đượcSicily, ông phải trả về 7 sư đoàn cho chiến dịch sắptới ở biển Manche khiến cho ông không đủ quân số.Butcher cũng cho biết Eisenhower đã định thả quân dùxuống các sân bay của Rome, nhưng Badoglio yêu cầu "tạmthời đình hoãn" chiến dịch này. Còn Tướng Maxwell D.Taylor, sau khi chịu hiểm nguy đến Rome để thảo luậnvới Badoglio, cho biết vì quân Ý có tinh thần chủ bạivà quân Đức còn quá mạnh, nên thả một sư đoàn dùcủa Mỹ xuống đây có thể là hành động tự sát.

Dù sao chăngnữa, phía Đức thở phào nhẹ nhõm khi Đại Quân đoànThứ Năm của Mỹ không đổ bộ gần Rome mà ở miền NamNaples. Họ còn cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi các sư đoàncủa Ý đầu hàng và bị tước vũ khí. Do đó, quân Đứccó thể dễ dàng cầm cự ở Rome và ngay cả ở Naples.Kết quả là Đức vẫn còn chiếm đóng ⅔ nước Ý, kểcả miền Bắc công nghiệp hoá với những nhà máy sảnxuất vũ khí cho Quân đội Đức. Nhưng Hitler giận dữkhi được biết nhà Vua, Badoglio và Chính phủ đã thoátkhỏi Rome đi đến vùng miền Nam nước Ý dưới quyềnkiểm soát của Đồng Minh, còn hạm đội Ý đã thoát điMalta dù Doenitz đã có phương án chặn bắt hoặc phá huỷhạm đội này.

Một trong nhữngbiện pháp của Hitler nhằm ngăn chặn âm mưu phản bộilà phát lệnh đưa ra khỏi quân ngũ những hoàng thân Đứctrong vương triều cũ. Hoàng thân Philip xứ Hesse, ngườiđã làm trung gian giữa Hitler và Mussolini, đã bị bắt vàgiao cho Mật vụ. Vợ của ông, Công chúa Mafalda, con gáicủa Vua nước Ý, cũng bị bắt, rồi 2 vợ chồng cùngsống trong trại tập trung. Giống như vua các nước Na Uyvà Hi Lạp, vua nước Ý thoát khỏi bàn tay sắt củaHitler nhưng ông ta lại trả thù bằng cách bắt giữ côngchúa.

Trong nhiềutuần, những buổi họp quân sự hằng ngày của Hitlerdành nhiều thời gian cho vấn đề luôn cháy bỏng trongtâm tư ông: giải cứu Mussolini. Đa số tướng lĩnh vàngay cả Goebbels nghĩ Mussolini chẳng còn có giá trị gìnhiều, nhưng Hitler vẫn đánh giá cao và mong muốn giảicứu Mussolini. Hitler không chỉ muốn cứu giúp người bạncũ mà cá nhân mình vẫn quý mến. Ông ta còn có ý địnhđưa Mussolini lên cầm đầu một Chính phủ Phát xít mớiở miền Nam nước Ý để giảm nhẹ gánh nặng hành chínhcho Đức, đồng thời giúp bảo vệ những tuyến chuyểnvận và giao liên giữa lãnh thổ thiếu thân thiện và bắtđầu có hoạt động của dân quân này.

Đầu thángChín, Mussolini được chuyển đến một khách sạn trênđỉnh núi Gran Sasso d'Italia, chỉ thông thương với bênngoài bằng một tuyến đường xe lửa có dây cáp kéolên.

Chẳng bao lâusau, Đức đã dò ra được địa điểm giam giữ Mussolinivà cho máy bay thám thính đỉnh núi, rồi quyết định sửdụng quân đáp xuống bằng tàu bay lượn. Ngày 13 tháng9, một sĩ quan S.S. có tài xoay sở tên Otto Skorzenyđã chỉ huy một toán quân dù dẫn theo một tướng Ý màông bắt cóc được, đáp xuống cách khách sạn khoảng100 m. Khi thấy quân Đức, phần lớn đội dân quân bảovệ chạy xuống các triền đồi, số còn lại đượckhuyên không nên sử dụng vũ khí bắn vị tướng Ý lúcấy đang bị đẩy ra phía trước toán quân Đức.Mussolini đang đứng bên khung cửa sổ ở tầng hai, la lên:"Đừng bắn, không ai được bắn! Đừng gây đổ máu!"Và quả thật đã không có giọt máu nào đổ xuống.

Trong vòng vàiphút, nhà lãnh đạo Phát xít được đẩy lên chiếc máybay tí hon Fieseler-Storch mạo hiểm cất cánh từ một đồngcỏ lởm chởm đá phía dưới khách sạn rồi bay đếnRome. Từ đây, một chiếc máy bay vận tải của Khôngquân Đức đưa ông đến Vienna.

Tuy cảm kích vìđược giải cứu, nhưng Mussolini đã hoàn toàn mất tinhthần và chẳng còn thiết tha gì đến việc tái lập mộtChính phủ Phát xít ở phần nước Ý dưới quyền kiểmsoát của Đức nữa.

Hitler vàGoebbels cũng tức giận khi thấy Mussolini dàn hoà với conrể Ciano và dường như chịu ảnh hưởng của con gáiEdda, vợ của Ciano – 2 người đang lánh nạn ở Munich.

Ngày 15 tháng 9,do Hitler thúc giục, Mussolini tuyên bố thành lập Cộng hoàXã hội Ý. Việc này không gây tác động gì cả.Mussolini không toàn tâm, có lẽ vì ông vẫn còn đủ nhậnthức để nhận ra thực tế rằng bây giờ mình chỉ làmột con rối dưới tay Hitler, rằng ông và "Chính phủCộng hoà Phát xít" sẽ không có quyền hành gì ngoạitrừ ít quyền hành do Hitler giao phó để hành xử theo lợiích của Đức và rằng dân tộc Ý sẽ chẳng bao giờchấp nhận ông cùng chủ nghĩa Phát xít nữa.

Mussolini khôngbao giờ trở về Rome. Ông định cư ở một nơi hẻo lánhvùng cực Bắc nước Ý, tại Rocca delle Caminate, gầnGargnano, bên bờ hồ Garda, được một toán lính S.S. bảovệ. Người tình khét tiếng Clara Petacci của Mussolini đượcđưa đến đoàn tụ với ông. Với người yêu thật sựtrở về trong vòng tay, nhà độc tài sa cơ thất thếdường như chẳng còn lo nghĩ đến việc gì khác.

Tuy vậy Hitlerlại bắt đầu lo phế bỏ Mussolini, nhưng chỉ sau khi épbuộc Mussolini "nhượng" Trieste, Istria và Nam Tyrol choĐức. Bây giờ, không cần phải tránh cho nhà cựu độctài nỗi nhục nhã nào nữa. Hitler còn gây áp lực lênMussolini để ông này cho bắt giữ người con rể Ciano vàotháng 11 năm 1943 rồi xử tử anh trong nhà tù Verona ngày11 tháng 1 năm 1944. Trang cuối trong nhật ký của Ciano ghi"23 tháng 12 năm 1943, Ô 27, Nhà tù Verona" với lời lẽcảm động. Tôi không rõ làm thế nào ông đã chuyểnđược trang nhật ký này và bức thư đề cùng ngày đếnVua nước Ý. Nhưng ông cho biết đã cất giấu phần cònlại của quyển nhật ký trước khi quân Đức bắt mình.Người vợ Edda Ciano mang được quyển nhật ký này rakhỏi vùng lãnh thổ Ý do Đức kiểm soát bằng cách giảdạng làm nông dân và giấu quyển nhật ký trong áo rồiđi đến Thuỵ Sĩ.

Chỉ trừ mộtngoại lệ, còn lại tất cả những nhà lãnh đạo Phátxít nào bỏ phiếu chống Duce trong Đại hội Trung ươngĐảng đều bị Mussolini bắt và xử tử hình cùng vớiCiano. Trong số này có Thống chế Emilio de Bono, một trongtứ đầu chế đã đưa Mussolini lên nắm chính quyền.

Vào đầu mùathu 1943, Adolf Hitler đã có thể tuyên bố rằng mình đãchế ngự được một trong những sự đe doạ nghiêm trọngnhất đối với Đế chế Thứ Ba. Việc Mussolini bị lậtđổ và Chính phủ Badoglio đầu hàng Đồng minh vô điềukiện đáng lẽ có thể khiến cho Đức khốn đốn, nếuquân Đồng minh tấn công lên miền Bắc nước Ý, rồitiến vào vùng Balkans được phòng bị lỏng lẻo và làmặt sau của các đội quân Đức đang chiến đấu sinh tửở miền Nam Liên Xô. Việc Mussolini bị lật đổ mộtcách nhục nhã là đòn đau cho uy tín của Hitler cả trongvà ngoài nước Đức, theo sau là sự đứt gãy của PheTrục.

Nhưng chỉ trongvòng vài tháng Hitler đã phục hồi cho Mussolini – ít nhấtlà dưới con mắt của thế giới. Những vùng do Ý chiếmđóng ở Balkans, Hy Lạp, Nam Tư và Albania đều vững vàngchống lại cuộc tấn công của Đồng Minh. Và thay vì mấttoàn bộ lực lượng dưới quyền Kesselring rồi co cụmlại ở miền Bắc nước Ý, Hitler mãn nguyện khi thấynhững đội quân của vị Thống chế này vẫn trụ vữngở miền Nam nước Ý, nơi họ dễ dàng ngăn chặn bướctiến của liên quân Anh-Mỹ-Pháp. Điều rõ ràng là uy thếcủa Hitler ở phía Nam đã được phục hồi một cáchđáng kể nhờ ý chí dũng cảm và tháo vát của ông cùngvới tinh thần tác chiến của quân Đức.

Tuy thế, ởnhững nơi khác, vị thế của Đức đều đi xuống.

Ngày 5 tháng 7năm 1943, Hitler phát động đợt tiến công mạnh mẽ vàcũng là là đợt tiến công cuối cùng chống Liên Xô.Tinh hoa của Quân đội Đức – khoảng nửa triệu quânvới 17 sư đoàn thiết giáp được trang bị xe thiết giáphạng nặng mới nhất Tiger (Con Hổ) – tiến đánh Nga ởphía Tây Kursk. Hitler tin rằng quân Đức có thể bao vâynhững đội quân mạnh nhất của Liên Xô gồm khoảng 1triệu người – chính là những lực lượng đã đánhlui quân Đức khỏi Stalingrad và sông Don mùa Đông vừarồi, sau đó đẩy lui quân Nga về sông Don, có thể đếnsông Volga và tiến lên hướng Đông Nam để chiếm lấyMoscow.

Chiến dịch nàyđã mang đến thất bại có tính quyết định cho Đức.Bên Liên Xô đã chuẩn bị sẵn sàng. Đến ngày 22 tháng7, các sư đoàn thiết giáp của Đức đã mất phân nửasố xe thiết giáp, quân Đức bị chặn đứng hoàn toànvà chuẩn bị rút lui.Quân Liên Xô trở nên tự tin đến nỗi không cần chờđến trận Kursk, họ đã mở ngay đợt tấn công ở Orel,phía Bắc Kursk nhanh chóng xuyên thủng phòng tuyến củaĐức. Đây là đợt tấn công mùa hè đầu tiên của LiênXô trong cuộc chiến và từ lúc này trở đi, quân Liên Xôsẽ không bao giờ bị mất đi sự chủ động. Ngày 4tháng 8, họ đẩy lui quân Đức ra khỏi Orel, vốn là bảnlề phía Nam của mũi tiến công của Đức hướng đếnMoscow vào tháng 12 năm 1941.

Giờ đây, LiênXô mở đợt tấn công trên toàn mặt trận. Họ chiếmlại Kharkov ngày 23 tháng 8. Một tháng sau, ngày 25 tháng 9,cách gần 500 km về hướng Tây Bắc, quân Đức bị đánhbật khỏi Smolensk. Đến cuối tháng Chín, quân Đức ởmiền Nam Liên Xô đành phải lui về phòng tuyến sôngDniepr và một tuyến phòng thủ từ Zaporozhe nơi con sônguốn khúc ở phía Bắc biển Azov. Nga chiếm lại lưu vựcDonets với nhiều cơ sở công nghiệp và Đại Quân đoànThứ Mười Bảy của Đức có nguy cơ bị cắt đứt.

Hitler đã tựtin mà nghĩ quân Đức có thể cầm cự dọc sông Dniepr vàcả trên những vị trí được gia cố ở phía NamZaporozhe nữa – tất cả những điểm đó sẽ tạo nên"Phòng tuyến Mùa Đông". Nhưng quân Nga không muốn dừngbước tiến, dù cho chỉ là để củng cố lực lượng.Trong tuần lễ đầu tháng Mười, họ vượt qua sôngDniepr ở phía Bắc và Đông Nam thành phố Kiev và ngày 6tháng 11, họ chiếm lại được thành phố này. Đến cuốinăm 1943, quân Liên Xô đã tiến đến biên giới Ba Lan vàRumania.

Nhưng không chỉcó thế.

Đức còn chịu2 thất bại khác đánh dấu những bước ngoặt cho cuộcchiến: Hải quân Đức thất bại trên Đại Tây Dương vànhững cuộc oanh tạc ngày đêm của Đồng minh ngay trênlãnh thổ Đức.

Như ta đã biết,trong năm 1942 tàu ngầm Đức đánh chìm 6.250.000 tấn tảitrọng của tàu Đồng Minh, phần lớn là để tiếp tếAnh hoặc Địa Trung Hải. Đây là khối lượng vượt xakhả năng sản xuất của những xưởng đóng tàu ởphương Tây. Nhưng từ đầu năm 1943, Đồng minh bắt đầulật ngược thế cờ đối với tàu ngầm Đức, sau khicải tiến kỹ thuật sử dụng máy bay tầm xa cùng tàusân bay và trên hết, trang bị ra đa cho tàu trên mặt nướcđể phát hiện tàu ngầm địch từ xa. Tân Tư lệnh Hảiquân Doenitz ban đầu nghi có nội gián vì nhiều tàu ngầmĐức bị phục kích và tiêu diệt ngay cả trước khi cócơ hội tiếp cận đoàn tàu tiếp tế của Đồng Minh.Nhưng chẳng bao lâu, ông đã nhận ra rằng không phải làcó nội gián, mà chính ra đa là nguyên do gây ra những tổnhại nặng nề cho tàu ngầm Đức. Trong 3 tháng 2, 3 và 4năm 1943, Đức mất 50 tàu ngầm, nhưng chỉ riêng tháng 5,37 tàu ngầm bị đánh đắm. Với tốc độ này, Hải quânĐức không thể hồi phục, vậy nên cuối tháng Năm,Doenitz đã tự ý rút tất cả tàu ngầm khỏi Bắc ĐạiTây Dương.

Tàu ngầm Đứcquay lại Đại Tây Dương vào tháng Chín, nhưng trong 4tháng còn lại trong năm 1943 này, Đức đã bị mất thêm64 chiếc và chỉ đánh đắm được 67 tàu Đồng Minh –một tỉ lệ cho thấy sự cáo chung của chiến tranh tàungầm và quyết định kết quả trận chiến trên ĐạiTây Dương.

Ngày 31 tháng 5,khi biết tất cả tàu ngầm Đức đã được rút về căncứ, Hitler la lối với Doenitz:

"Không thể nói đến việcgiảm bớt chiến tranh tàu ngầm. Đại Tây Dương là tuyếnphòng vệ đầu tiên của tôi ở phía Tây."

Nóithì dễ hơn là làm. Ngày 12 tháng 11, Doenitz ghi lại trongnhật ký:

"Địch có sẵn mọi conbài chiến thắng, bao trùm tất cả vùng biển bằng máybay do thám tầm xa và sử dụng những phương pháp mà takhông có phương tiện nào cảnh báo... Địch biết tấtcả bí mật của ta, còn ta lại chẳng biết gì về địch..."

Vàonăm 1917 của Thế chiến I khi bộ binh Đức bị chặnđứng, tàu ngầm Đức đã gần như đánh gục được Anhquốc. Đến năm 1942, tàu ngầm Đức đe doạ lặp lạichiến tích ấy, trong khi những đạo quân Đức ở LiênXô và Bắc Phi đã bị chặn đứng và Mỹ-Anh đang phảira sức ngăn chặn đà tiến của Nhật tại Đông Nam Á,đồng thời chuẩn bị binh sĩ, vũ khí và hàng hậu cầncho chiến dịch giải phóng Tây Âu.

Nhưng trong năm1943, tàu ngầm Đức không còn có thể làm rối loạntuyến chuyển vận trên Đại Tây Dương, điều này gâyhậu quả nặng nề hơn cả những gì tổng hành dinh củaHitler dự tính, cho dù tin chiến trường báo về đã làrất xấu. Vì lẽ, trong cả năm này, các đoàn tàu Đồngminh chuyển vận vũ khí và hàng hậu cần trên Đại TâyDương hầu như không gặp trở ngại gì để chuẩn bịcho chiến dịch năm sau trên mặt trận phía Tây.

Cũng trong giaiđoạn này, dân Đức nếm mùi khủng khiếp của chiếntranh hiện đại ngay trên đất nước của mình. Côngchúng biết rất ít về thất bại của tàu ngầm Đức.Và tuy tin tức gửi về từ Liên Xô, Địa Trung Hải và Ýcàng lúc càng xấu đi, nhưng những mặt trận này vẫncách xa nước Đức hàng nghìn kilomet. Tuy vậy những quảbom mà máy bay Anh ném vào ban đêm và máy bay Mỹ ném vàoban ngày vẫn đang phá huỷ nhà cửa mà dân Đức cư ngụ,cùng văn phòng và nhà máy nơi họ đang làm việc.

Riêng Hitler thìkhông muốn đi thăm những nơi bị ném bom, dường như đólà nhiệm vụ quá đau đớn mà ông không chịu đựngđược. Goebbels rất buồn phiền về việc này, than rằngmình đang tới tấp nhận được những lá thư "hỏi tạisao Lãnh tụ không đến thăm những vùng đang khốn khổvì không kích và tại sao không thấy Goering ở đâu cả".Nhật ký của Goebbels mô tả thiệt hại ngày càng nặngnề của thành phố và nhà máy Đức do không kích gây ra.

16 tháng 5, 1943... Những cuộckhông kích của máy bay Mỹ vào ban ngày đang gây ra khókhăn cùng cực. Ở Kiel... thiệt hại rất nặng cho các cơsở quân sự và kỹ thuật của Hải quân... Nếu tiếptục như thế này, ta sẽ phải đối mặt với hậu quảnghiêm trọng mà về lâu dài ta không thể kham nổi...

25 tháng 5. Máy bay Anh némbom dữ dội xuống Dortmund, có lẽ là lần tệ hại nhấtnhắm vào một thành phố Đức... Báo cáo từ Dortmund làkhá kinh hoàng... các nhà máy công nghiệp và vũ khí bịthiệt hại rất nặng... Khoảng 80 đến 100 nghìn dânthường không có nơi cư trú... Vào buổi tối, nhận[thêm] báo cáo từ Dortmund. Thiệt hại là gần như toànbộ. Hầu như không còn căn nhà nào có thể đứng vững...

26 tháng 7. Trong đêm, mộtcuộc không kích nặng nề ở Hamburg... gây hậu quảnghiêm trọng cho cả dân thường và việc sản xuất vũkhí... Một thảm hoạ thật sự...

29 tháng 7. Trong đêm, mộtcuộc không kích nặng nề nhất ở Hamburg... với 800 đến1.000 máy bay oanh tạc... Kaufmann [Xứ uỷ địa phương] chobáo cáo đầu tiên... Ông nói đến một thảm hoạ theotầm mức không thể tưởng tượng được. Thành phố với1 triệu dân đã bị huỷ hoại theo mức độ chưa từngcó trong lịch sử. Ta đang đối mặt với những vấn nạngần như không thể giải quyết nổi. Cần cung ứng thựcphẩm cho số dân 1 triệu này. Cần tìm nơi trú ngụ chohọ. Cần di tản dân càng xa càng tốt. Cần cho họ quầnáo. Tóm lại, ta đang đối mặt với những vấn nạn màchỉ vài tuần trước ta không hề nghĩ tới... Kaufmann nóiđến 800.000 người không nhà cửa đang ngược xuôi trênđường phố mà không biết phải làm gì...

Mặccho thiệt hại đáng kể ở những nhà máy chiến tranh đặcbiệt của Đức, nhất là những nhà máy sản xuất máybay chiến đấu, tạc đạn, tàu chiến, thép và nhiên liệucho máy bay phản lực mới, mặc cho trạm thử nghiệm tênlửa tại Peenemunde mà Hitler đặt rất nhiều hy vọng vàhệ thống vận chuyển qua đường sắt và đường sôngluôn bị quấy phá, nói chung mức sản xuất vũ khí củaĐức không sụt giảm là bao trong thời gian Anh-Mỹ giatăng cường độ không kích vào năm 1943, một phần lànhờ những nhà máy trên các lãnh thổ chiếm đóng –nhất là ở Tiệp Khắc, Pháp, Bỉ và Bắc Ý – không bịném bom mà còn gia tăng công suất.

Nhưng việc sảnxuất tên lửa của Đức bị tổn hại nặng. Vào tháng 5năm 1943, một máy bay thám thính của Anh chụp ảnh cơ sởPeenemunde, sau khi quân kháng chiến Ba Lan báo cho Anh biếtcơ sở này đang sản xuất hai loại tên lửa V-1 và V-2.Đến tháng Tám, máy bay oanh tạc Anh tấn công Peenemunde,gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở này, đẩy tiếnđộ nghiên cứu và thử nghiệm lùi thêm vài tháng. Đếntháng Mười một, Anh-Mỹ phát hiện được 63 dàn phóngtên lửa V-1 dọc bờ biển Manche. Giữa tháng 12 năm 1943và tháng 2 năm 1944, Anh-Mỹ đã phá huỷ được 73 trongtổng số 96 dàn phóng vào giai đoạn này.

Như nhật kýcủa Goebbels ghi lại, tổn hại nặng nhất mà không lực2 nước Anh-Mỹ đã gây ra là về nhà cửa và tinh thầncủa người dân Đức. Tôi còn nhớ là trong những nămđầu của cuộc chiến, những bản tin thời sự về nhữngcuộc không kích của Đức tại Anh đã khích lệ tinh thầnngười Đức lên cao độ. Họ tin chắc rằng những cuộcném bom như thế sẽ nhanh chóng mang đến chiến thắng.Thế mà bây giờ, vào năm 1943, chính họ lại phải hứngchịu toàn bộ sức nặng của chiến tranh trên không, thậmchí còn ở mức tệ hại hơn nhiều so với những gìKhông lực Đức đã gây ra cho người dân Anh. Giống nhưdân Anh, dân Đức cam chịu một cách dũng cảm và khắckhổ. Nhưng sau 4 năm chiến tranh, sự căng thẳng ngày càngnặng nề hơn. Không lạ gì là khi năm 1943 gần kết thúc,với mọi hy vọng ở Liên Xô, Bắc Phi và Ý vỡ vụn, vớinhững thành phố từ đầu này đến đầu kia của Đếchế đang bị san bằng, người dân Đức bắt đầu cảmthấy tuyệt vọng và nhận ra rằng đây là sự khởi đầucho chiến bại chung cuộc.

Vị Tướng hiệnthất nghiệp Halder sau này viết:

"Ít nhất là vào cuối năm1943, cuộc chiến này đã thất bại về mặt quân sự làđiều hiển nhiên."

Ngày7 tháng 11 năm 1943, trước ngày kỷ niệm Bạo loạn Nhàhàng Bia, trong bài phát biểu mật trước các Xứ uỷ ĐảngQuốc xã, Tướng Jodl không thẳng thắn như thế, nhưngcũng đưa ra một hình ảnh đen tối:

"Điều nặng nề nhất hômnay là trên mặt trận quốc nội, những cuộc không kíchkhủng bố của địch xuống nhà cửa và vợ con củachúng ta đã ảnh hưởng đến tiền tuyến... Hậu quảcủa những cuộc không kích khủng bố này, về tâm lý,tinh thần và vật chất, đã đến mức cần phải giảmthiểu nếu không thể ngăn chặn hoàn toàn."

Jodlmô tả một cách sống động trạng thái tinh thần ngườiĐức do hậu quả của những chiến bại và những cuộckhông kích trong năm 1943, nhân dịp ông phát biểu thay mặtcho Lãnh tụ:

"Mầm mống lũng đoạnđang lan tràn khắp đất nước. Mọi kẻ hèn nhát đangtìm đường thoát, hoặc tìm một giải pháp chính trị –theo như cách họ gọi. Họ bảo ta phải đàm phán trongkhi vẫn còn cái gì đấy trong tay..."

Bàiphát biểu của Jodl, có tựa đề "Vị thế chiến lượcvào đầu năm thứ năm của cuộc chiến", có lẽ là sựphân tích chi tiết nhất mà chúng ta có được về tìnhtrạng nước Đức vào cuối năm 1943 theo quan điểm củaHitler và các tướng lĩnh của ông ta. Đây không chỉ làbài giảng duy nhất cho các lãnh đạo chính trị Quốc xãđược giữ bí mật. Vì ngoài bài giảng này ra còn cómột số bản ghi nhớ và tài liệu tối mật đóng dấu"Tổng hành dinh Lãnh tụ" đi kèm. Gộp lại, những vănkiện này trình bày lịch sử của cuộc chiến dưới conmắt của Lãnh tụ và có lẽ là do Lãnh tụ hướng dẫnsoạn ra. Jodl cảm thấy u buồn với tình thế hiện tạivà còn có vẻ nản chí hơn về tương lai. Ông tỏ ra đúnglý khi dự báo rằng cuộc tấn công sắp tới của Anh-Mỹở mặt trận phía Tây "sẽ quyết định cuộc chiến"và rằng "lực lượng hiện có của ta sẽ không đủsức" chống trả.

Không phải chỉcó những "kẻ hèn nhát" mới đang tìm đường thoát.Như nhật ký của Tiến sĩ Goebbels cho thấy, chính ông này– một trong những thuộc hạ trung thành và cuồng tínnhất của Hitler – cũng đang vắt óc suy nghĩ không phảichuyện Đức nên đàm phán hay không, mà đàm phán vớiai: với Liên Xô hay với phương Tây. Ông không nói saulưng Hitler về việc cần thiết phải đàm phán hoà bình.Ông có đủ can đảm và thẳng thắn để trình bày ýnghĩ của mình với Lãnh tụ. Ngày 10 tháng 9 năm 1943, tạitổng hành dinh Lãnh tụ ở Đông Phổ, lần đầu tiênGoebbels đề cập trong nhật ký vấn đề đàm phán hoàbình:

"Vấn nạn bắt đầu lộra khi ta không biết phải quay sang phía nào trước: nướcNga hay Anh-Mỹ. Bằng cách nào đấy, ta phải thừa nhậnrằng là sẽ rất khó mà tiến hành chiến tranh chống lạicả 2 phía."

Goebbelsnhận thấy Hitler "có phần lo lắng" về viễn cảnhcuộc tiến công của Đồng minh trên mặt trận phía Tâyvà tình hình "khẩn trương" trên mặt trận Liên Xô.

"Điều đáng lo là ta khôngbiết gì về lực lượng dự bị của Stalin. Trong tìnhhình này, tôi nghĩ ta không thể chuyển những sư đoàn từphía Đông sang mặt trận khác trên châu Âu được."

Saukhi ghi lại trong nhật ký vài ý kiến riêng mà chỉ vàitháng trước có thể bị xem là tư tưởng chủ bại mangtính phản bội, Goebbels bày tỏ với Hitler:

"Tôi hỏi Lãnh tụ rằngliệu có thể làm gì được với Stalin không. Ông bảokhông thể vào lúc này... Và dù gì đi nữa, Lãnh tụ tinrằng đạt thoả hiệp với Anh thì dễ hơn với Nga. Lãnhtụ tin rằng sẽ đến lúc người Anh nhận ra sự việc...Tôi thì nghĩ dễ tiếp cận với Stalin hơn, vì Stalin làmột chính trị gia thực tế hơn Churchill. Churchill là mộtngười phiêu lưu lãng mạn, một kẻ mà người ta khôngthể nói chuyện bằng lý lẽ."

Chínhtrong giai đoạn đen tối này mà Hitler và những cộng sựcủa mình đã bắt đầu vin vào tia hy vọng rằng Đồngminh sẽ chùn bước, rằng Anh và Mỹ sẽ hãi sợ đốivới viễn cảnh Hồng quân tràn ngập châu Âu nên cuốicùng sẽ hợp lực với Đức để bảo vệ lục địachâu Âu chống chủ nghĩa Bolshevik.

Vào tháng Tám,Hitler đã đề cập đến khả năng này với Doenitz. Vàlúc này, khi tháng Chín đến, ông ta lại thảo luận vấnđề này với Goebbels:

"Trong bất kỳ tình huốngnào, người Anh cũng không muốn châu Âu theo Bolshevik...Một khi họ nhận ra rằng... họ phải chọn lựa giữachủ nghĩa Bolshevik và hoà hoãn phần nào với Quốc xã,chắc chắn họ sẽ nghiêng về sự dung hoà với ta...Chính Churchill là người chống Bolshevik và việc ông tacộng tác với Moscow chỉ là vấn đề tiện lợi."

Dườngnhư cả Hitler và Goebbels đã quên rằng ai là người đầutiên cộng tác với Moscow và ai đã đẩy Liên Xô vào cuộcchiến. Goebbels kết luận:

"Chẳng chóng thì chầy tasẽ phải đối mặt với việc nghiêng về bên này hoặcbên kia. Nước Đức chưa bao giờ có may mắn với mộtcuộc chiến 2 mặt trận, nhất là khi ta cũng không thểtrụ được lâu trong cuộc chiến này."

Nhưngcó phải đã quá muộn để nghĩ đến điều đó haykhông? Ngày 23 tháng 9, Goebbels thấy nhà lãnh đạo Quốcxã tỏ ra bi quan hơn 2 tuần trước:

"Lãnh tụ không tin rằnglúc này có thể làm gì cho việc đàm phán. Nước Anh chưađủ yếu để chịu đàm phán... Lẽ tự nhiên là ở phíaĐông, tình hình hiện nay cũng không thuận lợi... Stalinhiện đang chiếm lợi thế."

Tốihôm ấy, một mình Goebbels dùng bữa với Hitler.

"Tôi hỏi Lãnh tụ liệuông đã sẵn sàng đàm phán với Churchill hay chưa... Ôngkhông tin đàm phán với Churchill sẽ mang lại kết quảgì... Lãnh tụ có ý thiên về đàm phán với Stalin, nhưngông nghĩ sẽ không thành công.

Dù cho tình hình như thếnào, tôi vẫn nói với Lãnh tụ rằng ta phải đi đến sựdàn xếp với bên này hoặc bên kia. Đế chế chưa bao giờthắng một cuộc chiến 2 mặt trận. Vì thế, bằng cáchnào đấy ta phải thoát ra khỏi cuộc chiến này."

Đólà công việc khó khăn hơn là họ nghĩ, sau khi họ đãkhinh suất đẩy nước Đức vào một cuộc chiến 2 mặttrận. Nhưng vào buổi tối tháng 9 năm 1943 này, ít nhấtlà trong vài khoảnh khắc, nhà chiến binh Quốc xã đãtrút bỏ được ý nghĩ bi quan mà mơ về hoà bình, vềviệc tiếp xúc với giới nghệ sĩ, đi nhà hát...

Khi cuộc chiếnbước vào năm thứ 5, trên nước Đức không chỉ cóHitler và Goebbels nghĩ đến cơ may và cách thức đạt đếnhoà bình. Những người trong nhóm âm mưu chống Quốc xã,nản chí và nói nhiều, đông hơn trước, nhưng thành phầnvẫn còn ít ỏi, bây giờ cũng suy nghĩ về vấn đề đàmphán. Không phải tất cả nhưng phần lớn trong số này,sau khi vượt qua nỗi bứt rứt lương tâm, đã đi đếnkết luận rằng để mang hoà bình đến cho nước Đức,họ sẽ phải giết Hitler và cùng lúc xoá bỏ chủ nghĩaQuốc gia Xã hội.

Khi năm 1944 bắtđầu, họ biết chắc rằng Anh-Mỹ sẽ mở cuộc tấncông qua biển Manche và Hồng quân sẽ tiến đến đườngbiên giới của Đế chế, rồi những thành phố cổ củaĐức sẽ tan thành bình địa, nhóm người âm mưu cùngxúm xít nhau để vạch ra kế hoạch hạ sát nhà độc tàiQuốc xã và lật đổ chế độ của ông ta trước khi đấtnước rơi xuống vực thẳm.

Họ biết mìnhchẳng còn nhiều thời gian.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro