TRẬT TỰ MỚI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


KHÔNGcó một bảnKHÔNGcó một bản kế hoạch hoàn thiện nào cho Trật tự Mới,nhưng từ những tài liệu tịch thu được và từ các sựkiện đã diễn ra, ta có thể thấy Hitler biết rõ là ôngta muốn Trật tự ấy sẽ như thế nào. Đó là một châuÂu do Quốc xã thống trị. Nước Đức chủ nhân sẽ khaithác nguồn tài nguyên của cả châu Âu để cung phụngcho mình. Người Đức sẽ bắt cả châu Âu làm nô lệcho họ, đồng thời tiêu diệt những "thành phần khôngmong muốn" – trên hết là người Do Thái và thêm nhữngdân tộc Slav ở phía Đông, đặc biệt là giới trí thứcSlav.

Người Do Tháivà những dân tộc Slav bị xem là những chủng người hạđẳng. Đối với Hitler, họ không có quyền sống, ngoạitrừ một số người Slav có thể được sử dụng như nôlệ để lao động trên đất nông nghiệp và hầm mỏ chonước Đức chủ nhân. Các thành phố lớn ở Đông Âu sẽbị san bằng vĩnh viễn: Moscow, Leningrad và Warsaw. Ngay vàongày 18 tháng 9 năm 1941, Hitler đã chỉ thị cụ thể là"quét Leningrad khỏi bề mặt Trái đất" sau khi bao vâythì "san bằng" thành phố này bằng bom và đại pháo,cùng lúc tiêu diệt tất cả cư dân (3 triệu người). Nềnvăn hoá của người Nga và Ba Lan và những dân tộc Slavsẽ bị xoá hẳn và họ sẽ không nhận được nền giáodục. Những cơ sở công nghiệp sẽ bị tháo gỡ và vậnchuyển về Đức. Dân thường sẽ bị quản thúc trongnhững trang trại để sản xuất thực phẩm cho ngườiĐức, chỉ được phép giữ lại một phần sản lượngvừa đủ để tồn tại. Cả châu Âu, như các nhà lãnhđạo Quốc xã nói, sẽ "vắng bóng người Do Thái".

Ngày 4 tháng 10năm 1943, trong bài diễn văn mật phát biểu với sĩ quanS.S. tại Posen, Heinrich Himmler nói: "Tôi không cần biếtchuyện gì xảy ra với người Nga hoặc người Séc." Vàothời gian này – với chức vụ Tư lệnh S.S. kiêm Chỉhuy trưởng Cảnh sát toàn nước Đức – Himmler có vịthế quan trọng thứ hai sau Hitler, nắm quyền sinh sát của80 triệu người Đức và gấp đôi số này trên nhữnglãnh thổ bị Đức thôn tính.

Himmler nói tiếp:

"Nếu những chủng tộc códòng máu tốt như ta, ta sẽ nhận, nếu cần thì sẽ bắtcóc con cái của họ và nuôi chúng ở đây với ta. Tôikhông màng liệu các chủng tộc khác sẽ sống trong giàucó hay chết đói như gia súc, miễn là họ phục vụ tanhư nô lệ...

Tôi không cần biết liệu10.000 phụ nữ Nga có ngã xuống vì kiệt sức trong khi đàomột hố chống thiết giáp hay không, miễn là hố chốngthiết giáp ấy được hoàn tất cho nước Đức..."

Mộtthời gian dài trước bài phát biểu của Himmler tạiPosen, các lãnh đạo Quốc xã đã vạch ra ý tưởng và kếhoạch của họ nhằm nô lệ hoá những dân tộc Đông Âu.

Vào ngày 15tháng 10 năm 1940, Hitler có quyết định về tương lai củangười Séc, chủng tộc Slav đầu tiên mà ông ta thôntính. Quốc xã sẽ "đồng hoá" phân nửa bọn họ,phần lớn bằng cách mang họ về làm nô lệ cho Đức,đồng thời "loại trừ" nửa kia, đặc biệt là tầnglớp "trí thức".

2 tuần trướcđó, Lãnh tụ cũng bày tỏ ý tưởng về số phận củangười Ba Lan, chủng tộc Slav thứ hai mà ông ta sắp thôntính. Thư ký riêng trung thành của ông ta, Martin Bormann, đểlại một bản ghi nhớ dài về những kế hoạch của Quốcxã mà Hitler phác thảo cho Hans Frank, người sẽ là Toànquyền Ba Lan sau này và cho những quan chức khác.

"Người Ba Lan được sinhra để làm lao động cấp thấp... Không có chuyện cảitạo họ. Cần duy trì mức sống thấp ở Ba Lan và khôngcho họ phát triển... Người Ba Lan có tính biếng nhác nêncần thiết phải dùng biện pháp thúc đẩy để bắt họlàm việc... Mỗi năm có thể tìm nhân công mà Đế chếcần ở đây."

Cònđối với giới tăng lữ Ba Lan:

"Họ sẽ rao giảng nhữnggì ta muốn. Ta sẽ ngăn chặn những giáo sĩ này hành độngtheo cách khác. Nhiệm vụ của giáo sĩ là giữ cho ngườiBa Lan im lặng, ngu dốt và trì trệ."

Hơnnữa, còn cần phải đối phó với 2 giai cấp khác củaBa Lan:

"Nhất thiết phải nhớrằng giới thượng lưu không được phép hiện diện, dùviệc làm này nghe có vẻ tàn ác, nhưng phải tiêu diệthọ ở bất cứ nơi nào...

Chỉ có một người chủcủa dân tộc Ba Lan, đó là người Đức. Không thể có 2người chủ đứng bên nhau. Vì thế, phải tiêu diệt mọithành phần trí thức Ba Lan. Việc này nghe có vẻ tàn ác,nhưng đó là quy luật của cuộc sống."

Nỗiám ảnh của người Đức với tư tưởng mình là chủngtộc vượt trội và những dân tộc Slav phải làm nô lệcho họ trở nên đặc biệt hiểm độc đối với ngườiNga. Erich Koch, Cao uỷ Đế chế cho Ukraine, phát biểu trongmột bài diễn văn tại Kiev ngày 5 tháng 3 năm 1943:

"Chúng ta thuộc về chủngtộc vượt trội và phải điều hành một cách cứng rắnnhưng công bằng... Tôi sẽ khai thác tận lực lãnh thổnày... Tôi đến đây không phải để ban ơn... Người dânphải làm việc, làm việc và làm việc thêm nữa ... Chúngta nhất quyết đến đây không phải để ban ơn phước.Chúng ta đến đây để tạo nên một nền tảng cho chiếnthắng...

Chúng ta thuộc về chủngtộc vượt trội, nên nhớ rằng về mặt chủng tộc vàsinh học, một công nhân quèn người Đức cũng có giátrị gấp nghìn lần người dân ở đây."

Vàongày 23 tháng 7 năm 1942, khi quân Đức đang tiến đến gầnsông Volga và những mỏ dầu vùng Caucasus, thì MartinBormann, thư ký riêng cho Hitler và lúc đó đã là cánh tayphải của ông ta, gửi một bức thư dài cho Rosenberg lặplại quan điểm của Lãnh tụ, tóm tắt:

"Người Slav là để làmviệc cho ta. Lúc nào ta không cần họ thì họ có thểchết. Vì thế việc tiêm chủng phòng bệnh và dịch vụy tế của Đức cho họ là không cần thiết. Điều khôngtốt là người Slav sinh đẻ nhiều. Họ nên dùng nhữngphương tiện tránh thai hoặc phá thai càng nhiều càng tốt.Giáo dục là nguy hiểm. Họ chỉ cần biết đếm đến100 là đủ... Mỗi người có giáo dục là một kẻ thùtrong tương lai. Tôn giáo mà ta để lại cho họ là phươngthức đánh lạc hướng, về thực phẩm, họ chỉ nhận ởmức tuyệt đối cần thiết. Chúng ta là chủ nhân. Chúngta được ưu tiên."

Khiquân Đức lần đầu tiên tiến vào đất Nga, ở nhiềunơi họ được người dân – vốn từ lâu đã bị chếđộ hà khắc của Stalin khủng bố – ca tụng là nhữngngười giải phóng. Lúc đầu, binh sĩ Liên Xô bỏ hàngngũ trên diện rộng. Đặc biệt là ở vùng Baltic vốnchỉ bị Liên Xô chiếm đóng một thời gian ngắn và ởUkraine, nơi một phong trào độc lập chưa bị dẹp tan,nhiều người cảm thấy hạnh phúc được cứu thoát khỏiách Liên Xô – cho dù sự cứu thoát ấy do người Đứcmang lại.

Có một sốngười ở Berlin tin rằng nếu Hitler tỏ ra khôn khéo hơn,đối xử tử tế với dân địa phương và cam kết giảithoát họ khỏi chế độ Bolshevik (bằng cách cho họ hưởngquyền tự do tôn giáo, kinh tế và thiết lập những hợptác xã thật sự theo hình thức nông trại tập thể),thậm chí cả quyền tự trị, thì đáng lẽ Đức có thểchiếm được cảm tình của người Nga. Lúc ấy, ngườiNga chẳng những hợp tác với người Đức trên vùng bịchiếm đóng, mà còn trên những vùng khác để mong đượcthoát khỏi luật lệ hà khắc của Stalin. Nếu thế chếđộ Bolshevik sẽ sụp đổ và Hồng quân sẽ tan rã.

Nhưng tính bạotàn của Quốc xã và mục đích lộ liễu – thường đượctuyên bố công khai – nhằm bòn rút đất Nga, biến dânNga thành nô lệ và mang người Đức đến định cư chẳngbao lâu sẽ làm tiêu tán điều khả dĩ ấy.

Không ai tóm tắtchính sách tai hại ấy và những cơ hội bị bỏ lỡ hayhơn là chính một người Đức, Tiến sĩ Otto Bräutigam,nhà ngoại giao chuyên nghiệp và là Tổng cục phó Tổngcục Chính trị thuộc Bộ Lãnh thổ phía Đông củaRosenberg. Trong một báo cáo mật trình cho cấp trên ngày25 tháng 10 năm 1942, Bräutigam đã dám phân tích những sailầm của Quốc xã ở Liên Xô:

"Tại Liên Xô, khi ta tiếnvào, chúng tôi thấy dân địa phương chán ngán chủ nghĩaBolshevik và họ mong mỏi những khẩu hiệu mới chỉ raviễn cảnh của một tương lai tốt đẹp hơn cho mình.Chính nước Đức có nghĩa vụ tìm ra những khẩu hiệuấy, nhưng lại không có gì được nêu ra. Người dân địaphương hồ hởi chào đón chúng ta như là những nhà giảiphóng và họ còn tự đặt mình dưới sự điều hành củata."

Thậtra, có một khẩu hiệu mà người dân Nga chẳng bao lâu sẽnhận ra. Bräutigam viết tiếp:

"Với bản năng sẵn cócủa những chủng tộc phía Đông, những con người hồnnhiên chẳng bao lâu sẽ nhận thấy rằng đối với nướcĐức, khẩu hiệu 'Giải phóng khỏi chủ nghĩa Bolshevik'chỉ là cái cớ để đưa những chủng tộc phía Đôngvào vòng nô lệ theo cách của Đức... Chẳng bao lâu, côngnhân và nông dân [địa phương] sẽ nhận ra rằng Đứckhông xem họ như là cộng sự có quyền ngang nhau, mà chỉlà đối tượng cho những mưu đồ chính trị và kinh tế...Chúng ta gạt sang một bên tất cả kiến thức chính trịvà... xem những chủng tộc trên các lãnh thổ bị chiếmđóng phía Đông như là "người da trắng hạng hai" màƠn Trên ban cho chức năng phục vụ nước Đức như nhữngnô lệ..."

Bräutigamcho rằng có 2 yếu tố đã khiến cho người Nga chống lạiĐức: việc đối xử với tù binh Nga một cách dã man vàviệc bắt đàn ông và phụ nữ Nga làm nô lệ.

"Cả bạn lẫn thù đềubiết rằng hàng trăm nghìn tù binh Nga đã chết vì đóihoặc rét trong các trại của ta... Bây giờ chúng ta lạiphải trải qua cảnh ngộ kỳ quặc là phải tuyển chọnhàng triệu lao động từ các lãnh thổ bị chiếm đóngphía Đông, sau khi tù binh chết hàng loạt như ruồi nhặng...

Trong việc ngược đãi bấtchấp giới hạn hiện nay đối với nền nhân văn Slav,những phương pháp 'tuyển chọn' được áp dụng cólẽ chỉ bắt nguồn trong những giai đoạn đen tối nhấtcủa việc vận chuyển nô lệ... Không cần xét đến sứckhoẻ hoặc tuổi tác, con người đang được vận chuyểnđến nước Đức..."

Kremlincũng biết đến việc tù binh Nga bị thủ tiêu hàng loạtvà nhân lực Nga bị khai thác làm nô lệ. Ngay từ đầutháng 11 năm 1941, Molotov đã chính thức phản đối việc"thủ tiêu" tù binh chiến tranh Nga và tháng Tư năm sau,ông phản đối chương trình lao động nô lệ của Đức.

Bräutigam kếtluận:

"Chính sách của ta đã đẩycả 2 phe Bolshevik và quốc gia Nga vào một mặt trận chungchống lại ta. Người Nga hiện giờ đang chiến đấu vớilòng dũng cảm và hiện thân một cách phi thường đểđạt mục đích không gì khác hơn là được công nhậnvề phẩm giá con người."

Trongđoạn cuối của bản ghi nhớ dài 13 trang, Tiến sĩBräutigam yêu cầu thay đổi toàn bộ chính sách. Ông biệnluận: "Cần nói cho người Nga biết cụ thể về tươnglai của họ."

Nhưng đây chỉlà tiếng kêu lạc lõng giữa rừng thẳm Quốc xã. Như tađã biết, trước khi mở cuộc tấn công Hitler đã ra chỉthị phải làm gì với nước Nga và người Nga. Ông takhông phải là người có thể bị một người Đứcthuyết phục thay đổi, dù chỉ là thay đổi chút ít.

Ngày 16 tháng 7năm 1941, không đầy 1 tháng sau khi mở chiến dịch đánhLiên Xô và thấy một số lãnh thổ gần như nằm trongtầm tay, Hitler đã triệu Goering, Keitel, Rosenberg, Bormann vàBộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Lammers đến tổng hànhdinh tại Đông Phổ để nhắc nhở họ về những mụcđích của ông ta trên vùng đất mênh mông vừa thôn tínhđược. Cuối cùng thì tư tưởng của Hiler đã đượctrình bày rõ ràng trong quyển Mein Kampf về việc lấyđất ở Nga làm không gian sinh sống cho người Đức sắpthành hiện thực. Biên bản mật của Bormann (được trìnhra ở Nuremberg) cho thấy rõ ràng là Hitler muốn các cậnthần phải quán triệt ý định của mình. Tuy nhiên, ôngta nói không nên "công khai" những ý định này.

"Không cần thiết phảilàm [công khai] như thế nhưng điều chính yếu là ta biếtta muốn gì... Không được để cho ai nhận ra việc nàylà khởi đầu cho những vùng thuộc địa. Nhưng điều đócũng không ngăn ta thực hiện những biện pháp cần thiếtnhư: bắn hạ, tái định cư, v.v.. và ta bắt buộc phảithực hiện những biện pháp ấy."

Hitlernói, trên nguyên tắc,

"bây giờ công việc củata là cắt ổ bánh theo những nhu cầu để có thể:

trước hết, thống trị nó,

thứ hai, điều hành nó,

thứ ba, khai thác nó."

Hitlerbảo ông ta không màng đến việc Nga đã ra lệnh tiếnhành chiến tranh nhân dân phía sau các phòng tuyến Đức,vì "điều này sẽ giúp ta tiêu diệt bất kỳ ai chốnglại ta."

Hitler giảithích rằng Đức sẽ thống trị lãnh thổ Nga cho đếndãy núi Urals. Chỉ người Đức mới được phép mang vũkhí trên không gian bao la này. Rồi Hitler đi vào cụ thểphải làm gì với các phần của ổ bánh Nga:

"Sáp nhập cả vùng Balticvào nước Đức... Di tản mọi người nước ngoài ra khỏiCrimea và chỉ cho người Nga định cư, để nơi đây trởthành lãnh thổ của Đế chế... Chiếm lấy bán đảoKola vì có những mỏ niken lớn ở đây. Tiến hành sápnhập một cách cẩn thận Phần Lan như là một bang...Lãnh tụ sẽ san bằng Leningrad rồi giao cho người PhầnLan."

Theolệnh của Hitler, những mỏ dầu ở Baku sẽ trở thànhvùng "nhượng quyền cho Đức" và những quần cư ngườiĐức ở Volga sẽ được sáp nhập ngay. Khi đề cập vấnđề ai sẽ điều hành lãnh thổ mới, một cuộc tranh cãiđã bùng ra. Cũng có cả những tranh cãi về phương phápcai trị người Nga trong vùng đã thôn tính. Hitler đềxuất cảnh sát Đức được trang bị xe bọc thép. Goeringcho rằng không cần thiết: máy bay của Không quân sẽ"thả bom trong trường hợp nổi loạn". Goering còn bổsung:

"Dĩ nhiên là cần phảibình định vùng đất bao la này càng nhanh càng tốt. Giảipháp tốt nhất là bắn bỏ bất kỳ người nào trông cóvẻ lấm lét."

1năm trước đó, Goering đã nói với Ciano rằng "năm naysẽ có 20 đến 30 triệu người chết vì đói ở Nga" vàrằng "có lẽ như thế là tốt." Ông cũng nói tù binhNga đã bắt đầu "ăn thịt lẫn nhau."

Trên cương vịBộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền đứng đầu Cơ quan Kếhoạch Bốn năm, Goering cũng được giao nhiệm vụ khaithác kinh tế ở Liên Xô. "Cướp bóc" là cụm từ đúngnghĩa hơn, như Goering vạch rõ trong bài phát biểu ngày 6tháng 8 năm 1942 trước các uỷ viên Quốc xã điều hànhnhững lãnh thổ bị chiếm đóng:

"Lúc trước người tathường nói là cướp bóc, nhưng bây giờ nhiều việc cóvẻ đã nhân văn hơn. Dù thế tôi vẫn dự định sẽcướp bóc và cướp bóc tận lực."

Ítnhất về việc này, ông ta làm đúng như lời nói, khôngnhững ở Liên Xô mà còn ở khắp lãnh thổ châu Âu bịQuốc xã thôn tính. Tất cả đều là một phần của Trậttự Mới.

Ngày 23 tháng 5năm 1941, nhân viên Kinh tế của Goering ra chỉ thị: Pháhuỷ những khu công nghiệp của Liên Xô. Công nhân và giađình họ bị bỏ mặc cho chết đói. Chỉ thị ghi: "Cấmcứu giúp người dân ở đây để họ khỏi chết bằngcách mang thực phẩm từ vùng đất đen [Ukraine] đến."

QUỐCXÃ CƯỚP BÓC CHÂU ÂU


Takhông bao giờ biết được tổng giá trị bị cướp bóccủa Quốc xã, vì việc tính toán là quá sức người.Nhưng vẫn có sẵn vài con số, nhiều số liệu trong đólà từ chính người Đức, cho thấy lệnh của Goering đãđược thuộc hạ ông ta thi hành một cách triệt để.

"Mỗi khi các bạn nghĩ bấtkỳ thứ gì mà dân Đức có thể cần đến, thì phảilùng sục như chó săn vậy. Phải chiếm lấy... rồi mangvề Đức."

Nhiềuthứ đã được mang về, không chỉ hàng hoá và dịch vụ,mà còn dưới dạng tiền mặt và vàng. Mỗi khi quân Đứcchiếm được một lãnh thổ, thì nhân viên tài chính lạiđến tịch thu số vàng và cổ phần nước ngoài ở ngânhàng quốc gia của lãnh thổ ấy. Nhưng đó mới chỉ làbước đầu. Tính đến cuối tháng 2 năm 1944, Bá tướcSchwerin von Krosigk, Bộ trưởng Tài chính, liệt kê trịgiá tịch thu được là 48 tỉ mác (khoảng 12 tỉ USD),trong đó của Pháp chiếm hơn một nửa. Vào cuối cuộcchiến, biên nhận là khoảng 60 tỉ mác (15 tỉ USD), kểcả những khoản chi chính thức, "tín dụng" và "tiềnphạt". Theo ước tính của Mỹ, Đức đã bòn rút từcác nước bị chiếm đóng đến 104 tỉ mác (26 tỉ USD).

Nhưng có lẽngười ta không bao giờ ước lượng được trị giá tấtcả hàng hoá bị tịch thu và mang về Đức. Nhiều con sốđược trình ra trước Toà án Nuremberg, nhưng theo tôi đượcbiết, không chuyên gia nào có thể diễn giải và tínhtổng được. Ví dụ, Pháp ước tính người Đức đãchở đi (dưới hình thức "thuế hiện vật") 9 triệutấn ngũ cốc, 75% tổng sản lượng lúa mạch, 85% dầuhoả, 74% thép v.v.., với trị giá tổng cộng 184,5 tỉfranc Pháp.

Tại Nga, đấtnước đã bị tàn phá nặng nề nên Đức khó bòn rúthơn, nhưng tài liệu của Quốc xã cũng chứa đầy nhữngbáo cáo "giao nhận" từ Liên Xô. Ví dụ, trong năm1943, người Đức liệt kê các số lượng "giao nhận"là 9 triệu tấn ngũ cốc, 2 triệu tấn cỏ nuôi gia súc,3 triệu tấn khoai tây, 662.000 tấn thịt, uỷ ban Điềutra Liên Xô thêm 9 triệu con bò, 12 triệu con heo, 13 triệucon cừu và nhiều thứ khác – trong suốt thời gian chiếmđóng. Nhưng tổng giá trị "giao nhận" từ Liên Xô nhỏhơn là Đức mong đợi, vì người Đức đã tính ra làphải thu được khoảng 4 tỉ mác (1 tỉ USD). Theo mộtnghiên cứu về luật lệ Đức áp đặt cho Liên Xô, cólẽ Đức còn nhận được hơn thế nữa qua đường mậudịch thông thường.

Quốc xã thamlam còn tìm mọi cách vắt kiệt Ba Lan. Tiến sĩ Frank, Toànquyền tại Ba Lan, từng nói: "Tôi sẽ cố vắt kiệt từvùng đất này mọi thứ còn có thể vắt kiệt được."Đó là vào cuối năm 1942 và trong 3 năm kể từ thời điểmđó, ông liên tục khoe khoang rằng mình đã bòn rút rấtnhiều, đặc biệt là thực phẩm để nuôi người Đứctrên Đế chế. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng "nếuphương án mới được thi hành trong năm 1943, nửa triệungười tại Warsaw và vùng phụ cận sẽ mất thức ăn."

Tính chất củaTrật tự Mới tại Ba Lan được đề ra ngay sau khi Đứcthôn tính nước này. Ngày 3 tháng 10 năm 1939, Frank thôngbáo cho Quân đội về chỉ thị của Hitler:

"Chỉ điều hành Ba Lanbằng cách khai thác tận lực, xuất đi mọi hàng hậucần, nguyên vật liệu, máy móc, cơ sở chế tạo v.v..quan trọng cho nền kinh tế chiến tranh của Đức, bắtmọi công nhân phải phục vụ cho Đức, giảm nền kinh tếxuống đến mức tối thiểu, chỉ đủ cho người dân tồntại, đóng cửa tất cả cơ sở giáo dục, đặc biệt lànhững trường chuyên nghiệp và cao đẳng kỹ thuật nhằmngăn chặn giới trí thức mới ra đời. Phải xem Ba Lan làmột thuộc địa mới. Người Ba Lan phải là nô lệ choĐế chế Đại Đức."

RudolfHess, Phó Lãnh tụ Quốc xã, nói thêm rằng Hitler đã quyếtđịnh: "Không xây dựng lại Warsaw và Lãnh tụ cũngkhông có ý định tái thiết bất kỳ nhà máy nào."

Theo chỉ thịcủa Tiến sĩ Frank, Đức tịch thu mọi tài sản của cảngười Do Thái lẫn người Ba Lan mà không đền bù. Hàngtrăm nghìn trang trại của người Do Thái bị thu hồi vàgiao cho người Đức đến định cư. Tính đến ngày 31tháng 5 năm 1943, trong số 4 tỉnh của Ba Lan được sápnhập vào Đức (Đông Phổ, Posen, Zichenau và Silesia), gần700.000 trang trại với 15 triệu acre (6 triệu hécta) đã bị"chiếm hữu" và 9.500 trang trại với 6,5 triệu acre(2,3 triệu hécta) đã bị "tịch thu". Sự khác biệtgiữa "chiếm hữu" (nguyên tác: "seizure") và "tịchthu" (nguyên tác: "confiscate") không được giải thíchtrong các bảng số liệu được soạn chi li bởi "Vănphòng Bất động sản Trung ương", nhưng đối với ngườiBa Lan bị truất hữu thì điều đó chẳng có nghĩa lý gìcả.

Ngay cả bảovật nghệ thuật của những lãnh thổ bị chiếm đóngcũng bị cướp bóc và – tài liệu Quốc xã tịch thuđược cho thấy – theo lệnh cụ thể của Hitler vàGoering, những vật đó là để 2 người làm giàu cho bộsưu tập "cá nhân" của mình từ những vụ cướp bócấy. Vị Thống chế Đế chế phục phịch ước tính bộsưu tập của mình trị giá 50 triệu mác. Chính Goering làngười đi đầu trong việc cướp bóc các bảo vật nghệthuật. Ngay sau khi chiếm được Ba Lan, ông lập tức rachỉ thị tịch thu bảo vật nghệ thuật ở đây và trongvòng 6 tháng, một uỷ viên đặc biệt được bổ nhiệmđể thi hành lệnh này đã báo cáo rằng mình đã thu được"hầu như toàn bộ bảo vật nghệ thuật trên cả nước".

Nhưng phần lớnbảo vật nghệ thuật của châu Âu nằm ở chính nướcPháp và ngay sau khi Đức chiếm nước này, Hitler vàGoering đã ra lệnh tịch thu. Để thi hành công tác đặcbiệt ấy, Hitler bổ nhiệm Rosenberg thiết lập một cơquan đặc trách được Goering lẫn Keitel hỗ trợ. Keitelra lệnh cho quân đội ở Pháp rằng Rosenberg "có quyềnvận chuyển về Đức hiện vật văn hoá có giá trị vàphụ trách việc bảo quản. Lãnh tụ sẽ quyết địnhviệc sử dụng".

Ý tưởng củaHitler về "việc sử dụng" được trình bày trong mộtchỉ thị mật của Goering ngày 5 tháng 11 năm 1940, quy địnhcách thức phân phối tác phẩm nghệ thuật của Bảo tàngLouvre ở Paris:


Những tác phẩm nghệ thuật mà Lãnh tụ đã giành quyền sử dụng.

Những [tác phẩm nghệ thuật] cung cấp cho bộ sưu tập của Thống chế Đế chế [Goering]...

Những [tác phẩm nghệ thuật] thích hợp để chuyển đến các viện bảo tàng của Đức.

Chínhphủ Pháp phản đối việc cướp bóc bảo vật nghệthuật của đất nước họ, đồng thời tuyên bố rằngviệc này vi phạm Công ước Hague. Khi một chuyên gia nghệthuật Đức có tên Bunjes dưới quyền Rosenberg cả gan báocáo việc này cho Goering, con người phục phịch đã trảlời: "Ông Bunjes thân mến, để tôi lo việc này cho. Tôilà người phán xử cao nhất trong Nhà nước. Lệnh củatôi sẽ quyết định và ông phải tuân hành."

Và thế là theomột báo cáo của Bunjes – người duy nhất xuất hiệntrong lịch sử của Đế chế Thứ Ba về lĩnh vực này:

"Những tác phẩm nghệthuật thu được từ [Bảo tàng] Jeu de Paume để dành choLãnh tụ và những tác phẩm mà Thống chế Đế chế đãđịnh riêng cho mình sẽ được đưa lên 2 toa xe lửa nốivới chuyến tàu đặc biệt của Thống chế Đế chế...đi đến Berlin".

Tiếptheo sau đó vẫn còn những chuyến tàu khác. Theo một báocáo mật chính thức của Đức, tính đến tháng 7 năm1944 đã có khoảng 137 toa tàu chở 4.174 kiện gồm 21.903tác phẩm nghệ thuật, kể cả 10.890 bức hoạ. Tính đếntháng 1 năm 1941, Rosenberg ước lượng những tác phẩmnghệ thuật cướp từ Pháp trị giá 1 tỉ mác.

Người ta cóthể biện minh – tuy vẫn khó có thể chấp nhận – chohành động vi phạm Công ước Hague khi cướp bóc nguyênvật liệu, hàng hoá, thực phẩm khiến cho dân chúng vùngbị chiếm đóng bị thiếu thốn và đôi khi chết đói.Nhưng việc cướp bóc bảo vật nghệ thuật là không cólý do gì để biện minh, vì nó không phục vụ cho mụcđích chiến tranh. Đó chỉ là do tính tham lam của cá nhânHitler và Goering.

Nạn nhân trêncác vùng bị chiếm đóng có thể chịu đựng tất cảhành động cướp bóc – chiến tranh và chiếm đóng luôngây cực khổ như thế. Nhưng đây chỉ là một phần củaTrật tự Mới – phần nhẹ nhất. Chính việc cướp đicuộc đời con người mới khiến cho ta nhớ mãi về Trậttự Mới và cảm thấy may mắn khi nó chỉ diễn ra trongmột khoảng thời gian ngắn ngủi. Trong lĩnh vực này,Quốc xã tụt xuống đến mức tồi tệ chưa từng thấytrong lịch sử nhân loại. Hàng triệu đàn ông và phụ nữvô tội bị bắt làm công nhân nô lệ, hàng triệu ngườikhác bị tra tấn và hành hạ trong các trại tập trung vàhàng triệu người khác – chỉ riêng người Do Thái là 4triệu rưỡi – bị tàn sát một cách lạnh lùng hoặc bịcố tình bỏ đói cho đến chết, thân thể họ bị thiêucháy để xoá dấu vết.

Nhiều ngườithậm chí còn không thể nghĩ đến việc đã xảy ra nhữngcâu chuyện kinh hoàng khó tin ấy, nếu chính các thủ phạmkhông tự lập hồ sơ và khai ra. Trong phạm vi một cuốnsách, tôi phải bỏ qua hàng nghìn chi tiết và chỉ tómtắt ở đây dựa trên những chứng cứ không thể chốicãi, đây đó được xác minh bởi một số người cònsống sót.

LAOĐỘNG NÔ LỆ TRONG TRẬTTỰ MỚI


Tínhđến cuối tháng 9 năm 1944, có khoảng 7 triệu rưỡi dânthường nước ngoài làm lao động cho Đế chế Thứ Ba.Hầu như tất cả số người này đều bị bắt đi bằngvũ lực, bị đưa lên những toa tàu đóng kín, thườngkhông có thức ăn, nước uống và phương tiện vệ sinh,rồi bị đưa đi làm việc trong nhà xưởng, trên cánhđồng và tại hầm mỏ. Họ không chỉ phải lao động,mà còn bị hạ nhục, đánh đập, đói khát và thườngbị bỏ mặc cho đến chết vì thiếu ăn, thiếu quần áoấm và không có chỗ trú thân.

Thêm vào đó là2 triệu tù binh nước ngoài cũng bị đưa đi làm lao độngnô lệ tại những nhà máy chế tạo vũ khí và đạndược, mặc cho điều này đã vi phạm các Công ướcHague và Geneva, vốn quy định không được sử dụng tùbinh chiến tranh trong những công việc như thế. Bộ trưởngKhí tài và Vũ trang Albert Speer khai trước Toà án Nurembergrằng trong năm 1944, có 40% tù binh chiến tranh được sửdụng trong ngành sản xuất vũ khí, đạn dược và trongnhững nhà máy phụ trợ. Còn có thêm hàng trăm nghìn tùbinh chiến tranh bị bắt xây dựng pháo đài, tải đạnra mặt trận, thậm chí là điều khiển súng phòng không,bất chấp những công ước quốc tế mà Đức đã kýkết. Một tài liệu tịch thu được cho thấy vào năm1943, Thống chế Không quân Milch đã yêu cầu có thêm50.000 tù binh chiến tranh Nga để bổ sung vào con số30.000 đang phải điều khiển những pháo đội phòngkhông.

Khi đàn ông bịđưa đi làm lao động nô lệ cho Đế chế Thứ Ba, thìcác gia đình thường bị phân tán ra nhiều vùng cách biệtnhau trên nước Đức. Nếu đủ tuổi, trẻ em cũng bịbắt phải lao động. Ngay cả các tướng lĩnh hàng đầucủa Quân đội cũng hợp tác trong việc bắt trẻ em đilàm nô lệ. Một bản ghi nhớ ngày 12 tháng 6 năm 1944trong hồ sơ của Rosenberg cho thấy cách thức bắt nô lệtrên vùng bị chiếm đóng của Liên Xô.

"Tập đoàn quân Trung tâmdự định thu nhận 40 đến 50 nghìn trẻ ở lứa tuổi từ10 đến 14... và chở chúng về Đế chế. Đại Quân đoànThứ Chín ban đầu đề xuất việc này... Dự định sẽsử dụng số trẻ đó làm thợ tập sự... Các ngành nghềtại Đức hoan nghênh việc ấy vì nó giúp giảm thiểu sựthiếu hụt thợ tập sự.

Hành động này không nhữngnhắm vào việc ngăn chặn kẻ địch củng cố sức mạnhmà còn làm suy giảm tiềm năng sinh họccủa họ."

Bảnghi nhớ ghi là Tập đoàn quân Ukraine Bắc dưới quyềnThống chế Model cũng tham gia thực hiện những vụ bắtbớ đó.

Việc bắt giữcàng ngày càng thêm bạo lực. Khởi đầu là những phươngpháp tương đối nhẹ nhàng. Người đi ra từ nhà thờhoặc rạp chiếu phim bị bắt giữ. Đặc biệt ở phíaTây, lực lượng S.S. chỉ việc phong toả cả khu phố củamột thị trấn rồi bắt đi tất cả đàn ông và phụ nữtrong độ tuổi lao động. Ở phía Đông, nơi dân địaphương thường chống lại lệnh đi làm lao động, thìlàng mạc của họ sẽ bị đốt cháy, cư dân chạy ra sẽbị bắt và giải đi. Hồ sơ tịch thu được củaRosenberg chứa đầy những báo cáo của Đức về nhữngvụ việc như thế. Ở Ba Lan, ít nhất đã có 1 quan chứcnghĩ những chuyện đang xảy ra là quá đáng. Ông đã viếtcho Toàn quyền Frank:

"Việc săn lùng người mộtcách man rợ và tàn nhẫn được thi hành khắp nơi, từthị trấn đến nông thôn, trên đường phố, quảngtrường, nhà ga, ngay cả trong nhà thờ hay nhà riêng vàoban đêm, khiến cho cư dân hoang mang vì cảm thấy thiếuan ninh. Mọi người đều có nguy cơ bị cảnh sát bỗngnhiên bắt giữ ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào,rồi bị đưa đến trại tập trung. Không ai biết đượcchuyện gì sẽ xảy ra với người thân của mình."

Nhưngbắt giữ chỉ là bước đầu.Tình trạng vận chuyển họ còn tệ hại hơn. Một Tiếnsĩ Gutkelch nào đấy đã mô tả một trường hợp trongbáo cáo cho cơ quan của Rosenberg ngày 30 tháng 9 năm 1942,khi một đoàn xe lửa chở đầy lao động ở phía Đôngđang trên đường trở về thì gặp một đoàn xe lửa chởlao động Nga đi Đức.

"Vì có nhiều xác chếttrên xe lửa chở các lao động trở về, nên một thảmhoạ có thể xảy ra... Trên xe lửa này, một số phụ nữsinh con trong cuộc hành trình rồi trẻ sơ sinh bị ném rakhỏi cửa sổ. Những người bị bệnh lao và những bệnhlây lan qua đường tình dục đi cùng toa xe. Nhiều ngườihấp hối nằm mà không có lớp rơm lót, thậm chí còn cómột người chết bị ném lên nền đường sắt... Trêncác chuyến trở về hẳn cũng có tình trạng tương tự."

Đókhông phải là cách giới thiệu đầy hứa hẹn về Đếchế Thứ Ba, nhưng ít nhất nó cũng đã cho thấy nhữnggì sẽ diễn ra kế tiếp: đói kém, đánh đập, bệnhtật, giá lạnh, nơi ở không được ấm, quần áo mỏngmanh, rách rưới, lao động nhiều giờ mỗi ngày, chỉđược giảm thời gian lao động khi không còn đủ sứcđứng trên 2 chân.

Các tổ hợpcông nghiệp Krupp chuyên sản xuất súng, xe thiết giáp vàđạn dược là cơ sở thu dụng lao động điển hình, sửdụng một số lớn lao động nô lệ, kể cả tù binhchiến tranh người Nga. Có những lúc có đến 600 phụ nữDo Thái bị đưa đến làm việc ở đây. Bác sĩ WilhelmJaeger, "bác sĩ cao cấp" cho các nô lệ của Krupp, môtả trong tờ cung khai ở Toà án Nuremberg:

"Khi đến đó lần đầu,tôi thấy những phụ nữ này bị những vết thương mưngmủ và nhiều bệnh tật khác. Tôi là bác sĩ đầu tiênmà họ gặp trong ít nhất nửa tháng... Không có vật dụngy tế... Họ không có giày, chỉ đi chân không. Trang phụcduy nhất cho mỗi người chỉ là một chiếc áo với nhữnglỗ cho đầu và hai tay. Họ bị cạo trọc. Trại đượcrào bằng dây kẽm gai xung quanh và được canh giữ cẩnmật bởi nhân viên S.S.. Lượng thực phẩm trong trại rấtít và chất lượng rất kém. Ai nấy đều có bọ chét..."

Bácsĩ Jaeger báo cáo tình trạng với ban giám đốc của Kruppvà ngay cả bác sĩ riêng của giám đốc, nhưng đều vôích. Những báo cáo của ông về các trại lao động nôlệ cũng không mang đến sự cải thiện nào. Ông kể lạitrong tờ cung khai về thực trạng ở 8 trại công nhânngười Nga và Ba Lan: quá đông đúc làm lây lan bệnh tật,thiếu thực phẩm, thiếu nước, thiếu nhà vệ sinh, nhiềuchấy rận, ruồi muỗi, chuột bọ gây bệnh truyền nhiễm...

Nói chung, laođộng nô lệ phía Tây được đối xử tốt hơn ngườitừ phía Đông vốn bị xem như cặn bã của xã hội.Nhưng sự khác biệt chỉ là tương đối, như bác sĩJaeger mô tả một trong những trại của Krupp chứa tùnhân chiến tranh Pháp:

"Họ bị giam gần 1 nămrưỡi trong cũi chó, nhà tiểu và nhà làm bánh cũ. Cáccũi chó cao chưa đến 1 m, dài chưa đến 3 m, rộng chưađến 2 m. 5 người ngủ trong một cũi. Họ phải bò vàobằng 2 tay 2 chân... Trong trại thậm chí còn không có nướcdùng."

Ngoàiviệc tiếp nhận hàng nghìn lao động nô lệ cả dânthường và tù binh cho những nhà máy ở Đức, công tyKrupp còn xây một nhà máy gần trại thủ tiêu tạiAuschwitz, nơi người Do Thái làm việc đến kiệt sức rồibị xả khí độc cho chết.

Sau chiến tranh,Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tập đoàn Krupp làNam tước Gustav Krupp von Bohlen und Halbach bị khởi tố tạiToà án Nuremberg là tội nhân chiến tranh chính, nhưng do"tình trạng thể chất và tinh thần" nên không bị đưara xét xử. Sau đó ông bị Toà án Quân sự Nuremberg Mỹtuyên 12 năm tù. Ông qua đời năm 1950.

Người con traiAlfried Krupp, là chủ nhân duy nhất của công ty từ năm1943, cùng với 9 giám đốc bị khởi tố trước Toà ánQuân sự Nuremberg, nhận án 12 năm tù và bị tịch biêngia sản. Năm 1951, ông được ân xá khỏi nhà tù Landsberg(nơi Hitler ngồi tù năm 1924). Sau khi ra khỏi tù, ông quayvề nắm quyền điều hành công ty. Alfried Krupp đượcnhận lại tài sản công ty và gia sản cá nhân trị giákhoảng 10 triệu USD. Các Chính phủ Đồng minh ra lệnhgiải tán công ty nhưng Alfried Krupp vẫn né tránh. Vào thờiđiểm cuốn sách này được viết ra (1959), với sự chấpthuận của chính quyền Tây Đức, ông tuyên bố sẽ khônggiải tán công ty mà còn mua thêm những nhà máy khác.

Khoảng 2 triệurưỡi lao động nô lệ – phần lớn thuộc những chủngtộc Slav và người Ý – bị bắt làm việc ở nông trạitrên nước Đức, nhưng cuộc sống của họ vẫn khá hơnmột chút so với những nhà máy ở thành phố. Trong sốtài liệu tịch thu được, có một chỉ thị ngày 6 tháng3 năm 1941 với tựa đề "Đối xử với nhân công nôngnghiệp nước ngoài thuộc quốc tịch Ba Lan", cũng đượcdùng để hướng dẫn đối với những người thuộcnhững quốc tịch khác:

"Lao động nông nghiệpthuộc quốc tịch Ba Lan không có quyền khiếu nại... Cấmnghiêm ngặt việc đi lễ nhà thờ... Cấm nghiêm ngặtviệc đi xem kịch, chiếu phim hoặc những loại hình giảitrí khác... Cấm nghiêm ngặt quan hệ tình dục với phụnữ."

Theolệnh của Himmler năm 1942, lao động nô lệ có quan hệtình dục với phụ nữ Đức sẽ bị xử tử hình. Lệnhnày đặc biệt nhắm đến lao động nô lệ người Nga,quy định "đối xử đặc biệt" với những trườnghợp "vi phạm nghiêm trọng về kỷ luật, kể cả việctừ chối làm việc hoặc biếng nhác trong lao động".Đối xử đặc biệt có nghĩa là treo cổ. Cụm từ "đốixử đặc biệt" này được sử dụng rất thường xuyêntrong các tài liệu của Himmler và trong lối nói của Quốcxã.

Cấm nông nô sửdụng "xe lửa, xe buýt hoặc phương tiện chuyên chởcông cộng khác". Hiển nhiên việc này là nhằm ngănnông nô trốn thoát.

"Tuyệt đối cấm tuỳtiện thay đổi nghề. Nông nô phải làm việc chừng nàomà người chủ muốn. Không có hạn chế về thời gianlàm việc...

Người chủ có quyền trừngphạt nông nô... Nếu có thể, tách họ ra khỏi cộng đồngđể đưa vào chuồng nuôi gia súc, v.v.. Không được cólòng thương xót mà ngần ngại việc này."

Ngaycả phụ nữ thuộc những chủng tộc Slav bị đưa đếnlàm người giúp việc cho các gia đình ở Đức cũng bịxem là nô lệ. Đầu năm 1942, Hitler ra lệnh cho Sauckel, Bộtrưởng Đặc mệnh Toàn quyền Cơ quan Sử dụng Lao động,tập hợp nửa triệu phụ nữ Slav "nhằm làm giảm gánhnặng cho người nội trợ Đức". Sauckel đề ra nhữngđiều kiện làm việc trong những gia đình Đức:

"Không được xin có thờigian tự do... Người giúp việc phụ nữ gốc phía Đôngchỉ được ra khỏi nhà người chủ để lo việc gia đìnhcủa họ... Cấm đi đến nhà hàng, rạp chiếu phim, nhàhát và những cơ sở giải trí tương tự. Cũng cấm đilễ nhà thờ..."

Hiểnnhiên là phụ nữ cũng cần thiết gần như nam giới trongchương trình lao động nô lệ của Quốc xã. Trong sốkhoảng 3 triệu dân thường người Nga làm lao động nôlệ, trên phân nửa là phụ nữ. Phần lớn trong số họphải làm những công việc nặng nhọc ở nông trại vànhà máy.

Việc bắt hàngtriệu người ở các vùng bị xâm lăng làm lao động nôlệ cho Đế chế Thứ Ba không chỉ là biện pháp trongthời chiến. Từ những lời phát biểu của Hitler,Goering, Himmler và những nhân vật khác – và đấy chỉlà số ít – nếu Đức Quốc xã còn kéo dài, thì Trậttự Mới sẽ là sự cai trị của chủng tộc Đức ưuviệt trên một đế chế nô lệ bao la trải dài từ ĐạiTây Dương đến dãy núi Urals. Chắc chắn là các chủngtộc Slav ở phía Đông sẽ bị đối xử tệ hại nhất.

Như Hitler khẳngđịnh vào tháng 7 năm 1941 – chỉ 1 tháng sau khi Đức tấncông Liên Xô – đó là những kế hoạch của ông vềviệc chiếm đóng sẽ bao gồm cả sự "định cư cuốicùng". Một năm sau, vào cao trào của cuộc chinh phụcnước Nga, ông trách mắng các phụ tá:

"Đối với hàng trăm triệudân Slav kỳ quặc, ta sẽ đúc những người khá nhấttrong bọn họ thành khuôn khổ hợp với ta và ta sẽ côlập những người còn lại vào trong chuồng heo, còn bấtkỳ ai nói về việc coi trọng cư dân địa phương và vănminh hoá thì sẽ đi ngay vào trại tập trung."

TÙBINH CHIẾN TRANH


Đốivới hàng triệu tù binh chiến tranh, làm công nhân nhà máyhoặc khổ sai chiến trường là đỡ lo nhất. Điều quantrọng nhất đối với họ là giữ được mạng sống chođến khi chiến tranh kết thúc. Nếu họ là người Nga thìcơ may rất ít. Số tù binh người Nga là khoảng 3,8 triệutrong tổng số khoảng 5,75 triệu tù binh. Khi Đồng minhgiải thoát các trại tù binh vào năm 1945, chỉ còn khoảng1 triệu người còn sống. Khoảng 1 triệu người đượctrả tự do hoặc được phép làm việc trong những đơnvị tập thể do Quân đội Đức thành lập. 2 triệu ngườiNga chết trong các trại tù binh của Đức, chủ yếu làdo đói khát, giá lạnh và bệnh tật. Người ta không baogiờ biết gần 2 triệu người Nga còn lại sống chết rasao và tại Toà án Nuremberg lại có ý kiến cho rằng phầnlớn đã chết vì những lý do nêu trên hoặc bị lựclượng S.D. hành quyết.

Phần lớn tùbinh Nga bị Đức đều bị bắt trong giai đoạn đầu củachiến dịch, trong những trận đánh bao vây từ 21 tháng 6đến 6 tháng 12 năm 1941. Đúng là khó chăm sóc thoả đángcho số người đông đảo như thế giữa chiến trườngác liệt và đà tiến quân vũ bão. Nhưng quân Đức khôngbao giờ có động thái muốn chăm sóc. Mà thực ra, hồ sơQuốc xã đã cho thấy nhiều tù binh Nga bị cố tình bỏđói hoặc chịu lạnh giá ngoài trời cho đến chết trongmùa Đông 1941-1942.

Theo Rosenberg,thái độ của nhiều quan chức Quốc xã là "Tù binh chếtcàng nhiều thì càng tốt cho ta."

Alfred Rosenberg,Bộ trưởng Lãnh thổ phía Đông, không phải là một Đảngviên Quốc xã có nhân tính, nhất là đối với ngườiNga, đồng hương cũ của ông. Nhưng ngay cả ông này cũngxúc động đến mức phản đối cách đối xử với tùbinh Liên Xô trong một bức thư gửi Tướng Keitel đềngày 28 tháng 2 năm 1942. Đó là khi đợt phản công củaLiên Xô lên đến đỉnh điểm và với sự tham chiến củaMỹ, Đức nhận ra họ có thể thất trận và do đó cóthể phải trả lời về những tội ác chiến tranh củamình. Rosenberg viết:

"Số phận của các tùbinh chiến tranh Nga ở Đức là thảm kịch bi đát nhất.Trong số 3,6 triệu người, chỉ còn vài trăm nghìn ngườicó thể làm việc tốt. Một phần lớn còn lại đều đãchết đói hoặc chết vì thời tiết khắc nghiệt."

Rosenbergcho rằng có thể tránh được tình trạng này. Đức cóđủ lương thực để nuôi họ.

"Tuy nhiên, trong đa sốtrường hợp, chỉ huy các trại lại bị cấm mang thựcphẩm nuôi tù binh, mà bắt buộc phải để cho họ chếtđói. Ngay cả khi dẫn giải họ đến trại, dân thườngcũng bị cấm tiếp tế thực phẩm cho tù binh. Trong nhiềutrường hợp khi tù binh không thể đi theo kịp vì đóihoặc kiệt sức, họ sẽ bị bắn trước đôi mắt kinhhoàng của dân thường và xác của họ sẽ bị bỏ lại.Ở nhiều trại, không có chỗ trú thân cho tù binh. Họnằm giữa trời dưới mưa hoặc tuyết...

Cuối cùng, phải đề cậpđến việc bắn tù binh. Việc này là... coi thường đếnmọi hiểu biết chính trị. Ví dụ, trong nhiều trại,người châu Á bị bắn..."

Khôngchỉ người châu Á. Ngay sau khi phát động chiến dịchđánh Liên Xô, Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực và lựclượng S.S. đã thoả thuận với nhau để S.S. "sàng lọc"tù binh Liên Xô. Otto Ohlendorf, một trong những kẻ sátnhân khét tiếng nhất của S.D. tiết lộ trong 1 bản cungkhai:

"Tất cả người Do Tháivà quan chức của Liên Xô đều bị mang ra khỏi trại tùbinh và bị hành quyết. Theo tôi được biết, hành độngnày được thực hiện trong suốt chiến dịch Liên Xô."

Nhưngvẫn tồn tại một khó khăn. Đôi lúc tù binh Nga quá kiệtsức nên không thể đi đến nơi hành quyết. Thấy vậy,Heinrich Mueller, Chỉ huy trưởng Mật vụ liền phản đối:

"Chỉ huy các trại tậptrung đang than phiền là có từ 5 đến 10% tù binh Nga chuẩnbị chịu hành quyết khi đi đến trại thì đã chết hoặcđang hấp hối... Cần đặc biệt ghi nhận là khi đi từnhà ga đến trại chẳng hạn, khá nhiều tù binh đã ngãgục giữa đường vì quá kiệt sức, chết hoặc gầnchết và 1 chiếc xe tải chạy phía sau phải nhặt xácchết. Không tránh khỏi là có người Đức trông thấynhững gì đang xảy ra."

Mậtvụ không màng đến việc tù binh Nga chết gục vì đóikhát hoặc kiệt sức, họ chỉ đơn giản là không muốndân Đức trông thấy cảnh tượng ấy. Vì thế, ngày 9tháng 11 năm 1941, Mueller ra lệnh:

"Kể từ hôm nay, những tùbinh Nga có dấu hiệu biết chắc là sẽ chết hoặc khôngđủ sức đi bộ, dù chỉ là một quãng ngắn, thì phảiđược loại ra khỏi chuyến vận chuyển đến trại tậptrung để hành quyết."

Muellerkhông bao giờ bị bắt sau chiến tranh. Lần cuối cùngngười ta trông thấy ông là vào ngày 29 tháng 4 năm 1945,trong boong-ke của Hitler. Một đồng nghiệp còn sống củaMueller cho rằng sau này ông làm việc cho một tổ chức màông vốn rất ngưỡng mộ – Mật vụ Liên Xô.

Vào năm 1942,khi Đức thấy hiển nhiên là cuộc chiến sẽ kéo dài hơnlà họ mong đợi và tù binh Nga sẽ là nguồn lao độngthiết yếu, Quốc xã thay đổi chính sách từ hành quyếtsang sử dụng họ. Himmler giải thích sự thay đổi nàytrong bài phát biểu với binh sĩ S.S. tại Posen năm 1943:

"Vào lúc ấy [1941], ta đãkhông đánh giá cao khối lượng nhân lực như hiện nay,ví dụ như nguyên liệu hay nguồn lao động. Không phảita tiếc vì mất đi nhiều thế hệ, mà vì bị mất nguồnlao động trong khi hàng chục và hàng trăm nghìn tù nhânchết vì kiệt sức và đói."

Vàothời điểm đó, các tù nhân chiến tranh đã bắt đầuđược cho ăn uống đầy đủ để có sức làm việc.Tính đến tháng 12 năm 1944, có khoảng 750.000 người, kểcả nhiều sĩ quan, phải làm lụng ở nhà máy vũ khí, hầmmỏ (sử dụng 200.000 người) và trên nông trường. Họbị đối xử một cách thô bạo, nhưng ít nhất họ cònđược sống. Ngay cả việc đóng dấu tù binh chiến tranhNga mà Tướng Keitel đề xuất cũng được bãi bỏ.

Cách đối xửtù binh chiến tranh phương Tây, đặc biệt là người Anhvà Mỹ, là tương đối nhẹ tay so với tù binh chiếntranh Nga. Có một số trường hợp bị sát hại, nhưngthường là do tính chất bạo lực và tàn nhẫn của cánhân chỉ huy. Một trường hợp như thế là việc hạ sát71 tù binh chiến tranh Mỹ gần Malmédy nước Bỉ ngày 17tháng 12 năm 1944.

Còn nhữngtrường hợp khác là do chính Hitler ra lệnh hành quyết tùbinh chiến tranh phương Tây, như trường hợp 50 phi côngAnh bị bắt vào mùa xuân 1944, sau khi trốn thoát khỏitrại Sagan. Trước Toà án Nuremberg, Goering nói ông "xemđó là sự cố nghiêm trọng nhất trong cả cuộc chiến"và Tướng Jodl gọi việc này "đúng là sát nhân".

Có lẽ đó làmột phần chính sách của Đức, được ban hành sau khinhững cuộc ném bom của Anh-Mỹ trở nên khốc liệt hơnkể từ 1943, nhằm khuyến khích hành quyết phi công Đồngminh sau khi họ nhảy dù xuống đất Đức. Dân thườngđược khuyến khích hạ sát phi công ngay sau khi họ chạmđất và một số người Đức đã bị xét xử sau chiếntranh vì tội này. Năm 1944, khi những cuộc ném bom củaAnh-Mỹ lên đến đỉnh điểm, Ribbentrop thúc giục hànhquyết tại chỗ các phi công nhưng Hitler lại có ý nươngtay hơn. Ngày 21 tháng 5 năm 1944, ông chỉ ra lệnh bắn vàodân thường hoặc những phi công được trang bị súngtrên xe lửa chở hành khách hay những máy bay Đức đã hạcánh khẩn cấp.

Đôi lúc cácphi công bị bắt sẽ được chuyển cho binh sĩ S.D. để"đối xử đặc biệt". Vì thế, khoảng 47 sĩ quan phicông Mỹ, Anh và Ha Lan đã bị hành quyết một cách tànnhẫn tại trại tập trung Mauthausen vào tháng 9 năm 1944.Một nhân chứng người Pháp tên Maurice Lampe đã bị giamgiữ trong trại, ông mô tả sự việc trước Toà ánNuremberg:

"47 sĩ quan đi chân đấtbị dẫn đến mỏ đá... Ở bậc thang dưới cùng, línhgác chất đá lên lưng họ và họ phải mang lên phíatrên. Trong chuyến đầu họ mang đá nặng khoảng 30 kg vàbị đánh đập... Trong chuyến thứ hai, đá nặng hơn vàngười nào gục xuống dưới sức nặng đều bị línhcanh đánh đập bằng dùi cui... đến tối 21 tử thi nằmla liệt dọc con đường. 26 người khác chết vào sánghôm sau."

Đólà cách thức "hành quyết" thông thường tạiMauthausen và được áp dụng cho nhiều tù binh Nga cũng nhưmột số đối tượng khác.

Từ năm 1942 –khi Đức bắt đầu thất thế – Hitler đã ra lệnh xửtử biệt kích Đồng minh (Dân quân kháng chiến Liên Xôđương nhiên là bị xử tử tại chỗ.). "Lệnh về Biệtkích" tối mật của Hitler ghi ngày 18 tháng 10 năm 1942nằm trong số tài liệu tịch thu được.

"Từ lúc này trở đi, phảigiết cho đến người cuối cùng tất cả những kẻ thùvới tên gọi là sứ mệnh biệt kích ở châu Âu hoặcchâu Phi khi bọn chúng chạm trán với binh sĩ Đức, khôngcần biết chúng có mặc quân phục hay được vũ trang,đang giao chiến hay đang tẩu thoát."

Trongmột chỉ thị bổ sung được ban hành cùng ngày, Hitlergiải thích đó là do sự thành công của biệt kích ĐồngMinh.

"Tôi bắt buộc phải ramột mệnh lệnh nghiêm ngặt là phải tiêu diệt binh sĩcủa địch và tuyên bố sẽ phạt nặng những ai khôngtuân thủ lệnh này... Phải tỏ rõ cho địch biết rằngtất cả binh sĩ phá hoại sẽ bị tiêu diệt, không cóngoại lệ, cho đến người cuối cùng.

Điều này có nghĩa là họkhông có cơ may nào trốn thoát... Không có trường hợpnào được đối xử theo quy định của Công ước Geneva...Nếu cần thiết phải hỏi cung mà chừa lại 1 hoặc 2người, thì phải bắn họ ngay sau khi hỏi cung."

Tộiác đặc biệt này dược giữ bí mật hoàn toàn. TướngJodl phụ trách hướng dẫn, gạch dưới để khẳng định:Lệnh này chỉ dành cho cấp chỉ huy và trong bất cứtrường hợp nào cũng không được để rơi vào tay địch.Họ được chỉ thị tiêu huỷ tất cả các bản sau khiđã ghi chú.

Lệnh này hẳnlà phải được in sâu vào tâm trí của cấp chỉ huy Đức,vì họ đã mang nó ra thi hành khá nhiều trong thực tế.Ta có thể kể ra vài trường hợp.

Vào đêm 22tháng 3 năm 1944, 2 sĩ quan và 13 binh sĩ thuộc Tiểu đoànThám báo 267 của quân Mỹ từ một tàu hải quân đổ bộlên phía sau phòng tuyến Đức ở Ý để phá một đườnghầm xe lửa giữa La Spezia và Genoa. Họ đều mặc quânphục và không mang theo quần áo dân sự. 2 ngày sau khi bịbắt, họ bị xử bắn vào ngày 26 tháng 3 mà không qua xétxử, theo lệnh của Tướng Anton Dostler, Tư lệnh Quân đoànLXXV của Đức. Sau chiến tranh, Dostler bị đưa ra toà ánquân Sự. Ông biện minh cho hành động của mình là chỉtuân hành Lệnh về Biệt kích của Hitler, cho rằng chínhông ta sẽ bị đưa ra toà án quân sự nếu không tuânlệnh. Nhưng Dostler vẫn bị án tử hình.

Một trườnghợp khác nữa là khi khoảng 15 người của nhóm đặcmệnh quân sự Anh-Mỹ – kể cả một phóng viên chiếntranh của hãng thông tấn Associated Press – tất cả đềumặc quân phục, nhảy dù xuống Slovakia vào tháng 1 năm1945. Họ đã bị hành quyết ở trại tập trung Mauthausentheo lệnh của Tiến sĩ Ernst Kaltenbrunner, người kế nhiệmHeydrich đứng đầu lực lượng S.D. và bị toà án quânsự của Mỹ xử tử hình. Nếu không nhờ lời khai củamột phụ tá chỉ huy chứng kiến vụ hành quyết, thì vụviệc đã không được đưa ra ánh sáng, bởi vì phần lớnhồ sơ về những cuộc xử tử hàng loạt ở trại nàybị tiêu huỷ.

CHẾĐỘ KHỦNG BỐ CỦA QUỐCXÃ TRÊN VÙNG CHIẾM ĐÓNG


Ngày22 tháng 10 năm 1941, một tờ báo của Pháp mang tên LePhare [Đèn hải đăng] đăng bản bố cáo:

"Các can phạm hèn nhátnhận tiền của Anh và Moscow đã hạ sát chỉ huy trưởngNantes buổi sáng ngày 20 tháng 10. Cho đến giờ vẫn chưabắt được những kẻ sát nhân.

Để chuộc lại tội ácnày, tôi ra lệnh bắn 50 con tin, bắt đầu sẽ là... Vàsẽ bắn thêm 50 con tin nữa, nếu từ bây giờ cho đếnnửa đêm 23 tháng 10 không bắt được thủ phạm."

Đâylà loại bố cáo quen thuộc trên những trang báo hoặcpanô đỏ viền đen xuất hiện ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, NaUy, Ba Lan và Liên Xô. Người Đức công khai tuyên bố tỷlệ không thay đổi là 100 trên 1 – tức là cứ 1 ngườiĐức bị giết thì họ sẽ hành quyết 100 con tin.

Việc bắt giữcon tin là thói quen từ lâu đời, ví dụ như trong Đếchế La Mã, nhưng ít được áp dụng trong lịch sử cậnđại, ngoại trừ bởi người Đức trong Thế chiến I,người Anh ở Ấn Độ và Nam Phi trong cuộc chiến1899-1902. Tuy nhiên, dưới chế độ Hitler, Quân đội Đứcđã bắt giữ con tin trên diện rộng suốt Thế chiến II.Tướng Keitel và các cấp chỉ huy thấp hơn đã ký hàngchục chỉ thị mật – được trình ra trước Toà ánNuremberg – ra lệnh bắt giữ và bắn con tin. Ngày 1 tháng10 năm 1941, Keitel chỉ thị: "Quan trọng là phải bắtgiữ những nhân vật hàng đầu có tiếng tăm hoặc thânnhân của họ." 1 năm sau, Tướng von Stuelpnagel, chỉ huyban quân quản ở Pháp, nêu rõ rằng "bắn người càngcó tiếng tăm thì càng dễ răn đe kẻ chống đối".

Đức đã hànhquyết tổng cộng 29.660 người Pháp trong cuộc chiến,chưa kể 40.000 người đã "qua đời" trong các nhàgiam. Số người bị hành quyết ở Ba Lan là 8.000, ở HàLan là khoảng 2.000. Tại Đan Mạch, Đức có chế độ"xoá sổ kẻ giết người" thay cho việc bắn con tinđược loan báo công khai. Theo lệnh cụ thể của Hitler,việc hành quyết người Đan Mạch để trả thù cho việcsát hại người Đức phải được thực hiện một cáchbí mật "theo tỷ lệ 5 trên 1".

Trong số nhữngtội ác chiến tranh mà trước Toà án Nuremberg TướngKeitel khai ra là đã thi hành theo lệnh của Hitler, "tệhại nhất trong tất cả" là Nacht und Nebel Erlass,có nghĩa là Lệnh Đêm đen và Sương mù. Himmler ban hànhlệnh kinh tởm này vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 để nhắmvào những dân thường không may trên những vùng đất bịchiếm đóng ở phía Tây. Giống như cái tên kỳ dị củanó, mục đích của lệnh này là bắt giữ "người nguyhại đối với an ninh của Đức" nhưng không hành quyếtngay, mà khiến cho họ mất tung tích trong đêm đen vàsương mù ở một vùng hẻo lánh nào đấy trên đất Đức.Gia đình nạn nhân sẽ không hề nhận được tin tức gìvề số phận của họ, ngay cả nơi chôn xác.

Ngày 12 tháng 12năm 1941, Keitel ra một chỉ thị làm rõ lệnh của Lãnhtụ: "Trên nguyên tắc, hình phạt cho những tội trạngchống nhà nước Đức là tử hình." Tuy nhiên,

"nếu tuyên án tù, ngay cảtù khổ sai hoặc chung thân, cho những tội trạng này thìsẽ bị xem như là dấu hiệu của sự yếu đuối. Chỉcó thể răn đe được hiệu quả qua án tử hình hoặcqua những biện pháp mà theo đấy, thân nhân của can phạmvà dân chúng không biết tới số phận của anh ta."

Tháng2 năm 1942, Keitel mở rộng Lệnh Đêm đen và Sương mù.Trong trường hợp không tuyên án tử hình trong vòng 8 ngàysau khi bắt giữ thì

"phải bí mật chuyển tùnhân đến Đức... những biện pháp này sẽ có hiệu lựcrăn đe bởi vì:


tù nhân sẽ biến mất mà không để lại dấu tích gì,

không đưa tin tức về nơi chôn hoặc số phận của họ."

Lựclượng S.D. được giao thi hành nhiệm vụ khủng khiếpnày và hồ sơ tịch thu được của họ chứa đầy nhữnglệnh có chữ "NN" (theo tiếng Đức, Nacht und Nebel –Đêm đen và Sương mù), đặc biệt phải giữ tuyệt đốibí mật nơi chôn xác nạn nhân. Toà án Nuremberg không thểlàm rõ bao nhiêu người đã mất tích trong "Đêm đen vàSương mù", nhưng xem dường rất ít người thoát chếtkhi bị ghép vào trường hợp này.

Tuy nhiên, hồsơ của S.D. cũng đưa ra vài con số khác liên quan đếnnạn nhân của tấn trò khủng bố ở Liên Xô, phụ tráchbởi các Đội Đặc nhiệm mà theo cách họ làm phải gọilà "Đội Thủ tiêu" thì đúng hơn. Con số đầu tiênđược tiết lộ một cách tình cờ tại Toà án Nuremberg.

Trước khi phiêntoà nhóm họp, Thiếu tá Whitney R. Harris của phía công tốMỹ thẩm vấn Otto Ohlendorf về những hành động trongchiến tranh của ông này. Ohlendorf đã đứng đầu Amt III(Tình báo nội bộ) của cơ quan RSHA, nhưng trong những nămcuối cùng của cuộc chiến, ông lại làm chuyên gia ngoạithương tại Bộ Kinh tế. Ông ta khai rằng chỉ ngoại trừ1 năm, thời gian còn lại ông ta làm việc ở Berlin. Khiđược hỏi đã làm gì trong 1 năm này, Otto Ohlendorf đáp"Tôi cầm đầu Đội Đặc nhiệm D."

Là một luậtsư và làm tình báo về những sự vụ Đức, lúc nàyHarris đã biết được ít nhiều về các Đội Đặcnhiệm. Thế nên, ông hỏi ngay:

"Trong năm cầm đầu ĐộiĐặc nhiệm D, đội của ông đã giết bao nhiêu đàn ông,phụ nữ và trẻ em?"

Harriskể lại, Ohlendorf đã nhún vai và trả lời không hề chầnchừ:

"90.000!"

Banđầu, Himmler và Heydrich tổ chức các Đội Đặc nhiệmđể đi theo Quân đội Đức tiến vào Ba Lan năm 1939 và ởđây, họ sẽ bắt giữ người Do Thái và đưa vào nhữngkhu biệt lập. Đến chiến dịch đánh Liên Xô, theo sựthoả thuận với Quân đội Đức, các Đội Đặc nhiệmđi theo để thực hiện bước đầu của "giải phápcuối cùng". 4 Đội Đặc nhiệm được thành lập chomục đích này: A, B, C và D. Ohlendorf chỉ huy Đội D từtháng 6 năm 1941 đến tháng 6 năm 1942, được giao phụtrách vùng cực Nam của Ukraine và biệt phái đến ĐạiQuân đoàn Thứ Mười Một.

Trước Toà ánNuremberg, khi được hỏi đã nhận lệnh gì, Ohlendorf trảlời:

"Lệnh là phải loại trừngười Do Thái và chính uỷ của Liên Xô."

"Và khi anh nói 'loạitrừ', có phải anh muốn nói 'giết'?"

"Vâng,tôi muốn nói là giết." Và Ohlendorf giải thích đó làgồm cả phụ nữ và trẻ em.

CHÁNHÁN: Lý do nào mà cả trẻ em cũng bị tàn sát?

OHLENDORF:Lệnh ban ra là phải tiêu diệt hoàn toàn dân Do Thái.

CHÁNHÁN: Ngay cả trẻ em?

OHLENDORF:Vâng.

CHÁNHÁN: Có phải tất cả trẻ em đều bị giết?

OHLENDORF:Vâng.

Khitrả lời thêm câu hỏi và viết bản cung khai, Ohlendorf môtả:

"Đội Đặc nhiệm đi vàomột làng hoặc thị trấn, ra lệnh cho công dân Do Thái cóđịa vị tập hợp tất cả người Do Thái cho mục đích'tái định cư'. Họ được yêu cầu giao lại mọi mónđồ có giá trị và trước khi hành quyết, họ đượclệnh giao ra quần áo mặc ngoài. Họ được chở bằng xetải đến nơi hành quyết, thường là trong những rãnhđào chống thiết giáp – lúc nào cũng phải đủ sốngười để hành quyết một lúc. Cách này là nhằm duytrì thời gian ngắn nhất từ lúc nạn nhân biết chuyệngì sẽ xảy ra với họ đến lúc thực hiện cuộc hànhquyết.

Rồi đội hành quyết bắnhọ, trong tư thế quỳ hoặc đứng, rồi ném xác họxuống rãnh đào. Tôi không bao giờ cho phép từng cá nhânbắn, mà ra lệnh vài người bắn cùng lúc để tránhtrách nhiệm cá nhân trực tiếp. Chỉ huy của các độikhác đòi nạn nhân nằm sấp xuống để bị bắn sau gáy.Tôi không chấp nhận phương pháp này."

"Tại sao?"

"Bởi vì, xét theo tâm lýhọc, đó là gánh nặng mà cả nạn nhân và người thựchiện hành quyết không thể chịu đựng được."

Vàomùa xuân 1942, Ohlendorf kể lại, lệnh của Himmler đưa đếnđể thay đổi phương pháp hành quyết phụ nữ và trẻem vì một số lý do sẽ được đề cập ở phần sau. Từlúc này, phải đưa phụ nữ và trẻ em lên "xe tải khí"được 2 công ty chế tạo đặc biệt.

"Bên ngoài không thể thấyđược mục đích thật sự của loại xe tải này. Nógiống như xe tải đóng kín, được chế tạo sao cho khinổ máy, khói xả được dẫn vào bên trong thùng xe khiếnngười bên trong chết ngạt trong vòng 10 đến 15 phút."

"Làm thế nào dẫn dụ nạnnhân bước lên xe?"

"Họ chỉ biết là mìnhđang được chuyển đến một địa điểm khác."

Ohlendorfthan phiền rằng việc chôn xác những nạn nhân trong xetải khí là gánh nặng cho Đội Đặc nhiệm. Một Tiếnsĩ Becker nào đấy, mà Ohlendorf cho là người chế tạo xetải khí, đã xác nhận than phiền của Ohlendorf. Tiến sĩBecker cũng chỉ ra cho cấp chỉ huy của mình rằng

"việc nạp khí không đượcthực hiện đúng cách. Để đạt kết quả nhanh, tài xếphải đạp ga đến mức tối đa. Người bị hành quyếtsẽ chết vì bị ngạt thở chứ không phải chìm vào giấcngủ."

Tiếnsĩ Becker là con người nhân đạo – tự ông cho là thế– nên hướng dẫn cách thay đổi:

"những chỉ dẫn của tôisẽ mang đến vài sự thay đổi... cái chết đến nhanhhơn và tù nhân sẽ ngủ một cách yên bình. Chẳng cònthấy những nét mặt nhăn nhúm và sự bài tiết như lúctrước."

Nhưng,theo lời khai của Ohlendorf, xe tải khí chỉ có thể hànhquyết mỗi lần từ 15 đến 25 người, hoàn toàn kém hiệuquả đối với việc tàn sát theo mức độ mà Hitler vàHimmler đã ra lệnh. Ví dụ, theo một báo cáo chính thứccủa Đội Đặc nhiệm, ở Kiev trong 2 ngày 29 và 30 tháng9 năm 1941, cần phải hành quyết 33.771 người, đa số làngười Do Thái.

Ohlendorf cùng 23bị cáo khác bị xét xử trước Toà án Quân sựNuremberg. 14 người bị án tử hình. Chỉ có Ohlendorf cùng3 người khác bị xử tử tại nhà tù Landsberg vào ngày 8tháng 1 năm 1951 – khoảng 3 năm rưỡi sau khi tuyên án.Những tử tội khác đều được giảm án.

Báo cáo củamột nhân chứng người Đức về một vụ hành quyếttương đối nhỏ đã được đọc lên trước Toà án Quânsự Nuremberg và khiến cho cử toạ nín lặng trong kinhhoàng. Đó là bản khai dưới lời tuyên thệ của HermannGraebe, quản trị viên và kỷ sư của một văn phòng chinhánh tại Ukraine của một công ty xây dựng Đức. Ngày 5tháng 10 năm 1942, ông này chứng kiến Đội Đặc nhiệm,được dân quân Ukraine tiếp tay, thực hiện việc hànhquyết tại Dubno nhằm thủ tiêu 5.000 người Do Thái ởthị trấn này.

"... Người đốc công vàtôi đi đến các hố. Tôi nghe từng loạt đạn súngtrường bắn nhanh phía sau một trong những mô đất...Những người bước xuống từ các xe tải – đàn ông,phụ nữ và trẻ em mọi lứa tuổi – phải cởi bỏ quầnáo theo lệnh của một binh sĩ S.S. đang cầm một cây roi.Họ đặt quần áo xuống nơi chỉ định, phân ra theogiày, trang phục ngoài và trang phục lót. Tôi thấy mộtđống giày khoảng 800 đến 1.000 đôi, những đống lớntrang phục lót và trang phục ngoài.

Không la thét hoặc khóc lóc,họ cởi bỏ quần áo, đứng xúm xít nhau theo từng giađình, hôn nhau, nói lời vĩnh biệt và chờ dấu hiệu củamột binh sĩ S.S. khác, đứng gần hố, cũng cầm một câyroi. Trong 15 phút đứng gần hố, tôi không nghe thấy mộtlời than vãn hoặc cầu xin nào...

Một phụ nữ già với máitóc bạc trắng đang bế đứa trẻ 1 tuổi, hát cho nónghe và cù lét nó. Đứa bé thầm thì một cách vui thú.Bố mẹ nó nhìn nó qua đôi mắt đẫm lệ. Người chađang nắm tay một cậu bé khoảng 10 tuổi và nhỏ nhẹnói chuyện với nó, cậu bé cố ghìm nước mắt. Ngườicha chỉ tay lên trời, xoa đầu đứa trẻ và có lẽ giảithích với nó điều gì đấy.

Vào lúc ấy, một binh sĩS.S. đứng gần hố thét lên câu gì đó cho đồng đội.Hắn ta đếm khoảng 20 người và ra lệnh cho họ đi đếnphía sau đống đất... Tôi còn nhớ rõ một cô gái, ngườithanh mảnh với mái tóc đen, khi đi qua gần tôi, chỉ vàomình và nói: '23 tuổi.'

Tôi đi vòng qua đống đấtvà thấy một nấm mộ khổng lồ. Những con người bịlèn chặt lên nhau nên chỉ thấy được đầu. Hầu nhưtất cả đều có máu chảy từ đầu xuống vai. Vài ngườivẫn còn cử động. Vài người nhấc tay lên và quay đầuđể cho thấy mình vẫn còn sống. Cái hố đã đầy đượckhoảng ⅔. Tôi ước tính có khoảng 1.000 người. Tôinhìn qua người có nhiệm vụ bắn hành quyết. Hắn ta làmột binh sĩ S.S., ngồi ở rìa đầu hẹp của cái hố,hai chân thòng xuống hố. Trên tay cầm một khẩu súngtrường và hắn đang hút điếu thuốc.

Nhóm người, hoàn toàn khoảthân, đi xuống vài bước và trèo qua đầu những ngườiđang nằm để đến chỗ binh sĩ S.S. chỉ định. Họ nằmxuống, trước những người chết hoặc bị thương, vàingười vuốt ve những người còn sống và thầm thì vớihọ. Rồi tôi nghe một loạt đạn. Tôi nhìn xuống hố vàthấy những thân người đang giãy giụa hoặc những cáiđầu bất động nằm phía trên những xác chết. Máu đangchảy từ cổ của họ.

Nhóm người kế tiếp điđến. Họ đi xuống hố đứng kề bên những nạn nhântrước rồi bị bắn."

Thếlà, hết nhóm này đến nhóm khác bị hành quyết. Sánghôm sau, người kỹ sư Đức trở lại hiện trường.

"Tôi thấy có khoảng 30người khoả thân nằm kề miệng hố. Vài người vẫncòn sống... Sau đó, những người Do Thái còn sống nhậnlệnh ném các tử thi xuống cái hố. Rồi chính họ phảinằm xuống để bị bắn sau gáy. Tôi thề trước ThượngĐế rằng đây hoàn toàn là sự thật."

Toàán Nuremberg không tính ra được đã có bao nhiêu ngườiDo Thái và chính uỷ Cộng sản bị các Đội Đặc nhiệmhành quyết, nhưng hồ sơ của Himmler, tuy lộn xộn, vẫncho thấy một vài số liệu.

Đội Đặcnhiệm D, với 90.000 nạn nhân, thi hành nhiệm vụ còn kémcác đội khác. Ví dụ ngày 31 tháng 1 năm 1942, Đội A ởphía Bắc báo cáo đã "hành quyết" 229.052 người DoThái ở vùng Baltic và Bạch Nga. Chỉ huy Đội A, FranzStahlecker, kèm theo một tấm bản đồ vào báo cáo chỉ sốngười bị xử tử – qua biểu tượng là quan tài – ởmỗi vùng. Chỉ riêng Lithuania đã có 136.421 người Do Tháibị sát hại, khoảng 34.000 người khác được tạm thờitha chết "vì họ cần cho lao động". Báo cáo cho biếtEstonia, một khu vực vốn đã có tương đối ít ngườiDo Thái, thì nay đã hoàn toàn "vắng bóng Do Thái".

Sau mùa Đôngkhắc nghiệt khiến nhiệm vụ chậm lại, đến mùa xuân1942, các Đội Đặc nhiệm tăng tốc trong công việc. Tínhđến ngày 1 tháng 7, có thêm khoảng 55.000 người Do Tháibị hành quyết ở Bạch Nga và trong tháng Mười, đã có16.200 cư dân Do Thái còn lại của khu biệt lập ở Minskbị hạ sát trong vòng 1 ngày. Vào tháng 11 năm 1942, Himmlerbáo cáo với Hitler rằng 363.211 người Do Thái đã bịgiết ở Liên Xô trong thời gian từ tháng Tám đến thángMười, nhưng có lẽ con số này là phóng đại để làmvui lòng nhà Lãnh tụ khát máu.

Ngày 31 tháng 8,Himmler ra lệnh Đội Đặc nhiệm hành quyết 100 ngườitrong nhà tù Minsk để ông ta xem cách thức như thế nào.Theo Bach-Zalewski, sĩ quan S.S. cấp cao có mặt lúc đó,Himmler đã gần ngất đi sau khi trông thấy hậu quả củaloạt đạn đầu tiên. Vài phút sau, khi loạt đạn kếtiếp không thể giết ngay 2 phụ nữ Do Thái, Himmler trởnên điên dại. Vì việc này, Himmler đã ra lệnh từ naytrở đi không được bắn phụ nữ và trẻ em, mà hànhquyết họ trong xe tải khí.

Theo KarlEichmann, Trưởng ban Người Do Thái của cơ quan RSHA, cácĐội Đặc nhiệm đã hành quyết 2 triệu người, đạiđa số là người Do Thái ở phía Đông. Nhưng gần nhưchắc chắn đây là con số phóng đại, vì có một điềulạ lùng nhưng có thật là các chỉ huy S.S. thường thổiphồng những con số để làm vui lòng Himmler và Hitler.Ngày 23 tháng 3 năm 1943, Chuyên viên Thống kê của Himmler,Tiến sĩ Richard Korherr, báo cáo rằng tổng cộng có633.300 người Do Thái ở Liên Xô đã "được tái địnhcư" – từ ngữ hoa mỹ chỉ việc hành quyết của ĐộiĐặc nhiệm. Điều đáng ngạc nhiên là con số này khátrùng hợp với những nghiên cứu sâu rộng của một sốchuyên gia. Cộng thêm 100.000 người bị sát hại trong 2năm cuối của cuộc chiến, có lẽ đây là con số kháchính xác.

Theo như tác giảđược biết, số lượng chính uỷ của Liên Xô bị cácĐội Đặc nhiệm hành quyết là không thể ước tính. Vìphần lớn những báo cáo của lực lượng S.D. đều gộpchung họ với người Do Thái. Trong báo cáo của Đội A đềngày 15 tháng 10 năm 1941, có 3.387 "Cộng sản" trong tổngsố 121.817 bị hành quyết, còn lại là người Do Thái.

"GIẢIPHÁP CUỐI CÙNG"


Mộtngày tháng 6 năm 1946 tại Toà án Nuremberg, 3 thành viêntrong nhóm công tố đã thẩm vấn Đại tướng S.S. OswaldPohl, người mà trong chiến tranh đã được giao thực hiệncác dự án xây dựng trại tập trung của Quốc xã. Pohllà sĩ quan hải quân trước khi gia nhập lực lượng S.S.,sau khi Đức đầu hàng thì ông đã cố lẩn trốn, đếntháng 5 năm 1946 mới bị bắt khi đang giả làm người làmthuê cho một nông trại.

Khi trả lờimột câu hỏi, Pohl dùng một cụm từ mà các công tốNuremberg, sau nhiều tháng đọc qua hàng triệu chữ củanhững tài liệu tịch thu được, đã bắt đầu thấyquen thuộc. Pohl khai rằng một đồng nghiệp nào đấy củaông có tên là Hoess, được Himmler sử dụng "trong giảipháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái".

Pohl được hỏi:"Đó là việc gì?"

Ông trả lời:"Việc thủ tiêu người Do Thái."

Khi cuộc chiếntiếp diễn, cụm từ "giải pháp cuối cùng" càng đượcsử dụng thường xuyên hơn trong từ vựng và hồ sơ củagiới chỉ huy Quốc xã. Có lẽ vẻ vô tội bề ngoàitránh cho họ nỗi băn khoăn nhắc nhở nhau ý nghĩa củanó là gì và cũng có lẽ họ nghĩ rằng nó sẽ che đậyđược tội lỗi của mình nếu các tài liệu này đượcđưa ra ánh sáng. Tại Toà án Nuremberg, phần lớn các chỉhuy của Quốc xã chối là họ không biết ý nghĩa cụm từnày, thậm chí Goering còn khai rằng mình chưa bao giờ sửdụng nó. Việc dịch sai khiến cho cụm từ thành "giảipháp mong muốn" được nêu ra tại phiên xử Goering, tạocơ hội cho Goering phủ nhận. Nhưng chẳng bao lâu sau, vụviệc đã bùng nổ.

Ngày 31 tháng 7năm 1941, Heydrich, Chỉ huy trưởng lực lượng S.D., nhậnchỉ thị của Goering trong khi các Đội Đặc nhiệm đangtất bật làm việc ở Liên Xô:

"Tôi giao cho anh nhiệm vụthực hiện mọi bước chuẩn bị liên quan đến... giảipháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái trên nhữnglãnh thổ ở châu Âu dưới ảnh hưởng của Đức...

Thêm nữa, tôi lệnh cho anhnộp cho tôi càng sớm càng tốt một bản dự thảo chỉra... những biện pháp đã được thực hiện nhằm hoàntất giải pháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái."

Heydrichbiết rõ Goering có ý gì trong từ ngữ ấy vì chính ôngđã sử dụng nó gần 1 năm trước, trong một buổi họpmật sau khi Ba Lan sụp đổ, trong đó ông đã phác thảonhững "bước đầu cho giải pháp cuối cùng", bao gồmviệc tập trung tất cả người Do Thái trong các khu biệtlập ở những thành phố lớn, nơi có thể đưa họ đếnsố phận cuối cùng một cách dễ dàng.

Trong một thờigian dài, chính Hitler đã nghĩ đến "giải pháp cuốicùng" và phát biểu công khai về việc này ngay cả khichiến tranh chưa khởi phát. Trong bài diễn văn đọc trướcNghị viện ngày 30 tháng 1 năm 1939, ông ta nói:

"Nếu những nhà tài chínhquốc tế người Do Thái... một lần nữa nhấn chìm cácquốc gia vào một cuộc chiến tranh thế giới, thì kếtquả sẽ là... sự tiêu diệt chủng người Do Thái ởkhắp châu Âu."

VớiHitler, đó là lời tiên tri và ông ta lặp đi lặp lại 5lần, ứng khẩu, trong những phát biểu công khai sau này.Chẳng có gì khác biệt khi không phải "những nhà tàichính quốc tế người Do Thái", mà chính ông ta sẽ làngười nhấn chìm các quốc gia vào một cuộc chiến tranhthế giới. Điều quan trọng đối với Hitler là bất cứkhi nào có chiến tranh thế giới, ông ta sẽ có cơ hộithi hành "sự thủ tiêu". Vào lúc cuộc tiến công LiênXô bắt đầu, Hitler đã đưa ra những chỉ thị cầnthiết.

"Lệnh Lãnh tụ về Giảipháp cuối cùng" được giới lãnh đạo Quốc xã biếtđến nhưng chưa hề được thể hiện trên giấy tờ –ít nhất là không thể tìm ra văn bản nào trong số tàiliệu tịch thu được của Quốc xã.Mọi chứng cứ cho thấy rằng cụm từ này đã đượctruyền đạt bằng miệng cho Goering, Himmler và Heydrich, rồinhững người này truyền xuống cấp dưới trong mùa hèvà mùa thu năm 1941. Một số nhân chứng tại Toà ánNuremberg khai rằng họ đã "nghe" nói đến nhưng chưatừng thấy văn bản. Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướngHans Lammers khai:

"Tôi biết lệnh của Lãnhtụ được Goering truyền tải đến Heydrich... Lệnh nàyđược gọi là 'Giải pháp Cuối cùng cho Vấn đề NgườiDo Thái'."

Nhưngcũng như nhiều người khác trước vành móng ngựa,Lammers khai rằng mình thật sự không biết gì về lệnhnày cho đến khi ý nghĩa của nó xuất hiện tại Toà ánNuremberg. Lammers nhận án tù 20 năm, nhưng tương tự nhưphần lớn Đảng viên Quốc xã khác, ông được giảm ánvà chỉ ngồi tù 6 năm. Cần ghi nhận ở đây là phầnlớn người Đức, ví dụ như tại Nghị viện Đức, đềukhông chấp nhận ngay cả những bản án nhẹ. Một sốnghi can mà Đồng minh giao cho Đức không bị truy tố –thậm chí là khi họ đã bị kết án giết người – cònmột số khác thì nhanh chóng tìm được việc làm trongChính phủ Cộng hoà Liên bang Đức.

Vào đầu năm1942, Heydrich nói đã đến lúc "giải quyết những vấnđề cơ bản" của "giải pháp cuối cùng". Để đạtmục đích này, ngày 20 tháng 1 năm 1942, Heydrich triệu tậpmột buổi họp gồm đại diện các bộ và ban ngành củalực lượng S.S.-S.D.. Biên bản buổi họp đóng vai tròquan trọng trong vài phiên xử của Toà án Nuremberg. DùQuân đội Đức bị thất thế ở Liên Xô, nhưng các cấplãnh đạo Quốc xã vẫn tin rằng Đức đã gần như thắngtrận và chẳng bao lâu sẽ thống trị cả châu Âu, kểcả Anh và Ireland. Vì thế, Heydrich nói với cử toạ gồmkhoảng 15 quan chức rằng "trong quá trình thực hiệnGiải pháp Cuối cùng cho vấn đề người Do Thái ở châuÂu, khoảng 11 triệu người Do Thái có liên quan". Rồiông ta kể ra con số ở mỗi quốc gia. Đế chế nguyênthuỷ còn 138.100 người Do Thái (trong tổng số 250.000người năm 1939), nhưng ở Liên Xô có đến 5 triệu,Ukraine có 3 triệu, Ba Lan 2 triệu rưỡi, Pháp 750.000 ngườivà Anh 330.000 người. Ông ta ngụ ý là cần tiêu diệt tấtcả là 11 triệu người.

Rồi ông ta giảithích rằng mình đã phải thực hiện công việc to tátnày như thế nào. Người Do Thái ở châu Âu trước hếtsẽ được chuyển đến phía Đông để lao động cho đếnchết và người có sức khoẻ cuối cùng sẽ bị hànhquyết. Còn hàng triệu người Do Thái đã sống ở phíaĐông thì sao? Tiến sĩ Josef Buhler, Phó Toàn quyền Ba Lan,cho biết hai triệu rưỡi người Do Thái ở Ba Lan sẽ "tạothành một hiểm hoạ lớn". Ông ta giải thích rằng họlà những "người mang mầm bệnh, những kẻ buôn bánchợ đen và hơn nữa không đủ khoẻ mạnh để lao động".Phương tiện vận chuyển 2 triệu rưỡi người này làchẳng thành vấn đề vì đã có sẵn. Tiến sĩ Buhler kếtluận:

"Tôi chỉ có một yêu cầulà phải giải quyết vấn đề người Do Thái trên lãnhthổ của tôi càng sớm càng tốt."

Sựnôn nóng này là điển hình trong giới lãnh đạo cao cấpcủa Quốc xã cho đến Hitler. Không ai trong bọn họ hiểuđược hàng triệu người Do Thái có giá trị như thếnào cho Đế chế nếu làm lao động nô lệ. Họ chỉ lolà bắt hàng triệu người Do Thái làm việc cho đến chếtthì sẽ mất thời gian. Vì thế, Hitler và Himmler quyếtđịnh dùng những biện pháp nhanh chóng hơn.

Chủ yếu có 2biện pháp chính. Thứ nhất là như ta đã biết: việc sáthại tập thể người Do Thái ở Liên Xô và Ba Lan do cácĐội Đặc nhiệm đảm trách, gây nên cái chết cho khoảng750.000 người.

Himmler nói vềbiện pháp này khi phát biểu với các tướng lĩnh S.S. tạiPosen ngày 4 tháng 10 năm 1943:

"... Phần lớn các anh đềubiết khi 100 xác chết nằm cạnh nhau, hoặc 500, hoặc1.000 thì là như thế nào. Thực hiện cùng một lúc –trừ những ngoại lệ do sự mềm yếu của con người...Đây là một trang sử vẻ vang của ta vốn chưa đượcviết và sẽ chẳng bao giờ được viết lại..."

Chắcchắn là Himmler, người gần như bất tỉnh khi chứng kiếnviệc hành quyết hàng trăm người Do Thái kể cả phụnữ, thấy phòng hơi ngạt có hiệu quả hơn và sẽ viếtnên trang sử vẻ vang cho Đức. Chính nhờ các trại tửthần này mà "giải pháp cuối cùng" đã đạt đến sựthành công một cách khủng khiếp.

TRẠITHỦ TIÊU


Tấtcả 30 trại tập trung chính của Quốc xã đều là nhữngtrại tử thần, nơi hàng triệu người bị tra tấn và bịbỏ mặc cho đói khát đến chết.Dù mỗi trại đều có hồ sơ ghi chép, nhưng phần lớnđều không đầy đủ và trong nhiều trường hợp, đềuđã bị thiêu huỷ khi quân Đồng minh tiến đến gần.Một phần hồ sơ còn sót của trại Mauthausen ghi 35.318người chết từ tháng 1 năm 1939 đến tháng 4 năm 1945.Chỉ huy trại này, Franz Ziereis, cho biết con số tổng cộnglà 65.000 người.

Vào cuối năm1942 khi Đức cần thêm lao động, Himmler ra lệnh giảmhành quyết ở các trại tập trung. Vì sự thiếu hụt laođộng, nên ông ta không vui khi nhận báo cáo là trong số136.700 người mà các trại tập trung nhận được trongthời gian tháng 6 năm 1942 đến tháng 11 năm 1942, có 70.610người chết, 9.267 người bị hành quyết và 27.846 "đượcchuyển đi". Tức là chuyển đến phòng hơi ngạt. Nhưthế thì chẳng còn lại bao nhiêu để lao động.

Nhưng chính cáctrại thủ tiêu đã làm nên những bước tiến cho "giảipháp cuối cùng". Trại lớn nhất và khét tiếng nhấtlà Auschwitz, gồm 4 phòng hơi ngạt khổng lồ và những lòthiêu người bên cạnh đã tạo nên công suất giết ngườivà chôn xác người vượt xa những trại khác –Treblinka, Belsec, Sibibor và Chelmno, tất cả đều nằm trênđất Ba Lan. Còn có những trại nhỏ khác gần Riga, Vilna,Minsk, Kaunas và Lwów, nhưng các trại này giết người bằngsúng thay vì bằng hơi ngạt.

Vào lúc caođiểm, gần giai đoạn cuối, trại Auschwitz lập kỷ lụcmới là mỗi ngày hành quyết được 6.000 người bằnghơi ngạt. Một trong những chỉ huy trưởng của trại nàylà Rudolf Hoess, lúc trước là can phạm giết người. Trongtờ cung khai cũng như lời khai ở vành móng ngựa, ông taluôn phóng đại về thành tích giết người của mình. BaLan tuyên án tử hình và tháng 3 năm 1947 treo cổ ông tatại Auschwitz, đúng ở nơi ông ta đã gây nên tội ácnặng nề nhất.

Theo lời Hoess:

"Giải pháp cuối cùng chovấn đề người Do Thái có nghĩa thủ tiêu mọi ngườiDo Thái tại châu Âu. Tháng 6 năm 1941, tôi nhận lệnhthiết lập cơ sở thủ tiêu tại Auschwitz...

Tôi đến trại Treblinka đểtìm hiểu xem họ thực hiện thủ tiêu như thế nào. Chỉhuy trưởng trại nói với tôi rằng ông đã loại trừ80.000 người trong vòng nửa năm. Ông quan tâm đến việcloại trừ cả người Do Thái trong khu biệt lập Warsaw.

Ông dùng loại khí carbonmonoxide và tôi nghĩ phương pháp này không hiệu quả lắm.Vì thế khi thiết lập cơ sở thủ tiêu tại Auschwitz, tôisử dụng loại khí Zyklon B, là acid prussic dạng tinh thểmà chúng tôi thả vào phòng hơi ngạt qua một cửa nhỏ.Mất từ 3 đến 15 phút để giết người trong phòng hơingạt, tuỳ điều kiện thời tiết.

Chúng tôi biết lúc nào họđã chết bởi vì đó cũng là lúc họ ngừng la thét.Chúng tôi thường chờ trong nửa tiếng đồng hồ rồi mởcác cửa và mang xác chết ra ngoài. Sau khi mang hết rangoài, nhóm đặc công của chúng tôi lấy đi nhẫn vàtháo vàng bịt răng của các xác chết.

Một cách cải thiện khácso với Treblinka là chúng tôi xây những phòng hơi ngạtchứa một lúc 2.000 người, trong khi ở Treblinka họ có 10phòng hơi ngạt, mỗi phòng chỉ chứa được 200 người."

RồiHoess giải thích việc "tuyển chọn" nạn nhân như thếnào, vì không phải tất cả tù nhân nhận vào đều bịhành quyết – ít nhất không phải cùng một lần, bởivì cần một số người làm việc cho các xưởng hoá chấtI. G. Farben và nhà máy của Krupp cho đến khi họ kiệt sứcvà sẵn sàng cho "giải pháp cuối cùng".

"Chúng tôi có 2 bác sĩS.S. tại Auschwitz để khám cho những tù nhân vừa đượcđưa đến. Một bác sĩ xem xét khi họ đi qua. Những ngườicòn đủ sức khoẻ sẽ được đưa vào trại. Nhữngngười khác thì đưa ngay vào nhà máy thủ tiêu. Trẻ emnhỏ tuổi thường bị thủ tiêu luôn vì chúng không thểlàm việc."

Hoessluôn thực hiện những chi tiết cải thiện trong kỹ thuậtgiết người hàng loạt.

"Một chi tiết khác chúngtôi thực hiện cải thiện hơn so với Treblinka là tạiTreblinka nạn nhân luôn biết họ sẽ bị giết, trong khitại Auschwitz chúng tôi đánh lừa nạn nhân để họ nghĩrằng họ sẽ qua quy trình trừ rận. Dĩ nhiên là họthường nhận ra ý định thật sự và thỉnh thoảng trongtrại cũng có sự nổi loạn và khó khăn. Thường thì phụnữ giấu con cái của họ dưới lớp áo nhưng dĩ nhiênkhi chúng tôi tìm ra, chúng tôi sẽ đưa trẻ em đi thủtiêu."

Chúngtôi được yêu cầu phải thực hiện việc thủ tiêutrong bí mật, nhưng dĩ nhiên mùi hôi thối buồn nôn từviệc thiêu đốt xác chết liên tục lan ra cả vùng vàmọi người sống xung quanh đều biết rằng việc thủtiêu đang xảy ra tại Auschwitz.

Hoess giải thíchrằng đôi lúc một số "tù nhân đặc biệt" – ámchỉ các tù binh chiến tranh Nga – sẽ bị giết bằngcách tiêm benzine. Ông ta còn nói thêm: "Bác sĩ của chúngtôi nhận lệnh viết giấy khai tử và có thể ghi bất kỳlý do nào cho cái chết."

Ta cần bổ sungở đây thêm lời khai làm chứng của các tù nhân sốngsót và các cai ngục. Việc "tuyển chọn" người DoThái nào lao động và người nào vào phòng hơi ngạt lậptức được thực hiện tại ngay nút giao đường sắt,ngay khi tù nhân bước xuống từ trên những toa tàu bịkhoá kín trong tình trạng cả tuần không có thức ăn vànước uống– vì nhiều người đến từ nơi xa như Pháp,Hà Lan và Hy Lạp. Dù có những cảnh đau lòng như táchrời vợ khỏi chồng hoặc con cái khỏi cha mẹ, nhưngkhông tù nhân nào biết số phận mình sẽ ra sao. Vàingười còn được phát những bưu thiếp đẹp đẽ đểhọ ký tên rồi gửi về cho thân nhân với dòng chữ insẵn:

"Chúng tôi rất khoẻ mạnhở đây. Chúng tôi có việc làm và được đối xử tửtế. Chúng tôi trông chờ mọi người đến đây."

Nhữngphòng hơi ngạt và những lò thiêu người bên cạnh, nhìngần trông không có vẻ gì là ghê gớm và người ta cũngchẳng thế nhận ra đó là cơ sở gì. Xung quanh là thảmcỏ viền bằng những luống hoa được chăm sóc cẩnthận, biển đề ở cửa ra vào chỉ ghi NHÀ TẮM. NgườiDo Thái không nghi ngờ gì cả, mà chỉ nghĩ họ đượcđưa vào nhà tắm để trừ rận vốn là vấn nạn thườngxuyên ở các trại. Và họ được đưa vào với cả âmnhạc làm nền!

Đúng thế:Trong trại, người ta chơi loại nhạc êm dịu. Như mộtngười còn sống sót kể lại, một dàn nhạc hoà tấugồm những "cô gái trẻ và xinh đẹp, tất cả đềumặc áo trắng và váy màu xanh nước biển", đượcthành lập trong số tù nhân. Trong khi những tù nhân khácđược chọn để đi vào phòng hơi ngạt, ban nhạc độcđáo này chơi những âm điệu tươi vui trong các vở nhạckịch The Merry WidowTales of Hoffmann.Không có gì trang nghiêm như nhạc của Beethoven. Nhạc nềncho chuyến đi vào cõi chết là những giai điệu nhẹnhàng và tươi tắn, rút ra từ những đoạn nhạc kịchdiễn ở Vienna và Paris.

Trong nền nhạcnhư thế gợi nhớ về những thời kỳ hạnh phúc và phùphiếm, đàn ông, phụ nữ và trẻ em được dẫn vàonhững "nhà tắm" rồi được lệnh trút bỏ quần áođể chuẩn bị "tắm vòi hoa sen". Đôi lúc họ cònnhận được khăn tắm. Một khi họ đã ở trong "nhàtắm", có lẽ là giây phút đầu tiên họ nhận ra cóchuyện gì đấy không ổn là khi có đến 2.000 con ngườibị nén chặt như cá mòi và như vậy thì khó mà tắmđược. Nhưng cánh cửa khổng lồ đã đóng sập, khoálại và bịt kín mọi kẽ hở. Phía trên, nơi thảm cỏvà luống hoa che giấu gần kín nắp ống thông khí loè ranhư cây nấm, công nhân đứng chờ sẵn để thả xuốngnhững tinh thể màu xanh nhạt của chất hydrogen cyanide,hoặc Zyklon B, mà thoạt đầu được sử dụng làm chấtkhử trùng.

Qua những ôkính dày, người phụ trách công tác hành quyết có thểnhìn thấy những gì xảy ra bên trong. Các tù nhân khoảthân nhìn lên những vòi bông sen không phun nước hoặcnhìn xuống và tự hỏi tại sao không có lỗ thoát nước.Chẳng bao lâu, họ nhận ra khí độc toả xuống từ nhữnglỗ dọc ống thông khí. Chính vào lúc ấy, họ thườngtrở nên hoảng loạn, tránh xa khỏi ống thông khí vàchen lấn nhau về hướng cánh cửa cái, xô đè lên nhau,cào cấu nhau.

20 hoặc 30 phútsau, khi cả đống thân những người khổng lồ ngừngđộng đậy, bơm gió hút khí độc ra ngoài, cánh cửađược mở rộng và công nhân tù tiến vào. Họ là nhữngtù nhân nam người Do Thái, được hứa tha chết và cho ănuống đầy đủ để thực hiện những công việc kinh tởmnhất. Nhưng cuối cùng họ đều bị đưa vào phòng hơingạt và nhóm người mới thay thế rồi cũng chịu chungsố phận. Binh sĩ S.S. không muốn có người sống sót đểlàm nhân chứng. Mang mặt nạ, giày cao su và cầm vòi phunnước, công nhân tù bắt đầu làm việc. Họ tìm kiếmvàng, cạy răng và cắt tóc của nạn nhân, rồi đưa xácchết đến lò thiêu và rải tro trên dòng sông Sola. Cómột nhân chứng khai trước Toà án Nuremberg rằng đôi lúctro còn được bán làm phân bón. Theo một tài liệu docông tố Liên Xô cung cấp, một công ty tại Danzig xây mộtlò điện để chế xà phòng từ mỡ người.

Sổ sách trìnhra trước Toà án Nuremberg cho thấy những doanh nhân Đứccạnh tranh với nhau một cách sôi động để nhận hợpđồng xây cơ sở và cung ứng hoá chất giết người hàngloạt. Họ còn nộp những đề xuất về giải pháp kỹthuật kèm bản vẽ, giống như cho công trình xây dựngthông thường. Ngày 12 tháng 2 năm 1943, công ty I. A. Topfand Sons of Erfurt gửi thư cho Trại Auschwitz:

"Chúng tôi đã nhận đượcthư đặt hàng của quý ông cho năm lò đốt bộ ba, kểcả hai thang máy điện dùng để nâng tử thi và mộtthang máy dùng trong trường hợp khẩn cấp. Một thiết bịnạp than và một thiết bị vận chuyển tro cũng đượcđặt hàng".

Thưcủa hai công ty khác được thuê tham dự vào thương vụđốt xác cũng được trình ra trước toà án Nuremberg.

"Để đưa xác người vàolò đốt, chúng tôi đề xuất đơn giản là một máy nângbằng kim khí di chuyển trên các xi lanh.

Mỗi bộ thiết bị sẽ cólò thiêu với kích thước chỉ bằng 24x18 inch, bởi vì sẽkhông dùng quan tài. Để di chuyển xác từ khu vực lưutrữ đến lò thiêu, chúng tôi đề xuất dùng xe đẩytrên bánh lăn và chúng tôi xin đính kèm bản vẽ của cácthiết bị theo tỷ lệ."

Mộtcông ty khác, C. H. Kori, muốn tìm công việc ở Belgrade,giới thiệu kinh nghiệm của họ qua việc đã xây bốn lòthiêu cho Dachau và năm lò thiêu cho Lublin.

"Tiếp theo sau cuộc thảoluận giữa chúng ta về việc chuyển giao thiết bị cócách lắp đặt đơn giản để đốt xác, chúng tôi xinnộp đề xuất về những lò đốt mà chúng tôi đã hoànthiện, chạy bằng than đá và cho đến nay luôn tạo ra sựhài lòng tuyệt đối.

Chúng tôi đề xuất hai lòthiêu cho toà nhà dự kiến, nhưng chúng tôi khuyến cáoquý vị nên tìm hiểu thêm nhằm đảm bảo hai lò thiêulà đủ cho nhu cầu.

Chúng tôi đảm bảo hiệuquả của các lò thiêu cũng như tính bền, sử dụng vậtliệu tốt nhất và tay nghề xuất sắc.

Heil Hitler! C.H. KORI, G.M.B.H."

Cuốicùng, ngay cả nỗ lực hăng hái của doanh nghiệp tư nhânĐức, sử dụng vật liệu tốt nhất và cung ứng tay nghềhoàn thiện nhất, cũng vẫn chưa đủ cho nhu cầu thiêuxác. Các lò thiêu không đủ công suất để đáp ứngtiến độ giết người. Ngay cả các phòng hơi ngạt cũngkhông đủ và phải áp dụng thêm biện pháp bắn hàngloạt theo cách thức của các Đội Đặc nhiệm. Xác ngườiđược ném xuống các hố rồi thiêu đốt, nhiều xáccháy không hết nhưng xe ủi vẫn lấp đất lên trên. Chỉhuy trưởng các trại than phiền rằng các lò thiêu khôngnhững thiếu công suất mà còn "không đạt hiệu quảkinh tế".

Tinh thểZyklon-B dùng để giết người được cung ứng bởi haicông ty Đức nhận bản quyền phát minh từ I. G. Farben.Những hoá đơn giao nhận hàng được trình ra trước Toàán Nuremberg.

Các giám đốccủa cả hai công ty đều khai rằng họ bán sản phẩm nàycho mục đích xông khói trừ mối mọt và không biết gìvề việc giết người, nhưng luận cứ này đã bị phảnbác. Thư từ được tìm thấy chỉ ra rằng họ cung ứngchẳng những hoá chất mà còn thiết bị thông khí vàsưởi cho phòng hơi ngạt. Hơn nữa, Hoess còn khai rằngcác công ty không thể không biết, bởi vì họ cung ứngsố lượng hoá chất đủ để giết cả triệu người.Kết cục, hai người nhận án tử hình và một ngườinăm năm tù.

Trước cácphiên toà, người ta thường tin rằng việc giết ngườihàng loạt là do một số ít cấp lãnh đạo Quốc xãcuồng tín thực hiện. Nhưng sổ sách trình trước toàcho thấy đích xác sự liên can của một số doanh nghiệpĐức, cả lớn lẫn nhỏ, những người có bề ngoài đứngđắn, là trụ cột cho cộng đồng của họ – giống nhưnhững doanh nhân gương mẫu ở bất kỳ nơi nào khác.

Người ta khôngbao giờ biết được chính xác có bao nhiêu người bịsát hại tại Auschwitz. Trong bản cung khai, Hoess ước lượng"ba triệu rưỡi nạn nhân bị thủ tiêu bằng khí độc,ít nhất thêm nửa triệu chết vì đói và bệnh tật,tổng cộng là ba triệu". Trong phiên toà tại Ba Lan sauđó, ông ta giảm con số còn 1.135.000 người. Reitlinger(tác giả cuốn sách The Final Solution – Giải phápcuối cùng) dựa trên một nghiên cứu sâu rộng, ướclượng 600.000 người chết trong phòng hơi ngạt, thêm300.000 người "mất tích" do bị bắn hay chết vì đóivà bệnh tật. Dù gì đi nữa, số người chết cũng làrất cao.

Xác chết bịthiêu cháy, nhưng vàng trám trong hốc răng người chếtvẫn còn và được thu nhặt lại từ đống tro, nếutrước đó công nhân tù chưa cạy ra từ xác chết. Đôilúc người sống bị cạy vàng trước khi bị hành quyết.Một báo cáo mật của quản đốc trại giam tại Minsk chobiết từ khi ông được một nha sĩ người Do Thái trợgiúp, mọi người Do Thái "đều bị cạy vàng khỏi răngcủa họ... luôn luôn là khoảng một hoặc hai tiếng đồnghồ trước khi thực hiện hành động đặc biệt".

Vàng được nấuchảy rồi được chuyển về Ngân hàng Nhà nước Đứccùng với những món đồ có giá trị khác, được đưavào tài khoản của S.S. dưới tên "Max Helliger" theo sựthoả thuận giữa Himmler và Tiến sĩ Walther Funk, Thốngđốc Ngân hàng. Những vật có giá trị gồm đồng hồbằng vàng, bông tai, vòng đeo tay, nhẫn, dây chuyền vàngay cả tròng kính. Vì người Do Thái được khuyến khíchmang theo mọi vật có giá trị khi đi "tái định cư",nên trên người họ còn có nhiều nữ trang, đặc biệtlà kim cương và một lượng lớn những món đồ làm bằngbạc, cộng với rất nhiều tiền mặt.

Đến đầu năm1942, phẩm vật thuộc tài khoản "Max Helliger" chiếmđầy các tủ sắt của Ngân hàng Nhà nước. Ban giám đốcNgân hàng luôn nghĩ đến việc tạo lợi nhuận, thế nênhọ tìm cách chuyển các phẩm vật thành tiền mặt bằngcách đưa đến hiệu cầm đồ. Một bức thư của Ngânhàng Nhà nước gửi hiệu cầm đồ thành phố Berlin đãđề cập đến "chuyến vận chuyển thứ hai", đồngthời liệt kê ra một số lượng lớn đồng hồ bằngvàng, bông tai, nhẫn kim cương... Đầu năm 1944, các hiệucầm đồ cũng đã đầy ắp những món đồ cướp bócđược và họ buộc phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nướcrằng cửa hiệu không thể nhận thêm. Khi quân Đồng minhtiến vào Đức, họ tìm ra trong những mỏ muối – nơiQuốc xã cất giấu hồ sơ và những món đồ cướp bócđược – một lượng dư thừa từ tài khoản "MaxHelliger" đủ để chất đầy ba tủ sắt khổng lồ tạichi nhánh Frankfurt của Ngân hàng Nhà nước.

Các quản trịviên ngân hàng có biết nguồn gốc của "tài khoản"này không? Quản trị viên Phòng Đá quý của Ngân hàngNhà nước khai với Toà án Nuremberg rằng ông và các cộngsự nhận thấy có nhiều đợt giao hàng đến từ Lublinvà Auschwitz.

"Tất cả chúng tôi đềubiết những nơi này là vị trí của các trại tập trung.Vàng bắt đầu xuất hiện từ đợt giao hàng lần thứ10 vào tháng 11 năm 1943. Số lượng vàng trám răng lớnmột cách bất thường."

OswaldPohl, Cục trưởng Kinh tế và Hành chính (WVHA) của S.S.,người phụ trách các giao dịch, khẳng định rằng Tiếnsĩ Funk cùng các quan chức và giám đốc của Ngân hàngNhà nước biết rất rõ nguồn gốc những món đồ mà họcố tìm cách mang đi cầm cố. Ông giải thích chi tiết vềnhững "giao dịch kinh doanh giữa Funk và S.S. ở Ngân hàngNhà nước liên quan đến việc giao nhận các món quý giácủa những người Do Thái đã chết." Ông nhớ một cuộcđối thoại với Phó Thống đốc Ngân hàng, Tiến sĩ EmilPohl.

"Điều chắc chắn là cácvật thể được giao nhận là của những người Do Tháibị giết ở các trại tập trung. Các vật thể này gồmcó nhẫn, đồng hồ, mắt kính, vàng thỏi, nhẫn cưới,ghim hoa, kim cài, vàng trám răng và những món quý giákhác."

Pohlnhớ lại có một lần, sau khi đi kiểm tra qua các hầmcủa Ngân hàng Nhà nước lưu trữ các vật quý giá "củangười Do Thái đã chết", Tiến sĩ Funk đã đãi đoànmột bữa tối ngon miệng mà câu chuyện chính trong bữatối ấy là về nguồn gốc độc đáo của các chiến lợiphẩm. Funk bị Toà án Nuremberg tuyên án tù chung thân.

"KHUBIỆT LẬP WARSAW CHẲNGCÒN NỮA"


Córất nhiều nhân chứng đã nói về thái độ cam chịu củangười Do Thái khi đối mặt với cái chết trong phòng hơingạt hoặc bên miệng hố hành quyết của Đội Đặcnhiệm. Nhưng không phải mọi người Do Thái đều chấpnhận một cách hiền hoà như thế. Trong những ngày mùaxuân 1943, khoảng 60.000 người Do Thái trong khu biệt lậpWarsaw nổi lên chống lại Quốc xã. Họ là tất cả nhữngngười còn lại trong số ban đầu 400.000 người bị giamhãm như gia súc trong khu này vào năm 1940.

Chỉ huy cuộcđàn áp người Do Thái khủng khiếp ấy là Thiếu tướngS.S. Juergen Stroop. Với ngôn từ thanh nhã, ông ta mô tả vụviệc trong một báo cáo chính thức dày 75 trang, đóng bìada, kèm thêm nhiều hình ảnh, được tìm thấy sau chiếntranh. Báo cáo có tựa đề Khu biệt lập Warsaw chẳngcòn nữa.

Sau chiến tranh,Stroop bị bắt, bị một toà án Mỹ tuyên tử hình vì tộibắn chết con tin ở Hy Lạp, rồi bị dẫn độ về Ba Lannhận thêm án tử hình vì sát hại người Do Thái ở Khubiệt lập Warsaw, cuối cùng đến ngày 8 tháng 9 năm 1951thì bị treo cổ ở hiện trường tội ác.

Đến cuối mùathu 1940, một năm sau khi Quốc xã thôn tính Ba Lan, lựclượng S.S. bố ráp và dồn khoảng 400.000 người Do Tháivào một khu biệt lập giữa bốn bức tường vây quanh,trên một vùng dài khoảng 4 km và rộng 1,6 km. Khu này bìnhthường có 160.000 cư dân, vì thế họ luôn phải sinh sốngtrong tình trạng đông đúc, nhưng đây mới chỉ là bướcđầu. Toàn quyền Frank không cho phép cung cấp đủ thựcphẩm cho họ. Bị cấm đi ra ngoài nếu không sẽ bị bắntại chỗ, người Do Thái không biết làm gì khác là làmviệc tại một số xưởng chế tạo vũ khí của Quân độiĐức hoặc cho vài doanh nhân tham lam biết cách thu lờilớn từ lao động nô lệ. Ít nhất 100.000 người Do Tháicố sống sót bằng một bát súp mỗi ngày nhờ nhữngngười làm từ thiện cung cấp.

Nhưng số dântrong khu biệt lập không chết nhanh chóng như Himmler mongmuốn. Vào mùa hè 1942, ông ta ra lệnh xử lý người DoThái trong khu biệt lập Warsaw "vì lý do an ninh". Tínhđến ngày 3 tháng 10, Stroop báo cáo đã có trên 310.000người được "tái định cư". Nghĩa là, họ bị đưađến trại thủ tiêu, phần lớn là vào phòng hơi ngạttại Treblinka.

Nhưng Himmler vẫnchưa hài lòng. Khi đột xuất đến Warsaw vào tháng 1 năm1943 và thấy vẫn còn 60.000 người Do Thái sống trong khubiệt lập, ông ta ra lệnh hoàn tất việc "tái địnhcư" vào ngày 15 tháng 2. Đây là một nhiệm vụ khókhăn. Mùa Đông khắc nghiệt và nhu cầu chuyển vận củaQuân đội khiến cho lực lượng S.S. không thể tìm đủsố chuyến xe lửa cho việc "tái định cư" cuối cùng.Đến mùa xuân mới có thể thực hiện lệnh của Himmler.Dự định "hành động đặc biệt" đó sẽ kéo dài 3ngày, nhưng cuối cùng phải cần đến 4 tuần.

Việc mang đi300.000 người giúp Đức giảm diện tích của khu biệtlập xuống chỉ còn 300 m dài và 100 m rộng. Tướng Stroophuy động xe thiết giáp, pháo, súng phun lửa và bộc phá,nhưng phải đi qua mạng cống rãnh, tầng hầm và khe hốcđan xen nhau như tổ ong tạo nên những công sự nhỏ.Người Do Thái có rất ít vũ khí, gồm súng lục và súngtrường, khoảng 10, 20 khẩu súng máy mà họ mua lén từbên ngoài cùng với lựu đạn tự chế. Đây là lần đầutiên và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử của Đếchế Thứ Ba, người Do Thái chống trả Quốc xã bằng vũkhí.

Stroop có gần2.100 quân, phân nửa là lính chính quy hoặc Waffen-S.S., cònlại là cảnh sát S.S., được hỗ trợ bởi 335 dân quânLithuania, cảnh sát và lính cứu hoả Ba Lan. Ngay từ đầu,họ đã bị bất ngờ vì sự chống trả mãnh liệt củangười Do Thái. Một xe thiết giáp và 2 xe bọc thép bịcháy vì bom xăng và Đức phải lui quân.

Đến ngày thứ5, vì bị Himmler hối thúc, Stroop quyết định đốt cháytoàn khu vực. Người Do Thái liều chết nhảy ra từ tầnglầu cao, nếu bị gãy xương vẫn cố bò lết qua khu vựckhác chứ không chịu để bị bắt.

Đến gần giaiđoạn cuối, người Do Thái rút xuống hệ thống cốngrãnh. Stroop tìm cách làm ngập cống nhưng người Do Tháicố ngăn chặn dòng nước. Rồi quân Đức thả bom khóixuống 183 hố ga để làm ngạt thở người Do Thái đangtrốn trong đường cống, nhưng vẫn không có kết quả.

Suốt 1 tháng,người Do Thái chiến đấu với lòng dũng cảm liều lĩnh,trong khi Stroop đang báo cáo về những "phương pháp chiếnđấu khôn ngoan cùng những trò lừa lọc mà người DoThái và bọn cướp áp dụng". Đức đốt trụi thêmnhiều khu nhà vì "đây là phương pháp duy nhất và cuốicùng để ép những thứ rác rưởi ấy phải lộ mặt".

Cuối cùng, tổngcộng có 56.065 người Do Thái đã bị thủ tiêu, kể cả36.000 người bị bắt và bị đưa vào phòng hơi ngạt.Stroop báo cáo quân Đức có 16 người thiệt mạng và 90người bị thương. Nhưng có lẽ con số thật sự còn caohơn nhiều, nhất là khi ta xét qua tính chất dã man củacuộc nổi dậy.

"Giải pháp cuối cùng"sẽ vẫn còn tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Cónhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại. Theo2 binh sĩ S.S. làm nhân chứng tại Toà án Nuremberg, KarlEichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệungười.Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Toà án Nuremberglà 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoànDo Thái Thế giới. Riêng Reitlinger đưa ra con số thấphơn, từ gần 4,2 đến gần 4,6 triệu.

Vàonăm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trênnhững lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng.Dù theo ước lượng nào, thì vẫn có một điều chắcchắn rằng phân nửa số người này đã bị Quốc xã sáthại. Đó là hệ luỵ cuối cùng và cái giá ghê gớm củasự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã mang đến –hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.

NHỮNGTHỬ NGHIỆM Y HỌC


NgườiĐức có một số hành động trong giai đoạn Trật tựMới ngắn ngủi xuất phát từ tính bạo hành hơn là tínhhung hãn giết người hàng loạt. Có lẽ đối với mộtnhà phân tâm học thì sự khác biệt giữa 2 tố chất nàysẽ rõ ràng hơn, nhưng dù sao thì số người phải bỏmạng vì tính bạo hành vẫn xếp hạng nhì.

Những thửnghiệm y học của Quốc xã là một ví dụ của tính bạohành này, vì việc sử dụng tù nhân trong trại tập trungvà tù binh chiến tranh làm vật thử nghiệm chỉ tạo giátrị khoa học ít ỏi – nếu có. Dù không có đến 200lang băm sát nhân thực hiện những cuộc "thử nghiệm",nhưng hàng nghìn bác sĩ y khoa hàng đầu của Đế chếđều biết đến những hành động này và chẳng một aicất tiếng phản đối công khai. Ngay cả bác sĩ giảiphẫu có tiếng tăm nhất, Ferdinand Sauerbruch, dù sau nàygia nhập nhóm âm mưu chống Quốc xã, cũng đã không hềnói tiếng nào. Sauerbruch thậm chí còn đến dự một bàigiảng của 2 bác sĩ kiêm sát nhân khét tiếng, KarlGebhardt và Fritz Fisher, tại Viện Hàn lâm Quân y Berlin vàotháng 3 năm 1943 về đề tài thử nghiệm hoại tử khítrên tù nhân. Và điều duy nhất mà Sauerbruch nói trongngày hôm đó là giải phẫu để trị hoại tử thì tốthơn là dùng thuốc kháng sinh sulfanilamide! Sau chiến tranh,Gebhardt nhận án tử hình, còn Fisher bị án tù chung thân.

Trong những vụgiết người theo cách này, người Do Thái không phải lànạn nhân duy nhất. Các bác sĩ S.S. còn sử dụng tù binhchiến tranh Nga, tù nhân Ba Lan trong các trại tập trung,phụ nữ cũng như đàn ông và thậm chí là cả ngườiĐức. Những cuộc "thử nghiệm" ấy khá đa dạng. Tùnhân bị đặt trong buồng áp lực và chịu những thửnghiệm về độ cao cho đến khi ngừng thở. Một số khácbị chích mầm bệnh dịch hạch và sốt vàng với liềulượng gây tử vong. Nạn nhân bị đưa vào những "thửnghiệm" với nước lạnh hoặc phơi loã thể ngoài trờituyết cho đến khi chết vì tê cóng. Có người thì bịbắn bằng đạn chứa chất độc và cho vào buồng hơingạt. Phụ nữ tại trại tập trung Ravensbrueck bị gâyvết thương hoại tử khí và chịu thí nghiệm ghép xương.Tù nhân tại Dachau và Buchenwald thì bị thử nghiệm cáchsống trong nước mặn.

Thử nghiệmtriệt sản được thực hiện trên diện rộng ở một sốtrại tập trung. Nhiều đàn ông và phụ nữ bị triệtsản, vì như một bác sĩ S.S., Adolf Pokorny, viết choHimmler: "Không chỉ thôn tính mà còn phải triệt tiêu kẻthù". Nếu không thể sát hại kẻ thù vì nhu cầu laođộng, thì phải ngăn chặn kẻ thù sinh sản. Vị bác sĩnày báo cáo với Himmler là đã tìm ra phương tiện đểlàm được việc ấy, đó là một loài cây mang tên khoahọc Caladium seguinummà như ông ta nói, là có hiệu lực triệt sản lâu dài.Bác sĩ Pokorny viết cho Himmler:

"Việc 3 triệu ngườiBolshevik hiện bị Đức cầm giữ bị triệt sản để cóthể làm việc nhưng không thể sinh con đẻ cái sẽ mởra những triển vọng lớn lao."

Mộtbác sĩ Đức khác cũng có "những triển vọng lớn lao"là Giáo sư, bác sĩ August Hirt, Viện trưởng Viện Giảiphẫu học của Đại học Strasbourg. Ông nghiên cứu theođường hướng khác, như ông giải thích trong một bứcthư viết trong thời gian Giáng sinh năm 1941 cho Trung tướngRudolf Brandt, phụ tá của Himmler:

"Chúng tôi có bộ sưu tậplớn sọ người của hầu hết các chủng tộc. Tuy nhiên,về người Do Thái, chúng tôi có rất ít mẫu... Chiếntranh ở phía Đông đã cho chúng tôi một cơ hội để bùđắp phần thiếu hụt. Bằng cách kiếm thêm sọ củangười Do Thái và chính uỷ Bolshevik đại diện cho loạighê tởm nhưng đặc thù của chủng người hạ cấp,chúng tôi sẽ có thêm cơ hội để thu thập đủ các mẫuvật khoa học."

Giáosư Hirt không muốn nhận sọ của "người Do Thái vàchính uỷ Bolshevik" đã chết. Ông ta đề xuất đo kíchthước đầu của những người này khi họ còn sống. Rồithì:

"Sau khi gây ra cái chết màkhông làm hư hỏng đầu, bác sĩ phải cắt đầu khỏithân người và chuyển đi... trong thùng kẽm được bịtkín."

Tiếpđó, Giáo sư Hirt hứa sẽ tiến hành những việc đo đạckhoa học. Himmler tỏ ra hài lòng. Ông ta ra lệnh cung cấpcho Hirt "mọi thứ cần thiết cho công tác nghiên cứu".

Và quả thật,Giáo sư Hirt đã được cung cấp rất đầy đủ. Nhà cungcấp thật sự là một Đảng viên Quốc xã tên WolframSievers, sau này sẽ phải ra trước Toà án Nuremberg, trongmột phiên xử làm nhân chứng và một phiên xử khác thìlàm bị cáo, rồi nhận án tử hình. Sievers lúc trướclàm nghề bán sách, leo lên đến quân hàm Đại tá S.S. vàkiêm Thư ký thường trực của Viện Nghiên cứu Di truyền,một trong những tổ chức "văn hoá" kỳ quặc màHimmler thành lập để theo đuổi những hoang tưởng củamình. Sievers cho biết viện này có 50 "cơ sở nghiêncứu", một trong số đó là "Viện Nghiên cứu Khoa họcQuân sự" mà ông cũng là người đứng đầu. Giống nhưnhiều nhân vật khác trong giai đoạn lịch sử này, ôngghi nhật ký rất chi tiết và nhật ký này cùng với cácthư từ đã đưa ông ta lên giá treo cổ.

Tính đến tháng6 năm 1943, Sievers đã xử lý được 115 người, gồm 79đàn ông Do Thái, 30 phụ nữ Do Thái, 4 châu Á và 2 Ba Lan.Trước Toà án Nuremberg, Sievers được hỏi "xử lý"nghĩa là gì.

"Đo đạc nhân chủng học."Sievers đáp.

"Trước khi họ bị sáthại, họ được đo đạc theo nhân chủng học? Chỉ thếthôi, phải không?"

"Và cũng lấy khuôn."Sievers bổ sung.

Đạiuý S.S. Josef Kramer khai trước Toà án của Anh:

"Giáo sư Hirt... nói phảigiết những người này bằng khí độc..., rồi đưa xáccủa họ đến Viện Cơ thể học cho ông ấy. Ông trao chotôi một cái chai chứa khoảng ¼ lít dung dịch muối –tôi nghĩ đó là muối cyanide – và nói cho tôi liều lượngước chừng để tôi dùng hạ độc những tù nhân đếntừ Auschwitz.

Đầu tháng 8 năm 1943, tôitiếp nhận 80 tù nhân... Một buổi tối, tôi đi đếnphòng hơi ngạt trên một chiếc xe tải nhỏ cùng vớikhoảng 15 phụ nữ. Tôi nói với các phụ nữ là họ phảiđi vào phòng để được khử trùng... Tuy nhiên, tôi khôngnói cho họ biết là họ sẽ thả bị khí độc.

Được vài binh sĩ S.S. giúpđỡ, tôi cởi bỏ quần áo họ và đẩy họ vào phònghơi ngạt khi họ hoàn toàn khoả thân.

Khi cánh cửa đóng lại, họbắt đầu la hét. Tôi trút một lượng muối vào mộtống... và quan sát qua ô kính những gì diễn ra bên trong.Họ thở được khoảng 1 phút rưỡi rồi ngã xuống. Saukhi mở quạt thông gió, tôi mở cánh cửa. Tôi thấy họnằm bất động trên sàn, người lấm bết phân."

Đạiuý Kramer lặp lại quy trình cho đến khi tất cả 80 ngườibị giết, rồi chuyển thi thể cho Giáo sư Hirt "theo yêucầu". Khi được hỏi cảm xúc của mình lúc ấy nhưthế nào, ông ta đáp:

"Tôi không có cảm xúc khithực hiện những việc này bởi vì tôi đã nhận lệnhgiết 80 người theo phương pháp tôi kể cho các ông.

Nhân tiện, đó là cách tôiđã được huấn luyện."

Trướcđó, Kramer đã can dự vào việc giết người tại cáctrại Auschwitz, Mauthausen, Dachau và những trại khác. Ôngta nhận án tử hình của toà án Anh.

Một nhân chứngkhác mô tả việc kế tiếp. Tên anh ta là Henry Herypierre,người Pháp, làm trợ lý phòng thử nghiệm cho Giáo sưHirt cho đến khi quân Đồng minh tiến vào.

"Đợt vận chuyển đầutiên là thi thể của 30 phụ nữ..., vẫn còn ấm khi đếnnơi. Mắt họ mở to và long lanh... Có vết máu quanh mũivà miệng. Không thấy rõ dấu hiệu co cứng tử thi."

Herypierrenghi họ đã bị sát hại và lén ghi lại số tù xăm trêncánh tay trái của họ. Có thêm 2 đợt vận chuyển gồm56 thi thể đàn ông, với cùng tình trạng. Các thi thểđược ngâm trong rượu dưới sự chỉ dẫn chuyên nghiệpcủa Giáo sư Hirt. Nhưng ông này tỏ ra lo lắng trong cảvụ việc. Ông bảo Herypierre: "Henry, nếu anh không giữkín miệng, thì anh sẽ giống như họ."

Nhưng dù cho cólo lắng thì Giáo sư Hirt vẫn tiến hành công việc. Đếnlúc quân Mỹ và Pháp đang tiến đến gần Strasbourg, Hirtđã yêu cầu phải có "chỉ thị đối với bộ sưutập". Thay mặt Hirt, Sievers báo cáo về tổng hành dinh:

"Có thể lóc thịt các thithể để qua đó không thể nhận dạng được. Tuy nhiên,... bộ sưu tập độc đáo sẽ này mất đi giá trị khoahọc vì sau đó không thể đúc khuôn.

Bộ sưu tập xương như thếsẽ không gây chú ý. Có thể khai phần thịt là do ngườiPháp để lại vào thời gian ta tiếp quản Viện Cơ thểhọc..."

Trongbầu không khí nín lặng của phiên toà Nuremberg, công tốviên người Anh hỏi Sievers: "Nhân chứng, tại sao ônglại muốn lóc thịt các thi thể? Tại sao ông đề xuấtđổ lỗi cho người Pháp?"

"Vì là người không chuyênmôn, tôi không thể có ý kiến về việc này. Tôi chỉtruyền đạt lại câu hỏi của Giáo sư Hirt. Tôi khôngcan dự gì vào việc sát hại những người này. Tôi chỉthực hiện chức năng của người phát bưu kiện."

Côngtố góp ý: "Ông là nhân viên bưu điện, một trong nhữngnhân viên bưu điện Quốc xã trá hình, phải không?"

Đó là mộttrong những cách biện hộ sơ hở của nhiều Đảng viênQuốc xã tại các phiên xử và lần này, cũng như nhữnglần khác, công tố viên đã bắt bẻ được họ.

Tài liệu củaS.S. tịch thu được cho thấy vào ngày 26 tháng 10 năm1944, Sieves báo cáo:

"Bộ sự tập ở Strasbourgđã được hoà tan hoàn toàn theo chỉ thị. Khi xét quatình hình tổng thể thì cách thức này là tốt nhất."

Herypierremô tả cách thức phi tang:

"Vào tháng 9 năm 1944, quânĐồng minh tiến đến Belfort và Giáo sư Hirt ra lệnh Bongvà Maier cắt các xác chết làm nhiều mảnh rồi đốttrong lò thiêu... Ngày hôm sau, tôi hỏi Maier có cắt tấtcả các xác hay không, nhưng Bong trả lời: 'Chúng tôikhông thể cắt tất cả các xác vì công việc quá nhiều.Chúng tôi đã để lại một số xác trong nhà kho.'"

Khinhững đơn vị của Đại Quân đoàn Thứ Bảy của Mỹ,được Sư đoàn Cơ giới 2 của Pháp dẫn đầu, tiến vàoStrasbourg 1 tháng sau, họ tìm thấy các xác chết ấy ởnhà kho.

Người ta khôngthể tìm ra tung tích của Giáo sư Hirt. Khi ông ta rờiStrasbourg, có người nghe ông ta khoe khoang rằng sẽ khôngai bắt sống được mình. Và quả thật, dường như khôngai bắt được Hirt, dù khi ông còn sống hay đã chết.

Không chỉxương, mà da người cũng được các chủ nhân của Trậttự Mới sưu tập và trong trường hợp này, họ đã khôngthể viện dẫn mục đích nghiên cứu khoa học. Da của tùnhân trong trại tập trung chỉ có giá trị trang trí saukhi được xử lý một cách ghê rợn. Da người đượcdùng làm chụp đèn, vài chụp đèn như thế được làmtheo lệnh cụ thể của Ilse Koch, vợ của chỉ huy trưởngtrại Buchenwald. Bà này có quyền quyết định sống cònđối với tù nhân tại Buchenwald và trong cơn bốc đồng,bà ta có thể mang đến sự trừng phạt khủng khiếp chotù nhân. Trước Toà án Nuremberg, bà nhận án tù chungthân, nhưng được giảm án còn 4 năm, rồi được trảtự do sớm. Đến năm 1951, Toà án Đức phạt bà án tùchung thân vì tội giết người. Chồng bà chịu án tửhình.

Da có hình xămđược săn lùng nhiều nhất. Một cựu tù nhân ngườiĐức, Andreas Pfaffenberger, viết tờ khai làm chứng cho Toàán Nuremberg:

"... Tất cả tù nhân cóhình xăm trên da được lệnh trình diện tại trạm xá...Sau khi xem xét, người có hình xăm đẹp nhất sẽ bịgiết bằng cách tiêm thuốc độc. Thi thể được chuyểnđến phòng bệnh lý, phần da có hình xăm được lột ravà xử lý tiếp. Sản phẩm được giao cho vợ của Koch,bà sẽ gắn chúng lên chụp đèn và những món trang tríkhác trong nhà."

Ởtrại tập trung Dachau, yêu cầu về da người vượt quánguồn cung. Một tù nhân người Séc, bác sĩ Frank Bláha,đã khai trước Toà án Nuremberg:

"Đôi lúc chúng tôi cònkhông có đủ xác người còn da tốt, nên bác sĩ Raschernói: 'Được rồi, chúng ta sẽ nhận được xác.' Ngàykế, chúng tôi nhận được 20 đến 30 xác người trẻ.Hẳn họ đã bị bắn vào cổ hoặc đánh vào đầu, đểbộ da không mang thương tích... Phải lấy da từ tù nhânmạnh khoẻ và không có khuyết tật."

Bácsĩ Sigmund Rascher chịu trách nhiệm về những nghiên cứuy khoa tàn bạo hơn. Vào mùa xuân 1941, khi tham dự mộtkhoá học y khoa đặc biệt do Không quân tổ chức, ôngnày đã nảy ra sáng kiến. Rascher yêu cầu Himmler cung cấptội nhân để mình thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởngcủa độ cao đối với phi công. Báo cáo kết quả củaông cùng báo cáo của những người khác đã được trìnhra trước Toà án Nuremberg.

Bác sĩ Raschermang một buồng hạ khí áp của Không quân tại Munich đếntrại tập trung Dachau, nơi cung cấp tù nhân làm vật thửnghiệm. Không khí bên trong được bơm ra để mô phỏnglượng khí oxy và áp suất không khí trên cao. Rồi bác sĩRascher quan sát và ghi lại trong báo cáo:

"Thử nghiệm thứ 3 làkhông có khí oxy ở độ cao tương đương 8.960 m, đượcthực hiện trên một người Do Thái 37 tuổi có thể chấttốt. Hô hấp vẫn tiếp tục trong 30 phút đầu. 4 phútđầu tiên, người thử nghiệm bắt đầu đổ mồ hôi...

Sau 5 phút, triệu chứng cogiật xuất hiện, giữa phút thứ 6 và thứ 10... ngườithử nghiệm bất tỉnh. Từ phút thứ 11 đến phút thứ13, hô hấp giảm còn 3 lần hít vào mỗi phút, rồi dứthẳn vào cuối thời gian này... Khoảng nửa giờ sau khingừng thở, việc khám nghiệm tử thi bắt đầu."

Mộttù nhân người Áo, Anton Pacholegg, làm việc cho văn phòngcủa bác sĩ Rascher đã mô tả những "thử nghiệm" ởmức độ kém khoa học hơn:

"Qua cửa sổ quan sát,chính mắt tôi đã nhìn thấy bên trong phòng hạ áp, tùnhân đang phải chịu đựng chân không cho đến khi phổianh ta bị vỡ ra... Họ trở nên điên loạn, giật tócnhằm giải toả áp suất. Họ lấy tay cào cấu đầu vàmặt... đấm và húc đầu vào tường, la hét để giảitoả áp suất trong màng tai. Những trường hợp này thườngdẫn đến cái chết."

Khoảng200 tù nhân bị mang ra thử nghiệm như thế. Theo lời cungkhai, 80 người trong số này chết trong khi thử nghiệm, sốcòn lại bị hành quyết để bịt miệng.

Dự án nghiêncứu này được hoàn tất vào tháng 5 năm 1942. Lúc này,Thống chế Erhard Milch, Phó Tư lệnh Không quân, đã gửilời "cảm ơn" của Goering đến Himmler về thử nghiệmcó tính tiên phong của bác sĩ Rascher. Ít lâu sau, ngày 10tháng 10 năm 1942, Trung tướng, bác sĩ Hippke, Thanh tra Quâny của Không quân gửi đến Himmler "nhân danh y học vànghiên cứu hàng không Đức" lời cảm tạ về "nhữngthử nghiệm ở Dachau". Tuy nhiên, ông nghĩ vẫn còn cómột sơ sót đó là: không xét đến nhiệt độ rất lạnhmà phi công phải trải qua ở độ cao. Để khắc phụcsai sót này, ông thông báo với Himmler rằng Không quânđang xây một buồng giảm khí áp "được trang bị thiếtbị làm lạnh hoàn toàn và ở độ cao 33.000 m... Và nhữngthử nghiệm trong nhiệt độ lạnh sẽ tiếp tục đượctiến hành tại Dachau."

Một lần nữa,bác sĩ Rascher đã đi tiên phong. Nhưng một số bác sĩđồng nghiệp của ông ta lại cảm thấy băn khoăn. Côngviệc của bác sĩ Rascher có hợp với một tín đồ CơĐốc không? Vài bác sĩ quân y của Không quân bắt đầutỏ ra ngờ vực. Khi nghe nói đến việc này, Himmler nổigiận và lập tức viết cho Thống chế Milch, phản đốivề những khó khăn do "nhóm quân y Cơ Đốc" gây ra.Ông ta van nài Milch cho Rascher rời ngành quân y của Khôngquân để chuyển đến lực lượng S.S.. Ông đề nghịtìm một "bác sĩ không phải là tín đồ Cơ Đốc, códanh dự của một nhà khoa học."

Những "thửnghiệm đông lạnh" của bác sĩ Rascher gồm 2 loại: thứnhất, xem con người có thể chịu lạnh được đến đâutrước khi chết và thứ hai là tìm phương pháp tốt nhấtđể làm cơ thể ấm lại sau khi sống trong nhiệt độrất lạnh. Rascher đã nộp rất nhiều báo cáo cho Himmler.Một trong những thử nghiệm đầu tiên được thực hiệnngày 10 tháng 9 năm 1942.

"Người thử nghiệm mangmột bộ quần áo phi công đầy đủ được nhúng vàonước. Một áo phao giữ họ không bị chìm. Thử nghiệmđược thực hiện ở nhiệt độ nước từ 36,5 đến53,5 độ F [2,5 đến 12 độ C]...

Kết quả khám nghiệm tửthi cho thấy tầm quan trọng của bộ áo phi công có chứcnăng làm ấm đầu và cổ để bảo vệ phi công."

Mộtbảng trình bày gồm 6 "Trường hợp Tử vong" liệt kênhiệt độ nước, nhiệt độ cơ thể khi mang ra khỏinước, nhiệt độ cơ thể khi chết, thời gian ngâm trongnước và thời gian sống sót. Người khoẻ nhất chịuđược 100 phút trong nước đá, người yếu nhất 53 phút.

Walter Nef, mộttù nhân giúp việc cho bác sĩ Rascher, khai trước "Phiêntoà xử Bác sĩ" ở Nuremberg:

"... 2 sĩ quan Nga đượcmang ra từ trại tù binh. Rascher bắt họ cởi quần áo vàphải khoả thân đi vào một chum nước. Trong khi bìnhthường chậm nhất 60 phút là bị bất tỉnh, 2 ngườitrong cái chum còn sống sau 2 giờ rưỡi. Rascher bác bỏmọi lời họ cầu xin được chích thuốc cho ngủ yêngiấc. Sau 3 giờ, một người nói với người kia: 'Đồngchí, hãy nói với tên sĩ quan bắn chúng ta đi.' Ngườikia trả lời rằng ông không muốn nhận ân huệ từ conchó Phát xít, 2 người bắt tay nhau với câu nói 'Vĩnhbiệt, đồng chí'... Một chàng trai trẻ Ba Lan định cho2 người ngửi thuốc mê chloroform, nhưng Rascher cầm súngđe doạ chúng tôi... Thử nghiệm kéo dài ít nhất 5 tiếngđồng hồ họ mới chết."

Ngườichỉ đạo của những thử nghiệm nước lạnh ban đầulà bác sĩ Holzloehner, Giáo sư Y khoa tại Đại học Kiel,được bác sĩ Finke phụ tá và sau khi làm việc vớiRascher, họ tin rằng đã thử nghiệm hết những tìnhhuống. Vì thế 3 người soạn một báo cáo tối mật choKhông quân có tựa đề "Thử nghiệm điều kiện giálạnh trên con người" và triệu tập một buổi hộithảo tại Nuremberg vào 2 ngày 26 và 27 tháng 10 năm 1942 đểcông bố và thảo luận kết quả. Chủ đề của buổihội thảo là "Những Vấn đề Y khoa trong những Tìnhhuống Khẩn cấp trên Biển và Mùa Đông". Thành viêntham dự gồm có 95 nhà khoa học của Đức, kể cả vàingười có tiếng tăm trong ngành. Dù 3 nhà nghiên cứu đềunêu rõ rằng nhiều người đã mất mạng trong các thửnghiệm, nhưng không có một ai đặt câu hỏi hay có ýkiến phản đối nào.

Lúc này, Giáosư Holzloehner và bác sĩ Finke đã xin rút khỏi cuộc thửnghiệm. Holzloehner có lẽ là đã thấy mặc cảm tội lỗi,vì khi bị quân Anh bắt, ông đã tự tử sau vòng thẩmvấn đầu tiên. Bác sĩ Rascher thì còn tiếp tục nhữngcuộc "thử nghiệm" khác cho đến năm 1943, loại thửnghiệm mà ông ta gọi là "lạnh khô". Ông ta yêu cầuHimmler dời cơ sở thử nghiệm đến Auschwitz nhưng vì lýdo nào đấy, ông đã không được chấp thuận. Khi mùaĐông đến vào đầu năm 1943, ông ta báo cáo với Himmler:

"Cảm ơn Thượng Đếchúng tôi đã có một đợt rét đậm ở Dachau. Vài ngườiở ngoài trời trong 14 tiếng đồng hồ với nhiệt độ21 độ F [âm 6 độ C], đạt nhiệt độ bên trong [cơ thể]là 77 độ F [25 độ C], với triệu chứng cóng lạnh ngoạivi..."

Nhânchứng Neff khai trong "Phiên toà xử Bác sĩ":

"Một tù nhân khoả thânđược đặt trên một cái cáng để bên ngoài doanh trạivào buổi tối. Người ông được phủ một tấm vải vàcứ mỗi giờ, một chậu nước lạnh sẽ được tướilên người ông ta. Người thử nghiệm được để ngoàitrời như thế cho đến sáng...

Sau đó, bác sĩ Rascher nóiđiều sai lầm là phủ đối tượng bằng một tấm vải...Trong tương lai, không được che phủ người thử nghiệm..."

Khitù nhân bị lạnh cóng dần, bác sĩ Rascher và cộng sựđo nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, v.v.. Neff giải thíchtrong phiên toà:

"Khởi đầu bác sĩ Raschercấm thực hiện thử nghiệm trong tình trạng bị gây mê.Nhưng người thử nghiệm gây huyên náo đến nỗi phảicó thuốc mê thì bác sĩ Rascher mới làm thử nghiệmđược."

Ngườithử nghiệm bị bỏ mặc cho đến chết trong thùng chứanước lạnh hoặc trên nền đất ngoài trời tại Dachau.Nếu họ còn sống, họ sẽ bị hành quyết. Những phicông và thuỷ thủ Đức có thể sẽ gặp nguy cấp trênBắc Băng Dương hoặc Bắc Cực lạnh giá. Vì thế, bácsĩ Rascher tiếp tục sử dụng người để thực hiện"thử nghiệm làm ấm". Himmler đề nghị "làm ấmbằng hơi nóng thú vật". Lúc đầu, Rascher tỏ ý nghingờ, nhưng rồi bắt đầu một số "thử nghiệm" kinhtởm nhất và ghi chép mọi chi tiết. 4 nữ tù nhân đượcchọn từ trại tập trung Ravensbrueck, có một người làmnghề bán dâm. Khi Rascher dạy bảo cô này bán dâm là đánghổ thẹn, cô đáp: "Thà nửa năm trong khách sạn bándâm còn hơn là nửa năm trong trại tập trung." Rashcer từchối sử dụng cô chỉ vì cô thuộc chủng tộc Bắc Âuchứ không phải thuộc chủng người hạ đẳng. Ông tachọn những người khác có màu tóc sậm hơn và mắt ítxanh hơn.

Ông trình bàykết quả trong một báo cáo "Mật" gửi cho Himmler ngày12 tháng 2 năm 1942.

"Người thử nghiệm đượclàm lạnh theo cách thức quen thuộc. Khi nhiệt độ đo ởhậu môn xuống đến 30°C, họ được mang ra.

Người thử nghiệm đượcđặt giữa 2 phụ nữ khoả thân trên một cái giườngrộng. Những phụ nữ được chỉ thị phải ôm ngườibị lạnh càng chặt càng tốt. Cả 3 người được phủbằng chăn...

Một khi người thử nghiệmtỉnh lại, họ sẽ không bao giờ bất tỉnh nữa... Nhiệtđộ cơ thể tăng lên theo tốc độ tương đương vớingười thử nghiệm được làm ấm trong những lớp chăndạ... Một ngoại lệ được ghi nhận khi 4 người thựchiện giao hợp ở nhiệt độ 30 đến 32°C. Sau khi giaohợp, nhiệt độ của 3 người tăng nhanh, tương đươngvới việc ngâm vào nước nóng."

Theolời khai trước phiên toà, khoảng 400 thử nghiệm "lạnhkhô" đã được thực hiện trên 300 người, 80 đến 90người trong bọn họ chết ngay trong lúc thử nghiệm,những người còn lại trừ một số ngoại lệ bị thủtiêu, thì đều hoá điên. Bác sĩ Rascher thì không có cơhội khai trước toà. Quân S.S. bắt ông ta và bà vợ vìtội khai man do Himmler tin rằng bà ta không thể sinh 3 đứacon ở tuổi 48 và thật ra thì bà ta bắt cóc con ngườikhác để nuôi. Vì thế bác sĩ Rascher đã bị đưa vàotrại Dachau mà ông ta quen thuộc, còn bà vợ thì vào trạiRavensbrueck, nơi chồng bà ta tiếp nhận gái bán dâm chonhững thử nghiệm của mình. Cả 2 người đều khôngsống sót và người ta tin rằng chính Himmler ra lệnh thủtiêu họ. Vì 2 người họ có thể là những nhân chứnggây phiền hà.

Nhưng một sốnhân chứng gây phiền hà như thế vẫn còn sống sót sauchiến tranh. 7 người trong bọn họ bị xử tử hình bằngcách treo cổ, cho đến phút cuối vẫn biện hộ rằngnhững thử nghiệm chết người của họ là do hành độngyêu nước và để phục vụ Tổ quốc họ. Bác sĩ HertaOberheuser, người phụ nữ duy nhất trong "Phiên toà xửBác sĩ", thú nhận rằng mình đã chích thuốc độc cho"5 hoặc 6" người phụ nữ Ba Lan trong số hàng trămngười đang chịu nhiều cách "thử nghiệm" khổ sởtại trại Ravensbrueck.

Một số bác sĩđược tha bổng, trong đó có Pokorny, người muốn triệtsản kẻ thù.

Vài ngườitrong số họ cũng đã tỏ ra ăn năn. Ví dụ như bác sĩEdwin Katzenellenbogen, lúc trước ở trong ban giảng huấncủa Trường Y khoa Harvard, đã xin toà tuyên án tử hình.Ông nói: "Bất kỳ bác sĩ nào phạm phải cái tội màtôi bị quy kết thì đều đáng bị tử hình." Cuốicùng thì ông đã bị kết án chung thân.

HEYDRICHCHẾT VÀ LIDICE BỊXOÁ SỔ


Khicuộc chiến đang đi được nửa chặng đường, thì đãcó sự trả thù từ một trong những chủ nhân côn đồcủa Trật tự Mới vì đã sát hại các dân tộc bịchinh phục. Reinhard Heydrich, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Anninh và S.D., Chỉ huy phó Mật vụ, đã chịu một cái chếttàn khốc.

Luôn có thamvọng về quyền lực và bí mật mưu đồ lật đổ thủtrưởng Himmler, Heydrich vẫn cố xoay xở để nhận thêmchức Quyền Bảo quốc Bohemia và Moravia. Bảo quốc Neurathnghỉ ốm vô thời hạn từ tháng 9 năm 1941 theo lệnh củaHitler, nên Heydrich thay Neurath ngồi vào chiếc ghế củanhững vị vua Bohemia tại lâu đài Hradschin ở Prague. Nhưngđiều này không kéo dài được lâu.

Vào buổi sáng29 tháng 5 năm 1942, khi ông đi trên chiếc Mercedes thể thaomui trần từ ngôi biệt thự đồng quê để đến làmviệc ở toà lâu đài, thì một quả bom được ném vàoxe, chiếc xe nổ tan thành nhiều mảnh và phá nát cộtsống của ông. 2 thủ phạm là người Séc, Jan Kubis vàJosef Gabeik, thuộc quân đội lưu vong Tiệp Khắc tại Anh,nhảy dù từ một máy bay của Không quân Hoàng gia Anh. Cáctu sĩ của dòng Karl Borromaeus ở Prague đã che chở cho 2người lẩn trốn.

Heydrich chết vìvết thương vào ngày 4 tháng 6 và Đức đã mở một chiếndịch dã man để trả thù. Theo một báo cáo của Mật vụ,1.331 người Séc kể cả 201 phụ nữ đã bị xử tử ngaylập tức. Lực lượng S.S. bao vây rồi hạ sát 2 ngườiném bom cùng 120 chiến sĩ kháng chiến Séc lẩn trốn trongnhà thờ Karl Borromaeus. Vào ngày xảy ra vụ mưu sát,Goebbels ra lệnh bắt giữ 500 người Do Thái ở Ba Lan vàvào ngày Heydrich chết, 152 người trong số này bị hànhquyết để "trả đũa".

Nhưng một trongsố mọi hệ luỵ từ cái chết của Heydrich khiến thếgiới văn minh sẽ nhớ phải lâu nhất lại đến từ ngôilàng nhỏ bé Lidice bên cạnh thị trấn hầm mỏ Kladno gầnPrague. Một cuộc tàn sát dã man xảy ra ở ngôi làng nôngthôn an bình này, chỉ dựa trên lý do duy nhất là dạycho dân tộc bị thôn tính một bài học vì đã dám lấyđi sinh mạng của một quan chức cai trị.

Buổi sáng 9tháng 6 năm 1942, 10 chiếc xe tải chở đầy cảnh sát anninh Đức dưới quyền chỉ huy của Đại uý Max Rostockđến bao vây ngôi làng. (Sau này Rostock bị xử tử). Khôngai được phép đi ra, tuy nhiên, người nào ở đấy đi rađược thì khó có thể trở vào. Một cậu bé 12 tuổi vìhoảng sợ nên đã cố chạy ra ngoài đã bị bắn chết.Một phụ nữ nông dân chạy ra cánh đồng cũng bị bắnchết. Tất cả đàn ông bị nhốt trong nhà kho, chuồnggia súc và tầng hầm của một nông dân và là xã trưởngtên Horak.

Ngày hôm sau, từsáng sớm cho đến 4 giờ chiều, từng tốp 10 người bịdẫn ra khu vườn phía sau nhà kho, rồi bị cảnh sát anninh hành quyết. Tổng cộng có 172 đàn ông và những cậubé trên 16 tuổi bị bắn ở đây. Thêm 19 dân làng đanglàm việc trong hầm mỏ Kladno sau đó bị bố ráp và giảiđến Prague.

7 phụ nữ bịđưa đến Prague để chịu hành quyết. Những phụ nữcòn lại trong ngôi làng, gồm 195 người, bị mang đếntrại tập trung Ravensbrueck ở Đức. Cuối cùng, 7 ngườivào phòng hơi ngạt, 3 "biến mất" và 42 chết vì bịđối xử tệ hại. 4 phụ nữ Lidice đang mang thai đượcđưa đến bệnh viện phụ sản, trẻ sơ sinh bị giết,rồi các bà mẹ được đưa trở lại Ravensbrueck.

Phải ghi nhậnlà ngươi Đức không bắn trẻ em của Lidice, những đứatrẻ giờ đây có cha bị giết và mẹ bị vào tù. Chúngđược đưa đến một trại tập trung tại Gneisenau. Tổngcộng có 90 em và trong số này có 7 em dưới một tuổi.Những đứa trẻ này được Quốc xã chọn sau khi các"chuyên gia chủng tộc" của Himmler xem xét, để đượcđưa đến Đức, được nuôi dưỡng thành người Đứcdưới tên họ Đức. Còn những đứa trẻ khác đều bịxử lý.

Chính phủ TiệpKhắc trình cho Toà án Nuremberg một báo cáo chính thức vềvụ Lidice, kết luận: "Mọi dấu vết của lũ trẻ đềuđã biến mất."

May thay, sau nàycó một số dấu vết khác đã được tìm ra. Tôi còn nhớvào mùa thu 1945, tôi đã đọc được các bài báo ở vùngdo Đồng minh kiểm soát về các bà mẹ sống sót đã đăngtải, nhờ kêu gọi dân Đức giúp tìm ra tung tích củacon cái họ. Có 17 em đã được tìm ra và được đưa vềcho các bà mẹ ở Tiệp Khắc.

Phần còn lạicủa ngôi làng Lidice đã bị xoá sạch. Sau khi hành quyếtmọi đàn ông và giải đi tất cả phụ nữ và trẻ em,cảnh sát an ninh đốt trụi ngôi làng, đặt chất nổ phátan đống đổ nát rồi san phẳng.

Dù trở thànhđiển hình của sự tàn bạo của Quốc xã, nhưng Lidicekhông phải là ngôi làng duy nhất chịu kết cục dã mannhư thế. Có một ngôi làng khác, Lezhaky ở Tiệp Khắc vàcó thêm vài làng nữa ở Ba Lan, Liên Xô, Hy Lạp và NamTư. Ngay cả ở Tây Âu, Đức cũng lặp lại những điểnhình đó. Và trong phần lớn trường hợp – như làngTelevaag ở Na Uy – đàn ông, phụ nữ và trẻ em chỉ đượcđưa đến trại tập trung, còn tất cả nhà cửa củangôi làng đều bị san phẳng.

Nhưng vào ngày10 tháng 6 năm 1944, thiếu 1 ngày là chẵn 2 năm sau vụLidice, một vụ tàn sát khác đã xảy ra tại làngOradour-sur-Glane, gần Limoges. Một toán binh sĩ thuộc Sưđoàn Das Reich của S.S., đã khét tiếng vì bạo lực ởLiên Xô, đến bao vây ngôi làng và ra lệnh cư dân phảitập trung tại quảng trường trung tâm. Binh sĩ S.S. nóivới họ rằng có tin báo chất nổ được cất giấutrong ngôi làng, họ sẽ lục soát và kiểm tra giấy tờcủa cư dân. Rồi họ giam tất cả 652 người, lùa đànông vào các nhà kho, phụ nữ và trẻ em vào nhà thờ. Rồicả ngôi làng bị thiêu rụi. Những người đàn ông nếukhông chết cháy thì cũng bị bắn chết. Quân Đức cũngbắn phụ nữ và trẻ em trong nhà thờ, rồi nổi lửa đốtđi tất cả. 3 ngày sau, Giám mục địa phận Limoges tìmthấy xác cháy thành than của 15 trẻ em chất thành đốngphía sau bục hành lễ.

9 năm sau, vàonăm 1953, một toà án quân sự Pháp xác nhận có 642 người– gồm 245 phụ nữ, 207 trẻ em và 190 đàn ông bị tànsát. 10 người sống sót. Dù bị phỏng nặng, nhưng họđã giả chết và thoát được.

Toà án tuyên 20bản án tử hình cho nhóm binh sĩ S.S. nhưng chỉ thi hànhán đối với 2 người, giảm án cho 18 người còn lạithành những án tù từ 5 đến 12 năm. Trung tướng S.S.Heinz Lammerding, Tư lệnh Sư đoàn Das Reich, bị án tử hìnhvắng mặt. Theo tôi được biết, người ta đã không baogiờ tìm được ông ta. Chỉ huy nhóm binh sĩ tạiOradour-sur-Glane, Thiếu tá Otto Dickman, tử trận tạiNormandy vài ngày sau khi gây ra vụ việc.

Giống nhưLidice, Oradour-sur-Glane không bao giờ được xây dựng lại.Đống tro tàn đổ nát vẫn là đài kỷ niệm Trật tựMới của Hitler ở châu Âu. Khung nhà thờ bị cháy nổibật giữa vùng đồng quê yên bình như để nhắc nhở vềmột ngày tháng Sáu đẹp trời, ngay trước mùa thu hoạch,cư dân nơi đây đã bất ngờ bị thảm sát. Ở mộtkhung cửa sổ có một tấm biển đề: "Madame Rouffance,người sống sót duy nhất tại nhà thờ, trốn thoát quacửa sổ này." Trước tấm biển là hình tượng ChúaJesus gắn trên một cây thánh giá nhỏ đã gỉ sét.

Như đã ghi ởđầu chương này, đấy chỉ là những khởi đầu cho Trậttự Mới của Hitler và cũng là phần nổi của Đế chếCôn đồ Quốc xã ở châu Âu. May thay cho nhân loại, Trậttự Mới đã bị tiêu diệt ngay khi mới khởi phát –không phải do nhân dân Đức nổi lên chống lại sự bạotàn, mà do quân Đức thất trận và tiếp theo là do sựsụp đổ của Đế chế Thứ Ba.


 kế hoạch hoàn thiện nào cho Trật tự Mới,nhưng từ những tài liệu tịch thu được và từ các sựkiện đã diễn ra, ta có thể thấy Hitler biết rõ là ôngta muốn Trật tự ấy sẽ như thế nào. Đó là một châuÂu do Quốc xã thống trị. Nước Đức chủ nhân sẽ khaithác nguồn tài nguyên của cả châu Âu để cung phụngcho mình. Người Đức sẽ bắt cả châu Âu làm nô lệcho họ, đồng thời tiêu diệt những "thành phần khôngmong muốn" – trên hết là người Do Thái và thêm nhữngdân tộc Slav ở phía Đông, đặc biệt là giới trí thứcSlav.

Người Do Tháivà những dân tộc Slav bị xem là những chủng người hạđẳng. Đối với Hitler, họ không có quyền sống, ngoạitrừ một số người Slav có thể được sử dụng như nôlệ để lao động trên đất nông nghiệp và hầm mỏ chonước Đức chủ nhân. Các thành phố lớn ở Đông Âu sẽbị san bằng vĩnh viễn: Moscow, Leningrad và Warsaw. Ngay vàongày 18 tháng 9 năm 1941, Hitler đã chỉ thị cụ thể là"quét Leningrad khỏi bề mặt Trái đất" sau khi bao vâythì "san bằng" thành phố này bằng bom và đại pháo,cùng lúc tiêu diệt tất cả cư dân (3 triệu người). Nềnvăn hoá của người Nga và Ba Lan và những dân tộc Slavsẽ bị xoá hẳn và họ sẽ không nhận được nền giáodục. Những cơ sở công nghiệp sẽ bị tháo gỡ và vậnchuyển về Đức. Dân thường sẽ bị quản thúc trongnhững trang trại để sản xuất thực phẩm cho ngườiĐức, chỉ được phép giữ lại một phần sản lượngvừa đủ để tồn tại. Cả châu Âu, như các nhà lãnhđạo Quốc xã nói, sẽ "vắng bóng người Do Thái".

Ngày 4 tháng 10năm 1943, trong bài diễn văn mật phát biểu với sĩ quanS.S. tại Posen, Heinrich Himmler nói: "Tôi không cần biếtchuyện gì xảy ra với người Nga hoặc người Séc." Vàothời gian này – với chức vụ Tư lệnh S.S. kiêm Chỉhuy trưởng Cảnh sát toàn nước Đức – Himmler có vịthế quan trọng thứ hai sau Hitler, nắm quyền sinh sát của80 triệu người Đức và gấp đôi số này trên nhữnglãnh thổ bị Đức thôn tính.

Himmler nói tiếp:

"Nếu những chủng tộc códòng máu tốt như ta, ta sẽ nhận, nếu cần thì sẽ bắtcóc con cái của họ và nuôi chúng ở đây với ta. Tôikhông màng liệu các chủng tộc khác sẽ sống trong giàucó hay chết đói như gia súc, miễn là họ phục vụ tanhư nô lệ...

Tôi không cần biết liệu10.000 phụ nữ Nga có ngã xuống vì kiệt sức trong khi đàomột hố chống thiết giáp hay không, miễn là hố chốngthiết giáp ấy được hoàn tất cho nước Đức..."

Mộtthời gian dài trước bài phát biểu của Himmler tạiPosen, các lãnh đạo Quốc xã đã vạch ra ý tưởng và kếhoạch của họ nhằm nô lệ hoá những dân tộc Đông Âu.

Vào ngày 15tháng 10 năm 1940, Hitler có quyết định về tương lai củangười Séc, chủng tộc Slav đầu tiên mà ông ta thôntính. Quốc xã sẽ "đồng hoá" phân nửa bọn họ,phần lớn bằng cách mang họ về làm nô lệ cho Đức,đồng thời "loại trừ" nửa kia, đặc biệt là tầnglớp "trí thức".

2 tuần trướcđó, Lãnh tụ cũng bày tỏ ý tưởng về số phận củangười Ba Lan, chủng tộc Slav thứ hai mà ông ta sắp thôntính. Thư ký riêng trung thành của ông ta, Martin Bormann, đểlại một bản ghi nhớ dài về những kế hoạch của Quốcxã mà Hitler phác thảo cho Hans Frank, người sẽ là Toànquyền Ba Lan sau này và cho những quan chức khác.

"Người Ba Lan được sinhra để làm lao động cấp thấp... Không có chuyện cảitạo họ. Cần duy trì mức sống thấp ở Ba Lan và khôngcho họ phát triển... Người Ba Lan có tính biếng nhác nêncần thiết phải dùng biện pháp thúc đẩy để bắt họlàm việc... Mỗi năm có thể tìm nhân công mà Đế chếcần ở đây."

Cònđối với giới tăng lữ Ba Lan:

"Họ sẽ rao giảng nhữnggì ta muốn. Ta sẽ ngăn chặn những giáo sĩ này hành độngtheo cách khác. Nhiệm vụ của giáo sĩ là giữ cho ngườiBa Lan im lặng, ngu dốt và trì trệ."

Hơnnữa, còn cần phải đối phó với 2 giai cấp khác củaBa Lan:

"Nhất thiết phải nhớrằng giới thượng lưu không được phép hiện diện, dùviệc làm này nghe có vẻ tàn ác, nhưng phải tiêu diệthọ ở bất cứ nơi nào...

Chỉ có một người chủcủa dân tộc Ba Lan, đó là người Đức. Không thể có 2người chủ đứng bên nhau. Vì thế, phải tiêu diệt mọithành phần trí thức Ba Lan. Việc này nghe có vẻ tàn ác,nhưng đó là quy luật của cuộc sống."

Nỗiám ảnh của người Đức với tư tưởng mình là chủngtộc vượt trội và những dân tộc Slav phải làm nô lệcho họ trở nên đặc biệt hiểm độc đối với ngườiNga. Erich Koch, Cao uỷ Đế chế cho Ukraine, phát biểu trongmột bài diễn văn tại Kiev ngày 5 tháng 3 năm 1943:

"Chúng ta thuộc về chủngtộc vượt trội và phải điều hành một cách cứng rắnnhưng công bằng... Tôi sẽ khai thác tận lực lãnh thổnày... Tôi đến đây không phải để ban ơn... Người dânphải làm việc, làm việc và làm việc thêm nữa ... Chúngta nhất quyết đến đây không phải để ban ơn phước.Chúng ta đến đây để tạo nên một nền tảng cho chiếnthắng...

Chúng ta thuộc về chủngtộc vượt trội, nên nhớ rằng về mặt chủng tộc vàsinh học, một công nhân quèn người Đức cũng có giátrị gấp nghìn lần người dân ở đây."

Vàongày 23 tháng 7 năm 1942, khi quân Đức đang tiến đến gầnsông Volga và những mỏ dầu vùng Caucasus, thì MartinBormann, thư ký riêng cho Hitler và lúc đó đã là cánh tayphải của ông ta, gửi một bức thư dài cho Rosenberg lặplại quan điểm của Lãnh tụ, tóm tắt:

"Người Slav là để làmviệc cho ta. Lúc nào ta không cần họ thì họ có thểchết. Vì thế việc tiêm chủng phòng bệnh và dịch vụy tế của Đức cho họ là không cần thiết. Điều khôngtốt là người Slav sinh đẻ nhiều. Họ nên dùng nhữngphương tiện tránh thai hoặc phá thai càng nhiều càng tốt.Giáo dục là nguy hiểm. Họ chỉ cần biết đếm đến100 là đủ... Mỗi người có giáo dục là một kẻ thùtrong tương lai. Tôn giáo mà ta để lại cho họ là phươngthức đánh lạc hướng, về thực phẩm, họ chỉ nhận ởmức tuyệt đối cần thiết. Chúng ta là chủ nhân. Chúngta được ưu tiên."

Khiquân Đức lần đầu tiên tiến vào đất Nga, ở nhiềunơi họ được người dân – vốn từ lâu đã bị chếđộ hà khắc của Stalin khủng bố – ca tụng là nhữngngười giải phóng. Lúc đầu, binh sĩ Liên Xô bỏ hàngngũ trên diện rộng. Đặc biệt là ở vùng Baltic vốnchỉ bị Liên Xô chiếm đóng một thời gian ngắn và ởUkraine, nơi một phong trào độc lập chưa bị dẹp tan,nhiều người cảm thấy hạnh phúc được cứu thoát khỏiách Liên Xô – cho dù sự cứu thoát ấy do người Đứcmang lại.

Có một sốngười ở Berlin tin rằng nếu Hitler tỏ ra khôn khéo hơn,đối xử tử tế với dân địa phương và cam kết giảithoát họ khỏi chế độ Bolshevik (bằng cách cho họ hưởngquyền tự do tôn giáo, kinh tế và thiết lập những hợptác xã thật sự theo hình thức nông trại tập thể),thậm chí cả quyền tự trị, thì đáng lẽ Đức có thểchiếm được cảm tình của người Nga. Lúc ấy, ngườiNga chẳng những hợp tác với người Đức trên vùng bịchiếm đóng, mà còn trên những vùng khác để mong đượcthoát khỏi luật lệ hà khắc của Stalin. Nếu thế chếđộ Bolshevik sẽ sụp đổ và Hồng quân sẽ tan rã.

Nhưng tính bạotàn của Quốc xã và mục đích lộ liễu – thường đượctuyên bố công khai – nhằm bòn rút đất Nga, biến dânNga thành nô lệ và mang người Đức đến định cư chẳngbao lâu sẽ làm tiêu tán điều khả dĩ ấy.

Không ai tóm tắtchính sách tai hại ấy và những cơ hội bị bỏ lỡ hayhơn là chính một người Đức, Tiến sĩ Otto Bräutigam,nhà ngoại giao chuyên nghiệp và là Tổng cục phó Tổngcục Chính trị thuộc Bộ Lãnh thổ phía Đông củaRosenberg. Trong một báo cáo mật trình cho cấp trên ngày25 tháng 10 năm 1942, Bräutigam đã dám phân tích những sailầm của Quốc xã ở Liên Xô:

"Tại Liên Xô, khi ta tiếnvào, chúng tôi thấy dân địa phương chán ngán chủ nghĩaBolshevik và họ mong mỏi những khẩu hiệu mới chỉ raviễn cảnh của một tương lai tốt đẹp hơn cho mình.Chính nước Đức có nghĩa vụ tìm ra những khẩu hiệuấy, nhưng lại không có gì được nêu ra. Người dân địaphương hồ hởi chào đón chúng ta như là những nhà giảiphóng và họ còn tự đặt mình dưới sự điều hành củata."

Thậtra, có một khẩu hiệu mà người dân Nga chẳng bao lâu sẽnhận ra. Bräutigam viết tiếp:

"Với bản năng sẵn cócủa những chủng tộc phía Đông, những con người hồnnhiên chẳng bao lâu sẽ nhận thấy rằng đối với nướcĐức, khẩu hiệu 'Giải phóng khỏi chủ nghĩa Bolshevik'chỉ là cái cớ để đưa những chủng tộc phía Đôngvào vòng nô lệ theo cách của Đức... Chẳng bao lâu, côngnhân và nông dân [địa phương] sẽ nhận ra rằng Đứckhông xem họ như là cộng sự có quyền ngang nhau, mà chỉlà đối tượng cho những mưu đồ chính trị và kinh tế...Chúng ta gạt sang một bên tất cả kiến thức chính trịvà... xem những chủng tộc trên các lãnh thổ bị chiếmđóng phía Đông như là "người da trắng hạng hai" màƠn Trên ban cho chức năng phục vụ nước Đức như nhữngnô lệ..."

Bräutigamcho rằng có 2 yếu tố đã khiến cho người Nga chống lạiĐức: việc đối xử với tù binh Nga một cách dã man vàviệc bắt đàn ông và phụ nữ Nga làm nô lệ.

"Cả bạn lẫn thù đềubiết rằng hàng trăm nghìn tù binh Nga đã chết vì đóihoặc rét trong các trại của ta... Bây giờ chúng ta lạiphải trải qua cảnh ngộ kỳ quặc là phải tuyển chọnhàng triệu lao động từ các lãnh thổ bị chiếm đóngphía Đông, sau khi tù binh chết hàng loạt như ruồi nhặng...

Trong việc ngược đãi bấtchấp giới hạn hiện nay đối với nền nhân văn Slav,những phương pháp 'tuyển chọn' được áp dụng cólẽ chỉ bắt nguồn trong những giai đoạn đen tối nhấtcủa việc vận chuyển nô lệ... Không cần xét đến sứckhoẻ hoặc tuổi tác, con người đang được vận chuyểnđến nước Đức..."

Kremlincũng biết đến việc tù binh Nga bị thủ tiêu hàng loạtvà nhân lực Nga bị khai thác làm nô lệ. Ngay từ đầutháng 11 năm 1941, Molotov đã chính thức phản đối việc"thủ tiêu" tù binh chiến tranh Nga và tháng Tư năm sau,ông phản đối chương trình lao động nô lệ của Đức.

Bräutigam kếtluận:

"Chính sách của ta đã đẩycả 2 phe Bolshevik và quốc gia Nga vào một mặt trận chungchống lại ta. Người Nga hiện giờ đang chiến đấu vớilòng dũng cảm và hiện thân một cách phi thường đểđạt mục đích không gì khác hơn là được công nhậnvề phẩm giá con người."

Trongđoạn cuối của bản ghi nhớ dài 13 trang, Tiến sĩBräutigam yêu cầu thay đổi toàn bộ chính sách. Ông biệnluận: "Cần nói cho người Nga biết cụ thể về tươnglai của họ."

Nhưng đây chỉlà tiếng kêu lạc lõng giữa rừng thẳm Quốc xã. Như tađã biết, trước khi mở cuộc tấn công Hitler đã ra chỉthị phải làm gì với nước Nga và người Nga. Ông takhông phải là người có thể bị một người Đứcthuyết phục thay đổi, dù chỉ là thay đổi chút ít.

Ngày 16 tháng 7năm 1941, không đầy 1 tháng sau khi mở chiến dịch đánhLiên Xô và thấy một số lãnh thổ gần như nằm trongtầm tay, Hitler đã triệu Goering, Keitel, Rosenberg, Bormann vàBộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Lammers đến tổng hànhdinh tại Đông Phổ để nhắc nhở họ về những mụcđích của ông ta trên vùng đất mênh mông vừa thôn tínhđược. Cuối cùng thì tư tưởng của Hiler đã đượctrình bày rõ ràng trong quyển Mein Kampf về việc lấyđất ở Nga làm không gian sinh sống cho người Đức sắpthành hiện thực. Biên bản mật của Bormann (được trìnhra ở Nuremberg) cho thấy rõ ràng là Hitler muốn các cậnthần phải quán triệt ý định của mình. Tuy nhiên, ôngta nói không nên "công khai" những ý định này.

"Không cần thiết phảilàm [công khai] như thế nhưng điều chính yếu là ta biếtta muốn gì... Không được để cho ai nhận ra việc nàylà khởi đầu cho những vùng thuộc địa. Nhưng điều đócũng không ngăn ta thực hiện những biện pháp cần thiếtnhư: bắn hạ, tái định cư, v.v.. và ta bắt buộc phảithực hiện những biện pháp ấy."

Hitlernói, trên nguyên tắc,

"bây giờ công việc củata là cắt ổ bánh theo những nhu cầu để có thể:

trước hết, thống trị nó,

thứ hai, điều hành nó,

thứ ba, khai thác nó."

Hitlerbảo ông ta không màng đến việc Nga đã ra lệnh tiếnhành chiến tranh nhân dân phía sau các phòng tuyến Đức,vì "điều này sẽ giúp ta tiêu diệt bất kỳ ai chốnglại ta."

Hitler giảithích rằng Đức sẽ thống trị lãnh thổ Nga cho đếndãy núi Urals. Chỉ người Đức mới được phép mang vũkhí trên không gian bao la này. Rồi Hitler đi vào cụ thểphải làm gì với các phần của ổ bánh Nga:

"Sáp nhập cả vùng Balticvào nước Đức... Di tản mọi người nước ngoài ra khỏiCrimea và chỉ cho người Nga định cư, để nơi đây trởthành lãnh thổ của Đế chế... Chiếm lấy bán đảoKola vì có những mỏ niken lớn ở đây. Tiến hành sápnhập một cách cẩn thận Phần Lan như là một bang...Lãnh tụ sẽ san bằng Leningrad rồi giao cho người PhầnLan."

Theolệnh của Hitler, những mỏ dầu ở Baku sẽ trở thànhvùng "nhượng quyền cho Đức" và những quần cư ngườiĐức ở Volga sẽ được sáp nhập ngay. Khi đề cập vấnđề ai sẽ điều hành lãnh thổ mới, một cuộc tranh cãiđã bùng ra. Cũng có cả những tranh cãi về phương phápcai trị người Nga trong vùng đã thôn tính. Hitler đềxuất cảnh sát Đức được trang bị xe bọc thép. Goeringcho rằng không cần thiết: máy bay của Không quân sẽ"thả bom trong trường hợp nổi loạn". Goering còn bổsung:

"Dĩ nhiên là cần phảibình định vùng đất bao la này càng nhanh càng tốt. Giảipháp tốt nhất là bắn bỏ bất kỳ người nào trông cóvẻ lấm lét."

1năm trước đó, Goering đã nói với Ciano rằng "năm naysẽ có 20 đến 30 triệu người chết vì đói ở Nga" vàrằng "có lẽ như thế là tốt." Ông cũng nói tù binhNga đã bắt đầu "ăn thịt lẫn nhau."

Trên cương vịBộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền đứng đầu Cơ quan Kếhoạch Bốn năm, Goering cũng được giao nhiệm vụ khaithác kinh tế ở Liên Xô. "Cướp bóc" là cụm từ đúngnghĩa hơn, như Goering vạch rõ trong bài phát biểu ngày 6tháng 8 năm 1942 trước các uỷ viên Quốc xã điều hànhnhững lãnh thổ bị chiếm đóng:

"Lúc trước người tathường nói là cướp bóc, nhưng bây giờ nhiều việc cóvẻ đã nhân văn hơn. Dù thế tôi vẫn dự định sẽcướp bóc và cướp bóc tận lực."

Ítnhất về việc này, ông ta làm đúng như lời nói, khôngnhững ở Liên Xô mà còn ở khắp lãnh thổ châu Âu bịQuốc xã thôn tính. Tất cả đều là một phần của Trậttự Mới.

Ngày 23 tháng 5năm 1941, nhân viên Kinh tế của Goering ra chỉ thị: Pháhuỷ những khu công nghiệp của Liên Xô. Công nhân và giađình họ bị bỏ mặc cho chết đói. Chỉ thị ghi: "Cấmcứu giúp người dân ở đây để họ khỏi chết bằngcách mang thực phẩm từ vùng đất đen [Ukraine] đến."

QUỐCXÃ CƯỚP BÓC CHÂU ÂU


Takhông bao giờ biết được tổng giá trị bị cướp bóccủa Quốc xã, vì việc tính toán là quá sức người.Nhưng vẫn có sẵn vài con số, nhiều số liệu trong đólà từ chính người Đức, cho thấy lệnh của Goering đãđược thuộc hạ ông ta thi hành một cách triệt để.

"Mỗi khi các bạn nghĩ bấtkỳ thứ gì mà dân Đức có thể cần đến, thì phảilùng sục như chó săn vậy. Phải chiếm lấy... rồi mangvề Đức."

Nhiềuthứ đã được mang về, không chỉ hàng hoá và dịch vụ,mà còn dưới dạng tiền mặt và vàng. Mỗi khi quân Đứcchiếm được một lãnh thổ, thì nhân viên tài chính lạiđến tịch thu số vàng và cổ phần nước ngoài ở ngânhàng quốc gia của lãnh thổ ấy. Nhưng đó mới chỉ làbước đầu. Tính đến cuối tháng 2 năm 1944, Bá tướcSchwerin von Krosigk, Bộ trưởng Tài chính, liệt kê trịgiá tịch thu được là 48 tỉ mác (khoảng 12 tỉ USD),trong đó của Pháp chiếm hơn một nửa. Vào cuối cuộcchiến, biên nhận là khoảng 60 tỉ mác (15 tỉ USD), kểcả những khoản chi chính thức, "tín dụng" và "tiềnphạt". Theo ước tính của Mỹ, Đức đã bòn rút từcác nước bị chiếm đóng đến 104 tỉ mác (26 tỉ USD).

Nhưng có lẽngười ta không bao giờ ước lượng được trị giá tấtcả hàng hoá bị tịch thu và mang về Đức. Nhiều con sốđược trình ra trước Toà án Nuremberg, nhưng theo tôi đượcbiết, không chuyên gia nào có thể diễn giải và tínhtổng được. Ví dụ, Pháp ước tính người Đức đãchở đi (dưới hình thức "thuế hiện vật") 9 triệutấn ngũ cốc, 75% tổng sản lượng lúa mạch, 85% dầuhoả, 74% thép v.v.., với trị giá tổng cộng 184,5 tỉfranc Pháp.

Tại Nga, đấtnước đã bị tàn phá nặng nề nên Đức khó bòn rúthơn, nhưng tài liệu của Quốc xã cũng chứa đầy nhữngbáo cáo "giao nhận" từ Liên Xô. Ví dụ, trong năm1943, người Đức liệt kê các số lượng "giao nhận"là 9 triệu tấn ngũ cốc, 2 triệu tấn cỏ nuôi gia súc,3 triệu tấn khoai tây, 662.000 tấn thịt, uỷ ban Điềutra Liên Xô thêm 9 triệu con bò, 12 triệu con heo, 13 triệucon cừu và nhiều thứ khác – trong suốt thời gian chiếmđóng. Nhưng tổng giá trị "giao nhận" từ Liên Xô nhỏhơn là Đức mong đợi, vì người Đức đã tính ra làphải thu được khoảng 4 tỉ mác (1 tỉ USD). Theo mộtnghiên cứu về luật lệ Đức áp đặt cho Liên Xô, cólẽ Đức còn nhận được hơn thế nữa qua đường mậudịch thông thường.

Quốc xã thamlam còn tìm mọi cách vắt kiệt Ba Lan. Tiến sĩ Frank, Toànquyền tại Ba Lan, từng nói: "Tôi sẽ cố vắt kiệt từvùng đất này mọi thứ còn có thể vắt kiệt được."Đó là vào cuối năm 1942 và trong 3 năm kể từ thời điểmđó, ông liên tục khoe khoang rằng mình đã bòn rút rấtnhiều, đặc biệt là thực phẩm để nuôi người Đứctrên Đế chế. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng "nếuphương án mới được thi hành trong năm 1943, nửa triệungười tại Warsaw và vùng phụ cận sẽ mất thức ăn."

Tính chất củaTrật tự Mới tại Ba Lan được đề ra ngay sau khi Đứcthôn tính nước này. Ngày 3 tháng 10 năm 1939, Frank thôngbáo cho Quân đội về chỉ thị của Hitler:

"Chỉ điều hành Ba Lanbằng cách khai thác tận lực, xuất đi mọi hàng hậucần, nguyên vật liệu, máy móc, cơ sở chế tạo v.v..quan trọng cho nền kinh tế chiến tranh của Đức, bắtmọi công nhân phải phục vụ cho Đức, giảm nền kinh tếxuống đến mức tối thiểu, chỉ đủ cho người dân tồntại, đóng cửa tất cả cơ sở giáo dục, đặc biệt lànhững trường chuyên nghiệp và cao đẳng kỹ thuật nhằmngăn chặn giới trí thức mới ra đời. Phải xem Ba Lan làmột thuộc địa mới. Người Ba Lan phải là nô lệ choĐế chế Đại Đức."

RudolfHess, Phó Lãnh tụ Quốc xã, nói thêm rằng Hitler đã quyếtđịnh: "Không xây dựng lại Warsaw và Lãnh tụ cũngkhông có ý định tái thiết bất kỳ nhà máy nào."

Theo chỉ thịcủa Tiến sĩ Frank, Đức tịch thu mọi tài sản của cảngười Do Thái lẫn người Ba Lan mà không đền bù. Hàngtrăm nghìn trang trại của người Do Thái bị thu hồi vàgiao cho người Đức đến định cư. Tính đến ngày 31tháng 5 năm 1943, trong số 4 tỉnh của Ba Lan được sápnhập vào Đức (Đông Phổ, Posen, Zichenau và Silesia), gần700.000 trang trại với 15 triệu acre (6 triệu hécta) đã bị"chiếm hữu" và 9.500 trang trại với 6,5 triệu acre(2,3 triệu hécta) đã bị "tịch thu". Sự khác biệtgiữa "chiếm hữu" (nguyên tác: "seizure") và "tịchthu" (nguyên tác: "confiscate") không được giải thíchtrong các bảng số liệu được soạn chi li bởi "Vănphòng Bất động sản Trung ương", nhưng đối với ngườiBa Lan bị truất hữu thì điều đó chẳng có nghĩa lý gìcả.

Ngay cả bảovật nghệ thuật của những lãnh thổ bị chiếm đóngcũng bị cướp bóc và – tài liệu Quốc xã tịch thuđược cho thấy – theo lệnh cụ thể của Hitler vàGoering, những vật đó là để 2 người làm giàu cho bộsưu tập "cá nhân" của mình từ những vụ cướp bócấy. Vị Thống chế Đế chế phục phịch ước tính bộsưu tập của mình trị giá 50 triệu mác. Chính Goering làngười đi đầu trong việc cướp bóc các bảo vật nghệthuật. Ngay sau khi chiếm được Ba Lan, ông lập tức rachỉ thị tịch thu bảo vật nghệ thuật ở đây và trongvòng 6 tháng, một uỷ viên đặc biệt được bổ nhiệmđể thi hành lệnh này đã báo cáo rằng mình đã thu được"hầu như toàn bộ bảo vật nghệ thuật trên cả nước".

Nhưng phần lớnbảo vật nghệ thuật của châu Âu nằm ở chính nướcPháp và ngay sau khi Đức chiếm nước này, Hitler vàGoering đã ra lệnh tịch thu. Để thi hành công tác đặcbiệt ấy, Hitler bổ nhiệm Rosenberg thiết lập một cơquan đặc trách được Goering lẫn Keitel hỗ trợ. Keitelra lệnh cho quân đội ở Pháp rằng Rosenberg "có quyềnvận chuyển về Đức hiện vật văn hoá có giá trị vàphụ trách việc bảo quản. Lãnh tụ sẽ quyết địnhviệc sử dụng".

Ý tưởng củaHitler về "việc sử dụng" được trình bày trong mộtchỉ thị mật của Goering ngày 5 tháng 11 năm 1940, quy địnhcách thức phân phối tác phẩm nghệ thuật của Bảo tàngLouvre ở Paris:


Những tác phẩm nghệ thuật mà Lãnh tụ đã giành quyền sử dụng.

Những [tác phẩm nghệ thuật] cung cấp cho bộ sưu tập của Thống chế Đế chế [Goering]...

Những [tác phẩm nghệ thuật] thích hợp để chuyển đến các viện bảo tàng của Đức.

Chínhphủ Pháp phản đối việc cướp bóc bảo vật nghệthuật của đất nước họ, đồng thời tuyên bố rằngviệc này vi phạm Công ước Hague. Khi một chuyên gia nghệthuật Đức có tên Bunjes dưới quyền Rosenberg cả gan báocáo việc này cho Goering, con người phục phịch đã trảlời: "Ông Bunjes thân mến, để tôi lo việc này cho. Tôilà người phán xử cao nhất trong Nhà nước. Lệnh củatôi sẽ quyết định và ông phải tuân hành."

Và thế là theomột báo cáo của Bunjes – người duy nhất xuất hiệntrong lịch sử của Đế chế Thứ Ba về lĩnh vực này:

"Những tác phẩm nghệthuật thu được từ [Bảo tàng] Jeu de Paume để dành choLãnh tụ và những tác phẩm mà Thống chế Đế chế đãđịnh riêng cho mình sẽ được đưa lên 2 toa xe lửa nốivới chuyến tàu đặc biệt của Thống chế Đế chế...đi đến Berlin".

Tiếptheo sau đó vẫn còn những chuyến tàu khác. Theo một báocáo mật chính thức của Đức, tính đến tháng 7 năm1944 đã có khoảng 137 toa tàu chở 4.174 kiện gồm 21.903tác phẩm nghệ thuật, kể cả 10.890 bức hoạ. Tính đếntháng 1 năm 1941, Rosenberg ước lượng những tác phẩmnghệ thuật cướp từ Pháp trị giá 1 tỉ mác.

Người ta cóthể biện minh – tuy vẫn khó có thể chấp nhận – chohành động vi phạm Công ước Hague khi cướp bóc nguyênvật liệu, hàng hoá, thực phẩm khiến cho dân chúng vùngbị chiếm đóng bị thiếu thốn và đôi khi chết đói.Nhưng việc cướp bóc bảo vật nghệ thuật là không cólý do gì để biện minh, vì nó không phục vụ cho mụcđích chiến tranh. Đó chỉ là do tính tham lam của cá nhânHitler và Goering.

Nạn nhân trêncác vùng bị chiếm đóng có thể chịu đựng tất cảhành động cướp bóc – chiến tranh và chiếm đóng luôngây cực khổ như thế. Nhưng đây chỉ là một phần củaTrật tự Mới – phần nhẹ nhất. Chính việc cướp đicuộc đời con người mới khiến cho ta nhớ mãi về Trậttự Mới và cảm thấy may mắn khi nó chỉ diễn ra trongmột khoảng thời gian ngắn ngủi. Trong lĩnh vực này,Quốc xã tụt xuống đến mức tồi tệ chưa từng thấytrong lịch sử nhân loại. Hàng triệu đàn ông và phụ nữvô tội bị bắt làm công nhân nô lệ, hàng triệu ngườikhác bị tra tấn và hành hạ trong các trại tập trung vàhàng triệu người khác – chỉ riêng người Do Thái là 4triệu rưỡi – bị tàn sát một cách lạnh lùng hoặc bịcố tình bỏ đói cho đến chết, thân thể họ bị thiêucháy để xoá dấu vết.

Nhiều ngườithậm chí còn không thể nghĩ đến việc đã xảy ra nhữngcâu chuyện kinh hoàng khó tin ấy, nếu chính các thủ phạmkhông tự lập hồ sơ và khai ra. Trong phạm vi một cuốnsách, tôi phải bỏ qua hàng nghìn chi tiết và chỉ tómtắt ở đây dựa trên những chứng cứ không thể chốicãi, đây đó được xác minh bởi một số người cònsống sót.

LAOĐỘNG NÔ LỆ TRONG TRẬTTỰ MỚI


Tínhđến cuối tháng 9 năm 1944, có khoảng 7 triệu rưỡi dânthường nước ngoài làm lao động cho Đế chế Thứ Ba.Hầu như tất cả số người này đều bị bắt đi bằngvũ lực, bị đưa lên những toa tàu đóng kín, thườngkhông có thức ăn, nước uống và phương tiện vệ sinh,rồi bị đưa đi làm việc trong nhà xưởng, trên cánhđồng và tại hầm mỏ. Họ không chỉ phải lao động,mà còn bị hạ nhục, đánh đập, đói khát và thườngbị bỏ mặc cho đến chết vì thiếu ăn, thiếu quần áoấm và không có chỗ trú thân.

Thêm vào đó là2 triệu tù binh nước ngoài cũng bị đưa đi làm lao độngnô lệ tại những nhà máy chế tạo vũ khí và đạndược, mặc cho điều này đã vi phạm các Công ướcHague và Geneva, vốn quy định không được sử dụng tùbinh chiến tranh trong những công việc như thế. Bộ trưởngKhí tài và Vũ trang Albert Speer khai trước Toà án Nurembergrằng trong năm 1944, có 40% tù binh chiến tranh được sửdụng trong ngành sản xuất vũ khí, đạn dược và trongnhững nhà máy phụ trợ. Còn có thêm hàng trăm nghìn tùbinh chiến tranh bị bắt xây dựng pháo đài, tải đạnra mặt trận, thậm chí là điều khiển súng phòng không,bất chấp những công ước quốc tế mà Đức đã kýkết. Một tài liệu tịch thu được cho thấy vào năm1943, Thống chế Không quân Milch đã yêu cầu có thêm50.000 tù binh chiến tranh Nga để bổ sung vào con số30.000 đang phải điều khiển những pháo đội phòngkhông.

Khi đàn ông bịđưa đi làm lao động nô lệ cho Đế chế Thứ Ba, thìcác gia đình thường bị phân tán ra nhiều vùng cách biệtnhau trên nước Đức. Nếu đủ tuổi, trẻ em cũng bịbắt phải lao động. Ngay cả các tướng lĩnh hàng đầucủa Quân đội cũng hợp tác trong việc bắt trẻ em đilàm nô lệ. Một bản ghi nhớ ngày 12 tháng 6 năm 1944trong hồ sơ của Rosenberg cho thấy cách thức bắt nô lệtrên vùng bị chiếm đóng của Liên Xô.

"Tập đoàn quân Trung tâmdự định thu nhận 40 đến 50 nghìn trẻ ở lứa tuổi từ10 đến 14... và chở chúng về Đế chế. Đại Quân đoànThứ Chín ban đầu đề xuất việc này... Dự định sẽsử dụng số trẻ đó làm thợ tập sự... Các ngành nghềtại Đức hoan nghênh việc ấy vì nó giúp giảm thiểu sựthiếu hụt thợ tập sự.

Hành động này không nhữngnhắm vào việc ngăn chặn kẻ địch củng cố sức mạnhmà còn làm suy giảm tiềm năng sinh họccủa họ."

Bảnghi nhớ ghi là Tập đoàn quân Ukraine Bắc dưới quyềnThống chế Model cũng tham gia thực hiện những vụ bắtbớ đó.

Việc bắt giữcàng ngày càng thêm bạo lực. Khởi đầu là những phươngpháp tương đối nhẹ nhàng. Người đi ra từ nhà thờhoặc rạp chiếu phim bị bắt giữ. Đặc biệt ở phíaTây, lực lượng S.S. chỉ việc phong toả cả khu phố củamột thị trấn rồi bắt đi tất cả đàn ông và phụ nữtrong độ tuổi lao động. Ở phía Đông, nơi dân địaphương thường chống lại lệnh đi làm lao động, thìlàng mạc của họ sẽ bị đốt cháy, cư dân chạy ra sẽbị bắt và giải đi. Hồ sơ tịch thu được củaRosenberg chứa đầy những báo cáo của Đức về nhữngvụ việc như thế. Ở Ba Lan, ít nhất đã có 1 quan chứcnghĩ những chuyện đang xảy ra là quá đáng. Ông đã viếtcho Toàn quyền Frank:

"Việc săn lùng người mộtcách man rợ và tàn nhẫn được thi hành khắp nơi, từthị trấn đến nông thôn, trên đường phố, quảngtrường, nhà ga, ngay cả trong nhà thờ hay nhà riêng vàoban đêm, khiến cho cư dân hoang mang vì cảm thấy thiếuan ninh. Mọi người đều có nguy cơ bị cảnh sát bỗngnhiên bắt giữ ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào,rồi bị đưa đến trại tập trung. Không ai biết đượcchuyện gì sẽ xảy ra với người thân của mình."

Nhưngbắt giữ chỉ là bước đầu.Tình trạng vận chuyển họ còn tệ hại hơn. Một Tiếnsĩ Gutkelch nào đấy đã mô tả một trường hợp trongbáo cáo cho cơ quan của Rosenberg ngày 30 tháng 9 năm 1942,khi một đoàn xe lửa chở đầy lao động ở phía Đôngđang trên đường trở về thì gặp một đoàn xe lửa chởlao động Nga đi Đức.

"Vì có nhiều xác chếttrên xe lửa chở các lao động trở về, nên một thảmhoạ có thể xảy ra... Trên xe lửa này, một số phụ nữsinh con trong cuộc hành trình rồi trẻ sơ sinh bị ném rakhỏi cửa sổ. Những người bị bệnh lao và những bệnhlây lan qua đường tình dục đi cùng toa xe. Nhiều ngườihấp hối nằm mà không có lớp rơm lót, thậm chí còn cómột người chết bị ném lên nền đường sắt... Trêncác chuyến trở về hẳn cũng có tình trạng tương tự."

Đókhông phải là cách giới thiệu đầy hứa hẹn về Đếchế Thứ Ba, nhưng ít nhất nó cũng đã cho thấy nhữnggì sẽ diễn ra kế tiếp: đói kém, đánh đập, bệnhtật, giá lạnh, nơi ở không được ấm, quần áo mỏngmanh, rách rưới, lao động nhiều giờ mỗi ngày, chỉđược giảm thời gian lao động khi không còn đủ sứcđứng trên 2 chân.

Các tổ hợpcông nghiệp Krupp chuyên sản xuất súng, xe thiết giáp vàđạn dược là cơ sở thu dụng lao động điển hình, sửdụng một số lớn lao động nô lệ, kể cả tù binhchiến tranh người Nga. Có những lúc có đến 600 phụ nữDo Thái bị đưa đến làm việc ở đây. Bác sĩ WilhelmJaeger, "bác sĩ cao cấp" cho các nô lệ của Krupp, môtả trong tờ cung khai ở Toà án Nuremberg:

"Khi đến đó lần đầu,tôi thấy những phụ nữ này bị những vết thương mưngmủ và nhiều bệnh tật khác. Tôi là bác sĩ đầu tiênmà họ gặp trong ít nhất nửa tháng... Không có vật dụngy tế... Họ không có giày, chỉ đi chân không. Trang phụcduy nhất cho mỗi người chỉ là một chiếc áo với nhữnglỗ cho đầu và hai tay. Họ bị cạo trọc. Trại đượcrào bằng dây kẽm gai xung quanh và được canh giữ cẩnmật bởi nhân viên S.S.. Lượng thực phẩm trong trại rấtít và chất lượng rất kém. Ai nấy đều có bọ chét..."

Bácsĩ Jaeger báo cáo tình trạng với ban giám đốc của Kruppvà ngay cả bác sĩ riêng của giám đốc, nhưng đều vôích. Những báo cáo của ông về các trại lao động nôlệ cũng không mang đến sự cải thiện nào. Ông kể lạitrong tờ cung khai về thực trạng ở 8 trại công nhânngười Nga và Ba Lan: quá đông đúc làm lây lan bệnh tật,thiếu thực phẩm, thiếu nước, thiếu nhà vệ sinh, nhiềuchấy rận, ruồi muỗi, chuột bọ gây bệnh truyền nhiễm...

Nói chung, laođộng nô lệ phía Tây được đối xử tốt hơn ngườitừ phía Đông vốn bị xem như cặn bã của xã hội.Nhưng sự khác biệt chỉ là tương đối, như bác sĩJaeger mô tả một trong những trại của Krupp chứa tùnhân chiến tranh Pháp:

"Họ bị giam gần 1 nămrưỡi trong cũi chó, nhà tiểu và nhà làm bánh cũ. Cáccũi chó cao chưa đến 1 m, dài chưa đến 3 m, rộng chưađến 2 m. 5 người ngủ trong một cũi. Họ phải bò vàobằng 2 tay 2 chân... Trong trại thậm chí còn không có nướcdùng."

Ngoàiviệc tiếp nhận hàng nghìn lao động nô lệ cả dânthường và tù binh cho những nhà máy ở Đức, công tyKrupp còn xây một nhà máy gần trại thủ tiêu tạiAuschwitz, nơi người Do Thái làm việc đến kiệt sức rồibị xả khí độc cho chết.

Sau chiến tranh,Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tập đoàn Krupp làNam tước Gustav Krupp von Bohlen und Halbach bị khởi tố tạiToà án Nuremberg là tội nhân chiến tranh chính, nhưng do"tình trạng thể chất và tinh thần" nên không bị đưara xét xử. Sau đó ông bị Toà án Quân sự Nuremberg Mỹtuyên 12 năm tù. Ông qua đời năm 1950.

Người con traiAlfried Krupp, là chủ nhân duy nhất của công ty từ năm1943, cùng với 9 giám đốc bị khởi tố trước Toà ánQuân sự Nuremberg, nhận án 12 năm tù và bị tịch biêngia sản. Năm 1951, ông được ân xá khỏi nhà tù Landsberg(nơi Hitler ngồi tù năm 1924). Sau khi ra khỏi tù, ông quayvề nắm quyền điều hành công ty. Alfried Krupp đượcnhận lại tài sản công ty và gia sản cá nhân trị giákhoảng 10 triệu USD. Các Chính phủ Đồng minh ra lệnhgiải tán công ty nhưng Alfried Krupp vẫn né tránh. Vào thờiđiểm cuốn sách này được viết ra (1959), với sự chấpthuận của chính quyền Tây Đức, ông tuyên bố sẽ khônggiải tán công ty mà còn mua thêm những nhà máy khác.

Khoảng 2 triệurưỡi lao động nô lệ – phần lớn thuộc những chủngtộc Slav và người Ý – bị bắt làm việc ở nông trạitrên nước Đức, nhưng cuộc sống của họ vẫn khá hơnmột chút so với những nhà máy ở thành phố. Trong sốtài liệu tịch thu được, có một chỉ thị ngày 6 tháng3 năm 1941 với tựa đề "Đối xử với nhân công nôngnghiệp nước ngoài thuộc quốc tịch Ba Lan", cũng đượcdùng để hướng dẫn đối với những người thuộcnhững quốc tịch khác:

"Lao động nông nghiệpthuộc quốc tịch Ba Lan không có quyền khiếu nại... Cấmnghiêm ngặt việc đi lễ nhà thờ... Cấm nghiêm ngặtviệc đi xem kịch, chiếu phim hoặc những loại hình giảitrí khác... Cấm nghiêm ngặt quan hệ tình dục với phụnữ."

Theolệnh của Himmler năm 1942, lao động nô lệ có quan hệtình dục với phụ nữ Đức sẽ bị xử tử hình. Lệnhnày đặc biệt nhắm đến lao động nô lệ người Nga,quy định "đối xử đặc biệt" với những trườnghợp "vi phạm nghiêm trọng về kỷ luật, kể cả việctừ chối làm việc hoặc biếng nhác trong lao động".Đối xử đặc biệt có nghĩa là treo cổ. Cụm từ "đốixử đặc biệt" này được sử dụng rất thường xuyêntrong các tài liệu của Himmler và trong lối nói của Quốcxã.

Cấm nông nô sửdụng "xe lửa, xe buýt hoặc phương tiện chuyên chởcông cộng khác". Hiển nhiên việc này là nhằm ngănnông nô trốn thoát.

"Tuyệt đối cấm tuỳtiện thay đổi nghề. Nông nô phải làm việc chừng nàomà người chủ muốn. Không có hạn chế về thời gianlàm việc...

Người chủ có quyền trừngphạt nông nô... Nếu có thể, tách họ ra khỏi cộng đồngđể đưa vào chuồng nuôi gia súc, v.v.. Không được cólòng thương xót mà ngần ngại việc này."

Ngaycả phụ nữ thuộc những chủng tộc Slav bị đưa đếnlàm người giúp việc cho các gia đình ở Đức cũng bịxem là nô lệ. Đầu năm 1942, Hitler ra lệnh cho Sauckel, Bộtrưởng Đặc mệnh Toàn quyền Cơ quan Sử dụng Lao động,tập hợp nửa triệu phụ nữ Slav "nhằm làm giảm gánhnặng cho người nội trợ Đức". Sauckel đề ra nhữngđiều kiện làm việc trong những gia đình Đức:

"Không được xin có thờigian tự do... Người giúp việc phụ nữ gốc phía Đôngchỉ được ra khỏi nhà người chủ để lo việc gia đìnhcủa họ... Cấm đi đến nhà hàng, rạp chiếu phim, nhàhát và những cơ sở giải trí tương tự. Cũng cấm đilễ nhà thờ..."

Hiểnnhiên là phụ nữ cũng cần thiết gần như nam giới trongchương trình lao động nô lệ của Quốc xã. Trong sốkhoảng 3 triệu dân thường người Nga làm lao động nôlệ, trên phân nửa là phụ nữ. Phần lớn trong số họphải làm những công việc nặng nhọc ở nông trại vànhà máy.

Việc bắt hàngtriệu người ở các vùng bị xâm lăng làm lao động nôlệ cho Đế chế Thứ Ba không chỉ là biện pháp trongthời chiến. Từ những lời phát biểu của Hitler,Goering, Himmler và những nhân vật khác – và đấy chỉlà số ít – nếu Đức Quốc xã còn kéo dài, thì Trậttự Mới sẽ là sự cai trị của chủng tộc Đức ưuviệt trên một đế chế nô lệ bao la trải dài từ ĐạiTây Dương đến dãy núi Urals. Chắc chắn là các chủngtộc Slav ở phía Đông sẽ bị đối xử tệ hại nhất.

Như Hitler khẳngđịnh vào tháng 7 năm 1941 – chỉ 1 tháng sau khi Đức tấncông Liên Xô – đó là những kế hoạch của ông vềviệc chiếm đóng sẽ bao gồm cả sự "định cư cuốicùng". Một năm sau, vào cao trào của cuộc chinh phụcnước Nga, ông trách mắng các phụ tá:

"Đối với hàng trăm triệudân Slav kỳ quặc, ta sẽ đúc những người khá nhấttrong bọn họ thành khuôn khổ hợp với ta và ta sẽ côlập những người còn lại vào trong chuồng heo, còn bấtkỳ ai nói về việc coi trọng cư dân địa phương và vănminh hoá thì sẽ đi ngay vào trại tập trung."

TÙBINH CHIẾN TRANH


Đốivới hàng triệu tù binh chiến tranh, làm công nhân nhà máyhoặc khổ sai chiến trường là đỡ lo nhất. Điều quantrọng nhất đối với họ là giữ được mạng sống chođến khi chiến tranh kết thúc. Nếu họ là người Nga thìcơ may rất ít. Số tù binh người Nga là khoảng 3,8 triệutrong tổng số khoảng 5,75 triệu tù binh. Khi Đồng minhgiải thoát các trại tù binh vào năm 1945, chỉ còn khoảng1 triệu người còn sống. Khoảng 1 triệu người đượctrả tự do hoặc được phép làm việc trong những đơnvị tập thể do Quân đội Đức thành lập. 2 triệu ngườiNga chết trong các trại tù binh của Đức, chủ yếu làdo đói khát, giá lạnh và bệnh tật. Người ta không baogiờ biết gần 2 triệu người Nga còn lại sống chết rasao và tại Toà án Nuremberg lại có ý kiến cho rằng phầnlớn đã chết vì những lý do nêu trên hoặc bị lựclượng S.D. hành quyết.

Phần lớn tùbinh Nga bị Đức đều bị bắt trong giai đoạn đầu củachiến dịch, trong những trận đánh bao vây từ 21 tháng 6đến 6 tháng 12 năm 1941. Đúng là khó chăm sóc thoả đángcho số người đông đảo như thế giữa chiến trườngác liệt và đà tiến quân vũ bão. Nhưng quân Đức khôngbao giờ có động thái muốn chăm sóc. Mà thực ra, hồ sơQuốc xã đã cho thấy nhiều tù binh Nga bị cố tình bỏđói hoặc chịu lạnh giá ngoài trời cho đến chết trongmùa Đông 1941-1942.

Theo Rosenberg,thái độ của nhiều quan chức Quốc xã là "Tù binh chếtcàng nhiều thì càng tốt cho ta."

Alfred Rosenberg,Bộ trưởng Lãnh thổ phía Đông, không phải là một Đảngviên Quốc xã có nhân tính, nhất là đối với ngườiNga, đồng hương cũ của ông. Nhưng ngay cả ông này cũngxúc động đến mức phản đối cách đối xử với tùbinh Liên Xô trong một bức thư gửi Tướng Keitel đềngày 28 tháng 2 năm 1942. Đó là khi đợt phản công củaLiên Xô lên đến đỉnh điểm và với sự tham chiến củaMỹ, Đức nhận ra họ có thể thất trận và do đó cóthể phải trả lời về những tội ác chiến tranh củamình. Rosenberg viết:

"Số phận của các tùbinh chiến tranh Nga ở Đức là thảm kịch bi đát nhất.Trong số 3,6 triệu người, chỉ còn vài trăm nghìn ngườicó thể làm việc tốt. Một phần lớn còn lại đều đãchết đói hoặc chết vì thời tiết khắc nghiệt."

Rosenbergcho rằng có thể tránh được tình trạng này. Đức cóđủ lương thực để nuôi họ.

"Tuy nhiên, trong đa sốtrường hợp, chỉ huy các trại lại bị cấm mang thựcphẩm nuôi tù binh, mà bắt buộc phải để cho họ chếtđói. Ngay cả khi dẫn giải họ đến trại, dân thườngcũng bị cấm tiếp tế thực phẩm cho tù binh. Trong nhiềutrường hợp khi tù binh không thể đi theo kịp vì đóihoặc kiệt sức, họ sẽ bị bắn trước đôi mắt kinhhoàng của dân thường và xác của họ sẽ bị bỏ lại.Ở nhiều trại, không có chỗ trú thân cho tù binh. Họnằm giữa trời dưới mưa hoặc tuyết...

Cuối cùng, phải đề cậpđến việc bắn tù binh. Việc này là... coi thường đếnmọi hiểu biết chính trị. Ví dụ, trong nhiều trại,người châu Á bị bắn..."

Khôngchỉ người châu Á. Ngay sau khi phát động chiến dịchđánh Liên Xô, Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực và lựclượng S.S. đã thoả thuận với nhau để S.S. "sàng lọc"tù binh Liên Xô. Otto Ohlendorf, một trong những kẻ sátnhân khét tiếng nhất của S.D. tiết lộ trong 1 bản cungkhai:

"Tất cả người Do Tháivà quan chức của Liên Xô đều bị mang ra khỏi trại tùbinh và bị hành quyết. Theo tôi được biết, hành độngnày được thực hiện trong suốt chiến dịch Liên Xô."

Nhưngvẫn tồn tại một khó khăn. Đôi lúc tù binh Nga quá kiệtsức nên không thể đi đến nơi hành quyết. Thấy vậy,Heinrich Mueller, Chỉ huy trưởng Mật vụ liền phản đối:

"Chỉ huy các trại tậptrung đang than phiền là có từ 5 đến 10% tù binh Nga chuẩnbị chịu hành quyết khi đi đến trại thì đã chết hoặcđang hấp hối... Cần đặc biệt ghi nhận là khi đi từnhà ga đến trại chẳng hạn, khá nhiều tù binh đã ngãgục giữa đường vì quá kiệt sức, chết hoặc gầnchết và 1 chiếc xe tải chạy phía sau phải nhặt xácchết. Không tránh khỏi là có người Đức trông thấynhững gì đang xảy ra."

Mậtvụ không màng đến việc tù binh Nga chết gục vì đóikhát hoặc kiệt sức, họ chỉ đơn giản là không muốndân Đức trông thấy cảnh tượng ấy. Vì thế, ngày 9tháng 11 năm 1941, Mueller ra lệnh:

"Kể từ hôm nay, những tùbinh Nga có dấu hiệu biết chắc là sẽ chết hoặc khôngđủ sức đi bộ, dù chỉ là một quãng ngắn, thì phảiđược loại ra khỏi chuyến vận chuyển đến trại tậptrung để hành quyết."

Muellerkhông bao giờ bị bắt sau chiến tranh. Lần cuối cùngngười ta trông thấy ông là vào ngày 29 tháng 4 năm 1945,trong boong-ke của Hitler. Một đồng nghiệp còn sống củaMueller cho rằng sau này ông làm việc cho một tổ chức màông vốn rất ngưỡng mộ – Mật vụ Liên Xô.

Vào năm 1942,khi Đức thấy hiển nhiên là cuộc chiến sẽ kéo dài hơnlà họ mong đợi và tù binh Nga sẽ là nguồn lao độngthiết yếu, Quốc xã thay đổi chính sách từ hành quyếtsang sử dụng họ. Himmler giải thích sự thay đổi nàytrong bài phát biểu với binh sĩ S.S. tại Posen năm 1943:

"Vào lúc ấy [1941], ta đãkhông đánh giá cao khối lượng nhân lực như hiện nay,ví dụ như nguyên liệu hay nguồn lao động. Không phảita tiếc vì mất đi nhiều thế hệ, mà vì bị mất nguồnlao động trong khi hàng chục và hàng trăm nghìn tù nhânchết vì kiệt sức và đói."

Vàothời điểm đó, các tù nhân chiến tranh đã bắt đầuđược cho ăn uống đầy đủ để có sức làm việc.Tính đến tháng 12 năm 1944, có khoảng 750.000 người, kểcả nhiều sĩ quan, phải làm lụng ở nhà máy vũ khí, hầmmỏ (sử dụng 200.000 người) và trên nông trường. Họbị đối xử một cách thô bạo, nhưng ít nhất họ cònđược sống. Ngay cả việc đóng dấu tù binh chiến tranhNga mà Tướng Keitel đề xuất cũng được bãi bỏ.

Cách đối xửtù binh chiến tranh phương Tây, đặc biệt là người Anhvà Mỹ, là tương đối nhẹ tay so với tù binh chiếntranh Nga. Có một số trường hợp bị sát hại, nhưngthường là do tính chất bạo lực và tàn nhẫn của cánhân chỉ huy. Một trường hợp như thế là việc hạ sát71 tù binh chiến tranh Mỹ gần Malmédy nước Bỉ ngày 17tháng 12 năm 1944.

Còn nhữngtrường hợp khác là do chính Hitler ra lệnh hành quyết tùbinh chiến tranh phương Tây, như trường hợp 50 phi côngAnh bị bắt vào mùa xuân 1944, sau khi trốn thoát khỏitrại Sagan. Trước Toà án Nuremberg, Goering nói ông "xemđó là sự cố nghiêm trọng nhất trong cả cuộc chiến"và Tướng Jodl gọi việc này "đúng là sát nhân".

Có lẽ đó làmột phần chính sách của Đức, được ban hành sau khinhững cuộc ném bom của Anh-Mỹ trở nên khốc liệt hơnkể từ 1943, nhằm khuyến khích hành quyết phi công Đồngminh sau khi họ nhảy dù xuống đất Đức. Dân thườngđược khuyến khích hạ sát phi công ngay sau khi họ chạmđất và một số người Đức đã bị xét xử sau chiếntranh vì tội này. Năm 1944, khi những cuộc ném bom củaAnh-Mỹ lên đến đỉnh điểm, Ribbentrop thúc giục hànhquyết tại chỗ các phi công nhưng Hitler lại có ý nươngtay hơn. Ngày 21 tháng 5 năm 1944, ông chỉ ra lệnh bắn vàodân thường hoặc những phi công được trang bị súngtrên xe lửa chở hành khách hay những máy bay Đức đã hạcánh khẩn cấp.

Đôi lúc cácphi công bị bắt sẽ được chuyển cho binh sĩ S.D. để"đối xử đặc biệt". Vì thế, khoảng 47 sĩ quan phicông Mỹ, Anh và Ha Lan đã bị hành quyết một cách tànnhẫn tại trại tập trung Mauthausen vào tháng 9 năm 1944.Một nhân chứng người Pháp tên Maurice Lampe đã bị giamgiữ trong trại, ông mô tả sự việc trước Toà ánNuremberg:

"47 sĩ quan đi chân đấtbị dẫn đến mỏ đá... Ở bậc thang dưới cùng, línhgác chất đá lên lưng họ và họ phải mang lên phíatrên. Trong chuyến đầu họ mang đá nặng khoảng 30 kg vàbị đánh đập... Trong chuyến thứ hai, đá nặng hơn vàngười nào gục xuống dưới sức nặng đều bị línhcanh đánh đập bằng dùi cui... đến tối 21 tử thi nằmla liệt dọc con đường. 26 người khác chết vào sánghôm sau."

Đólà cách thức "hành quyết" thông thường tạiMauthausen và được áp dụng cho nhiều tù binh Nga cũng nhưmột số đối tượng khác.

Từ năm 1942 –khi Đức bắt đầu thất thế – Hitler đã ra lệnh xửtử biệt kích Đồng minh (Dân quân kháng chiến Liên Xôđương nhiên là bị xử tử tại chỗ.). "Lệnh về Biệtkích" tối mật của Hitler ghi ngày 18 tháng 10 năm 1942nằm trong số tài liệu tịch thu được.

"Từ lúc này trở đi, phảigiết cho đến người cuối cùng tất cả những kẻ thùvới tên gọi là sứ mệnh biệt kích ở châu Âu hoặcchâu Phi khi bọn chúng chạm trán với binh sĩ Đức, khôngcần biết chúng có mặc quân phục hay được vũ trang,đang giao chiến hay đang tẩu thoát."

Trongmột chỉ thị bổ sung được ban hành cùng ngày, Hitlergiải thích đó là do sự thành công của biệt kích ĐồngMinh.

"Tôi bắt buộc phải ramột mệnh lệnh nghiêm ngặt là phải tiêu diệt binh sĩcủa địch và tuyên bố sẽ phạt nặng những ai khôngtuân thủ lệnh này... Phải tỏ rõ cho địch biết rằngtất cả binh sĩ phá hoại sẽ bị tiêu diệt, không cóngoại lệ, cho đến người cuối cùng.

Điều này có nghĩa là họkhông có cơ may nào trốn thoát... Không có trường hợpnào được đối xử theo quy định của Công ước Geneva...Nếu cần thiết phải hỏi cung mà chừa lại 1 hoặc 2người, thì phải bắn họ ngay sau khi hỏi cung."

Tộiác đặc biệt này dược giữ bí mật hoàn toàn. TướngJodl phụ trách hướng dẫn, gạch dưới để khẳng định:Lệnh này chỉ dành cho cấp chỉ huy và trong bất cứtrường hợp nào cũng không được để rơi vào tay địch.Họ được chỉ thị tiêu huỷ tất cả các bản sau khiđã ghi chú.

Lệnh này hẳnlà phải được in sâu vào tâm trí của cấp chỉ huy Đức,vì họ đã mang nó ra thi hành khá nhiều trong thực tế.Ta có thể kể ra vài trường hợp.

Vào đêm 22tháng 3 năm 1944, 2 sĩ quan và 13 binh sĩ thuộc Tiểu đoànThám báo 267 của quân Mỹ từ một tàu hải quân đổ bộlên phía sau phòng tuyến Đức ở Ý để phá một đườnghầm xe lửa giữa La Spezia và Genoa. Họ đều mặc quânphục và không mang theo quần áo dân sự. 2 ngày sau khi bịbắt, họ bị xử bắn vào ngày 26 tháng 3 mà không qua xétxử, theo lệnh của Tướng Anton Dostler, Tư lệnh Quân đoànLXXV của Đức. Sau chiến tranh, Dostler bị đưa ra toà ánquân Sự. Ông biện minh cho hành động của mình là chỉtuân hành Lệnh về Biệt kích của Hitler, cho rằng chínhông ta sẽ bị đưa ra toà án quân sự nếu không tuânlệnh. Nhưng Dostler vẫn bị án tử hình.

Một trườnghợp khác nữa là khi khoảng 15 người của nhóm đặcmệnh quân sự Anh-Mỹ – kể cả một phóng viên chiếntranh của hãng thông tấn Associated Press – tất cả đềumặc quân phục, nhảy dù xuống Slovakia vào tháng 1 năm1945. Họ đã bị hành quyết ở trại tập trung Mauthausentheo lệnh của Tiến sĩ Ernst Kaltenbrunner, người kế nhiệmHeydrich đứng đầu lực lượng S.D. và bị toà án quânsự của Mỹ xử tử hình. Nếu không nhờ lời khai củamột phụ tá chỉ huy chứng kiến vụ hành quyết, thì vụviệc đã không được đưa ra ánh sáng, bởi vì phần lớnhồ sơ về những cuộc xử tử hàng loạt ở trại nàybị tiêu huỷ.

CHẾĐỘ KHỦNG BỐ CỦA QUỐCXÃ TRÊN VÙNG CHIẾM ĐÓNG


Ngày22 tháng 10 năm 1941, một tờ báo của Pháp mang tên LePhare [Đèn hải đăng] đăng bản bố cáo:

"Các can phạm hèn nhátnhận tiền của Anh và Moscow đã hạ sát chỉ huy trưởngNantes buổi sáng ngày 20 tháng 10. Cho đến giờ vẫn chưabắt được những kẻ sát nhân.

Để chuộc lại tội ácnày, tôi ra lệnh bắn 50 con tin, bắt đầu sẽ là... Vàsẽ bắn thêm 50 con tin nữa, nếu từ bây giờ cho đếnnửa đêm 23 tháng 10 không bắt được thủ phạm."

Đâylà loại bố cáo quen thuộc trên những trang báo hoặcpanô đỏ viền đen xuất hiện ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, NaUy, Ba Lan và Liên Xô. Người Đức công khai tuyên bố tỷlệ không thay đổi là 100 trên 1 – tức là cứ 1 ngườiĐức bị giết thì họ sẽ hành quyết 100 con tin.

Việc bắt giữcon tin là thói quen từ lâu đời, ví dụ như trong Đếchế La Mã, nhưng ít được áp dụng trong lịch sử cậnđại, ngoại trừ bởi người Đức trong Thế chiến I,người Anh ở Ấn Độ và Nam Phi trong cuộc chiến1899-1902. Tuy nhiên, dưới chế độ Hitler, Quân đội Đứcđã bắt giữ con tin trên diện rộng suốt Thế chiến II.Tướng Keitel và các cấp chỉ huy thấp hơn đã ký hàngchục chỉ thị mật – được trình ra trước Toà ánNuremberg – ra lệnh bắt giữ và bắn con tin. Ngày 1 tháng10 năm 1941, Keitel chỉ thị: "Quan trọng là phải bắtgiữ những nhân vật hàng đầu có tiếng tăm hoặc thânnhân của họ." 1 năm sau, Tướng von Stuelpnagel, chỉ huyban quân quản ở Pháp, nêu rõ rằng "bắn người càngcó tiếng tăm thì càng dễ răn đe kẻ chống đối".

Đức đã hànhquyết tổng cộng 29.660 người Pháp trong cuộc chiến,chưa kể 40.000 người đã "qua đời" trong các nhàgiam. Số người bị hành quyết ở Ba Lan là 8.000, ở HàLan là khoảng 2.000. Tại Đan Mạch, Đức có chế độ"xoá sổ kẻ giết người" thay cho việc bắn con tinđược loan báo công khai. Theo lệnh cụ thể của Hitler,việc hành quyết người Đan Mạch để trả thù cho việcsát hại người Đức phải được thực hiện một cáchbí mật "theo tỷ lệ 5 trên 1".

Trong số nhữngtội ác chiến tranh mà trước Toà án Nuremberg TướngKeitel khai ra là đã thi hành theo lệnh của Hitler, "tệhại nhất trong tất cả" là Nacht und Nebel Erlass,có nghĩa là Lệnh Đêm đen và Sương mù. Himmler ban hànhlệnh kinh tởm này vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 để nhắmvào những dân thường không may trên những vùng đất bịchiếm đóng ở phía Tây. Giống như cái tên kỳ dị củanó, mục đích của lệnh này là bắt giữ "người nguyhại đối với an ninh của Đức" nhưng không hành quyếtngay, mà khiến cho họ mất tung tích trong đêm đen vàsương mù ở một vùng hẻo lánh nào đấy trên đất Đức.Gia đình nạn nhân sẽ không hề nhận được tin tức gìvề số phận của họ, ngay cả nơi chôn xác.

Ngày 12 tháng 12năm 1941, Keitel ra một chỉ thị làm rõ lệnh của Lãnhtụ: "Trên nguyên tắc, hình phạt cho những tội trạngchống nhà nước Đức là tử hình." Tuy nhiên,

"nếu tuyên án tù, ngay cảtù khổ sai hoặc chung thân, cho những tội trạng này thìsẽ bị xem như là dấu hiệu của sự yếu đuối. Chỉcó thể răn đe được hiệu quả qua án tử hình hoặcqua những biện pháp mà theo đấy, thân nhân của can phạmvà dân chúng không biết tới số phận của anh ta."

Tháng2 năm 1942, Keitel mở rộng Lệnh Đêm đen và Sương mù.Trong trường hợp không tuyên án tử hình trong vòng 8 ngàysau khi bắt giữ thì

"phải bí mật chuyển tùnhân đến Đức... những biện pháp này sẽ có hiệu lựcrăn đe bởi vì:


tù nhân sẽ biến mất mà không để lại dấu tích gì,

không đưa tin tức về nơi chôn hoặc số phận của họ."

Lựclượng S.D. được giao thi hành nhiệm vụ khủng khiếpnày và hồ sơ tịch thu được của họ chứa đầy nhữnglệnh có chữ "NN" (theo tiếng Đức, Nacht und Nebel –Đêm đen và Sương mù), đặc biệt phải giữ tuyệt đốibí mật nơi chôn xác nạn nhân. Toà án Nuremberg không thểlàm rõ bao nhiêu người đã mất tích trong "Đêm đen vàSương mù", nhưng xem dường rất ít người thoát chếtkhi bị ghép vào trường hợp này.

Tuy nhiên, hồsơ của S.D. cũng đưa ra vài con số khác liên quan đếnnạn nhân của tấn trò khủng bố ở Liên Xô, phụ tráchbởi các Đội Đặc nhiệm mà theo cách họ làm phải gọilà "Đội Thủ tiêu" thì đúng hơn. Con số đầu tiênđược tiết lộ một cách tình cờ tại Toà án Nuremberg.

Trước khi phiêntoà nhóm họp, Thiếu tá Whitney R. Harris của phía công tốMỹ thẩm vấn Otto Ohlendorf về những hành động trongchiến tranh của ông này. Ohlendorf đã đứng đầu Amt III(Tình báo nội bộ) của cơ quan RSHA, nhưng trong những nămcuối cùng của cuộc chiến, ông lại làm chuyên gia ngoạithương tại Bộ Kinh tế. Ông ta khai rằng chỉ ngoại trừ1 năm, thời gian còn lại ông ta làm việc ở Berlin. Khiđược hỏi đã làm gì trong 1 năm này, Otto Ohlendorf đáp"Tôi cầm đầu Đội Đặc nhiệm D."

Là một luậtsư và làm tình báo về những sự vụ Đức, lúc nàyHarris đã biết được ít nhiều về các Đội Đặcnhiệm. Thế nên, ông hỏi ngay:

"Trong năm cầm đầu ĐộiĐặc nhiệm D, đội của ông đã giết bao nhiêu đàn ông,phụ nữ và trẻ em?"

Harriskể lại, Ohlendorf đã nhún vai và trả lời không hề chầnchừ:

"90.000!"

Banđầu, Himmler và Heydrich tổ chức các Đội Đặc nhiệmđể đi theo Quân đội Đức tiến vào Ba Lan năm 1939 và ởđây, họ sẽ bắt giữ người Do Thái và đưa vào nhữngkhu biệt lập. Đến chiến dịch đánh Liên Xô, theo sựthoả thuận với Quân đội Đức, các Đội Đặc nhiệmđi theo để thực hiện bước đầu của "giải phápcuối cùng". 4 Đội Đặc nhiệm được thành lập chomục đích này: A, B, C và D. Ohlendorf chỉ huy Đội D từtháng 6 năm 1941 đến tháng 6 năm 1942, được giao phụtrách vùng cực Nam của Ukraine và biệt phái đến ĐạiQuân đoàn Thứ Mười Một.

Trước Toà ánNuremberg, khi được hỏi đã nhận lệnh gì, Ohlendorf trảlời:

"Lệnh là phải loại trừngười Do Thái và chính uỷ của Liên Xô."

"Và khi anh nói 'loạitrừ', có phải anh muốn nói 'giết'?"

"Vâng,tôi muốn nói là giết." Và Ohlendorf giải thích đó làgồm cả phụ nữ và trẻ em.

CHÁNHÁN: Lý do nào mà cả trẻ em cũng bị tàn sát?

OHLENDORF:Lệnh ban ra là phải tiêu diệt hoàn toàn dân Do Thái.

CHÁNHÁN: Ngay cả trẻ em?

OHLENDORF:Vâng.

CHÁNHÁN: Có phải tất cả trẻ em đều bị giết?

OHLENDORF:Vâng.

Khitrả lời thêm câu hỏi và viết bản cung khai, Ohlendorf môtả:

"Đội Đặc nhiệm đi vàomột làng hoặc thị trấn, ra lệnh cho công dân Do Thái cóđịa vị tập hợp tất cả người Do Thái cho mục đích'tái định cư'. Họ được yêu cầu giao lại mọi mónđồ có giá trị và trước khi hành quyết, họ đượclệnh giao ra quần áo mặc ngoài. Họ được chở bằng xetải đến nơi hành quyết, thường là trong những rãnhđào chống thiết giáp – lúc nào cũng phải đủ sốngười để hành quyết một lúc. Cách này là nhằm duytrì thời gian ngắn nhất từ lúc nạn nhân biết chuyệngì sẽ xảy ra với họ đến lúc thực hiện cuộc hànhquyết.

Rồi đội hành quyết bắnhọ, trong tư thế quỳ hoặc đứng, rồi ném xác họxuống rãnh đào. Tôi không bao giờ cho phép từng cá nhânbắn, mà ra lệnh vài người bắn cùng lúc để tránhtrách nhiệm cá nhân trực tiếp. Chỉ huy của các độikhác đòi nạn nhân nằm sấp xuống để bị bắn sau gáy.Tôi không chấp nhận phương pháp này."

"Tại sao?"

"Bởi vì, xét theo tâm lýhọc, đó là gánh nặng mà cả nạn nhân và người thựchiện hành quyết không thể chịu đựng được."

Vàomùa xuân 1942, Ohlendorf kể lại, lệnh của Himmler đưa đếnđể thay đổi phương pháp hành quyết phụ nữ và trẻem vì một số lý do sẽ được đề cập ở phần sau. Từlúc này, phải đưa phụ nữ và trẻ em lên "xe tải khí"được 2 công ty chế tạo đặc biệt.

"Bên ngoài không thể thấyđược mục đích thật sự của loại xe tải này. Nógiống như xe tải đóng kín, được chế tạo sao cho khinổ máy, khói xả được dẫn vào bên trong thùng xe khiếnngười bên trong chết ngạt trong vòng 10 đến 15 phút."

"Làm thế nào dẫn dụ nạnnhân bước lên xe?"

"Họ chỉ biết là mìnhđang được chuyển đến một địa điểm khác."

Ohlendorfthan phiền rằng việc chôn xác những nạn nhân trong xetải khí là gánh nặng cho Đội Đặc nhiệm. Một Tiếnsĩ Becker nào đấy, mà Ohlendorf cho là người chế tạo xetải khí, đã xác nhận than phiền của Ohlendorf. Tiến sĩBecker cũng chỉ ra cho cấp chỉ huy của mình rằng

"việc nạp khí không đượcthực hiện đúng cách. Để đạt kết quả nhanh, tài xếphải đạp ga đến mức tối đa. Người bị hành quyếtsẽ chết vì bị ngạt thở chứ không phải chìm vào giấcngủ."

Tiếnsĩ Becker là con người nhân đạo – tự ông cho là thế– nên hướng dẫn cách thay đổi:

"những chỉ dẫn của tôisẽ mang đến vài sự thay đổi... cái chết đến nhanhhơn và tù nhân sẽ ngủ một cách yên bình. Chẳng cònthấy những nét mặt nhăn nhúm và sự bài tiết như lúctrước."

Nhưng,theo lời khai của Ohlendorf, xe tải khí chỉ có thể hànhquyết mỗi lần từ 15 đến 25 người, hoàn toàn kém hiệuquả đối với việc tàn sát theo mức độ mà Hitler vàHimmler đã ra lệnh. Ví dụ, theo một báo cáo chính thứccủa Đội Đặc nhiệm, ở Kiev trong 2 ngày 29 và 30 tháng9 năm 1941, cần phải hành quyết 33.771 người, đa số làngười Do Thái.

Ohlendorf cùng 23bị cáo khác bị xét xử trước Toà án Quân sựNuremberg. 14 người bị án tử hình. Chỉ có Ohlendorf cùng3 người khác bị xử tử tại nhà tù Landsberg vào ngày 8tháng 1 năm 1951 – khoảng 3 năm rưỡi sau khi tuyên án.Những tử tội khác đều được giảm án.

Báo cáo củamột nhân chứng người Đức về một vụ hành quyếttương đối nhỏ đã được đọc lên trước Toà án Quânsự Nuremberg và khiến cho cử toạ nín lặng trong kinhhoàng. Đó là bản khai dưới lời tuyên thệ của HermannGraebe, quản trị viên và kỷ sư của một văn phòng chinhánh tại Ukraine của một công ty xây dựng Đức. Ngày 5tháng 10 năm 1942, ông này chứng kiến Đội Đặc nhiệm,được dân quân Ukraine tiếp tay, thực hiện việc hànhquyết tại Dubno nhằm thủ tiêu 5.000 người Do Thái ởthị trấn này.

"... Người đốc công vàtôi đi đến các hố. Tôi nghe từng loạt đạn súngtrường bắn nhanh phía sau một trong những mô đất...Những người bước xuống từ các xe tải – đàn ông,phụ nữ và trẻ em mọi lứa tuổi – phải cởi bỏ quầnáo theo lệnh của một binh sĩ S.S. đang cầm một cây roi.Họ đặt quần áo xuống nơi chỉ định, phân ra theogiày, trang phục ngoài và trang phục lót. Tôi thấy mộtđống giày khoảng 800 đến 1.000 đôi, những đống lớntrang phục lót và trang phục ngoài.

Không la thét hoặc khóc lóc,họ cởi bỏ quần áo, đứng xúm xít nhau theo từng giađình, hôn nhau, nói lời vĩnh biệt và chờ dấu hiệu củamột binh sĩ S.S. khác, đứng gần hố, cũng cầm một câyroi. Trong 15 phút đứng gần hố, tôi không nghe thấy mộtlời than vãn hoặc cầu xin nào...

Một phụ nữ già với máitóc bạc trắng đang bế đứa trẻ 1 tuổi, hát cho nónghe và cù lét nó. Đứa bé thầm thì một cách vui thú.Bố mẹ nó nhìn nó qua đôi mắt đẫm lệ. Người chađang nắm tay một cậu bé khoảng 10 tuổi và nhỏ nhẹnói chuyện với nó, cậu bé cố ghìm nước mắt. Ngườicha chỉ tay lên trời, xoa đầu đứa trẻ và có lẽ giảithích với nó điều gì đấy.

Vào lúc ấy, một binh sĩS.S. đứng gần hố thét lên câu gì đó cho đồng đội.Hắn ta đếm khoảng 20 người và ra lệnh cho họ đi đếnphía sau đống đất... Tôi còn nhớ rõ một cô gái, ngườithanh mảnh với mái tóc đen, khi đi qua gần tôi, chỉ vàomình và nói: '23 tuổi.'

Tôi đi vòng qua đống đấtvà thấy một nấm mộ khổng lồ. Những con người bịlèn chặt lên nhau nên chỉ thấy được đầu. Hầu nhưtất cả đều có máu chảy từ đầu xuống vai. Vài ngườivẫn còn cử động. Vài người nhấc tay lên và quay đầuđể cho thấy mình vẫn còn sống. Cái hố đã đầy đượckhoảng ⅔. Tôi ước tính có khoảng 1.000 người. Tôinhìn qua người có nhiệm vụ bắn hành quyết. Hắn ta làmột binh sĩ S.S., ngồi ở rìa đầu hẹp của cái hố,hai chân thòng xuống hố. Trên tay cầm một khẩu súngtrường và hắn đang hút điếu thuốc.

Nhóm người, hoàn toàn khoảthân, đi xuống vài bước và trèo qua đầu những ngườiđang nằm để đến chỗ binh sĩ S.S. chỉ định. Họ nằmxuống, trước những người chết hoặc bị thương, vàingười vuốt ve những người còn sống và thầm thì vớihọ. Rồi tôi nghe một loạt đạn. Tôi nhìn xuống hố vàthấy những thân người đang giãy giụa hoặc những cáiđầu bất động nằm phía trên những xác chết. Máu đangchảy từ cổ của họ.

Nhóm người kế tiếp điđến. Họ đi xuống hố đứng kề bên những nạn nhântrước rồi bị bắn."

Thếlà, hết nhóm này đến nhóm khác bị hành quyết. Sánghôm sau, người kỹ sư Đức trở lại hiện trường.

"Tôi thấy có khoảng 30người khoả thân nằm kề miệng hố. Vài người vẫncòn sống... Sau đó, những người Do Thái còn sống nhậnlệnh ném các tử thi xuống cái hố. Rồi chính họ phảinằm xuống để bị bắn sau gáy. Tôi thề trước ThượngĐế rằng đây hoàn toàn là sự thật."

Toàán Nuremberg không tính ra được đã có bao nhiêu ngườiDo Thái và chính uỷ Cộng sản bị các Đội Đặc nhiệmhành quyết, nhưng hồ sơ của Himmler, tuy lộn xộn, vẫncho thấy một vài số liệu.

Đội Đặcnhiệm D, với 90.000 nạn nhân, thi hành nhiệm vụ còn kémcác đội khác. Ví dụ ngày 31 tháng 1 năm 1942, Đội A ởphía Bắc báo cáo đã "hành quyết" 229.052 người DoThái ở vùng Baltic và Bạch Nga. Chỉ huy Đội A, FranzStahlecker, kèm theo một tấm bản đồ vào báo cáo chỉ sốngười bị xử tử – qua biểu tượng là quan tài – ởmỗi vùng. Chỉ riêng Lithuania đã có 136.421 người Do Tháibị sát hại, khoảng 34.000 người khác được tạm thờitha chết "vì họ cần cho lao động". Báo cáo cho biếtEstonia, một khu vực vốn đã có tương đối ít ngườiDo Thái, thì nay đã hoàn toàn "vắng bóng Do Thái".

Sau mùa Đôngkhắc nghiệt khiến nhiệm vụ chậm lại, đến mùa xuân1942, các Đội Đặc nhiệm tăng tốc trong công việc. Tínhđến ngày 1 tháng 7, có thêm khoảng 55.000 người Do Tháibị hành quyết ở Bạch Nga và trong tháng Mười, đã có16.200 cư dân Do Thái còn lại của khu biệt lập ở Minskbị hạ sát trong vòng 1 ngày. Vào tháng 11 năm 1942, Himmlerbáo cáo với Hitler rằng 363.211 người Do Thái đã bịgiết ở Liên Xô trong thời gian từ tháng Tám đến thángMười, nhưng có lẽ con số này là phóng đại để làmvui lòng nhà Lãnh tụ khát máu.

Ngày 31 tháng 8,Himmler ra lệnh Đội Đặc nhiệm hành quyết 100 ngườitrong nhà tù Minsk để ông ta xem cách thức như thế nào.Theo Bach-Zalewski, sĩ quan S.S. cấp cao có mặt lúc đó,Himmler đã gần ngất đi sau khi trông thấy hậu quả củaloạt đạn đầu tiên. Vài phút sau, khi loạt đạn kếtiếp không thể giết ngay 2 phụ nữ Do Thái, Himmler trởnên điên dại. Vì việc này, Himmler đã ra lệnh từ naytrở đi không được bắn phụ nữ và trẻ em, mà hànhquyết họ trong xe tải khí.

Theo KarlEichmann, Trưởng ban Người Do Thái của cơ quan RSHA, cácĐội Đặc nhiệm đã hành quyết 2 triệu người, đạiđa số là người Do Thái ở phía Đông. Nhưng gần nhưchắc chắn đây là con số phóng đại, vì có một điềulạ lùng nhưng có thật là các chỉ huy S.S. thường thổiphồng những con số để làm vui lòng Himmler và Hitler.Ngày 23 tháng 3 năm 1943, Chuyên viên Thống kê của Himmler,Tiến sĩ Richard Korherr, báo cáo rằng tổng cộng có633.300 người Do Thái ở Liên Xô đã "được tái địnhcư" – từ ngữ hoa mỹ chỉ việc hành quyết của ĐộiĐặc nhiệm. Điều đáng ngạc nhiên là con số này khátrùng hợp với những nghiên cứu sâu rộng của một sốchuyên gia. Cộng thêm 100.000 người bị sát hại trong 2năm cuối của cuộc chiến, có lẽ đây là con số kháchính xác.

Theo như tác giảđược biết, số lượng chính uỷ của Liên Xô bị cácĐội Đặc nhiệm hành quyết là không thể ước tính. Vìphần lớn những báo cáo của lực lượng S.D. đều gộpchung họ với người Do Thái. Trong báo cáo của Đội A đềngày 15 tháng 10 năm 1941, có 3.387 "Cộng sản" trong tổngsố 121.817 bị hành quyết, còn lại là người Do Thái.

"GIẢIPHÁP CUỐI CÙNG"


Mộtngày tháng 6 năm 1946 tại Toà án Nuremberg, 3 thành viêntrong nhóm công tố đã thẩm vấn Đại tướng S.S. OswaldPohl, người mà trong chiến tranh đã được giao thực hiệncác dự án xây dựng trại tập trung của Quốc xã. Pohllà sĩ quan hải quân trước khi gia nhập lực lượng S.S.,sau khi Đức đầu hàng thì ông đã cố lẩn trốn, đếntháng 5 năm 1946 mới bị bắt khi đang giả làm người làmthuê cho một nông trại.

Khi trả lờimột câu hỏi, Pohl dùng một cụm từ mà các công tốNuremberg, sau nhiều tháng đọc qua hàng triệu chữ củanhững tài liệu tịch thu được, đã bắt đầu thấyquen thuộc. Pohl khai rằng một đồng nghiệp nào đấy củaông có tên là Hoess, được Himmler sử dụng "trong giảipháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái".

Pohl được hỏi:"Đó là việc gì?"

Ông trả lời:"Việc thủ tiêu người Do Thái."

Khi cuộc chiếntiếp diễn, cụm từ "giải pháp cuối cùng" càng đượcsử dụng thường xuyên hơn trong từ vựng và hồ sơ củagiới chỉ huy Quốc xã. Có lẽ vẻ vô tội bề ngoàitránh cho họ nỗi băn khoăn nhắc nhở nhau ý nghĩa củanó là gì và cũng có lẽ họ nghĩ rằng nó sẽ che đậyđược tội lỗi của mình nếu các tài liệu này đượcđưa ra ánh sáng. Tại Toà án Nuremberg, phần lớn các chỉhuy của Quốc xã chối là họ không biết ý nghĩa cụm từnày, thậm chí Goering còn khai rằng mình chưa bao giờ sửdụng nó. Việc dịch sai khiến cho cụm từ thành "giảipháp mong muốn" được nêu ra tại phiên xử Goering, tạocơ hội cho Goering phủ nhận. Nhưng chẳng bao lâu sau, vụviệc đã bùng nổ.

Ngày 31 tháng 7năm 1941, Heydrich, Chỉ huy trưởng lực lượng S.D., nhậnchỉ thị của Goering trong khi các Đội Đặc nhiệm đangtất bật làm việc ở Liên Xô:

"Tôi giao cho anh nhiệm vụthực hiện mọi bước chuẩn bị liên quan đến... giảipháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái trên nhữnglãnh thổ ở châu Âu dưới ảnh hưởng của Đức...

Thêm nữa, tôi lệnh cho anhnộp cho tôi càng sớm càng tốt một bản dự thảo chỉra... những biện pháp đã được thực hiện nhằm hoàntất giải pháp cuối cùng cho vấn đề người Do Thái."

Heydrichbiết rõ Goering có ý gì trong từ ngữ ấy vì chính ôngđã sử dụng nó gần 1 năm trước, trong một buổi họpmật sau khi Ba Lan sụp đổ, trong đó ông đã phác thảonhững "bước đầu cho giải pháp cuối cùng", bao gồmviệc tập trung tất cả người Do Thái trong các khu biệtlập ở những thành phố lớn, nơi có thể đưa họ đếnsố phận cuối cùng một cách dễ dàng.

Trong một thờigian dài, chính Hitler đã nghĩ đến "giải pháp cuốicùng" và phát biểu công khai về việc này ngay cả khichiến tranh chưa khởi phát. Trong bài diễn văn đọc trướcNghị viện ngày 30 tháng 1 năm 1939, ông ta nói:

"Nếu những nhà tài chínhquốc tế người Do Thái... một lần nữa nhấn chìm cácquốc gia vào một cuộc chiến tranh thế giới, thì kếtquả sẽ là... sự tiêu diệt chủng người Do Thái ởkhắp châu Âu."

VớiHitler, đó là lời tiên tri và ông ta lặp đi lặp lại 5lần, ứng khẩu, trong những phát biểu công khai sau này.Chẳng có gì khác biệt khi không phải "những nhà tàichính quốc tế người Do Thái", mà chính ông ta sẽ làngười nhấn chìm các quốc gia vào một cuộc chiến tranhthế giới. Điều quan trọng đối với Hitler là bất cứkhi nào có chiến tranh thế giới, ông ta sẽ có cơ hộithi hành "sự thủ tiêu". Vào lúc cuộc tiến công LiênXô bắt đầu, Hitler đã đưa ra những chỉ thị cầnthiết.

"Lệnh Lãnh tụ về Giảipháp cuối cùng" được giới lãnh đạo Quốc xã biếtđến nhưng chưa hề được thể hiện trên giấy tờ –ít nhất là không thể tìm ra văn bản nào trong số tàiliệu tịch thu được của Quốc xã.Mọi chứng cứ cho thấy rằng cụm từ này đã đượctruyền đạt bằng miệng cho Goering, Himmler và Heydrich, rồinhững người này truyền xuống cấp dưới trong mùa hèvà mùa thu năm 1941. Một số nhân chứng tại Toà ánNuremberg khai rằng họ đã "nghe" nói đến nhưng chưatừng thấy văn bản. Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướngHans Lammers khai:

"Tôi biết lệnh của Lãnhtụ được Goering truyền tải đến Heydrich... Lệnh nàyđược gọi là 'Giải pháp Cuối cùng cho Vấn đề NgườiDo Thái'."

Nhưngcũng như nhiều người khác trước vành móng ngựa,Lammers khai rằng mình thật sự không biết gì về lệnhnày cho đến khi ý nghĩa của nó xuất hiện tại Toà ánNuremberg. Lammers nhận án tù 20 năm, nhưng tương tự nhưphần lớn Đảng viên Quốc xã khác, ông được giảm ánvà chỉ ngồi tù 6 năm. Cần ghi nhận ở đây là phầnlớn người Đức, ví dụ như tại Nghị viện Đức, đềukhông chấp nhận ngay cả những bản án nhẹ. Một sốnghi can mà Đồng minh giao cho Đức không bị truy tố –thậm chí là khi họ đã bị kết án giết người – cònmột số khác thì nhanh chóng tìm được việc làm trongChính phủ Cộng hoà Liên bang Đức.

Vào đầu năm1942, Heydrich nói đã đến lúc "giải quyết những vấnđề cơ bản" của "giải pháp cuối cùng". Để đạtmục đích này, ngày 20 tháng 1 năm 1942, Heydrich triệu tậpmột buổi họp gồm đại diện các bộ và ban ngành củalực lượng S.S.-S.D.. Biên bản buổi họp đóng vai tròquan trọng trong vài phiên xử của Toà án Nuremberg. DùQuân đội Đức bị thất thế ở Liên Xô, nhưng các cấplãnh đạo Quốc xã vẫn tin rằng Đức đã gần như thắngtrận và chẳng bao lâu sẽ thống trị cả châu Âu, kểcả Anh và Ireland. Vì thế, Heydrich nói với cử toạ gồmkhoảng 15 quan chức rằng "trong quá trình thực hiệnGiải pháp Cuối cùng cho vấn đề người Do Thái ở châuÂu, khoảng 11 triệu người Do Thái có liên quan". Rồiông ta kể ra con số ở mỗi quốc gia. Đế chế nguyênthuỷ còn 138.100 người Do Thái (trong tổng số 250.000người năm 1939), nhưng ở Liên Xô có đến 5 triệu,Ukraine có 3 triệu, Ba Lan 2 triệu rưỡi, Pháp 750.000 ngườivà Anh 330.000 người. Ông ta ngụ ý là cần tiêu diệt tấtcả là 11 triệu người.

Rồi ông ta giảithích rằng mình đã phải thực hiện công việc to tátnày như thế nào. Người Do Thái ở châu Âu trước hếtsẽ được chuyển đến phía Đông để lao động cho đếnchết và người có sức khoẻ cuối cùng sẽ bị hànhquyết. Còn hàng triệu người Do Thái đã sống ở phíaĐông thì sao? Tiến sĩ Josef Buhler, Phó Toàn quyền Ba Lan,cho biết hai triệu rưỡi người Do Thái ở Ba Lan sẽ "tạothành một hiểm hoạ lớn". Ông ta giải thích rằng họlà những "người mang mầm bệnh, những kẻ buôn bánchợ đen và hơn nữa không đủ khoẻ mạnh để lao động".Phương tiện vận chuyển 2 triệu rưỡi người này làchẳng thành vấn đề vì đã có sẵn. Tiến sĩ Buhler kếtluận:

"Tôi chỉ có một yêu cầulà phải giải quyết vấn đề người Do Thái trên lãnhthổ của tôi càng sớm càng tốt."

Sựnôn nóng này là điển hình trong giới lãnh đạo cao cấpcủa Quốc xã cho đến Hitler. Không ai trong bọn họ hiểuđược hàng triệu người Do Thái có giá trị như thếnào cho Đế chế nếu làm lao động nô lệ. Họ chỉ lolà bắt hàng triệu người Do Thái làm việc cho đến chếtthì sẽ mất thời gian. Vì thế, Hitler và Himmler quyếtđịnh dùng những biện pháp nhanh chóng hơn.

Chủ yếu có 2biện pháp chính. Thứ nhất là như ta đã biết: việc sáthại tập thể người Do Thái ở Liên Xô và Ba Lan do cácĐội Đặc nhiệm đảm trách, gây nên cái chết cho khoảng750.000 người.

Himmler nói vềbiện pháp này khi phát biểu với các tướng lĩnh S.S. tạiPosen ngày 4 tháng 10 năm 1943:

"... Phần lớn các anh đềubiết khi 100 xác chết nằm cạnh nhau, hoặc 500, hoặc1.000 thì là như thế nào. Thực hiện cùng một lúc –trừ những ngoại lệ do sự mềm yếu của con người...Đây là một trang sử vẻ vang của ta vốn chưa đượcviết và sẽ chẳng bao giờ được viết lại..."

Chắcchắn là Himmler, người gần như bất tỉnh khi chứng kiếnviệc hành quyết hàng trăm người Do Thái kể cả phụnữ, thấy phòng hơi ngạt có hiệu quả hơn và sẽ viếtnên trang sử vẻ vang cho Đức. Chính nhờ các trại tửthần này mà "giải pháp cuối cùng" đã đạt đến sựthành công một cách khủng khiếp.

TRẠITHỦ TIÊU


Tấtcả 30 trại tập trung chính của Quốc xã đều là nhữngtrại tử thần, nơi hàng triệu người bị tra tấn và bịbỏ mặc cho đói khát đến chết.Dù mỗi trại đều có hồ sơ ghi chép, nhưng phần lớnđều không đầy đủ và trong nhiều trường hợp, đềuđã bị thiêu huỷ khi quân Đồng minh tiến đến gần.Một phần hồ sơ còn sót của trại Mauthausen ghi 35.318người chết từ tháng 1 năm 1939 đến tháng 4 năm 1945.Chỉ huy trại này, Franz Ziereis, cho biết con số tổng cộnglà 65.000 người.

Vào cuối năm1942 khi Đức cần thêm lao động, Himmler ra lệnh giảmhành quyết ở các trại tập trung. Vì sự thiếu hụt laođộng, nên ông ta không vui khi nhận báo cáo là trong số136.700 người mà các trại tập trung nhận được trongthời gian tháng 6 năm 1942 đến tháng 11 năm 1942, có 70.610người chết, 9.267 người bị hành quyết và 27.846 "đượcchuyển đi". Tức là chuyển đến phòng hơi ngạt. Nhưthế thì chẳng còn lại bao nhiêu để lao động.

Nhưng chính cáctrại thủ tiêu đã làm nên những bước tiến cho "giảipháp cuối cùng". Trại lớn nhất và khét tiếng nhấtlà Auschwitz, gồm 4 phòng hơi ngạt khổng lồ và những lòthiêu người bên cạnh đã tạo nên công suất giết ngườivà chôn xác người vượt xa những trại khác –Treblinka, Belsec, Sibibor và Chelmno, tất cả đều nằm trênđất Ba Lan. Còn có những trại nhỏ khác gần Riga, Vilna,Minsk, Kaunas và Lwów, nhưng các trại này giết người bằngsúng thay vì bằng hơi ngạt.

Vào lúc caođiểm, gần giai đoạn cuối, trại Auschwitz lập kỷ lụcmới là mỗi ngày hành quyết được 6.000 người bằnghơi ngạt. Một trong những chỉ huy trưởng của trại nàylà Rudolf Hoess, lúc trước là can phạm giết người. Trongtờ cung khai cũng như lời khai ở vành móng ngựa, ông taluôn phóng đại về thành tích giết người của mình. BaLan tuyên án tử hình và tháng 3 năm 1947 treo cổ ông tatại Auschwitz, đúng ở nơi ông ta đã gây nên tội ácnặng nề nhất.

Theo lời Hoess:

"Giải pháp cuối cùng chovấn đề người Do Thái có nghĩa thủ tiêu mọi ngườiDo Thái tại châu Âu. Tháng 6 năm 1941, tôi nhận lệnhthiết lập cơ sở thủ tiêu tại Auschwitz...

Tôi đến trại Treblinka đểtìm hiểu xem họ thực hiện thủ tiêu như thế nào. Chỉhuy trưởng trại nói với tôi rằng ông đã loại trừ80.000 người trong vòng nửa năm. Ông quan tâm đến việcloại trừ cả người Do Thái trong khu biệt lập Warsaw.

Ông dùng loại khí carbonmonoxide và tôi nghĩ phương pháp này không hiệu quả lắm.Vì thế khi thiết lập cơ sở thủ tiêu tại Auschwitz, tôisử dụng loại khí Zyklon B, là acid prussic dạng tinh thểmà chúng tôi thả vào phòng hơi ngạt qua một cửa nhỏ.Mất từ 3 đến 15 phút để giết người trong phòng hơingạt, tuỳ điều kiện thời tiết.

Chúng tôi biết lúc nào họđã chết bởi vì đó cũng là lúc họ ngừng la thét.Chúng tôi thường chờ trong nửa tiếng đồng hồ rồi mởcác cửa và mang xác chết ra ngoài. Sau khi mang hết rangoài, nhóm đặc công của chúng tôi lấy đi nhẫn vàtháo vàng bịt răng của các xác chết.

Một cách cải thiện khácso với Treblinka là chúng tôi xây những phòng hơi ngạtchứa một lúc 2.000 người, trong khi ở Treblinka họ có 10phòng hơi ngạt, mỗi phòng chỉ chứa được 200 người."

RồiHoess giải thích việc "tuyển chọn" nạn nhân như thếnào, vì không phải tất cả tù nhân nhận vào đều bịhành quyết – ít nhất không phải cùng một lần, bởivì cần một số người làm việc cho các xưởng hoá chấtI. G. Farben và nhà máy của Krupp cho đến khi họ kiệt sứcvà sẵn sàng cho "giải pháp cuối cùng".

"Chúng tôi có 2 bác sĩS.S. tại Auschwitz để khám cho những tù nhân vừa đượcđưa đến. Một bác sĩ xem xét khi họ đi qua. Những ngườicòn đủ sức khoẻ sẽ được đưa vào trại. Nhữngngười khác thì đưa ngay vào nhà máy thủ tiêu. Trẻ emnhỏ tuổi thường bị thủ tiêu luôn vì chúng không thểlàm việc."

Hoessluôn thực hiện những chi tiết cải thiện trong kỹ thuậtgiết người hàng loạt.

"Một chi tiết khác chúngtôi thực hiện cải thiện hơn so với Treblinka là tạiTreblinka nạn nhân luôn biết họ sẽ bị giết, trong khitại Auschwitz chúng tôi đánh lừa nạn nhân để họ nghĩrằng họ sẽ qua quy trình trừ rận. Dĩ nhiên là họthường nhận ra ý định thật sự và thỉnh thoảng trongtrại cũng có sự nổi loạn và khó khăn. Thường thì phụnữ giấu con cái của họ dưới lớp áo nhưng dĩ nhiênkhi chúng tôi tìm ra, chúng tôi sẽ đưa trẻ em đi thủtiêu."

Chúngtôi được yêu cầu phải thực hiện việc thủ tiêutrong bí mật, nhưng dĩ nhiên mùi hôi thối buồn nôn từviệc thiêu đốt xác chết liên tục lan ra cả vùng vàmọi người sống xung quanh đều biết rằng việc thủtiêu đang xảy ra tại Auschwitz.

Hoess giải thíchrằng đôi lúc một số "tù nhân đặc biệt" – ámchỉ các tù binh chiến tranh Nga – sẽ bị giết bằngcách tiêm benzine. Ông ta còn nói thêm: "Bác sĩ của chúngtôi nhận lệnh viết giấy khai tử và có thể ghi bất kỳlý do nào cho cái chết."

Ta cần bổ sungở đây thêm lời khai làm chứng của các tù nhân sốngsót và các cai ngục. Việc "tuyển chọn" người DoThái nào lao động và người nào vào phòng hơi ngạt lậptức được thực hiện tại ngay nút giao đường sắt,ngay khi tù nhân bước xuống từ trên những toa tàu bịkhoá kín trong tình trạng cả tuần không có thức ăn vànước uống– vì nhiều người đến từ nơi xa như Pháp,Hà Lan và Hy Lạp. Dù có những cảnh đau lòng như táchrời vợ khỏi chồng hoặc con cái khỏi cha mẹ, nhưngkhông tù nhân nào biết số phận mình sẽ ra sao. Vàingười còn được phát những bưu thiếp đẹp đẽ đểhọ ký tên rồi gửi về cho thân nhân với dòng chữ insẵn:

"Chúng tôi rất khoẻ mạnhở đây. Chúng tôi có việc làm và được đối xử tửtế. Chúng tôi trông chờ mọi người đến đây."

Nhữngphòng hơi ngạt và những lò thiêu người bên cạnh, nhìngần trông không có vẻ gì là ghê gớm và người ta cũngchẳng thế nhận ra đó là cơ sở gì. Xung quanh là thảmcỏ viền bằng những luống hoa được chăm sóc cẩnthận, biển đề ở cửa ra vào chỉ ghi NHÀ TẮM. NgườiDo Thái không nghi ngờ gì cả, mà chỉ nghĩ họ đượcđưa vào nhà tắm để trừ rận vốn là vấn nạn thườngxuyên ở các trại. Và họ được đưa vào với cả âmnhạc làm nền!

Đúng thế:Trong trại, người ta chơi loại nhạc êm dịu. Như mộtngười còn sống sót kể lại, một dàn nhạc hoà tấugồm những "cô gái trẻ và xinh đẹp, tất cả đềumặc áo trắng và váy màu xanh nước biển", đượcthành lập trong số tù nhân. Trong khi những tù nhân khácđược chọn để đi vào phòng hơi ngạt, ban nhạc độcđáo này chơi những âm điệu tươi vui trong các vở nhạckịch The Merry WidowTales of Hoffmann.Không có gì trang nghiêm như nhạc của Beethoven. Nhạc nềncho chuyến đi vào cõi chết là những giai điệu nhẹnhàng và tươi tắn, rút ra từ những đoạn nhạc kịchdiễn ở Vienna và Paris.

Trong nền nhạcnhư thế gợi nhớ về những thời kỳ hạnh phúc và phùphiếm, đàn ông, phụ nữ và trẻ em được dẫn vàonhững "nhà tắm" rồi được lệnh trút bỏ quần áođể chuẩn bị "tắm vòi hoa sen". Đôi lúc họ cònnhận được khăn tắm. Một khi họ đã ở trong "nhàtắm", có lẽ là giây phút đầu tiên họ nhận ra cóchuyện gì đấy không ổn là khi có đến 2.000 con ngườibị nén chặt như cá mòi và như vậy thì khó mà tắmđược. Nhưng cánh cửa khổng lồ đã đóng sập, khoálại và bịt kín mọi kẽ hở. Phía trên, nơi thảm cỏvà luống hoa che giấu gần kín nắp ống thông khí loè ranhư cây nấm, công nhân đứng chờ sẵn để thả xuốngnhững tinh thể màu xanh nhạt của chất hydrogen cyanide,hoặc Zyklon B, mà thoạt đầu được sử dụng làm chấtkhử trùng.

Qua những ôkính dày, người phụ trách công tác hành quyết có thểnhìn thấy những gì xảy ra bên trong. Các tù nhân khoảthân nhìn lên những vòi bông sen không phun nước hoặcnhìn xuống và tự hỏi tại sao không có lỗ thoát nước.Chẳng bao lâu, họ nhận ra khí độc toả xuống từ nhữnglỗ dọc ống thông khí. Chính vào lúc ấy, họ thườngtrở nên hoảng loạn, tránh xa khỏi ống thông khí vàchen lấn nhau về hướng cánh cửa cái, xô đè lên nhau,cào cấu nhau.

20 hoặc 30 phútsau, khi cả đống thân những người khổng lồ ngừngđộng đậy, bơm gió hút khí độc ra ngoài, cánh cửađược mở rộng và công nhân tù tiến vào. Họ là nhữngtù nhân nam người Do Thái, được hứa tha chết và cho ănuống đầy đủ để thực hiện những công việc kinh tởmnhất. Nhưng cuối cùng họ đều bị đưa vào phòng hơingạt và nhóm người mới thay thế rồi cũng chịu chungsố phận. Binh sĩ S.S. không muốn có người sống sót đểlàm nhân chứng. Mang mặt nạ, giày cao su và cầm vòi phunnước, công nhân tù bắt đầu làm việc. Họ tìm kiếmvàng, cạy răng và cắt tóc của nạn nhân, rồi đưa xácchết đến lò thiêu và rải tro trên dòng sông Sola. Cómột nhân chứng khai trước Toà án Nuremberg rằng đôi lúctro còn được bán làm phân bón. Theo một tài liệu docông tố Liên Xô cung cấp, một công ty tại Danzig xây mộtlò điện để chế xà phòng từ mỡ người.

Sổ sách trìnhra trước Toà án Nuremberg cho thấy những doanh nhân Đứccạnh tranh với nhau một cách sôi động để nhận hợpđồng xây cơ sở và cung ứng hoá chất giết người hàngloạt. Họ còn nộp những đề xuất về giải pháp kỹthuật kèm bản vẽ, giống như cho công trình xây dựngthông thường. Ngày 12 tháng 2 năm 1943, công ty I. A. Topfand Sons of Erfurt gửi thư cho Trại Auschwitz:

"Chúng tôi đã nhận đượcthư đặt hàng của quý ông cho năm lò đốt bộ ba, kểcả hai thang máy điện dùng để nâng tử thi và mộtthang máy dùng trong trường hợp khẩn cấp. Một thiết bịnạp than và một thiết bị vận chuyển tro cũng đượcđặt hàng".

Thưcủa hai công ty khác được thuê tham dự vào thương vụđốt xác cũng được trình ra trước toà án Nuremberg.

"Để đưa xác người vàolò đốt, chúng tôi đề xuất đơn giản là một máy nângbằng kim khí di chuyển trên các xi lanh.

Mỗi bộ thiết bị sẽ cólò thiêu với kích thước chỉ bằng 24x18 inch, bởi vì sẽkhông dùng quan tài. Để di chuyển xác từ khu vực lưutrữ đến lò thiêu, chúng tôi đề xuất dùng xe đẩytrên bánh lăn và chúng tôi xin đính kèm bản vẽ của cácthiết bị theo tỷ lệ."

Mộtcông ty khác, C. H. Kori, muốn tìm công việc ở Belgrade,giới thiệu kinh nghiệm của họ qua việc đã xây bốn lòthiêu cho Dachau và năm lò thiêu cho Lublin.

"Tiếp theo sau cuộc thảoluận giữa chúng ta về việc chuyển giao thiết bị cócách lắp đặt đơn giản để đốt xác, chúng tôi xinnộp đề xuất về những lò đốt mà chúng tôi đã hoànthiện, chạy bằng than đá và cho đến nay luôn tạo ra sựhài lòng tuyệt đối.

Chúng tôi đề xuất hai lòthiêu cho toà nhà dự kiến, nhưng chúng tôi khuyến cáoquý vị nên tìm hiểu thêm nhằm đảm bảo hai lò thiêulà đủ cho nhu cầu.

Chúng tôi đảm bảo hiệuquả của các lò thiêu cũng như tính bền, sử dụng vậtliệu tốt nhất và tay nghề xuất sắc.

Heil Hitler! C.H. KORI, G.M.B.H."

Cuốicùng, ngay cả nỗ lực hăng hái của doanh nghiệp tư nhânĐức, sử dụng vật liệu tốt nhất và cung ứng tay nghềhoàn thiện nhất, cũng vẫn chưa đủ cho nhu cầu thiêuxác. Các lò thiêu không đủ công suất để đáp ứngtiến độ giết người. Ngay cả các phòng hơi ngạt cũngkhông đủ và phải áp dụng thêm biện pháp bắn hàngloạt theo cách thức của các Đội Đặc nhiệm. Xác ngườiđược ném xuống các hố rồi thiêu đốt, nhiều xáccháy không hết nhưng xe ủi vẫn lấp đất lên trên. Chỉhuy trưởng các trại than phiền rằng các lò thiêu khôngnhững thiếu công suất mà còn "không đạt hiệu quảkinh tế".

Tinh thểZyklon-B dùng để giết người được cung ứng bởi haicông ty Đức nhận bản quyền phát minh từ I. G. Farben.Những hoá đơn giao nhận hàng được trình ra trước Toàán Nuremberg.

Các giám đốccủa cả hai công ty đều khai rằng họ bán sản phẩm nàycho mục đích xông khói trừ mối mọt và không biết gìvề việc giết người, nhưng luận cứ này đã bị phảnbác. Thư từ được tìm thấy chỉ ra rằng họ cung ứngchẳng những hoá chất mà còn thiết bị thông khí vàsưởi cho phòng hơi ngạt. Hơn nữa, Hoess còn khai rằngcác công ty không thể không biết, bởi vì họ cung ứngsố lượng hoá chất đủ để giết cả triệu người.Kết cục, hai người nhận án tử hình và một ngườinăm năm tù.

Trước cácphiên toà, người ta thường tin rằng việc giết ngườihàng loạt là do một số ít cấp lãnh đạo Quốc xãcuồng tín thực hiện. Nhưng sổ sách trình trước toàcho thấy đích xác sự liên can của một số doanh nghiệpĐức, cả lớn lẫn nhỏ, những người có bề ngoài đứngđắn, là trụ cột cho cộng đồng của họ – giống nhưnhững doanh nhân gương mẫu ở bất kỳ nơi nào khác.

Người ta khôngbao giờ biết được chính xác có bao nhiêu người bịsát hại tại Auschwitz. Trong bản cung khai, Hoess ước lượng"ba triệu rưỡi nạn nhân bị thủ tiêu bằng khí độc,ít nhất thêm nửa triệu chết vì đói và bệnh tật,tổng cộng là ba triệu". Trong phiên toà tại Ba Lan sauđó, ông ta giảm con số còn 1.135.000 người. Reitlinger(tác giả cuốn sách The Final Solution – Giải phápcuối cùng) dựa trên một nghiên cứu sâu rộng, ướclượng 600.000 người chết trong phòng hơi ngạt, thêm300.000 người "mất tích" do bị bắn hay chết vì đóivà bệnh tật. Dù gì đi nữa, số người chết cũng làrất cao.

Xác chết bịthiêu cháy, nhưng vàng trám trong hốc răng người chếtvẫn còn và được thu nhặt lại từ đống tro, nếutrước đó công nhân tù chưa cạy ra từ xác chết. Đôilúc người sống bị cạy vàng trước khi bị hành quyết.Một báo cáo mật của quản đốc trại giam tại Minsk chobiết từ khi ông được một nha sĩ người Do Thái trợgiúp, mọi người Do Thái "đều bị cạy vàng khỏi răngcủa họ... luôn luôn là khoảng một hoặc hai tiếng đồnghồ trước khi thực hiện hành động đặc biệt".

Vàng được nấuchảy rồi được chuyển về Ngân hàng Nhà nước Đứccùng với những món đồ có giá trị khác, được đưavào tài khoản của S.S. dưới tên "Max Helliger" theo sựthoả thuận giữa Himmler và Tiến sĩ Walther Funk, Thốngđốc Ngân hàng. Những vật có giá trị gồm đồng hồbằng vàng, bông tai, vòng đeo tay, nhẫn, dây chuyền vàngay cả tròng kính. Vì người Do Thái được khuyến khíchmang theo mọi vật có giá trị khi đi "tái định cư",nên trên người họ còn có nhiều nữ trang, đặc biệtlà kim cương và một lượng lớn những món đồ làm bằngbạc, cộng với rất nhiều tiền mặt.

Đến đầu năm1942, phẩm vật thuộc tài khoản "Max Helliger" chiếmđầy các tủ sắt của Ngân hàng Nhà nước. Ban giám đốcNgân hàng luôn nghĩ đến việc tạo lợi nhuận, thế nênhọ tìm cách chuyển các phẩm vật thành tiền mặt bằngcách đưa đến hiệu cầm đồ. Một bức thư của Ngânhàng Nhà nước gửi hiệu cầm đồ thành phố Berlin đãđề cập đến "chuyến vận chuyển thứ hai", đồngthời liệt kê ra một số lượng lớn đồng hồ bằngvàng, bông tai, nhẫn kim cương... Đầu năm 1944, các hiệucầm đồ cũng đã đầy ắp những món đồ cướp bócđược và họ buộc phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nướcrằng cửa hiệu không thể nhận thêm. Khi quân Đồng minhtiến vào Đức, họ tìm ra trong những mỏ muối – nơiQuốc xã cất giấu hồ sơ và những món đồ cướp bócđược – một lượng dư thừa từ tài khoản "MaxHelliger" đủ để chất đầy ba tủ sắt khổng lồ tạichi nhánh Frankfurt của Ngân hàng Nhà nước.

Các quản trịviên ngân hàng có biết nguồn gốc của "tài khoản"này không? Quản trị viên Phòng Đá quý của Ngân hàngNhà nước khai với Toà án Nuremberg rằng ông và các cộngsự nhận thấy có nhiều đợt giao hàng đến từ Lublinvà Auschwitz.

"Tất cả chúng tôi đềubiết những nơi này là vị trí của các trại tập trung.Vàng bắt đầu xuất hiện từ đợt giao hàng lần thứ10 vào tháng 11 năm 1943. Số lượng vàng trám răng lớnmột cách bất thường."

OswaldPohl, Cục trưởng Kinh tế và Hành chính (WVHA) của S.S.,người phụ trách các giao dịch, khẳng định rằng Tiếnsĩ Funk cùng các quan chức và giám đốc của Ngân hàngNhà nước biết rất rõ nguồn gốc những món đồ mà họcố tìm cách mang đi cầm cố. Ông giải thích chi tiết vềnhững "giao dịch kinh doanh giữa Funk và S.S. ở Ngân hàngNhà nước liên quan đến việc giao nhận các món quý giácủa những người Do Thái đã chết." Ông nhớ một cuộcđối thoại với Phó Thống đốc Ngân hàng, Tiến sĩ EmilPohl.

"Điều chắc chắn là cácvật thể được giao nhận là của những người Do Tháibị giết ở các trại tập trung. Các vật thể này gồmcó nhẫn, đồng hồ, mắt kính, vàng thỏi, nhẫn cưới,ghim hoa, kim cài, vàng trám răng và những món quý giákhác."

Pohlnhớ lại có một lần, sau khi đi kiểm tra qua các hầmcủa Ngân hàng Nhà nước lưu trữ các vật quý giá "củangười Do Thái đã chết", Tiến sĩ Funk đã đãi đoànmột bữa tối ngon miệng mà câu chuyện chính trong bữatối ấy là về nguồn gốc độc đáo của các chiến lợiphẩm. Funk bị Toà án Nuremberg tuyên án tù chung thân.

"KHUBIỆT LẬP WARSAW CHẲNGCÒN NỮA"


Córất nhiều nhân chứng đã nói về thái độ cam chịu củangười Do Thái khi đối mặt với cái chết trong phòng hơingạt hoặc bên miệng hố hành quyết của Đội Đặcnhiệm. Nhưng không phải mọi người Do Thái đều chấpnhận một cách hiền hoà như thế. Trong những ngày mùaxuân 1943, khoảng 60.000 người Do Thái trong khu biệt lậpWarsaw nổi lên chống lại Quốc xã. Họ là tất cả nhữngngười còn lại trong số ban đầu 400.000 người bị giamhãm như gia súc trong khu này vào năm 1940.

Chỉ huy cuộcđàn áp người Do Thái khủng khiếp ấy là Thiếu tướngS.S. Juergen Stroop. Với ngôn từ thanh nhã, ông ta mô tả vụviệc trong một báo cáo chính thức dày 75 trang, đóng bìada, kèm thêm nhiều hình ảnh, được tìm thấy sau chiếntranh. Báo cáo có tựa đề Khu biệt lập Warsaw chẳngcòn nữa.

Sau chiến tranh,Stroop bị bắt, bị một toà án Mỹ tuyên tử hình vì tộibắn chết con tin ở Hy Lạp, rồi bị dẫn độ về Ba Lannhận thêm án tử hình vì sát hại người Do Thái ở Khubiệt lập Warsaw, cuối cùng đến ngày 8 tháng 9 năm 1951thì bị treo cổ ở hiện trường tội ác.

Đến cuối mùathu 1940, một năm sau khi Quốc xã thôn tính Ba Lan, lựclượng S.S. bố ráp và dồn khoảng 400.000 người Do Tháivào một khu biệt lập giữa bốn bức tường vây quanh,trên một vùng dài khoảng 4 km và rộng 1,6 km. Khu này bìnhthường có 160.000 cư dân, vì thế họ luôn phải sinh sốngtrong tình trạng đông đúc, nhưng đây mới chỉ là bướcđầu. Toàn quyền Frank không cho phép cung cấp đủ thựcphẩm cho họ. Bị cấm đi ra ngoài nếu không sẽ bị bắntại chỗ, người Do Thái không biết làm gì khác là làmviệc tại một số xưởng chế tạo vũ khí của Quân độiĐức hoặc cho vài doanh nhân tham lam biết cách thu lờilớn từ lao động nô lệ. Ít nhất 100.000 người Do Tháicố sống sót bằng một bát súp mỗi ngày nhờ nhữngngười làm từ thiện cung cấp.

Nhưng số dântrong khu biệt lập không chết nhanh chóng như Himmler mongmuốn. Vào mùa hè 1942, ông ta ra lệnh xử lý người DoThái trong khu biệt lập Warsaw "vì lý do an ninh". Tínhđến ngày 3 tháng 10, Stroop báo cáo đã có trên 310.000người được "tái định cư". Nghĩa là, họ bị đưađến trại thủ tiêu, phần lớn là vào phòng hơi ngạttại Treblinka.

Nhưng Himmler vẫnchưa hài lòng. Khi đột xuất đến Warsaw vào tháng 1 năm1943 và thấy vẫn còn 60.000 người Do Thái sống trong khubiệt lập, ông ta ra lệnh hoàn tất việc "tái địnhcư" vào ngày 15 tháng 2. Đây là một nhiệm vụ khókhăn. Mùa Đông khắc nghiệt và nhu cầu chuyển vận củaQuân đội khiến cho lực lượng S.S. không thể tìm đủsố chuyến xe lửa cho việc "tái định cư" cuối cùng.Đến mùa xuân mới có thể thực hiện lệnh của Himmler.Dự định "hành động đặc biệt" đó sẽ kéo dài 3ngày, nhưng cuối cùng phải cần đến 4 tuần.

Việc mang đi300.000 người giúp Đức giảm diện tích của khu biệtlập xuống chỉ còn 300 m dài và 100 m rộng. Tướng Stroophuy động xe thiết giáp, pháo, súng phun lửa và bộc phá,nhưng phải đi qua mạng cống rãnh, tầng hầm và khe hốcđan xen nhau như tổ ong tạo nên những công sự nhỏ.Người Do Thái có rất ít vũ khí, gồm súng lục và súngtrường, khoảng 10, 20 khẩu súng máy mà họ mua lén từbên ngoài cùng với lựu đạn tự chế. Đây là lần đầutiên và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử của Đếchế Thứ Ba, người Do Thái chống trả Quốc xã bằng vũkhí.

Stroop có gần2.100 quân, phân nửa là lính chính quy hoặc Waffen-S.S., cònlại là cảnh sát S.S., được hỗ trợ bởi 335 dân quânLithuania, cảnh sát và lính cứu hoả Ba Lan. Ngay từ đầu,họ đã bị bất ngờ vì sự chống trả mãnh liệt củangười Do Thái. Một xe thiết giáp và 2 xe bọc thép bịcháy vì bom xăng và Đức phải lui quân.

Đến ngày thứ5, vì bị Himmler hối thúc, Stroop quyết định đốt cháytoàn khu vực. Người Do Thái liều chết nhảy ra từ tầnglầu cao, nếu bị gãy xương vẫn cố bò lết qua khu vựckhác chứ không chịu để bị bắt.

Đến gần giaiđoạn cuối, người Do Thái rút xuống hệ thống cốngrãnh. Stroop tìm cách làm ngập cống nhưng người Do Tháicố ngăn chặn dòng nước. Rồi quân Đức thả bom khóixuống 183 hố ga để làm ngạt thở người Do Thái đangtrốn trong đường cống, nhưng vẫn không có kết quả.

Suốt 1 tháng,người Do Thái chiến đấu với lòng dũng cảm liều lĩnh,trong khi Stroop đang báo cáo về những "phương pháp chiếnđấu khôn ngoan cùng những trò lừa lọc mà người DoThái và bọn cướp áp dụng". Đức đốt trụi thêmnhiều khu nhà vì "đây là phương pháp duy nhất và cuốicùng để ép những thứ rác rưởi ấy phải lộ mặt".

Cuối cùng, tổngcộng có 56.065 người Do Thái đã bị thủ tiêu, kể cả36.000 người bị bắt và bị đưa vào phòng hơi ngạt.Stroop báo cáo quân Đức có 16 người thiệt mạng và 90người bị thương. Nhưng có lẽ con số thật sự còn caohơn nhiều, nhất là khi ta xét qua tính chất dã man củacuộc nổi dậy.

"Giải pháp cuối cùng"sẽ vẫn còn tiếp diễn cho đến cuối cuộc chiến. Cónhiều tranh cãi về số người Do Thái bị sát hại. Theo2 binh sĩ S.S. làm nhân chứng tại Toà án Nuremberg, KarlEichmann ước tính con số này là từ 5 triệu đến 6 triệungười.Con số đưa ra trong bản cáo trạng của Toà án Nuremberglà 5,7 triệu, trùng hợp với ước lượng của Hội đoànDo Thái Thế giới. Riêng Reitlinger đưa ra con số thấphơn, từ gần 4,2 đến gần 4,6 triệu.

Vàonăm 1939, có khoảng 10 triệu người Do Thái sống trênnhững lãnh thổ bị lực lượng của Hitler chiếm đóng.Dù theo ước lượng nào, thì vẫn có một điều chắcchắn rằng phân nửa số người này đã bị Quốc xã sáthại. Đó là hệ luỵ cuối cùng và cái giá ghê gớm củasự lầm lạc mà nhà lãnh đạo Quốc xã mang đến –hoặc chia sẻ với – nhiều người đi theo ông ta.

NHỮNGTHỬ NGHIỆM Y HỌC


NgườiĐức có một số hành động trong giai đoạn Trật tựMới ngắn ngủi xuất phát từ tính bạo hành hơn là tínhhung hãn giết người hàng loạt. Có lẽ đối với mộtnhà phân tâm học thì sự khác biệt giữa 2 tố chất nàysẽ rõ ràng hơn, nhưng dù sao thì số người phải bỏmạng vì tính bạo hành vẫn xếp hạng nhì.

Những thửnghiệm y học của Quốc xã là một ví dụ của tính bạohành này, vì việc sử dụng tù nhân trong trại tập trungvà tù binh chiến tranh làm vật thử nghiệm chỉ tạo giátrị khoa học ít ỏi – nếu có. Dù không có đến 200lang băm sát nhân thực hiện những cuộc "thử nghiệm",nhưng hàng nghìn bác sĩ y khoa hàng đầu của Đế chếđều biết đến những hành động này và chẳng một aicất tiếng phản đối công khai. Ngay cả bác sĩ giảiphẫu có tiếng tăm nhất, Ferdinand Sauerbruch, dù sau nàygia nhập nhóm âm mưu chống Quốc xã, cũng đã không hềnói tiếng nào. Sauerbruch thậm chí còn đến dự một bàigiảng của 2 bác sĩ kiêm sát nhân khét tiếng, KarlGebhardt và Fritz Fisher, tại Viện Hàn lâm Quân y Berlin vàotháng 3 năm 1943 về đề tài thử nghiệm hoại tử khítrên tù nhân. Và điều duy nhất mà Sauerbruch nói trongngày hôm đó là giải phẫu để trị hoại tử thì tốthơn là dùng thuốc kháng sinh sulfanilamide! Sau chiến tranh,Gebhardt nhận án tử hình, còn Fisher bị án tù chung thân.

Trong những vụgiết người theo cách này, người Do Thái không phải lànạn nhân duy nhất. Các bác sĩ S.S. còn sử dụng tù binhchiến tranh Nga, tù nhân Ba Lan trong các trại tập trung,phụ nữ cũng như đàn ông và thậm chí là cả ngườiĐức. Những cuộc "thử nghiệm" ấy khá đa dạng. Tùnhân bị đặt trong buồng áp lực và chịu những thửnghiệm về độ cao cho đến khi ngừng thở. Một số khácbị chích mầm bệnh dịch hạch và sốt vàng với liềulượng gây tử vong. Nạn nhân bị đưa vào những "thửnghiệm" với nước lạnh hoặc phơi loã thể ngoài trờituyết cho đến khi chết vì tê cóng. Có người thì bịbắn bằng đạn chứa chất độc và cho vào buồng hơingạt. Phụ nữ tại trại tập trung Ravensbrueck bị gâyvết thương hoại tử khí và chịu thí nghiệm ghép xương.Tù nhân tại Dachau và Buchenwald thì bị thử nghiệm cáchsống trong nước mặn.

Thử nghiệmtriệt sản được thực hiện trên diện rộng ở một sốtrại tập trung. Nhiều đàn ông và phụ nữ bị triệtsản, vì như một bác sĩ S.S., Adolf Pokorny, viết choHimmler: "Không chỉ thôn tính mà còn phải triệt tiêu kẻthù". Nếu không thể sát hại kẻ thù vì nhu cầu laođộng, thì phải ngăn chặn kẻ thù sinh sản. Vị bác sĩnày báo cáo với Himmler là đã tìm ra phương tiện đểlàm được việc ấy, đó là một loài cây mang tên khoahọc Caladium seguinummà như ông ta nói, là có hiệu lực triệt sản lâu dài.Bác sĩ Pokorny viết cho Himmler:

"Việc 3 triệu ngườiBolshevik hiện bị Đức cầm giữ bị triệt sản để cóthể làm việc nhưng không thể sinh con đẻ cái sẽ mởra những triển vọng lớn lao."

Mộtbác sĩ Đức khác cũng có "những triển vọng lớn lao"là Giáo sư, bác sĩ August Hirt, Viện trưởng Viện Giảiphẫu học của Đại học Strasbourg. Ông nghiên cứu theođường hướng khác, như ông giải thích trong một bứcthư viết trong thời gian Giáng sinh năm 1941 cho Trung tướngRudolf Brandt, phụ tá của Himmler:

"Chúng tôi có bộ sưu tậplớn sọ người của hầu hết các chủng tộc. Tuy nhiên,về người Do Thái, chúng tôi có rất ít mẫu... Chiếntranh ở phía Đông đã cho chúng tôi một cơ hội để bùđắp phần thiếu hụt. Bằng cách kiếm thêm sọ củangười Do Thái và chính uỷ Bolshevik đại diện cho loạighê tởm nhưng đặc thù của chủng người hạ cấp,chúng tôi sẽ có thêm cơ hội để thu thập đủ các mẫuvật khoa học."

Giáosư Hirt không muốn nhận sọ của "người Do Thái vàchính uỷ Bolshevik" đã chết. Ông ta đề xuất đo kíchthước đầu của những người này khi họ còn sống. Rồithì:

"Sau khi gây ra cái chết màkhông làm hư hỏng đầu, bác sĩ phải cắt đầu khỏithân người và chuyển đi... trong thùng kẽm được bịtkín."

Tiếpđó, Giáo sư Hirt hứa sẽ tiến hành những việc đo đạckhoa học. Himmler tỏ ra hài lòng. Ông ta ra lệnh cung cấpcho Hirt "mọi thứ cần thiết cho công tác nghiên cứu".

Và quả thật,Giáo sư Hirt đã được cung cấp rất đầy đủ. Nhà cungcấp thật sự là một Đảng viên Quốc xã tên WolframSievers, sau này sẽ phải ra trước Toà án Nuremberg, trongmột phiên xử làm nhân chứng và một phiên xử khác thìlàm bị cáo, rồi nhận án tử hình. Sievers lúc trướclàm nghề bán sách, leo lên đến quân hàm Đại tá S.S. vàkiêm Thư ký thường trực của Viện Nghiên cứu Di truyền,một trong những tổ chức "văn hoá" kỳ quặc màHimmler thành lập để theo đuổi những hoang tưởng củamình. Sievers cho biết viện này có 50 "cơ sở nghiêncứu", một trong số đó là "Viện Nghiên cứu Khoa họcQuân sự" mà ông cũng là người đứng đầu. Giống nhưnhiều nhân vật khác trong giai đoạn lịch sử này, ôngghi nhật ký rất chi tiết và nhật ký này cùng với cácthư từ đã đưa ông ta lên giá treo cổ.

Tính đến tháng6 năm 1943, Sievers đã xử lý được 115 người, gồm 79đàn ông Do Thái, 30 phụ nữ Do Thái, 4 châu Á và 2 Ba Lan.Trước Toà án Nuremberg, Sievers được hỏi "xử lý"nghĩa là gì.

"Đo đạc nhân chủng học."Sievers đáp.

"Trước khi họ bị sáthại, họ được đo đạc theo nhân chủng học? Chỉ thếthôi, phải không?"

"Và cũng lấy khuôn."Sievers bổ sung.

Đạiuý S.S. Josef Kramer khai trước Toà án của Anh:

"Giáo sư Hirt... nói phảigiết những người này bằng khí độc..., rồi đưa xáccủa họ đến Viện Cơ thể học cho ông ấy. Ông trao chotôi một cái chai chứa khoảng ¼ lít dung dịch muối –tôi nghĩ đó là muối cyanide – và nói cho tôi liều lượngước chừng để tôi dùng hạ độc những tù nhân đếntừ Auschwitz.

Đầu tháng 8 năm 1943, tôitiếp nhận 80 tù nhân... Một buổi tối, tôi đi đếnphòng hơi ngạt trên một chiếc xe tải nhỏ cùng vớikhoảng 15 phụ nữ. Tôi nói với các phụ nữ là họ phảiđi vào phòng để được khử trùng... Tuy nhiên, tôi khôngnói cho họ biết là họ sẽ thả bị khí độc.

Được vài binh sĩ S.S. giúpđỡ, tôi cởi bỏ quần áo họ và đẩy họ vào phònghơi ngạt khi họ hoàn toàn khoả thân.

Khi cánh cửa đóng lại, họbắt đầu la hét. Tôi trút một lượng muối vào mộtống... và quan sát qua ô kính những gì diễn ra bên trong.Họ thở được khoảng 1 phút rưỡi rồi ngã xuống. Saukhi mở quạt thông gió, tôi mở cánh cửa. Tôi thấy họnằm bất động trên sàn, người lấm bết phân."

Đạiuý Kramer lặp lại quy trình cho đến khi tất cả 80 ngườibị giết, rồi chuyển thi thể cho Giáo sư Hirt "theo yêucầu". Khi được hỏi cảm xúc của mình lúc ấy nhưthế nào, ông ta đáp:

"Tôi không có cảm xúc khithực hiện những việc này bởi vì tôi đã nhận lệnhgiết 80 người theo phương pháp tôi kể cho các ông.

Nhân tiện, đó là cách tôiđã được huấn luyện."

Trướcđó, Kramer đã can dự vào việc giết người tại cáctrại Auschwitz, Mauthausen, Dachau và những trại khác. Ôngta nhận án tử hình của toà án Anh.

Một nhân chứngkhác mô tả việc kế tiếp. Tên anh ta là Henry Herypierre,người Pháp, làm trợ lý phòng thử nghiệm cho Giáo sưHirt cho đến khi quân Đồng minh tiến vào.

"Đợt vận chuyển đầutiên là thi thể của 30 phụ nữ..., vẫn còn ấm khi đếnnơi. Mắt họ mở to và long lanh... Có vết máu quanh mũivà miệng. Không thấy rõ dấu hiệu co cứng tử thi."

Herypierrenghi họ đã bị sát hại và lén ghi lại số tù xăm trêncánh tay trái của họ. Có thêm 2 đợt vận chuyển gồm56 thi thể đàn ông, với cùng tình trạng. Các thi thểđược ngâm trong rượu dưới sự chỉ dẫn chuyên nghiệpcủa Giáo sư Hirt. Nhưng ông này tỏ ra lo lắng trong cảvụ việc. Ông bảo Herypierre: "Henry, nếu anh không giữkín miệng, thì anh sẽ giống như họ."

Nhưng dù cho cólo lắng thì Giáo sư Hirt vẫn tiến hành công việc. Đếnlúc quân Mỹ và Pháp đang tiến đến gần Strasbourg, Hirtđã yêu cầu phải có "chỉ thị đối với bộ sưutập". Thay mặt Hirt, Sievers báo cáo về tổng hành dinh:

"Có thể lóc thịt các thithể để qua đó không thể nhận dạng được. Tuy nhiên,... bộ sưu tập độc đáo sẽ này mất đi giá trị khoahọc vì sau đó không thể đúc khuôn.

Bộ sưu tập xương như thếsẽ không gây chú ý. Có thể khai phần thịt là do ngườiPháp để lại vào thời gian ta tiếp quản Viện Cơ thểhọc..."

Trongbầu không khí nín lặng của phiên toà Nuremberg, công tốviên người Anh hỏi Sievers: "Nhân chứng, tại sao ônglại muốn lóc thịt các thi thể? Tại sao ông đề xuấtđổ lỗi cho người Pháp?"

"Vì là người không chuyênmôn, tôi không thể có ý kiến về việc này. Tôi chỉtruyền đạt lại câu hỏi của Giáo sư Hirt. Tôi khôngcan dự gì vào việc sát hại những người này. Tôi chỉthực hiện chức năng của người phát bưu kiện."

Côngtố góp ý: "Ông là nhân viên bưu điện, một trong nhữngnhân viên bưu điện Quốc xã trá hình, phải không?"

Đó là mộttrong những cách biện hộ sơ hở của nhiều Đảng viênQuốc xã tại các phiên xử và lần này, cũng như nhữnglần khác, công tố viên đã bắt bẻ được họ.

Tài liệu củaS.S. tịch thu được cho thấy vào ngày 26 tháng 10 năm1944, Sieves báo cáo:

"Bộ sự tập ở Strasbourgđã được hoà tan hoàn toàn theo chỉ thị. Khi xét quatình hình tổng thể thì cách thức này là tốt nhất."

Herypierremô tả cách thức phi tang:

"Vào tháng 9 năm 1944, quânĐồng minh tiến đến Belfort và Giáo sư Hirt ra lệnh Bongvà Maier cắt các xác chết làm nhiều mảnh rồi đốttrong lò thiêu... Ngày hôm sau, tôi hỏi Maier có cắt tấtcả các xác hay không, nhưng Bong trả lời: 'Chúng tôikhông thể cắt tất cả các xác vì công việc quá nhiều.Chúng tôi đã để lại một số xác trong nhà kho.'"

Khinhững đơn vị của Đại Quân đoàn Thứ Bảy của Mỹ,được Sư đoàn Cơ giới 2 của Pháp dẫn đầu, tiến vàoStrasbourg 1 tháng sau, họ tìm thấy các xác chết ấy ởnhà kho.

Người ta khôngthể tìm ra tung tích của Giáo sư Hirt. Khi ông ta rờiStrasbourg, có người nghe ông ta khoe khoang rằng sẽ khôngai bắt sống được mình. Và quả thật, dường như khôngai bắt được Hirt, dù khi ông còn sống hay đã chết.

Không chỉxương, mà da người cũng được các chủ nhân của Trậttự Mới sưu tập và trong trường hợp này, họ đã khôngthể viện dẫn mục đích nghiên cứu khoa học. Da của tùnhân trong trại tập trung chỉ có giá trị trang trí saukhi được xử lý một cách ghê rợn. Da người đượcdùng làm chụp đèn, vài chụp đèn như thế được làmtheo lệnh cụ thể của Ilse Koch, vợ của chỉ huy trưởngtrại Buchenwald. Bà này có quyền quyết định sống cònđối với tù nhân tại Buchenwald và trong cơn bốc đồng,bà ta có thể mang đến sự trừng phạt khủng khiếp chotù nhân. Trước Toà án Nuremberg, bà nhận án tù chungthân, nhưng được giảm án còn 4 năm, rồi được trảtự do sớm. Đến năm 1951, Toà án Đức phạt bà án tùchung thân vì tội giết người. Chồng bà chịu án tửhình.

Da có hình xămđược săn lùng nhiều nhất. Một cựu tù nhân ngườiĐức, Andreas Pfaffenberger, viết tờ khai làm chứng cho Toàán Nuremberg:

"... Tất cả tù nhân cóhình xăm trên da được lệnh trình diện tại trạm xá...Sau khi xem xét, người có hình xăm đẹp nhất sẽ bịgiết bằng cách tiêm thuốc độc. Thi thể được chuyểnđến phòng bệnh lý, phần da có hình xăm được lột ravà xử lý tiếp. Sản phẩm được giao cho vợ của Koch,bà sẽ gắn chúng lên chụp đèn và những món trang tríkhác trong nhà."

Ởtrại tập trung Dachau, yêu cầu về da người vượt quánguồn cung. Một tù nhân người Séc, bác sĩ Frank Bláha,đã khai trước Toà án Nuremberg:

"Đôi lúc chúng tôi cònkhông có đủ xác người còn da tốt, nên bác sĩ Raschernói: 'Được rồi, chúng ta sẽ nhận được xác.' Ngàykế, chúng tôi nhận được 20 đến 30 xác người trẻ.Hẳn họ đã bị bắn vào cổ hoặc đánh vào đầu, đểbộ da không mang thương tích... Phải lấy da từ tù nhânmạnh khoẻ và không có khuyết tật."

Bácsĩ Sigmund Rascher chịu trách nhiệm về những nghiên cứuy khoa tàn bạo hơn. Vào mùa xuân 1941, khi tham dự mộtkhoá học y khoa đặc biệt do Không quân tổ chức, ôngnày đã nảy ra sáng kiến. Rascher yêu cầu Himmler cung cấptội nhân để mình thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởngcủa độ cao đối với phi công. Báo cáo kết quả củaông cùng báo cáo của những người khác đã được trìnhra trước Toà án Nuremberg.

Bác sĩ Raschermang một buồng hạ khí áp của Không quân tại Munich đếntrại tập trung Dachau, nơi cung cấp tù nhân làm vật thửnghiệm. Không khí bên trong được bơm ra để mô phỏnglượng khí oxy và áp suất không khí trên cao. Rồi bác sĩRascher quan sát và ghi lại trong báo cáo:

"Thử nghiệm thứ 3 làkhông có khí oxy ở độ cao tương đương 8.960 m, đượcthực hiện trên một người Do Thái 37 tuổi có thể chấttốt. Hô hấp vẫn tiếp tục trong 30 phút đầu. 4 phútđầu tiên, người thử nghiệm bắt đầu đổ mồ hôi...

Sau 5 phút, triệu chứng cogiật xuất hiện, giữa phút thứ 6 và thứ 10... ngườithử nghiệm bất tỉnh. Từ phút thứ 11 đến phút thứ13, hô hấp giảm còn 3 lần hít vào mỗi phút, rồi dứthẳn vào cuối thời gian này... Khoảng nửa giờ sau khingừng thở, việc khám nghiệm tử thi bắt đầu."

Mộttù nhân người Áo, Anton Pacholegg, làm việc cho văn phòngcủa bác sĩ Rascher đã mô tả những "thử nghiệm" ởmức độ kém khoa học hơn:

"Qua cửa sổ quan sát,chính mắt tôi đã nhìn thấy bên trong phòng hạ áp, tùnhân đang phải chịu đựng chân không cho đến khi phổianh ta bị vỡ ra... Họ trở nên điên loạn, giật tócnhằm giải toả áp suất. Họ lấy tay cào cấu đầu vàmặt... đấm và húc đầu vào tường, la hét để giảitoả áp suất trong màng tai. Những trường hợp này thườngdẫn đến cái chết."

Khoảng200 tù nhân bị mang ra thử nghiệm như thế. Theo lời cungkhai, 80 người trong số này chết trong khi thử nghiệm, sốcòn lại bị hành quyết để bịt miệng.

Dự án nghiêncứu này được hoàn tất vào tháng 5 năm 1942. Lúc này,Thống chế Erhard Milch, Phó Tư lệnh Không quân, đã gửilời "cảm ơn" của Goering đến Himmler về thử nghiệmcó tính tiên phong của bác sĩ Rascher. Ít lâu sau, ngày 10tháng 10 năm 1942, Trung tướng, bác sĩ Hippke, Thanh tra Quâny của Không quân gửi đến Himmler "nhân danh y học vànghiên cứu hàng không Đức" lời cảm tạ về "nhữngthử nghiệm ở Dachau". Tuy nhiên, ông nghĩ vẫn còn cómột sơ sót đó là: không xét đến nhiệt độ rất lạnhmà phi công phải trải qua ở độ cao. Để khắc phụcsai sót này, ông thông báo với Himmler rằng Không quânđang xây một buồng giảm khí áp "được trang bị thiếtbị làm lạnh hoàn toàn và ở độ cao 33.000 m... Và nhữngthử nghiệm trong nhiệt độ lạnh sẽ tiếp tục đượctiến hành tại Dachau."

Một lần nữa,bác sĩ Rascher đã đi tiên phong. Nhưng một số bác sĩđồng nghiệp của ông ta lại cảm thấy băn khoăn. Côngviệc của bác sĩ Rascher có hợp với một tín đồ CơĐốc không? Vài bác sĩ quân y của Không quân bắt đầutỏ ra ngờ vực. Khi nghe nói đến việc này, Himmler nổigiận và lập tức viết cho Thống chế Milch, phản đốivề những khó khăn do "nhóm quân y Cơ Đốc" gây ra.Ông ta van nài Milch cho Rascher rời ngành quân y của Khôngquân để chuyển đến lực lượng S.S.. Ông đề nghịtìm một "bác sĩ không phải là tín đồ Cơ Đốc, códanh dự của một nhà khoa học."

Những "thửnghiệm đông lạnh" của bác sĩ Rascher gồm 2 loại: thứnhất, xem con người có thể chịu lạnh được đến đâutrước khi chết và thứ hai là tìm phương pháp tốt nhấtđể làm cơ thể ấm lại sau khi sống trong nhiệt độrất lạnh. Rascher đã nộp rất nhiều báo cáo cho Himmler.Một trong những thử nghiệm đầu tiên được thực hiệnngày 10 tháng 9 năm 1942.

"Người thử nghiệm mangmột bộ quần áo phi công đầy đủ được nhúng vàonước. Một áo phao giữ họ không bị chìm. Thử nghiệmđược thực hiện ở nhiệt độ nước từ 36,5 đến53,5 độ F [2,5 đến 12 độ C]...

Kết quả khám nghiệm tửthi cho thấy tầm quan trọng của bộ áo phi công có chứcnăng làm ấm đầu và cổ để bảo vệ phi công."

Mộtbảng trình bày gồm 6 "Trường hợp Tử vong" liệt kênhiệt độ nước, nhiệt độ cơ thể khi mang ra khỏinước, nhiệt độ cơ thể khi chết, thời gian ngâm trongnước và thời gian sống sót. Người khoẻ nhất chịuđược 100 phút trong nước đá, người yếu nhất 53 phút.

Walter Nef, mộttù nhân giúp việc cho bác sĩ Rascher, khai trước "Phiêntoà xử Bác sĩ" ở Nuremberg:

"... 2 sĩ quan Nga đượcmang ra từ trại tù binh. Rascher bắt họ cởi quần áo vàphải khoả thân đi vào một chum nước. Trong khi bìnhthường chậm nhất 60 phút là bị bất tỉnh, 2 ngườitrong cái chum còn sống sau 2 giờ rưỡi. Rascher bác bỏmọi lời họ cầu xin được chích thuốc cho ngủ yêngiấc. Sau 3 giờ, một người nói với người kia: 'Đồngchí, hãy nói với tên sĩ quan bắn chúng ta đi.' Ngườikia trả lời rằng ông không muốn nhận ân huệ từ conchó Phát xít, 2 người bắt tay nhau với câu nói 'Vĩnhbiệt, đồng chí'... Một chàng trai trẻ Ba Lan định cho2 người ngửi thuốc mê chloroform, nhưng Rascher cầm súngđe doạ chúng tôi... Thử nghiệm kéo dài ít nhất 5 tiếngđồng hồ họ mới chết."

Ngườichỉ đạo của những thử nghiệm nước lạnh ban đầulà bác sĩ Holzloehner, Giáo sư Y khoa tại Đại học Kiel,được bác sĩ Finke phụ tá và sau khi làm việc vớiRascher, họ tin rằng đã thử nghiệm hết những tìnhhuống. Vì thế 3 người soạn một báo cáo tối mật choKhông quân có tựa đề "Thử nghiệm điều kiện giálạnh trên con người" và triệu tập một buổi hộithảo tại Nuremberg vào 2 ngày 26 và 27 tháng 10 năm 1942 đểcông bố và thảo luận kết quả. Chủ đề của buổihội thảo là "Những Vấn đề Y khoa trong những Tìnhhuống Khẩn cấp trên Biển và Mùa Đông". Thành viêntham dự gồm có 95 nhà khoa học của Đức, kể cả vàingười có tiếng tăm trong ngành. Dù 3 nhà nghiên cứu đềunêu rõ rằng nhiều người đã mất mạng trong các thửnghiệm, nhưng không có một ai đặt câu hỏi hay có ýkiến phản đối nào.

Lúc này, Giáosư Holzloehner và bác sĩ Finke đã xin rút khỏi cuộc thửnghiệm. Holzloehner có lẽ là đã thấy mặc cảm tội lỗi,vì khi bị quân Anh bắt, ông đã tự tử sau vòng thẩmvấn đầu tiên. Bác sĩ Rascher thì còn tiếp tục nhữngcuộc "thử nghiệm" khác cho đến năm 1943, loại thửnghiệm mà ông ta gọi là "lạnh khô". Ông ta yêu cầuHimmler dời cơ sở thử nghiệm đến Auschwitz nhưng vì lýdo nào đấy, ông đã không được chấp thuận. Khi mùaĐông đến vào đầu năm 1943, ông ta báo cáo với Himmler:

"Cảm ơn Thượng Đếchúng tôi đã có một đợt rét đậm ở Dachau. Vài ngườiở ngoài trời trong 14 tiếng đồng hồ với nhiệt độ21 độ F [âm 6 độ C], đạt nhiệt độ bên trong [cơ thể]là 77 độ F [25 độ C], với triệu chứng cóng lạnh ngoạivi..."

Nhânchứng Neff khai trong "Phiên toà xử Bác sĩ":

"Một tù nhân khoả thânđược đặt trên một cái cáng để bên ngoài doanh trạivào buổi tối. Người ông được phủ một tấm vải vàcứ mỗi giờ, một chậu nước lạnh sẽ được tướilên người ông ta. Người thử nghiệm được để ngoàitrời như thế cho đến sáng...

Sau đó, bác sĩ Rascher nóiđiều sai lầm là phủ đối tượng bằng một tấm vải...Trong tương lai, không được che phủ người thử nghiệm..."

Khitù nhân bị lạnh cóng dần, bác sĩ Rascher và cộng sựđo nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, v.v.. Neff giải thíchtrong phiên toà:

"Khởi đầu bác sĩ Raschercấm thực hiện thử nghiệm trong tình trạng bị gây mê.Nhưng người thử nghiệm gây huyên náo đến nỗi phảicó thuốc mê thì bác sĩ Rascher mới làm thử nghiệmđược."

Ngườithử nghiệm bị bỏ mặc cho đến chết trong thùng chứanước lạnh hoặc trên nền đất ngoài trời tại Dachau.Nếu họ còn sống, họ sẽ bị hành quyết. Những phicông và thuỷ thủ Đức có thể sẽ gặp nguy cấp trênBắc Băng Dương hoặc Bắc Cực lạnh giá. Vì thế, bácsĩ Rascher tiếp tục sử dụng người để thực hiện"thử nghiệm làm ấm". Himmler đề nghị "làm ấmbằng hơi nóng thú vật". Lúc đầu, Rascher tỏ ý nghingờ, nhưng rồi bắt đầu một số "thử nghiệm" kinhtởm nhất và ghi chép mọi chi tiết. 4 nữ tù nhân đượcchọn từ trại tập trung Ravensbrueck, có một người làmnghề bán dâm. Khi Rascher dạy bảo cô này bán dâm là đánghổ thẹn, cô đáp: "Thà nửa năm trong khách sạn bándâm còn hơn là nửa năm trong trại tập trung." Rashcer từchối sử dụng cô chỉ vì cô thuộc chủng tộc Bắc Âuchứ không phải thuộc chủng người hạ đẳng. Ông tachọn những người khác có màu tóc sậm hơn và mắt ítxanh hơn.

Ông trình bàykết quả trong một báo cáo "Mật" gửi cho Himmler ngày12 tháng 2 năm 1942.

"Người thử nghiệm đượclàm lạnh theo cách thức quen thuộc. Khi nhiệt độ đo ởhậu môn xuống đến 30°C, họ được mang ra.

Người thử nghiệm đượcđặt giữa 2 phụ nữ khoả thân trên một cái giườngrộng. Những phụ nữ được chỉ thị phải ôm ngườibị lạnh càng chặt càng tốt. Cả 3 người được phủbằng chăn...

Một khi người thử nghiệmtỉnh lại, họ sẽ không bao giờ bất tỉnh nữa... Nhiệtđộ cơ thể tăng lên theo tốc độ tương đương vớingười thử nghiệm được làm ấm trong những lớp chăndạ... Một ngoại lệ được ghi nhận khi 4 người thựchiện giao hợp ở nhiệt độ 30 đến 32°C. Sau khi giaohợp, nhiệt độ của 3 người tăng nhanh, tương đươngvới việc ngâm vào nước nóng."

Theolời khai trước phiên toà, khoảng 400 thử nghiệm "lạnhkhô" đã được thực hiện trên 300 người, 80 đến 90người trong bọn họ chết ngay trong lúc thử nghiệm,những người còn lại trừ một số ngoại lệ bị thủtiêu, thì đều hoá điên. Bác sĩ Rascher thì không có cơhội khai trước toà. Quân S.S. bắt ông ta và bà vợ vìtội khai man do Himmler tin rằng bà ta không thể sinh 3 đứacon ở tuổi 48 và thật ra thì bà ta bắt cóc con ngườikhác để nuôi. Vì thế bác sĩ Rascher đã bị đưa vàotrại Dachau mà ông ta quen thuộc, còn bà vợ thì vào trạiRavensbrueck, nơi chồng bà ta tiếp nhận gái bán dâm chonhững thử nghiệm của mình. Cả 2 người đều khôngsống sót và người ta tin rằng chính Himmler ra lệnh thủtiêu họ. Vì 2 người họ có thể là những nhân chứnggây phiền hà.

Nhưng một sốnhân chứng gây phiền hà như thế vẫn còn sống sót sauchiến tranh. 7 người trong bọn họ bị xử tử hình bằngcách treo cổ, cho đến phút cuối vẫn biện hộ rằngnhững thử nghiệm chết người của họ là do hành độngyêu nước và để phục vụ Tổ quốc họ. Bác sĩ HertaOberheuser, người phụ nữ duy nhất trong "Phiên toà xửBác sĩ", thú nhận rằng mình đã chích thuốc độc cho"5 hoặc 6" người phụ nữ Ba Lan trong số hàng trămngười đang chịu nhiều cách "thử nghiệm" khổ sởtại trại Ravensbrueck.

Một số bác sĩđược tha bổng, trong đó có Pokorny, người muốn triệtsản kẻ thù.

Vài ngườitrong số họ cũng đã tỏ ra ăn năn. Ví dụ như bác sĩEdwin Katzenellenbogen, lúc trước ở trong ban giảng huấncủa Trường Y khoa Harvard, đã xin toà tuyên án tử hình.Ông nói: "Bất kỳ bác sĩ nào phạm phải cái tội màtôi bị quy kết thì đều đáng bị tử hình." Cuốicùng thì ông đã bị kết án chung thân.

HEYDRICHCHẾT VÀ LIDICE BỊXOÁ SỔ


Khicuộc chiến đang đi được nửa chặng đường, thì đãcó sự trả thù từ một trong những chủ nhân côn đồcủa Trật tự Mới vì đã sát hại các dân tộc bịchinh phục. Reinhard Heydrich, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Anninh và S.D., Chỉ huy phó Mật vụ, đã chịu một cái chếttàn khốc.

Luôn có thamvọng về quyền lực và bí mật mưu đồ lật đổ thủtrưởng Himmler, Heydrich vẫn cố xoay xở để nhận thêmchức Quyền Bảo quốc Bohemia và Moravia. Bảo quốc Neurathnghỉ ốm vô thời hạn từ tháng 9 năm 1941 theo lệnh củaHitler, nên Heydrich thay Neurath ngồi vào chiếc ghế củanhững vị vua Bohemia tại lâu đài Hradschin ở Prague. Nhưngđiều này không kéo dài được lâu.

Vào buổi sáng29 tháng 5 năm 1942, khi ông đi trên chiếc Mercedes thể thaomui trần từ ngôi biệt thự đồng quê để đến làmviệc ở toà lâu đài, thì một quả bom được ném vàoxe, chiếc xe nổ tan thành nhiều mảnh và phá nát cộtsống của ông. 2 thủ phạm là người Séc, Jan Kubis vàJosef Gabeik, thuộc quân đội lưu vong Tiệp Khắc tại Anh,nhảy dù từ một máy bay của Không quân Hoàng gia Anh. Cáctu sĩ của dòng Karl Borromaeus ở Prague đã che chở cho 2người lẩn trốn.

Heydrich chết vìvết thương vào ngày 4 tháng 6 và Đức đã mở một chiếndịch dã man để trả thù. Theo một báo cáo của Mật vụ,1.331 người Séc kể cả 201 phụ nữ đã bị xử tử ngaylập tức. Lực lượng S.S. bao vây rồi hạ sát 2 ngườiném bom cùng 120 chiến sĩ kháng chiến Séc lẩn trốn trongnhà thờ Karl Borromaeus. Vào ngày xảy ra vụ mưu sát,Goebbels ra lệnh bắt giữ 500 người Do Thái ở Ba Lan vàvào ngày Heydrich chết, 152 người trong số này bị hànhquyết để "trả đũa".

Nhưng một trongsố mọi hệ luỵ từ cái chết của Heydrich khiến thếgiới văn minh sẽ nhớ phải lâu nhất lại đến từ ngôilàng nhỏ bé Lidice bên cạnh thị trấn hầm mỏ Kladno gầnPrague. Một cuộc tàn sát dã man xảy ra ở ngôi làng nôngthôn an bình này, chỉ dựa trên lý do duy nhất là dạycho dân tộc bị thôn tính một bài học vì đã dám lấyđi sinh mạng của một quan chức cai trị.

Buổi sáng 9tháng 6 năm 1942, 10 chiếc xe tải chở đầy cảnh sát anninh Đức dưới quyền chỉ huy của Đại uý Max Rostockđến bao vây ngôi làng. (Sau này Rostock bị xử tử). Khôngai được phép đi ra, tuy nhiên, người nào ở đấy đi rađược thì khó có thể trở vào. Một cậu bé 12 tuổi vìhoảng sợ nên đã cố chạy ra ngoài đã bị bắn chết.Một phụ nữ nông dân chạy ra cánh đồng cũng bị bắnchết. Tất cả đàn ông bị nhốt trong nhà kho, chuồnggia súc và tầng hầm của một nông dân và là xã trưởngtên Horak.

Ngày hôm sau, từsáng sớm cho đến 4 giờ chiều, từng tốp 10 người bịdẫn ra khu vườn phía sau nhà kho, rồi bị cảnh sát anninh hành quyết. Tổng cộng có 172 đàn ông và những cậubé trên 16 tuổi bị bắn ở đây. Thêm 19 dân làng đanglàm việc trong hầm mỏ Kladno sau đó bị bố ráp và giảiđến Prague.

7 phụ nữ bịđưa đến Prague để chịu hành quyết. Những phụ nữcòn lại trong ngôi làng, gồm 195 người, bị mang đếntrại tập trung Ravensbrueck ở Đức. Cuối cùng, 7 ngườivào phòng hơi ngạt, 3 "biến mất" và 42 chết vì bịđối xử tệ hại. 4 phụ nữ Lidice đang mang thai đượcđưa đến bệnh viện phụ sản, trẻ sơ sinh bị giết,rồi các bà mẹ được đưa trở lại Ravensbrueck.

Phải ghi nhậnlà ngươi Đức không bắn trẻ em của Lidice, những đứatrẻ giờ đây có cha bị giết và mẹ bị vào tù. Chúngđược đưa đến một trại tập trung tại Gneisenau. Tổngcộng có 90 em và trong số này có 7 em dưới một tuổi.Những đứa trẻ này được Quốc xã chọn sau khi các"chuyên gia chủng tộc" của Himmler xem xét, để đượcđưa đến Đức, được nuôi dưỡng thành người Đứcdưới tên họ Đức. Còn những đứa trẻ khác đều bịxử lý.

Chính phủ TiệpKhắc trình cho Toà án Nuremberg một báo cáo chính thức vềvụ Lidice, kết luận: "Mọi dấu vết của lũ trẻ đềuđã biến mất."

May thay, sau nàycó một số dấu vết khác đã được tìm ra. Tôi còn nhớvào mùa thu 1945, tôi đã đọc được các bài báo ở vùngdo Đồng minh kiểm soát về các bà mẹ sống sót đã đăngtải, nhờ kêu gọi dân Đức giúp tìm ra tung tích củacon cái họ. Có 17 em đã được tìm ra và được đưa vềcho các bà mẹ ở Tiệp Khắc.

Phần còn lạicủa ngôi làng Lidice đã bị xoá sạch. Sau khi hành quyếtmọi đàn ông và giải đi tất cả phụ nữ và trẻ em,cảnh sát an ninh đốt trụi ngôi làng, đặt chất nổ phátan đống đổ nát rồi san phẳng.

Dù trở thànhđiển hình của sự tàn bạo của Quốc xã, nhưng Lidicekhông phải là ngôi làng duy nhất chịu kết cục dã mannhư thế. Có một ngôi làng khác, Lezhaky ở Tiệp Khắc vàcó thêm vài làng nữa ở Ba Lan, Liên Xô, Hy Lạp và NamTư. Ngay cả ở Tây Âu, Đức cũng lặp lại những điểnhình đó. Và trong phần lớn trường hợp – như làngTelevaag ở Na Uy – đàn ông, phụ nữ và trẻ em chỉ đượcđưa đến trại tập trung, còn tất cả nhà cửa củangôi làng đều bị san phẳng.

Nhưng vào ngày10 tháng 6 năm 1944, thiếu 1 ngày là chẵn 2 năm sau vụLidice, một vụ tàn sát khác đã xảy ra tại làngOradour-sur-Glane, gần Limoges. Một toán binh sĩ thuộc Sưđoàn Das Reich của S.S., đã khét tiếng vì bạo lực ởLiên Xô, đến bao vây ngôi làng và ra lệnh cư dân phảitập trung tại quảng trường trung tâm. Binh sĩ S.S. nóivới họ rằng có tin báo chất nổ được cất giấutrong ngôi làng, họ sẽ lục soát và kiểm tra giấy tờcủa cư dân. Rồi họ giam tất cả 652 người, lùa đànông vào các nhà kho, phụ nữ và trẻ em vào nhà thờ. Rồicả ngôi làng bị thiêu rụi. Những người đàn ông nếukhông chết cháy thì cũng bị bắn chết. Quân Đức cũngbắn phụ nữ và trẻ em trong nhà thờ, rồi nổi lửa đốtđi tất cả. 3 ngày sau, Giám mục địa phận Limoges tìmthấy xác cháy thành than của 15 trẻ em chất thành đốngphía sau bục hành lễ.

9 năm sau, vàonăm 1953, một toà án quân sự Pháp xác nhận có 642 người– gồm 245 phụ nữ, 207 trẻ em và 190 đàn ông bị tànsát. 10 người sống sót. Dù bị phỏng nặng, nhưng họđã giả chết và thoát được.

Toà án tuyên 20bản án tử hình cho nhóm binh sĩ S.S. nhưng chỉ thi hànhán đối với 2 người, giảm án cho 18 người còn lạithành những án tù từ 5 đến 12 năm. Trung tướng S.S.Heinz Lammerding, Tư lệnh Sư đoàn Das Reich, bị án tử hìnhvắng mặt. Theo tôi được biết, người ta đã không baogiờ tìm được ông ta. Chỉ huy nhóm binh sĩ tạiOradour-sur-Glane, Thiếu tá Otto Dickman, tử trận tạiNormandy vài ngày sau khi gây ra vụ việc.

Giống nhưLidice, Oradour-sur-Glane không bao giờ được xây dựng lại.Đống tro tàn đổ nát vẫn là đài kỷ niệm Trật tựMới của Hitler ở châu Âu. Khung nhà thờ bị cháy nổibật giữa vùng đồng quê yên bình như để nhắc nhở vềmột ngày tháng Sáu đẹp trời, ngay trước mùa thu hoạch,cư dân nơi đây đã bất ngờ bị thảm sát. Ở mộtkhung cửa sổ có một tấm biển đề: "Madame Rouffance,người sống sót duy nhất tại nhà thờ, trốn thoát quacửa sổ này." Trước tấm biển là hình tượng ChúaJesus gắn trên một cây thánh giá nhỏ đã gỉ sét.

Như đã ghi ởđầu chương này, đấy chỉ là những khởi đầu cho Trậttự Mới của Hitler và cũng là phần nổi của Đế chếCôn đồ Quốc xã ở châu Âu. May thay cho nhân loại, Trậttự Mới đã bị tiêu diệt ngay khi mới khởi phát –không phải do nhân dân Đức nổi lên chống lại sự bạotàn, mà do quân Đức thất trận và tiếp theo là do sựsụp đổ của Đế chế Thứ Ba.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro