KHỞI ĐỘNG THẾ CHIẾN II

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BÌNHminh ngày 1 tháng 9 năm 1939 – đúng là ngày mà Hitler đãấn định trong chỉ thị đầu tiên cho "Phương án MàuTrắng" ban hành ngày 3 tháng 4 – những đội hình quânĐức tràn qua biên giới Ba Lan và đều hướng về thủđô Warsaw từ ba phía Bắc, Nam và Tây.

Trên không, máybay của Không quân Đức gầm rú tiến về các mục tiêu:đội hình quân Ba Lan, kho đạn, cầu, đường sắt, thànhphố. Chỉ trong vòng vài phút, người Ba Lan – quân sựcũng như dân sự – lần đầu tiên phải nếm mùi chếtchóc và tàn phá từ trên bầu trời với mức độ mà thếgiới chưa từng thấy. Qua đó, Đức đã bắt đầu chiếndịch khủng bố kéo dài suốt 6 năm, phủ lên hàng trămtriệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở châu Âu và châuÁ.

Đó là mộtbuổi sáng xám xịt ở Berlin, với trần mây thấp tạonên một bức màn như thể để che chở chống lại máybay thả bom của địch mà nhiều người đang lo sợ nhưngvẫn chưa thấy xuất hiện.

Tôi thấy ngườiđi trên đường phố tỏ ra dửng dưng dù tin tức đangtràn ngập trên sóng phát thanh và các ấn bản báo chí.Lúc 5 giờ 40 sáng, trên đài phát thanh Hitler tuyên cáo vớiQuân đội và báo tin chiến sự đã bùng nổ. Bên kiađường phố từ khách sạn Adlon, công nhân ca sáng đãđến làm việc trong toà nhà mới của Công ty I. G. Farbennhư không có chuyện gì xảy ra. Và khi trẻ bán báo điđến rao bán số báo đặc biệt, thì cũng chẳng có aichịu dừng tay để mua một tờ nào. Tôi chợt nghĩ, cólẽ người dân Đức chỉ bàng hoàng khi sáng nay thức dậyvà bỗng dưng biết được mình đang sống trong chiếntranh – cuộc chiến mà họ đã chắc chắn Lãnh tụ bằngcách nào đấy sẽ tránh được. Bây giờ, chiến tranh đãđến, họ thấy không thể nào tin nổi.

Người ta khôngkhỏi nghĩ đến sự tương phản với không khí nô nứccuồng dại mà nước Đức khi bước vào cuộc chiến năm1914. Lúc ấy, những đám đông tập trung trên đườngphố, ném hoa vào đoàn quân đang diễu hành và cất tiếnghoan hô Hoàng đế Wilhelm II.

Lần này, khôngcó sự tụ tập như thế để tỏ lòng ủng hộ Quân độihay nhà chỉ huy chiến tranh Quốc xã. Lúc 10 giờ sáng,Hitler đi qua những đường phố vắng lặng từ Phủ Thủtướng đến Nghị viện để thông báo với toàn dân Đứcvề tình hình mà ông đã khởi động một cách cố ý vàlạnh lùng. Ngay cả các đại biểu bù nhìn của Nghịviện, phần lớn là Đảng viên do Hitler bổ nhiệm, cũngkhông đáp ứng nồng nhiệt lắm khi nhà độc tài giảithích tại sao Đức phải lâm chiến. So với những phiênhọp ít quan trọng hơn lúc trước, lần này tiếng hoan hôkém hẳn đi.

Dù nhiều khivẫn tỏ vẻ hung hăng, nhưng đôi lúc Hitler lại có tháiđộ kỳ lạ như thể phải tìm cách chống chế như thểchính ông cảm thấy mụ mị khi lâm vào tình thế khókhăn và có một chút thất vọng.

Sau khi dối tráthường xuyên trên con đường tiến lên quyền lực vàcủng cố quyền lực, thì trong thời khắc trọng đạinày của lịch sử, Hitler lại càng không thể ngừng đưara thêm dối trá cho những người dân Đức dễ bảo nhằmbiện minh cho hành động tàn ác của mình.

"Quý vị đều biết tôiđã có vô số nỗ lực nhằm đạt đến việc làm rõ vàthông hiểu qua đường lối hoà bình cho vấn đề Áo vàsau đó là cho vấn đề Sudetenland, Bohemia và Moravia. Tấtcả đều là vô ích...

Trong những cuộc thảo luậnvới các chính khách Ba Lan... cuối cùng tôi đã đưa ranhững đề nghị của Đức và... không còn có đề nghịnào khiêm tốn hơn... Tôi muốn nói điều này với thếgiới. Chỉ tôi mới có vị thế để đưa ra những đềnghị ấy, vì tôi biết rõ rằng khi làm việc này tôi đãchống lại hàng triệu người Đức. Những đề nghị nàyđã bị từ khước...

Trong 2 ngày tròn, tôi ngồivới Chính phủ của tôi mà chờ xem liệu Chính phủ BaLan có thấy thuận tiện để phái đến một đặc sứtoàn quyền đến hay không... Nhưng nếu lòng yêu chuộnghoà bình và tính nhẫn nại của tôi bị hiểu nhầm làsự yếu đuối, hay thậm chí là hèn nhát, thì đó là sựphán xét sai lạc... Tôi không còn thấy Chính phủ Ba Lanmuốn đàm phán nghiêm túc với ta... Vì thế, tôi quyếtđịnh nói với Ba Lan bằng cùng thứ ngôn ngữ mà trongnhiều tháng Ba Lan đã sử dụng với ta...

Đêm qua, lần đầu tiênquân chính quy của Ba Lan bắn qua lãnh thổ của ta. Từlúc 5 giờ 45 sáng, ta bắn trả và từ lúc này bom đạnsẽ trả lời bom đạn".

Thếlà, vị Thủ tướng Đức viện cớ cuộc tấn công ngụytạo của Đức vào đài phát thanh của Đức ở Gleiwitznhằm biện minh cho hành động gây hấn lạnh lùng với BaLan. Và thật thế: Bản tuyên bố đầu tiên của Bộ Tưlệnh Lục quân Đức gọi chiến dịch quân sự của họlà cuộc "phản công". Ngay cả Weizsaecker cũng cố làmthật tốt để lan truyền cho trò bịp bợm đê tiện này.Từ Bộ Ngoại giao, ông gửi điện cho các phái bộ ngoạigiao Đức ở nước ngoài để chỉ đạo cho họ:

"Theo cách phòng vệ chốnglại các cuộc tấn công của Ba Lan, sáng sớm hôm nay Quânđội Đức đã hành động chống lại Ba Lan. Vào lúc này,không nên xem hành động ấy là chiến tranh, mà chỉ lànhững vụ chạm súng do các cuộc tấn công của Ba Lan gâyra".

Ngaycả binh sĩ Đức, người có thể tự nhận thấy ai đãtấn công ai dọc biên giới Ba Lan, cũng nghe đầy tai nhữnglời dối trá của Hitler. Trong bản tuyên cáo phô trươngvới Quân đội Đức vào ngày 1 tháng 9, Lãnh tụ đã nói:

"Ba Lan đã khước từ việcdàn xếp bằng đường lối hoà bình mối bang giao mà tôimong mỏi, thậm chí còn sử dụng cả vũ lực... Một loạtnhững vụ xâm lấn biên giới... chứng tỏ rằng Ba Lanchẳng còn muốn tôn trọng ranh giới của Đế chế.

Nhằm chấm dứt những hànhđộng điên rồ ấy, từ lúc này trở đi tôi không cócách nào khác hơn là sử dụng vũ lực để đáp lại vũlực."

Chỉcó một lần trong ngày này, Hitler nói lên sự thật khiphát biểu trước Nghị viện:

"Tôi không đòi hỏi ngườiĐức nào làm hơn những gì mà tôi sẵn sàng làm trongsuốt 4 năm nay... Từ lúc này trở đi, tôi chỉ là ngườichiến binh đầu tiên của Đế chế Đức. Một lần nữa,tôi mặc lại bộ quân phục ấy, vốn thiêng liêng vàthân thiết đối với tôi. Tôi sẽ không cởi ra bộ quânphục này cho đến khi chiến thắng, nếu có hậu quả gìkhác, tôi cũng sẽ chẳng sống được lâu..."

Đếnlúc cuối, Hitler sẽ chứng tỏ mình làm đúng như lờinói. Nhưng những người Đức tôi gặp ở Berlin hôm ấyđều không nhận ra rằng điều mà Lãnh tụ muốn nói làông không thể đối mặt với chiến bại và không chấpnhận chiến bại.

Trong bài diễnvăn này, Hitler chỉ định Goering là người sẽ kế nhiệmnếu ông có mệnh hệ nào. Hess sẽ là người kế tiếp.Hitler nói:

"Nếu Hess có mệnh hệnào, thế thì theo luật, Thượng viện sẽ được triệutập và sẽ chọn người xứng đáng nhất – ý tôi làngười quả cảm nhất – để tiếp nhiệm".

Luậtnào? Thượng viện nào? Cả hai đều không hiện hữu!

Thái độ tươngđối mềm mỏng ở Nghị viện thay đổi ngay khi Hitler trởvề Phủ Thủ tướng. Dahlerus, người có mặt khắp mọinơi, lúc này đi theo Goering, thấy Hitler trong tình trạng"cực kỳ lo lắng và vô cùng kích động".

"Ông ấy nói với tôi từlâu ông đã nghi ngờ nước Anh có mong muốn chiến tranh.Ông còn nói với tôi rằng ông sẽ nghiền nát Ba Lan vàsáp nhập nguyên cả nước...

Càng lúc ông càng trở nênkích động, rồi bắt đầu vung vẩy 2 tay khi thét vào mặttôi: 'Nếu Anh muốn đánh 1 năm, tôi sẽ đánh 1 năm. NếuAnh muốn đánh 2 năm, tôi sẽ đánh 2 năm...'. Ông ngừnglại và rồi hét lên, tiếng hét trở nên chói tai và haitay ông vung mạnh: 'Nếu Anh muốn đánh 3 năm, tôi sẽđánh 3 năm'.

Lúc đó toàn thân ông cửđộng theo hai tay, cuối cùng khi ông gào lên: 'Và nếucần, tôi sẽ đánh 10 năm,' thì nắm đấm ông vung lênrồi dồn xuống gần chạm sàn nhà".

Chodù bao điên dại, Hitler vẫn nghĩ Đức sẽ không phảichiến đấu với Anh gì cả. Bây giờ là quá giữa trưa,các đội quân của Đức đã xâm nhập nhiều kilomet vàđang tiến nhanh vào lãnh thổ Ba Lan. Đa số các thành phốcủa Ba Lan, kể cả Warsaw, đã bị máy bay thả bom vớithương vong dân sự đáng kể. Nhưng Anh và Pháp vẫn chưalên tiếng cho biết họ sẽ giữ lời hứa giúp đỡ BaLan.

Dần dà, tháiđộ của họ có vẻ rõ ràng, nhưng có vẻ như Dahlerus vàHenderson lại đang cố làm cho họ rối trí.

Lúc 10 giờ 30sáng, Henderson gọi điện đọc bản tin cho Lord Halifax:

"Tôi được biết đêm quaquân Ba Lan đã làm nổ tung chiếc cầu Dirschau.Và rằng chiến sự đã bùng phát ở Danzig. Khi nhận đượctin này, Hitler đã ra lệnh đẩy lùi quân Ba Lan trở vềđường biên giới và chỉ thị Goering đánh phá khôngquân Ba Lan dọc biên giới."

Cuốicùng, Henderson nói thêm:

"Thông tin này do chínhGoering cung cấp.

Hitler có thể muốn gặp tôisau phiên họp với Nghị viện để tìm biện pháp cuốicùng cứu vãn hoà bình."

Hoàbình nào? Hoà bình cho Anh sao? Đức đã tiến hành chiếntranh được 6 tiếng đồng hồ – với tất cả sức mạnhquân sự và là để chống lại 1 Đồng minh của Anh.

Hitler không muốngặp Henderson sau phiên họp với Nghị viện. Sau khi truyềntải tin dối trá của Goering về London, vị đại sứ trởnên chán nản – nhưng cũng không hoàn toàn quá chán nản.Lúc 10 giờ 50 phút sáng, ông gọi điện đọc báo cáokhác cho Lord Halifax. Một ý tưởng mới đã nảy sinh trongđầu óc phong phú nhưng lẫn lộn của ông:

"Cho dù có ít hy vọngthành công, nhưng tôi vẫn thấy có nhiệm vụ nói lênrằng: Sự tin tưởng rằng bây giờ hy vọng cuối cùng làThống chế Smigly-Rydz nhằm mục đích loan báo sẵn sàngđến Đức với cương vị 'toàn quyền' để thảoluận với Goering".

Cóvẻ như vị đại sứ lập dị không nghĩ ra rằng Thốngchế Smigly-Rydz còn đang bận rộn chỉ huy chống lại cuộctấn công của Đức, hoặc không nhận ra rằng dù ông ấycó đến Berlin, thì trong tình thế này, việc đó sẽgiống như đến để đầu hàng. Người Ba Lan có thể bịđánh bại một cách nhanh chóng nhưng họ không muốn đầuhàng.

Trong ngày đầutiên của cuộc tấn công Ba Lan, Dahlerus còn tích cực hơnHenderson. Lúc 8 giờ sáng ông đi gặp Goering, nghe ông nàynói "chiến tranh đã bùng nổ bởi vì người Ba Lan đãtấn công đài phát thanh ở Gleiwitz và đánh sập mộtchiếc cầu gần Dirschau". Dahlerus lập tức gọi điệnbáo tin cho Bộ Ngoại giao ở London.

Trong Toà ánNuremberg, ông khai "Tôi thông báo cho mọi người rằngtheo thông tin mà tôi nhận được thì Ba Lan đã tấn côngvà dĩ nhiên họ tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với tôikhi tôi đưa thông tin ấy".

Dahlerus cũng lặplại lời của Goering, cho biết "Ba Lan đã phá hoại mọithứ" và ông có "chứng cứ cho thấy họ không bao giờmuốn đàm phán".

Lúc 12 giờ 30trưa, Dahlerus lại gọi cho Bộ Ngoại giao Anh, lần này,ông được nói chuyện với Cadogan. Ông lại cáo buộc BaLan đã phá hoại hoà bình và đề xuất cùng với Forbesbay đến London. Nhưng lúc này, khi cuộc chiến mà ông muốnngăn chặn đang diễn ra, Cadogan đã quá chán Dahlerus nêntrả lời rằng "Bây giờ không thể làm được gì nữa".

Nhưng Cadogan chỉlà Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, không phải là thànhviên Nội các. Dahlerus nhất mực yêu cầu chuyển lời đềxuất của mình đến Nội các và ngạo mạn cho biết sẽgọi lại trong 1 tiếng đồng hồ. Ông đã làm đúng nhưthế và nhận câu trả lời từ Cadogan:

"Không có việc trung gianhoà giải trong khi quân Đức đang xâm lăng Ba Lan. Cách duynhất để ngăn chặn chiến tranh thế giới là: (một)ngừng các hiệp định thù địch và, (hai) Quân đội Đứclập tức rút khỏi lãnh thổ Ba Lan."

Lúc10 giờ sáng, Đại sứ Ba Lan tại Anh, Bá tước Raczyński,đến gặp Lord Halifax và chính thức báo tin cho ông vềhành động gây hấn của Đức. Vị Ngoại trưởng đáprằng ông không nghi ngờ gì về tin này. Rồi ông cho mờiĐại biện lâm thời Theodor Kordt của Đức đến BộNgoại giao Anh và hỏi ông này có thông tin gì không. Kordtđáp, ông không nhận tin gì về việc Đức tấn công BaLan và cũng không được chỉ thị gì. Lord Halifax tuyên bốrằng thông tin mà ông nhận được "tạo nên một tìnhhình rất nghiêm trọng". Nhưng ông cũng không đi xa thêm.

Vậy nên, vàolúc giữa trưa Hitler có lý do để hy vọng rằng Anh sẽkhông tham chiến. Nhưng chẳng bao lâu, hy vọng này vỡvụn.

Theo yêu cầu,Ribbentrop tiếp kiến Đại sứ Anh Henderson lúc 9 giờ tốivà Đại sứ Pháp Coulondre 1 tiếng đồng hồ sau. Ông nhậnđược công hàm chính thức của Anh:

"... Nếu Chính phủ Đứckhông sẵn sàng cho Chính phủ Vương quốc Anh cam kết thoảđáng rằng Chính phủ Đức đã đình chỉ mọi hành độnggây hấn với Ba Lan và sẵn sàng lập tức rút quân khỏilãnh thổ Ba Lan, Chính phủ Vương quốc Anh sẽ không ngầnngại thực hiện nghĩa vụ của mình với Ba Lan."

Cônghàm chính thức của Pháp có ngôn từ tương tự.

Ribbentrop trảlời với cả 2 Đại sứ rằng ông sẽ chuyển công hàmcủa họ cho Hitler, rồi ông dài dòng biện luận rằng"không có chuyện Đức gây hấn" mà là Ba Lan gây hấn,rồi lặp lại câu lừa dối cũ rích rằng quân đội"chính quy" của Ba Lan đã tấn công qua đất Đức ngàyhôm trước. Nhưng những nghi thức ngoại giao vẫn đượcduy trì. Nevile Henderson ghi nhận Ribbentrop đã tỏ ra "nhãnhặn và lịch sự". Một cuộc tranh luận diễn ra: Cóphải vị Ngoại trưởng Đức lắp bắp khi nói lên những"đề xuất" của Đức đối với Ba Lan trong 2 buổihội kiến sóng gió lúc trước hay không? Henderson xác nhậnrằng đúng, còn Ribbentrop nói mình đã đọc "chậm rãivà rõ ràng, thậm chí còn giải thích những điểm chínhyếu nên ông nghĩ Henderson đã thông hiểu tất cả."Không bao giờ có thể giải quyết cuộc tranh luận này –nhưng bây giờ điều đó còn có ý nghĩa gì nữa?

Vào đêm 1 tháng9, khi các mũi tiến công của Đức đang đi sâu thêm vàođất Ba Lan và Không quân Đức liên tục thả bom, Hitlerbiết rằng nếu mình không ra lệnh rút quân, Đức sẽlâm vào cuộc chiến tranh thế giới. Hoặc ông nghĩ mìnhsẽ gặp may – vận may giống như ở Hội nghị Munichchăng? Vì lẽ, người bạn Mussolini – kinh hãi vì tinchiến sự bùng nổ và sợ lực lượng hùng hậu Anh-Phápsẽ đánh Ý – đang nỗ lực dàn xếp cho 1 hội nghịMunich khác.

MUSSOLINICAN THIỆP VÀO PHÚT CHÓT


Tacòn nhớ là vào ngày 26 tháng 8, Mussolini khuyên Hitler làcó "một giải pháp chính trị", nhưng Hitler đã phớtlờ điều đó. Rồi đến ngày 31 tháng 8, Mussolini lạithúc giục Hitler nên tiếp kiến Đại sứ Ba Lan Lipski vàcho biết họ đang cố thuyết phục chính phủ Anh đồng ýviệc trả lại Danzig cho Đức.

Nhưng đã quámuộn để đem miếng mồi cỏn con như thế ra để nhửHitler. Danzig chỉ là cái cớ của Hitler, như ông đã nóivới tướng lĩnh Đức. Ông chỉ muốn tiêu diệt Ba Lan.Mussolini lại không biết điều này. Vào buổi sáng 1 tháng9, Mussolini bị giằng co giữa việc tuyên bố Ý đứngtrung lập hay là chịu nguy cơ bị Anh và Pháp tấn công.Nhật ký của Ciano ghi rõ đó là cơn ác mộng mà cha vợcủa ông đang phải đối đầu. Thật ra, quyết định củaMussolini đã được thông báo cho Anh vào đêm trước: Ýsẽ không tham chiến chống lại Anh hoặc Pháp.

Sáng sớm ngày1 tháng 9, nhà độc tài Ý vô phúc đích thân gọi điệncho Đại sứ Ý Attolico ở Berlin và, theo Ciano kể lại,"thúc giục Attolico nên thuyết phục Hitler gửi cho ôngmột bức điện miễn cho ông những nhiệm vụ trong mốiliên minh." Hitler nhanh chóng làm theo:

"... Tôi tin chắc chúng tôicó thể thực hiện xong các công tác đã đặt ra với sứcmạnh quân sự của Đức. Vì thế tôi nghĩ không cần đếnsự hỗ trợ về quân sự của Ý trong trường hợp nhưthế này. Tôi cũng cảm ơn anh về mọi việc anh sẽ làmtrong tương lai cho sự nghiệp chung của chủ nghĩa Phátxít và Quốc gia Xã hội.

ADOLFHITLER"

Saukhi phát biểu trước Nghị viện và bình tĩnh lại sau mànkích động với Dahlerus, Hitler gửi thêm một bức điệncho Mussolini với những lời dối trá về việc ông sẵnsàng đàm phán, chờ đợi nhà thương thuyết Ba Lan, nhưngBa Lan đã gây hấn thêm... rồi kết luận:

"Duce ạ, tôi xin cảm ơnvề những nỗ lực của anh. Tôi cũng đặc biệt cảm ơnanh đã tình nguyện làm trung gian cho chúng tôi. Nhưng ngaytừ đầu tôi đã nghi ngờ về những nỗ lực này bởivì Chính phủ Ba Lan, nếu họ có một chút ý định giảiquyết vụ việc một cách hoà hoãn, thì đáng lẽ họ đãcó thể làm bất cứ lúc nào. Nhưng họ lại từ khước...

Duce ạ, vì lý do đó, tôikhông muốn để anh lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm khi đảmnhận vai trò hoà giải mà, xét theo thái độ ương ngạnhcủa Chính phủ Ba Lan, chỉ có khả năng vô vọng ...

ADOLFHITLER"

Nhưngkhi bị Ciano thúc giục, Mussolini lại vẫn muốn lâm vàohoàn cảnh nguy hiểm khi đảm nhận vai trò hoà giải. Hômtrước, Ciano đã đề nghị cùng Anh và Pháp là nếu họđồng ý, Mussolini sẽ mời Đức đến dự hội nghị ngày5 tháng 9 để "xem xét những điều khoản của Hoà ướcVersailles vốn là nguyên nhân của tình hình xáo trộn hiệnnay".

Người ta cóthể nghĩ việc Đức tấn công Ba Lan khiến cho đề nghịcủa Mussolini trở nên vô dụng. Nhưng Ngoại trưởng PhápGeorges Bonnet, người thiên về chính sách xoa dịu, đã gọiđiện cho François-Poncet – lúc đó là Đại sứ Pháp tạiÝ – yêu cầu ông này cho Ciano biết rằng Pháp tỏ ýhoan nghênh hội nghị như thế. Bonnet không nói gì đếnviệc rút quân hoặc ngay cả ngừng tiến quân của Đức,như là điều kiện cho hội nghị. Hai lần trong buổichiều 1 tháng 9, Bonnet đã ra chỉ thị cho Noël, Đại sứPháp tại Ba Lan, và hỏi rằng liệu Ba Lan có chấp nhậnđề nghị của Ý về hội nghị hay không. Ông nhận lạiphúc đáp rằng: "Chúng tôi đang phải chiến đấu vì bịxâm lăng vô cớ. Không còn có vấn đề hội nghị, chỉcó hành động chung mà Đồng minh phải thực hiện đểchống trả".

Chính phủ Anhkhông muốn can dự vào nỗ lực của Bonnet. Một bản ghinhớ của Bộ Ngoại giao Anh do R. M. Makins ký ghi lại rằngChính phủ Anh "không được tham khảo và cũng không đượcbáo tin về động thái này".

Trái ngược vớiBonnet, Anh đòi hỏi điều kiện về hội nghị và cố kéoNội các Pháp đang chia rẽ đồng ý để 2 bên đưa racông hàm với nội dung giống nhau cho Hitler.

Ribbentrop thảoluận với Hitler về đề nghị của Mussolini và Hitler muốnbiết: các công hàm của Anh và Pháp có phải là tối hậuthư hay không? Kế tiếp, Ribbentrop đồng ý với Attolico làông này sẽ tham khảo với Henderson và Coulondre để tìmhiểu.

Ngày 2 tháng 9,Attolico đi đến Đại sứ quán Anh và hỏi Henderson rằng:"Công hàm của Anh đêm trước có phải là tối hậu thưhay không?"

Henderson kểlại: "Tôi bảo ông ấy rằng tôi đã được uỷ nhiệm...để nói rằng đây không phải là tối hậu thư mà làlời cảnh cáo."

Sau khi nhậnđược câu trả lời như thế, Attolico đi đến Bộ Ngoạigiao Đức để trao cho Weizsaecker công hàm của Mussolini:

Ngày 2 tháng 9 năm 1939

... Quyền quyết định vẫnnằm trong tay Lãnh tụ, nhưng nước Ý muốn thông báo rằngvẫn có khả năng mời Pháp, Anh và Ba Lan đến 1 hội nghịtrên những cơ sở sau:


Ngừng bắn, để các lực lượng quân sự đang ở đâu thì ở nguyên nơi đó.

Triệu tập hội nghị trong vòng 2 hoặc 3 ngày.

Giải quyết tranh chấp Ba Lan-Đức, mà theo tình thế hiện giờ, chắc chắn sẽ có lợi cho Đức.

Ý kiến này ban đầu là từDuce, bây giờ đã được Pháp ủng hộ.

Danzig đã là của Đức vàĐức đã có trong tay những cam kết nhằm đảm bảo phầnlớn các yêu cầu của họ. Hơn nữa, Đức đã đạt đượcsự "thoả mãn về đạo lý". Nếu Đức chấp nhậntham gia hội nghị, họ sẽ thực hiện được mọi mụcđích và cùng lúc tránh được chiến tranh, vốn hiệnđang có nguy cơ trở thành chiến tranh toàn diện và cókhả năng sẽ kéo dài.

Duce không muốn nài ép,nhưng mong thông tin trên được lập tức chuyển đếnNgài von Ribbentrop và Lãnh tụ.

Ribbentropgiải thích cho Attolico là đề nghị của Mussolini không"phù hợp" với các công hàm của Anh và Pháp đêmtrước, vốn có "tính chất của tối hậu thư".

Attolico luônthiết tha muốn tránh chiến tranh thế giới, nên choRibbentrop biết rằng đề nghị của Mussolini đã thay thếnhững lời tuyên bố của Anh và Pháp. Dĩ nhiên làAttolico không có thẩm quyền để phát biểu như thế, màlại còn là những phát biểu sai lạc, nhưng vào giờ chótnày có lẽ ông nghĩ mình không mất gì cả nếu nhỡ cókhinh suất. Khi Ribbentrop tỏ ý nghi ngờ, Attolico vẫn khẳngđịnh quan điểm của mình:

"Các tuyên bố của Phápvà Anh không còn được xem xét. Bá tước mới vừa gọiđiện lúc 8 giờ 30 sáng nay, tức là thời điểm cáctuyên bố đã được phát thanh ở Ý. Vì thế mà phảixem hai tuyên bố như đã được thay thế. Bá tước Cianocòn nói rằng đặc biệt là Pháp sẽ nghiêng về đềnghị của Duce. Lúc này, do áp lực đến từ Pháp nên Anhsẽ nghe theo."

Ribbentropđồng ý với đề nghị là Attolico sẽ tham khảo vớiHenderson và Coulondre để tìm hiểu.

Đó là lý dotại sao Attolico chạy đến Đại sứ quán Anh. Schmidt,người có nhiệm vụ thông dịch, sau này kể lại: "Tôivẫn nhớ Attolico, không còn trẻ trung nữa, chạy ra khỏivăn phòng của Ribbentrop xuống các bậc thang để đi thamkhảo với Henderson và Coulondre ... Nửa giờ sau Attolicochạy trở lại, cũng thở hổn hển như lúc rời đi."

Theo lờiAttolico, Hennderson cho biết công hàm của Anh không phải làtối hậu thư. Khi Attolico thúc giục Ribbentrop có câu trảlời sớm, ông này hứa sẽ phúc đáp ngày hôm sau, tứclà Chủ Nhật, ngày 3 tháng 9.

Lúc này ởRome, hy vọng của Mussolini đã tan vỡ. Trong khi Bonnet cảmơn Ciano về nỗ lực của ông này cho hoà bình, LordHalifax lại tỏ ra nghiêm khắc hơn. Ông xác nhận công hàmcủa Anh không phải là tối hậu thư, nhưng thêm rằngtheo quan điểm của riêng ông, Anh không thể chấp nhậnđề xuất của Mussolini về hội nghị nếu Đức khôngrút quân khỏi Ba Lan – vấn đề mà Bonnet vẫn giữ imlặng. Halifax hứa sẽ điện cho Ciano về quyết định củaNội các Anh.

Quyết địnhđược gửi đến sau 7 giờ tối. Anh chấp nhận đề nghịcủa Ý với điều kiện Hitler phải rút quân đội củamình về biên giới Đức. Ciano biết Hitler sẽ chẳng baogiờ chấp nhận việc này và "không thể làm gì được",như ông ghi trong nhật ký: "Hy vọng cuối cùng đã tànlụi."

Lúc 8 giờ 50tối ngày 2 tháng 9, để yết kiến Ribbentrop, Attolico đãđi đến Phủ Thủ tướng, nơi ông này đang họp vớiHitler. Bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao bị tịch thu môtả:

"Đại sứ Ý mang đến choBộ trưởng Ngoại giao thông tin rằng Anh không sẵn sàngđàm phán trên cơ sở của đề nghị từ Ý. Anh đòi hỏilà trước khi bắt đầu đàm phán, Quân đội Đức phảilập tức rút khỏi các khu vực chiếm đóng ở Ba Lan vàDanzig...

Tóm lại, Đại sứ Ý chobiết Duce bây giờ sẽ xem như đề nghị làm trung gian củaông không còn hiện hữu nữa. Bộ trưởng Ngoại giao đónnhận thông tin này từ Đại sứ Ý mà không có ý kiếngì."

Khônghề có một lời cảm ơn dành cho Attolico vì đã có nhữngnỗ lực không mệt mỏi! Chỉ có sự im lặng khinh miệtđối với một Đồng minh đã cố giúp Đức gian lận màchiếm lấy chiến lợi phẩm từ Ba Lan.

Một khả năngnhỏ nhoi nhằm ngăn chặn Thế chiến II đã tắt lịm.Điều này là hiển nhiên đối với mọi người, trừNgoại trưởng Pháp. Lúc 9 giờ tối, ông này gọi điệncho Ciano, xác nhận lần nữa rằng công hàm của Phápkhông phải là tối hậu thư, nhưng lần đầu tiên nóirằng Pháp đồng ý với Anh là Quân đội Đức phải rútkhỏi Ba Lan. Đó là do Anh khăng khăng đòi hỏi. Ciano trảlời rằng Đức sẽ không chấp nhận điều kiện này.Nhưng Bonnet không muốn buông xuôi. Trong đêm, ông vẫnmuốn tìm cách đưa Pháp thoát ra khỏi nhiệm vụ đốivới Ba Lan lúc này đã tan nát và bị bao vây. Ciano kểlại trong nhật ký:

"Trong đêm, tôi bị [nhânviên Bộ Ngoại giao] đánh thức bởi vì Bonnet đã hỏiGuariglia [Đại sứ Ý tại Pháp] rằng liệu ít nhất chúngtôi có thể thuyết phục việc rút quân tượng trưng củaĐức khỏi Ba Lan hay không... Tôi ném đề nghị này vàosọt rác mà không thông báo cho Duce."

CUỘCCHIẾN BA LANBIẾN THÀNH THẾ CHIẾNII


ChủNhật, ngày 3 tháng 9 năm 1939, là một ngày cuối mùa hètươi đẹp ở Berlin. Mặt trời sáng sủa, bầu không khídịu dàng – như tôi ghi trong nhật ký: "Vào những ngàynhư thế này, người dân Berlin sẽ thích đi vào các khurừng hoặc dọc bờ hồ gần đó".

Lúc hừng sáng,một bức điện của Lord Halifax được gửi đến Đạisứ quán Anh, chỉ thị Nevile Henderson diện kiến Ngoạitrưởng Đức lúc 9 giờ sáng để trao 1 công hàm.

Khoảng 32 tiếngtrước, Chính phủ Chamberlain đã thông báo cho Hitler rằngnếu Đức không rút quân khỏi Ba Lan thì Anh sẽ thamchiến. Không có câu trả lời và Chính phủ Anh sẽ làmtheo những lời đã nói.

Ngày hôm trước,Đại sứ Pháp tại Anh Charles Corbin đã thông báo choBonnet rằng Hitler đang cố ý trì hoãn trả lời nhằmchiếm lấy càng nhiều lãnh thổ Ba Lan càng tốt, rồi mớichịu đàm phán cho nền hoà bình "cao thượng" dựatrên 16 điểm mà ông ta đã nêu vào ngày 31 tháng 8.

Chính phủ Anhcũng e sợ như thế, nên đề nghị với Pháp là cả 2nước cùng tuyên chiến với Đức, nếu Đức không trảlời thoả đáng vào hạn chót là 6 giờ sáng ngày 3 tháng9. Nhưng Bonnet không chấp nhận hành động hấp tấp nhưthế.

Nội các Phápbị chia rẽ một cách trầm trọng cả tuần qua về quyếtđịnh thực hiện nhiệm vụ với Ba Lan và với Anh. Trongbuổi họp Nội các Pháp ngày 23 tháng 8, Thủ tướngDaladier đặt ra 3 câu hỏi:


Liệu Pháp có thể án binh bất động được không trong khi Ba Lan và Rumania (hoặc 1 trong 2 nước) đang bị xoá khỏi bản đồ thế giới?

Pháp có những phương tiện gì để chống lại?

Bây giờ cần có những biện pháp gì?

RiêngBonnet, sau khi giải thích các sự kiện, thì đặt ra câuhỏi:

"Sau khi xem xét tình hình,liệu chúng ta có nên tôn trọng các cam kết và qua đótham chiến, hoặc có nên xét lại thái độ của mình màhưởng lợi từ việc tránh chiến tranh? ..."

TổngTham mưu trưởng Gamelin và Đô đốc Darlan trả lời:

"... Lục quân và Hải quânđã sẵn sàng. Trong giai đoạn đầu, họ không thể làmgì nhiều để chống lại Đức. Nhưng việc Pháp độngbinh cũng sẽ hỗ trợ ít nhiều cho Ba Lan bằng cách cầmchân một lực lượng quân Đức đáng kể đang ở gầnbiên giới của ta."

... Khiđược hỏi rằng Ba Lan và Rumania có thể chống cự đượcbao lâu, Thống chế Gamelin nói ông tin rằng Ba Lan sẽđương đầu tốt và việc này sẽ ngăn Đức điều lựclượng mạnh chống Pháp cho đến mùa xuân tới, lúc ấyAnh đã đứng về phía ta.

Gamelin khôngmuốn nêu ra những mặt yếu của Quân đội Pháp vì ôngkhông tin tưởng Bonnet. Sau đó, Daladier nói với ông: "Anhđã làm đúng. Nếu anh nói ra thì ngày hôm sau phía Đứcsẽ biết."

Cuối cùng, Phápđi đến quyết định và điều này đã được ghi vàobiên bản buổi họp:

"Cuộc thảo luận vạch rarằng nếu chúng ta mạnh lên trong vài tháng tới, lúc ấyĐức cũng sẽ ngày càng mạnh hơn nữa. Vì Đức lúc đóđã có trong tay những nguồn lực của Ba Lan và Rumania màhọ có thể sử dụng.

Vì thế, Pháp không có chọnlựa nào khác.

Giải pháp duy nhất... làtôn trọng những gì mà ta đã cam kết đối với Ba Lan..."

Saubuổi họp Nội các, Pháp ban hành lệnh báo động, đặtmọi lực lượng ở biên giới trong tình trạng trựcchiến, đồng thời gọi vào quân ngũ 360.000 quân trù bị.Ngày 31 tháng 8, Nội các ra thông cáo nói rằng Pháp sẽ"tuân thủ chặt chẽ" những cam kết của mình. Vàngày hôm sau, ngày Đức khởi sự tấn công Ba Lan, LordHalifax đã thuyết phục Bonnet cùng với Anh cảnh cáo Đứcrằng cả hai quốc gia sẽ tôn trọng cam kết đối vớiĐồng minh của họ.

Nhưng đến ngày2 tháng 9, khi Anh thúc giục Pháp cùng đưa tối hậu thưcho Hitler vào lúc nửa đêm, thì Thống chế Gamelin và BộTổng Tham mưu Pháp lại thoái lui. Rốt cuộc thì chỉ cóPháp đơn độc chiến đấu nếu Đức tấn công phía Tây.Sẽ không có một binh sĩ Anh nào hỗ trợ họ. Bộ TổngTham mưu Pháp đòi hỏi có thêm 48 tiếng đồng hồ đểtiến hành tổng động viên được suôn sẻ. Nhưng Anh vẫnmuốn thúc giục Pháp.

Buổi tối, khiViện Dân biểu Anh nhóm họp, đa số đại biểu bất luậnĐảng nào cũng tỏ ra hết kiên nhẫn vì Anh đã chậm trễtrong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đối với BaLan. Chamberlain cho biết Đức vẫn chưa trả lời và Anhvẫn còn đang liên lạc với Pháp về thời hạn cho Đứctrả lời 2 nước.

39 tiếng đồnghồ sau khi cuộc chiến Ba Lan khởi sự, Viện Dân biểukhông còn kiên nhẫn đối với chiến thuật lề mề nhưthế. Dường như phe Chính phủ đang muốn hành động nhưở Hội nghị Munich.

Vấn đề làkhó thuyết phục Pháp cùng quyết định với Anh. Bị đạibiểu chống đối dữ dội, Chamberlain bào chữa rằng phảicần thời gian để thực hiện đồng bộ "những tưtưởng và hành động" qua điện thoại với Pháp. Ôngnói Chính phủ Pháp "lúc này đang nhóm họp" và sẽnhận được thông báo của họ "trong vài tiếng đồnghồ tới". Dù sao đi nữa, ông vẫn cố trấn an các đạibiểu:

"Tôi mong đợi sẽ chỉ cómột câu trả lời mà tôi có thể đưa ra ngày mai... vàtôi mong Viện Dân biểu... sẽ tin rằng tôi đang nói vớimột tấm lòng hoàn toàn chân thật".

Chamberlainhiểu rõ rằng ông đang gặp rắc rối to với ngườitrong Đảng của mình và rằng trong thời khắc khẩntrương này, Chính phủ của ông có nguy cơ bị lật đổ.

Ngay sau khi rờiViện Dân biểu, Chamberlain gọi điện cho Daladier. Lúc nàylà 9 giờ 50 phút tối. Cadogan cùng nghe cuộc điện đàmvà ghi lại nội dung.

CHAMBERLAIN:Tình hình ở đây rất trầm trọng... Viện Dân biểu đangnổi giận... nếu Pháp vẫn muốn có 48 tiếng đồng hồtừ trưa ngày mai thì Chính phủ Anh không thể kiểm soáttình hình ở đây.

Thủ tướng nói ông hiểurõ rằng chính Pháp sẽ phải chịu gánh nặng trong cuộctấn công của Đức. Nên ông tin mình phải có vài độngthái cần thiết tối nay.

Ông đề nghị sự dung hoà...Một tối hậu thư lúc 8 giờ sáng mai... với thời hạnlúc giữa trưa...

Daladier trả lời rằng nếuKhông quân Anh chưa sẵn sàng tham chiến ngay, thì Pháp sẽhoãn lại việc tấn công các đơn vị của Đức trong vàigiờ thì tốt hơn.

Lúc10 giờ 30 tối, Lord Halifax gọi điện cho Bonnet, thúc giụcphía Pháp đồng ý với biện pháp dung hoà của Anh. VịNgoại trưởng Pháp từ chối, đòi Anh phải chờ cho đếngiữa trưa trước khi gửi tối hậu thư cho Hitler. NhưngLord Halifax nói không thể được.

Viện Dân biểusẽ nhóm họp lại lúc giữa trưa ngày 3 tháng 9.Chamberlain và Halifax cùng thấy rằng họ phải trả lờidứt khoát nếu không muốn bị lật đổ. Halifax báo choBonnet biết Anh sẽ "tự mình hành động".

Đêm 2 tháng 9,Halifax gửi hai bức điện cho Henderson. Bức điện thứnhất gửi lúc 11 giờ 50 phút, cho biết sẽ có chỉ thịđi sau để Henderson chuẩn bị thi hành và báo cho Ngoạitrưởng Đức là ông sẽ cần yết kiến bất cứ lúcnào. Dường như vào lúc này, Anh vẫn chưa quyết địnhhành động một mình trong khi Pháp đang chần chừ. Nhưnglúc 12 giờ 25 sáng ngày 3 tháng 9, Halifax gửi bức điệnthứ hai cho Henderson: "Anh cần xin Ngoại trưởng một cáihẹn lúc 9 giờ sáng. Chỉ thị sẽ đi sau".

Rạng ngày 3tháng 9, Halifax gửi tiếp một bức điện cho Henderson vàông này nhận được lúc 4 giờ sáng. Henderson nhận chỉthị trao cho Ngoại trưởng Đức một công hàm với nộidung mở đầu là nhắc lại công hàm của Anh vào ngày 1tháng 9, trong đó Anh tuyên bố sẽ thực thi nghĩa vụ vớiBa Lan nếu Đức không rút quân lập tức.

"Mặc dù công hàm ấy đãđược trao hơn 24 tiếng đồng hồ trước và vẫn chưacó phúc đáp, nhưng các cuộc tấn công của Đức chốngBa Lan lại tiếp tục và gia tăng cường độ. Vì thế,tôi phải thông báo với ông rằng, nếu quá 11 giờ sánghôm nay, ngày 3 tháng 9, Chính phủ Đức gửi lời cam đoantheo cách trên và Chính phủ Vương quốc Anh nhận đượcở London, hai nước sẽ ở trong tình trạng chiến tranh kểtừ giờ ấy".

LordHalifax còn gửi tiếp một bức điện nữa, ghi 5 giờsáng, báo cho Henderson biết rằng Ngoại trưởng Pháp sẽcó công hàm tương tự cho Đức vào khoảng giữa trưa hômnay (Chủ Nhật). Lord Halifax không biết thời hạn củaPháp nhưng ông nghĩ "có thể" là trong 6 đến 9 tiếngđồng hồ tiếp theo.

Henderson tiếpxúc với phía Đức và được trả lời rằng Ribbentropkhông thể tiếp kiến ông lúc 9 giờ sáng, nhưng ông cóthể trao công hàm cho thông dịch viên chính thức, Tiếnsĩ Schmidt.

Vào ngày lịchsử này, Tiến sĩ Schmidt dậy muộn. Khi vội vã vừa điđến Bộ Ngoại giao bằng taxi, ông thấy vị Đại sứAnh đang đi lên những bậc thang của Bộ Ngoại giao. Chạyqua cửa bên, Tiến sĩ Schmidt luồn vào văn phòng củaRibbentrop lúc 9 giờ, vừa kịp lúc để tiếp kiếnHenderson.

Schmidt sau nàykể lại: "Ông ấy đi vào với vẻ mặt rất nghiêmtrọng, bắt tay, nhưng khước từ lời mời ngồi củatôi, đứng một cách trang nghiêm giữa gian phòng".Henderson đọc lên tối hậu thư của Anh, trao văn bản choSchmidt, rồi chào từ biệt.

Schmidt vội cầmvăn bản đi đến Phủ Thủ tướng. Bên ngoài phòng làmviệc của Lãnh tụ, ông thấy phần lớn thành viên Nộicác và một số lãnh đạo Đảng đang tụ tập "nônnóng chờ đợi" tin ông sẽ mang đến. Schmidt kể lại:

"Khi tôi bước vào...Hitler và Ribbentrop... đã ngước lên nhìn tôi một cáchnôn nóng... Tôi chậm rãi dịch ra tối hậu thư của Anh.Khi tôi đọc xong, chỉ có sự im lặng tuyệt đối.

Hitler ngồi bất động, chămchăm nhìn về phía trước... Sau một khoảnh khắc xemchừng như dài dằng dặc, ông quay sang Ribbentrop lúc ấyvẫn đang đứng gần cửa sổ. Hitler hỏi 'Bây giờ thìsao?' với ánh mắt hung dữ như ám chỉ vị Bộ trưởngNgoại giao đã tham mưu sai lạc cho ông về phản ứng củaAnh.

Ribbentrop nhỏ nhẹ trả lời:'Tôi đoán trong vòng 1 giờ tới Pháp sẽ gửi 1 tối hậuthư tương tự.'

Goering quay sang tôi và nói:'Nếu ta bại trong cuộc chiến này, thì lúc ấy xinThượng Đế hãy khoan dung cho ta!'

Goebbels đứng riêng ra mộtgóc, chán nản và trầm tư. Khắp gian phòng tôi đều thấynhững vẻ mặt quan ngại trầm trọng".

Tronglúc này, Dahlerus đang có những nỗ lực nghiệp dư cuốicùng để mong tránh khỏi điều không thể tránh được.Lúc 8 giờ sáng, ông nghe Forbes thông báo về tối hậu thưsẽ được chuyển cho Đức vào một giờ sau. Ông vộichạy đến Bộ Tư lệnh Không quân để gặp Goering và,theo lời ông khai trước Toà án Nuremberg, kêu gọi Goeringgiúp Đức trả lời tối hậu thư được "hợp lý".Ông còn đề xuất đích thân vị Thống chế, trước 11giờ sáng, thông báo tự mình sẽ bay đến London "đểđàm phán". Trong cuốn sách của mình, Dahlerus cho biếtGoering chấp nhận lời đề xuất của ông và gọi điệncho Hitler và Hitler đã đồng ý. Tài liệu của Đức khôngđề cập đến chuyện này, nhưng Tiến sĩ Schmidt lại nóirõ rằng lúc hơn 9 giờ Goering đang có mặt tại Phủ Thủtướng.

Dù sao đi chăngnữa, sự thật là Dahlerus có gọi điện cho Bộ Ngoạigiao Anh – không phải 1 mà là 2 lần. Trong cuộc gọi đầulúc 10 giờ 15 phút sáng, vì không được chỉ thị gì cả,nên ông đã tự ý thông báo cho Chính phủ Anh rằng câutrả lời của Đức "đang trên đường đi đến" vàrằng người Đức vẫn "rất mong muốn thoả mãn Chínhphủ Anh và sẽ cho lời đảm bảo sẽ không xâm phạm BaLan".(!) Ông hy vọng Anh sẽ xem xét phúc đáp của Hitler"theo chiều hướng thuận lợi nhất".

Nửa giờ sau,lúc 10 giờ 50 phút, chỉ 10 phút trước khi tối hậu thưAnh hết hạn, Dahlerus lại gọi đến Bộ Ngoại giao Anh,lần này để trình đề xuất của ông là với sự chấpthuận của Hitler, Goering sẽ lập tức bay đến thủ đôAnh. Ông không nhận ra rằng bây giờ không còn là lúc chotấn trò ngoại giao xưa cũ nữa. Ông nhận được câu trảlời không khoan nhượng của Halifax rằng: không chấp nhậnđề xuất của ông. Chính phủ Đức đã được hỏi mộtcách cụ thể, "và hẳn họ đang gửi câu trả lời cụthể". Chính phủ Vương quốc Anh không thể chờ đợiđể thảo luận thêm với Goering.

Dahlerus gác máyvà lùi vào bóng tối của lịch sử. Ông tái xuất mộtlần nữa vào ngày 24 tháng 9 khi gặp Forbes ở Oslo "đểbiết chắc còn có khả năng tránh chiến tranh thế giớihay không". Sau chiến tranh ông ra làm nhân chứng tại Toàán Nuremberg và viết 1 cuốn sách thuật lại những nỗlực kỳ lạ của mình để cứu vãn nền hoà bình thếgiới. Ông có thiện chí và trong một thời gian ngắn ôngđã là trung tâm trên chính trường thế giới. Nhưng giốngnhư nhiều người khác, ông quá hoang tưởng nên khôngnhìn rõ vụ việc. Theo như lời khai trước Toà ánNuremberg, ông không có thời giờ nhận ra mình đã bịngười Đức lừa dối như thế nào.

Ít lâu sau 11giờ sáng, khi thời hạn trong tối hậu thư của Anh đãtrôi qua, Ribbentrop cho gọi Henderson đến để trao phúc đápcủa Đức, nội dung cho biết Chính phủ Đức khước từtối hậu thư của Anh, tiếp theo là một tuyên bố dàidòng và lôi thôi, rõ ràng là do Hitler và Ribbentrop vội vãviết ra trong 2 tiếng đồng hồ mà tối hậu thư cho phép.Với mục đích đánh lừa người Đức vốn dễ bị lừa,bản phúc đáp lặp lại mọi lời lẽ dối trá mà lúcnày ta đã quen thuộc, kể cả việc Ba Lan "tấn công"Đức, đổ trách nhiệm cho Anh về mọi chuyện đã xảyra, đồng thời khước từ mọi nỗ lực "nhằm ép buộcĐức rút về các lực lượng hiện đang được điềuđộng để bảo vệ Đế chế". Bản phúc đáp tuyên bốmột cách sai lạc rằng Đức chấp nhận đề nghị vàogiờ chót của Mussolini cho hoà bình nhưng Anh lại khướctừ. Và sau mọi nỗ lực của Chamberlain nhằm xoa dịuHitler, bản phúc đáp tố cáo Chính phủ Anh đã "truyềnbá sự tiêu huỷ và tận diệt dân tộc Đức".

Henderson đọcbản phúc đáp (mà sau này ông gọi là "bản trình bàynhững sự kiện hoàn toàn sai lạc") và nhận xét: "Tùylịch sử phán xét ai sẽ chịu trách nhiệm". Ribbentroptrả đũa rằng "Lịch sử đã xác nhận các sự kiện".

Lúc 11 giờ 15sáng ở London, Halifax trao cho Đại biện lâm thời Đứcmột công hàm chính thức tuyên bố rằng: Vì lẽ sự đảmbảo của Đức không được nhận lúc 11 giờ sáng,

"tôi thông báo với ôngrằng giữa 2 nước có tình trạng chiến tranh bắt đầuvào lúc 11 giờ sáng hôm nay, ngày 3 tháng 9".

Lúcgiữa trưa, tôi đang đứng trước Phủ Thủ tướng thìbỗng nhiên loa phóng thanh loan báo Anh đã tuyên chiến vớiĐức. Khoảng 250 người đã tụ tập ở đây dưới ánhnắng chói chang. Họ chăm chú nghe lời loan báo. Sau khi lờiloan báo chấm dứt, không hề có tiếng thầm thì. Họ chỉđứng đấy. Sững sờ. Ai cũng thấy khó mà hiểu đượcrằng tại sao Hitler lại dẫn dắt họ đi vào chiến tranhthế giới.

Chẳng bao lâu,những đứa trẻ bán báo rao bán những phụ bản nhậtbáo. Thật ra, tôi để ý thấy chúng đang được phátkhông. Tôi đọc những hàng tít:

TỐI HẬU THƯ CỦA ANH BỊKHƯỚC TỪ

ANH TUYÊN BỐ TÌNH TRẠNGCHIẾN TRANH VỚI ĐỨC

ANH ĐÒI TA RÚT QUÂN KHỎIMIỀN ĐÔNG

HÔM NAY LÃNH TỤ ĐANG ĐI RAMẶT TRẬN

Hàngtít cho thông cáo chính thức nghe như do Ribbentrop đọc ra:

BẢN GHI NHỚ CỦA ĐỨC MINHCHỨNG TỘI LỖI CỦA ANH

Phápthì chần chừ lâu hơn. Ngoại trưởng Bonnet vẫn cố hyvọng Mussolini sẽ dàn xếp với Hitler để giúp Pháp khôngphải lâm chiến. Ông còn khẩn cầu Đại sứ Bỉ xin VuaLeopold dùng ảnh hưởng với Mussolini để tác động đếnHitler. Suốt cả ngày 2 tháng 9, ông biện luận với Nộicác – giống như đã biện luận với Anh – rằng ông đã"hứa" với Ciano sẽ chờ cho đến giữa trưa ngày 3tháng 9 để Đức phúc đáp 2 công hàm cảnh cáo của Anhvà Pháp vào ngày 1 tháng 9 và rằng ông không thể nuốtlời. Đúng là ông đã hứa như thế đối với Ciano,nhưng ông hứa vào lúc 9 giờ tối 2 tháng 9. Vào lúc này,đề nghị của Mussolini đã bị khai tử như Ciano đã báocho ông biết. Và cũng vào lúc này, Anh đang thúc giụcPháp cùng gửi tối hậu thư chung cho Đức lúc giữa khuyatrong khi Pháp vẫn muốn thuyết phục Đức rút quân mộtcách tượng trưng.

Gần đến giữađêm ngày 2 tháng 9, cuối cùng thì Pháp cũng đi đếnquyết định. Đúng vào lúc 12 giờ khuya, Bonnet gửi điệncho Đại sứ Coulondre ở Berlin cho biết vào buổi sáng ôngsẽ gửi đến những điều khoản mới để trình cho phíaĐức lúc giữa trưa. Nhưng sau đó, Bonnet vẫn cố giữPháp đứng ngoài vòng chiến bằng cách đề xuất vớiphía Ý thuyết phục Hitler có động thái rút quân "tượngtrưng" khỏi Ba Lan.

Pháp gửi tốihậu thư đến Đức lúc 10 giờ 20 sáng ngày 3 tháng 9, tức40 phút trước khi tối hậu thư của Anh hết hạn. Tốihậu thư của Pháp có ngôn từ tương tự, ngoại trừrằng trong trường hợp có phúc đáp phủ định, Pháptuyên bố sẽ thực thi những nhiệm vụ đối với Ba Lan"mà Chính phủ Đức đã biết rõ". Ngay vào thời khắccuối cùng này, Bonnet vẫn cố tránh tuyên chiến một cáchchính thức. Bức điện của Bonnet ban đầu ra thời hạnlúc 5 giờ sáng ngày 4 tháng 9.

Dù Bộ TổngTham mưu Pháp ban đầu đòi hỏi hoãn lại 48 giờ vànhượng bộ Thủ tướng Pháp để gửi đi tối hậu thưsớm hơn, nhưng Chính phủ Anh vẫn cảm thấy khó chịu vàbày tỏ nỗi bất bình với Pháp bằng ngôn từ thẳngthắn. Thủ tướng Pháp lại kêu gọi đến Quân đội vànhờ đó, thời hạn trong bức điện của Bonnet đã đượcđẩy lên 12 tiếng đồng hồ, tức là 5 giờ chiều 2tháng 9.

Vì thế, đúnglúc Coulondre đang chuẩn bị rời Đại sứ quán Pháp ởBerlin để đến gặp phía Đức, thì Bonnet gọi điện choông để chỉ thị thay đổi thời hạn.

Ribbentrop bậnrộn ở Phủ Thủ tướng khi Hitler đón tiếp tân Đại sứNga tại Đức, vì thế Weizsaecker thay mặt tiếp kiếnCoulondre. Khi Coulondre hỏi Weizsaecker rằng ông này có đượcuỷ quyền để phúc đáp "thoả đáng" với Pháp haykhông, Weizsaecker đáp mình không thể đưa ra "bất kỳloại phúc đáp nào".

Một màn hàikịch ngoại giao nho nhỏ đã xảy ra vào thời khắc longtrọng này. Khi Coulondre xem câu trả lời của Weizsaecker làsự phúc đáp phủ định của phía Đức và muốn trao vănbản tối hậu thư của Pháp cho Weizsaecker, nhưng ông nàytừ chối nhận. Ông đề nghị vị đại sứ "xin vuilòng kiên nhẫn thêm một chút và chờ yết kiến chính Bộtrưởng Ngoại giao". Bị cự tuyệt như thế – và đâykhông phải là lần đầu – Coulondre đành phải chờ đợitrong gần 2 tiếng đồng hồ. Lúc 12 giờ 30 xế trưa, ôngđược đưa đến Phủ Thủ tướng để yết kiếnRibbentrop.

Dù Ribbentropbiết trước nhiệm vụ của Coulondre, nhưng ông vẫn muốnchơi trò quanh co. Sau khi nhận xét là Mussolini khi đưa đềnghị lần sau cùng đã nêu rõ rằng Pháp đã chấp thuậnđề nghị này, Ribbentrop đã tuyên bố "ngày hôm qua Đứcđã thông báo cho Duce rằng Pháp sẵn sàng đồng ý vớiđề nghị. Sau đó, Duce cho biết đề nghị của mình đãbị Chính phủ Anh phá hoại vì thiếu khoan nhượng".

Nhưng trong nhữngtháng qua, Coulondre đã nghe đầy tai lời bịa đặt củaRibbentrop. Sau khi nghe Ribbentrop dông dài thêm rằng mình lấylàm tiếc nếu Pháp nối gót Anh và rằng Đức không có ýđịnh tấn công Pháp, Coulondre hỏi: "Phải chăng lờinhận xét của Bộ trưởng Ngoại giao Đức đồng nghĩavới phúc đáp của Chính phủ Đức đối với công hàmcủa Pháp ngày 1 tháng 9 là phủ định?"

Ribbentrop đáp:"Đúng".

Rồi Coulondretrao cho Ribbentrop tối hậu thư của Pháp, nói "lần cuốicùng" ông phải nêu rõ "trách nhiệm nặng nề củaChính phủ Đế chế" trong việc tấn công Ba Lan "màkhông có sự tuyên chiến" và trong việc khước từ yêucầu của Anh-Pháp là phải rút Quân đội Đức khỏi BaLan.

Ribbentrop: "Thếthì nước Pháp sẽ là kẻ gây hấn".

Coulondre đáp:"Lịch sử sẽ phán xét điều này".

Vào ngày ChủNhật này ở Berlin, tất cả các bên can dự đều kêu gọisự phán xét của lịch sử.

Dù Pháp đanghuy động 1 quân đội lớn hơn lực lượng Đức ở phíaTây, nhưng nước Anh – lúc này chỉ có đội quân nhỏ –lại làm vướng bận tâm trí Hitler nhiều hơn. Ông tỏ rõđiều này qua hai bản tuyên cáo. Trong lời kêu gọi nhândân Đức, Hitler nói:

"Trong nhiều thế kỷ, nướcAnh đã theo đuổi mục tiêu khiến cho các dân tộc ởchâu Âu suy yếu để không thể chống lại chính sách củaAnh nhằm chinh phục thế giới...

Chính chúng ta đã chứngkiến chính sách bao vây... do Anh thực hiện chống lạiĐức từ trước chiến tranh... Những kẻ chủ chiến Anh...đã áp bức dân tộc Đức dưới Hoà ước Versailles nguxuẩn..."

Vớilực lượng quân sự trong nhiều tuần tới sẽ chỉ đốimặt với quân Pháp, Hitler hiệu triệu:

"Hỡi binh sĩ của quân độiphía Tây!... Nước Anh đã theo đuổi chính sách bao vâyĐức... Chính phủ Anh, do sự thúc giục của những kẻmuốn gây chiến mà ta đã biết rõ trong cuộc chiến vừaqua, đã để rơi mặt nạ và tuyên chiến dựa trên nhữnglý do nhỏ nhặt..."

Khôngcó lời nào nhắc đến Pháp.

Lúc 12 giờ 06phút trưa ở London, Chamberlain thông báo cho Viện Dân biểuAnh là nước Anh bây giờ đang ở trong tình trạng chiếntranh với Đức. Dù vào ngày 1 tháng 9, Hitler đã ra lệnhcấm nghe đài phát thanh nước ngoài và xử tử người viphạm, nhưng ở Berlin chúng tôi vẫn được nghe bài phátbiểu của Chamberlain qua đài BBC. Lời của ông có vẻchua xót:

"Đây là một ngày buồnđối với tất cả chúng ta và đối với cá nhân tôi thìkhông có ngày nào buồn hơn thế. Mọi việc mà tôi đãlàm, mọi điều mà tôi tin tưởng trong cuộc sống côngquyền, đều đã tan vỡ. Tôi chỉ còn 1 việc phải làm:Đó là, cống hiến tất cả sức lực và khả năng củamình để mang đến thắng lợi cho mục tiêu mà vì đóchúng ta đã hy sinh đến thế... Tôi tin tôi sẽ sống đếnngày chủ nghĩa Hitler bị huỷ diệt và một châu Âu tựdo được thành lập."

Địnhmệnh không cho Chamberlain sống đến ngày ấy. Vào ngày 9tháng 11 năm 1940, ông qua đời như một kẻ đau khổ –tuy vẫn là thành viên trong Nội các. Xét qua những gìđược viết về ông trên những trang sách này, có lẽ làphù hợp nếu ta trích lời của Winston Churchill, người kếvị ông làm Thủ tướng Anh. Khi đọc bài diễn văn tưởngniệm ông trước Viện Dân biểu vào ngày 12 tháng 11 năm1940, Churchill nói:

"Định mệnh đã khiếncho Neville Chamberlain, khi kinh qua một trong những cơn khủnghoảng tồi tệ của thế giới, phải đối mặt vớinhững sự kiện mâu thuẫn nhau, ê chề trong hy vọng vàbị một người hiểm ác lừa dối và gạt gẫm. Nhưng đólà những niềm hy vọng gì mà ông cảm thấy chán nản?Những mơ ước nào mà ông cảm thấy thất vọng? Nhữngniềm tin nào của ông đã bị lạm dụng? Chắc chắn đólà nằm trong số những bản năng cao quý và có đức độnhất của một con tim nhân bản – lòng yêu chuộng hoàbình, nỗ lực vì hoà bình, đấu tranh cho hoà bình, theođuổi hoà bình, ngay cả với mối nguy lớn nhất và chắcchắn là không màng gì đến được nổi tiếng hoặcquang vinh".

Saunhững nỗ lực ngoại giao mà vẫn không thể giữ đượcAnh và Pháp đứng ngoài cuộc chiến, Hitler quay sang chútâm đến sự vụ chiến tranh. Ông ban hành Chỉ thị số2 Tối mật về việc tiến hành chiến tranh. Dù Anh vàPháp đã tuyên chiến, Chỉ thị nêu:

"Trong lúc này, mục tiêuchiến tranh của Đức vẫn là chấm dứt chiến dịchchống Ba Lan một cách nhanh chóng và thắng lợi... Ở phíaTây, ta sẽ để cho kẻ địch mở màn hành động thùđịch... Cho phép Hải quân hành động chống lại nướcAnh. Không quân không được phép tấn công ngay cả cáclực lượng Hải quân Anh, trừ phi Anh tấn công theo cáchtương tự những mục tiêu của Đức – và chỉ khi nàocó điều kiện thuận lợi. Cả nền công nghiệp Đứcđược chuyển qua 'nền kinh tế chiến tranh'".

Lúc9 giờ tối, Hitler và Ribbentrop đi trên hai chuyến xe lửakhác nhau để đến Tổng hành dinh phía Đông. Nhưng trướckhi khởi hành, hai người đã có hai động thái chính trị.Anh và Pháp đã ở trong tình trạng chiến tranh với Đức.Nhưng cần xét đến hai cường quốc châu Âu khác mà sựủng hộ đã tạo điều kiện cho Hitler phiêu lưu. Đó làÝ – Đồng minh thoái lui vào giờ chót và Liên Xô – tuykhông được nhà độc tài Quốc xã tin cậy nhưng đãgiúp ông ta đánh ván bài liều.

Trước khi rờithủ đô, Hitler đã gửi một bức thư cho Mussolini. Dùkhông hoàn toàn thẳng thắn và cũng không thiếu sự lừadối, nhưng bức thư này lại cho ta hình ảnh có lẽ làrõ ràng nhất về đầu óc của Hitler. Thư nằm trong sốtài liệu tịch thu được của Quốc xã.

"Duce, tôi phải cảmơn về nỗ lực cuối cùng của anh trong việc làm trunggian. Đáng lẽ tôi đã sẵn sàng chấp nhận, duy chỉ cómột điều kiện là phải tìm ra khả năng để đảm bảocho tôi thấy hội nghị đó sẽ thành công. Vì lẽ Quânđội Đức đã chiến đấu trong 2 ngày bằng mũi tiếncông nhanh chóng một cách phi thường vào đất Ba Lan.Không thể nào cho phép máu đã bị hy sinh trở thành lãngphí qua mưu đồ chính trị.

Tuy thế, tôi tin rằng đãcó thể tìm ra con đường nếu nước Anh không chủ địnhngay từ đầu là đi đến chiến tranh trong bất kỳ trườnghợp nào. Tôi không nhượng bộ trước những lời đe doạcủa Anh, bởi vì tôi không còn tin rằng có thể duy trìhoà bình quá 6 tháng hoặc 1 năm. Trong tình huống này, tôicho rằng thời khắc bây giờ là thuận lợi để giữvững lập trường, mặc cho những chuyện gì khác.

... Quân đội Ba Lan sẽ tanrã trong thời gian ngắn. Theo ý tôi, nếu chờ 1 hay 2 nămnữa thì khó mà đạt thắng lợi nhanh chóng như thế.[Lúc ấy] Anh và Pháp đã trang bị cho các Đồng minh củahọ đến mức mà Quân đội Đức không có được ưu thếkỹ thuật như ngày hôm nay. Tôi hiểu rằng cuộc đấutranh mà tôi đang dấn thân vào là cuộc đấu tranh sinhtử... Nhưng tôi cũng nhận ra rằng cuối cùng thì vẫnkhông thể tránh khỏi cuộc đấu tranh như thế và rằngphải chọn lựa thời điểm với lòng quyết tâm lạnhlùng nhằm đảm bảo thắng lợi. Và tôi tin tưởng sắtđá vào thắng lợi".

Kếđến là lời cảnh báo cho Mussolini:

"Gần đây anh có nhã ý làanh tin mình có thể giúp đỡ trong vài lĩnh vực. Tôi xinchấp nhận trước với lòng cảm ơn chân thành. Nhưng tôicũng tin rằng, ngay cả nếu chúng ta đi theo những conđường riêng rẽ, định mệnh sẽ vẫn còn nối kết 2chúng ta qua cách này hoặc cách khác. Nếu nước Đức –Quốc gia Xã hội bị các nước dân chủ phương Tây tiêudiệt, nước Ý Phát xít cũng sẽ đối diện với 1 tươnglai khó khăn. Bản thân tôi lúc nào cũng thấy rằng tươnglai của 2 chế độ chúng ta gắn liền với nhau và tôitin rằng anh cũng có ý kiến đúng như thế".

Saukhi kể lại những chiến thắng khởi đầu ở Ba Lan,Hitler kết luận:

"... Ở phía Tây tôi sẽgiữ vị thế phòng thủ. Pháp có thể phải đổ máutrước. Thời khắc sẽ điểm khi chúng tôi có thể đọsức với kẻ địch ở đây bằng sức mạnh của cả đấtnước...

ADOLFHITLER"

Hitlerkiềm chế nỗi thất vọng khi Ý không giữ lời, dù Anhvà Pháp đã giữ lời khi tuyên chiến. Một nước Ý thânthiện, dù không hiếu chiến, cũng vẫn còn có ích choông.

Nhưng Liên Xôcó thể còn giúp ích nhiều hơn.

Tài liệu mậtcủa Quốc xã cho biết là vào ngày đầu tiên của cuộctấn công Ba Lan, Chính phủ Liên Xô đã hỗ trợ Khôngquân Đức về mặt thông tin. Tướng Tham mưu trưởngKhông quân Hans Jeschonnek gọi điện đến Đại sứ quánĐức tại Moscow, nhờ yêu cầu đài phát thanh Nga ở Minskliên tục tự xác minh để hỗ trợ phi hành cho phi côngĐức trong việc thả bom Ba Lan – mà ông gọi là "nhữngchuyến bay thử nghiệm khẩn cấp". Nga đồng ý đặt ramã số nhằm nhận dạng đài phát thanh càng thường xuyêncàng tốt trong chương trình phát sóng của họ, đồngthời bổ sung thời lượng phát sóng hai tiếng đồng hồvào ban đêm nhằm hỗ trợ cho phi công Đức.

Nhưng Hitler vàRibbentrop còn có ý nhờ Liên Xô giúp đỡ nhiều hơn.Ribbentrop gửi cho Đại sứ quán Đức ở Moscow một bứcđiện "tối khẩn" và "tối mật" và bắt đầubằng "Dành riêng cho Đại sứ". Theo cách thức cực kỳbí mật, Đức mời Liên Xô cùng tham gia tấn công Ba Lan!

"Chắc chắn ta sẽ đánhbại quân Ba Lan trong vòng vài tuần. Lúc ấy, ta sẽ chiếmđóng lãnh thổ được quy định ở Moscow là vùng ảnhhưởng của Đức. Tuy nhiên... ta sẽ phải tiếp tục đánhdẹp các lực lượng Ba Lan lúc ấy nằm trong lãnh thổ BaLan thuộc vùng ảnh hưởng của Nga.

Yêu cầu thảo luận lậptức với Molotov để dò hỏi xem liệu Liên Xô có muốngửi quân đánh dẹp các lực lượng Ba Lan trong vùng ảnhhưởng của Nga và tự chiếm lấy lãnh thổ này hay không.Theo cách ta tính toán, việc này chẳng những giúp giảmáp lực cho ta, mà còn thể hiện tinh thần những hiệpước Moscow và cũng phù hợp với quyền lợi của LiênXô".

Lýdo của Hitler và Ribbentrop cho động thái của Liên Xô nhằm"giảm áp lực" là rõ ràng. Việc này sẽ tránh nhữngsự hiểu lầm và va chạm giữa Đức và Liên Xô khi chianhau chiến lợi phẩm, đồng thời còn giúp Quốc xã đỡtội. Nếu họ chia nhau chiến lợi phẩm thì tại sao lạikhông chia nhau trách nhiệm?

Khi có tin loanbáo Anh tuyên chiến, người Đức cảm thấy u sầu nhấtvề hậu quả của nó chính là Thuỷ sư Đô đốc ErichRaeder, Tư lệnh Hải quân. Đối với ông, cuộc chiến đãđến sớm hơn 4 hoặc 5 năm. Kế hoạch xây dựng Hảiquân sẽ hoàn tất vào thời gian 1944-1945, lúc ấy Đứcsẽ có 1 hạm đội đáng kể nhằm đối đầu với Anh.Nhưng hiện tại là ngày 3 tháng 9 năm 1939 và dù Hitlerkhông chịu lắng nghe, Raeder vẫn hiểu rằng mình sẽkhông thể tiến hành một cuộc chiến có hiệu quả chốnglại Anh.

Raeder ghi vàonhật ký:

"Hôm nay, chiến tranh nổra với Anh và Pháp, cuộc chiến mà theo dự kiến củaLãnh tụ sẽ không xảy ra trước năm 1944...

Về phía Hải quân, hiểnnhiên là không được trang bị đủ để tiến hành cuộcđấu tranh to tát này với Anh... lực lượng tàu ngầm vẫncòn quá yếu nên không thể tạo tác dụng có tính quyếtđịnh trong cuộc chiến. Lực lượng trên mặt nước yếukém về mặt số lượng và sức mạnh so với Hạm độiAnh đến nỗi, khi đã huy động toàn bộ, vẫn không thểlàm gì hơn là cho thấy họ biết cách chết anh dũng nhưthế nào..."

Tuythế, vào lúc 9 giờ tối ngày 3 tháng 9 năm 1939, Hải quânĐức vẫn nổ súng. Không hề cảnh báo trước, chiếctàu ngầm U-30 phóng ngư lôi đánh đắm tàu chởkhách Athenia của Anh cách Hebrides khoảng 320 km vềphía Tây. Chiếc tàu đang trên đường từ Liverpool ở Anhđến Montreal ở Canada và chở 1.400 người. Có 112 hànhkhách bị thiệt mạng, trong số đó có 28 người Mỹ.

Thế chiến IIđã bắt đầu.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro