NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA HOÀ BÌNH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THÔNGbáo ở Berlin cho biết Ngoại trưởng Ribbentrop đi Moscowvào ngày 21 tháng 8 để ký kết Hiệp ước Quốc xã-XôViết khiến cho Nội các Anh quốc phải nhóm họp vào lúc3 giờ chiều ngày 22 tháng 8. Sau đó, Nội các Anh đưa rathông cáo rằng Hiệp ước bất tương xâm Quốc xã-LiênXô "sẽ không hề ảnh hưởng đến nghĩa vụ [củaChính phủ Anh] đối với Ba Lan, mà họ đã nhiều lầnnhắc lại công khai và sẽ nhất quyết sẽ làm tròn".Nghị viện cũng được triệu tập ngày 24 tháng 8 đểthông qua Luật Quyền hành (Quốc phòng) Khẩn cấp, cùngvới một số biện pháp phòng chống.

Dù Nội các đãtỏ rõ theo ngôn từ cho phép, nhưng Chamberlain vẫn khôngmuốn Hitler hiểu lầm gì nữa. Ngay sau buổi họp Nộicác, ông viết một lá thư riêng cho Hitler.

"... Dường như vài giớiở Berlin đang xem thông báo về Hiệp ước Đức-Liên Xôcó nghĩa là chẳng còn cần thiết xét đến sự can thiệpcủa Anh quốc ở Ba Lan. Không có sai lầm nào tệ hạihơn. Dù thực chất của Hiệp ước Đức-Liên Xô là thếnào, thì nghĩa vụ của Anh quốc đối với Ba Lan vẫnkhông thay đổi...

Có luận cứ cho rằng, nếuChính phủ Vương quốc Anh tỏ rõ hơn quan điểm của họnăm 1914, thì đáng lẽ thảm hoạ tồi tệ đã không diễnra. Dù luận cứ ấy đúng hay sai, thì trong dịp này Chínhphủ Vương quốc Anh vẫn sẽ quyết tâm không tạo hiểulầm tai hại như thế.

Nếu trường hợp này xảyra, Chính phủ sẽ quyết tâm và sẵn sàng sử dụng ngaymọi lực lượng dưới quyền và cũng không thể nào dựđoán kết cục của những cuộc xung đột..."

Saukhi "nêu quan điểm của chúng tôi một cách thật rõràng", một lần nữa Chamberlain lại kêu gọi Hitler tìmkiếm một giải pháp hoà bình với Ba Lan và đề nghịChính phủ Anh sẽ hợp tác để giúp đạt đến giảipháp này.

Ngày 23 tháng 8năm 1939, Đại sứ Henderson bay từ Berlin đến Berchtesgadenđể trực tiếp trao bức thư cho Hitler. Nhà độc tài nổicơn thịnh nộ. Henderson gửi điện cho Lord Halifax:

"Hitler tỏ ra kích độngvà không khoan nhượng. Ngôn từ của ông trở nên hung hãnvà cường điệu đối với cả Anh quốc và Ba Lan".

Báocáo của Henderson và bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao Đứcvề buổi hội kiến – bản này được tìm thấy trong sốtài liệu bị tịch thu – là phù hợp với nhau về bảnchất trong lời đả kích của Hitler. Ông quát tháo rằngAnh phải chịu trách nhiệm cho sự ngoan cố của Ba Langiống như chịu trách nhiệm cho thái độ vô lý của TiệpKhắc một năm trước. Hàng nghìn người Đức ở Ba Lanđang bị ngược đãi. Ông tố giác rằng đã có 6 trườnghợp nạn nhân bị thiến. Ông chẳng còn có thể chịuđựng được nữa. Bức điện của Henderson gửi cho LordHalifax ghi:

"Tôi phản biện tất cảcác điểm và liên tục nói những lời phát biểu củaông ấy là không đúng, nhưng chỉ khiến cho ông ấy quáttháo thêm."

Cuốicùng, Hitler đồng ý sẽ viết 1 thư trả lời choChamberlain. Weizsaecker, người có mặt trong buổi họp đóđã kể lại:

"Ngay khi cánh cửa vừađóng lại [sau khi Đại sứ Henderson ra về], Hitler lấytay vỗ đùi mình và cười lớn: 'Chamberlain không thểthoát sau buổi trò chuyện này, Nội các của ông ta sẽsụp đổ tối nay'".

KhiHenderson được gọi lại để nhận bức thư, ông thấytrái ngược với buổi hội kiến đầu, Lãnh tụ "tỏra khá trầm tỉnh và không còn lên cao giọng". Hendersonkể:

"Ông ấy [Hitler] nói mìnhbây giờ 50 tuổi, ông thà có chiến tranh bây giờ còn hơnlà lúc 55 hoặc 60 tuổi".

Bứcthư của Hitler trả lời Chamberlain là sự pha trộn củamọi dối trá và phóng đại cũ rích mà ông ta đã hòrống với người nước ngoài và dân Đức, từ khi Ba Landám đứng lên đối mặt với ông ta. Hitler nói Đứckhông tìm kiếm xung đột với Anh. Đức đã sẵn sàngngay từ đầu để thảo luận các vấn đề Danzig và Hànhlang với Ba Lan "trên cơ sở của một đề xuất rộnglượng chưa từng thấy". Nhưng việc Anh đảm bảo vôđiều kiện cho Ba Lan chỉ khuyến khích Ba Lan "phóng rađợt khủng bố kinh hoàng chống lại 1 triệu rưỡi ngườiĐức sinh sống ở Ba Lan". Ông tuyên bố "những hànhđộng tàn ác này là điều kinh khủng đối với các nạnnhân mà một nước mạnh như Đế chế Đức không thểchịu đựng được".

Cuối cùng, ôngghi nhận sự đảm bảo của Anh đối với Ba Lan và tỏrõ rằng "việc này không khiến cho Chính phủ Đế chếthay đổi quyết tâm bảo vệ quyền lợi của Đế chế...Nếu bị Anh tấn công, Đức sẽ xác định tâm lý chuẩnbị..."

Hai bức thư màChamberlain gửi Hitler và Hitler phúc đáp Chamberlain đã đạtđược những gì? Hitler đã nghe Chamberlain long trọng tuyêncáo rằng Anh sẽ tham chiến nếu Đức tấn công Ba Lan.Chamberlain đã nghe Hitler cho biết như thế sẽ không thayđổi gì cả. Nhưng, như những động thái tất bật trong8 ngày kế tiếp cho thấy, người này vẫn chưa nghe hếtý kiến của người kia.

Điều này đặcbiệt là đúng với Hitler. Phấn chấn về Hiệp ước Quốcxã-Xô Viết và tự tin rằng cho dù Anh cảnh báo như thế,Pháp sẽ chôn chân ngay sau khi Nga bỏ rơi họ, tối ngày23 tháng 8 Lãnh tụ bay về Berlin, ấn định thời điểmtấn công Ba Lan: 4 giờ 30 sáng Thứ Bảy, 26 tháng 8.

Tướng Halderghi vào nhật ký:

"Sẽ không có thêm chỉthị về Ngày Y và Giờ X. Mọi chuyện đều tự độngtiến hành".

Nhưngvào ngày 25 tháng 8, có hai sự kiện khiến cho Hitler phảiđổi ý, một từ London và một từ Rome.

Sáng ngày 25tháng 8, Hitler gửi một thư cho Mussolini, muộn màng giảithích tại sao đã không thông báo cho Ý về việc đàmphán với Liên Xô (Hitler bảo mình không ngờ diễn biếnxảy ra quá nhanh). Và ông cho biết phải xem Hiệp ướcQuốc xã-Xô Viết "là lợi ích to lớn nhất đối vớiPhe Trục".

Nhưng mục đíchchính của bức thư là thông báo cho Ý biết Đức sẽ tấncông Ba Lan vào bất cứ lúc nào, dù Hitler không tiết lộchính xác ngày giờ. Hitler không yêu cầu cụ thể Ý giúpđỡ. Theo những điều khoản của liên minh Ý-Đức, bênnày phải tự động giúp đỡ bên kia. Hitler lấy làm tựmãn với việc bày tỏ hy vọng được Ý thông hiểu.Ribbentrop đọc bức thư qua điện thoại cho Đại sứ Đứctại Ý mà Mussolini nhận được lúc 3 giờ 20 chiều.

Trong lúc ấy,Hitler tiếp kiến Đại sứ Anh tại Phủ Thủ tướng. Ôngvẫn nhất quyết tiêu diệt Ba Lan nhưng cũng muốn cốgắng lần chót nhằm giữ Anh ở ngoài vòng chiến. Vịđại sứ báo cáo về London là ông thấy Lãnh tụ "tuyệtđối trầm tĩnh và bình thường, nói với vẻ thiết thavà chân thật". Ngay cả vào lúc này, cho dù đã kinh quanhững biến cố trong năm vừa qua, Henderson vẫn chưa nhìnra sự "chân thật" của nhà lãnh đạo Đức. Vì lẽ,những gì Hitler nói ra là khá lố bịch. Ông nói với vịđại sứ rằng mình "chấp nhận" Đế quốc Anh, đồngthời sẵn sàng "đích thân cam kết sự hiện hữu tiếptục của Anh và sử dụng quyền lực của Đế chế Đứccho lời cam kết này".

"Ông ấy mong mỏi [Hitlergiải thích] động thái tiến gần đến Anh có tính chấtquyết định như động thái tiến gần đến Nga... Lãnhtụ sẵn sàng ký kết hiệp ước với Anh để không nhữngđảm bảo sự hiện hữu của Đế quốc Anh trong mọitình huống liên quan đến Đức, mà còn đảm bảo Đứcsẽ hỗ trợ Đế quốc Anh mà không cần biết sự hỗtrợ ấy cần thiết ở đâu.

Hitlerthêm rằng mình sẵn sàng "chấp nhận một giới hạnđúng lý của mức độ vũ trang" và xem các đường biêngiới là không thể thay đổi được. Đến một lúc,Hitler sa đà vào chuyện đa cảm nhảm nhí (tuy Hendersonkhông mô tả chính xác như thế):

"Lãnh tụ cho biết theo bảnchất, ông là một nhà nghệ thuật, không phải là chínhtrị gia. Và một khi giải quyết xong vấn đề Ba Lan, ôngsẽ sống hết cuộc đời như là một nhà nghệ thuậtchứ không phải là kẻ gieo rắc chiến tranh".

Nhữngnhà độc tài kết thúc theo cách khác.

"Lãnh tụ lặp lại rằngông là con người của quyết định to tát... và rằng đâylà lời mời chào cuối cùng của ông. Nếu họ [Chính phủAnh] khước từ ý tưởng này, chiến tranh sẽ xảy ra".

Trongbuổi hội kiến, Hitler liên tục vạch ra rằng "nhữnglời mời chào hào phóng mang tính toàn diện" của ôngđối với Anh đi kèm một điều kiện: chỉ có hiệu lực"sau khi đã giải quyết vấn đề Đức-Ba Lan". KhiHenderson liên tục đáp lại rằng Anh chỉ xem xét đềxuất của Đức nếu cùng lúc có sự giải quyết hoàbình với Ba Lan, thì Hitler nói: "Nếu ông nghĩ lời mờichào này là vô dụng thì đừng gửi gì hết".

Tuy nhiên, ngaysau khi Henderson trở về Đại sứ quán, Tiến sĩ Schmidtmang đến biên bản những lời phát biểu của Hitler –với nhiều đoạn được cắt bỏ – kèm theo tin nhắncủa Lãnh tụ yêu cầu Henderson thúc giục Chính phủ Anh"xem xét lời mời chào thật nghiêm túc" và đề nghịchính ông này mang về, cùng với đó sẽ có một máy bayĐức phục vụ ông trong việc này.

Như người đọcđã đi đến đoạn này có thể nhận thấy, hiếm khi tahiểu được cách làm việc lạ lùng và kỳ dị trong đầuóc nóng nảy của Hitler. "Lời mời chào" lố lăng ngày25 tháng 8 nhằm đảm bảo Đế quốc Anh hiển nhiên là ýnghĩ đột xuất, vì 2 ngày trước ông không nói gì đếnviệc này với Henderson. Ngay cả sau khi đã xét qua tínhcách loạn thần kinh của Hitler, khó mà tin rằng chính ôngta đang có ý nghiêm túc. Hơn nữa, làm thế nào mà Chínhphủ Anh lại có thể "xem xét lời mời chào thật nghiêmtúc" khi họ khó có thời gian đọc qua trước khi quânđội Quốc xã tràn qua Ba Lan vào ngày hôm sau, 26 tháng 8như đã ấn định trước?

Nhưng chắc chắnlà phía sau "lời mời chào" ấy vẫn tồn tại nhữngmục đích nghiêm túc. Dường như Hitler tin rằng mình cầnmở ra cho Chamberlain – giống như cho Stalin – một lốithoát, mà theo đó đưa đất nước họ đứng ngoài chiếntranh. 2 ngày trước, ông mua chuộc tính trung lập củaStalin bằng cách mời chào Liên Xô được tự do hành độngtại vùng Baltic. Liệu bây giờ ông có thể mua chuộc Anhđể đừng can dự bằng cách trấn an Chamberlain rằng Đứckhông hề là mối đe doạ cho Anh không? Điều mà Hitlerkhông nhận ra – và Stalin cũng thế nên phải trả giáđắt về sau – là cuối cùng Chamberlain đã mở mắt rađể thấy sự thống trị của Đức trên lục địa châuÂu sẽ là mối đe doạ lớn nhất đối với Đế quốcAnh – cũng như đối với Liên bang Xô Viết. Như Hitlerghi trong Mein Kampf, trong nhiều thế kỷ điều bắtbuộc đầu tiên trong chính sách ngoại giao của Anh đã làngăn chặn bất kỳ quốc gia nào thống trị lục địachâu Âu.

Lúc 5 giờ 30chiều, Hitler tiếp kiến Đại sứ Pháp Coulondre. Ông nàynói với Hitler rằng, bằng lời nói danh dự của mộtquân nhân, ông chắc chắn rằng "nếu Ba Lan bị tấncông, Pháp sẽ đứng về phía Ba Lan với tất cả lựclượng".

Hitler trả lời:

"Tôi lấy làm đau khổ mànghĩ đến việc phải chiến đấu với đất nước củaông, nhưng chuyện này không tuỳ thuộc vào tôi. Xin vuilòng nói với ông Daladier như thế".

Lúcđó đã là 6 giờ chiều 25 tháng 8 tại Berlin. Bầu khôngkhí trở nên khẩn trương trong suốt cả một ngày. Từlúc xế chiều, mọi liên lạc với thế giới bên ngoàiqua đường phát thanh, điện tín và điện thoại đều bịcắt. Đêm trước, những phóng viên và nhân viên dân sựkhông quan trọng cuối cùng của Anh và Pháp rời Berlin đểđi đến biên giới gần nhất. Trong ngày này, Bộ Ngoạigiao Đức gửi điện cho các Đại sứ quán và Lãnh sựquán Đức ở Ba Lan, Pháp và Anh yêu cầu công dân Đứcrời khỏi những nước này nhanh nhất có thể. Nhật kýcủa tôi trong hai ngày 24 và 25 tháng 8 năm 1939 đã ghi lạibầu không khí khẩn trương ở Berlin. Thời tiết oi bức,mọi người đều căng thẳng. Nhiều ổ súng phòng khôngđược dựng lên khắp thành phố và từng đoàn máy baythả bom nối đuôi nhau trên bầu trời bay về hướng BaLan. Trong cả 2 đêm, những người Đức mà chúng tôi gặptrên khu Wilhelmstrasse đều thầm thì rằng Hitler đã ralệnh cho Quân đội tiến vào Ba Lan lúc bình minh.

Chúng ta biếtrằng lệnh được đưa ra là bắt đầu tấn công lúc 4giờ 30 sáng Thứ Bảy, 26 tháng 8. Nhưng cho đến 6 giờchiều 25 tháng 8 vẫn không có chuyện gì xảy ra. Chắcchắn không phải vì nguyên nhân 2 Đại sứ Henderson vàCoulondre đã cảnh cáo rằng Anh và Pháp sẽ ủng hộ BaLan mà khiến cho Hitler phải chồn chân. Nhưng khoảng 6 giờchiều hoặc ít lâu sau đó, tin tức từ London và Rome đưađến khiến cho con người không hề biết run sợ ấy đãphải lưỡng lự.

Tài liệu mậtcủa Đức và lời khai trước Toà án Nuremberg không chobiết chính xác lúc nào Hitler đã nhận được tin vềviệc ký kết hiệp ước Anh-Ba Lan. Nhưng có chứng cứtrong nhật ký của Halder và Sổ Đăng ký Hải quân chothấy hiệp ước sẽ được ký vào trưa ngày 25 tháng 8.Sổ Đăng ký Hải quân ghi tin tức về hiệp ước Anh-BaLan và "thông tin từ Duce" đã được tiếp nhận từlúc giữa trưa. Nhưng điều này là không thể được. 6giờ chiều chính là dự đoán đúng.

Dù là vào lúcnào đi chăng nữa,nhưng Hitler hẳn đã cảm thấy rúngđộng. Đây có thể là cách Anh quốc đáp lại "lờimời chào" của ông. Điều này có nghĩa là ông đã thấtbại trong ý đồ mua chuộc Anh. Tiến sĩ Schmidt, hiện diệntrong văn phòng của Hitler khi báo cáo gửi đến, sau nàynhớ lại rằng sau khi đọc qua, Hitler đã ngồi ủ ê ởbàn làm việc.

MUSSOLININHỤT CHÍ


NhưngHitler cũng không ngồi ủ ê được lâu, vì lại có mộttin xấu khác đến từ Rome. Cả buổi xế chiều, Hitlersốt ruột chờ đợi Mussolini trả lời bức thư củamình. Đại sứ Ý Attolico được hỏi nhưng cho biết chưanhận được tin gì. Vào lúc này, đầu óc Hitler căngthẳng đến nỗi ông yêu cầu Ribbentrop gọi điện thoạiđường dài cho Ciano, nhưng Ribbentrop không gọi được.Schmidt cho biết Attolico đã bị mời ra về "với rất ítphép lịch sự".

Trong nhiềungày, Hitler đã nhận được cảnh báo từ Rome rằng Ý cóthể thoái lui vào thời khắc khẩn trương khi tấn côngBa Lan và tin báo này là có cơ sở. Sau khi hội kiến vớiHitler và Ribbentrop vào các ngày từ 11 đến 13 tháng 8,Ciano tan vỡ ảo tưởng trở về, rồi nỗ lực thay đổiquan điểm của Mussolini để chống lại Hitler. Việc nàykhông thoát khỏi sự dòm ngó của Đại sứ quán Đức ởRome. Nhật ký của Ciano ghi đầy những thăng trầm trongnỗ lực của ông nhằm giúp Mussolini nhìn thấy ánh sángvà tránh xa khỏi cuộc chiến của Hitler. Ciano cố thuyếtphục Mussolini rằng người Đức "đã phản bội ta, dốitrá với ta" và "đang lôi kéo ta vào con đường phiêulưu".

Phản ứng củaMussolini thay đổi thất thường: có lúc đồng ý vớiCiano, có lúc muốn theo Hitler vì danh dự và có lúc ônglại muốn phân chia lãnh thổ ở Croatia và Dalmatia. Ngàyhôm nay, ông nghĩ rằng không nên mù quáng mà theo Hitler,nhưng đến ngày kế ông lại vẫn tin các nước dân chủsẽ không tham chiến và Đức có thể thắng một cách dễdàng, vì thế ông không muốn đứng ngoài.

Ciano ghi vàonhật ký:

21 tháng 8 – Hôm nay tôi đãnói rất rõ... Khi tôi bước vào phòng, Mussolini đã xácnhận quyết định của mình về mối quan hệ với Đức.'Duce không thể và không nên làm chuyện ấy... Tôi đãđi Salzburg để đạt thoả thuận chung cho hành động. Tôithấy mình đang đối mặt với một kẻ độc tài. NgườiĐức chứ không phải chúng ta đã phản bội nhóm liênminh... Hãy xé bỏ hiệp ước. Ném nó vào mặt Hitler!...'

Kếtquả của cuộc trao đổi này là Ciano phải đến gặpRibbentrop vào ngày hôm sau để thông báo là Ý sẽ đứngngoài cuộc xung đột khởi phát từ việc Đức tấn côngBa Lan. Ribbentrop trả lời là muốn thay đổi địa điểmcuộc hội kiến, vì ông chuẩn bị đi Moscow để ký mộthiệp ước chính trị với Chính phủ Xô Viết.

Cả Ciano vàMussolini đều kinh ngạc. Họ quyết định là cuộc hộikiến giữa hai ngoại trưởng "không còn đúng lúc".Một lần nữa, Đồng minh Đức của họ tỏ thái độkhinh thường họ khi không thông báo gì về sự thoảthuận với Liên Xô.

Đức đã biếtđược thái độ lưỡng lự của Mussolini, tư tưởngchống Đức của Ciano và khả năng Ý thoái lui trướcnghĩa vụ thể theo Điều III của Hiệp ước Thép, đòihỏi một bên phải tự động tham gia chiến tranh nếu bênkia can dự vào hành động thù nghịch với một nướckhác.

Ngày 20 tháng 8,Bá tước Count Massimo Magistrati, Đại biện lâm thời Ý ởBerlin, đến gặp Weizsaecker ở Bộ Ngoại giao Đức, rồiWeizsaecker báo cáo cho Ribbentrop qua một bản ghi nhớ mậtvề "trạng thái tinh thần Ý mà cho dù tôi không lấylàm lạ, nhưng ta vẫn nên xem xét". Magistrati than phiềnrằng Đức đã không tuân thủ các điều khoản của liênminh vốn yêu cầu liên lạc chặt chẽ và tham khảo vềnhững vấn đề lớn, lại còn xem sự xung đột với BaLan là chuyện riêng của Đức. Tóm lại, Ý đang tìm đườngthoát ra.

2 ngày sau, 23tháng 8, Đại sứ Đức tại Ý, Hans Georg von Mackensen, báocáo cho Weizsaecker về chuyện gì xảy ra "ở hậu trường".Quan điểm của Ý là nếu Đức xâm lăng Ba Lan thì họ sẽvi phạm Hiệp ước Thép, vì Hiệp ước này quy địnhhoãn chiến tranh cho đến 1942. Hơn nữa, ngược lại vớiquan điểm của Đức, Mussolini chắc chắn rằng nếu Đứctấn công Ba Lan thì Anh và Pháp sẽ can thiệp "rồi HoaKỳ cũng thế sau vài tháng". Trong khi Đức cố phòng ngựở phía Tây, thì Pháp và Anh...

"theo ý kiến của Duce, sẽđổ xuống Ý với tất cả sức mạnh họ có. Trong cuộcchiến này, Ý sẽ gánh chịu toàn bộ gánh nặng củachiến tranh nhằm tạo cơ hội cho Đế chế thanh toán vấnđề ở miền Đông..."

Chínhvì những cảnh báo như thế mà vào sáng 25 tháng 8, Hitlergửi thư cho Mussolini và cả ngày sốt ruột chờ đợiphúc đáp.

Khi Đại sứĐức tại Ý – Mackensen – trao thư của Hitler choMussolini vào ngày 25 tháng 8, Mussolini vẫn đang tin chắcrằng Anh và Pháp sẽ lập tức tham chiến. Kết quả cho Ýsẽ là thê thảm vì Ý không thể chống cự lại Hảiquân Anh, còn Lục quân Ý sẽ bị Lục quân Pháp đánhbại.Thế nhưng theo như báo cáo của Mackensen gửi về Berlin,sau khi đọc bức thư của Hitler 2 lần với sự hiện diệncủa ông, thì Mussolini lại tỏ ý "đồng ý hoàn toàn"về Hiệp ước Quốc xã-Liên Xô và nhận thức rằng"không còn có thể tránh được xung đột vũ trang vớiBa Lan". Cuối cùng, Mackensen báo cáo: "Và ông ấy nhấnmạnh điều này, ông ấy ủng hộ ta vô điều kiện vớitất cả nguồn lực của mình".

Nhưng vị đạisứ không biết rằng đây không phải là nội dung trongthư Mussolini trả lời Hitler. Lá thư thật là do Cianochuyển cho Attolico và ông này đích thân trao cho Hitler vào"khoảng 6 giờ chiều". Theo Tiến sĩ Schmidt, hiệu ứngcủa lá thư này như là một quả bom tấn đối vớiHitler.

Sau khi bày tỏsự "chấp thuận hoàn toàn" về Hiệp ước Quốc xã-XôViết và tỏ ý "thông cảm về việc Ba Lan", Mussoliniđi vào vấn đề chính:

Về thái độ thực tế củaÝ trong trường hợp có hành động quân sự, quan điểmcủa tôi là như sau:

Nếu Đức tấn công Ba Lanvà cuộc xung đột chỉ là cục bộ, Ý sẽ hỗ trợ mọimặt về chính trị và kinh tế nếu được yêu cầu.

Nếu Đức tấn công Ba Lanvà Đồng minh của Ba Lan mở cuộc phản công chống lạiĐức, tôi báo trước với anh rằng tôi sẽ phải thứcthời mà không lấy thế chủ động về quân sự, vì phảixét qua tình trạng chuẩn bị chiến tranh hiện tại củaÝ, mà tôi đã nhiều lần thông báo kịp thời với cácanh, Lãnh tụ và ông von Ribbentrop.

Tuy vậy Ý có thể can thiệptức thời nếu Đức chuyển giao ngay cho Ý hàng hậu cầnvà nguyên vật liệu để chống lại cuộc tấn công màAnh và Pháp sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đấtnước của chúng tôi.

Trong các cuộc hội kiếngiữa chúng ta, đã có những dự định chiến tranh là vàonăm 1942 và lúc ấy tôi sẽ sẵn sàng trên mặt đất,trên không và trên mặt biển, theo những kế hoạch đãđề ra.

Tôi còn có ý kiến là cácbiện pháp quân sự thuần túy đã diễn ra và các biệnpháp sau này có thể sẽ khiến cho Pháp và Anh huy độngnhững lực lượng đáng kể ở châu Âu và châu Phi.

Tôi thấy có bổn phận làngười bạn trung thành để nói với anh tất cả sự thậtvà báo trước cho anh tình hình thực tế. Nếu không làmthế sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho tất cả chúng ta...

MUSSOLINI

Thếlà, tuy Đức thu phục được Nga trở thành trung lập thânthiện thay vì hiếu chiến, nhưng Đồng minh của Đứctrong Hiệp ước Thép lại rút lui, đúng vào ngày Anh kýkết hiệp ước với Ba Lan.

Tiến sĩ Schmidtnghe Hitler càu nhàu một cách cay đắng: "Người Ý đanghành xử giống như là họ đã làm vào năm 1914"và buổi tối ấy, Phủ Thủ tướng vang đầy những tiếngvọng nói về "đồng minh Phe Trục bất trung". Nhưngchỉ có lời nói thì không đủ: trong 9 tiếng đồng hồnữa Quân đội Đức sẽ tiến công, lúc 4 giờ rưỡisáng ngày 26 tháng 8. Bị Chamberlain và Mussolini ép vào chântường, Hitler đành phải nhanh chóng quyết định vẫn tấncông hay sẽ hoãn lại.

Halder ghi vàonhật ký: "Lãnh tụ tỏ ra khá bàng hoàng", rồi ghitiếp:

7 giờ rưỡi tối – Phêchuẩn hiệp ước giữa Anh và Ba Lan. Không nổ ra hànhđộng thù địch. Sẽ ngừng lại mọi sự chuyển quân,ngay cả gần biên giới nếu không có cách nào khác.

8 giờ 35 tối – Keitel xácnhận [tin ngừng chuyển quân]. Canaris: thu hồi lệnh giớihạn liên lạc điện thoại với Anh và Pháp. Xác nhậndiễn tiến các sự kiện.

Hảiquân Đức ghi rõ hơn về việc ngừng động binh, vớicùng lý do:

25 tháng 8 sẽ ngừng lạiPhương án Màu Trắng lúc 20 giờ 30 vì tình hình chính trịđã thay đổi (Hiệp ước Trợ giúp Tương hỗ Anh-Ba Lanngày 25 tháng 8, trưa, cùng với tin tức từ Duce rằng ôngsẽ giữ lời hứa nhưng xin cung cấp một lượng lớnnguyên vật liệu.)

3bị cáo tại Toà án Nuremberg khai khác nhau về việc hoãncuộc tấn công. Ribbentrop khai rằng khi sau nghe tin về Hiệpước Anh-Ba Lan và "nghe" về "những động thái quânsự chống Ba Lan đã được triển khai" (như thể ôngkhông biết gì về kế hoạch tấn công), thì ông "lậptức" thúc giục Hitler hoãn việc xâm lăng Ba Lan và "Lãnhtụ đã đồng ý ngay". Điều này là chắc chắn khôngđúng.

Lời khai củaKeitel và Goering có vẻ trung thực hơn. Keitel nói:

"Tôi bất ngờ đượcHitler gọi đến Phủ Thủ tướng và ông ấy nói: 'Dừngngay mọi việc. Gọi ngay Brauchitsch. Tôi cần thời gian đểđàm phán'".

Goeringxác nhận việc Hitler vẫn còn tin rằng có thể đàm phánđể thoát khỏi bế tắc:

"Vào ngày Anh chính thứcđảm bảo cho Ba Lan, Lãnh tụ gọi điện cho tôi và bảorằng ông ấy đã cho dừng lại cuộc xâm lăng Ba Lan. Tôihỏi ông ấy việc này là chỉ là tạm thời hay vĩnhviễn. Ông ấy nói: 'Tôi sẽ xem liệu có thể loại rasự can thiệp của Anh hay không'".

Dùviệc Mussolini rời bỏ hàng ngũ vào phút cuối là đònđau cho Hitler, nhưng các lời khai trên cho thấy chính việcAnh khi ký kết hiệp ước trợ giúp hỗ tương với Ba Lanmới là hành động đã gây ảnh hưởng mạnh nhất khiếncho Hitler phải hoãn lại cuộc tấn công. Tuy thế điềulạ lùng là chính vào ngày này, sau khi Đại sứ Hendersoncảnh báo lần nữa với Hitler rằng Anh sẽ tham chiến nếuBa Lan bị tấn công và sau khi Chính phủ Anh long trọng camkết việc này trong một hiệp ước chính thức, Hitler vẫntin rằng mình có thể "loại ra sự can thiệp của Anh".

Vẫn còn mộtsố việc cần làm để Đức ngừng động binh vào buổitối 25 tháng 8, vì lẽ một số đơn vị đã bắt đầudi chuyển. Ở Đông Phổ, lệnh bãi bỏ tấn công đượcđưa đến Quân đoàn I của Tướng Petzel lúc 9 giờ 37tối. Và chỉ sau khi vài sĩ quan hộc tốc chạy đếnnhững đơn vị tiền phương, thì việc động binh mớingừng lại. Riêng những đội hình cơ giới của Tướngvon Kleist ở miền Nam thì đã bắt đầu tiến đến biêngiới Ba Lan và 1 sĩ quan tuỳ viên đi máy bay thám thính đãđến để ra lệnh dừng lại. Trong vài khu vực, chỉ saukhi nổ súng, lệnh dừng tấn công mới đến nơi, nhưngvì Quân đội Đức đã gây ra nhiều sự cố dọc biêngiới trong vài ngày qua, nên phía Ba Lan cũng không biếtthật sự chuyện gì đã xảy ra. Quân Ba Lan báo cáo ngày26 tháng 8 là nhiều "đội quân Đức" đã tràn qua biêngiới, đồng thời tấn công các lô cốt và trạm hảiquan với súng máy và lựu đạn và rằng "trong 1 trườnghợp, đó là một bộ phận của quân chính quy".

Những "ngườiâm mưu" vui mừng và hoang mang.

Việc Hitler bãibỏ tấn công Ba Lan khiến cho những người âm mưu ở CụcQuân báo vui mừng tột độ. Đại tá Hans Oster báo tin choSchacht và Givesius, kêu lên: "Lãnh tụ đã thân bại danhliệt!" Canaris có vẻ như lên tận chín tầng mây:"Hitler sẽ không bao giờ qua nổi đòn này. Hoà bình đãđược cứu vãn trong 20 năm tới". Cả hai người đềunghĩ rằng không cần phải màng đến việc lật đổ nhàđộc tài Quốc xã nữa vì sự nghiệp của ông ta xem nhưđã chấm dứt.

Trong nhiều tuầncủa mùa hè này, nhóm âm mưu đã hành động khá tấtbật, tuy chính xác với mục đích gì thì khó mà hiểuđược. Họ đi Anh để cảnh báo Chamberlain, Halifax vàngay cả Churchill rằng Hitler đang trù định tấn công BaLan vào cuối tháng Tám. Chính họ thấy rằng người Anh,kể cả Chamberlain đã thay đổi chính kiến như thế nào,đồng thời điều kiện mà họ đặt ra để lật đổHitler – là Anh và Pháp tuyên bố chống lại hành độngquân sự mới của Quốc xã – đã được thực hiện.Thế thì, họ còn muốn gì thêm nữa? Qua tài liệu đểlại, vẫn không ai biết rõ và có cảm tưởng rằng chínhhọ cũng không biết rằng mình đang muốn gì. Dù là cóthiện chí, nhưng họ vẫn hoang mang trầm trọng và têliệt vì cảm giác như mọi việc đang đi vào ngõ cụt.Hitler đã hoàn toàn khống chế cả nước Đức – Quânđội, Cộng sản, chính quyền và dân chúng – đến nỗihọ không thể nghĩ ra cách nào tháo gỡ hoặc làm lũngđoạn sự khống chế như thế.

Ngày 15 tháng 8,Hassell đến thăm Tiến sĩ Schacht, cựu Bộ trưởng Kinh tếbị bãi nhiệm. Hassell ghi vào nhật ký của mình:

"Quan điểm của Schacht làta không thể làm được gì, ngoài việc mở to mắt ra đểtheo dõi tình hình và chờ đợi cho các sự kiện đi theocon đường không tránh khỏi".

Hassellcũng nói với Gisevius rằng ông "cũng có ý định hoãnlại hành động trực tiếp trong một thời gian".

Nhưng "hànhđộng trực tiếp" nào phải bị hoãn lại? TướngHalder, người cũng có ý muốn đập tan Ba Lan như Hitler,vào lúc này lại không quan tâm đến việc lật đổ nhàđộc tài nữa. Tướng von Witzleben, người năm ngoái đãđược cử đi chỉ huy binh sĩ nhằm lật đổ Hitler, bâygiờ lại là tư lệnh một tập đoàn quân ở phía Tây vàvì thế không thể hành động ở Berlin ngay cả nếu ôngmuốn. Nhưng liệu ông có muốn không? Gisevius đến thămông tại tổng hành dinh của ông, thấy ông đang nghe tintức của đài BBC và chẳng bao lâu nhận ra rằng ông chỉmuốn biết những gì đang diễn ra.

Về phần tướngHalder, đang bận rộn chuẩn bị kế hoạch tấn công BaLan nên không còn nghĩ gì đến việc lật đổ Hitler nữa.Trước Toà án Nuremberg, ông được hỏi tại sao mình vànhóm chống chế độ Quốc xã không làm gì vào cuốitháng Tám và qua đó cứu nước Đức khỏi thảm hoạchiến tranh. Ông đáp: "Không có khả năng". Tại sao?Bởi vì Tướng von Witzleben đã được thuyên chuyển vềphía Tây. Nếu không có Witzleben, Quân đội không thểhành động.

Còn về dân Đứcthì sao? Khi nghe Halder nói dân Đức chống chiến tranh, Đạiuý Sam Harris của Quân đội Mỹ, người thẩm vấn ông,đã hỏi: "Nếu Hitler nhất quyết muốn gây chiến tranh,tại sao ông không dựa trên sự ủng hộ của quầnchúng?" Halder: "Ông phải thứ lỗi nếu tôi cười. Nếutôi nghe chữ 'nhất quyết' liên quan đến Hitler, tôiphải nói rằng chẳng có gì là nhất quyết cả". Rồiông giải thích thêm rằng mãi cho đến ngày 22 tháng 8,sau khi Hitler tiết lộ cho tướng lĩnh nghe kế hoạch "nhấtquyết" tấn công Ba Lan, bản thân ông vẫn không tin Lãnhtụ sẽ làm như lời nói. Xét qua những gì Halder ghi vàonhật ký trong những ngày này, câu nói trên quả là lạlùng. Nhưng đó là điều thông thường không những củaHalder mà còn là của hầu hết nhóm âm mưu.

Tướng Beck, cựuTham mưu trưởng Lục quân và được xem là người cầmđầu nhóm chống đối, lúc đó đang ở đâu? TheoGisevius, Beck gửi một bức thư cho Tư lệnh Lục quânBrauchitsch nhưng ông này không hề đáp nhận. Gisevius kểrằng, kế tiếp Beck có buổi nói chuyện dài với Halder.Ông này đồng ý là một cuộc chiến lớn có thể huỷhoại Đức nhưng nghĩ rằng "Hitler sẽ không bao giờ chophép chiến tranh xảy ra" và rằng vì lý do đó nên vàolúc này không cần thiết phải lật đổ ông ta.

Ngày 14 tháng 8,Hassell dùng bữa tối với Beck và ghi vào nhật ký:

"Beck là người có vănhoá, có tính thu hút và thông minh nhất mà tôi từng biết.Không may là giới lãnh đạo quân sự không nghĩ tốt lắmvề ông. Vì lý do này, ông không thể tìm ra đất đứng.Ông tin chắc rằng chính sách Đế chế Thứ Ba mang tínhchất nguy hiểm".

Ýnghĩ của Beck và của nhóm xung quanh ông là cao quý, nhưngkhi Adolf Hitler chuẩn bị ném nước Đức vào chiến tranh,không một ai trong nhóm người đáng kính này làm gì đểngăn chặn ông ta. Hiển nhiên việc này là khó khăn và cólẽ đến thời khắc muộn màng này là không thể được.Nhưng họ đã không cố gắng.

Có lẽ TướngThomas, Tổng cục trưởng Kinh tế và Vũ trang của Bộ Chỉhuy Tối cao Quân lực, đã cố gắng. Sau bản ghi nhớ màông soạn và đích thân đọc lên cho Tướng Keitel vàogiữa tháng Tám, ông đi đến gặp Keitel để "trao choông ấy bằng chứng thống kê đính kèm bảng biểu... chỉra rằng các cường quốc phương Tây có tiềm năng vượttrội về quân sự và kinh tế. Với sự can đảm khácthường, Keitel mang tài liệu trình cho Hitler xem. Ông nàytrả lời rằng mình không chia sẻ "nỗi lo của TướngThomas về hiểm hoạ của chiến tranh thế giới, đặcbiệt là vì bây giờ ông đã kéo Liên Xô về phía mình".

Thế là chấmdứt những cố gắng của "nhóm âm mưu" nhằm ngănchặn Hitler khởi động Thế chiến II, ngoại trừ nỗ lựcvào phút chót của Tiến sĩ Schacht, mà ông dựa vào đóđể biện hộ cho mình trước Toà án Nuremberg. Vào tháng8 năm 1939 ông gửi thư cho Hitler, Goering và Ribbentrop –đây là một thời điểm gay cấn, nhưng các nhà lãnh đạophe chống đối chỉ biết viết thư và bản ghi nhớ –và như ông kể sau này, ông "rất ngạc nhiên" khôngnhận được phúc đáp.

Kế đến, ôngquyết định đi Zossen, cách Berlin vài dặm về hướngĐông Nam, nơi Bộ Tư lệnh Lục quân thiết lập tổnghành dinh cho chiến dịch Ba Lan và đích thân gặpBrauchitsch. Để nói gì? Trước Toà án Nuremberg Schacht giảithích ông định nói với Tư lệnh Lục quân rằng khởiđộng chiến tranh mà không thông qua Nghị viện là tráivới Hiến pháp! Vì thế nhiệm vụ của Tư lệnh Lụcquân là tôn trọng lời tuyên thệ của ông ấy đối vớiHiến pháp!

Hỡi ôi, cuốicùng Tiến sĩ Schacht đã không bao giờ gặp Brauchitsch!Canaris cảnh cáo nếu ông này đi gặp, vị Tư lệnh Lụcquân "có lẽ sẽ ra lệnh bắt giữ chúng ta lập tức"– một số phận mà người từng ủng hộ Hitler thấykhông hề hấp dẫn. Nhưng Gisevius giải thích lý do thậtsự khiến Schacht không đi nói ra chuyện kỳ quái ấy(việc yêu cầu Nghị viện bù nhìn phê chuẩn là trò trẻcon đối với Hitler, đến nỗi khi phát động chiếntranh, ông cũng chẳng màng đến thủ tục ấy). Có vẻnhư Schacht đã bãi bỏ chuyến đi khi Hitler ra lệnh bãi bỏtấn công Ba Lan. Cũng theo Gisevius, 3 ngày sau ông định đinhưng Canaris khuyên ông là đã quá muộn. Không phải làcác nhà âm mưu đã lỡ chuyến tàu, mà thậm chí họchẳng bao giờ đi đến nhà ga để tìm cách lên tàu.

Các nhà lãnhđạo trên thế giới cũng bất lực như nhúm người Đứcchống Quốc xã. Ngày 24 tháng 8, Tổng thống Roosevelt gửithư khác cho Hitler và Tổng thống Ba Lan, thúc giục 2 ngườigiải quyết bất đồng mà không phải dùng đến vũ lực.Tổng thống Moscicki, trong thư trả lời có tự trọng,nhắc cho Roosevelt rõ rằng không phải Ba Lan "soạn ra yêusách và đòi hỏi nhượng bộ", tuy thế Ba Lan vẫn sẵnsàng giải quyết tranh chấp với Đức qua cách đàm phánhoặc hoà giải trực tiếp. Còn Hitler thì đã không trảlời. (Roosevelt đã nhắc Hitler là ông không nhận đượccâu trả lời vào tháng Tư vừa rồi).

Ngày hôm sau, 25tháng 8, Roosevelt gửi lá thư thứ hai, báo tin cho Hitler vềlời phúc đáp dàn hoà của Moscicki và cầu khẩn Hitler"đồng ý cách thức hoà hoãn để giải quyết mà Chínhphủ Ba Lan đã chấp nhận".

Lá thư thứ haicũng không được trả lời. Đại biện lâm thời Mỹ tạiĐức được yêu cầu thông báo với Roosevelt là Lãnh tụđã nhận được 2 bức thư và đã giao cho Bộ trưởngNgoại giao để Chính phủ xem xét.

Giáo hoàng lênđài phát thanh ngày 24 tháng 8 nhằm kêu gọi hoà bình. Vàobuổi chiều 31 tháng 8, ông gửi những bức thư có nộidung giống nhau cho các Chính phủ Đức, Ba Lan, Ý, Anh vàPháp để "cầu khẩn, nhân danh Chúa, các Chính phủ Đứcvà Ba Lan... tránh gây ra bất kỳ sự cố nào", đồngthời yêu cầu các Chính phủ Anh, Pháp và Ý hỗ trợ lờikêu gọi của ông.

Vài ngày trước,23 tháng 8, Vua Bỉ đã thay mặt cho các nhà lãnh đạo củaBỉ, Hà Lan, Luxembourg, Phần Lan và 3 nước Scandinavia (ThuỵĐiển, Na Uy và Đan Mạch) phát thanh kêu gọi hoà bình.Ngày 28 tháng 8, Vua Bỉ và Nữ hoàng Hà Lan cùng đề nghịgiúp đỡ "trong niềm hy vọng tránh chiến tranh".

Tuy những lờikêu gọi này có tính chất cao quý về cách thức và ýđịnh, nhưng bây giờ khi đọc lại người ta lại thấycó điều gì đó không thực tế và thậm chí còn có phầnthảm bại. Như thể là Tổng thống Mỹ, Giáo hoàng vàvua chúa các nước dân chủ Bắc Âu sống trong một hànhtinh khác hơn là hành tinh có Đế chế Thứ Ba. Họ thấuhiểu những gì đang xảy ra ở Berlin không hơn những hiệntượng diễn ra trên Sao Hỏa. Họ không biết gì về đầuóc, cá tính và mục tiêu của Adolf Hitler, cũng như khônghiểu gì về người Đức – những người Đức sẵnsàng đi theo ông này một cách mù quáng mà không cần biếtđi đâu và đi như thế nào, cũng không màng đến đạođức, danh dự, hoặc tư tưởng của Cơ Đốc giáo vềnhân bản. Vì sự kém hiểu biết này, các dân tộc đượclãnh đạo bởi Roosevelt và các vương triều của Bỉ, HàLan, Luxembourg, Na Uy và Đan Mạch sẽ phải trả giá đắttrong những tháng tới.

Những ngườinhư cánh phóng viên chúng tôi có mặt ở Berlin trong nhữngngày cuối cùng căng thẳng của hoà bình và đang cố gắngtruyền tải tin tức ra thế giới bên ngoài đều biếtrất ít về những gì đang diễn ra ở khu Wilhelmstrasse,nơi toạ lạc Phủ Thủ tướng và Bộ Ngoại giao, hoặc ởkhu Bendlerstrasse, nơi đặt những doanh trại quân đội.Hàng ngày, chúng tôi phải gạn lọc một đống những lờiđồn đại, tin mật báo và các thông tin sai lạc đượccố ý cài vào. Những lời nói trong các cuộc hội kiếngiữa Đại sứ Henderson và Hitler hoặc Ribbentrop, những gìđược trao đổi bằng văn bản giữa Hitler và Chamberlain,giữa Hitler và Mussolini, giữa Hitler và Stalin, những điềutrao đổi giữa Ribbentrop và Molotov, giữa Ribbentrop vàCiano, những nội dung trong văn bản mã hoá truyền đi quacác đường dây điện tín giữa các quan chức, mọi độngthái mà các chỉ huy quân sự trù định hoặc thi hành –tất cả những sự kiện này chúng tôi và quần chúng đềuhầu như mù tịt vào thời gian ấy.

Dĩ nhiên là cóđôi điều mà chúng tôi và quần chúng vẫn được biết.Chúng tôi biết rằng trước khi ký kết Hiệp ước Quốcxã-Xô Viết, Henderson đã bay đến Berchtesgaden để nhấnmạnh với Hitler là hiệp ước sẽ không ngăn cản Anh đảmbảo cho Ba Lan. Khi bắt đầu tuần lễ cuối của tháng 8năm 1939, chúng tôi ở Berlin đều biết rằng chiến tranhlà điều không tránh khỏi và sẽ bùng nổ trong vài ngàytới – trừ phi có một Hội nghị Munich khác.

Vào ngày 25tháng 8, những dân thường Anh và Pháp cuối cùng đã rờikhỏi nước Đức. Ngày hôm sau, có tin chính thức bãi bỏĐại hội Đảng ở Tannenberg dự trù diễn ra vào ngày 27tháng 8.

Ngày 27 tháng 8,chính quyền thông báo thiết lập chế độ phân phốithực phẩm, xà bông, giày dép, vải vóc và than đá. Thôngbáo này, hơn tất cả, đã khiến cho người Đức bừngtỉnh về hiểm hoạ chiến tranh sắp đến và những lờita thán của họ dần trở nên công khai. Ngày 28 tháng 8,người dân Berlin ngắm nhìn binh sĩ từ thành phố tiếnvề hướng Đông. Họ được chuyên chở trên xe tải, xechở hàng tạp hoá và mọi loại xe cộ có thể huy độngđược.

Tôi còn nhớthời tiết trở nên oi bức hơn trong những ngày cuốituần ấy. Dù cho chiến tranh đang đến gần, nhưng phầnđông người dân Berlin vẫn đi chơi ở những vùng hồ vàrừng cây xung quanh thành phố. Khi trở về vào buổi tốiChủ nhật, họ nghe đài phát thanh loan báo có một buổihọp kín, không chính thức của Nghị viện tại Dinh Thủtướng. Hãng thông tấn DNB của Đức cho biết "Lãnh tụđã vạch ra mức độ nghiêm trọng của tình hình". Đólà lần đầu tiên công chúng Đức được Hitler cho biếtthời khắc này là nghiêm trọng. Không có chi tiết nàokhác về buổi họp, không ai ngoài Nghị viện và nhómtháp tùng Hitler biết gì về thái độ của Hitler ngày ấy.Sau đó khá lâu, Đại tá Oster mới cho Halder biết đôiđiều và ông này ghi vào nhật ký:

"Hội nghị tại Dinh Thủtướng lúc 5 giờ 30 chiều. Nghị viện và một số nhânviên cấp cao của Đảng... Tình hình là nghiêm trọng.Nhất định sẽ giải quyết vấn đề phía Đông bằngcách này hay cách khác. Đòi hỏi tối thiểu: trả lạiDanzig, dàn xếp vấn đề Hành lang [Ba Lan]. Đòi hỏi tốiđa: 'Tùy thuộc vào tình hình quân sự'. Nếu đòi hỏitối thiểu không đạt được, thì chiến tranh: Tàn khốc!Ông ấy sẽ đích thân ra tuyến đầu...

Chiến tranh là khó khăn, cólẽ là vô vọng, 'Ngày nào mà tôi còn sống thì tôi sẽkhông nói đến đầu hàng'. Nhiều Đảng viên hiểu sailạc về Hiệp ước Xô Viết.

Ấn tượng cá nhân về Lãnhtụ: kiệt sức, hốc hác, giọng khàn, tâm trí lo lắng.'Bây giờ giữ quanh mình toàn là những cố vấn S.S. củaông'."

Ngườinước ngoài ở Berlin cũng nhận ra cách thức mà báo chí,dưới quyền chỉ đạo chuyên nghiệp của Goebbels, đanglừa dối người dân Đức cả tin. Trong 6 năm, từ khiQuốc xã "điều phối" các tờ nhật báo, có nghĩa làdập tắt tự do báo chí, thì người dân đã bị cắt đứtkhỏi sự thật của những gì diễn ra trên thế giới.Trong một thời gian, một số tờ báo tiếng Đức xuấtbản ở Thuỵ Sĩ được bày bán ở những sạp báo lớnở Đức và các báo này đều đăng tải những tin tứckhách quan. Nhưng trong những năm gần đây, việc bày bánbị cấm đoán hoặc hạn chế còn vài tờ. Đối vớingười Đức có thể đọc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp,thỉnh thoảng lại có vài tờ báo xuất bản ở Londonhoặc Paris, nhưng chúng chỉ đến tay một nhúm người.

Tôi ghi vào nhậtký ngày 10 tháng 8 năm 1939:

"Dân Đức sống trong mộtthế giới hoàn toàn cô lập. Chỉ nhìn thoáng qua các nhậtbáo hôm qua và hôm nay là thấy ngay điều đó".

Sauthời gian ngắn đi Washington, New York và Paris, tôi trở vềĐức và thấy như mình đi vào một thế giới khác. Saukhi đến Berlin ngày 10 tháng 8, tôi ghi thêm:

"Trong khi cả phần còn lạicủa thế giới đều cho rằng Đức sắp phá vỡ nền hoàbình, rằng Đức đang đe doạ tấn công Ba Lan..., thì cácnhật báo trong nước của Đức đều đăng tải điềungược lại. Các tờ báo Quốc xã loan tin như thế này:Chính Ba Lan là nước đang làm khuấy động nền hoà bìnhcủa châu Âu, Ba Lan đang đe doạ tấn công vũ trang Đức".

Chođến ngày 27 tháng 8, dĩ nhiên là báo chí Đức vẫn khôngđăng tải gì về việc động binh, dù Đức đã độngbinh cả nửa tháng nay.

SÁUNGÀY CUỐI CÙNG CỦA HOÀ BÌNH


Saukhi Hitler bình tâm lại từ cú sốc do bức thư củaMussolini buổi tối 25 tháng 8 và từ tin ký kết hiệp ướcAnh-Ba Lan khiến cho ông phải hoãn tấn công Ba Lan vào ngàykế, Hitler đã gửi một bức thư cụt lủn cho Mussolini,hỏi "ông cần khí tài và nguyên vật liệu gì và trongthời gian nào" để Ý có thể "tham gia một cuộc xungđột châu Âu lớn". Ribbentrop đích thân chuyển bức thưqua đường điện thoại cho Đại sứ Đức tại Ý đểtrao cho Mussolini.

Mussolini cùngvới tư lệnh các quân chủng Ý soạn một danh mục yêucầu gồm xăng dầu, than đá, thép, gỗ, molybden, titan,zirconi, súng phòng không. Theo ngôn từ của Ciano, ngườigiúp soạn ra danh mục, đó là "đủ để giết một conbò mộng – nếu con bò mộng đọc được danh mục đó".Thư yêu cầu được đưa đến Hitler ngày 26 tháng 8.

Bức thư nàykhông đơn giản chỉ là một danh mục dài những thứ cầnthiết. Vào lúc này, Mussolini hiển nhiên là muốn thoátkhỏi nghĩa vụ đối với Đức và Hitler thấy rõ điềuấy.

Đại sứAttolico, người chống chiến tranh và đặc biệt chống Ývề phe Đức, nhấn mạnh với Hitler rằng "phải đưađến Ý mọi vật liệu trước khi bắt đầu xung đột"và rằng yêu cầu này là "dứt khoát".

Việc này khiếncho Đức khó chịu và tăng thêm sự hoang mang ở Rome.Ciano đã đứng ra giải quyết việc này. Attolico nói vớiCiano rằng ông đòi hỏi mọi vật liệu trước khi bắtđầu xung đột "nhằm khiến cho Đức nản chí". Chuyểngiao 13 triệu tấn hàng trong vài ngày là hoàn toàn bấtkhả thi, nên Mussolini đã xin lỗi Đại sứ von Mackensen vìsự "hiểu nhầm" này, đồng thời nhận xét rằng"thậm chí Thượng đế toàn năng cũng không thể vậnchuyển khối lượng như thế trong vài ngày. Ông đã khôngnghĩ ra điều đó khi nêu yêu cầu vô lý như vậy".

Trong vòng 3tiếng đồng hồ, Hitler đã gửi 1 thư dài để trả lờiMussolini, cho biết không thể cung cấp vài loại vật liệu.Dù sao đi nữa, việc Attolico đòi hỏi đưa đến vậtliệu trước khi nổ ra xung đột là "không thể được".

Và bây giờ,cuối cùng, Hitler mới chịu tiết lộ với người bạn vàĐồng minh về mục đích thật sự và trước mắt:

"Vì lý do cả Pháp lẫnAnh đều không thể đạt thắng lợi quyết định ở phíaTây và Đức, nhờ có Hiệp ước với Nga, sẽ tập trungmọi lực lượng ở phía Đông sau khi Ba Lan bại trận...nên tôi không muốn chối bỏ trách nhiệm giải quyết vấnđề phía Đông, ngay cả khi có rủi ro gặp chuyện phứctạp ở phía Tây.

Duce, tôi hiểu tình cảnhcủa anh và chỉ yêu cầu anh cầm chân các lực lượngAnh-Pháp bằng cách tuyên truyền tích cực và diễu hànhquân sự như anh đã từng đề nghị với tôi".

Đâylà chứng cớ đầu tiên trong thư khố của Đức cho thấy24 giờ sau khi bãi bỏ tấn công Ba Lan, Hitler đã lấy lạitự tin và đang khởi động lại kế hoạch "ngay cả khicó rủi ro" chiến tranh với phương Tây.

Cùng tối ấy,Mussolini vẫn cố gắng khuyên giải Hitler từ bỏ ý địnhqua bức thư ông gửi cho Hitler.

"Tôi tin chuyện hiểu lầmgiữa chúng ta sẽ được giải toả lập tức... Đó lànhững gì tôi yêu cầu, ngoại trừ súng phòng không, cóthể được giao trong vòng 12 tháng. Nhưng tuy đã giải toảhiểu lầm, hiển nhiên là anh không thể trợ giúp tôi vềmặt vật chất nhằm bù đắp đủ những hao hụt khí tàito tát của Ý do các cuộc chiến ở Ethiopia và Tây Ban Nhagây ra".

NhưngMussolini vẫn nghĩ nên xem xét những khả năng cho một Hộinghị Munich khác.

"... Tôi muốn nhắc lại...vì lợi ích của 2 dân tộc và của 2 chế độ chúng ta,nên có 1 cơ hội cho giải pháp chính trị, tôi thấy điềunày là có khả năng và thoả đáng về mặt tinh thần vàvật chất cho Đức".

Nhưcác tài liệu bây giờ chỉ rõ, nhà độc tài Ý mong mỏihoà bình chủ yếu là bởi vì ông chưa sẵn sàng cho chiếntranh. Nhưng vai trò của mình khiến cho ông vô cùng lo âu.Thư cuối cùng của ông gửi Hitler viết thêm:

"Tôi nghĩ anh có thể hìnhdung ra tâm tư tôi như thế nào khi những thế lực đangvượt quá tầm kiểm soát, khiến tôi không thể sát cánhcùng anh vào thời khắc của hành động".

Bâygiờ, Hitler đã phải hoàn toàn chấp nhận hoàn cảnh bịMussolini bỏ rơi trong cơn hoạn nạn. Cùng đêm 26 tháng 8,ông gửi thêm 1 thư cho Mussolini, và bức thư ấy đã đếntay ông này lúc 9 giờ sáng ngày 27 tháng 8:

Duce:

Tôi tôn trọng những lý dovà động cơ của anh khiến cho anh đi đến quyết địnhấy...

Tuy nhiên, theo ý tôi, điềukiện tiên quyết là, ít nhất cho đến khi cuộc đấutranh bùng nổ, thế giới không được biết nước Ý sẽcó thái độ thế nào. Vì thế, tôi thân ái yêu cầu anhhỗ trợ cuộc đấu tranh của tôi về mặt tâm lý qua báochí của anh hoặc cách khác. Tôi cũng xin yêu cầu anh, nếuđược, có những biện pháp quân sự trình diễn, ít nhấtđể bắt buộc Anh và Pháp cầm chân vài lực lượng củahọ, hoặc trong mọi trường hợp khiến cho họ hoang mang.

... Bây giờ, tôi đang yêucầu anh một ân huệ lớn. Trong cuộc đấu tranh khó khănnày, anh và nhân dân anh có thể giúp tôi cách tốt nhấtbằng cách gửi sang công nhân Ý trong cả lĩnh vực côngnghiệp và nông nghiệp...

ADOLFHITLER

Lúcxế trưa Mussolini mềm mỏng trả lời rằng trước khibùng nổ hành động thù địch, thế giới sẽ "khôngđược biết nước Ý có thái độ thế nào". Điều nàycó nghĩa là ông đồng ý giữ bí mật. Ông cũng sẽ cầmchân càng nhiều lực lượng Anh và Pháp càng tốt, đồngthời sẽ gửi cho Hitler những công nhân Ý theo yêu cầu.Trước đó trong ngày, Mussolini đã lặp lại cho Đại sứĐức tại Ý von Mackensen rằng ông "vẫn tin có thể đạtmọi mục đích mà không phải đi đến chiến tranh" vàông sẽ nêu vấn đề này lần nữa trong bức thư mìnhgửi cho Lãnh tụ. Nhưng Mussolini đã không hề gửi bứcthư đó. Có vẻ như vào lúc này, ông cảm thấy quá chánchường nên thậm chí không muốn nhắc đến ý tưởng đónữa.

Cho dù Pháp sẽcung ứng hầu như toàn bộ quân Đồng minh ở biên giớiphía Tây của Đức và cho dù trong những tuần lễ đầuhọ có quân số đông hơn Đức, nhưng Hitler vẫn không cóvẻ lo lắng. Ngày 26 tháng 8, Thủ tướng Pháp gửi cho ôngmột bức thư cảm động và hùng hồn, nhắc lại là Phápsẽ tham chiến nếu Ba Lan bị tấn công. Sau khi kêu gọiHitler tìm kiếm giải pháp hoà bình với Ba Lan, Daladierthêm:

"Nếu máu của Pháp và Đứcchảy lần nữa, như đã chảy 25 năm về trước, trong 1cuộc chiến lâu dài hơn và chết chóc hơn, thì mỗi bênvẫn sẽ chiến đấu với niềm tin chiến thắng, nhưng kẻchiến thắng sẽ là lực lượng của sự phá huỷ và bạotàn".

Khitrình thư của Thủ tướng Pháp cho Hitler, Đại sứCoulondre bổ sung thêm lời kêu gọi của cá nhân ông, vannài Hitler "trên danh nghĩa của nhân bản và vì sự bìnhan trong lương tri của ông, không nên để vuột mất cơhội cuối cùng cho giải pháp hoà bình".

Thư của Hitlertrả lời Thủ tướng Pháp vào ngày hôm sau được tínhtoán một cách khôn ngoan nhằm khai thác sự lưỡng lựcủa Pháp, không muốn "cái chết cho Danzig", dù ôngkhông dùng cụm từ này. Hitler tuyên bố Đức đã từ bỏmọi đòi hỏi về lãnh thổ đối với Pháp, vì thếkhông có lý gì mà Pháp phải tham chiến.

Đó là sự tiếpxúc ngoại giao giữa Đức và Pháp trong tuần lễ cuốicủa hoà bình. Sau cuộc họp vào ngày 26 tháng 8, Coulondrekhông còn gặp Hitler nữa. Quốc gia khiến cho Hitler bậntâm nhất lúc này là Anh quốc.

ĐỨCVÀ ANH VÀO GIỜ CHÓT


Saukhi tin tức từ Rome và London khiến cho Hitler phải hoãntấn công Ba Lan, thì ngày 25 tháng 8 Tướng Halder ghi vàonhật ký: "Lãnh tụ đang rất bàng hoàng". Nhưng chiềungày kế Halder để ý Lãnh tụ đột ngột thay đổi. Lúc3 giờ 22 chiều, ông ghi: "Lãnh tụ rất bình tĩnh vàsáng tỏ". Có lý do cho việc này và nhật ký của Haldercho biết: "Sẵn sàng mọi việc cho buổi sáng ngày độngbinh lần thứ 7. Tấn công bắt đầu vào 1 tháng 9".Hitler gọi điện cho Bộ Tư lệnh Lục quân để ban hànhlệnh này.

Vậy là Hitlerđã nhất quyết gây chiến tranh với Ba Lan. Việc này đãđược quyết định xong. Trong khi chờ đợi, Hitler sẽlàm mọi việc để giữ Anh đứng ngoài. Nhật ký củaHalder ghi lại ý nghĩ của Hitler:

"Kế hoạch: Ta đòi hỏiDanzig, một hành lang đi qua Hành lang [Ba Lan] và trưng cầudân ý về cơ bản như Saar. Có lẽ Anh sẽ chấp nhận. Cólẽ Ba Lan sẽ không. Cần cách ly 2 nước".

Câunhấn mạnh là của Halder và chắc chắn câu này phản ánhtrung thực đầu óc của Hitler. Hitler dự tính cách ly BaLan khỏi Anh, đồng thời tạo cho Chamberlain một cái cớđể thoát ra khỏi nghĩa vụ đã cam kết với Ba Lan. Saukhi ra lệnh Quân đội sẵn sàng để tiến công vào ngày1 tháng 9, Hitler đã chờ London trả lời việc ông đềnghị "đảm bảo" cho Đế quốc Anh.

Ông có 2 nguồntiếp xúc: Đại sứ Đức tại Anh Dirksen và người bạnThuỵ Điển của Goering, Birger Dahlerus, người trung giankhông chính thức, lén lút và nghiệp dư.

Trước Toà ánNuremberg, Goering khai:

"Vào thời gian ấy, tôiliên lạc với Halifax qua một người trung gian nằm ngoàicác kênh ngoại giao thông thường".

Ônggiải thích thêm:

"Ribbentrop không biết gìvề việc Dahlerus được phái đi làm công việc trung gian,tôi không bao giờ trao đổi về Dahlerus với Ribbentrop. Ôngấy không biết gì về việc Dahlerus được phái đi qualại giữa tôi và Chính phủ Anh".

NhưngGoering luôn báo cáo cho Hitler.

Cả hai bên Anhvà Đức giữ bí mật vai trò của nhà doanh nghiệp ThuỵĐiển Dahlerus trong nỗ lực duy trì hoà bình. Theo tôi đượcbiết, các thông tin viên và các nhà ngoại giao trung lậpthời ấy hoàn toàn không biết gì về những công việccủa Dahlerus cho đến khi ông này khai trước Toà ánNuremberg.

Ngày 25 tháng 8,Goering phái Dahlerus đến London gặp Lord Halifax để dò hỏibên Anh. Ngày trước, Goering gọi Dahlerus đến Berlin lúcông này đang ở thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển, rồicho biết là dù đã ký kết Hiệp ước Quốc xã-Xô Viếtvào ngày hôm kia, nhưng Đức vẫn muốn có sự "thôngcảm" của Anh. Goering điều một chiếc máy bay choDahlerus sử dụng riêng để đi London.

Ngoại trưởngLord Halifax, người vừa ký Hiệp ước Trợ giúp Tương hỗAnh-Ba Lan 1 tiếng đồng hồ trước, bây giờ lại cảm ơnDahlerus và cho rằng kênh thông tin chính thức giữa Berlinvà London đã đủ nên không cần đến người Thuỵ Điểntrung gian này nữa. Nhưng chẳng bao lâu, họ vẫn cần đếnông. Goering cho ông biết có lẽ một hội nghị giữa Anhvà Đức có thể cứu vãn hoà bình. Giống như Mussolini,Goering có ý nghĩ trong đầu về một Hội nghị Munich thứhai.

Dahlerus thuyếtphục Lord Halifax viết một bức thư cho Goering vì nghĩ ôngnày có thể ngăn chặn chiến tranh. Lá thư ngắn gọn,không hứa hẹn gì, chỉ lặp lại lòng mong mỏi của Anhmuốn đạt giải pháp hoà bình.

Tuy thế Goeringxem lá thư này có tầm "quan trọng to lớn", nên muốnđánh thức Hitler lúc nửa đêm khi Dahlerus vừa mang bứcthư tới. Đến lúc này, Dahlerus vẫn cho rằng Hitler làngười biết lý lẽ và có thể chấp nhận giải pháp hoàbình như ở Munich. Nhưng đó lại là lần đầu tiên ôngđối diện với những hoang tưởng và tính nóng nảy kinhkhủng của nhà độc tài.

Hitler không đểý gì đến bức thư của Halifax do Dahlerus mang đến, màGoering cho là quan trọng đến nỗi phải đánh thức ôngdậy. Thay vào đó, trong hai mươi phút ông thuyết giảngcho Dahlerus về quãng đời tranh đấu của mình, nhữngthành tựu cũng như mọi nỗ lực của ông nhằm đạt sựthông cảm với người Anh. Kế tiếp, khi Dahlerus cố nóichen rằng có thời ông làm việc ở Anh, thì Lãnh tụ hỏihan ông về đất nước lạ lùng và người dân lạ lùngmà ông không hiểu nổi. Rồi ông tiếp nối bằng bàigiảng có phần thiên về kỹ thuật sức mạnh của Đức.Đến lúc này, Dahlerus đã tự hiểu rằng mình đến đâylà vô ích. Cuối cùng, ông cố nhân cơ hội nói cho Hitlerrõ đôi điều về người Anh.

"Hitler đã lắng nghe mộtcách chăm chú mà không ngắt lời... rồi bỗng đứng dậy,tỏ ra rất phấn khích và lo lắng, đi qua đi lại nóinhỏ, như thể nói với chính mình, rằng [không nướcnào] chống cự được Đức... Đột nhiên, ông đứng lạigiữa phòng và nhìn chăm chăm. Giọng ông run rẩy, thái độông giống như người bất bình thường. Ông nói giậttừng đoạn: 'Nếu phải có chiến tranh, thì tôi sẽđóng tàu ngầm, đóng tàu ngầm, tàu ngầm, tàu ngầm'.Tiếng của ông ngày càng khó nghe và cuối cùng không aihiểu gì cả. Rồi ông cất cao giọng như thể đang phátbiểu trước đám đông và hò hét: 'Tôi sẽ đóng máybay, đóng máy bay, máy bay, máy bay và tôi sẽ tiêu diệtmọi kẻ thù.' Ông ấy có vẻ như con ma trong truyện cổtích hơn là một người thật..."

Cuốicùng, Hitler tiến đến trước mặt Dahlerus và hỏi: "ÔngDahlerus, ông biết rõ nước Anh, ông có thể nói cho tôilý do tại sao tôi không thể đạt thoả ước với họkhông?"

Dahlerus lưỡnglự, rồi trả lời rằng theo ý kiến riêng của mình,rằng người Anh "thiếu tin tưởng Hitler và Chính phủcủa ông".

Hitler thét lên,tay phải giơ ra và tay trái đập lên ngực: "Đồ nguxuẩn! Đã có bao giờ tôi nói dối trong đời tôi chưa?"

Rồi nhà độctài Quốc xã bình tĩnh lại, thảo luận về những đòihỏi của ông ta và nhờ Dahlerus mang đến nước Anh nhữngđề nghị mới. Goering muốn tránh viết ra giấy, nên đãyêu cầu Dahlerus ghi nhớ. Đề nghị gồm có 6 điểm:


Đức muốn 1 hiệp ước hoặc liên minh với Anh.

Anh giúp Đức nhận Danzig và Hành lang Ba Lan, nhưng Ba Lan vẫn có cảng biển tự do ở Danzig, giữ lại cảng Gdynia và hành lang nối vào đất liền.

Đức sẽ đảm bảo biên giới của Ba Lan.

Đức sẽ trả thuộc địa của Ba Lan về cho Ba Lan.

Dân tộc thiểu số Đức ở Ba Lan được đảm bảo.

Đức cam kết bảo vệ Đế quốc Anh.

Vớinhững điều khoản như thế ghi vào trí nhớ, Dahlerus bayđến London vào ngày 27 tháng 8 và yết kiến Chamberlain,Lord Halifax, Horace Wilson và Alexander Cadogan. Hiển nhiên làChính phủ Anh bây giờ đã xem công việc của Dahlerus lànghiêm túc.

Chamberlain vàHalifax nhìn thấy ngay là họ đang đối mặt với hai bộđề nghị của Hitler: một bộ trao cho Henderson và bộ kiacho Dahlerus. Bộ đầu đề nghị đảm bảo cho Anh sau khiHitler tính xong chuyện Ba Lan, còn bộ thứ hai có vẻ nhưcho thấy Lãnh tụ đã sẵn sàng đàm phán qua trung gian làAnh để nhận lại Danzig và Hành lang Ba Lan, sau đó ông sẽ"đảm bảo" cho biên giới mới của Ba Lan. Đây làđiệp khúc xưa cũ đối với Chamberlain, hiện đã vỡmộng sau vụ Tiệp Khắc, nên ông này tỏ ra ngờ vực.Ông bảo Dahlerus rằng ông "không thấy viễn cảnh giảiquyết theo những điều kiện này. Ba Lan có thể nhượngDanzig, nhưng họ thà chiến đấu thay vì nhượng bộ vấnđề Hành lang".

Cuối cùng, họđồng ý rằng Dahlerus phải lập tức trở về Berlin vớicâu trả lời sơ bộ và bán chính thức của Anh choHitler, rồi báo cáo với London về ý kiến của Hitler,trước khi một phúc đáp chính thức được soạn thảovà gửi đến Berlin vào tối ngày hôm sau cùng vớiHenderson. Như Halifax nhận xét: "Vấn đề có phần khúcmắc do sự liên lạc không chính thức và bí mật thôngqua ông Dahlerus. [Vì thế] nên làm rõ điều này khiDahlerus trở lại Berlin đêm ấy, không phải để mang câutrả lời của Chính phủ Hoàng gia, mà để sửa soạn chocác thông tin chính" mà Henderson sẽ mang đi.

Ông thương giangười Thuỵ Điển ít người biết đến ấy bây giờlại trở nên quan trọng trong việc làm trung gian cho cácđàm phán giữa Chính phủ của hai nước mạnh nhất châuÂu. Thế nên, theo lời ông kể, vào giai đoạn gay cấnnày, ông đã nói với Thủ tướng và Ngoại trưởng Anhrằng "họ nên giữ Henderson ở London cho đến thứ Hai[ngày kế] để có thể đưa ra một câu trả lời sau khihọ nhận được thông báo về ý kiến của Hitler đốivới quan điểm của Anh".

Còn quan điểmcủa Anh mà Dahlerus sẽ mang đến cho Hitler thì sao? LordHalifax và Dahlerus đã có những thông tin bất đồng vềquan điểm của Anh. Theo ghi chú của Halifax, quan điểm củaAnh chỉ là:

i. Đảm bảo nghiêmtúc ý muốn có sự thấu hiểu giữa G. và Gt.B. [Chữ viếttắt của Halifax]. Không được ai trong Chính phủ nghĩkhác đi. ii. Gt.B. tuân thủ những nghĩa vụ đốivới Ba Lan. iii. Phải giải quyết ôn hoà những bấtđồng Đức-Ba Lan.

TheoDahlerus, phúc đáp không chính thức được giao cho ông thìsâu rộng hơn.

Theo lẽ tự nhiên, Điểm 6,đề xuất bảo vệ Đế quốc Anh, bị bác bỏ. Tương tự,họ không muốn bất kỳ cuộc thảo luận nào trong khi Đứcđộng binh. Còn về đường biên giới của Ba Lan, họmuốn năm cường quốc cùng đảm bảo. Còn về vấn đềHành Lang, họ đề xuất đàm phán với Ba Lan lập tức.Riêng về điểm thứ nhất [trong đề xuất của Hitler]thì trên nguyên tắc Anh sẵn lòng đồng ý với Đức.

Dahlerusbay về Berlin tối Chủ Nhật và gặp Goering trước nửađêm. Goering nghĩ phúc đáp của Anh "không thuận lợilắm". Nhưng sau khi gặp Hitler lúc nửa đêm, Goering báocho Dahlerus biết Hitler "chấp nhận quan điểm của Anh"miễn là Henderson mang văn bản chính thức đến tối vàothứ Hai.

Goering hài lòngvà Dahlerus còn cảm thấy hài lòng hơn. Lúc 2 giờ sáng,Dahlerus đánh thức George Ogilvie Forbes, Tham tán ở Đại sứquán Anh tại Đức, để báo tin vui. Không những báo tinmà ông còn cố vấn cho Chính phủ Anh – đó là theo cáchmà Dahlerus nghĩ về vị thế mới của mình, văn bản màHenderson mang đến ngày thứ Hai, ngày 28 tháng 8, phải cóđiều khoản là Anh sẽ thuyết phục Ba Lan ngay lập tứcđàm phán trực tiếp với Đức.

Dahlerus vừa mới gọi điện[đọc phúc đáp sau từ Forbes ngày 28 tháng 8] từ vănphòng của Goering theo những đề nghị mà ông nghĩ quantrọng nhất.


Phúc đáp của Anh cho Hitler không nên đề cập đến kế hoạch của Roosevelt.

Hitler nghi Ba Lan tránh đàm phán. Vì thế phúc đáp phải có câu tuyên bố rõ ràng rằng mạnh mẽ đề nghị Ba Lan lập tức liên hệ với Đức và đàm phán.

Vàothời điểm đó, con người Thuỵ Điển tự tin khôngnhững tư vấn dồn dập cho Forbes và gọi điện vềLondon, mà ông còn tự gọi điện luôn cho Bộ Ngoại giaoAnh với bổ sung thêm đề nghị cho Lord Halifax.

Vào lúc gay cấntrong lịch sử thế giới như thế, nhà ngoại giao nghiệpdư người Thuỵ Điển đúng thật là đã trở thành trọngtâm giữa Berlin và London.

Lúc 2 giờ chiềungày 28 tháng 8, Lord Halifax gửi điện yêu cầu Đại sứAnh tại Ba Lan, Howard Kennard, đến gặp Ngoại trưởng Beck"ngay lập tức" để ông này cho phép Anh thông báo vớiHitler rằng "Ba Lan sẵn sàng thảo luận trực tiếp vớiĐức". Vị Ngoại trưởng đang hối hả. Ông thúc giụcĐại sứ của mình ở Warsaw gọi điện về phúc đáp củaBeck. Đến chiều, Beck báo cho biết Anh được phép nhưyêu cầu và việc này được gấp rút đưa vào công hàmcủa Anh.

Henderson trởlại Berlin với công hàm đó tối ngày 28 tháng 8. Khi đếnPhủ Thủ tướng, ông được đội quân danh dự của S.S.bắn súng và đánh trống dàn chào (nghi lễ ngoại giao lốbịch vẫn được duy trì cho đến phút chót), rồi ôngđược đưa vào diện kiến Hitler vào lúc 10 giờ 30 tối.

Bản văn củaAnh ghi rằng Chính phủ Anh "hoàn toàn đồng ý" vớiHitler, nhưng "trước hết" Đức và Ba Lan phải giảiquyết những bất đồng. Anh từ chối một cách lịch sựđề nghị của Hitler muốn đảm bảo cho Anh. Cuối cùng,phía Anh nêu quan điểm:

"Một cách giải quyếtcông bằng... giữa Đức và Ba Lan có thể mở đường chonền hoà bình thế giới. Nếu không đạt được điềunày, sẽ không có hy vọng cho Đức và Anh thông cảm vớinhau. Và điều này sẽ mang hai nước vào một cuộc xungđột có thể dìm thế giới vào cảnh chinh chiến. Kếtquả như thế sẽ là tàn khốc chưa từng thấy trong lịchsử."

Saukhi Hitler đọc xong, Henderson giải thích cho rõ thêm. Saunày ông kể lại, đây là buổi yết kiến Hitler duy nhấtmà ông được phát biểu nhiều. Điểm chính yếu là Anhmuốn quan hệ hữu nghị với Đức, Anh muốn hoà bình,nhưng Anh sẽ tham chiến nếu Hitler tấn công Ba Lan.

Hitler trả lờibằng cách kể tội Ba Lan. Hôm nay, "phải nhận lạiDanzig và nguyên Hành lang thì ông mới mãn nguyện, cùngvới việc phê chuẩn Silesia, nơi mà 90% số dân bầu choĐức trong cuộc trưng cầu dân ý sau chiến tranh." Điềunày là không đúng, vì một lúc sau Hitler nói 1 triệungười Đức đã bị trục xuất khỏi Hành lang từ năm1918. Theo cuộc điều tra dân số do Đức tổ chức vàonăm 1910, chỉ có 385.000 người Đức, nhưng bây giờHitler muốn mọi người phải tiêu hoá lời dối trá củamình.

Đại sứHenderson cũng tiêu hoá được một ít, vì ông báo cáo:"Vào dịp này, ông Hitler một lần nữa tỏ ra thân thiệnvà biết điều..." Ông cũng báo cáo là "Cuối cùng,tôi đặt hai câu hỏi thẳng thắn với ông ấy".

Ông có muốnđàm phán trực tiếp với Ba Lan hay không, đồng thời cósẵn sàng thảo luận vấn đề trao đổi dân hay không?Ông ấy trả lời khẳng định cho câu hỏi thứ hai...

Về câu hỏiđầu, ông ấy sẽ "xem xét cẩn thận". Đến đây, vịThủ tướng Đức quay sang Ribbentrop và nói: "Ta phải gọiGoering đến đây để thảo luận việc này". Hitler hứasẽ trả lời bằng văn bản vào ngày hôm sau, thứ Ba ngày29 tháng 8.

Henderson nhấnmạnh với Lord Halifax rằng: "Buổi trao đổi diễn ratrong bầu không khí khá thân thiện, dù hai bên tuyệt đốicứng rắn". Tuy đã quen biết phía chủ nhân khá rõ,nhưng có lẽ Henderson vẫn không hiểu lý do tại sao Lãnhtụ lại quyết tâm khởi động chiến tranh chống Ba Lanvào cuối tuần này. Dù cho tất cả những gì Chính phủAnh và Henderson tuyên bố, ông vẫn hy vọng có thể giữcho Anh đứng ngoài.

Ngày hôm sau,Henderson thêm vào báo cáo:

"Hitler khẳng định rằngông ấy không hù doạ và người ta sẽ nhầm to nếu tinrằng ông ấy đang hù doạ. Tôi trả lời tôi biết rõ vàchúng ta cũng không hù doạ. Ông Hitler nói ông hoàn toànthấu hiểu điều ấy".

Hitlernói như thế nhưng có thật thấu hiểu hay không? Vì lẽ,trong phúc đáp ngày 29 tháng 8, ông đã cố ý đánh lừaChính phủ Anh theo cách mà ông nghĩ sẽ chiếm hết phầnlợi về mình. Dahlerus nhận được tin nhắn của Goeringrằng bên Đức thấy phúc đáp của Anh "rất thoả đángvà có hy vọng là hiểm hoạ của chiến tranh đã trôiqua".

Dahlerus còn báotin vui cho Lord Halifax rằng: "Hitler và Goering thấy là cókhả năng giải quyết theo cách ôn hoà". Lúc 10 giờ 50sáng, Goering gặp Dahlerus và bắt tay ông này mà kêu lên:"Sẽ có hoà bình! Hoà bình được đảm bảo!" Đượcnghe chắc chắn như thế, Dahlerus báo tin cho Henderson vàông này báo cáo về Anh. Dahlerus nói với ông rằng phíaĐức tỏ ra rất lạc quan. Họ "đồng ý" với "điểmchính" của Anh. Hitler chỉ đòi hỏi Danzig và Hành lang –không phải nguyên Hành lang mà chỉ là một hành lang hẹpchạy dọc tuyến đường sắt đi đến Danzig. Dahlerus bảoLãnh tụ sẵn sàng tỏ ra "rất biết điều. Ông ấy sẽnhượng bộ nhiều để đáp ứng phía Ba Lan".

Đại sứ AnhNevile Henderson không tin lắm, ông nói với Dahlerus rằngngười ta không thể tin một lời nào Hitler đã nói vàGoering cũng thế, vốn đã dối trá với ông nhiều lần.Henderson có ý nghĩ là Hitler đang chơi trò bất lương vàtàn nhẫn.

Nhưng Dahlerus,bây giờ đang trở thành tâm điểm của vụ việc, khôngmuốn bị thuyết phục – ông chỉ sáng mắt ra sau khiHenderson đã sáng mắt. Ông gọi điện cho Bộ Ngoại giaolúc 7 giờ 10 tối để nhắn với Lord Halifax rằng sẽ"không có khó khăn trong phúc đáp của Đức". Nhưngông đề nghị Chính phủ Anh nên khuyên người Ba Lan "hànhxử đúng mực".

5 phút sau, lúc7 giờ 15 tối ngày 29 tháng 8, Henderson đi đến Phủ Thủtướng để nhận phúc đáp thật sự của Đức. Chẳngbao lâu sau, ông thấy sự lạc quan của Goering và ngườibạn Thuỵ Điển của ông này đều là rỗng tuếch. Ôngbáo cáo rằng buổi hội kiến "có tính sóng gió và ôngHitler đã thiếu biết điều hơn ngày hôm qua".

Công hàm trảlời chính thức của Đức lặp lại mong muốn quan hệhữu nghị với Anh nhưng khẳng định rằng "không thểmua chuộc quan hệ này bằng cái giá là Đức phải từ bỏquyền lợi thiết yếu của mình". Sau khi dông dài nhưthường lệ về những việc làm sai trái của Ba Lan, nhữngsự khiêu khích và "hành động ngược đãi bạo tàn vớitiếng kêu thấu trời xanh", công hàm trình bày yêu cầucủa Hitler lần đầu tiên được đưa ra chính thức bằngvăn bản: trả lại Danzig và Hành lang Ba Lan, đồng thờibảo vệ người Đức ở Ba Lan. Nhằm xoá bỏ "nhữngđiều kiện hiện tại, thời gian không còn tính bằngngày, lại càng không tính bằng tuần, mà có lẽ bằnggiờ".

Công hàm trảlời ghi tiếp: Đức không còn có thể chia sẻ với Anhquan điểm là có thể đạt giải pháp bằng cách đàmphán trực tiếp với Ba Lan nữa. Tuy nhiên, chỉ với mụcđích "độc nhất" là làm vui lòng Chính phủ Anh và vìquan hệ hữu nghị Anh-Đức, Đức sẵn sàng "chấp nhậnđề nghị của Anh và tham gia thảo luận trực tiếp"với Ba Lan.

"Đối với phần còn lại,...Chính phủ Đức không bao giờ có ý đồ xâm phạm nhữngquyền lợi thiết yếu của Ba Lan hoặc đặt vấn đề vềsự hiện hữu của một nhà nước Ba Lan độc lập".

Vàrồi, gần đoạn cuối, là cái bẫy:

"Chính phủ Đức do đóđồng ý chấp nhận đề nghị của Chính phủ Anh làmtrung gian để mời đến Berlin một đại diện có đủquyền hạn của Ba Lan. Đức mong đại diện này sẽ đếnvào thứ Tư, ngày 30 tháng 8 năm 1939.

Chính phủ Đức sẽ lậptức soạn thảo những đề nghị cho một giải pháp chấpnhận được và nếu có thể, sẽ trao cho Chính phủ Anhtrước khi nhà đàm phán đến".

Đạisứ Henderson đọc qua công hàm trong khi Hitler và Ribbentropim lặng nhìn ông. Khi đến đoạn nói về đại diện cóđủ quyền hạn của Ba Lan, Henderson nhận xét: "Điềunày nghe như là tối hậu thư". Hitler và Ribbentrop cựclực chối bỏ. Họ nói họ chỉ muốn nêu rõ "tính chấtkhẩn cấp của thời điểm khi hai đội quân được huyđộng toàn diện đang đối mặt nhau".

Hẳn là do vẫncòn nhớ về cách Hitler đã đón tiếp Schuschnigg và Háchanhư thế nào, Henderson hỏi liệu Đặc sứ Toàn quyền BaLan có được "đối đãi tử tế" hay không và cuộcthảo luận có "diễn ra trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng"hay không.

Hitler đáp: "Dĩnhiên".

Tiếp theo là sựtrao đổi gay gắt khi Hitler có nhận xét "vô căn cứ"rằng Henderson không hề quan tâm bao nhiêu người Đức đãbị sát hại ở Ba Lan. Henderson báo cáo rằng ông đã "trảđũa kịch liệt". Ngày kế, ông gửi điện cho Halifax:"Tôi cố át giọng Hitler... Tôi cất tiếng nói đến mứccao nhất có thể".

Henderson kể lạitrong hồi ký: "Tôi rời Phủ Thủ tướng đêm ấy vớilinh tính ảm đạm nhất", dù ông không đề cập điềunày trong báo cáo gửi về London. Hitler đã nói với ông:

"Binh sĩ của tôi đang hỏitôi: 'Có hay không?' Họ đã mất 1 tuần lễ và khôngthể mất thêm 1 tuần lễ nữa, nếu không họ sẽ cóthêm 1 kẻ thù là mùa mưa ở Ba Lan".

Nhưcác báo cáo chính thức và hồi ký của ông cho thấy,Henderson không thể hiểu ra cái bẫy của Hitler cho đếnngày hôm sau, khi có thêm một cái bẫy nữa được giăngra và trò lừa lọc của Hitler thể hiện rõ hơn trong điềukiện về nhà đàm phán Ba Lan. Nếu Ba Lan không gửi ngườiđến đàm phán, hoặc nếu người này từ chối yêu sáchcủa Hitler, lúc ấy Ba Lan có thể bị lên án là từ chối"sự dàn xếp ôn hoà", Anh và Pháp có lý do để khônggiúp đỡ Ba Lan. Thô thiển, nhưng đơn giản và rõ ràng.

Nhưng vào đêm29 tháng 8, Henderson vẫn chưa nhìn ra được vấn đề ấy.Ông mời Đại sứ Ba Lan đến để thuật lại buổi hộikiến với Hitler và theo ý riêng của mình, "vạch rõ choông ấy rõ cần thiết phải hành động lập tức. Tôivan nài ông ấy, vì quyền lợi của Ba Lan mà thúc giụcChính phủ cử ngay người đại diện đến cuộc đàmphán theo đề xuất".

Tướng Haldertóm lược trò lừa lọc của Hitler trong đoạn nhật kýngày 29 tháng 8:

"Lãnh tụ hy vọng vào sựchia rẽ giữa Anh, Pháp và Ba Lan. Chiến lược: nêu ra mộtsố đòi hỏi về dân số và dân chủ... Người Ba Lan sẽđến Berlin ngày 30 tháng 8. Ngày 31 tháng 8, cuộc đàm phánsẽ tan vỡ. Ngày 1 tháng 9, bắt đầu sử dụng vũ lực."

Lúc2 giờ sáng ngày 29 tháng 8, Lord Halifax gửi điện choHenderson cho biết trong khi xem xét cẩn thận công hàm củaĐức và báo cáo của Henderson về buổi hội kiến vớiHitler, thì "dĩ nhiên là vô lý mà trông mong hôm nay chúngta có thể đưa ra một đại diện của Ba Lan và Chính phủĐức cũng không nên trông mong việc này". Lúc 4 giờ 30sáng, Henderson gửi tin nhắn như thế cho Chính phủ Đức.

Trong ngày 30tháng 8, ông gửi thêm 4 tin nhắn nữa từ London. Ông "chàomừng chứng cứ trong việc trao đổi quan điểm để mongđạt đến sự thấu hiểu giữa Anh-Đức".

Sau khi suy nghĩthêm, sáng sớm ngày 30 tháng 8, Henderson gửi điện lầnnữa cho London:

Trong khi tôi vẫn đề nghịlà Chính phủ Ba Lan nên chịu nhẫn nhục cho nỗ lực vàogiờ chót này mà tiếp xúc trực tiếp với Hitler, ngay cảchỉ để cho thế giới thấy là họ đã sẵn sàng hy sinhđể bảo tồn hoà bình, nhưng từ câu trả lời của Đức,người ta chỉ có thể kết luận là Hitler đã quyết chíđạt mục đích bằng cái gọi là đường lối bình đẳnghoà hoãn, còn nếu không được nữa thì Đức sẽ dùngvũ lực.

Đếnlúc này, thậm chí Henderson chẳng còn lòng dạ nào mànghĩ đến đàm phán kiểu Hiệp ước Munich. Người Ba Lankhông bao giờ nghĩ đến đàm phán – cho chính họ. Lúc10 giờ sáng ngày 30 tháng 8, vị Đại sứ Anh tại Ba Lanbáo tin cho Lord Halifax rằng ông tin chắc:

"không thể nào thuyếtphục Chính phủ Ba Lan phái ông Beck, hoặc bất kỳ đạidiện nào khác đến ngay Berlin để thảo luận giải phápdựa trên cơ sở do Hitler đưa ra. Họ thà chiến đấu vàchết, còn hơn là chịu nhục nhã như thế, nhất là saucác bài học của Tiệp Khắc, Lithuania và Áo".

Ôngđề nghị rằng nếu đàm phán "giữa các nước bìnhđẳng" thì phải diễn ra ở một nước trung lập nàođó.

Với thái độcứng rắn hơn qua báo cáo của các đại sứ tại Đứcvà Ba Lan, Lord Halifax gửi điện cho Henderson rằng chínhphủ Anh không thể "khuyên" Ba Lan tuân theo yêu cầu củaHitler mà gửi đặc sứ toàn quyền đến Berlin. Ông nóiviệc này là "hoàn toàn bất hợp lý". Ông thêm:

"Ông có thể nào đề nghịvới Chính phủ Đức rằng họ nên đi theo các quy trìnhthông thường, khi có sẵn các đề xuất, để mời Đạisứ Ba Lan đến, sau đó trao đề xuất để ông ấy chuyểnvề Warsaw và đề nghị tiến hành đàm phán".

Vàogiữa đêm 30 rạng sáng 31 tháng 8, Henderson trao choRibbentrop thư của Anh phúc đáp đề nghị mới nhất củaHitler. Kế tiếp là một buổi họp mà Tiến sĩ Schmidt,người duy nhất chứng kiến đã mô tả là "sóng giónhất mà tôi từng kinh qua trong suốt 20 năm làm công việcthông dịch".

Henderson kể lạithái độ của Ngoại trưởng Đức "thù địch lên đếnmức dữ dội mỗi khi tôi cất tiếng. Ông ấy luôn nhảydựng lên khỏi ghế ngồi trong thái độ kích động caođộ và hỏi tôi có muốn nói thêm điều gì không. Tôiluôn trả lời rằng: Có". Theo Schmidt, có lúc cả 2 ngườiđứng bật dậy khỏi ghế ngồi và chăm chăm nhìn nhaumột cách giận dữ đến nỗi ông nghĩ họ sắp đánhnhau.

Nhưng điềuquan trọng hơn đối với lịch sử không phải là sự đốiđầu giữa Bộ trưởng Ngoại giao Đức và Đại sứVương quốc Anh, mà là 1 diễn biến dẫn đến hành độnglừa dối cuối cùng của Hitler.

Ribbentrop khôngmàng đọc kỹ phúc đáp của Anh và cũng không chăm chúnghe Henderson giải thích phúc đáp này. Anh cũng muốn cảithiện quan hệ như Đức, nhưng "không thể hy sinh quyềnlợi của một bạn hữu khác để đạt đến sự cảithiện này". Anh thấu hiểu Chính phủ Đức không thể"hy sinh những quyền lợi thiết yếu của Đức, nhưngChính phủ Ba Lan cũng đang ở trong cùng hoàn cảnh".Chính phủ Anh vẫn thúc giục Đức và Ba Lan trực tiếpđàm phán với nhau, nhưng xét thấy "không thực tế khithiết lập liên lạc sớm như hôm nay".

Khi Henderson hỏivề những đề nghị của Đức cho việc giải quyết vấnđề Ba Lan, Ribbentrop trả lời một cách khinh miệt rằngbây giờ là quá muộn vì Đặc sứ Ba Lan đã không đếnvào lúc nửa đêm. Tuy nhiên, phía Đức đã soạn thảocác đề nghị, mà bây giờ Ribbentrop sẽ đọc lên.

Ribbentrop đọclên các đề nghị bằng tiếng Đức mà Henderson báo cáolà:

"Với tốc độ tối đa,như thể lắp bắp với tôi càng nhanh càng tốt, vớigiọng điệu vô cùng khó chịu.

Trong số 16 điều khoản,tôi chỉ có hiểu được đại ý 6 hoặc 7, nhưng khôngthể nào đảm bảo hiểu được chính xác nếu khôngnghiên cứu kỹ lưỡng bản văn. Khi ông ấy đọc xong,tôi yêu cầu ông cho tôi xem bản văn. Ông từ chối, némvăn bản lên bàn và nói bây giờ văn bản đã quá hạnvì không có Đặc sứ Ba Lan đến vào lúc nửa đêm".

TrướcToà án Nuremberg, Ribbentrop khai rằng Hitler đã "đích thânđọc cho chép" 16 điều khoản và "cấm những điềukhoản này lọt khỏi tay tôi". Ông không nói tại sao. VàRibbentrop thừa nhận là:

"Hitler bảo tôi rằng tôichỉ có thể truyền đạt nội dung cho Đại sứ Anh nếutôi nghĩ mình nên làm thế. Tôi làm hơn thế một chút:Tôi đọc tất cả điều khoản từ đầu đến cuối".

Tiếnsĩ Schmidt phủ nhận việc Ribbentrop đọc quá nhanh bằngtiếng Đức khiến cho Henderson không thể hiểu hết.Schmidt nói Henderson không giỏi tiếng Đức. Ribbentrop cótrình độ tiếng Anh xuất sắc, nhưng không dùng tiếngnày trong cuộc trao đổi.

Bản văn đúnglà có thể quá hạn, bởi vì phía Đức chủ ý làm nhưvậy. Nhưng điều quan trọng là các "đề xuất" củaĐức này không bao giờ có mục đích nghiêm túc. Đó chỉlà trò lừa bịp, đồng thời là một màn kịch để lừadối người Đức và, nếu có thể, lừa dối cả dư luậnthế giới để tin rằng Hitler đã nỗ lực vào phút cuốinhằm giải quyết một cách đúng lý những yêu cầu đốivới Ba Lan. Hitler cũng công nhận như thế. Sau đó, Tiếnsĩ Schmidt nghe ông nói:

"Tôi cần một bằng chứngngoại phạm, đặc biệt với nhân dân Đức, để cho họthấy rằng tôi đã làm mọi việc nhằm duy trì hoà bình.Điều này giải thích tại sao tôi đã rộng lượng đềnghị cách giải quyết các vấn đề Danzig và Hành lang".

Bảnvăn gồm 16 điều khoản được gửi bằng điện tín đếnĐại biện lâm thời Đức ở London lúc 9 giờ 15 tối 30tháng 8, 4 tiếng đồng hồ trước khi Ribbentrop "lắpbắp" với Henderson. Nhưng Đại biện lâm thời Đứcnhận chỉ thị "giữ thật bí mật và không đượcthông báo cho ai biết nếu không có lệnh mới". Hẳnchúng ta còn nhớ rằng Hitler đã hứa sẽ trao cho Chínhphủ Anh các đề nghị trước khi nhà đàm phán Ba Lan đến.

So với các yêusách trước, các điều khoản này thật sự rộng lượng.Hitler chỉ đòi trả lại Danzig cho Đức. Một cuộc trưngcầu dân ý sẽ quyết định tương lai của Hành lang,trong thời hạn 12 tháng sau khi mọi xáo trộn lắng xuống.Ba Lan sẽ giữ lại cảng Gdynia. Bên nào nhận được Hànhlang qua cuộc trưng cầu dân ý, bên ấy sẽ cho bên kiaquyền ngoài lãnh thổ đối với các đường cao tốc vàtuyến đường sắt chạy qua Hành lang. Về mặt bản chấtđây chỉ là sự đảo ngược của yêu sách vào mùa xuânnăm ngoái. Sẽ có sự chuyển giao dân, các dân tộc củamỗi nước được hưởng tất cả quyền lợi ở nướcbên kia.

Người ta cóthể suy đoán rằng nếu Đức đưa ra những đề nghịnày một cách nghiêm túc, chắc chắn đây có thể là cơsở cho Đức và Ba Lan đàm phán và đáng lẽ đã có thểtránh cho thế giới cuộc chiến thứ hai trong cùng mộtthế hệ. Đài phát thanh Đức loan báo những đề nghịnày lúc 9 giờ tối ngày 31 tháng 8 và – theo như tác giảcó thể suy xét ở Berlin – Hitler đã thành công trong việclừa dối người dân Đức. Những đề nghị cũng đánhlừa cả tôi, vì tôi có ấn tượng sâu sắc về sự hợptình hợp lý sau khi nghe qua máy thu thanh và tôi cũng nóinhư thế khi gửi tin về Mỹ trong đêm cuối cùng của hoàbình này.

Henderson trở vềĐại sứ quán của ông mà tin rằng "hy vọng cuối cùngcho hoà bình đã biến mất". Nhưng ông vẫn nỗ lực.Ông đánh thức Đại sứ Ba Lan Lipski lúc 2 giờ sáng, mờiông này đến rồi kể lại việc gặp Ribbentrop, đề cậpviệc nhượng Danzig và trưng cầu dân ý cho Hành lang, chorằng các điều khoản "không phải là quá đáng" vàđề nghị Lipski tham mưu cho Chính phủ là 2 Thống chếSmigly-Rydz và Goering nên gặp nhau. Henderson nói:

"Tôi không thể mườngtượng ra cuộc đàm phán nào sẽ thành công nếu có ôngvon Ribbentrop tham dự".

Cùnglúc, con người Dahlerus không hề biết mệt mỏi vẫnkhông chịu ngồi yên. Lúc 10 giờ tối 29 tháng 8, Goeringgọi Dahlerus đến thông báo về nội dung các đề nghịmới, với 2 yêu cầu rõ ràng là nhượng Danzig và trưngcầu dân ý cho Hành lang. Dahlerus nhỏ nhẹ dò hỏi vềdiện tích lãnh thổ trong cuộc trưng cầu dân ý. Goeringxé 1 trang trong một cuốn sách bản đồ cũ kỹ rồi dùngbút chì màu tô những phần "thuộc Ba Lan" và "thuộcĐức". Dahlerus không khỏi để ý đến việc nhữngquyết định quan trọng lại được thi hành một cáchnhanh chóng và cẩu thả đến thế trong Đế chế Thứ Ba.Tuy nhiên, theo lời yêu cầu của Goering, ông lập tức baytrở lại London lúc 4 giờ sáng 30 tháng 8. Ông được gặpChamberlain, Halifax, Wilson và Cadogan lúc 10 giờ 30 sáng.

Nhưng vào thờiđiểm đó, cả 3 chính khách Anh – vốn đã góp công vàoHội nghị Munich – đã không còn bị Hitler và Goering lừaphỉnh nữa, hơn nữa họ cũng không có ấn tượng vớinỗ lực của Dahlerus. Ông này thấy họ "rất nghi ngại"cả hai nhà lãnh đạo Quốc xã và họ đều nghĩ "khônggì có thể ngăn Hitler tuyên chiến với Ba Lan". Hơn nữa,họ còn nói thẳng với Dahlerus rằng Chính phủ Anh sẽkhông rơi vào trò lừa dối của Hitler khi đòi hỏi mộtĐặc sứ Toàn quyền của Ba Lan đi đến Berlin trong vòng24 tiếng đồng hồ tới.

Thế là Dahleruskhông làm được việc gì trong chuyến đi này. Lúc nửađêm, ông trở về Berlin, rồi Đại sứ quán Anh kể lạicho ông việc Ribbentrop "lắp bắp" các điều khoản quánhanh đến nỗi Henderson không thể hiểu hết và ông Đạisứ cũng không nhận được bản văn. Dahlerus nói vớiGoering rằng đây không phải là cách "đối xử với đạisứ của một đế quốc như Anh" và đề nghị Goeringcho phép mình đọc văn bản qua điện thoại cho Đại sứquán Anh. Sau đôi chút lưỡng lự, Goering đồng ý. TrongToà án Nuremberg, Goering khai rằng khi chuyển văn bản "đềnghị" của Hitler, ông chịu rủi ro to tát bởi vì Lãnhtụ đã cấm công bố thông tin này. Goering khai: "Chỉ cótôi chấp nhận rủi ro này".

Theo cách thứcnhư thế, qua một doanh nhân Thuỵ Điển vô danh xúi giụcvà một Tư lệnh Không quân đồng loã, Hitler và Ribbentropđã bị qua mặt và phía Anh được thông báo về những"đề nghị" của Đức cho Ba Lan. Có lẽ vào lúc này,vị Thống chế – vốn không phải là kém thông minh hoặcthiếu kinh nghiệm – đã nhận ra rằng việc nhanh hơnLãnh tụ và vị Ngoại trưởng sẽ mang lại vài lợi điểmnếu để cho Anh biết được bí mật.

Nhằm đảm bảoHenderson nhận được nội dung chính xác, Goering pháiDahlerus đi đến Đại sứ quán Anh vào lúc 10 giờ sáng 31tháng 8, với văn bản gồm 16 điều khoản. Sáng hôm ấy,Henderson vẫn còn thúc giục Lipski qua điện thoại, cảnhcáo rằng nếu Ba Lan không hành động vào lúc giữa trưa,chiến tranh sẽ xảy ra.Khi Dahlerus đến, Henderson phái ông đi cùng với tham tánForbes đến Đại sứ quán Ba Lan.

Lipski có phầnhoang mang khi gặp Dahlerus – người mà ông chưa từng nghequa và càng khó chịu hơn khi bị thúc giục phải đếngặp Goering, đồng thời phải chấp nhận đề nghị củaLãnh tụ. Khi yêu cầu Dahlerus đọc cho thư ký đánh máy16 điều khoản trong phòng bên, Lipski phàn nàn với Forbesvề việc dẫn đến một "người lạ mặt" vào thờiđiểm muộn màng như thế cho một sự việc quan trọngnhư thế. Vị Đại sứ Ba Lan đang phiền hà hẳn còn bựcbội hơn khi Henderson gây áp lực lên ông và Chính phủông để lập tức đàm phán trên cơ sở những điềukhoản mà ông vừa nhận được một cách không chính thứcvà theo cách lén lút, nhưng Henderson nói với ông rằngnhững điều khoản đó "nói chung không phải là vôlý".Lipski không biết rằng Chính phủ Anh đã không chấp nhậnquan điểm của Henderson. Nhưng dù sao thì ông cũng khôngcó ý định nghe theo lời khuyên của một người ThuỵĐiển vô danh, ngay cả khi Đại sứ Anh phái ông này đến.Ông không được chỉ thị đi đến chỗ Goering để chấpnhận đề nghị của Hitler và dù được phép, ông cũngkhông muốn đi.

Cần ghi ra đâymột tình tiết kỳ lạ khác trong ngày cuối của hoà bìnhnày. Sau khi gặp Lipski, Dahlerus trở về Đại sứ quán Anhvà vào lúc giữa trưa, từ văn phòng của Henderson, ônggọi điện cho Horace Wilson tại Bộ Ngoại giao Anh. Ông bảoWilson rằng những đề nghị của Đức là "vô cùngphóng khoáng" nhưng Đại sứ Ba Lan lại từ khước. Ôngnói: "Rõ ràng là Ba Lan đang cản trở các khả năng đàmphán".

Đến lúc này,Wilson nghe vài tiếng ồn qua đường dây điện thoạikhiến ông nghĩ người Đức đang nghe lén. Ông cố chấmdứt cuộc điện đàm, nhưng Dahlerus vẫn huyên thuyên vềviệc Ba Lan tỏ ra không biết điều. Wilson kể trong bảnghi nhớ: "Tôi lại bảo Dahlerus nên câm miệng, nhưng vìông ấy vẫn còn nói nên tôi gác máy".

Wilson báo cáovới cấp trên và trong một tiếng đồng hồ sau, LordHalifax gửi một bức điện mã hoá cho Henderson:

"Ông thật sự phải cẩnthận khi dùng điện thoại. Cuộc điện đàm giữaDahlerus và Bộ Ngoại giao chắc chắn đã bị người Đứcnghe lén".

NGÀYCUỐI CÙNG CỦA HOÀ BÌNH


2Chính phủ Anh và Pháp nghĩ rằng họ đã thuyết phụcđược Đức và Ba Lan đồng ý đàm phán, nên dù có nghingờ Hitler cao độ, nhưng họ vẫn muốn tiếp tục các nỗlực để mang lại một cuộc đàm phán như thế. Trongviệc này thì Anh chủ trì và được Pháp hỗ trợ vềmặt ngoại giao ở Berlin và Warsaw. Anh không khuyên Ba Lanchấp nhận tối hậu thư của Hitler và gửi đặc sứ vớiđầy đủ quyền hạn đến Ba Lan, cho rằng việc này đúngnhư Lord Halifax nói là: "Hoàn toàn bất hợp lý". NhưngAnh thúc giục Ngoại trưởng Beck của Ba Lan nên tuyên bốrằng sẵn sàng đàm phán "lập tức". Đó là nội dungvăn bản mà Lord Halifax gửi cho Đại sứ Anh Kennard tạiBa Lan vào đêm 30 tháng 8.

"Chúng tôi xem việc này làrất quan trọng dựa theo tình hình quốc nội ở Đức vàdư luận quốc tế. Khi nào mà Chính phủ Đức còn chothấy họ sẵn sàng đàm phán, thì không nên cho họ cơhội để đổ lỗi cho xung đột ở Ba Lan".

Kennardgặp Beck vào lúc nửa đêm. Vị Ngoại trưởng Ba Lan hứasẽ trả lời vào trưa ngày 31 tháng 8. Báo cáo củaKennard về cuộc họp đón Bộ Ngoại giao lúc 8 giờ sángvà Halifax không hài lòng lắm. Giữa trưa ngày 31 tháng 8,ông gửi điện yêu cầu Kennard phải "phối hợp" vớiđồng nghiệp Pháp của ông này ở Warsaw (Léon Noël, Đạisứ Pháp) và đề nghị với Chính phủ Ba Lan:

"rằng họ phải vạch rõvới Chính phủ Đức – tốt nhất là trực tiếp, nếukhông thì qua chúng ta – rằng họ đã nắm bắt câu trảlời cuối cùng của chúng ta cho Chính phủ Đức và rằnghọ khẳng định chấp nhận nguyên tắc đối thoại trựctiếp".

Chínhphủ Pháp lo sợ Chính phủ Đức có thể lợi dụng sựim lặng của Chính phủ Ba Lan.

Lord Halifax vẫncòn cảm thấy bất an về Đồng minh Ba Lan của mình, nênkhông đầy 2 tiếng đồng hồ sau, lúc 1 giờ 45 chiều,ông lại gửi điện cho Kennard:

"Lập tức thông báo choChính phủ Ba Lan và đề nghị rằng xét vì họ đã chấpnhận nguyên tắc đối thoại trực tiếp, nên hãy chỉthị ngay cho Đại sứ Ba Lan ở Berlin và nói với Chínhphủ Đức rằng, nếu Đức có đề xuất nào thì ông ấysẵn lòng chuyển về Chính phủ của ông ấy để họ cóthể xem xét ngay và đưa đề nghị về việc đối thoạisớm".

Nhưngngay trước khi bức điện này được gửi đi, Beck thôngbáo cho Đại sứ Anh biết rằng Chính phủ Ba Lan đã đồngý đối thoại trực tiếp với Đức, và rằng ông đãchỉ thị cho Đại sứ Lipski của Ba Lan tại Đức đếngặp Ngoại trưởng Đức Ribbentrop để cho biết:"Ba Lanchấp nhận đề nghị của Anh". Khi Kennard hỏi Lipski sẽlàm gì nếu Ribbentrop trao đề nghị của Đức, Beck nóiLipski không có thẩm quyền để chấp nhận, bởi vì "theokinh nghiệm trong quá khứ, có thể có tối hậu thư đikèm". Beck bảo điều quan trọng là tái lập mối liênlạc "và rồi sẽ bắt đầu thảo luận chi tiết nhưđàm phán ở đâu, với ai và trên cơ sở nào". Xét qua"kinh nghiệm trong quá khứ", đây là quan điểm đúnglý. Kennard còn thêm rằng Beck đã nói: "Nếu được mờiđến Berlin dĩ nhiên ông ấy sẽ không đi, vì ông khôngmuốn bị đối xử như Tổng thống Hácha."

Thật ra, Beckkhông hề gửi chỉ thị cho Lipski như ông đã nói. Thay vìnói Ba Lan "chấp nhận" đề nghị của Anh, Lipski đượclệnh nói với phía Đức rằng Ba Lan "đang xem xét mộtcách tích cực" đề nghị của Anh và sẽ trả lờichính thức "muộn nhất trong vòng vài giờ tới".

Phía Đức khôngmuốn tiếp Lipski. Đã quá muộn. Lúc 1 giờ trưa, Lipskixin diện kiến Ribbentrop. Sau khi chờ đợi vài tiếng đồnghồ, Lipski nhận điện thoại của Thứ trưởng Ngoạigiao Weizsaecker thay mặt cho Ribbentrop và hỏi xem ông cóđược trao đủ quyền hạn hay không hay "là với tưcách khác".

Sau này, Lipskithuật lại trong báo cáo của mình : "Tôi trả lời rằngtôi xin diện kiến với tư cách là Đại sứ, để traobản tuyên bố của Chính phủ tôi".

Lại thêm chờđợi. Lúc 5 giờ chiều, Ngoại trưởng Attolico đến gặpRibbentrop và chuyển lời với "mong ước khẩn cấp củaDuce" là Lãnh tụ nên tiếp kiến Lipski "nhằm thiếtlập ít nhất mối liên lạc tối thiểu để tránh sựtuyệt giao". Ngoại trưởng Đức hứa sẽ "chuyển"mong ước cho Lãnh tụ.

Mussolini cũngcan thiệp. Theo chỉ thị của ông, Attolico nói vớiWeizsaecker rằng Mussolini đã liên hệ với Anh và đề nghịtrả Danzig cho Đức, đồng thời Mussolini cần có chútthời gian để hoàn thiện kế hoạch cho hoà bình, vậytrong lúc chờ đợi, liệu Chính phủ Đức có chấp nhậngặp Lipski hay không?

Câu trả lờilà có. Nhưng buổi hội kiến giữa Ribbentrop và Lipski bắtđầu từ 6 giờ 15 chiều lại không kéo dài lâu. KhiRibbentrop hỏi Lipski rằng ông này có phải đến với tưcách đặc sứ toàn quyền để đàm phán hay không, Lipskitrả lời "trong lúc này" mình chỉ được chỉ thịtrao bản tuyên bố. Ribbentrop cho biết mình đã mong đợiLipski đến với tư cách "đặc sứ có đủ thẩm quyền"và khi nghe rằng không phải thế ông mời Lipski ra về vànói sẽ thông báo cho Lãnh tụ.

Lipski kể: "Khitrở về Đại sứ quán, tôi không thể liên lạc vớiWarsaw, vì người Đức đã cắt đường điện thoại củatôi."

Những câu hỏicủa Weizsaecker và Ribbentrop về tư cách của Lipski chỉ làthủ tục để ghi chép, bởi vì Đức đã biết Lipskikhông phải là Đại sứ toàn quyền. Họ đã giải mã bứcđiện của Ba Lan. Goering đã nhận được một văn bảncủa bức điện này, đồng thời nhờ Dahlerus gửi choHanderson. Trước Toà án Nuremberg, Goering khai mình làm thếlà để cho Chính phủ Anh "biết ngay thái độ của BaLan là thiếu khoan nhượng như thế nào". Goering đọctrước phiên toà nội dung của bức điện là "trong bấtcứ trường hợp nào" Lipski cũng không được tham giađàm phán chính thức và phải nói rõ rằng mình khôngđược toàn quyền, mà chỉ trao thông báo chính thức củaBa Lan. Trong lời khai này, Goering còn cố chứng tỏ rằngBa Lan đã "phá hoại" nỗ lực cuối cùng của Hitlercho hoà bình.

Riêng Ribbentropthì khai là chỉ sau khi chuyến đi của Lipski đến BộNgoại giao Đức lúc 6 giờ 15 tối 31 tháng 8, thì Hitlermới quyết định "xâm lăng vào ngày hôm sau".

Nhưng sự thậtlại không phải như thế. Mọi động thái tất bật vàogiờ chót ngày 31 tháng 8 chỉ là vô vọng và trong trườnghợp của Đức, là hoàn toàn mang mục đích lừa dối.

Vì lẽ, lúc 12giờ 30 trưa ngày 31 tháng 8, trước khi Lord Halifax thúcgiục Ba Lan nên khoan nhượng, trước khi Lipski xin mộtcuộc hẹn với Ribbentrop, cả trước khi Đức công bố đềnghị "rộng lượng" cho Ba Lan và kéo Mussolini can thiệp,Adolf Hitler đã đi đến quyết định cuối cùng và banhành mệnh lệnh mà sau này sẽ đưa hành tinh vào cuộcchiến đẫm máu nhất.

TƯ LỆNH TỐI CAO QUÂN LỰC

TỐI MẬT

Berlin, 31 tháng 8, 1939

Chỉ thị số 1

Về việc Tiến hành Chiếntranh


Bây giờ, khi mọi khả năng chính trị qua đường lối hoà bình cho tình hình ở vùng Biên giới phía Đông mà Đức không thể chấp nhận đều không còn, tôi quyết định đi đến giải pháp bằng vũ lực.

Phải tiến hành cuộc tấn công vào Ba Lan theo những chuẩn bị của Phương án Màu Trắng...

Việc phân bố công tác vànhững mục tiêu hành quân là không đổi.

Ngày tấn công: 1 tháng 9,1939.

Giờ tấn công: 4 giờ 45[được ghi thêm vào bằng bút chì đỏ].

Cũng áp dụng thời điểmnày cho kế hoạch hành quân ở Gdynia, vịnh Danzig và cầuDirschau.

Ở phía Tây, điều quan trọng là để cho Anh và Pháp chịu trách nhiệm mở đầu hành động thù địch... Trong lúc này, chỉ đối phó với những xâm phạm nhỏ vùng biên giới bằng hành động cục bộ.

Phải tuyệt đối tôn trọngtính trung lập mà ta đã đảm bảo của Hà Lan, Bỉ,Luxembourg và Thuỵ Sĩ.

Trên đất liền, không đượcvượt qua biên giới phía Tây của Đức mà không có lệnhcụ thể của tôi.

Trên mặt biển, cũng ápdụng nguyên tắc tương tự cho mọi hành động giốngchiến tranh hay những hành động được xem như thế.

Nếu Anh và Pháp khai mào hành động thù địch chống Đức, các đơn vị của Quân lực Đức hoạt động ở phía Tây phải bảo toàn lực lượng đến mức tối đa và qua đó, duy trì các điều kiện để cho cuộc hành quân qua Ba Lan đi đến chiến thắng. Trong những giới hạn này, phải gây thiệt hại càng nhiều càng tốt cho các lực lượng của địch và những nguồn lực quân sự – kinh tế của họ. Trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ mình tôi có quyền ra lệnh tấn công.

Quân đội phải giữ lấyBức tường Tây và chuẩn bị những biện pháp nhằmtránh bị đánh qua sườn phía Bắc do các cường quốcphương Tây xâm phạm lãnh thổ của Bỉ hoặc Hà Lan...

Hải quân sẽ tiến hànhchiến tranh chống lại sự vận chuyển hàng hải, chủyếu là chống Anh... Không quân, trước hết, phải ngănchặn Không quân Anh và Pháp tấn công Quân đội Đức vàLenbenraum [không gian sinh sống] của Đức.

Trong việc tiến hành chiếntranh chống Anh, phải có những bước chuẩn bị nhằm sửdụng Không quân Đức quấy rối các tuyến tiếp tế bằnghàng hải, công nghiệp vũ khí và các tuyến vận chuyểnquân đội qua Pháp. Phải chiếm lấy cơ hội tốt đểtấn công các đơn vị Hải quân Anh, đặc biệt chốngcác tàu thiết giáp và tàu sân bay. Tôi sẽ là người raquyết định tấn công London hay không.

Phải có những chuẩn bịnhằm tấn công đất liền của Anh và nhớ rằng: Trongmọi trường hợp, ta phải tránh sự thành công không trọnvẹn do lực lượng yếu.

ADOLFHITLER

Nhưchỉ thị chiến tranh cho thấy, Hitler vẫn chưa biết chắcliệu Anh và Pháp sẽ làm gì. Ông sẽ tránh đánh họtrước. Nếu họ có hành động thù địch, ông đã chuẩnbị để đương đầu. Gần trưa ngày 31 tháng 8, trong khiHitler vẫn còn nói đang chờ đợi Đặc sứ Ba Lan thìQuân đội Đức đã nhận được chỉ thị.

Tôi còn nhớbầu không khí kỳ quái ngày hôm ấy ở Berlin, có vẻ nhưmọi người đều đi qua đi lại trong bàng hoàng. Thứtrưởng Ngoại giao Weizsaecker thấy chỉ còn có một hyvọng cuối cùng: Henderson thuyết phục Lipski và Ba Lan gửiđặc sứ toàn quyền đến ngay lập tức, hoặc ít nhấtlà thông báo ý định sẽ làm như thế. Lúc 7 giờ 25sáng, Weizsaecker gọi điện cho Ulrich von Hassell, một ngườitrong "nhóm âm mưu", để nhờ ông này đi gặp Hendersonvà Goering cho mục đích này. Hassell cố gắng. Ông gặpHenderson hai lần và Goering một lần. Dù là nhà ngoạigiao kỳ cựu và lúc đó đang chống Quốc xã, nhưngHassell vẫn không nhận ra rằng những nỗ lực của mìnhlà vô vọng. Ông cũng không hiểu hết mức độ nhầm lẫncủa chính mình, của Wietersheim và của những "ngườiĐức tốt bụng" vốn muốn hoà bình – nhưng là hoàbình theo điều kiện của Đức. Đáng lẽ vào ngày 31tháng 8, họ phải hiểu rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếuHitler hoặc Ba Lan không chịu nhượng bộ và thực tếkhông ai chịu nhượng bộ cả. Tuy thế, như nhật ký củaHassell chỉ ra, ông vẫn mong chờ Ba Lan nhượng bộ và đitheo con đường bất hạnh của Áo và Tiệp Khắc.

Khi Henderson vạchrõ với Hassell rằng "khó khăn chủ yếu" là do phươngpháp của Đức khi ra lệnh cho người Ba Lan "như là chonhững đứa trẻ ngu dốt", Hassell trả đũa rằng "sựim lặng dai dẳng của Ba Lan là đáng trách". Ngay cả đốivới ông, người Ba Lan không được quyền hỏi han. Khiông đưa ra "kết luận cuối cùng" về nguyên nhân củachiến tranh, Hassell vừa trách cứ Hitler và Ribbentrop vừađổ trách nhiệm lên Ba Lan, thậm chí lên cả Anh và Pháp.Ông viết:

"Về phần Ba Lan, với tínhtự phụ của con người Ba Lan, tính bâng quơ của ngườiSlav, cùng với sự tự tin về sự ủng hộ của Anh vàPháp, họ đã bỏ qua tất cả cơ hội cuối cùng nhằmtránh chiến tranh".

Ngườita chỉ có thể hỏi họ bỏ qua cơ hội gì ngoại trừđầu hàng tất cả yêu sách của Hitler. Hassell thêm:

"Chính phủ ở London... vàonhững ngày cuối đã bỏ cuộc cùng với thái độ sốngchết mặc bay. Pháp đã đi qua những giai đoạn như thế,nhưng chỉ với chút ít lưỡng lự. Còn Mussolini thì làmtất cả trong khả năng của mình nhằm tránh chiếntranh".

Nếumột nhà ngoại giao có học thức, có văn hoá và nhiềukinh nghiệm như Hassell còn có tư tưởng như thế thì cógì lạ khi Hitler có thể mê hoặc đại đa số người Đứcmột cách dễ dàng?

Xét qua chỉ thịchiến tranh được đưa ra trong ngày, ta có thể nghĩ Tưlệnh Không quân Goering lúc này hẳn phải đang rất bậnrộn, vì nhiều đội máy bay sẽ cất cánh chiến đấusâu vào đất Ba Lan từ sáng sớm hôm sau. Trái lại,Dahlerus mời Goering đi ăn trưa và đãi ông này một bữatiệc rượu thịnh soạn. Sau khi đã làm cho Goering hứngchí, Dahlerus đề nghị người bạn mời Henderson đếntrao đổi. Được Hitler cho phép, Goering mời Henderson vàForbes đến nhà mình dùng trà lúc 5 giờ chiều. Dahlerus kểrằng mình đề nghị Goering thay mặt Đức đi gặp mộtĐặc sứ Ba Lan ở Hà Lan. Henderson kể lại Goering: "kểlể suốt 2 tiếng đồng hồ về những hành động bấtcông của Ba Lan, về lòng mong mỏi của Hitler và củachính ông cho tình hữu nghị với Anh. Đó là buổi traođổi không đi đến đâu cả... Cảm nghĩ của tôi là ôngấy có nỗ lực cuối cùng nhưng tuyệt vọng nhằm táchAnh ra khỏi Ba Lan... Tôi dự đoán điềm xấu nhất khi ôngấy ở cương vị như thế vào thời điểm như thế lạibỏ thời giờ như thế với tôi..."

Người thứ bakể về buổi dùng trà kỳ lạ là Tham tán Forbes khi trảlời Luật sư của Goering tại Toà án Nuremberg:

"Bầu không khí là tiêucực và vô vọng, dù vẫn còn sự thân thiện... Goeringtuyên bố với Đại sứ Anh là: Nếu Ba Lan không nhượngbộ thì Đức sẽ đè họ bẹp dí như chấy rận, còn nếuAnh quyết định tuyên chiến thì ông sẽ rất lấy làmtiếc, nhưng đó là động thái khinh suất nhất của Anh."

Hendersoncho biết vào buổi tối, ông thảo bức điện gửi vềLondon, nói rằng "nếu tôi nêu thêm đề xuất gì cũnglà vô ích... và ta chỉ còn có một cách là tỏ ra cươngquyết chống lại vũ lực bằng vũ lực". Có lẽ ôngthảo bức điện vào buổi tối nhưng gửi đi lúc 3 giờ45 hôm sau, gần 12 tiếng đồng hồ sau khi Đức bắt đầutấn công Ba Lan. Sau đó là thêm vài bức điện báo cáovề sự xung đột, có câu: "Hy vọng cuối cùng nằm ởquyết tâm không gì lay chuyển của ta nhằm chống lại vũlực bằng vũ lực".

Nevile Hendersonđã hoàn toàn vỡ mộng. Dù cho ông đã có nhiều nỗ lựckhông mệt mỏi trong bao năm qua nhằm xoa dịu nhà độctài Đức tham lam vô độ, thì ông vẫn thú nhận rằngmình đã thất bại. Vào ngày cuối tháng 8, nhà ngoạigiao Anh nông cạn, yêu đời này, với sách lược cá nhânmù quáng một cách tệ hại, đã cố gắng đối mặt vớihy vọng vỡ vụn và kế hoạch thất bại của mình. Mộtsự thật xưa cũ hé mở trong tâm trí ông: có những thờikhắc và tình huống mà vũ lực phải đối đầu với vũlực.

Khi màn đêmbuông xuống châu Âu vào đêm 31 tháng 8 năm 1939, 1 triệurưỡi binh sĩ bắt đầu di chuyển về những vị trí cuốicùng nằm dọc biên giới để tiến quân vào sáng sớm.Tất cả những gì còn lại mà Hitler phải làm là tròtuyên truyền lừa dối để chuẩn bị cho người dân Đứccú sốc của chiến tranh gây hấn.

Tôi nói chuyệnvới nhiều người trên đường phố Berlin và sáng ngàyhôm ấy tôi đã ghi vào nhật ký:

"Ai nấy đều chống chiếntranh. Họ phát biểu công khai. Làm thế nào 1 quốc gia cóthể khởi động 1 cuộc chiến mà người dân của họchống đối?"

Dùcó kinh nghiệm trong Đế chế Thứ Ba, nhưng tôi vẫn nêulên câu hỏi ngây thơ như thể Hitler biết rất rõ câutrả lời. Chẳng phải trong tuần trước ông đã hứa vớicác tướng lĩnh rằng sẽ "cho lý do tuyên truyền đểkhởi động chiến tranh" và bảo họ "không cần biếtcó đúng lý hay không" đó sao? Ông đã nói với họrằng:

"không ai hạch hỏi ngườichiến thắng liệu anh ta có nói thật hay không. Trong việckhởi động và vận hành chiến tranh, vấn đề không phảilà đúng, mà là chiến thắng".

Lúc9 giờ tối, tất cả các đài phát thanh đều phát đinhững đề nghị hoà bình của Lãnh tụ cho Ba Lan, nghethật đúng lý đến nỗi thông tín viên này cũng bị đánhlừa. Nhưng có một sự kiện bị bỏ qua: Hitler chưa baogiờ trình bày những đề nghị này cho phía Ba Lan và ngaycả cho Anh, ngoại trừ theo cách thức mơ hồ và khôngchính thức. Trái lại, Hitler còn tỏ ra là bậc thầy vềnghệ thuật lừa dối. Bản tin cho biết sau khi Anh đềnghị làm trung gian ngày 28 tháng 8, ngày hôm sau Chính phủĐức trả lời rằng,

"dù nghi ngờ ý muốn củaBa Lan là đạt đến sự thông cảm, nhưng họ [Chính phủĐức] vẫn sẵn sàng vì lợi ích của hoà bình mà chấpnhận vai trò trung gian hoặc đề nghị của Anh... Đểtránh một tai hoạ, họ xét thấy cần thiết phải hànhđộng nhanh chóng... Họ tuyên bố sẵn sàng tiếp một đặcsứ của Chính phủ Ba Lan hạn cuối là tối 30 tháng 8,với điều kiện người này phải được uỷ quyền thamgia đàm phán và ký kết.

Thay vì tuyên bố cử đặcsứ toàn quyền, câu trả lời đầu tiên của Ba Lan màChính phủ Đế chế nhận được... là tin tức về việcđộng binh...

Vì thế Lãnh tụ và Chínhphủ Đức trong hai ngày đã vô vọng chờ đợi nhà đàmphán của Ba Lan.

Trong tình huống ấy, vàolúc này Chính phủ Đức sẽ xem những đề nghị của họlà đã bị... khước từ, dù xét thấy những đề nghịnày, vốn cũng đã được thông báo cho Chính phủ Anh, làhơn cả trung thành, công bằng và thiết thực".

Đểcó hiệu quả, tuyên truyền cần đi đôi với chứng cứ.Sau khi thuyết phục người Đức rằng Ba Lan đã khướctừ đề nghị hoà bình rộng lượng của Lãnh tụ, nênbây giờ chỉ cần ngụy tạo một chứng cứ để "minhchứng" rằng không phải Đức mà là Ba Lan tấn côngtrước nữa là xong.

Hitler chỉ thịcho phía Đức chuẩn bị kỹ càng cho cái trò lập lờnày. Alfred Naujocks được lệnh chỉ huy binh sĩ S.S. mặcquân phục Ba Lan tấn công một đài phát thanh của Đứcở Gleiwitz. Binh sĩ S.S. làm nhiệm vụ nổ súng, còn tộinhân trong các trại tập trung bị chích thuốc cho chết đểgiả làm số "thương vong". Naujocks thuật lại trướcToà án Nuremberg:

"Giữa trưa ngày 31 tháng8, tôi nhận lệnh của Heydrich là khởi sự tấn công lúc8 giờ tối hôm ấy. Heydrich bảo tôi đến trình diện vớiMueller. Tôi đến gặp Mueller và trao cho ông ấy chỉ thịlà giao một người gần đến đài phát thanh. Tôi tiếpnhận người này và đặt anh ta nằm gần lối ra vào. Anhcòn sống nhưng hoàn toàn bất tỉnh. Tôi cố mở mắt anhta ra. Tôi không thể nhận ra anh ta còn sống qua con mắt,mà chỉ thấy qua hơi thở. Tôi không thấy vết thương dođạn bắn nhưng có nhiều máu dính trên mặt anh ấy. Anhmặc quần áo dân sự.

Làm theo lệnh, chúng tôichiếm lấy đài phát thanh, cho phát sóng một bản tuyênbố dài 3 đến 4 phút qua một máy phát sóng khẩn cấp,bắn vài phát súng lục rồi rút lui".

Tốihôm ấy, phần lớn Berlin bị cô lập khỏi thế giới bênngoài, ngoại trừ vài cơ sở gửi tin tức truyền tải"đề nghị" của Lãnh tụ cho Ba Lan và các cáo buộcvề những cuộc "tấn công" của Ba Lan vào lãnh thổĐức. Tôi cố gắng gọi điện đi Warsaw, London và Parisnhưng được báo rằng đường viễn thông nối với cácthủ đô này đã bị cắt. Riêng Berlin có vẻ bề ngoàinhư thường lệ. Không có việc di tản phụ nữ và trẻem như ở Paris và London, cũng không có bao cát chắn cửasổ của cửa hàng. Lúc 4 giờ sáng ngày 1 tháng 9, sau khigửi đi bản tin cuối cùng, từ Văn phòng Phát thanh tôitrở về khách sạn Adlon. Không có xe cộ chạy trên đường.Những toà nhà đều tối đen.

Hitler ở trongtình trạng bình thường cả ngày. Lúc 6 giờ chiều 31tháng 8, Halder ghi vào nhật ký:

"Lãnh tụ bình tĩnh, ngủđược ngon giấc... Quyết định không di tản [ở phíaTây] cho thấy ông nghĩ Anh và Pháp sẽ không có hànhđộng".

Vàongày này, Hitler có thời giờ để viết thư cho Quận côngWindsor ở Antibes, nước Pháp:

Berlin, ngày 31 tháng 8 năm1939

Tôi cảm ơn ông về bứcđiện của ông ngày 27 tháng 8. Xin ông an tâm là thái độcủa tôi đối với Anh quốc và lòng mong muốn của tôinhằm tránh một cuộc chiến khác giữa hai dân tộc chúngta là vẫn không đổi. Tuy nhiên, những mong ước của tôivề sự phát triển quan hệ Anh-Đức trong tương lai cóthực hiện được hay không là tuỳ thuộc vào Anh quốc.

ADOLFHITLER

Đôđốc Giám đốc Quân báo Canaris, một trong những nhân vậtchính âm mưu chống Hitler, thì mang tâm trạng khác. DùHitler đang dẫn nước Đức đi vào chiến tranh – hànhđộng mà nhóm Canaris đã thề phải ngăn chặn bằng cáchlật đổ nhà độc tài – nhưng vào thời điểm đó, lạikhông có bất cứ âm mưu nào được thực hiện khi hànhđộng ấy đã đến.

Buổi chiều,Đại tá Oster gọi Gisevius đến Bộ Chỉ huy Tối cao Quânlực. Trung tâm đầu não này của Đức đang nhộn nhịpvới những hoạt động của mình. Canaris kéo Gisevius đixuống một hành lang tối lờ mờ. Giọng nghẹn ngào vìxúc động, ông nói:

"Đây là dấu chấm hếtcho nước Đức".


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro