TƯ TƯỞNG CỦA HITLER VÀ CỘI RỄ CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HITLERmuốn đặt tựa đề cho cuốn sách có nghĩa là Bốnnăm rưỡi tranh đấu chống lại những dối trá, ngu xuẩnvà hèn nhát, nhưng Max Amann, nhân viên quản trị cứngđầu trong ngành xuất bản của Quốc xã, người sẽ loviệc phát hành cho cuốn sách lại phản đối tiêu đềnày vì cho rằng nó quá nhàm chán và sẽ khiến cuốn sáchkhó bán hơn. Vậy là ông đã rút ngắn tên cuốn sách nàylại trở thành Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi).Amann cảm thấy thất vọng não nề về nội dung. Thoạttiên, ông đã hy vọng một câu chuyện cá nhân mà trongđó, Hitler kể lại bước đường tiến thủ từ mộtngười "công nhân" vô danh ở Vienna đến vị thế nổitiếng trên toàn thế giới. Nhưng như ta đã thấy, có rấtít phần tiểu sử trong cuốn sách này. Nhà quản trịkinh doanh ngành xuất bản của Quốc xã cũng mong có đủchi tiết nội tình của vụ bạo loạn ở nhà hàng bia,tấn kịch và trò nước đôi mà ông chắc chắn sẽ khiếncuốn sách thu hút người đọc. Nhưng Hitler quá khôn lanhvề điểm này, ông không muốn khơi lại đống tro tàntrong khi Đảng Quốc xã đang đi xuống. Không có mấy lờinói đến vụ bạo loạn bất thành trong Mein Kampf.Hitler viết ở cuối Tập 2: "Chẳng ích gì kể tộinhững người mà có lẽ tận đáy lòng đều tận tâm vớiđất nước, nhưng lại chưa hiểu được con đườngchung". Đối với người kém bao dung như Hitler, thái độnhư thế là hiếm hoi, đặc biệt là nếu xét qua chuyệngì sẽ xảy đến với Kahr và những người đã cản trởông. Có lẽ đó là sự biểu lộ sức mạnh của tinh thần– khả năng kiềm chế nhất thời vì lý do chiến thuật.Dù sao đi nữa, Hitler cũng chẳng trách cứ ai cả.

Tập đầu tiêndày khoảng 400 trang, được phát hành vào mùa thu 1925. Tậpnày được ghi giá 13 mác Đức (3 USD), gấp đôi giá phầnlớn cuốn sách được xuất bản ở Đức thời bấy giờ.Khởi đầu, sách không bán chạy. Amann khoe khoang rằng đãbán được 23.000 quyển trong năm đầu và con số này đangtiếp tục tăng lên, nhưng các phe phái chống Quốc xã đãtỏ ra hồ nghi về điều này.

Nhờ Đồng minhtịch thu được hồ sơ kê khai của Nhà xuất bản EherVerlag, doanh số bán ra thật sự của cuốn sách này mớiđược tiết lộ. Năm 1925, sách bán được 9.473 bản vàtrong 3 năm kế tiếp, doanh thu giảm dần theo từng năm.Năm 1929, số sách bán được tăng lên chút ít, rồi tăngthêm nữa dựa theo thế lực của Đảng Quốc xã: trên50.000 bản mỗi năm trong các năm từ 1930 đến 1931, rồinhảy vọt lên trên 90.000 bản vào năm 1932.

Tác quyền choHitler là một số tiền không nhỏ trong bảy năm đầu.Đây cũng chính là thu nhập chính yếu của ông từ năm1925. Nhưng chưa thấm vào đâu so với năm 1933, tức làthời điểm Hitler trở thành Thủ tướng. Trong năm đầusau khi lên nắm chính quyền, quyển Mein Kampf bánđược 1 triệu bản, tạo doanh thu 1 triệu mác Đức(khoảng 300.000 USD) với tác quyền từ 10% tăng lên 15%,khiến cho Hitler trở thành tác giả giàu có nhất tạiĐức, đồng thời nhờ đó, ông cũng lần đầu tiên trởthành triệu phú. Ngoại trừ Kinh Thánh, không cuốn sáchnào bán chạy đến vậy trong chế độ Quốc xã, khi mànhiều gia đình cảm thấy chẳng an tâm nếu không có mộtquyển trong nhà. Thậm chí cuốn sách này còn được dùnglàm quà tặng cho cô dâu chú rể trong ngày cưới, và gầnnhư tất cả học sinh đều nhận được một cuốn vàolễ tốt nghiệp dù cho chúng học trường nào. Tính đếnnăm 1940, tức là một năm sau khi Thế chiến II bùng nổ,6 triệu bản của cuốn sách này đã được bán ra trêntoàn nước Đức.

Không phải mọingười Đức sau khi mua quyển Mein Kampf đều mang rađọc. Tôi nghe nhiều người thân Quốc xã than phiền rằngcuốn sách này khó đọc, và cũng không ít người nhìnnhận – trong riêng tư – là họ chưa bao giờ đọc đếnphần cuối của bộ sách dày 782 trang.

Nhưng nếu nhiềungười Đức không thiên Quốc xã đọc cuốn sách trướcnăm 1933 và nếu các chính khách trên thế giới đọc kỹnó hơn trong khi còn có thời giờ, thì cả nước Đức vàthế giới đáng lẽ ra đã có thể tránh được khỏithảm hoạ. Bởi vì tuy người ta có thể kết tội AdolfHitler về việc gì khác, nhưng chẳng ai có thể lên ánông vì đã không viết ra trên giấy trắng mực đen chínhxác mô hình nước Đức mà ông định tạo dựng một khinắm chính quyền, cũng như mô hình thế giới mà ông muốnthay đổi bằng vũ lực. Cả nền tảng của Đế chế ThứBa và thứ Trật tự Mới tàn bạo mà Hitler áp đặt lênchâu Âu trong những năm chiến thắng từ 1939 đến 1945đều đã được diễn tả rõ ràng trong cuốn sách này.

Như ta đã thấy,tư tưởng cốt lõi của Hitler được định hình từ thờituổi trẻ của ông ở Vienna. Khi rời Vienna để đi đếnĐức vào năm 1913 ở tuổi 24, đầu óc Hitler sục sôi đầychủ nghĩa quốc gia Đức, ác cảm với nền dân chủ, chủnghĩa Marx cùng người Do Thái, và lòng tin rằng Ơn Trênđã chọn giống dân Aryan, đặc biệt là người Đức, làchủng tộc ưu việt.

Trong quyển MeinKampf, Hitler diễn giải thêm tư tưởng của ông ta vàáp dụng đặc biệt vào việc phục hồi nước Đức bạitrận và nhiễu nhương lên đến vị thế chưa từng đạtđược bao giờ trước đây. Ông cũng lên kế hoạch choviệc tạo dựng một quốc gia thuộc loại mới – mộtquốc gia dựa trên chủng tộc và quy tụ mọi người Đứclúc này còn đang sống bên ngoài biên giới Đức. Quốcgia này sẽ thiết lập chế độ độc tài tuyệt đốidưới quyền một Lãnh tụ – chính là ông – để banhành mệnh lệnh cho một tầng lớp lãnh đạo nhỏ hơn,rồi những người này sẽ truyền lệnh xuống dưới. Vìthế, cuốn sách trước nhất vẽ lên một nước Đứctương lai và cách thức mà Đức sẽ trở thành "chủnhân của thế giới", như cách tác giả phát biểu ởtrang cuối. Nếu một đầu óc bệnh hoạn nghĩ ra nhữngtư tưởng mà người bình thường ở thế kỷ XX thấy làquái đản thì không nói làm gì. Điều kỳ lạ là hàngtriệu người Đức lại tiếp thu một cách cuồng tínluồng tư tưởng như thế, và tư tưởng ấy còn dẫn đếnchỗ huỷ diệt hàng triệu người vô tội bên trong vàđặc biệt bên ngoài nước Đức.

Bây giờ, làmthế nào Đế chế Đức mới sẽ chiếm lại vị thếcường quốc trên thế giới và từ đó làm chủ nhân củathế giới? Hitler suy nghĩ về câu hỏi này trong Tập 1,phần lớn được viết trong thời gian ông ngồi tù năm1924, rồi trở lại với nhiều chi tiết bổ sung trong Tập2, được hoàn tất năm 1926.

Trước nhất,phải tính sổ với nước Pháp, "kẻ thù truyền kiếpcủa dân Đức". Mục tiêu của người Pháp là xâu xénước Đức, vì thế phải "có một cuộc tranh đấu mộtmất một còn... để sau đó dân ta có thể bành trướngra những nơi khác".

Bành trướng ranơi nào? Về vấn đề này, Hitler dẫn đến điều cốtlõi của chính sách ngoại giao mà ông sẽ trung kiên theođuổi khi trở thành nhà lãnh đạo Đức. Ông ta nói thẳngthừng: Đức phải bành trướng về hướng Đông – chủyếu là chiếm đất của nước Nga.

Trong tập 1 củaquyển tự truyện Mein Kampf, Hitler diễn giải dàidòng về vấn đề Lebensraum – không gian sinh sống – làchủ đề ám ảnh ông cho đến ngày cuối đời. TheoHitler, Hoàng tộc Hohenzollern đã sai lầm khi tìm kiếmthuộc địa xa xôi ở châu Phi. Nhưng đất ở châu Âu đãbị chiếm hết rồi. Hitler nhận ra là đúng như thế,"nhưng thiên nhiên đã không dành sẵn đất này đặcbiệt cho quốc gia hoặc chủng tộc nào, đất này là đểcho dân tộc nào có đủ sức mạnh lấn chiếm". Nhưngnếu chủ nhân hiện tại phản đối thì sao? "Thế thìluật tự sinh tồn sẽ phát huy, nếu không có biện phápôn hoà thì phải dùng vũ lực".

Theo Hitler, "chỉcó thể chiếm đất ở phía Đông... Nếu cần đất ởchâu Âu thì chỉ có thể chiếm lấy đất của Nga. Điềunày có nghĩa là Đế chế mới một lần nữa phải tiếnbước theo con đường của các Hiệp sĩ Teuton ngày xưa,bằng gươm Đức để có đất cho lưỡi cày Đức vàbánh mỳ hàng ngày cho dân tộc".

Như thể chưatrình bày hoàn toàn rõ ràng trong Tập 1, Hitler trở lạichủ đề này trong Tập 2:

"Chỉ có một vùng đấtrộng trên Trái Đất này mới đảm bảo 13 quốc gia đượctrường tồn... Không xét đến những "phong tục" vàđịnh kiến [Phong trào Quốc xã] phải có can đảm đểhuy động toàn dân và sức lực nhằm tiến lên con đườngsẽ đưa dân ta từ diện tích hạn hẹp hiện giờ đi đếnvùng đất mới... Phong trào Quốc xã phải nỗ lực xoábỏ sự thiếu cân đối giữa dân số và diện tích củanước ta, xem diện tích như là nguồn thực phẩm cũng nhưlà cơ sở cho chính trị sức mạnh... Ta phải kiên trìvới mục tiêu này... nhằm đảm bảo dân tộc Đức cóđủ đất sống mà họ xứng đáng được hưởng..."

Thếnào là đủ cho dân tộc Đức? Hitler khinh miệt giới tiểutư sản vì họ đòi phục hồi nước Đức theo ranh giớinăm 1914.

"Đòi hỏi phục hồi ranhgiới năm 1914 là vô lý về mặt chính trị... Ranh giớicủa Đế chế vào năm 1914 là phi lý. Trên thực tế, ranhgiới này không toàn vẹn theo ý nghĩa quy tụ mọi ngườigốc Đức và cũng không hợp lý nếu xét về thực tếđịa lý-quân sự... Có thể chọn năm làm mẫu khác tronglịch sử Đức và việc phục hồi những điều kiện vàothời điểm ấy phải là mục tiêu cho đường lối ngoạigiao."

"Nămlàm mẫu" của Hitler là 6 thế kỷ trước, khi ngườiĐức đẩy các chủng tộc Slav về phía Đông. Bây giờ,phải tiếp tục đẩy họ về phía Đông. "Ngày nay, có80 triệu người Đức ở châu Âu! Chính sách ngoại giaonày sẽ được nhìn nhận là đúng, nếu chỉ sau 100 năm,có 250 triệu người Đức ở lục địa này". Và tấtcả những người Đức này phải sống trong đường biêngiới của Đế chế mới và mở rộng.

Hiển nhiên làmột số dân tộc sẽ phải nhường chỗ cho nhiều ngườiĐức. Những dân tộc nào?

"Vì thế người Quốc xãchúng ta... phải tiếp tục sự nghiệp dang dở 600 năm vềtrước...Ta phải dừng phong trào không có hồi kết của Đức ởhướng Nam và Tây, để chuyển hướng về vùng đất ởhướng Đông.

Khi ta nói đến lãnh thổmới ở châu Âu ngày nay, ta phải chủ yếu nghĩ đến Ngavà các nước anh em của họ".

Hitlernhận xét là về phương diện này, Đức có định mệnhthuận lợi. Định mệnh đã trao Nga cho chủ nghĩaBolsevik, trên thực tế là trao Nga cho người Do Thái.

"Đế quốc bao la phía Đôngcó đủ điều kiện chín muồi để sụp đổ. Và chế độDo Thái chấm dứt ở Nga sẽ đồng nghĩa với việc làđất nước Nga chấm dứt."

Hitlerngụ ý rằng khi Nga sụp đổ, người Đức có thể tiếpnhận những vùng thảo nguyên rộng lớn phía Đông màkhông phải đổ nhiều máu.

Liệu có ai chorằng kế hoạch của Hitler là thiếu rõ ràng và chính xáchay không? Đức sẽ tiêu diệt Pháp, nhưng tiến về phíaĐông mới là mục tiêu chính yếu. Trước nhất, phảichiếm lấy những vùng đất ở phía Đông có nhiều ngườiĐức sinh sống. Những vùng đất nào? Hiển nhiên là nướcÁo, vùng Sudetenland ở Tiệp Khắc và phần miền Tây BaLan kể cả Danzig. Sau đó là chính nước Nga. Thế thì tạisao thế giới phải ngạc nhiên khi Thủ tướng Adolf Hitler– chỉ ít năm sau – tiến hành thực hiện những mụctiêu này?

Về tính chấtcủa nhà nước Quốc xã tương lai thì tư tưởng củaHitler thiếu súc tích. Ông vạch rõ rằng sẽ không có cáitrò "dân chủ ngu xuẩn" và rằng Đế chế Thứ Ba sẽđược đặt dưới Fuehrerprinzip – Nguyên tắc Lãnh tụ –tức là chế độ độc tài.

Quyển MeinKampf hầu như chẳng đề cập gì đến kinh tế. Hitlerchán ngán với lĩnh vực này và chẳng bao giờ màng đếnviệc tìm hiểu, mà chỉ lướt qua tư tưởng lập dị củaGottfried Feder, con người kỳ quặc chống lại "chế độnô lệ của lãi suất". Hitler chỉ chú tâm đến quyềnlực chính trị, còn kinh tế thì nó sẽ tự giải quyếtbằng cách nào đấy.

"Nhà nước không có vaitrò gì trong bất kỳ ý tưởng hoặc sự nghiệp pháttriển kinh tế nào... Nhà nước là một cơ thể chủngtộc chứ không phải là tổ chức kinh tế... Trong nhữngtrường hợp hiếm hoi nhất sức mạnh nội tại của Nhànước trùng hợp với cái gọi là sự phồn thịnh kinhtế, trong vô số trường hợp có vẻ như sự phồn thịnhthể hiện bước đi xuống của Nhà nước... Phổ cho thấyrõ ràng là chỉ những đức hạnh lý tưởng, chứ khôngphải những phẩm chất vật chất, mới có thể tạo nênmột Nhà nước. Chỉ như thế thì cuộc sống kinh tế mớiphồn vinh. Khi sức mạnh chính trị của Đức trỗi dậythì tình trạng kinh tế sẽ được cải thiện, nhưng khikinh tế trở thành yếu tố duy nhất làm cho dân ta mãnnguyện và làm khô cứng những đức hạnh lý tưởng thìlúc ấy Quốc gia sẽ sụp đổ và kéo đời sống kinh tếsụp đổ theo... Chưa bao giờ có một Nhà nước đượcxây dựng bằng những biện pháp kinh tế an bình..."

Vìthế, như Hitler tuyên bố trong một bài diễn văn ởMunich năm 1923, "chính sách kinh tế muốn thành công thìcần có thanh gươm, muốn công nghiệp hoá thì cần cóquyền lực". Ngoài triết lý mơ hồ, thô thiển ấy vàý tưởng phớt qua trong quyển Mein Kampf về "Phòngkinh tế ", "Phòng địa ốc" và "Nghị viện kinh tếTrung ương" vốn sẽ "giữ cho nền kinh tế quốc giavận hành", Hitler vẫn kiệm lời về cơ sở kinh tế củaĐế chế Thứ Ba.

Và dù cho chínhcái tên của Đảng Quốc xã đề cập đến "người củaChủ nghĩa xã hội", nhưng Hitler càng mơ hồ hơn vềloại hình "Chủ nghĩa xã hội" cho nước Đức mới.Đây là điều không đáng ngạc nhiên, xét qua định nghĩavề "người của Chủ nghĩa xã hội" trong diễn văncủa Hitler ngày 28 tháng 7 năm 1922:

"Bất kỳ ai sẵn sàng lấysự nghiệp quốc gia làm sự nghiệp của riêng mình đếnmức họ không biết lý tưởng nào cao hơn an sinh của đấtnước họ, bất kỳ ai thấu hiểu quốc ca vĩ đại củachúng ta, Deutschland uber Alles có nghĩa dưới mắt họ khônggì trên thế giới có thể vượt qua được dân tộc vàđất nước Đức – thì đó chính là người của Chủnghĩa xã hội".

Dùcho có nhiều đề xuất về biên tập và ngay cả có ítnhất 3 người giúp hoàn chỉnh bản thảo, Hitler vẫn lanman từ chủ đề này sang sự việc khác trong quyển MeinKampf. Rudolf Hess là người chủ yếu ghi chép lại lờinói của Hitler và cố gắng hiệu đính bản thảo cho gãygọn, nhưng ông không dám cứng cỏi với Lãnh tụ. ChaBernhard Stempfle – một mục sư lạ lùng mà ta sẽ biếtthêm sau này thì thành công hơn, giúp sửa chữa văn phạm,làm sáng tỏ văn phong và xoá đi vài đoạn mà ông thấycó thể bị phản đối. Người thứ ba là Josef Czerny, gốcSéc, có công nhiều trong việc chỉnh sửa Tập 1 trong lầntái bản đầu tiên, sửa hoặc gạch bỏ những ngôn từgây khó xử. Ông cũng hiệu đính một cách cẩn thận Tập2.

Tuy thế, cuốnsách vẫn còn nhiều chỗ diễn đạt lộn xộn. Hitler bộcbạch ý tưởng của mình một cách lan man ở mọi đềtài, kể cả văn hoá, giáo dục, sân khấu, điện ảnh,tranh biếm hoạ, văn học, lịch sử, tình dục, hôn nhân,tệ nạn mại dâm và bệnh giang mai. Về bệnh giang mai,Hitler dông dài cả 10 trang, tuyên bố Nhà nước có nghĩavụ tiêu diệt bệnh này, và phải huy động mọi nguồnlực để tuyên truyền. Vấn nạn giang mai và mại dâmphải được giải quyết bằng cách tạo thuận lợi choviệc kết hôn sớm. Và ông hé lộ một phần chính sáchtrong tương lai:

"Hôn nhân không phải tựnó là cứu cánh, nhưng phải phục vụ cho một mục tiêucao hơn: bành trướng, bảo tồn nòi giống và chủng tộc".

Từđây, ta đi đến tư tưởng chủ chốt thứ hai:Weltanschauung – thế giới quan – của Hitler. Quan điểmcủa ông về đời sống – mà một số sử gia, đặcbiệt ở Anh, xem là một thể thô thiển của thuyếtDarwin – thật ra có cội rễ trong lịch sử và tư tưởngĐức. Giống như Darwin nhưng cũng giống như hàng ngũtriết gia, sử gia, vua chúa, tướng lĩnh và chính kháchĐức, Hitler xem cả đời sống như là sự tranh đấutrường kỳ và thế giới như là khu rừng trong đó chủngloài nào mạnh hơn sẽ sống sót và thống trị:

"Thế giới là nơi mộtsinh vật này sinh tồn trên sinh vật khác và cái chết củasinh vật yếu tạo nên sự sống cho sinh vật mạnh...Người mạnh phải thống trị và không nên pha trộn vớingười yếu."

QuyểnMein Kampf chứa đầy rẫy những tuyên bố như thế:

"Cuối cùng, chỉ sự thôithúc tự bảo tồn là có thể chinh phục... Nhân loại đãvươn lên trong cuộc đấu tranh trường kỳ và chỉ tànlụi trong hoà bình vĩnh cửu... Thiên nhiên... đặt cácgiống loài trên quả địa cầu này và ngắm nhìn các sứcmạnh đối chọi nhau... Người mạnh hơn phải thống trịchứ không pha trộn với người yếu hơn, kẻo phải hysinh vị thế quan trọng. Chỉ có người sinh ra mềm yếumới coi đó là tàn bạo...

... Những người muốn sốngthì để cho họ chiến đấu, còn những người không muốnchiến đấu trong thế giới tranh đấu trường kỳ nàythì chẳng đáng sống. Nếu có băn khoăn điều này làkhắc nghiệt thì nó phải là như thế!".

Vàai là "đứa con yêu dấu của thiên nhiên, người mạnhnhất trong số can đảm và chăm chỉ" mà Ơn Trên đãban "quyền chủ nhân"? Chính là chủng tộc Aryan. Ởđây trong quyển Mein Kampf, chúng ta đi đến điềucốt lõi của tư tưởng Quốc xã là về tính ưu việtcủa chủng tộc Aryan, về chủng tộc chủ nhân mà Đếchế Thứ Ba và Trật tự Mới ở châu Âu lấy làm cơ sở.

"Cả nền văn hoá củanhân loại, cùng thành quả của nghệ thuật, khoa học vàcông nghệ ngày nay, hầu như tất cả đều là sản phẩmsáng tạo của người Aryan... Chính người Aryan đặtnhững nền móng và xây lên những bức tường của tấtcả cấu trúc lớn lao trong nền văn hoá của nhân loại".

Làmthế nào người Aryan hoàn thành nhiều đến thế và trởnên ưu việt đến thế? Câu trả lời của Hitler là: Bằngcách chà đạp lên những chủng tộc khác.

"Vì thế nhằm tạo ranhững nền văn hoá cao hơn, cần có điều kiện tiênquyết là sự hiện diện của những chủng tộc thấphơn... Chắc chắn là nền văn hoá đầu tiên của nhânloại dựa ít hơn trên súc vật đã thuần hoá, mà dựanhiều hơn trên chủng tộc thấp. Chỉ sau khi đã nô lệhoá chủng tộc làm tôi mọi thì súc vật mới chịu chungsố phận. Bởi vì thoạt đầu chiến binh bị khuất phụckéo cái cày – và con ngựa chỉ đi theo sau anh ta. Vì thếkhông phải ngẫu nhiên mà những nền văn hoá đầu tiênkhởi phát ở những nơi mà người Aryan – trong sự chạmtrán với những dân tộc thấp hơn – trấn áp họ vàbắt họ phải theo ý anh ta. Nếu ngày nào mà anh ta làmchủ một cách không thương tiếc, thì ngày đó anh tachẳng những củng cố địa vị chủ nhân, mà còn duy trìvà phát huy văn hoá".

Rồicó điều gì đấy xảy ra khiến cho Hitler xem đó là sựcảnh báo với người Đức:

"Ngay khi kẻ tôi mọi bắtđầu tự vực dậy và tiến lên địa vị ông chủ, cólẽ là ngay tại giai đoạn họ bắt đầu sử dụng ngônngữ chung, thì rào cản giữa chủ nhân và tôi mọi sẽsụp đổ".

Nhưngcó điều gì khác còn tệ hại việc dùng chung ngôn ngữcủa người chủ:

"Người Aryan từ bỏ sựtinh khiết trong dòng máu anh ta và vì thế đánh mất địavị của mình. Anh ta chìm lấp vào sự pha trộn chủng tộcvà dần dà mất đi tính sáng tạo về văn hoá".

Đốivới nhà lãnh đạo Quốc xã trẻ tuổi, đó là sai lầmtệ hại.

"Sự pha trộn dòng máu vàsự hạ thấp địa vị chủng tộc là nguyên nhân duy nhấtkhiến cho các nền văn hoá xưa cũ chết dần mòn, bởi vìcon người không tàn lụi do thất trận, mà do mất đi sứcchống chọi nhằm duy trì trong dòng máu tinh khiết. Tấtcả chủng tộc yếu kém trên thế giới này chỉ là cỏrác".

Cácchủng tộc Do Thái và Slav bị xem là cỏ rác. Sau này khitrở thành nhà độc tài, Hitler ngăn cấm hôn nhân giữangười Đức với các chủng tộc ấy, dù cho ngay cả mộthọc sinh lớp bốn còn biết rõ rằng có rất nhiều ngườiĐức mang dòng máu Slav, nhất là ở những vùng đất miềnĐông. Một lần nữa, phải công nhận rằng việc làm củaHitler luôn đi đôi với lời nói khi ông ta thi hành chínhsách diệt chủng ở Đông Âu trong chiến tranh.

Đối với ngườidốt nát về lịch sử và nhân chủng học như Hitler thìdễ đi đến tư tưởng biến người Đức thành chủngtộc Aryan hiện đại và cho rằng đó là chủng tộc ưuviệt. Đối với Hitler, người Đức là "giống loài ởbậc cao nhất của nhân loại trên quả đất này" và sẽluôn là như thế nếu họ "không chỉ bận bịu vớiviệc gây giống chó, ngựa và mèo, mà còn quan tâm đếntính thuần khiết trong dòng máu của mình".

Nỗi ám ảnh vềchủng tộc khiến cho Hitler cổ vũ một nhà nước củadân tộc. Chính xác nhà nước ấy như thế nào – hoặcdự định sẽ ra sao – tôi không bao giờ hiểu rõ được,dù cho đã đọc Mein Kampf rất nhiều lần và chínhtai tôi cũng đã nghe hàng chục bài diễn văn của Hitler.Trong tên gọi khái niệm này, không thể dịch chính xáctừ Volk của tiếng Đức ra tiếng Anh. Nó thường cónghĩa "quốc gia" hoặc "dân tộc",nhưng trong tiếng Đức nó có nghĩa sâu xa hoặc khác biệthơn, ý chỉ một cộng đồng dựa trên huyết thống vàđất đai. Trong quyển Mein Kampf, Hitler gặp khó khăntrong việc định nghĩa thế nào là nhà nước của dântộc. Đại loại Hitler cho rằng:

"Ngược lại với [các thếgiới tư sản và Marxist-Do Thái], triết lý dân tộc chothấy tầm quan trọng của nhân loại trong những yếu tốchủng tộc cơ bản. Trong một Nhà nước, triết lý nàychỉ nhìn phương tiện để đạt cứu cánh và xem cứucánh là sự bảo tồn sự hiện hữu chủng tộc con người.Vì thế triết lý này không tin nơi sự bình đẳng chủngtộc, nhưng cùng với sự khác biệt thì nó nhận ra giátrị cao thấp và thấy cần phải cổ vũ chiến thắng củangười giỏi hơn và mạnh hơn, đồng thời đòi hỏingười kém hơn và yếu hơn phải phục tùng... Triết lýnày không chỉ nhìn ra những giá trị khác biệt giữachủng tộc, mà còn nhận thấy giá trị khác biệt giữacá nhân...

... Tất cả chúng ta cảmnhận rằng trong tương lai xa, nhân loại sẽ phải đốidiện với những vấn nạn mà chỉ chủng tộc cấp cao, ởđịa vị chủ nhân – được hỗ trợ bởi những phươngtiện và khả năng của toàn địa cầu – mới có nănglực để vượt qua".

Hitlerlàm rõ:

"Vì thế, mục đích caonhất của Nhà nước dân tộc là nhằm bảo tồn nhữngtố chất chủng tộc nguyên thuỷ – những người vốnđược ban tặng văn hoá và tạo nên vẻ đẹp cùng giátrị của nhân loại ở tầm cao nhất."

Mộtlần nữa, Hitler dẫn dắt đến chủ đề thuyết ưusinh:

"Nhà nước dân tộc... đặtchủng tộc làm vấn đề cốt lõi của toàn cuộc sống.Phải giữ cho chủng tộc được thuần khiết... Phải đảmbảo chỉ có người khoẻ mạnh mới được sinh con, bịbệnh hoặc có khuyết tật lại đi sinh con thì chính làmột điều ô nhục và chỉ có một hành động đượccoi danh dự cao quý nhất, đó chính là từ bỏ. Ngượclại, nếu trốn tránh Nhà nước mà giấu giếm con khoẻmạnh là đáng bị khiển trách. Nhà nước phải hành xửnhư người giám hộ cho tương lai cả nghìn năm sau, mặccho ước muốn và tính ích kỷ của các cá nhân... Vì thếNhà nước dân tộc phải bắt đầu bằng cách nâng tầmcao mới để hôn nhân thoát khỏi sự ô uế trường kỳ...nhằm tạo ra những hình ảnh của Trời thay vì quái thúnửa vời giữa loài người và loài khỉ!"

Ýniệm quá khích của Hitler về Nhà nước dân tộc dẫnđến nhiều nguyên tắc mà sau này sẽ đưa người Đứclên vị trí thống trị toàn thế giới. Và Hitler bị ámảnh bởi ý niệm đó. Ông biện luận rằng việc khôngbảo tồn chủng tộc Đức được thuần khiết là "đãlấy đi sự thống trị thế giới của chúng ta. Nếu dântộc Đức đã giữ được sự thuần chủng bầy đàn,thì ngày nay đáng lẽ Đế chế Đức chắc chắn đang làmchủ địa cầu". Vì lẽ đó nên Nhà nước dân tộcphải dựa trên chủng tộc, "Đế chế Đức phải baogồm tất cả người Đức" – đây là điểm chủ chốttrong suy luận của Hitler, là điểm mà khi lên nắm quyềnhành ông ta không quên mà nhất định thực hiện.

Cũng vì lẽ Nhànước dân tộc dựa trên "ý tưởng quý tộc của thiênnhiên", suy ra rằng không thể chấp nhận dân chủ, thayvào đó là Nguyên tắc Lãnh tụ. Đế chế Thứ Ba sẽ ứngdụng chủ nghĩa chuyên chế của Phổ: "thẩm quyền củamỗi lãnh đạo truyền xuống và trách nhiệm truyền lên."

"Không có quyết định củasố đông, mà chỉ có những người thi hành trách nhiệm...Chắc chắn là mỗi người đều có những cố vấn bêncạnh nhưng người ra quyết định thì chỉ có một... chỉông ấy mới có thẩm quyền và ra lệnh... Không thể gạtbỏ Nghị viện. Nhưng thành viên Nghị viện chỉ có quyềntham mưu... Không cơ quan nào sẽ lấy biểu quyết. Họ làđịnh chế làm việc chứ chẳng phải là máy bỏ phiếu.Nguyên tắc này – tức là trách nhiệm tuyệt đối đượckết hợp vô điều kiện với quyền hạn tuyệt đối –sẽ dần dần sản sinh những người lãnh đạo ưu tú nhưngày nay, trong kỷ nguyên của chế độ đại nghị vôtrách nhiệm, là hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Đólà những tư tưởng mà Hitler viết ra trong nhà tùLandsberg bên sông Lech.Và ít lâu sau, tư tưởng ấy lại xuất hiện trong khoảngthời gian từ năm 1925 đến năm 1926, khi ông nhàn nhã ngồiở ban công của khách sạn Berchtesgaden nhìn ra dãy núiAlps hướng về đất Áo sinh quán, vừa đọc lên từngtrang cho Rudolf Hess ghi chép vừa mơ đến Đế chế Thứ Bamà ông sẽ xây dựng từ đống đổ nát và cai trị vớibàn tay sắt. Hitler tin chắc có ngày mình sẽ làm đượcviệc đó, vì ông có một cảm giác cháy bỏng về sứmệnh đặc biệt của mình, giống như nhiều thiên tàibất chợt vươn lên từ hư không. Ông sẽ đoàn kết mộtdân tộc được thiên nhiên ban cho tính ưu việt lại vớinhau, làm cho họ thuần khiết về chủng tộc và khiến họmạnh lên. Ông sẽ biến họ thành những chủ nhân củathế giới.

Một thuyếtDarwin thô thiển? Tính ngông cuồng tàn ác? Tính tự cao tựđại vô trách nhiệm? Chứng hoang tưởng? Mỗi thứ cómột phần. Nhưng liệu còn điều gì khác nữa không? Bởilẽ đầu óc và nỗi mê muội của Hitler bắt rễ sâu xatừ lịch sử và tư tưởng Đức. Thực tế mà nói, chủnghĩa Quốc xã và Đế chế Thứ Ba chính là sự tiếp nốihợp lý của lịch sử nước Đức.

CỘIRỄ LỊCH SỬ CỦA ĐẾCHẾ THỨ BA


Trongnhững ngày cuồng nhiệt vào đầu tháng Chín, khi ĐảngQuốc xã tổ chức mít tinh hàng năm ở Nuremberg, có nhiềungười bán dạo mời chào tôi mua loại bưu thiếp có chândung của Friedrich Đại đế, Bismarck, Hindenburg và Hitler.Câu chú thích là: "Nhà Vua chinh phục, Hoàng thân thànhlập, Thống chế bảo vệ, Binh sĩ cứu vớt và thốngnhất." Vì thế Hitler được xem như binh sĩ, là ngườicứu vớt và thống nhất, đồng thời cũng là người nốitiếp ba nhân vật nổi tiếng đã gây dựng nên nước Đứchùng mạnh. Mọi người đều nhận ra ẩn ý về sự tiếpnối của lịch sử nước Đức, lên đỉnh điểm là chếđộ của Hitler. Chính cụm từ "Đế chế Thứ Ba" cũnggiúp củng cố ý niệm này.

Đế chế ThứNhất là Đế quốc La Mã thần thánh thời Trung cổ, Đếchế Thứ Hai do Bismarck thành lập năm 1871 sau khi Phổ đánhbại Pháp. Cả hai Đế chế đều tạo vinh quang cho ngườiĐức. Theo như cách tuyên truyền của Quốc xã, nền Cộnghoà Đức đã dìm nước Đức xuống bùn nhơ, Đế chếThứ Ba sẽ phục hồi nước Đức, như Hitler đã hứa. Vìthế, nước Đức của Hitler được cho là sự tiếp nốihợp lý của những gì đã đi qua trong quá khứ hoặc ítnhất là của tất cả những vinh quang trước đây.

Nhưng con ngườitừng một thời lông bông ở Vienna, dù cho đầu óc cólộn xộn đến mấy thì vẫn thừa hiểu rằng Đức đãtừng gặp thất bại trong quá khứ – thất bại đi kèmvới thành công của Pháp và Anh. Hitler không bao giờ quênrằng vào cuối thời kỳ Trung cổ, trong khi Anh và Phápnổi lên như là những quốc gia thống nhất, Đức vẫncòn là một mớ hỗn tạp gồm khoảng 300 công quốc vàvùng lãnh thổ lớn nhỏ. Chủ yếu vì thiếu sự pháttriển quốc gia như vậy, nên chiều hướng của lịch sửĐức từ cuối thời kỳ Trung cổ cho đến giữa thế kỷXIX khiến cho Đức trở nên khác biệt hẳn so với nhữngnước cường thịnh hơn ở Tây Âu.

Ngoài việcthiếu sự thống nhất về chính trị và vương quyềntrong hai thế kỷ XVI và XVII, chúng ta còn phải đề cậpthêm về những thảm hoạ do dị biệt về tôn giáo trongPhong trào Cải cách. Phạm vi cuốn sách này không cho phépthuật lại đầy đủ tầm ảnh hưởng rộng lớn màMartin Luther – một người nông dân gốc Saxon mà sau nàytrở thành giáo sĩ và phát động Phong trào Cải cách –gây ra cho người Đức và lịch sử sau này. Cuốn sáchchỉ có thể trình bày sơ lược rằng ông ta là mộtthiên tài nhưng lập dị, một người bài Do Thái và ghétCông giáo một cách dữ dội, tổng hợp trong cá tính mãnhliệt là nhiều điểm tốt và xấu của người Đức –vừa thô lỗ, ồn ào, cuồng tín, cố chấp, bạo lực,nhưng cũng chân thật, giản đơn, biết tự vấn lươngtâm, đam mê học hỏi, hiểu biết âm nhạc và thi ca cùngtính thiện trong con mắt của Thượng Đế. Ông để lạidấu ấn cho người Đức – cả về mặt xấu lẫn tốt– hằn sâu hơn so với bất kỳ cá nhân nào trước vàsau đó. Qua những bài giảng và dịch thuật tuyệt vờitừ Kinh Thánh, Luther tạo nên ngôn ngữ Đức hiện đại,khơi dậy trong lòng người Đức không những tầm nhìnmới về Cơ Đốc giáo mà còn về chủ nghĩa quốc gia Đứcnồng nhiệt. Ông truyền tải cho họ – ít nhất là trongtôn giáo – sự ưu việt của lương tâm cá nhân.

Nhưng điềukhông may cho người Đức là Luther về hùa với vươngtriều để đàn áp nông dân nổi dậy mà trớ trêu thay,chủ yếu do tư tưởng của ông khích lệ. Ông cũng biệnhộ mạnh mẽ cho nền chuyên chế chính trị đẩy đa sốdân Đức vào nghèo đói. Có lẽ còn tệ hơn nữa, việcnày gây ra sự chia rẽ lâu dài và sâu sắc giữa các giaicấp và các nhóm người Đức khác biệt nhau về chínhtrị và vương quyền. Chính vì thế mà trong nhiều thếkỷ, nước Đức thiếu điều kiện để thống nhất.

Chiến tranh Bamươi Năm và Hoà ước Westphalia năm 1648 mang đến tai hoạcuối cùng cho Đế quốc La Mã Thần thánh của ngườiĐức, khiến cho đế quốc này không bao giờ có thể hồiphục hoàn toàn. Đó là cuộc chiến tôn giáo cuối cùng ởchâu Âu khiến cho Đức bị tàn phá nặng nề, nhiềuthành thị và vùng nông thôn bị san bằng, dân số suygiảm. Ước lượng có ⅓ người Đức đã bỏ mạngtrong cuộc chiến tàn bạo này.

Hoà ướcWestphalia gây tai hại cho tương lai nước Đức ngang bằngvới thiệt hại từ cuộc chiến. Các hoàng thân ngườiĐức được công nhận để trị vì từng lãnh thổ nhỏ– có khoảng 350 lãnh thổ như thế – trong khi Hoàng đếchỉ có hư vị. Trào lưu cải tổ quét qua Đức vào cuốithế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI bị dập tắt. Trong thờikỳ ấy, các thành phố lớn được hưởng nền độclập, chế độ phong kiến thoái trào, nghệ thuật và mậudịch phát triển, nông dân Đức có nhiều quyền tự dohơn là ở Anh và Pháp. Thật ra, có thể nói vào đầu thếkỷ XVI, Đức là một trong những cái nôi của nền vănminh châu Âu.

Thế nhưng sauHoà ước Westphalia, Đức lại thụt lùi về tình trạnghoang dại như là nước Nga cũ.Chế độ nông nô chẳng những được tái lập, mà cònphát triển rộng ra thêm ở những vùng trước kia khôngcó nông nô. Các thị trấn mất quyền tự chủ. Vua chúabóc lột nông dân và công nhân, ngay cả giới trung lưucũng bị đẩy xuống thành hạng tôi tớ. Nền giáo dụcvà nghệ thuật chấm dứt. Các nhà cai trị tham lam chẳngmàng gì đến tinh thần quốc gia Đức, sẵn sàng dập tắtmọi biểu hiện của tinh thần này trong dân chúng. Nềnvăn minh bị đình trệ ở Đức. Như một sử gia nhậnxét: Đế chế Đức "đã bị ổn định một cách giảtạo ở mức độ rối loạn và yếu kém như thời Trungcổ".

Đức không baogiờ phục hồi kể từ cơn xuống dốc ấy. Đầu ócngười dân Đức dần dà nhiễm tư tưởng dễ chấp nhậnsự chuyên chế, phục tùng một cách mù quáng đối vớiquân vương ti tiện. Ý tưởng dân chủ, hoặc chế độcai trị qua Nghị viện, nở rộ ở Anh và Pháp nhưng lạitắt ngấm ở Đức. Sự chậm tiến về chính trị, cộngthêm tình trạng chia rẽ và cô lập khỏi những trào lưutư tưởng và phát triển, khiến cho Đức tụt hậu phíasau các nước Tây Âu khác. Ta cần ghi nhận điều này, đểhiểu được con đường thảm hoạ mà dân tộc Đức saunày đi theo là ở trong tình trạng tinh thần đã bị mópméo. Hệ quả cuối cùng là nước Đức bị bào giũa bởivũ lực trần trụi và gây hấn công khai.

Phía Đông, bênkia sông Elbe, là nước Phổ có phần dân chủ và thốngnhất hơn. Qua nhiều thế kỷ, vương quốc của ngườiĐức này nằm ngoài dòng phát triển của lịch sử vàvăn hoá Đức. Đó gần như là hiện tượng bất chợtcủa lịch sử. Phổ khởi sinh từ Vương quốc Brandenburgtrên vùng đất cát cằn cỗi phía Đông sông Elbe, rồiđến thế kỷ XI bị các dân tộc Slav thôn tính. Dướiquyền dòng họ Hohenzollern trị vì Brandenburg, các dân tộcSlav – chủ yếu là Ba Lan – dần dần bị đẩy lui vềdọc bờ biển Baltic. Những người kháng cự hoặc bịtiêu diệt hoặc trở thành nông nô. Luật của Hoàng đếĐức cấm các hoàng thân trị vì xưng tước hiệu hoànggia, nhưng vào năm 1701, Hoàng đế đã thuận cho Tuyển Hầutước Friedrich III xưng làm Vua nước Phổ.

Trong thời giannày, Phổ tự mình vươn lên thành một cường quốc quânsự ở châu Âu, nhưng không có tài nguyên như những nướckhác. Đất khô cằn, không có khoáng sản, dân số ít ỏi.Không có thị trấn lớn, không có công nghiệp, nền vănhoá thì nghèo nàn. Thậm chí giới quý tộc cũng nghèotúng, còn nông dân không có đất canh tác, sống cuộc đờivô cùng cực khổ. Tuy thế, với ý chí sắt đá và thiêntài tổ chức, hoàng gia Hohenzollern nỗ lực đã gây dựngnên một vương quốc quân sự khắc khổ có quân độiđược rèn luyện chu đáo, đánh thắng hết trận này quatrận khác. Họ cũng theo đuổi chính sách ngoại giao mềmdẻo, sẵn sàng liên minh với bất kỳ thế lực nào. Từđây, vương quốc mở rộng dần lãnh thổ.

Thế là, mộtvương quốc vươn lên theo cách giả tạo, chỉ biết đithôn tính, giữ mối gắn bó qua quyền hành chuyên chếcủa quân vương, qua bộ máy cai trị có đầu óc hẹp hòivà qua quân đội có kỷ luật hà khắc. Hai phần ba – vàcó lúc năm phần sáu – ngân sách cả nước đổ dồncho quân đội, và dưới quyền chỉ huy của quân vương,quân đội tự nó trở thành một vương quốc. Điều nàykhiến cho Mirabeau nhận xét: "Phổ không phải là mộtquốc gia có quân đội, mà là một đội quân có quốcgia." Cả vương quốc hoạt động như một cỗ máy mànhân dân là những đinh ốc, chỉ biết phục tùng, làmviệc và hy sinh.

Người Junker –đóng vai trò quan trọng trong nước Đức thời hiện đại– là sản phẩm độc đáo của Phổ. Họ tự nhận mìnhthuộc về chủng tộc ưu việt. Họ chiếm đóng nhữngvùng đất thôn tính được từ các dân tộc Slav, canh táctrên đất đai này bằng mồ hôi nước mắt của nông nôSlav. Có một sự khác biệt cơ bản trong hệ thống nôngnghiệp ở Phổ so với miền Tây Đế chế Đức và TâyÂu. Ở những miền kia, giới quý tộc kiêm địa chủ thuthuế từ nông dân và nông dân vẫn có quyền hạn đểcó thể dần dà làm chủ đất canh tác và hưởng quyềntự do. Nông dân là một thành phần vững chắc của cộngđồng, còn địa chủ sống dư dật và được hưởngthành quả của văn minh với sự phát triển về tư tưởngvà nghệ thuật.

Thế nhưng,người Junker của Phổ lại không sống nhàn nhã như vậy.Họ làm việc cực nhọc giống như giới chủ công nghiệpngày nay. Nông dân canh tác đất của họ bị đối xửnhư nô lệ. Địa chủ là tiểu vương cai trị trên mảnhđất rộng lớn của mình. Không có thị trấn lớn, khôngcó giai cấp trung lưu như ở Tây Âu. Trái ngược địachủ ở Tây Âu với tư thái của một chủ nhân có vănhoá, người Junker trở thành lớp người thô lỗ, hàkhắc, tự cao tự đại, thiếu văn hoá, có tính áp chế,tàn nhẫn, đầu óc hẹp hòi, buông thả một cách trụclợi mà vài sử gia Đức từng ghi nhận qua cuộc sốngriêng tư của Otto von Bismarck – một người Junker thànhcông nhất.

Trong giai đoạntừ 1866 đến 1871, chính thiên tài chính trị ấy, nhà cảicách "Máu và Sắt" ấy, chấm dứt tình trạng chia rẽcủa Đức vốn đã hiện diện gần một nghìn năm, thayvào đó là nước Phổ mở rộng, hoặc có thể gọi lànước Đức của người Phổ. Bismarck tạo dựng nên mộtnước Đức mà ta biết ngày nay – một đứa trẻ khóbảo của châu Âu và thế giới trong gần một thế kỷ,quy tụ một dân tộc có thiên bẩm và năng động. Trướctiên là Bismarck, kế đến là Hoàng đế Wilhelm II và cuốicùng Hitler đã thành công trong việc nuôi dưỡng tham vọngvề quyền lực và thống trị, với sự hỗ trợ củagiai cấp quân phiệt và nhiều nhà tri thức lạ kỳ. Từđây dẫn đến xu hướng thích sử dụng quân đội, khinhthường dân chủ và tự do cá nhân mà chỉ theo đuổi chếđộ chuyên chế. Theo chiều hướng như thế, Đế chếĐức nổi lên đến tầm cao mới, xuống dốc rồi lạivươn lên, cho đến lúc xem chừng bị huỷ diệt cùng vớiHitler vào mùa xuân 1945.

Khi nắm quyềnThủ tướng nước Phổ năm 1862, Bismarck tuyên bố: "Nhữngvấn đề trọng đại hiện giờ sẽ không được giảiquyết bằng lá phiếu theo đa số, mà phải bằng máu vàsắt". Và đó chính xác là cách ông tiến hành, dù choông cũng sử dụng đường lối ngoại giao nhưng nó thườngmang tính dối trá. Mục tiêu của Bismarck là xoá bỏ chủnghĩa tự do, củng cố quyền lực theo đường lối bảothủ – là quyền lực của người Junker, của quân độivà vương triều – và biến Đế chế Đức thành cườngquốc, chống lại Áo, một cường quốc không chỉ giữanhững người Đức mà còn ở châu Âu. Bismarck tuyên bốvới các thành viên Nghị viện: "Đức chẳng quan tâmđến chủ nghĩa tự do của Phổ, mà chỉ quan tâm đếnsức mạnh của Phổ".

Trước tiên,Bismarck lo gây dựng Quân đội Phổ. Khi Nghị viện khôngchịu biểu quyết thêm ngân sách, ông chỉ việc tự lohuy động nguồn kinh phí rồi cuối cùng giải tán Nghịviện. Sau khi tăng cường quân đội, Bismarck đã phát độngba cuộc chiến. Khởi đầu là đánh Đan Mạch năm 1864,sáp nhập các Công quốc Schleswig và Holstein vào dướiquyền cai trị của người Đức. Cuộc chiến thứ haiđánh Áo năm 1866 mang đến kết quả lâu dài. Trong nhiềuthế kỷ trước, Áo nằm trong số các lãnh thổcủa người Đức rồi cuối cùng bị loại ra khỏi nhữngsự vụ của người Đức. Áo không được phép gia nhậpLiên bang Bắc Đức do Bismarck thành lập.

Nhà khoa họcchính trị nổi tiếng người Đức Wilhelm Roepke viết:"Vào năm 1866, nước Đức đã không còn hiện hữu."Phổ thẳng thừng sáp nhập tất cả các lãnh thổ ngườiĐức phía Bắc sông Main (ngoại trừ Saxony) vốn đã chốnglại họ trước đây, gồm có các công quốc Hanover,Hesse, Nassau, Frankfurt và Elbe. Những lãnh thổ khác phíaBắc sông Main bị ép gia nhập Liên bang Bắc Đức.

Phổ bây giờthống trị hoàn toàn Liên bang Bắc Đức trải dài từsông Rhine đến thành phố Koenigsberg,rồi trong vòng 5 năm, với chiến bại của Hoàng đếNapoléon III của Pháp,những lãnh thổ miền Nam của người Đức, đứng đầulà Vương quốc Bavaria, đã bị sáp nhập vào nước Đứccủa người Phổ.

Thành tựu quangvinh của Bismarck là sự ra đời của Đế chế Thứ Haivào ngày 18 tháng 1 năm 1871, khi Vua Wilhelm I của Phổ cửhành lễ đăng quang làm Hoàng đế Đức trong ĐiệnVersailles của Pháp. Đức đã được thống nhất nhờquân lực Phổ. Vào lúc này, đó là cường quốc lớnnhất ở lục địa châu Âu, đối thủ duy nhất của họtrên toàn châu Âu chỉ có vương quốc Anh.

Tuy thế, có mộtnhược điểm nghiêm trọng. Trên thực tế, Đế chế Đứcchỉ là nước Phổ mở rộng. Treitschke nhận xét: Phổ lànhân tố thống trị... Thực lực của Đế chế chỉ làthực lực của Phổ. "Đó là sự thật và điều này đãgây ra hậu quả tai hại cho chính người Đức. Từ năm1871 đến năm 1933 và thật ra cho đến ngày tàn củaHitler năm 1945, ngoại trừ nền Cộng hoà Weimar ngắn ngủi,dòng lịch sử của Đức cứ chạy theo đường thẳng.

Dù cho vẻ bềngoài dân chủ qua việc thành lập Nghị viện, Đế chếĐức thật ra lại là chế độ chuyên chế quân phiệtdưới quyền của Vua nước Phổ, cũng là Hoàng đế Đức.Nghị viện không có nhiều quyền hành, mà chỉ là mộtdiễn đàn để đại diện nhân dân bàn cãi cho hả dạhoặc mặc cả quyền lợi nhỏ nhoi cho giai cấp mà họlàm đại diện. Ngai vàng mới là nơi thực sự nắm quyềnhành theo ý niệm thiêng liêng. Ngay cả về sau này, năm1910, Hoàng đế Wilhelm II còn tuyên bố rằng ngai vàng "chỉdo Thượng Đế trao cho, chứ không phải do các Nghị viện,Hội đồng hay thông qua dân chúng..." Ông còn nói thêm:"Vì bản thân tôi là công cụ của Thượng Đế, nêntôi được phép làm theo ý mình".

Hoàng đế khôngbị Nghị viện ngăn trở. Ông bổ nhiệm Thủ tướng đểchịu trách nhiệm với chính ông, không phải với Nghịviện vốn chẳng có quyền bất tín nhiệm. Vì thế, tráingược với sự tiến hoá của các quốc gia khác ở TâyÂu, ý niệm về dân chủ và quyền hạn của Nghị việnkhông bao giờ bén rễ ở Đức, thậm chí là đến tậnđầu thế kỷ XX. Đúng là Đảng Dân chủ Xã hội đãtrở thành Đảng lớn nhất trong Nghị viện vào năm 1912,sau nhiều năm bị Bismarck và Hoàng đế thống trị. Họlớn tiếng đòi hỏi chế độ quân chủ nghị viện,nhưng không có kết quả. Cho dù là Đảng lớn nhất, họvẫn là thiểu số. Các tầng lớp trung lưu – đượchưởng lợi từ cuộc Cách mạng công nghiệp và bị lóamắt vì chính sách hiếu chiến của Bismarck – chỉ biếttiếp nhận lợi ích vật chất mà chẳng thiết tha gì đếntự do chính trị mà họ có quyền hưởng. Họ chấp nhậnchế độ chuyên chế của hoàng tộc Hohenzollern. Họ camlòng nép dưới bộ máy cai trị của người Junker và chếđộ quân phiệt của Phổ. Nước Đức vươn lên, giớitrung lưu – hầu như toàn dân Đức – đều nức lònglàm theo tất cả những gì mà nhà lãnh đạo đòi hỏi.

Giai cấp côngnhân Đức cũng có thái độ tương tự. Nhằm ngăn chặnchủ nghĩa xã hội, trong giai đoạn từ năm 1883 đến năm1889, Bismarck thiết lập chương trình an ninh xã hội rộngrãi, bao gồm bảo hiểm cho lương hưu, bệnh tật, tai nạnvà thương tật. Dù cho là do Nhà nước tổ chức, nhưngnguồn kinh phí lại được lấy từ chủ và thợ. Việcnày khiến cho giai cấp công nhân đánh giá cao an ninh xãhội hơn là tự do về chính trị và xem Nhà nước là ânnhân và người bảo vệ của mình.

Hitler sau nàylợi dụng triệt để tâm lý ấy. Trong quyển MeinKampf, ông viết: "Tôi đã nghiên cứu pháp chế chủnghĩa xã hội của Bismarck."

Đối với ông,cho dù có sai lầm, Đế chế Thứ Hai của Bismarck là thànhtựu sáng chói mà người Đức đạt được.

"Có phải Đức, vượt lêntrên tất cả các quốc gia khác, chính là ví dụ kỳ diệucủa một đế chế vươn lên dựa trên chính sách thuầntúy của sức mạnh? Phổ – tế bào mầm của Đế chế– khởi phát do chủ nghĩa anh hùng chứ không phải quahoạt động tài chính hay giao dịch thương mại. Và bảnthân Đế chế này cũng chỉ là phần thưởng quang vinhcủa đường lối lãnh đạo hiếu chiến cùng lòng can đảmcủa binh sĩ không màng cái chết...

Có vẻ như chính việc thànhlập Đế chế Thứ Hai được tô vẽ bởi phép màu đãgiúp nâng cao vị thế của toàn dân tộc. Sau một chuỗichiến thắng không gì sánh được, một Đế chế mới rađời cho các con và các cháu, như một phần thưởng chochủ nghĩa anh hùng bất diệt... Đế chế ấy tránh đượctrò bịp bợm của các phe phái trong Nghị viện... Nhữngkẻ đào ngũ và những kẻ biếng nhác không nằm trongthành phần thiết lập nên Đế chế ấy, mà chính cónhững Trung đoàn trên mặt trận mới có thể làm đượcviệc đó...

Một bước tiến mới bâygiờ mới thực sự bắt đầu!

Tự do bên ngoài cung cấpbánh mỳ mỗi ngày cho bên trong. Đất nước trở nên giàucó với số đông cùng với của cải trần tục. Danh dựcủa Nhà nước – cùng với đó là danh dự của cả dântộc – được bảo vệ và che chắn bởi một quân độikhác biệt hoàn toàn so với quân đội của Liên bang Đứctrước kia."

Đólà nước Đức mà Hitler kiên quyết muốn tái lập. Trongquyển Mein Kampf, Hitler bàn sâu thêm về những lý dokhiến cho Đế chế Thứ Hai sụp đổ: việc dung dưỡngngười Do Thái và người theo chủ nghĩa Marx, tư tưởngtrọng vật chất và ích kỷ của giới trung lưu, ảnhhưởng bất chính của những kẻ "luồn cúi và xu nịnh"quanh ngai vàng Hohenzollern, "chính sách liên minh tai hại"với triều đại Habsburg suy đồi và sự bất tín nhiệmngười Ý thay vì người Anh, thêm vào đó còn là do thiếuchính sách về chủng tộc và xã hội cơ bản. Đây lànhững thất bại mà Hitler cam kết Đức Quốc xã sẽ khắcphục.

CỘIRỄ TRI THỨC CỦA ĐẾCHẾ THỨ BA


Ngoàikhía cạnh lịch sử, Hitler còn tiếp thu tư tưởng từcác nguồn nào khác nữa? Các đối thủ của ông ở bêntrong hoặc ngoài nước Đức, hoặc vì quá bận rộn hoặclà quá ngu xuẩn, nên mới không tìm hiểu điều này chođến khi quá muộn. Cũng như những người Đức khác,bằng cách nào đấy, Hitler tiếp thu một mớ hỗn tạpnhững ý tưởng vô trách nhiệm, hoang tưởng nổi lêntrong thế kỷ XIX. Với tất cả lòng hăng say nóng bỏng,Hitler nắm bắt ý tưởng từ những người như triết giagiả hiệu mụ mị Alfred Rosenberg hoặc nhà thơ say xỉnDietrich Eckart. Tệ hơn nữa, những người khác có thểchỉ suy nghĩ, nhưng Hitler lại quyết tâm thực hiện ngaykhi có cơ hội.

Chúng ta thấymột mớ tư tưởng thâm nhập vào đầu óc của Hitler:vinh quang của chiến trận và thôn tính, quyền lực tuyệtđối của chế độ chuyên chế, niềm tin rằng ngườiAryan, tức người Đức, là chủng người ưu việt, lòngcăm ghét các dân tộc Do Thái và Slav, sự khinh thườngnền dân chủ và nhân văn. Những điều này không phảido Hitler tự nghĩ ra, chỉ có điều phương cách thực hiệnthì đúng là của Hitler. Những tư tưởng này phát sinhtrong thế kỷ trước từ đám người gồm triết gia, sửgia và giáo viên với đầu óc có học thức nhưng mấtcân bằng, sau này tạo nên hệ luỵ kinh khủng chẳngnhững cho nước Đức mà còn cho cả phần lớn nhân loại.

Dĩ nhiên làcũng có một số người Đức đã đóng góp vào nền vănminh phương Tây như: Leibnitz, Kant, Herder, Humbolt, Lessing,Goethe, Schiller, Bach và Beethoven. Nhưng văn hoá Đức – bắtđầu từ Bismarck rồi ngự trị trong thế kỷ XIX rồitruyền đến Hitler – chủ yếu dựa trên Fichte và Hegeltrước tiên, rồi đến Treitschke, Nietzsche, Richard Wagner vàmột số nhà tư tưởng hẹp hòi khác, kể cả một ngườiPháp kỳ lạ và một người Anh lập dị. Họ tạo nên sựcách ly về tâm linh với phương Tây cho người Đức –một sự cách ly cho đến bây giờ vẫn chưa hàn gắnđược.

Vào năm 1807,nối tiếp sự thất bại nhục nhã của Phổ trướcNapoléon ở Jena, Johann Gottlieb Fichte bắt đầu diễn thuyếtnhững "Bài diễn văn cho dân tộc Đức" từ bục giảngcủa Đại học Berlin, nơi ông làm trưởng khoa triết học.Những bài giảng của ông đã khuấy động, đồng thờithu hút cả một dân tộc đang bị chia rẽ và bại trận.Âm thanh của những bài giảng ấy vẫn còn vang vọng đếntận thời kỳ Đế chế Thứ Ba. Tư tưởng của Fichtechính là liều thuốc kích thích cho đám người đang nhụtchí. Đối với ông, người Latin – đặc biệt là ngườiPháp và người Do Thái – là những chủng tộc suy đồi.Chỉ người Đức là có tiềm năng để phục hồi. TiếngĐức là ngôn ngữ thuần khiết nhất, nguyên khai nhất.Với người Đức, một kỷ nguyên mới trong lịch sử sẽkhởi phát, thể hiện trật tự của vũ trụ dưới quyềnlãnh đạo của một nhóm nhỏ ưu tú không bị ràng buộcvề đạo đức. Đây là một vài ý tưởng mà Hitler ghitrong cuốn Mein Kampf.

Sau khi Fichte quađời năm 1814, người tiếp nhiệm ông ở Đại họcBerlin là Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Ông này có đầu óctinh tế và ngôn từ thu hút, khơi mào ý tưởng cho Marx vàLenin, vì thế đóng góp vào việc hình thành chủ nghĩaCộng sản. Ý tưởng tuyên dương Nhà nước nắm quyềnưu việt trên cuộc sống con người cũng đã dọn đườngcho Đế chế Thứ Hai của Bismarck và Đế chế Thứ Ba củaHitler. Đối với Hegel, Nhà nước là tất cả, hoặc gầnnhư là tất cả. Ông nói:

"Nhà nước có quyền tốithượng trên cá nhân, và trách nhiệm tối thượng củacá nhân là trên cương vị thành viên của Nhà nước..."

Thếcòn hạnh phúc của cá nhân trên thế giới? Hegel trả lờirằng:

"Lịch sử thế giới khôngphải là đế quốc của hạnh phúc. Thời kỳ của hạnhphúc là những trang lịch sử trống không, bởi vì đó làthời kỳ của thoả hiệp, không phải của đấu tranh."

Chiếntranh có tính thanh lọc vĩ đại. Theo quan điểm củaHegel:

"Hoà bình lâu dài làm tànlụi sức mạnh đạo đức của con người, bởi vì ngọngió giúp thổi khỏi biển cả mọi thứ hôi thối vốn đãtích tụ trong thời gian yên ắng lâu dài."

Khôngmột ý niệm truyền thống nào về đạo đức được làmxáo trộn Nhà nước ưu việt hoặc những vị "anh hùng"đang lãnh đạo Nhà nước ấy:

"Những lời kêu gọi vềđạo đức lạc lõng không được phép va chạm với hànhđộng mang tính lịch sử trên toàn thế giới và thànhtựu từ những hành động này... Nhà nước có quyềnnăng mãnh liệt, vì thế phải chà đạp lên nhiều đoáhoa vô tội, nghiền nát nhiều chướng ngại trên đườngtiến bước."

Hegeltiên đoán sẽ có một Nhà nước Đức như thế, khi Đứcđã lấy lại thiên tài do Thượng Đế ban cho. Ông dựliệu rằng "thời khắc của Đức" sẽ đến, và thiênchức của Đức sẽ là đổi mới thế giới. Khi đọcqua tư tưởng của Hegel, người ta dễ dàng hình dungHitler đã tiếp thu chúng như thế nào. Trên hết, lýthuyết của Hegel về "anh hùng" – con người vĩ đạisinh ra với thiên chức thực hiện "ý chí của tinh thầnthế giới" – dường như tạo được nguồn cảm hứngcho Hitler, với cảm nghĩ về sứ mệnh, như ta sẽ thấy ởcuối chương này.

Sau đó, Heinrichvon Treitschke đến làm việc ở Đại học Berlin. Từ năm1874 cho đến khi qua đời năm 1896, ông là Giáo sư Sử họcnổi tiếng ở đây, thu hút rất nhiều người đến nghediễn giảng. Họ chẳng những chỉ gồm các sinh viên màcòn có sĩ quan tham mưu và nhân viên của bộ máy hànhchính Junker. Ông tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ trong haithập kỷ cuối của thế kỷ XIX và còn tiếp nối đếnchế độ của Wilhelm II và của Hitler. Giống như Hegel,ông tuyên dương vai trò của Nhà nước và xem đó là điềutối thượng, nhưng giọng điệu của ông thậm chí cònmạnh bạo hơn: dân chúng, giống như thần dân dướiquyền vua chúa, gần như trở thành nô lệ. Ông tuyên bố:"Chẳng cần biết bạn nghĩ gì, miễn là bạn phụctùng."

Treitschke còn đixa hơn Hegel khi cho rằng chiến tranh là cách thức cao nhấtđể con người thể hiện quan điểm. Đối với ông:

"Vinh quang chiến trận lànền tảng cho mọi đức tính chính trị. Trong kho tàngphong phú những vinh quang Đức, vinh quang quân sự của Phổchính là món trân châu cũng quý báu, giống như nhữngkiệt tác của các nhà thơ và nhà tư tưởng của chúngta vậy...

... Chiến tranh không nhữnglà sự cần thiết thực dụng, mà nó còn là sự cầnthiết về mặt lý thuyết, là sự bức thiết của lý lẽ.Ý niệm về Nhà nước ẩn chứa ý niệm của chiếntranh, bởi vì cốt lõi của Nhà nước là quyền lực..."

Giốngnhư Goethe,Nietzsche không đánh giá cao dân tộc Đức và trên cácphương diện khác, đầu óc của con người hoang tưởngnày khác biệt với những nhà tư tưởng cực đoan củaĐức trong thế kỷ XIX. Ông xem phần lớn triết gia Đức,kể cả Fichte và Hegel, là những kẻ "bịp bợm trong vôthức". Ông viết trong Ecce Homo: "Người Đức khôngnhận ra rằng họ đê tiện như thế nào" và kết luậnlà "bất kỳ nơi nào nước Đức can dự vào, nền vănhoá sẽ bị huỷ diệt". Ông cho rằng tín đồ Cơ Đốc,giống như người Do Thái, phải chịu trách nhiệm đốivới "đạo lý nô lệ" đang thịnh hành trên thế giới.Tuy vậy nhưng ông chưa bao giờ có tư tưởng bài xích DoThái. Đôi lúc, ông lo sợ cho tương lai của Phổ và vàonhững năm cuối đời, trước khi đầu óc trở nên điênrồ, ông lại nhen nhúm ý tưởng một cộng đồng chungchâu Âu và chính quyền cho thế giới.

Tuy thế, hầunhư mọi người sống dưới Đế chế Thứ Ba đều có ấntượng bởi ảnh hưởng của Nietzsche đối với chế độnày. Đảng Quốc xã ca ngợi ông một cách không mệt mỏi.Hitler thường đến thăm viếng bảo tàng Nietzsche ởWeimar và cho chụp ảnh ông đang say mê chiêm ngưỡng bứctượng của vị triết gia vĩ đại ấy.

Có những lý doriêng để lôi kéo Nietzsche làm một trong những ngườikhởi xướng thế giới quan cho Đảng Quốc xã. Ông lêntiếng chống dân chủ và Nghị viện, diễn thuyết về ýchí của quyền lực, ca ngợi chiến tranh, tuyên bố mộtchủng tộc ưu việt và một siêu nhân sẽ xuất hiện.Đảng viên Quốc xã có thể tự hào trích dẫn ông ởhầu như tất cả đề tài.

Về Cơ Đốcgiáo:

"... một tai ương thảmhại, một lầm lạc to lớn... Tôi gọi đó là một vếtnhơ bất diệt của nhân loại..."

VềNhà nước, quyền lực và thế giới hoang dã của conngười:

"Xã hội luôn xem đứchạnh như là cứu cánh cho sức mạnh, quyền lực và trậttự... Nhà nước được tổ chức theo cách vô lương tâm...ý chí chiến tranh, để thôn tính và trả thù. Xã hộikhông có quyền hiện hữu một mình, mà phải phục vụgiống như kết cấu móng và giàn giáo, nhờ đấy mộtchủng người có thể bước lên để phục vụ những mụcđích cao cả... Không có quyền được sống, quyền đượclàm việc, hoặc quyền được hưởng hạnh phúc, vì theonghĩa này thì con người chẳng khác gì sâu bọ."

Nietzschekhông bao giờ có quan hệ với phụ nữ, nên ông liệt họvào vị thế thấp. Quốc xã cũng thế: họ quy định nơichốn của phụ nữ là nhà bếp và vai trò chính của phụnữ là sinh ra chiến binh cho nước Đức. Nietzsche phátbiểu như sau:

"Đàn ông phải đượchuấn luyện cho chiến tranh và phụ nữ là để sinh đẻchiến binh. Mọi chuyện khác là điên rồ."

Vềchiến tranh, Nietzsche suy nghĩ giống như phần lớn các nhàtư tưởng Đức trong thế kỷ XIX. Trong tác phẩm ThusSpake Zarathustra,ông viết:

"Ngươi phải yêu hoà bìnhnhư là cứu cánh cho chiến tranh và yêu hoà bình ngắn hạnhơn hoà bình lâu dài... Chiến tranh và lòng dũng cảm tạonên nhiều thành tựu lớn lao hơn là việc làm từ thiện."

Cuốicùng, Nietzsche có những lời tiên tri về việc giai cấpưu việt sẽ xuất hiện để cai trị thế giới và tronggiai cấp ấy sẽ nổi lên một siêu nhân.

Ngôn từ huênhhoang của một trong những đầu óc có nhiều tư tưởngmới lạ nhất của Đức hẳn đã tác động mạnh vàođầu óc lẫn lộn của Hitler. Dù sao chăng nữa, ông cũngđã nắm bắt được những ý tưởng này để tạo nên ýtưởng cho riêng mình. "Chủ nhân của thế giới" làcụm từ diễn đạt quen thuộc trong Mein Kampf. Vìchẳng còn nghi ngờ gì nữa, Hitler vẫn tự xem mình làsiêu nhân trong câu tiên tri của Nietzsche.

Hitler thườngnói: "Ai muốn tìm hiểu Đức Quốc xã thì phải biếtđến Wagner." Đó có thể là do Hitler hiểu sai về nhàsoạn nhạc vĩ đại. Wagner cũng bài Do Thái, khinh bỉ dânchủ và Nghị viện giống như Hitler, nhưng cũng thiết thahy vọng rằng người Đức "với những thiên bẩm đặcbiệt, sẽ không trở thành những nhà cai trị, mà sẽ lànhững con người cao thượng của thế giới".

Nhưng ảnh hưởngcủa Wagner không phải qua bài viết chính trị, mà quanhững vở nhạc kịch của ông. Trong đó thể hiện thếgiới của người Đức thuở xưa với các huyền thoạianh hùng, những vị thần tiên chiến đấu một cách vẻvang với quỷ dữ và rồng, mang trong mình cảm nhận vềđịnh mệnh, về tình yêu và cuộc sống chói lọi, và vềnhững cái chết vinh quang. Tất cả điều đó đều truyềncảm hứng cho những huyền thoại về nước Đức hiệnđại, đồng thời mang đến một thế giới quan cùng vớibản chất Đức mà Hitler và những Đảng viên Quốc xãđã tiếp nhận như là của riêng mình.

Hitler vẫn hằngtôn thờ Wagner từ những ngày phục vụ trong doanh trạiquân đội ẩm ướt và chán ngắt trên chiến trườngNga, với những ước mơ tan vỡ. Ông thích hồi tưởng vềquãng thời gian mình được nghe những tác phẩm vĩ đạicủa Wagner, về vô số lần thăm viếng tư gia HausWahnfried của nhà soạn nhạc, nơi mà hiện tại ngườicon trai Siegfried Wagner vẫn đang sinh sống cùng với ngườivợ gốc Anh của mình tên là Winifred – một trong nhữngngười bạn mà Hitler trân trọng nhất.

Chẳng bao lâusau khi quân Đức thảm bại nặng nề ở Nga, vào đêm 24,rạng ngày 25 tháng 1 năm 1942, trong hầm tránh bom ở ĐôngPhổ, Hitler nói với tướng lĩnh và Đảng viên tay châncủa mình: "Mỗi tác phẩm của Wagner đều mang đến chotôi niềm vui sướng làm sao!" Bên ngoài phủ đầy tuyếtvới giá lạnh từ Bắc Cực, kiểu thời tiết mà ông oánghét vì góp phần vào thất bại đầu tiên của Đứctrong cuộc chiến. Nhưng trong căn hầm ấm cúng, ý nghĩcủa ông lại hướng về một trong những nguồn cảm hứngmạnh mẽ nhất trong đời. Ông kể:

"Tôi còn nhớ cảm xúc khilần đầu tiên đến viếng Wahnfried. Nếu nói tôi xúcđộng thì vẫn chưa đủ! Vào những thời khắc tồi tệnhất, họ luôn vực tôi lên, ngay cả Siegfried Wagner. Tôixưng hô với họ bằng tên thánh.Tôi yêu tất cả họ và tôi cũng yêu Wahnfried... 10 ngàycủa Lễ hội Bayreuthluôn là một trong những mùa được ơn phước nhất trongđời tôi. Và tôi vui với ý nghĩ rằng một ngày nào đótôi có thể trở lại!... Vào ngày kết thúc Lễ hộiBayreuth... tôi cảm thấy rất buồn – như khi nhìn thấyngười ta lấy đi các món trang trí trên cây Giáng sinhvậy."

Buổitối mùa đông ấy, trong cuộc độc thoại Hitler nhắc đinhắc lại rằng đối với ông, tác phẩm Tristan undIsolde (Tristan và Isolde) là "tác phẩm vĩ đại củaWagner". Tuy nhiên, chính tác phẩm kỳ diệu Der Ring desNibelungen (Chiếc nhẫn của Nibelung) gồm bốn vở nhạckịch (dựa trên một huyền thoại anh hùng của Đức vàphải mất gần 20 năm để hoàn thành) mới đem đến choĐức, đặc biệt là Đế chế Thứ Ba, nhiều hình ảnhvề huyền thoại Đức cổ xưa. Các huyền thoại của mộtdân tộc thường thể hiện ở tầm cao nhất về tinh thầnvà văn hoá của dân tộc ấy và trong trường hợp củaĐức, điều này lại càng đúng hơn. Thậm chí, Schellingđã từng biện luận rằng "một dân tộc khởi phát vớithần thoại học của nó... Sự thống nhất về tư tưởng,có nghĩa là triết lý tập thể, được thể hiện quathần thoại học của nó, vì thế thần thoại học hàmchứa cả định mệnh của dân tộc".

Max Mell, nhà thơthời cận đại, người viết một phiên bản hiện đạicủa The Song of the Nibelungs, tuyên bố: "Ngày nay, chỉ cònlại chút ít về những vị thần Hy Lạp mà ngành nghiêncứu văn hoá Hy Lạp muốn ăn sâu vào văn hoá của chúngta... Nhưng Siegfried và Kriemhild luôn ở trong tim của dântộc!"

Siegfried vàKriemhild, Brunhild và Hagen – đó là những anh hùng thờixưa mà nhiều người Đức thời hiện đại muốn đồnghoá với họ. Những người Nibelung ngoại giáo – mộtthế giới phi lý, anh hùng, bí ẩn, bị phản bội, chếtchìm trong máu, đạt đến cao trào trong Goetterdaemmerung(hồi kết của các vị thần), khi cung điện của nhữngngười tử trận Valhalla bị Wotan đốt cháy. Sự huỷdiệt điên cuồng luôn khiến cho tinh thần Đức cảm thấymê hoặc, đáp ứng một niềm khát khao kinh khủng tronglinh hồn Đức. Những anh hùng ấy, thế giới hoang sơ ấy,quỷ ám ấy luôn "ở trong tim dân tộc", như lời Mellnói.

Vậy nên, khônglấy làm lạ khi vào giai đoạn cuối trong đời, Hitlermuốn noi gương Wotan bằng cách quyết chí tàn phá nướcĐức để sụp đổ cùng với ông trong ngọn lửa.

Wagner, thiên tàikỳ diệu, nhà nghệ sĩ có tầm vóc khó tin, thể hiệnmình nhiều hơn là những gì được mô tả ở đây. Cuộcxung đột trong các vở Nibelungen Ring thường diễn ra xungquanh chủ đề là tính tham lam vàng bạc, mà nhà soạnnhạc xem giống như "thảm kịch của chủ nghĩa tư bảnđương đại". Ông kinh hoàng nhận thấy chính tính thamlam ấy đã quét sạch mọi đức hạnh từng được lưutruyền từ ngàn xưa. Nhưng dù cố đưa lên sân khấu baohình tượng anh hùng, Wagner không hoàn toàn tuyệt vọngvới đạo Cơ Đốc, giống như Nietzsche. Và ông có niềmcảm thông sâu sắc với loại người thích chiến đấuvà lầm lỗi.

Nhưng Hitlerkhông phải là sai hoàn toàn khi nói muốn thấu hiểu chủnghĩa Quốc xã, người ta phải hiểu Wagner trước.

Trong cuộc đờisóng gió của mình, Wagner được tiếp xúc với hai ngườivề sau góp phần cho bước đi lên của Đế chế Thứ Ba.

Đầu tiên làBá tước Joseph Arthur de Gobineau, người Pháp, là một nhàngoại giao, đồng thời cũng là một văn nhân. Và ngườithứ hai là Houston Stewart Chamberlain – một trong nhữngngười Anh kỳ lạ nhất.

Phải nói ngayrằng hai người này không phải là kẻ khoác lác. Cả haiđều có học thức rộng, có văn hoá sâu sắc và cónhiều kinh nghiệm đi đây đó. Tuy thế, cả hai đẻ ranhững học thuyết về chủng tộc sai trái đến nỗikhông có ai – kể cả người Pháp và người Anh – đểý đến, chỉ có ngoại lệ duy nhất là người Đức. Đốivới Đảng viên Quốc xã, những lý thuyết đáng ngờ củahọ trở thành giáo điều thật sự. Có lẽ không phảilà quá đáng mà cho rằng Chamberlain là nhà sáng lập tinhthần của Đế chế Thứ Ba và tôi cũng nghe một sốngười thân cận của Hitler nói như thế. Vốn xem ngườiĐức là dân tộc ưu việt và là niềm hy vọng cho tươnglai, Chamberlain tôn thờ Wagner, cũng là cha vợ của ông.Ông tôn trọng nhất là Hoàng đế Wilhelm II và sau đó làHitler và cuối cùng, ông trở thành người cố vấn cho cảhai. Vào cuối đời mình – một thời gian dài trước khiHitler lên nắm quyền và chưa thấy có triển vọng gì vềquyền lực – ông đã ca tụng cựu hạ sĩ người Áo nàynhư là nhân vật mà Thượng Đế phái xuống trần đểlãnh đạo dân Đức thoát khỏi tình trạng hoang sơ. Dĩnhiên là Hitler xem Chamberlain như là nhà tiên tri và rốtcuộc ông ta đúng là một nhà tiên tri thật.

Có điều gìtrong học thuyết của hai nhân vật đó mà khiến cho ngườiĐức trở nên điên cuồng về vấn đề chủng tộc vàvận mệnh của nước Đức?

Tác phẩm chínhcủa Gobineau là 4 tập Essai sur l'Inégalité des RacesHumaines (Khảo luận về sự bất bình đẳng giữa cácchủng tộc), được xuất bản ở Pháp vào những năm từ1853 đến 1855. Điều trớ trêu là nhà quý tộc Pháp nàyphục vụ một thời gian ngắn trong cương vị Chánh vănphòng của Alexis de Tocqueville – tác giả của sách khảoluận Democracy in America.Sau đó, ông được cử làm nhà ngoại giao ở các thànhphố Hanover và Frankfurt của Đức. Qua những tiếp xúc vớingười Đức, ông đề ra lý thuyết về sự bất bìnhđẳng trong chủng tộc, dù có lần ông thú nhận rằngmình viết các tác phẩm đó một phần chỉ là để minhchứng cho tính ưu việt của tổ tiên ông.

Theo Gobineau, cốtlõi của lịch sử và nền văn minh là chủng tộc. "Vấnđề chủng tộc luôn ngự trị mọi vấn nạn khác củalịch sử... sự bất bình đẳng trong chủng tộc đủ đểgiải thích cho vận mệnh của các dân tộc." Có ba chủngtộc chính: da trắng, da vàng và da đen. Da trắng chính làchủng tộc ưu việt. Gobineau lập luận: "Lịch sử chothấy mọi dòng văn minh đều từ chủng tộc da trắng màra. Không nền văn minh nào có thể tồn tại nếu không cósự hợp tác của chủng tộc da trắng." Tinh hoa củachủng tộc da trắng là Aryan, là "nổi tiếng và cao quýnhất trong chủng tộc da trắng" mà ông truy nguồn gốctừ Trung Á. Cũng theo Gobineau, không may là dân tộc Aryanbị suy thoái vì pha trộn với những dân tộc khác, nhưta thấy ở Nam Âu. Tuy nhiên, ở miền Tây Bắc, dân tộcAryan vẫn còn có tính ưu việt. Họ cư ngụ trên mộtphần nước Pháp, toàn bộ Anh quốc, miền Bắc Âu, vùngsông Rhine và Hanover. Dường như Gobineau bỏ qua phần lớnnước Đức, nhưng sau này Quốc xã lại phớt lờ điềuấy khi họ truyền bá học thuyết của ông.

Tuy thế, theoluận cứ của Gobineau, người Đức hoặc ít nhất ngườiTây Đức có lẽ là nhóm người Aryan tốt nhất và hẳnnhiên là Quốc xã đã không phớt lờ điều này. Gobineaulập luận rằng mỗi khi người Đức đi đến đâu, họđều mang theo sự cải thiện đến nơi ấy. Điều nàyđúng ngay cả trong Đế quốc La Mã. Việc những bộ lạcĐức hoang dã đi thôn tính La Mã và chia cắt đế quốcnày là góp phần đáng kể trong việc xây dựng nền vănminh. Bởi vì vào thế kỷ IV, người La Mã còn rất bánkhai, trong khi người Đức là dân tộc Aryan thuần chủng.Gobineau tuyên bố:

"Người Đức thuộc dântộc Aryan là chủng người hùng mạnh... Vì thế, mọiđiều họ nghĩ, nói và làm đều có tầm quan trọng đángkể."

Tưtưởng của Gobineau được nhanh chóng tiếp thu ở Đức.Wagner nồng nhiệt đón nhận tư tưởng này khi hai ngườigặp nhau năm 1876. Chẳng bao lâu, khắp nước Đức mọclên những câu lạc bộ nghiên cứu học thuyết củaGobineau, tuy không có câu lạc bộ nào như thế trong chínhnước Pháp của ông.

CUỘCĐỜI KỲ LẠ VÀ NHỮNG TÁC PHẨM CỦA H.S. CHAMBERLAIN


Trongsố những thành viên cuồng tín của Hội Gobineau ở Đức,có một người tên là Houston Stewart Chamberlain, với cuộcđời và tác phẩm tạo nên một trong những trớ trêu lạlùng nhất trong dòng lịch sử, thậm chí còn dẫn đếnsự thăng trầm của Đế chế Thứ Ba.

Chamberlain sinhnăm 1855 tại Postmouth, là con của một đô đốc Anh, cháuhọ của thống chế Anh, Neville Chamberlain và của hai vịtướng người Anh khác nữa. Ông cũng là con rể củaRichard Wagner. Nếu không vì lý do sức khoẻ, Chamberlainđáng lẽ đã gia nhập Quân đội hoặc Hải quân Anh.Nhưng giữa năm 15 và 19 tuổi, định mệnh đã khiến ôngbị nước Đức thu hút, trở thành công dân Đức và cũnglà một trong những nhà tư tưởng hàng đầu ở đây. Ôngviết tất cả các tác phẩm bằng tiếng Đức, gây ảnhhưởng mạnh đến Wilhelm II, Hitler và vô số người Đứckhác.

Năm 1870, khi 15tuổi, Chamberlain có người thầy là Otto Kuntze gốc Phổ.Trong 4 năm, ông này để lại nhiều dấu ấn trong đầuóc dễ tiếp thu và tâm hồn nhạy cảm của Chamberlain vềmọi vinh quang của nước Phổ quân phiệt thích chinhchiến, cũng như về những nhạc sĩ và nhà thơ nhưBeethoven, Goethe, Schiller và Wagner. Ở tuổi 19, Chamberlainyêu điên cuồng Anna Horst, một người Phổ, lớn hơnChamberlain 10 tuổi và giống như ông, Anna cũng bị mắcchứng rối loạn thần kinh thể nặng. Năm 1882, chàng traiChamberlain 27 tuổi đi từ Geneva đến Bayreuth để theo họctrong 3 năm các ngành Triết học, Lịch sử tự nhiên, Vậtlý, Hoá học và Y khoa. Ở đây, ông gặp Richard Wagner –người mà ông gọi là Mặt Trời soi sáng cho đời. Từnăm 1885, Chamberlain cùng với Anna Horst, giờ đã là vợông, sống ở Dresden trong vòng 4 năm, trong khoảng thờigian đấy ông đã trở thành một người Đức trong cảngôn ngữ lẫn tư tưởng. Năm 1889, ông chuyển đếnVienna và sống 10 năm tại đây. Đến năm 1909, ông đếnBayreuth – nơi mà ông sẽ ở lại cho đến khi qua đờivào năm 1927. Năm 1905, ông ly dị với Anna, người mà lúcđó đã 60 tuổi, bệnh tật về cả tinh thần lẫn thểchất (theo như ông kể lại thì việc chia tay vợ đã làmông đau đớn đến mức gần như phát điên). Thế rồi 3năm sau, Chamberlain cưới Eva Wagner, con gái của Wagner vàsống ở gần Wahnfried.

Là con ngườiquá nhạy cảm và dễ loạn thần kinh đến nỗi thườngxuyên bị suy sụp tinh thần, Chamberlain nhìn thấy nhữngquỷ dữ, mà ông cho hay, đã khiến ông phải chuyển quahọc những ngành mới, từ Sinh học qua Âm nhạc, Triếthọc cho đến Sử học... Một lần, vào năm 1896, khi đangtrên đường từ Ý về, ông bị hoang tưởng nặng bởisự hiện diện của một con quỷ, đến nỗi ông bướcxuống tàu hoả giữa đường, giam mình trong một phòngkhách sạn cả 8 ngày, bỏ dở một tác phẩm âm nhạc nàođấy để chuyển qua viết về một đề tài sinh học rồiđi đến một chủ đề chính yếu cho những tác phẩm saunày: chủng tộc và lịch sử.

Dù có khiếmkhuyết, đầu óc của ông bao trùm các lĩnh vực Văn học,Âm nhạc, Sinh học, Tôn giáo, Lịch sử và Chính trị. NhưJean Réal chỉ ra, trong tất cả các tác phẩm được xuấtbản của Chamberlain thì luôn có sự đồng nhất sâu sắctrong cảm hứng. Vì ông cảm thấy mình bị quỷ dữ thôithúc, sách của ông (về Wagner, Goethe, Kant, đạo Cơ Đốcvà chủng tộc) được viết trong tình trạng giống nhưkhi lên cơn sốt, thần trí hôn mê, có khi lại như đangsay xỉn, đến nỗi trong một quyển tự truyện, ông đãkhông thể nhận ra đó là tác phẩm của mình. Sau này,những lúc đầu óc tỉnh táo hơn, ông đã tự đánh đổmọi lý thuyết của mình về chủng tộc và các luận cứvề lịch sử.

Cuốn sách gâyảnh hưởng sâu đậm nhất – khiến cho Wilhelm II cực kỳsướng thoả và tạo luận cứ lệch lạc về chủng tộccho Quốc xã – có tựa đề Foundations of the NineteenthCentury (Những nền tảng của Thế kỷ XIX) gồm khoảng1.200 trang mà Chamberlain viết trong 19 tháng khi bị "quỷám".

Giống nhưGobineau, Chamberlain nhận thấy chìa khoá của lịch sử,hoặc cơ bản của nền văn minh, chính là chủng tộc. Đểgiải thích cho điều này thì vào thế kỷ XIX, tức làthế giới cận đại, người ta phải xem xét đến nhữnggì đã được lưu truyền từ thuở xa xưa. TheoChamberlain, có 3 thứ thuộc phạm trù này: Triết học vàNghệ thuật Hy Lạp, Luật La Mã, cuối cùng là tính cáchcủa Jesus. Có ba nhóm dân tộc thừa kế: dân tộc Do Tháivà dân tộc Đức là "hai dân tộc thuần chủng", vàdân tộc Latin bị pha trộn ở Địa Trung Hải là "hổlốn của mọi dân tộc". Chỉ có dân tộc Đức mớixứng đáng thừa hưởng những di sản sáng chói như thế.Đúng là nước Đức đi vào lịch sử một cách muộnmàng, tức là đến tận thế kỷ XIII. Nhưng ngay cả trướcđó, khi phá huỷ Đế quốc La Mã thì họ cũng đã chứngtỏ được mình.

Vào lúc viếtcuốn sách ấy, Chamberlain thấy nhóm dân tộc Teuton là hyvọng duy nhất của thế giới. Chamberlain bao gồm trong"Teuton" người Celt và người Slav, tuy người Teuton vẫnlà thành phần quan trọng nhất.

"Người Teuton là linh hồncủa nền văn hoá của chúng ta. Sức mạnh sống còn củamỗi quốc gia hiện nay là tuỳ thuộc vào tỷ lệ dòngmáu Teuton trong số dân của quốc gia ấy".

Vềphần người Do Thái, thoạt đầu Chamberlain đả kích"chính sách bài Do Thái ngu xuẩn và đáng khinh". NgườiDo Thái "không phải thấp kém hơn" mà chỉ là "khácbiệt". Nhưng khi phân tích người Do Thái, Chamberlain savào ngôn từ thô lỗ để bài xích Do Thái – cách thứcmà ông phê phán người khác. Nhiều cơ sở "triết lý"của chính sách bài Do Thái của Quốc xã được rút ratrong chương này.

Một số quanđiểm của Chamberlain là vô cùng ngớ ngẩn. Theo ông,Jesus không phải là người Do Thái, nhưng có lẽ thuộcchủng tộc Aryan. Nếu đấy không phải hoàn toàn do huyếtthống, thì rõ ràng là do cơ sở đạo đức và tôn giáo,trái ngược với "chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩahình thức trừu tượng" của người Do Thái. Thế thìJesus là Chúa của người Teuton, bởi vì "không có dântộc nào khác ngoài Teuton có khả năng nghe được tiếngnói thiêng liêng ấy".

Qua luận cứtheo dòng lịch sử của người Do Thái, cuối cùngChamberlain kết luận rằng con đường cứu rỗi là nhờnhóm dân tộc Teuton và nền văn hoá của họ, và trongnhóm dân tộc Teuton thì dân tộc Đức có phẩm chất tốtnhất. Điều này cho phép người Đức trở thành chủnhân của thế giới.

Ra đời năm1899, cuốn sách của Chamberlain gây xúc động mạnh và làmcho tác giả đột ngột nổi tiếng ở Đức. Dù có ngônngữ hùng biện và văn phong đặc sắc, nhưng cuốn sáchnày không phải là dễ đọc. Tuy vậy, chẳng bao lâu sauthì giai cấp thượng lưu tìm đọc, vì dường như họtìm ra trong đó điều mà họ muốn tin theo. Cho đến khiThế chiến I bùng phát năm 1914, cuốn sách bán được100.000 bản. Sách còn bán chạy hơn nữa dưới thời Quốcxã và một thông báo của lần tái bản thứ 24 vào năm1938 cho biết lúc ấy sách bán được trên 250.000 bản.

Một trong nhữngngười đọc đầu tiên và say mê nhất là Hoàng đếWilhelm II. Ông này mời Chamberlain đến cung điện, rồigiữa hai người nảy sinh mối quan hệ và trao đổi thưtừ kéo dài cho đến tận khi tác giả qua đời năm 1927.Vị Hoàng đế khen ngợi tác giả và tác giả đáp lạibằng ngôn từ tâng bốc, xun xoe đến mức có thể khiếnngười khác buồn nôn.

Chamberlain tiếptục phục vụ vị quân vương bướng bỉnh và thích phôtrương. Vào năm 1908, phong trào chống đối Wilhelm II lênđến đỉnh điểm, khiến cho Nghị viện khiển tráchChamberlain vì những hành động tai hại của ông này khican dự vào các sự vụ ngoại giao. Nhưng Chamberlain thammưu cho nhà vua rằng ý kiến của quần chúng chỉ là donhững kẻ xuẩn ngốc và kẻ phản quốc tạo ảnh hưởng,vì thế không cần đếm xỉa tới. Đáp lại, Wilhelm IItrả lời rằng 2 người sẽ hợp lực với nhau. "Ôngvung vẩy cây bút, còn tôi sử dụng miệng lưỡi và thanhgươm."

Và Chamberlainluôn nhắc nhở vị Hoàng đế về nghĩa vụ và vận mệnhcủa nước Đức, rằng Đức sẽ chinh phục thế giớibằng tính ưu việt nội tại.

Do việc thuyếtgiảng một sứ mệnh chói lọi như thế cho quốc gia màông chấp nhận là quê hương mình (ông xin nhập quốctịch Đức năm 1916), Chamberlain được Hoàng đế Đứctrao tặng Huân chương Chữ thập Sắt.

Nhưng chính Đếchế Thứ Ba – chỉ bắt đầu 6 năm sau khi Chamberlain quađời– lại là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từông. Quốc xã ca tụng ông như là một trong những nhàtiên tri của họ. Dưới chế độ của Hitler, sách báo,tờ bướm đầy rẫy lời ca ngợi "người sáng lậptinh thần" của Quốc xã. Rosenberg, một trong những cốvấn của Hitler, thường truyền tải cho Lãnh tụ niềmsay mê của ông đối với Chamberlain. Có thể là Hitler lầnđầu tiên biết đến tác phẩm của Chamberlain trước khirời Vienna, vì Hitler đọc nhiều sách của các nhóm ngườiĐức và người có xu hướng bài Do Thái vốn yêu chuộngChamberlain. Cũng có thể Hitler đã đọc được những bàiviết thiên ái quốc cực đoan của Chamberlain khi còn ởtrong Quân đội. Trong cuốn Mein Kampf, Hitler tỏ ýnuối tiếc khi Đế chế thứ Hai đã không để ý đếnluận cứ của Chamberlain.

Chamberlain làmột trong những nhà trí thức đầu tiên nhìn thấy tươnglai lớn lao ở Hitler và những vận hội mới cho ngườiĐức, nếu họ đi theo nhà lãnh đạo này. Hai người gặpnhau năm 1923. Dù đang đau yếu, bị liệt một phần cơthể và vỡ mộng vì Đức bại trận, vương triều sụpđổ khiến cho mọi hy vọng cùng lời tiên tri của ôngtan nát, nhưng Chamberlain vẫn cảm thấy phấn khích vì tàihùng biện của Hitler. Hôm sau, nhà tư tưởng viết choHitler:

"Ông có nhiều công cuộcvĩ đại phải thực hiện... Tôi không bao giờ mất niềmtin vào chủ nghĩa Đức, tuy rằng hy vọng của tôi hiệnnay đang xuống thấp. Chỉ một loáng, ông đã thay đổitrạng thái linh hồn của tôi. Trong thời khắc khẩntrương nhất, nước Đức sản sinh ra một Hitler, cho thấymột sức sống mới và ảnh hưởng do nhân vật này mangđến, bởi vì 2 yếu tố – nhân cách và ảnh hưởng –luôn liên quan với nhau."

Đólà vào thời điểm mà Adolf Hitler – với bộ râu củadanh hài Charlie Chaplin cùng tư cách hay gây rối và tưtưởng cực đoan – vẫn còn bị phần lớn người Đứcxem là anh hề. Lúc ấy, Hitler chỉ có một nhúm ngườixung quanh. Nhưng cá tính của ông lại mê hoặc đượctriết gia Chamberlain đang già lão và bệnh tật. Chamberlaintrở thành một Đảng viên Quốc xã vào thời Đảng cònphôi thai và khi khoẻ lại, ông bắt đầu viết bài cho tờbáo của Đảng. Một trong những bài viết của ông vàonăm 1924, lúc Hitler đang ngồi tù, ca tụng Hitler như làngười được Thượng Đế phái xuống để lãnh đạodân Đức. Định mệnh đã mang đến Hoàng đế Wilhelm IInhưng ông này thất bại, bây giờ đến lượt củaHitler. Một bài báo dài 5 cột kỷ niệm sinh nhật thứ 70của Chamberlain, ngày 5 tháng 9 năm 1925, ca ngợi tác phẩmcủa ông là "giáo điều của Phong trào Quốc xã". 16tháng sau, ông chết với niềm hy vọng ngất trời rằngtất cả những gì ông rao giảng và tiên tri sẽ thànhhiện thực dưới sự lãnh đạo thần thánh của mộtĐấng Cứu thế Đức: Hitler.

Khi đăng tin vềcái chết của Chamberlain, tờ báo của Đảng Quốc xãnhận định là dân Đức đã mất đi "một trong nhữngchiến binh vĩ đại mà vũ khí của ông không được sửdụng đúng mức trong thời đại của chúng ta". Vàotháng 1 năm 1927 u ám này, khi con người già lão liệt nửangười Chamberlain đang hấp hối, khi Đảng Quốc xã đãtuột dốc không phanh, Hitler và bất kỳ ai khác ở Đứcđều không thể biết trước rằng chỉ một thời gianngắn sau đó, rất ngắn, vũ khí của Chamberlain sẽ đượcsử dụng đúng mức và với hậu quả tàn khốc.

Tuy thế, trongnhững ngày này và ngay cả trước đó, Hitler cảm nhậnmột cách bí ẩn về sứ mệnh của mình trên thế giới.Trong Mein Kampf, Hitler viết:

"Trong hàng triệu người...một người sẽ đứng lên, với ý chí quyền lực hiểnnhiên sẽ thiết lập những nguyên tắc cứng cỏi... vàlao vào cuộc tranh đấu..."

Hitlertỏ rõ cho người đọc hiểu rằng chính mình là ngườiấy. Rải rác trong Mein Kampf những luận cứ về vaitrò của con người thiên tài được Ơn Trên chọn đểlãnh đạo một dân tộc vĩ đại, dù ban đầu họ chưahiểu ông và nhận ra chân giá trị của ông. Người đọchiểu rằng Hitler đang đề cập đến chính mình và hoàncảnh hiện tại của mình. Thế giới chưa biết đếnông, nhưng số phận của thiên tài là thế – trong thờigian đầu.

"Luôn luôn cần có tácnhân kích thích để mang thiên tài ra ngoài ánh sáng...Thiên tài đích thực luôn sinh ra đã là như thế khôngbao giờ cần tự trau dồi, càng không bao giờ cần đượcgiáo huấn".

Hitlercho rằng những con người vĩ đại làm nên lịch sử làsự pha trộn của một chính trị gia thực dụng với mộtnhà tư tưởng.

"Trong những giai đoạn dàicủa lịch sử nhân loại, đôi lúc có những chính trịgia pha trộn nhà tư tưởng. Sự hoà quyện này càng sâuđậm thì những ngáng trở càng lớn. Ông ấy không còndựa trên phương tiện mà người tầm thường cũng hiểu,mà lại dựa trên cứu cánh mà chỉ ít người hiểu. Vìthế cuộc đời ông ấy bị giằng co giữa thương vàghét. Nghĩa vụ của ông đối với tương lai càng to tátthì càng có ít người thấu hiểu ông, cuộc tranh đấucủa ông càng gian nan..."

Ngôntừ lê thê trong Mein Kampf viết ra năm 1924 khiến chochẳng mấy ai hiểu được Hitler định làm những gì.Nhưng chính Hitler thì đã có chủ định rõ ràng. Liệuông có thực sự đọc Hegel hay không là điều tranh cãi.Nhưng hiển nhiên là câu văn và phát biểu của Hitler chothấy ông đã nhiễm tư tưởng của triết gia Hegel, ítnhất qua những cuộc thảo luận giữa ông và các quân sưRosenberg, Eckart và Hess. Theo cách này hay cách khác, nhữngbài giảng nổi tiếng của Hegel ở Đại học Berlin hẳnđã khiến cho Hitler chú ý, giống như nhiều lời bìnhluận của Nietzsche. Hegel nêu lý thuyết về những vị"anh hùng" khiến cho đầu óc của người Đức cảmthấy hấp dẫn.

"Họ có thể được gọilà anh hùng, bởi vì mục đích và thiên hướng của họkhông xuất phát từ tiến trình yên bình do trật tự hiệnhữu, mà từ nguồn sống được che giấu, từ Tinh thầnnội tại ẩn khuất dưới bề mặt rồi bùng phát ra thếgiới bên ngoài. Đó là Alexander Đại đế, Caesar,Napoléon. Họ là những người thiên chính trị, thựcdụng. Nhưng cùng lúc họ biết suy nghĩ, nhìn thấu đượcnhững yêu cầu của thời đại..."

Sựkết hợp giữa chính trị gia và nhà tư tưởng tạo nênanh hùng, giống như Alexander Đại đế, Caesar, Napoléon.Nếu Hitler có sự kết hợp ấy – như ông hằng tin –thì có phải đó là điều người ta mong muốn nơi ôngkhông?

Trong luận cứcủa Hitler, một nhà lãnh tụ ưu việt là phải vượt lêntrên mọi tính cách đạo đức của con người bìnhthường. Hegel và Nietzsche cũng nghĩ như thế. Hegel đềcập đến việc nhà lãnh đạo giẫm đạp hoặc nghiềnnát nhiều đoá hoa vô tội trên bước đường tiến tớicủa ông. Với sự phóng đại kỳ quặc, Nietzsche càng đixa hơn:

"Khi một người có nănglực lãnh đạo, khi do bản chất ông ấy là "Chủ nhân",khi ông sử dụng bạo lực, thì những hiệp ước có quantrọng gì đối với ông? Để phán xét đạo đức mộtcách đúng mức, cần thay thế thứ đạo đức này bằnghai ý niệm của môn động vật học: việc thuần hoá thúhoang và việc lai giống để tạo ra chủng loài đặctrưng."

Nhữnglời giáo huấn như thế, được Nietzsche đưa đến mứccực đoan và được một số nhân vật Đức khác ca tụng,dường như tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ đối vớiHitler. Một thiên tài với sứ mệnh cao cả vượt lêntrên luật pháp, ông ta không thể bị đạo đức củagiới tiểu tư sản gò bó. Vì thế, khi thời điểm đãđến, Hitler có thể dựa vào đó để biện minh cho nhữnghành động tàn bạo và nhẫn tâm của mình: đàn áp tựdo cá nhân, huy động công nhân nô lệ, thiết lập trạitập trung, tàn sát thuộc hạ của chính mình vào tháng 6năm 1934, giết tù binh chiến tranh và tiêu diệt người DoThái.

Khi Hitler ra khỏinhà tù Landsberg vào năm ngày trước Giáng sinh 1924, tìnhhình trở nên tồi tệ đến nỗi bất kỳ ai cũng muốntừ bỏ chính trị. Đảng Quốc xã và tờ báo Đảng bịcấm hoạt động, những nhà lãnh đạo Đảng thì tan đànxẻ nghé. Chính ông cũng bị cấm phát biểu trước côngchúng. Tệ hơn nữa, ông đối mặt với nguy cơ bị trụcxuất về sinh quán Áo. Cảnh sát Bavaria đã cương quyếtđề nghị việc này với Bộ Nội vụ. Ngay cả nhiềuđồng chí cũ của ông đều có chung ý nghĩ rằng sựnghiệp của Hitler đã chấm dứt, rằng ông sẽ chìm vàoquên lãng cùng với các nhà lãnh đạo bang sau những nămlộng hành khi mà nền Cộng hoà xem chừng đang lung lay.

Nhưng nền Cộnghoà lại vượt qua cơn sóng gió và đang bắt đầu lớnmạnh. Khi Hitler còn ở trong tù, một chuyên gia kinh tếxuất chúng là Tiến sĩ Hjalmar Horace Greeley Schacht đượcmời nhằm giúp ổn định tiền tệ và ông này đã thànhcông. Cơn lạm phát tai hại đã qua. Gánh nặng bồi thườngchiến tranh được giảm nhẹ qua Kế hoạch Dawes. Nguồnvốn từ Mỹ bắt đầu đổ vào. Nền kinh tế đang phụchồi nhanh chóng. Thủ tướng Stresemann đang thành công vớichính sách hoà giải với Đồng Minh. Pháp đang rút khỏivùng Ruhr. Một thoả hiệp an ninh đang được thảo luậnđể dọn đường cho việc ổn định châu Âu (các Hiệpước Locarno) và tạo điều kiện cho Đức gia nhập HộiQuốc liên. Lần thứ nhất từ khi chiến tranh kết thúc,sau 6 năm căng thẳng, xáo trộn và suy thoái, dân Đức bắtđầu có đời sống bình thường.

2 tuần trướckhi Hitler ra khỏi tù, Đảng Dân chủ Xã hội – mà Hitlergọi là những "Tội đồ Tháng Mười Một" – có thêm30% số phiếu (gần 8 triệu phiếu) trong cuộc tổng tuyểncử và đứng đầu trong nền Cộng hoà. Đảng Quốc xã –kết hợp với những nhóm chủng tộc miền Bắc dướitên phong trào Tự do Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức –thu được 2 triệu phiếu vào tháng 5 năm 1924, nhưng đếntháng 12, con số này giảm xuống chỉ còn dưới 1 triệu.Quốc xã xem chừng đang giãy chết. Họ đã nổi lên dựatrên vận hạn xấu của đất nước, bây giờ khi tìnhhình được cải thiện, Đảng này lại tàn tạ nhanhchóng. Có vẻ như đa số người Đức và quan sát viênnước ngoài đều đã tin như thế.

Nhưng Hitlerkhông tin như thế. Ông không dễ dàng nản chí. Và ôngbiết chờ thời. Khi nghĩ về vận rủi trong quá khứ gầnvà chiều hướng đi xuống trong hiện tại, Hitler càngquyết tâm. Khi ngồi trong tù, ông có thời giờ để ràsoát lại chẳng những là quá khứ, chiến thắng cùng vớisai lầm của mình, mà còn có dĩ vãng đầy sóng gió củadân Đức cùng những chiến thắng và lầm lạc của họ.Bây giờ, Hitler đã nhìn ra rõ ràng mọi thứ. Và chẳngcòn nghi ngờ gì nữa, trong ông nảy sinh một ý thức cháybỏng mới về sứ mệnh đối với chính mình, cũng nhưđối với nước Đức.

Với tinh thầnphấn khởi như thế, ông đọc cho ghi chép xong Tập 1 củaMein Kampf và bắt đầu ngay Tập 2. Cương lĩnh màĐấng Toàn năng đã kêu gọi ông phải thực hiện vàWeltanschauung – thế giới quan – dùng để biện minh, đềuđược trình bày một cách lạnh lùng trên giấy trắngmực đen cho mọi người suy ngẫm.

Như ta đã thấy,dù là điên cuồng, nhưng triết lý ấy lại bén rễ sâuxa trong đời sống Đức. Đối với đa số người biếtsuy nghĩ, thậm chí là ngay cả ở Đức thì trong thế kỷXX, cương lĩnh ấy vẫn có thể bị xem như lố bịch.Nhưng nó lại ẩn chứa một lý lẽ nào đó. Nó mang tớimột tầm nhìn. Dù cho ít người nhận ra vào lúc ấy,nhưng nó lại trù hoạch cho việc tiếp nối lịch sử củanước Đức. Nó chỉ đường đi đến một định mệnhmà tác giả của nó tin tưởng rằng sẽ khiến cho nướcĐức trở nên ngời sáng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro