VERSAILLES, NỀN CỘNG HOÀ VÀ BẠO LOẠN NHÀ HÀNG BIA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỐIvới đa số người bên phe Đồng minh chiến thắng, việckhai sinh nền Cộng hoà ở Berlin ngày 9 tháng 11 năm 1918 cóvẻ như đánh dấu bước khởi đầu mới cho toàn dân tộcvà quốc gia Đức. Chế độ chuyên chế Hohenzollern đãcáo chung, Hoàng đế đã thoái vị và trốn chạy, chínhquyền quân chủ đã bị giải tán, mọi vương triềuở Đức đã chấm dứt và Chính phủ Cộng hoà đã đượctuyên cáo.

Nhưng là đượctuyên cáo một cách ngẫu nhiên! Vào chiều ngày 9 tháng 9,sau khi Hoàng đế thoái vị, Đảng Dân chủ Xã hội dướiquyền lãnh đạo của Friedrich Ebert và Phillipp Scheidemanngặp nhau ở Nghị viện. Họ vô cùng phân vân, không biếtphải làm gì. Ebert ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến,nghĩ rằng bất kỳ người con nào của cựu Hoàng đếlên nắm quyền cũng được, nhưng phải ngoại trừ vịHoàng Thái tử có tư cách phóng đãng ra. Ebert mặc dùđang dẫn dắt Đảng xã hội nhưng lại căm ghét các cuộccách mạng xã hội vì nghĩ chúng chính là tội ác.

Nhưng nhữngcuộc cách mạng ở Berlin vẫn cháy âm ỉ. Thủ đô bịtê liệt vì tổng đình công. Cách toà nhà Nghị viện vàikhu phố, nhóm Spartakist dưới quyền Rosa Luxemburg và KarlLiebknecht đang tập hợp để chuẩn bị thiết lập nềnCộng hoà Xô Viết. Đảng Dân chủ Xã hội cảm thấy loâu. Cần phải làm gì đấy để ngăn cản đây? Một ýtưởng chợt loé lên trong đầu Scheidemann. Không tham khảoý kiến các đồng chí, ông vội vàng tuyên bố thành lậpnền Cộng hoà! Ebert giận dữ, vì đã hy vọng bằng cáchnào đấy có thể cứu vãn được vương triềuHohenzollern.

Thế là, Cộnghoà Đức ra đời, như một cú ăn may. Cả hai phe Xã hộivà Bảo thủ đều chẳng thiết tha với nền Cộng hoà.Phe Bảo thủ và các chỉ huy Quân đội – Ludendorff vàHindenburg – ấn quyền lực chính trị vào tay Đảng Dânchủ Xã hội lúc ấy còn đang lưỡng lự. Bằng cách đó,họ đùn đẩy giao trách nhiệm ký bản Hiệp định đầuhàng và sau đó là hoà ước lên vai của giai cấp côngnhân thiên dân chủ. Giới này sẽ phải chịu sự phêphán về việc nước Đức bại trận và về hậu quảcủa nền hoà bình bị áp đặt lên nhân dân Đức. Đólà trò lừa bịp xoàng xĩnh mà đứa trẻ con cũng nhậnra, nhưng ở Đức lại thành công. Nền Cộng hoà đã chịubất hạnh ngay từ lúc khởi đầu.

Mà mọi việccó lẽ cũng không tệ đến vậy. Khi nắm quyền tuyệtđối vào tháng 11 năm 1918, Đảng Dân chủ Xã hội có thểnhanh chóng đặt nền móng cho nền Cộng hoà vĩnh cửu.Nhưng muốn làm được việc này, họ phải khống chếcác phe phái ủng hộ vương triều, những kẻ không chấpnhận một nước Đức dân chủ: các chủ đất ngườiJunker, lực lượng tự do, công chức cấp cao của đếquốc cũ, và trên hết, tầng lớp lãnh đạo quân đội.Họ cũng phải cải cách đất đai, cải tổ công nghiệpnắm độc quyền, và loại bỏ khỏi hệ thống hànhchính, toà án, cảnh sát, trường đại học và quân độinhững phần tử không muốn phục vụ chế độ dân chủmới.

Đảng Dân chủXã hội – chủ yếu là các nghiệp đoàn với cùng thóiquen nhượng bộ những định chế xưa cũ – không dámthực hiện những việc như thế. Thay vào đó, họ lạimuốn trao quyền cho một định chế luôn có ảnh hưởnglớn trong nước Đức: Quân đội. Dù cho bị đánh bạitrên chiến trường, quân đội vẫn hy vọng có thể trụvững ở hậu phương và chiến thắng phe Cách mạng. Đểthực hiện việc này, họ phải hành động một cáchnhanh chóng và can đảm.

Đêm 9 tháng 11năm 1918, vài tiếng đồng hồ sau khi nền Cộng hoà được"tuyên cáo", điện thoại trong phòng làm việc củaEbert ở Phủ Thủ tướng reo vang. Đó là một cuộc điệnthoại rất đặc biệt, vì được nối với Tổng Hànhdinh Tối cao ở Spa qua đường dây riêng và bí mật. Ebertlúc đó đang ở một mình, ông nhấc máy và đó là giọngcủa Groener. Ebert thật sự ấn tượng trước việc mộtngười từng là thợ làm yên xe, mà giờ đây lại hoangmang vì những biến cố ban ngày đã ấn vào tay ông mộtít quyền lực còn sót lại của nước Đức đang tan rã.Tướng Wilhelm Groener đã tiếp nhiệm Ludendorff làm Chủnhiệm Tổng cục Hậu cần. Trước đó trong ngày, khiThống chế von Hindenburg đang ngập ngừng, chính Groener đãnói thẳng với Hoàng đế rằng binh lính dưới quyềnchẳng còn trung thành với triều đình và ông này phảira đi. Đó là một hành động can đảm mà quân độichẳng bao giờ tha thứ. Ebert và Groener có mối quan hệtôn trọng nhau từ trước, đã thảo luận với nhau vềcách làm thế nào cứu vãn vương triều và Tổ quốc.

Bấy giờ, khiTổ quốc đang lâm vào cảnh khủng hoảng, nhà lãnh đạoDân chủ Xã hội và vị tướng đứng hàng thứ hai trongđội quân bí mật đạt một thoả hiệp nhằm quyết địnhvận mệnh của đất nước. Ebert đồng ý sẽ trấn áptình trạng vô Chính phủ và giữ cho quân đội tuân theomọi truyền thống. Groener cam kết sự hậu thuẫn củaquân đội để giúp Chính phủ mới đứng vững và đạtmục đích.

"Liệu Thốngchế (Hindenburg) có tiếp tục tại vị không?" Ebert hỏi.

Tướng Groenerđáp rằng ông ấy sẽ tiếp tục.

"Xin chuyểntới Ngài Thống chế lời cảm ơn của Chính phủ",Ebert đáp lại.

Quân đội Đứcđược đã được cứu nguy, nhưng nền Cộng hoà lại bịthua thiệt. Ngoại trừ Groener và một số ít người khác,các tướng lĩnh không bao giờ phục vụ Nhà nước mộtcách trung thành. Cuối cùng, dưới sự dẫn dắt củaHindenburg, họ phản bội nền Cộng hoà và ngả theo Quốcxã.

Chắc chắn làtrong thời gian này, viễn cảnh của những gì vừa xảyra đã ám ảnh tinh thần của Ebert và một số ít Đảngviên Xã hội. Họ không muốn đóng vai trò của nhữngKerensky. Họ không muốn bị Bolshevik qua mặt. Mọi nơitrên nước Đức, những Hội đồng Quân nhân và Hộiđồng Công nhân mọc lên và nắm quyền hành – giốngnhư ở nước Nga. Chính những Hội đồng này, vào ngày10 tháng 11, bầu lên Hội đồng Đại biểu Nhân dân doEbert cầm đầu để tạm thời điều hành nước Đức.Vào tháng 12, Đại hội Xô Viết Đức được tổ chứclần đầu tiên. Quy tụ đại biểu từ Hội đồng Quânnhân và Hội đồng Công nhân ở các địa phương, Đạihội yêu cầu Hindenburg từ chức, giải tán quân đội vàthay thế bằng lực lượng dân phòng với sĩ quan đượcchọn từ người trong lực lượng này và chịu dướiquyền chỉ huy tối cao của Hội đồng.

Tình hình nàyvượt quá mức chịu đựng của Hindenburg và Groener. Họkhông công nhận thẩm quyền của Đại hội Xô Viết. Vàchính Ebert cũng không hề có bất kỳ hành động nào tuântheo yêu cầu của Đại hội. Nhưng quân đội, đang tranhđấu cho sự tồn tại của họ, đòi hỏi Chính phủ màhọ đồng ý ủng hộ có động thái tích cực hơn. Haingày trước lễ Giáng sinh, Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiếnNhân dân dưới sự kiểm soát của nhóm Spartakist thiêncộng sản xâm nhập Phủ Thủ tướng và cắt đườngđiện thoại. Nhưng đường dây mật nối với tổng hànhdinh Quân đội vẫn hoạt động và qua đó, Ebert gọi điệnyêu cầu hỗ trợ. Quân đội hứa sẽ can thiệp, nhưngtrước khi họ đến nơi, nhóm binh sĩ nổi loạn đã rútvề doanh trại của mình.

Nhóm Spartakist,dưới quyền Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht – 2 nhân vậtgây rối năng nổ nhất nước Đức – tiếp tục tranhđấu cho nền Cộng hoà Xô Viết với lực lượng vũtrang ngày càng mạnh hơn. Vào trước lễ Giáng sinh, Sưđoàn Thuỷ quân Lục chiến dễ đàng đẩy lui đội quânđược điều từ Potsdam đến. Hindenburg và Groener thúc épEbert phải tôn trọng cam kết của hai bên mà trấn ápnhóm Bolshevik. Hai ngày sau Giáng sinh, Ebert bổ nhiệm GustavNoske làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Noske là mộttên đồ tể bậc thầy, một công nhân đã đi lên từphong trào nghiệp đoàn và Đảng Xã hội Dân chủ, đắccử đại biểu Nghị viện năm 1906 và được Đảng xemlà chuyên gia về quân sự, cũng là người theo chủ nghĩaquốc gia sắt đá. Hoàng thân Max of Baden (cầm đầu chínhquyền dân sự) đã chọn anh ta để đàn áp vụ nổi loạncủa Hải quân ở Kiel vào những ngày đầu tháng 11 vàanh ta đàn áp thật sự. Người có thân hình vạm vỡ,cằm vuông, sức mạnh dồi dào tuy óc thông minh hạn chế,khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng thìtuyên bố "phải có ai đó làm chó săn".

Đầu tháng 1năm 1919, Noske ra tay. Trong các ngày 10 đến 17, binh sĩchính quy và tự do dưới quyền Noske và Tướng vonLuettwitz mở cuộc đàn áp phe Spartakist. Rosa Luxemburg vàKarl Liebknecht bị bắt rồi bị hạ sát.

Ngay sau khi cuộcđàn áp ở Berlin kết thúc, cuộc tổng tuyển cử Nghịviện để soạn thảo bản Hiến pháp mới diễn ra ngày19 tháng 1 năm 1919. Kết quả cho thấy giai cấp thượnglưu và trung lưu đã cất tiếng nói can đảm hơn. ĐảngDân chủ Xã hội nhận được 13.800.000 phiếu trên tổngsố 30.000 phiếu, chiếm 185 trong tổng số 421 ghế trongNghị viện, rõ ràng là vẫn còn thiếu khá nhiều đểđạt đa số ghế. Điều này cho thấy là một mình giaicấp công nhân là không đủ để xây dựng lại nướcĐức. Hai Đảng của giai cấp trung lưu – phe Trung dung –đạt được 11.500.000 phiếu, chiếm tổng cộng 166 ghếCả 2 Đảng này đều ủng hộ nền Cộng hoà ôn hoà, dânchủ, dù có cảm tình với việc phục hồi vương triều.

Các đảng Bảothủ cho thấy, dù chiếm số ghế ít hơn, nhưng họ vẫnchưa bị xoá bỏ. Dù là thiểu số, hai Đảng Bảo thủvẫn đủ số ghế để tiếng nói của mình có sự ảnhhưởng.

Hiến pháp đượcNghị viện thông qua ngày 31 tháng 7 năm 1919 trên giấy tờcó tính phóng khoáng và dân chủ nhất trong thế kỷ XX,thiết lập nhiều định chế tài tình và đáng khen đểđảm bảo nền dân chủ vận hành được suôn sẻ. Ýtưởng về chính quyền Nội các được vay mượn từ Anhvà Pháp, về Tổng thống từ Hoa Kỳ, về trưng cầu dâný từ Thuỵ Sĩ. Một hệ thống chi ly và phức tạp baogồm việc đại diện và bầu cử theo danh sách đượcthiết lập nhằm ngăn chặn lá phiếu bị uổng phí vàcho phép các Đảng thiểu số quyền được đại diệntrong Nghị viện.

Dĩ nhiên là bảnHiến pháp này cũng có khuyết điểm, cuối cùng dẫn đếnhậu quả tai hại. Hệ thống đại diện và bầu cử theodanh sách dẫn đến việc đưa vào những Đảng thiểusố,rốt cuộc không thể tạo ra thế đa số vững chắc, vàchính quyền phải thay đổi thường xuyên. Cuộc bầu cửtoàn quốc năm 1930 có đến 28 Đảng tham dự.

Đáng lẽ nềnCộng hoà có thể được ổn định nếu vài ý tưởngcủa Giáo sư Hugo Preuss – người chủ trì soạn thảo bảnHiến pháp Weimar – được thực hiện. Ông đề nghịthành lập Chính phủ Trung ương tập quyền, giải tán Phổvà những bang khác để chuyển thành tỉnh. Nhưng Quốchội bác bỏ đề nghị này.

Cuối cùng, Hiếnpháp Weimar ban cho Tổng thống quyền độc tài trong tìnhtrạng khẩn cấp. Các Thủ tướng Bruening, von Papen và vonSchleicher lạm dụng điều này để điều hành mà khôngcần sự chuẩn y của Nghị viện, vì thế hậu quả làsự cáo chung của chính quyền Nghị viện Dân chủ ngay cảtrước khi Hitler nổi lên.

Ngôn từ củabản Hiến pháp Weimar tỏ ra ngọt ngào và hùng hồn đốivới những người yêu dân chủ:

"Quyền hạn chính trị làtừ nhân dân... Không gì xâm phạm được tự do cá nhân...Mọi người Đức đều có quyền... tự do phát biểu ýkiến của mình... Mọi cư dân Đức được hưởng hoàntoàn quyền tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng..."

Theotinh thần Hiến pháp Weimar này, không ai trên Trái Đấtnày được hưởng nền dân chủ phóng khoáng như ngườiĐức. Ít nhất trên giấy tờ là như thế.

CÁIBÓNG CỦA HOÀ ƯỚCVERSAILLES


Trướckhi bản Hiến pháp Weimar được soạn thảo xong, một biếncố không tránh khỏi đã xảy ra, đe doạ việc nền Cộnghoà sẽ được thành lập. Trong những ngày náo loạn củathời bình và ngay cả sau những buổi tranh luận của Nghịviện ở Weimar, dường như dân Đức chẳng để ý gì đếnnhững hệ luỵ của việc họ là chiến bại trong Thếchiến I. Hoặc nếu có để ý thì dường như họ tự tinrằng sau khi lật đổ vương triều Hohenzollern, trấn ápphe Bolshevik và chuẩn bị thành lập Chính phủ Cộng hoàvà Dân chủ, họ sẽ được quyền hưởng một nền hoàbình công bằng mà không phải chịu số phận như mộtnước chiến bại.

Ký ức củangười Đức dường như không thể bị kéo trở lại mộtnăm trước, vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, khi mà Bộ Tư lệnhTối cao Đức, lúc ấy đang chiến thắng, áp đặt lênnước Nga chiến bại một hoà ước mà 2 thập kỷ sau,một sử gia người Anh viết là "nhục nhã không có tiềnlệ và chẳng có hoà ước nào sánh bằng trong lịch sửhiện đại", Hoà ước này đã chiếm đoạt của Nga mộtdiện tích gần bằng Áo-Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ cộng lạivới 56 triệu dân, tức ⅓ dân số của Nga, một phần bachiều dài đường sắt, 73% lượng quặng sắt, 89% sảnlượng than, và trên 5.000 nhà máy. Thêm nữa, Nga còn phảitrả tiền bồi thường lên đến 6 tỉ mác Đức.

Ngày phán xửcho Đức đến vào cuối mùa xuân năm 1919. Các điềukhoản của Hoà ước Versailles, do phía Đồng minh soạn ramà không thảo luận với Đức, được phát hành ởBerlin ngày 7 tháng 5. Hiệp ước gây sốc cho một dân tộcmuốn tự lừa dối mình cho đến phút cuối. Nhiều ngườigiận dữ tổ chức biểu tình để phản đối bản hoàước và đòi Chính phủ không ký kết. Cả Thủ tướngScheidemann và Tổng thống Lâm thời Ebert đều lên tiếngphản đối bản hoà ước. Ngày 9 tháng 5, đại biểu Đứctại Versailles gửi công văn cho Thủ tướng Pháp Clemenceaunói một cách không khoan nhượng rằng một hoà ước nhưthế là "không thể chấp nhận được đối với bấtcứ quốc gia nào".

Điều khoảnnào không thể chấp nhận được? Hoà ước trả lại choPháp miền Alsace-Lorraine, một mảnh đất cho Bỉ, mộtmảnh tương tự ở Schleswig cho Đan Mạch – tuỳ thuộcvào kết quả một cuộc trưng cầu dân ý – mà Bismarckđã chiếm trong thế kỷ trước sau khi đánh bại ĐanMạch. Bên cạnh đó, bản hoà ước này còn trả lại đấtcho Ba Lan (một số nơi tuỳ thuộc vào kết quả trưng cầudân ý) mà Đức đã chiếm khi xâu xé Ba Lan. Đây là mộttrong những điều khoản khiến dân Đức tức giận nhất,vừa vì bất mãn khi thấy miền Đông Phổ bị tách rờikhỏi Tổ quốc bằng một hành lang cho Ba Lan có đườngthông ra biển, vừa vì có ác cảm với người Ba Lan màhọ xem như chủng người hạ đẳng. Người Đức cũnggiận dữ chẳng kém khi thấy hoà ước đòi hỏi họ phảinhận trách nhiệm đã khởi động cuộc chiến, phải giaoHoàng đế Wilhelm II và khoảng 800 "tội nhân chiếntranh" cho Đồng minh.

Đồng minh sẽđịnh sau số tiền bồi thường chiến tranh, nhưng Đứcphải trả khoản đầu gồm 5 tỉ USD trong khoảng thờigian từ năm 1919 đến 1921, và có thể nộp bằng hiệnvật như: than, tàu, gỗ, gia súc... thay cho tiền bồithường.

Điều khoảnđau đớn nhất là Hoà ước Versailles vô hình trung giảigiới nước Đức và vì thế, ít nhất trong một thờigian nó sẽ ngăn chặn bước đường bá quyền của Đứcở châu Âu. Hoà ước giới hạn quân đội theo cơ số100.000 người tình nguyện, cấm sở hữu máy bay và xethiết giáp. Bộ Tổng Tham mưu phải bị dẹp bỏ. Hảiquân bị giảm chỉ còn là lực lượng tượng trưng, bịcấm đóng tàu ngầm hoặc tàu trọng tải trên 10.000 tấn.

Chính phủ lâmthời ở Weimar chống đối mạnh mẽ việc chấp nhận bảnHoà ước Versailles vô lý, theo tên gọi chế giễu thờibấy giờ. Đại đa số dân Đức, dù cho thiên về cánhHữu hay cánh Tả, đều hậu thuẫn Chính phủ.

Quân đội thìsao? Nếu từ chối ký vào bản hoà ước, liệu quân độicó thể chống cự nổi cuộc tấn công của Đồng minhhay không? Ebert đặt câu hỏi này cho Bộ Tư lệnh Tốicao. Groener thấy chống trả quân sự là vô vọng, nênthúc giục Thống chế von Hindenburg cho ý kiến. Ngày 17tháng 6, Hindenburg trả lời:

"Nếu chiến tranh lại xảyra, ta có thể thôn tính tỉnh Posen [ở Ba Lan] và bảo vệđường biên giới của ta về phía Đông. Tuy nhiên, vềphía Tây, nếu xét qua khả năng và quân số, thì ta khómà chống đỡ nổi cuộc tấn công mạnh mẽ nếu họđánh gọng kìm ta.

Nói chung, chiến dịch khómà thành công, nhưng với tư cách là một chiến binh tôikhông tránh khỏi ý nghĩ là thà thua trong danh dự còn hơnchấp nhận một nền hoà bình nhục nhã."

Lờikết luận của một Tổng Tham mưu trưởng được sùngkính là đúng theo truyền thống của Quân đội Đứcnhưng có vẻ không thành thật. Dân Đức không hề biếtHindenburg đã đồng ý với Groener rằng cố chống cựĐồng minh là chẳng những vô vọng, mà còn có thể khiếncho các cấp chỉ huy quân đội ưu tú bị tiêu diệt vàdo đấy nước Đức cũng bị huỷ diệt theo.

Bây giờ, Đồngminh đang đòi hỏi Đức trả lời dứt khoát. Ngày 16tháng 6, một ngày trước khi Hindenburg gửi văn bản trảlời cho Ebert, Đồng minh ra tối hậu thư: phải chấp nhậnhoà ước chậm nhất vào ngày 24 tháng 6, nếu không Hiệpđịnh đình chiến sẽ bị chấm dứt và lực lượng Đồngminh sẽ "có biện pháp cần thiết để áp đặt cácđiều khoản".

Một lần nữa,Ebert kêu gọi đến Groener. Nếu Bộ Tư lệnh Tối cao nghĩcó cơ may nhỏ nào đấy chống cự được Đồng Minh,Ebert hứa đảm bảo Nghị viện sẽ bác bỏ hoà ước.Nhưng ông phải có ngay câu trả lời. Thời hạn chót củatối hậu thư, ngày 24 tháng 6, đã đến. Nội các họpvào lúc 16 giờ 30 để lấy quyết định cuối cùng. Mộtlần nữa, Hindenburg và Groener hội ý với nhau. Vị Thốngchế già nua, mệt mỏi nói: "Ông cũng như tôi biết rõrằng không thể kháng cự bằng quân sự". Nhưng mộtlần nữa, ông không có can đảm nói sự thật với Tổngthống Lâm thời của nền Cộng hoà. Ông bảo Groener: "Ôngcó thể trả lời cho Tổng thống cũng tốt như tôi thôi".Và một lần nữa, vị tướng can đảm nhận trách nhiệmcuối cùng mà đáng lẽ phải thuộc về ngài Thống chế,dù biết mình bị đưa ra làm vật tế thần cho quân đội.Ông thông báo cho Tổng thống rõ quan điểm của Bộ Tưlệnh tối cao.

Cảm thấy nhẹnhõm vì các cấp chỉ huy Quân đội đã nhận trách nhiệm– sự kiện mà nhiều người chẳng bao lâu nữa sẽ quênbẵng – Nghị viện với đa số cao chấp nhận việc kýkết hoà ước. Quyết định được thông báo choClemenceau chỉ 19 phút sau thời hạn chót của tối hậuthư. Bốn ngày sau, ngày 28 tháng 6 năm 1919, hoà ước đượcký kết ở Điện Versailles.

CHIANĂM XẺ BẢY


Từngày ấy, Đức trở thành một quốc gia chia năm xẻ bảy.

Phe bảo thủkhông chấp nhận cả hoà ước lẫn nền hoà bình và cảchế độ Cộng hoà đã phê chuẩn hoà ước. Về lâu vềdài, quân đội cũng thế – ngoại trừ Tướng Groener –dù cho quân đội đã tuyên thệ ủng hộ chính quyền dânchủ mới và đã có quyết định cuối cùng để ký kếthoà ước ở Versailles. Mặc dù "Cách mạng" tháng MườiMột đã lật đổ vương triều và thiết lập chế độdân chủ, phe bảo thủ bị giảm thực lực chính trịnhưng vẫn còn có sức mạnh về kinh tế. Từ trước đếnnay, họ vẫn dùng tiền để tài trợ các đảng pháichính trị và giới truyền thông nhằm lũng đoạn nềnCộng hoà.

Quân đội bắtđầu vi phạm những điều khoản giới hạn quân sự ghitrong hoà ước trước khi mực chưa kịp khô. Và nhờ cácnhà lãnh đạo phe Xã hội nhút nhát và thiển cận, giớichỉ huy quân sự chẳng những duy trì được quân độitheo truyền thống cũ của Phổ, mà còn trở thành mộttrung tâm quyền lực thật sự trong nước Đức mới. Chođến những ngày cuối cùng của nền Cộng hoà yểu mệnh,quân đội không dựa vào một phong trào chính trị duynhất nào. Nhưng dưới quyền Tướng Hans von Seeckt (ngườisáng lập nên đội quân 100.000 người), dù cho quân sốít ỏi nhưng quân đội trở thành quốc gia trong một quốcgia, ảnh hưởng ngày càng mạnh lên các chính sách ngoạigiao và nội vụ, cho đến lúc sự tồn vong của nền Cộnghoà tuỳ thuộc vào giới chỉ huy quân sự.

Vì là quốc giatrong một quốc gia, quân đội giữ vị thế độc lậpkhỏi Chính phủ. Theo Hiến pháp Weimar, quân đội ở dướiNội các và Nghị viện, giống như định chế quân sự ởnhững nền dân chủ phương Tây. Nhưng sự thật khôngphải thế. Và giới chỉ huy quân sự cũng không loạikhỏi đầu óc tư tưởng bảo hoàng, chống lại nền Cộnghoà. Một số nhà lãnh đạo phe Xã hội thúc giục "dânchủ hoá" các lực lượng vũ trang. Họ nhìn ra mối hiểmnguy khi trao quân đội vào tay những cấp chỉ huy theotruyền thống độc đoán kiểu đế chế. Nhưng chẳngnhững tướng lĩnh mà cả những đồng chí Xã hội củahọ do Bộ trưởng Quốc phòng Noske cầm đầu đều chốngđối họ. Vị Bộ trưởng vô sản này công khai huênhhoang là ông muốn hồi sinh "những ký ức chiến binh tựhào của cuộc Thế chiến." Thời gian sẽ cho thấy sailầm tai hại của nền Cộng hoà chính là không xây dựngđược một Quân đội trung thành với tinh thần dân chủvà chịu sự chỉ huy của Nội các và Nghị viện.

Một sai lầmkhác của nền Cộng hoà chính là không cải tổ hệ thốngpháp luật. Những nhà hành pháp trở thành một trong nhữngtrung tâm quyền lực của công lý phản cách mạng, hưhỏng để phục vụ mục đích chính trị của phe chốngđối. Nhà sử học Franz L. Neumann tuyên bố: "Khi công lýbị nhiễm chính trị, đó là trang đen tối nhất tronglịch sử của Cộng hoà Đức". Sau vụ bạo loạn Kappnăm 1920, Chính phủ truy tố 705 người về tội phảnquốc, chỉ có một người, chỉ huy cảnh sát Berlin, bịkết án 5 năm "tù giam danh dự". Khi bang Phổ xoá bỏlương hưu của ông, Tối cao Pháp viện ra lệnh phục hồi.Một toà án Đức vào năm 1926 trả lại cho Tướng vonLuettwitz, người cầm đầu vụ bạo loạn Kapp, tiền lươnghưu cho giai đoạn ông đang chống lại chính quyền và cho5 năm ông trốn tránh pháp luật ở Hungary.

Tuy thế, hàngtrăm người theo phe tự do bị án tù dài ngày với lý dophản quốc chỉ vì họ tiết lộ hoặc phản đối việcquân đội liên tục vi phạm Hoà ước Versailles. Nhữngđiều luật chống phản quốc Đức được vận dụng chongười ủng hộ nền Cộng hoà, còn người cánh Hữu cốlật đổ nền Cộng hoà thì được tha bổng hoặc chỉbị án tù nhẹ. Thậm chí đối với kẻ can tội giếtngười, nếu họ thuộc cánh Hữu và nạn nhân của họthuộc phe dân chủ, toà án sẽ xử khoan hồng, hoặcthường thì họ được sĩ quan quân đội hoặc phe cựcđoan giúp trốn thoát.

Vì thế màngười của Đảng Dân chủ Xã hội có xu hướng ôn hoà,bị bỏ mặc bởi Đảng Dân chủ Đức và Đảng Trungdung Công giáo để điều hành một nền Cộng hoà cònđang chập chững. Họ nhận lãnh mọi sự thù ghét, lăngmạ và đôi lúc những viên đạn của các phe đối lập– những người ngày càng đông đảo và thêm quyết tâm.

Ở Bavaria, AdolfHitler nhận ra thực lực của làn sóng quốc gia chống dânchủ, chống cộng hoà. Ông bắt đầu nương theo làn sóngấy mà tiến lên. Những diễn biến thời cuộc giúpHitler có thêm lợi thế nhất là việc đồng mác mất giávà việc Pháp chiếm đóng vùng sông Rhur. Đồng mác bắtđầu mất giá năm 1921, xuống mức 75 đổi 1 USD, năm sauxuống mức 400, và đầu năm 1923 là 7.000. Vào mùa thu1922, Chính phủ Đức yêu cầu Đồng minh cho hoãn trảtiền bồi thường chiến tranh. Chính phủ Poincaré củaPháp thẳng thừng từ chối. Khi Đức không giao nộp đủsố gỗ, vị Thủ tướng Pháp ra lệnh quân Pháp đánhchiếm vùng Ruhr. Sau khi mất vùng Thượng Silesia cho Ba Lan,trung tâm công nghiệp ở vùng Ruhr – cung ứng 4/5 sảnlượng than và thép của đất nước – đã bị cắt rờikhỏi Đức.

Thiệt hại kinhtế khiến cho dân Đức đoàn kết với nhau chặt chẽ hơnbao giờ hết kể từ khi chiến tranh bùng nổ. Công nhânvùng Ruhr tham gia tổng đình công, được Chính phủ ởBerlin hỗ trợ tài chính và Chính phủ cũng kêu gọi chốngđối bất bạo động. Quân đội hỗ trợ việc phá hoạivà chiến tranh du kích. Người Pháp trả đũa bằng cáchbắt bớ, trục xuất hoặc thậm chí tuyên án tử hình.Nhưng không một nhà máy nào ở vùng Ruhr hoạt động.

Nền kinh tếtuột dốc càng khiến cho đồng mác bị mất giá mộtcách thảm thương. Khi vùng Ruhr bị chiếm tháng 1 năm1923, hối suất xuống còn 18.000 đồng mác đổi 1 USD,ngày 1 tháng 7 xuống đến 160.000, ngày 1 tháng 8 đến mức1 triệu. Khi Hitler nghĩ thời điểm của mình đã đến,hối suất là 4 tỉ đồng mác đổi 1 USD và sau đó làhàng nghìn tỉ. Đồng tiền của Đức xem ra đã là vôdụng. Mãi lực của tiền lương gần như là con sốkhông. Tiền dành dụm của giới trung lưu và công nhân bịxoá sạch. Nhưng còn có một yếu tố còn quan trọng hơncũng bị xoá, đó là niềm tin của dân chúng nơi cơ cấukinh tế trong xã hội Đức. Nếu những tiêu chuẩn vàđiều luật của xã hội – vốn là để khuyến khích vàtiết kiệm với lời hứa tạo ra lợi nhuận – thì khibị phá sản còn có ích gì nữa? Đó có phải là lừagạt nhân dân không?

Thật ra, nềnCộng hoà cũng có phần trách nhiệm trong chuyện này. Cóthể tránh lạm phát bằng cách cân đối thu chi – mộtviệc khó khăn nhưng là có thể thực hiện được. Thuthuế đầy đủ có thể tạo được sự cân đối, nhưngChính phủ mới lại không dám làm. Chi phí chiến tranh –164 tỉ đồng mác Đức – là lấy từ 93 tỉ tiền vay,29 tỉ từ trái phiếu kho bạc, còn lại là nhờ vào việcin thêm tiền. Thay vì thu thêm thuế từ người có khảnăng đóng thuế, vào năm 1921, chính quyền lại giảm thuếcho họ.

Giới côngnghiệp và địa chủ được hưởng lợi khi nhiều ngườibị phá sản, nên từ lúc này họ thúc đẩy Chính phủcứ để cho đồng mác xuống giá để Nhà nước khôngphải trả công nợ, tránh việc trả tiền bồi thườngchiến tranh, phá hoại người Pháp ở vùng Ruhr. Hơn nữa,việc đồng mác mất giá giúp cho ngành công nghiệp nặngxoá bỏ các món nợ của họ bằng cách trả nợ vớiđồng tiền vô dụng. Quân đội Đức cũng thấy việcđồng mác mất giá đã xoá đi các khoản nợ chiến tranhvà vì thế giúp cho Đức chẳng còn bị vướng víu vềmặt tài chính cho một cuộc chiến mới.

Tuy nhiên, dânchúng không nhận ra là các nhà tài phiệt công nghiệp,quân đội và Nhà nước đang hưởng lợi do việc đồngmác mất giá. Họ chỉ thấy một tài khoản lớn trongngân hàng không đủ để mua một bó cà rốt, ít củkhoai tây, vài lạng đường... Họ chỉ biết rằng cánhân họ đã bị phá sản. Và họ nhận ra cơn đói mà họphải chịu đựng mỗi ngày. Trong nỗi khốn cùng và tuyệtvọng, họ biến nền Cộng hoà thành vật tế thần.

Chính giai đoạnnày lại là cơ hội trời cho đối với Hitler.

BẠOLOẠN Ở BAVARIA


Hitlerviết trong quyển Mein Kampf rằng:

"Chính phủ cứ điềmnhiên in thêm tiền giấy vô dụng bởi vì nếu họ ngừnglại, tất cả sẽ cáo chung. Ngừng in tiền là điều kiệntiên quyết để ngăn chặn lạm phát, nhưng nếu làm thếhọ sẽ lộ mặt là kẻ lừa đảo... Hãy tin tôi đi, nỗikhổ của ta sẽ trầm trọng thêm. Đồ vô lại sẽ thoátthân. Lý do: vì bản thân Nhà nước đã trở thành mộttên lừa gạt và gian manh tồi tệ nhất... Một Nhà nướccủa những tên cướp!... Nếu người dân nhận thấy họvẫn đói khát cho dù có trong tay cả tỉ, thì họ đềuphải đi đến kết luận này: không thể chấp nhận đượcmột Nhà nước dựa trên ý tưởng lừa bịp của đa số.Cái chúng ta cần là một chế độ độc tài..."

Rõràng là những thống khổ và bấp bênh trong cơn lạm phátkinh khủng đã khiến cho hàng triệu người dân Đức tinvào kết luận như thế và Hitler đã sẵn sàng lãnh đạohọ. Đúng thế: ông bắt đầu tin rằng tình trạng xáotrộn năm 1923 tạo ra cơ hội để lật đổ nền Cộnghoà và có lẽ chẳng còn cơ hội nào khác như thế nữa.Nhưng nếu ông muốn lãnh đạo phong trào phản cách mạngthì phải giải quyết vài khó khăn ngáng đường trướcđã.

Trước hết, dùcho đang mở rộng mỗi ngày, Đảng Quốc xã vẫn chưaphải là phong trào chính trị quan trọng nhất ở Bavaria.Và ngoài bang này ra thì chẳng được ai khác biết đến.Làm thế nào mà một Đảng nhỏ nhoi như thế lại có thểlật đổ nền Cộng hoà? Hitler không dễ gì nản chí vàông nghĩ mình có cách. Ở Bavaria, ông có thể tụ họpdưới quyền lãnh đạo của mình mọi lực lượng chốngnền Cộng hoà. Rồi với sự hậu thuẫn của chính quyềnbang Bavaria, cùng với các tổ chức vũ trang và đơn vịquân đội trấn đóng trong Bavaria, ông có thể dẫn đầuđoàn biểu tình đến Berlin – giống như năm ngoái,Mussolini đã biểu tình đến thủ đô Rome – và lật đổNhà nước Cộng hoà. Rất có thể sự thành công dễ dàngcủa Mussolini đã gợi nên ý tưởng cho Hitler.

Dù đã khơi dậylòng thù hận của người Đức đối với kẻ thù truyềnkiếp và làm sống lại chủ nghĩa quốc gia, nhưng việcchiếm đóng của Pháp trong vùng Ruhr lại khiến cho côngtác của Hitler có phần phức tạp. Việc chiếm đóng nàyđã khiến cho dân Đức đoàn kết sau Chính phủ Cộng hoàở Berlin – điều mà Hitler chẳng hề muốn. Mục đíchcủa ông là xoá bỏ nền Cộng hoà. Có thể giải quyếtvấn đề Pháp sau khi Đức thực hiện thành công cuộcCách mạng quốc gia và thiết lập chế độ độc tài.Ngược lại, với cao trào ý kiến của quần chúng, Hitlerđã dám nói rằng: "Không – không đả đảo Pháp, phảiđả đảo kẻ phản bội Tổ quốc, đả đảo tội đồTháng Mười Một. Đó là khẩu hiệu của chúng ta".

Suốt nhữngtháng đầu năm 1923, Hitler dốc toàn lực để phát huyhiệu quả của khẩu hiệu này. Tháng 2 năm 1923, do tài tổchức của Roehm, 4 tổ chức vũ trang ở Bavaria hợp lựcvới Quốc xã để lập nên một tổ chức kết hợp mớidưới quyền lãnh đạo của Hitler. Một tổ chức lớnhơn được thành lập, với Hitler nằm trong nhóm lãnh đạotam đầu chế. Tổ chức này khởi phát từ một cuộc míttinh lớn ở Nuremberg ngày 2 tháng 9 nhằm kỷ niệm Đứcchiến thắng Pháp ở Sedan năm 1870. Phần đông những phenhóm Phát xít miền Nam nước Đức đều có đại diệntrong tổ chức này. Sau một bài diễn văn dữ dội côngkích Chính phủ quốc gia, Hitler đã được hoan hô nồngnhiệt. Mục tiêu của tổ chức này được công khai tuyênbố: lật đổ nền Cộng hoà và xé bỏ Hoà ướcVersailles.

Trong cuộc míttinh ở Nuremberg, Hitler đứng trên khán đài cạnh TướngLudendorff để thị sát đoàn người diễu hành. Đó khôngphải là do ngẫu nhiên. Có một khoảng thời gian Hitler cóliên hệ mật thiết với người anh hùng chiến tranh này– người trước đây tham gia cuộc bạo loạn Kapp ởBerlin. Hitler không muốn Ludendorff là nhà lãnh đạo chínhtrị của phong trào quốc gia phản cách mạng, vai trò màvị anh hùng chiến tranh có tham vọng muốn nắm giữ.Hitler nhất quyết muốn đảm nhận vai trò này. Nhưng têntuổi của Ludendorff cùng uy tín của ông đối với hàngngũ sĩ quan và phe bảo thủ khắp nước Đức có lợi choHitler lúc đó vốn chưa có tiếng tăm gì bên ngoàiBavaria. Thế nên Hitler bắt đầu đưa Ludendorff vào nhữngkế hoạch của mình.

Vào mùa thu1923, nước Cộng hoà Đức và bang Bavaria tụt xuống hốsâu khủng hoảng. Ngày 26 tháng 9, Thủ tướng GustavStresemann tuyên bố chấm dứt phản đối bất bạo độngở vùng Ruhr và tiếp tục trả tiền bồi thường chiếntranh. Là cựu phát ngôn viên của Hindenburg và Ludendorff,một con người bảo thủ hạng nặng và theo phe bảohoàng, Stresemann đi đến kết luận rằng để cứu vãn,đoàn kết và phục hồi nước Đức thì cần chấp nhậnnền Cộng hoà, hoà hoãn với Đồng minh và tạo ổn địnhđể vực dậy nền kinh tế. Nếu để tình hình tồi tệthêm có thể dẫn đến nội chiến và có lẽ cuối cùnglà sự huỷ diệt của nước Đức.

Việc chấm dứtchống đối Pháp ở vùng Ruhr và việc tiếp tục trảtiền bồi thường chiến tranh làm dấy lên sự phẫn nộcủa các phe nhóm quốc gia lẫn Cộng sản, họ kết hợplại để kịch liệt lên án nền Cộng hoà. Stresemann đốimặt với sự chống đối của cả hai cánh Cực Hữu vàCực Tả. Để đối phó, ông yêu cầu Tổng thống Ebertban hành tình trạng khẩn cấp cùng với ngày ông thôngbáo thay đổi chính sách về vùng Ruhr và về việc trảtiền bồi thường chiến tranh. Từ ngày 26 tháng 9 năm1923 cho đến tháng 2 năm 1924, quyền hành pháp được đặttrong tay Bộ trưởng Quốc phòng Otto Gessler và Tư lệnhLục quân von Seeckt. Trên thực tế, vị tướng này vàquân đội là những nhà cai trị độc tài của nướcĐức.

Bavaria khôngchấp nhận giải pháp như thế. Ngày 26 tháng 9, Nội cácBavaria của Eugen von Knilling ban hành tình trạng khẩn cấpcủa riêng bang mình. Ông này cử Gustav von Kahr, người bảohoàng cánh Hữu, làm Thủ Hiến của bang với mọi quyềnhành độc đoán. Chính phủ Trung ương e sợ Bavaria sẽthoát ly khỏi nước Đức và có lẽ sẽ kết hợp vớiÁo để thành lập nước Nam Đức. Tổng thống Ebert vộivã triệu tập Nội các và mời Tướng von Seeckt đến dự.Ebert muốn biết quân đội đứng về phe nào. Seeckt thẳngthừng trả lời: "Thưa Tổng thống, quân đội đứngphía sau tôi".

Cả Tổng thốngvà Thủ tướng đều không ngạc nhiên về lời nói lạnhlùng này. Họ đã công nhận địa vị của quân đội nhưlà một nhà nước trong Nhà nước và chẳng tuân phụcai. Vấn đề duy nhất bây giờ là quan điểm của Seeckt.

May mắn choChính phủ Cộng hoà là vị tướng này vẫn ủng hộ họ,không phải do ông tin vào nguyên tắc dân chủ, mà do ôngnghĩ quân đội cần được chính quyền hậu thuẫn đểtồn tại vì chính quân đội cũng bị đe doạ bởi bạoloạn ở Bavaria và miền Bắc và cũng để cứu nguy Đứckhỏi nạn nội chiến. Seeckt biết một số sĩ quan cao cấpcủa sư đoàn đóng ở Munich đang hùa theo phe đòi Bavariatự trị. Ông biết âm mưu của Thiếu tá Buchrucker là chỉhuy "Quân đội Đen" nhằm chiếm đóng Berlin và lật đổChính phủ Cộng hoà. Bấy giờ, ông chuẩn bị hành độngvới độ chính xác lạnh lùng và một lòng quyết tâm caonhằm thiết lập lại quyền hành trong quân đội và chấmdứt những nguy cơ về một cuộc nội chiến.

Đêm 30 tháng 9năm 1923, lực lượng "Quân đội Đen" dưới quyềnThiếu tá Buchrucker, một cựu sĩ quan tham mưu, đã chiếmđóng ba pháo đài phía Bắc Berlin. Seeckt điều quân chínhquy đến bao vây và sau 2 ngày, Buchrucker đầu hàng. Ôngnày bị kết tội phản quốc và lãnh án 10 năm tù giamtrong pháo đài.

Lực lượng"Quân đội Đen", do chính Seeckt lập ra nhằm bí mậttăng cường cho cơ số 100.000 của quân đội, bị giảitán. Lực lượng này gồm 20.000 quân, được điều đếnbiên giới phía Đông để ngăn chặn Ba Lan trong giai đoạnrối loạn từ năm 1920 đến năm 1923. Họ trở nên khéttiếng vì tự tiện thi hành án tử hình đối với ngườitiết lộ hoạt động của họ cho Uỷ ban Kiểm soát Đồngminh. Vài vụ giết người được đưa ra toà. Trong mộtphiên xử, Bộ trưởng Quốc phòng Otto Gessler phủ nhậnviệc thành lập lực lượng này. Nhưng khi bị chất vấnthêm, Gessler thét lên: "Ai đề cập đến Quân đội Đentức là có tội phản quốc!".

Kế tiếp,Seeckt quay sang đối phó với những cuộc bạo loạn củaCộng sản ở Sachsen, Thuringia, Hamburg và Ruhr. Nếu đàn ápphe Tả thì có thể trông cậy vào lòng trung thành củaquân đội. Vì thế, những tổ chức hoặc chính quyềnCộng sản nhanh chóng bị dập tắt. Bây giờ, Chính phủTrung ương cho rằng sau khi dễ dàng đàn áp Bolshevik, nhữngphần tử âm mưu chẳng còn có thể viện lý do họ đanghành động để cứu nền Cộng hoà thoát khỏi hiểm hoạCộng sản nữa. Nhưng sự thật không phải thế.

Bavaria vẫn muốnthách thức Chính phủ Trung ương. Hiện bang này đang nằmdưới quyền của một tam đầu chế: Kahr làm Thủ hiến,Tướng Otto von Lossow chỉ huy quân đội ở Bavaria, còn Đạitá Hans von Seisser làm Chỉ huy trưởng cảnh sát. Kahr khôngcông nhận lệnh ban hành tình trạng khẩn cấp củaHindenburg và cũng không muốn tuân hành chỉ đạo từBerlin. Khi chính quyền Trung ương đòi hỏi phải trấn áptờ nhật báo của Hitler vì những bài báo đả kích nềnCộng hoà, Kahr từ chối một cách ngạo mạn.

Kahr cũng từchối thi hành lệnh thứ hai từ Berlin là bắt giữ ngườicầm đầu các nhóm vũ trang ở Bavaria.

Hết kiên nhẫn,Seeckt ra lệnh cho Tướng von Lossow trấn áp tờ báo Quốcxã và bắt giữ 3 người cầm đầu các nhóm vũ trang.Tướng von Lossow, vốn là người Bavaria và bị Hitler mêhoặc, tỏ ra lưỡng lự. Ngày 24 tháng 10, Seeckt cách chứcông. Nhưng Kahr không muốn thi hành lệnh như thế từBerlin. Ông tuyên bố von Lossow vẫn giữ quyền chỉ huy ởBavaria và, trong sự thách thức đối với Seeckt và Hiếnpháp, ông bắt buộc sĩ quan và binh sĩ cất lời thềtrung thành với chính quyền Bavaria.

Đối với Chínhphủ Trung ương, việc này đây là một hành động phảnloạn chẳng những về chính trị mà còn về quân sự, vàTướng von Seeckt nhất quyết trấn áp cả hai mặt.

Ông phát lờicảnh cáo tam đầu chế Bavaria cùng Hitler và các nhóm vũtrang là bất kỳ hành động phản loạn nào cũng sẽ bịdập tắt bằng vũ lực. Nhưng đối với Hitler, thoái luithì đã muộn. Các bộ hạ điên dại của ông đòi hỏiông phải hành động lập tức. Trung uý Wilhelm Brueckner,một trong những chỉ huy của quân S.A. dưới trướngHitler đã từng thúc giục rằng: "Khi tôi không thể giữchân binh lính của mình nữa thì có nghĩa là 'ngày đó'đang đến gần. Nếu ông không có bất kỳ hành độngnào, binh sĩ sẽ rời bỏ chúng ta".

Hitler cũng thấynếu để Thủ tướng Stresemann có thêm thời gian và ổnđịnh lại tình hình thì Quốc xã sẽ mất cơ hội.Hitler yêu cầu Kahr và Lossow hành quân đến Berlin trướckhi Berlin cử quân đến Bavaria. Và Hitler lo rằng tam đầuchế đang nhụt chí hoặc đang âm mưu một cuộc đảochính mà không có ông để tách Bavaria ra khỏi nước Đức.Với ý tưởng cực đoan cho một nước Đức hùng mạnh,thống nhất và theo đường lối quốc gia, Hitler kiênquyết chống đối ý đồ như thế.

Thật ra, Tam đầuchế Kahr, Lossow và Seisser đã bắt đầu nhụt chí sau lờicảnh cáo của Seeckt. Họ không muốn hành động một cáchvô ích để rồi bị triệt hạ. Ngày 6 tháng 11, họ thôngbáo cho tổ chức của Hitler rằng họ sẽ không hấp tấphành động và chính họ sẽ là người quyết định hànhđộng khi nào và thế nào. Đó là dấu hiệu cho thấyHitler phải chủ động. Ông không có đủ sự hậu thuẫnđể một mình lật đổ Chính phủ. Ông cần có sự hậuthuẫn của bang Bavaria, Quận đội và cảnh sát – đó làbài học ông lĩnh hội từ những ngày ở Vienna. Bằngcách nào đấy, ông phải đặt Kahr, Lossow và Seisser vàovị thế khiến cho họ phải hành động cùng với mình màkhông thể thoái lui được. Cần có can đảm, thậm chíliều lĩnh, và bây giờ Hitler chứng tỏ rằng mình đạtđủ những tố chất này. Ông quyết định bắt cóc tamđầu chế và ép buộc họ thực thi quyền hành theo ýmình muốn.

Ý tưởng nàylà do Rosenberg và Scheubner-Richter đưa ra. Người thứ hainhờ cưới vợ thuộc dòng dõi quý tộc nên tự xưng làMax Erwin von Scheubner-Richter. Ông này có tư cách đáng ngờvà cũng như Rosenberg, là người lánh nạn từ Nga, gia nhậpQuốc xã và trở thành người thân cận của Hitler.

Ngày Chiến sĩTrận vong (Totengedenktag) của Đức mùng 4 tháng 11 sẽ đượctổ chức bằng một cuộc diễu binh ở Munich. Báo chíloan tin không những cựu Thái tử Rupprecht mà cả Kahr,Lossow và Seisser sẽ chủ toạ từ khán đài xây trên mộtcon đường hẹp. Scheubner-Richter và Rosenberg đề nghị vớiHitler rằng vài trăm binh sĩ S.A. được đưa đến conđường hẹp bằng xe tải trước khi binh sĩ diễu hànhđến, rồi sau đó phong toả khán đài bằng súng tựđộng. Lúc ấy, Hitler sẽ bước lên khán đài, tuyên bốkhởi động cuộc Cách mạng và dùng súng lục để uyhiếp giới quý tộc gia nhập để hỗ trợ cho ông lãnhđạo. Hitler cảm thấy kế hoạch này nghe có vẻ hấp dẫnnên đã đồng ý. Nhưng đến ngày đã định, Rosenberg đếnđịa điểm sớm để trinh sát và thấy có một lựclượng cảnh sát đông đảo được vũ trang hùng hậuđang bảo vệ chắc chắn con đường hẹp. Thế là "cáchmạng" bị huỷ bỏ.

Thật ra, đâychỉ là sự trì hoãn. Một phương án thứ hai được trùđịnh để không bị cảnh sát ngăn trở. Vào đêm mùng10 rạng ngày 11 tháng 11, đội quân S.A. và những lựclượng khác sẽ tập trung ở phía Bắc Munich, rồi đếnsáng 11 tháng 11, tròn năm sau ngày ký hiệp định ngừngbắn tủi nhục, họ sẽ tiến vào thành phố, chiếm lấynhững vị trí chiến lược, tuyên bố cuộc Cách mạngquốc gia và đẩy Kahr, Lossow và Seisser vào chuyện đãrồi.

Vào lúc ấy,một thông báo không quan trọng lắm khiến cho Hitler phảibãi bỏ phương án trên để lên kế hoạch mới. Báo chíđăng một thông báo vắn tắt cho biết, theo yêu cầu củavài tổ chức doanh nghiệp ở Munich, Kahr sẽ đến phátbiểu tại một buổi mít tinh ở nhà hàng biaBuergerbräukeller nằm ở vùng ngoại ô phía Đông Nam thànhphố. Đề tài phát biểu sẽ là về chính quyền Bavaria.Tướng von Lossow, Đại tá von Seisser và những nhân vậtquyền quý khác sẽ hiện diện.

Có hai yếu tốkhiến cho Hitler đi đến quyết định vội vã. Một làông nghi ngờ Kahr có thể lợi dụng cuộc mít tinh đểtuyên bố nền độc lập cho Bavaria và đưa vương triềuWittelsbach trở lại ngai vàng. Hitler muốn ngăn chặn Kahrthực hiện việc này. Yếu tố thứ hai là cuộc mít tinhtạo cơ hội mới sau khi thất bại ngày 4 tháng 11: đẩytam đầu chế vào rọ và chĩa súng uy hiếp họ tham giacuộc Cách mạng của Quốc xã. Thế nên, Hitler quyết địnhhành động lập tức: huỷ bỏ kế hoạch của đêm mùng10 tháng 11 và điều các lực lượng khẩn cấp đến nhàhàng bia.

BẠOLOẠN NHÀ HÀNG BIA


Khoảng9 giờ 45 tối ngày 8 tháng 11 năm 1923, sau khi Kahr phát biểuđược nửa giờ trước đám đông khoảng 3.000 ngườiđang ngồi hỗn độn quanh những chiếc bàn và cầm nhữngcốc bia làm bằng đá theo kiểu Bavaria mà uống, thì lựclượng S.A. kéo đến bao vây nhà hàng Buergerbräukeller rồiHitler tiến vào. Trong khi một số thuộc hạ bố trí mộtkhẩu súng máy ở cổng vào, Hitler nhảy lên một chiếcbàn và bắn một phát súng lục để đám đông chú ý.Kahr ngừng nói giữa bài phát biểu. Đám đông nhìn quanhquất để tìm nguyên do của sự ngăn trở. Với sự hỗtrợ của Hess và Ulrich Graf, lúc trước là đô vật, thợgiết mổ gia súc, người hay gây gổ và giờ là cận vệ,Hitler tiến đến khán đài. Một thiếu tá cảnh sát địnhngăn cản, nhưng Hitler chĩa khẩu súng lục vào ông này vàtiếp tục tiến đến. Kahr, theo như miêu tả của mộtnhân chứng tận mắt, thì lúc đó hoàn toàn "xanh xao vàsợ hãi". Ông bước lùi ra khỏi bục phát biểu vàHitler đến thế chỗ. Hitler hô lớn:

"Cách mạng Quốc gia đãbắt đầu! Lực lượng vũ trang gồm 600 người đã baovây. Không ai được rời đi. Nếu không giữ yên lặnglập tức, tôi sẽ điều động súng máy. Chính quyềnBavaria và chính quyền nước Đức đã bị lật đổ, mộtchính quyền Quốc gia lâm thời đã được thành lập. Cácdoanh trại quân đội và cảnh sát đã bị chiếm đóng.Quân đội và cảnh sát đang tụ họp dưới lá cờ củaQuốc xã."

Câucuối cùng là bịa đặt, đây chỉ là một trò tháu cáy.Nhưng trong tình huống lộn xộn, chẳng ai biết rõ chuyệngì đã xảy ra. Riêng khẩu súng lục của Hitler là thật;nó đã nhả đạn. Lực lượng S.A. với súng trường vàsúng máy là thật. Bây giờ, Hitler ra lệnh Kahr, Lossow vàSeisser đi theo ông vào một căn phòng riêng gần khán đài.Qua sự thúc ép của đội quân S.A., ba nhân vật cao cấpnhất của Bavaria tuân theo lời của Hitler trong ánh nhìnđầy kinh ngạc của đám đông.

Nhưng vẫn có ýkiến bất mãn. Nhiều doanh nhân vẫn xem Hitler là con ngườihách dịch. Một người hô lên: "Đừng hèn nhát như năm1918. Bắn đi!". Nhưng khi thấy các lãnh đạo ngoan ngoãnnghe theo lời Hitler và lực lượng S.A. chiếm đóng nhàhàng, cảnh sát không có hành động gì. Hitler đã dàn xếpđể một sĩ quan cảnh sát làm nội gián cho Quốc xã điệnthoại ra lệnh cho nhóm cảnh sát làm nhiệm vụ ở nhàhàng bia không được ngăn trở, mà chỉ báo cáo vụ việc.Đám đông càng thêm ủ rũ đến nỗi Goering thấy cầnphải bước lên khán đài để trấn an họ. Ông hô lên:"Không có gì phải sợ. Chúng tôi có ý thân thiện, vềviệc này, quý vị không có lý do gì để phiền lòng, quývị đã có bia để uống!". Và ông cho họ biết làtrong phòng bên cạnh, một Chính phủ mới đang đượcthành lập.

Đúng là nhưthế, trước nòng súng của mình, khi đưa 3 người vàocăn phòng, Hitler bảo họ: "Không ai được rời khỏiphòng này nếu tôi không cho phép". Rồi ông thông báorằng họ sẽ giữ chức vụ trọng yếu hoặc trong chínhquyền Bavaria hoặc trong Chính phủ Đức mà ông đang thànhlập cùng với Ludendorff. Cùng với Ludendorff? Trước đó,Hitler đã phái người đi tìm vị tướng nổi tiếng đểđi đến nhà hàng bia, trong khi ông này chẳng biết gì vềâm mưu của Quốc xã.

Lúc đầu, 3người không muốn nói chuyện với Hitler. Ông tiếp tụckêu gọi họ. Cả ba phải cùng với ông tuyên cáo Cáchmạng và Chính phủ mới, cả ba phải nhận chức vụ màông bổ nhiệm, nếu không, họ "không có quyền để tồntại". Kahr sẽ là Phụ chính cho Bavaria, Lossow làm Bộtrưởng Liên lạc Nghị viện, Seisser làm Bộ trưởng BộCảnh sát của Đức. Cả ba người đều không có ấntượng với những chức vụ như thế. Họ không trả lời.

Sự im lặng kéodài khiến cho Hitler cảm thấy bất an. Cuối cùng, ôngchĩa khẩu súng về phía họ: "Tôi còn 4 viên đạn trongkhẩu súng. 3 viên cho những người cộng sự, nếu họ bỏrơi tôi. Viên đạn cuối cùng dành cho tôi!". Rồi chĩasúng vào thái dương mình, Hitler thốt lên: "Nếu đếnchiều mai tôi không đạt được chiến thắng, tôi sẽchịu chết".

Kahr không phảilà người thông minh, nhưng có can đảm. Ông trả lời:"Ông Hitler, ông có thể ra lệnh cho người ta bắn tôihoặc tự ông bắn tôi. Tôi chết hoặc sống cũng khônghề gì".

Seisser cũng cấttiếng. Ông trách Hitler đã không giữ lời hứa rằng sẽkhông nổi dậy chống lại cảnh sát.

Hitler trả lời:"Đúng là tôi có hứa. Xin lỗi, nhưng tôi phải làmnhiệm vụ cho Tổ quốc".

Tướng vonLossow vẫn giữ im lặng trong sự khinh miệt. Nhưng khi Kahrbắt đầu thầm thì với ông, Hitler cắt ngang: "Im! Khôngđược nói nếu tôi không cho phép!".

Hitler chẳng đạtkết quả gì trong việc thuyết phục họ. Cả 3 ngườiđang nắm giữ quyền lực ở Bavaria đều không muốn theoông, dù đang bị nòng súng đe doạ. Cuộc bạo loạn khôngdiễn ra như dự trù. Rồi Hitler có động thái bất chợt.Không nói thêm một tiếng, ông chạy ra, bước lên khánđài, tuyên bố với đám đông rằng 3 người trong cănphòng bên cạnh cùng tham gia với ông để lập nên Chínhphủ Trung ương mới. Hitler lớn tiếng:

"Chính quyền Bavaria bịbãi nhiệm. Chính phủ của những tội đồ Tháng MườiMột và Tổng thống Đức bị tuyên cáo bãi nhiệm. MộtChính phủ quốc gia mới sẽ được công bố ngày hôm naytại Munich. Một quân đội quốc gia Đức sẽ đượcthành lập ngay lập tức. Tôi đề nghị là, cho đến khitính toán xong xuôi với những tội đồ Tháng Mười Một,tôi sẽ giữ trách nhiệm chèo lái chính sách của Chínhphủ quốc gia... Ludendorff sẽ lãnh đạo quân đội quốcgia Đức... Nhiệm vụ của Chính phủ quốc gia Đức lâmthời là tiến đến Berlin để giải thoát dân tộc Đức...Ngày mai, hoặc sẽ có Chính phủ Quốc gia của nước Đức,hoặc tất cả chúng ta sẽ chết!".

Chẳngphải là lần đầu tiên và chắc chắn chẳng phải làlần cuối cùng, Hitler thốt lên lời dối trá đầy bảnlĩnh và có hiệu lực. Khi đám đông nghe Thủ Hiến Kahr,Tướng von Lossow và Cảnh sát trưởng von Seisser theo pheHitler, họ lập tức thay đổi thái độ. Nhiều tiếng reohò cất lên và âm thanh khiến cho 3 người vẫn còn bịnhốt trong gian phòng kế bên có ấn tượng mạnh.

Đột nhiên,Tướng Ludendorff được đưa ra giới thiệu, như là conthỏ từ chiếc mũ của nhà ảo thuật. Vị anh hùng chiếntranh giận dữ vì Hitler đã không hề thông báo gì cho ôngbiết trước và khi được biết không phải ông mà chínhngười cựu hạ sĩ sẽ là nhà lãnh đạo nước Đức,ông càng thêm bất mãn. Ông không thốt nên lời với gãtrai trẻ hung hăng. Nhưng Hitler không cảm thấy phiền hà,miễn là có Ludendorff với tên tuổi nổi tiếng của ôngnày làm bình phong để cứu vãn tình thế tuyệt vọng vàgiúp thuyết phục 3 nhà lãnh đạo Bavaria ngoan cố. VàLudendorff chịu làm việc này. Hitler bảo bây giờ là vấnđề hệ trọng cho quốc gia, và khuyên 3 người nên cộngtác.

Cảm thấy nểnang vì sự quan tâm của vị tướng, ba người có vẻ nhưthuận lòng, tuy sau này Lossow cho biết ông đã không chịuđặt mình dưới sự chỉ đạo của Ludendorff. Riêng Kahrthì vẫn còn vương vấn với ý tưởng tái lập vươngtriều Wittelsbach ở Bavaria, nhưng sau cùng nói sẽ hợp tácvới tư cách là "đại diện của nhà vua".

Sự xuất hiệnkịp thời của Ludendorff đã cứu vãn tình thế cho Hitler.Quá vui mừng vì sự may mắn này, Hitler dẫn 3 người trởra khán đài, rồi mỗi người phát biểu ngắn gọn vàcam kết cộng tác với nhau và với chế độ mới. Đámđông nhảy nhót trên bàn ghế mà la hét một cách cuồngnhiệt. Hitler lộ vẻ hớn hở mà theo một sử gia có mặtkể lại, trông "giống như trẻ thơ".

Bước lên khánđài lần nữa, Hitler nói lời đúc kết với đám đông:

"Bây giờ, tôi muốn làmtròn tâm nguyện của mình 5 năm về trước lúc tôi làthương bệnh binh trong một quân y viện: tôi sẽ hoạtđộng không ngừng nghỉ cho đến khi những tội đồTháng Mười Một bị lật đổ, cho đến khi trên đốngtro tàn của nước Đức khốn khổ ngày hôm nay vươn lênlần nữa một nước Đức hùng mạnh và vĩ đại, tự dovà vinh quang".

Cuộcmít tinh chuẩn bị kết thúc. Tại các cửa ra vào, Hesscùng với lực lượng S.A. giữ lại một số thành viênNội các Bavaria và những nhà quý tộc khác khi họ muốnlẻn ra ngoài cùng với đám đông. Hitler trông chừng Kahr,Lossow và Seisser. Thế rồi, có tin lực lượng S.A. đụngđộ với lính công binh. Hitler quyết định đích thân điđến nơi giải quyết vụ việc, để lại Ludendorff phụtrách kiểm soát tình hình ở nhà hàng bia.

Nhưng cuối cùngđó hoá ra lại là một sai lầm hết sức tai hại. Lossowlà người đầu tiên lẻn đi. Ông cho Ludendorff biết mìnhphải trở về bản doanh quân đội gấp để ra chỉ đạocần thiết. Sau đó, Kahr và Seisser cũng biến mất.

Hitler quay lạivới tinh thần phấn chấn, nhưng lại thấy các con mồiđã vuột khỏi tầm tay. Ông đã tự tin mà nghĩ lúc nàyđáng lẽ các "bộ trưởng" của ông phải tất bậtlo chuẩn bị cho những nhiệm vụ mới, trong khi Ludendorffvà Lossow phải vạch kế hoạch tiến về Berlin. Nhưng gầnnhư chẳng có việc gì xảy ra. Thậm chí Munich vẫn chưanằm trong tay lực lượng Cách mạng. Roehm chỉ mới chiếmđược doanh trại của Bộ Chiến tranh nhưng bỏ sót mộtsố địa điểm chiến lược, kể cả văn phòng điệnbáo. Vì thế, tin tức về vụ bạo loạn được truyềnđến Berlin và Tướng von Seeckt truyền lệnh cho quân độiở Bavaria phải trấn áp đám phản loạn.

Chỉ có vài sĩquan cấp thấp và một số binh sĩ bỏ hàng ngũ để ủnghộ Hitler và Roehm. Sĩ quan cao cấp dưới quyền Tướngvon Danner, chỉ huy quân sự ở Munich, chẳng những chuẩnbị tuân lệnh Seeckt mà còn bất mãn vì cách Hitler đốixử với von Lossow. Theo quy củ của quân đội, một dânthường chĩa súng vào một vị tướng là đáng bị trừngphạt. Lúc gần sáng, quân đội tạo một vòng vây xungquanh lực lượng của Roehm đang chiếm đóng Bộ Chiếntranh.

Hitler vàLudendorff cùng đến gặp Roehm để xem xét tình hình. Roehmbị sốc khi thấy ngoài mình ra, không ai có động tháiquân sự nào để chiếm đóng những vị trí trọng yếu.Hitler cố gắng nối lại liên lạc với Lossow, Kahr vàSeisser, nhưng không có kết quả. Poehner, cựu Chỉ huyTrưởng Cảnh sát Munich và bây giờ ủng hộ Hitler, đượcphái cùng với Thiếu tá Huehnlein và một toán quân S.A. đichiếm tổng hành dinh cảnh sát, nhưng họ lập tức bịbắt giữ.

Riêng Gustav vonKahr, người cầm đầu chính quyền Bavaria, đã lấy lạitinh thần và lòng dũng cảm. Ông ra lệnh đặt nhiều tấmpanô khắp thành phố, tố cáo:

"Sự lừa dối và phảntrắc của các đồng chí nhiều tham vọng đã biến mộtbuổi hội họp vì lợi ích cho Quốc gia thức tỉnh trởthành bạo lực đáng phỉ nhổ. Lời tuyên bố của tôi,Tướng von Lossow và Đại tá Seisser dưới sự đe doạ củanòng súng là không có hiệu lực. Đảng Công nhân Quốcgia xã hội Lao động Đức và các lực lượng chiến đấu[của Đảng này]... bị giải tán".

VONKAHR,
Chỉ huytrưởng Cảnh sát Bang

Đốivới Hitler, chiến thắng vào buổi tối đã rất gần vàrất dễ dàng nhưng đến đêm thì chúng lại đang dầntan biến. Nền tảng cho Cách mạng chính trị thành công –sự ủng hộ của các định chế hiện hữu như quân đội,cảnh sát và nhóm chính trị đang cầm quyền – giờ đangtan rã. Thậm chí tên tuổi của Ludendorff bây giờ cũngchẳng có hiệu lực tạo ra sự hậu thuẫn của quân độiđịa phương. Hitler đề nghị vị tướng cùng mình rútra ngoài thành phố để huy động nông dân ủng hộ rồitấn công Munich, nhưng ông này lập tức từ chối.

Tuy vậy, vẫncòn một cách khác để tránh được thảm hoạ. Khi nghetin về vụ bạo loạn, cựu Thái tử Rupprecht, kẻ thù củaLudendorff, đã phát lời kêu gọi trấn áp nhóm phản loạn.Bây giờ, Hitler quyết định kêu gọi Thái tử của cựuHoàng đế dùng ảnh hưởng của mình tác động lênLossow và Kahr nhằm đạt đến sự dàn xếp ôn hoà. Trunguý Neunzert, bạn của cả Hitler và Rupprecht, được pháiđi lo việc này. Vì không có xe, anh này phải đáp tàuhoả, đến trưa mới đến nơi. Trong khi ấy, sự việcdiễn tiến ngoài dự liệu của Hitler và mong ước củaLudendorff.

Hitler đã trùđịnh một vụ bạo loạn, không phải là nội chiến. Dùcho đầy phấn khích, Hitler vẫn tỉnh táo mà nhận ra rằngmình không có đủ thực lực để chống lại cảnh sátvà quân đội. Ông muốn làm Cách mạng cùng với quânđội, chứ không phải chống lại họ. Dù có hăng máutrong khi phát biểu và cầm súng uy hiếp tam đầu chế,nhưng ông không hề muốn những người cùng ghét bỏ nềnCộng hoà lại gây đổ máu cho nhau.

Ludendorff cũngthế. Ông sẽ vui khi thấy Tổng thống Ebert và "bọn taysai" bị trẹo cổ. Nhưng ông không muốn giết cảnh sátvà binh sĩ – những người đã cùng ông chia sẻ tinh thầnphản Cách mạng quốc gia.

Bây giờ,Ludendorff đề nghị với người lãnh đạo Quốc xã đanglung lay tinh thần một kế hoạch nhằm mang chiến thắngđến cho họ và tránh đổ máu. Ông tin chắc rằng binh sĩvà ngay cả cảnh sát Đức – phần đông là cựu chiếnbinh – không bao giờ bắn một vị tướng huyền thoạiđã từng chỉ huy họ chiến thắng trên các mặt trận.Ông và Hitler sẽ cùng với thuộc hạ tiến đến trung tâmthành phố. Ông tin rằng chẳng những cảnh sát và quânđội không dám giết ông, mà còn sẽ quy thuận và chiếnđấu theo mệnh lệnh của ông. Tuy còn hồ nghi, Hitler vẫnđồng ý. Dường như chẳng còn cách nào khác. Vì Hitlerthấy vị cựu Thái tử đã không phúc đáp lời yêu cầulàm trung gian của mình.

Lúc 11 giờ sángngày 9 tháng 11 năm 1923, ngày kỷ niệm nền Cộng hoà Đứckhai sinh, Hitler và Ludendorff dẫn đầu 3.000 quân S.A. hướngvề trung tâm thành phố Munich. Bên cạnh họ còn cóGoering (chỉ huy lực lượng S.A.), Scheubner-Richter,Rosenberg, Ulrich Grat (cận vệ của Hitler) và một số nhàlãnh đạo khác của Đảng. Lá cờ hình chữ thập ngoặcvà các tấm biểu ngữ tung bay trên đầu mỗi hàng quânlính. Tiếp theo sau là một xe tải mang súng máy cùng xạthủ. Binh sĩ S.A. đeo súng trường trên vai, một số ngườigắn thêm lưỡi lê. Hitler lăm lăm khẩu súng lục trongtay. Không phải là lực lượng mạnh lắm, nhưng Ludendorff– vốn đã chỉ huy hàng triệu binh sĩ thiện chiến nhấtcủa Đức – nghĩ thế là đủ để đạt được mụcđích.

Vài trăm métcách nhà hàng bia về hướng Bắc, họ gặp phải chướngngại đầu tiên. Một toán cảnh sát án ngữ trên cầuLudwig dẫn đến trung tâm thành phố. Goering chạy đếnnói chuyện với người chỉ huy cảnh sát, đe doạ sẽbắn các con tin mà mình nói đang dẫn theo phía sau nếucảnh sát bắn vào nhóm của ông. Vào đêm trước, Hess đãbắt giữ một số con tin, bao gồm cả 2 thành viên Nộicác nhằm phục vụ cho mục đích như thế này. Chẳng rõcó phải Goering tháu cáy hay không, nhưng dường như vịchỉ huy cảnh sát tin theo lời Goering nên để cho đoànngười đi qua êm thấm.

Ở Quảng trườngMarienplatz, đoàn người Quốc xã gặp một đám đông đanglắng nghe lời kêu gọi của Julius Streicher, người đảphá Do Thái ở Nuremberg, đã vội chạy đến Munich ngay khinghe tin về vụ bạo loạn. Không muốn bị bỏ qua bên lềcuộc Cách mạng, ông cắt ngang bài diễn thuyết của mìnhmà gia nhập nhóm bạo loạn, tiến bước ngay phía sauHitler.

Xế trưa, đoànngười tiến đến gần mục tiêu là Bộ Chiến tranh, nơiRoehm và nhóm quân S.A. của ông vẫn còn chiếm đóng,nhưng bị Quân đội bao vây bên ngoài. Cả hai bên chưabắn phát súng nào. Phía Roehm có cựu chiến binh và họcó nhiều chiến hữu phía bên kia. Không ai có lòng dạnào mà bắn giết lẫn nhau.

Để tiến đếnBộ Chiến tranh và giải thoát Roehm, Hitler và Ludendorff dẫnđoàn người đi qua con đường hẹp mang tênResidenzstrasse. Ở cuối con đường, một nhóm khoảng 100cảnh sát đang án ngữ. Họ chiếm vị trí thuận lợi vànhóm này không muốn nhường đường.

Nhưng đoànngười lại cố gắng tìm cách đi qua. Ulrich Graf tiến lênphía trước và hô lớn với vị chỉ huy cảnh sát: "Đừngbắn! Ngài Ludendorff đang đi đến!" Hitler phụ hoạ: "Đầuhàng đi! Đầu hàng đi!" Nhưng vị chỉ huy cảnh sátkhông muốn đầu hàng. Rõ ràng là cái tên Ludendorff chẳngcó ma lực gì đối với ông ta, đây là cảnh sát, khôngphải là quân đội.

Không ai biếtbên nào nổ súng trước. Bên này đổ lỗi cho bên kia.Một người bàng quan khai rằng Hitler đã bắn phát súnglục trước tiên. Người khác cho rằng chính Streicher bắntrước. Và sau này, có hơn một Đảng viên Quốc xã đãkể lại với tác giả rằng hành động này của Streicherchủ yếu là để nhằm lấy lòng Hitler.

Dù sao chăngnữa, một tiếng súng đã nổ. Kế tiếp là hàng loạtsúng vang lên từ hai phía, dập tắt mọi hy vọng củaHitler. Scheubner-Richter ngã xuống tắt thở. Goering bị mộtvết thương nặng. Trong vòng 60 giây, tiếng súng ngừngbặt, nhưng con đường la liệt những người. 16 ngườibên Quốc xã và 3 nhân viên cảnh sát thiệt mạng hoặcđang hấp hối, nhiều người khác bị thương, nhữngngười còn lại – kể cả Hitler – nằm rạp trên mặtđường để tránh đạn.

Nhưng cũng cómột ngoại lệ. Ludendorff không nằm rạp, vẫn đứngthẳng và hãnh diện với truyền thống quân đội, cùngvới Thiếu tá tuỳ viên Streck bên cạnh, ông điềm tĩnhđi giữa những họng súng của cảnh sát, trông cô đơnvà dị kỳ. Không có Đảng viên Quốc xã nào đi cùngông. Thậm chí vị lãnh tụ Adolf Hitler cũng không.

Vị thủ tướngtương lai của Đế chế Thứ Ba là người đầu tiên bỏchạy để thoát lấy thân. Trước đó, ông đã vòng cánhtay trái để ôm lấy cánh tay phải của Scheubner-Richter vàkhi người thuộc hạ ngã xuống, anh kéo vị lãnh tụ ngãtheo khiến ông này bị trật khớp xương vai. Theo vài nhânchứng kể lại, Hitler "là người đầu tiên đứng dậyvà quay đi", bỏ lại phía sau các đồng chí đang nằmla liệt trên mặt đường. Ông được đưa nhanh lên mộtchiếc xe rồi chạy đến một ngôi nhà vùng nông thôn.Hai ngày sau, Hitler bị bắt.

Ludendorff bịbắt ngay tại chỗ. Ông khinh thường nhóm phản loạn đãkhông đủ can đảm tiến bước theo ông, và cảm thấycay đắng vì quân đội đã không hậu thuẫn, đến nỗiông tuyên bố từ nay về sau sẽ chẳng nhìn mặt sĩ quannào và cũng chẳng bao giờ mặc bộ quân phục sĩ quannữa. Goering được sơ cứu rồi được đưa đi lánh ởÁo. Hess cũng lẩn trốn ở Áo. Roehm đầu hàng tại BộChiến tranh 2 giờ sau.

Trong vòng ítngày, tất cả nhóm lãnh đạo ngoại trừ Goering và Hessđều bị bắt. Cuộc bạo loạn của Quốc xã thất bạimột cách thảm hại. Đảng bị giải tán. Vị lãnh tụđộc tài, người đã bỏ chạy sau loạt đạn đầu, mấthết uy tín và sự nghiệp chính trị đang lên như diềucủa Hitler dường như sắp bị đặt một dấu chấm hết.

PHIÊNTOÀ XỬ TỘI PHẢN QUỐC


Thậtra, những diễn tiến tiếp theo cho thấy sự nghiệp ấychỉ bị gián đoạn, nhưng không gián đoạn lâu. Hitlerthừa khôn ngoan để biến phiên toà này thành một diễnđàn mà qua đó, ông lên án những người đã bắt giữmình. Điều quan trọng hơn là lần đầu tiên tên tuổiông lan khỏi Bavaria và lan ra cả bên ngoài biên giới nướcĐức. Ông biết rõ rằng những nhà báo khắp thế giớicũng như của những tờ báo của Đức đang đổ xô đếnMunich để tường thuật vụ xử của toà án đặc biệthọp trong Trường Huấn luyện Bộ binh ở Blutenburgstrasse,bắt đầu từ ngày 26 tháng 2 năm 1924. Khi phiên toà kếtthúc vào 24 ngày sau, Hitler đã biến thất bại thành chiếnthắng, khiến cho dưới mắt quần chúng, Kahr, Lossow vàSeisser phải chịu một phần trách nhiệm về những nỗikhổ sở của họ. Hitler cũng tạo ấn tượng mạnh tronglòng người dân Đức bằng tài hùng biện và tinh thầnquốc gia sôi sục, đưa tên tuổi của ông lên trang nhấtnhiều tờ báo trên thế giới.

Dù Ludendorff dễtrở nên nổi tiếng nhất trong số 10 bị can đứng trướcvành móng ngựa, nhưng Hitler lại ngay lập tức thu hútđược sự chú ý đặc biệt. Từ đầu đến cuối, ôngta áp đảo các thủ tục toà án. Frank Guertner, Bộ trưởngTư pháp bang Bavaria và cũng là người bạn lâu năm củaHitler, đã dàn xếp để đảm bảo phiên xử thuận lợivà khoan dung. Hitler được phép ngắt lời người khác bấtcứ khi nào ông ta muốn, được tự do chất vấn nhânchứng, có cơ hội nói về mình bất kỳ lúc nào và baolâu cũng được – bài phát biểu mở đầu của ông kéodài 4 giờ đồng hồ, và đấy mới chỉ là khai mào chonhững màn diễn thuyết tiếp theo.

Hitler không muốnlặp lại lỗi lầm của những người gây bạo loạntrước đó và nói rằng họ chẳng biết gì, chẳng chủđịnh gì, chẳng muốn gì. Thay vào đó, Hitler nghĩ mìnhphải tỏ ra can đảm trước thẩm phán mà nói: "Đúngvậy, đó là điều chúng tôi muốn làm, chúng tôi muốnlật đổ Nhà nước".

Khi đứng trướcHội đồng xét xử và phóng viên báo đài cả thế giới,Hitler hãnh diện tuyên bố:

"Chỉ một mình tôi chịutrách nhiệm. Nhưng tôi không phải là kẻ tội đồ. Tôiđứng đây với tư cách là một nhà Cách mạng... Chốnglại những kẻ phản quốc năm 1918 thì không phải là tộiphản quốc".

Nếuđó là tội phản quốc, thì tam đầu chế lãnh đạochính quyền, quân đội và cảnh sát của bang Bavaria vànhững kẻ đồng mưu với ông cũng phải có tội và đánglẽ phải ra trước vành móng ngựa bên cạnh ông. Hitlertỏ ra khôn ranh mà lôi tam đầu chế cùng vào cuộc:

"Có một điều chắc chắnlà Lossow, Kahr và Seisser đều có cùng mục tiêu như chúngtôi, đó là lật đổ Chính phủ Đức. Nếu Đảng chúngtôi thực sự phản quốc, thì xuyên suốt vụ việcLossow, Kahr và Seisser đều có hành vi phản quốc cùng vớiĐảng chúng tôi. Vì trong những tuần lễ gần đây tấtcả chúng tôi đã chỉ bàn bạc về những mục tiêu màkhiến cho giờ đây chúng tôi bị kết án".

Cả3 người khó mà phủ nhận điều này, vì đó là sựthật. Kahr và Seisser không thể đối chọi lại miệnglưỡi của Hitler. Chỉ có Tướng von Lossow tự biện hộmột cách thách thức. Ông nhắc cho toà biết: "Tôi khôngphải là kẻ vô công rồi nghề đi gây náo loạn. Tôi cóvị trí cao trong chính quyền bang". Rồi vị tướng trútmọi câu mắng nhiếc của một nhà lãnh đạo quân sựlên người cựu hạ sĩ, kẻ mới phất mang đầy tham vọngmuốn sai khiến cả quân đội và chính quyền Bang. Ôngbắt bẻ: "Làm thế nào mà cái trò mị dân bừa bãi nhưthế lại đến từ những người gần đây chỉ lo đánhtrống thổi kèn!"

Chỉ đánh trốngthổi kèn? Hitler biết cách để đáp lại điều đó:

"Kẻ tiểu nhân luôn có tưtưởng nhỏ mọn! Xin hãy tin tôi, tôi thấy không đángphải tranh luận với lời kết án của một Bộ trưởngnhư thế. Tôi thấy một con người vĩ đại muốn đi vàolịch sử chỉ với tư cách là Bộ trưởng thì không xứngđáng. Ông ta rồi có thể được chôn bên cạnh những Bộtrưởng khác. Tôi muốn trở thành người huỷ diệt chủnghĩa Marx. Tôi sẽ hoàn tất sứ mệnh này và nếu thế,cái chức Bộ trưởng đối với tôi chỉ là vô nghĩa".

Thếrồi Hitler đưa ra tấm gương của Wagner:

"Lần đầu tiên tôi đứngtrước mộ của Richard Wagner, tim tôi tràn ngập niềm hãnhdiện đối với người đã không muốn có ngôn từ ghitrên mộ chí như "Nơi an nghỉ của Thành viên Hội đồngCơ mật, Giám đốc Âm nhạc, Ngài Nam tước Richard vonWagner". Tôi hãnh diện khi thấy người này và nhiềungười khác trong lịch sử nước Đức chỉ muốn nêu tênvới lịch sử mà không có chức danh. Không phải do khiêmtốn mà tôi muốn là một kẻ đánh trống những ngàynày. Đó là ước vọng cao nhất – còn lại thì chẳnglà gì cả".

Hitlerbị kết án là muốn từ kẻ đánh trống thổi kèn nhảylên địa vị nhà độc tài. Ông không phủ nhận điềunày. Vì định mệnh đã an bài như thế.

"Người sinh ra làm nhà độctài không để cho ai thúc đẩy, mà tự làm chủ con ngườimình. Ông không đợi cho ai đốc thúc, mà tự phấn đấutiến lên. Như thế chẳng có gì là xấu hổ. Một côngnhân muốn nỗ lực trở thành lao động chuyên sâu thì cóđáng xấu hổ hay không? Một người có vầng trán cao nhưnhà tư tưởng suy nghĩ hàng đêm cho đến khi đưa ra thếgiới phát minh của mình thì có phải là đường độthay không? Người nào cảm thấy mình có nghĩa vụ đốivới nhân dân thì không nên nói: 'Nếu cần đến tôi,tôi sẽ hợp tác'. Không được! Ông ấy phải tiến lênmà gánh lấy nghĩa vụ".

Dùcó thể phải nhận bản án tù lâu năm vì tội phảnquốc, nhưng trong tiếng gọi của "nghĩa vụ đối vớinhân dân", Hitler lại vô cùng tự tin. Trong khi đang bịgiam chờ ngày ra toà, ông phân tích những lý do thất bại,và dặn lòng sẽ chẳng bao giờ lặp lại những lỗi lầmấy. 13 năm sau khi đạt mục tiêu của mình, trong lễ kỷniệm ngày Bạo loạn Nhà hàng Bia, Hitler nói với cử toạ:

"Tôi có thể bình tâm mànói thì đó là quyết định khinh suất nhất trong đờimình... Nếu bây giờ nhìn thấy Đảng viên của ta trongtình trạng như vào năm 1923, các bạn có thể hỏi: 'Họtừ trại tế bần nào thế?' Nhưng định mệnh đã anbài tốt cho ta. Nếu ta không thành công ở bước đầu,thì điều không tránh khỏi sẽ là sự sụp đổ. Vì nềntảng cũng như tri thức của tổ chức khi ấy còn non kém...Ta nhận ra rằng lật đổ Nhà nước cũ thì không đủ,mà trước đó còn phải xây dựng xong một Nhà nước mớisẵn sàng gánh lấy trách nhiệm... Vào năm 1933, không còncó vấn đề lật đổ một Nhà nước bằng vũ lực nữa,vì khi một Nhà nước đã được gây dựng thì việc cònlại chính là phá huỷ những tàn tích cuối cùng của Nhànước cũ – mà việc này chỉ mất có vài tiếng đồnghồ".

Trongkhi đang đối chất với các quan toà và công tố viên,đầu óc Hitler đã định hình phương cách thành lập Nhànước Quốc xã. Lần sau, ông sẽ lôi kéo để quân độiĐức hậu thuẫn thay vì chống đối mình. Trong bài phátbiểu đúc kết, Hitler nêu ý tưởng dàn hoà với quânđội. Vì chẳng có lấy một lời trách móc quân đội:

"Tôi tin rằng sẽ đếnngày mà quần chúng, những người hôm nay đứng dướingọn cờ Đảng của chúng tôi, sẽ đoàn kết với nhữngngười đã bắn vào họ... Khi biết cảnh sát đã nổsúng, tôi lấy làm vui vì thấy không phải quân đội bịô danh, quân đội vẫn giữ thanh danh trong sạch như từtrước đến giờ. Một ngày nào đấy, sẽ đến lúc quânđội đứng bên cạnh chúng tôi, tất cả sĩ quan cũng nhưbinh sĩ".

Đólà lời tiên đoán chính xác, nhưng vị thẩm phán chủtoạ ngắt ngang: "Ông Hitler, ông bảo rằng cảnh sát đãbị ô danh. Toà không chấp nhận câu nói ấy".

Bị cáo khônghề chú ý đến lời khiển trách. Với ngôn từ khiếncho cử toạ của phiên toà bị thu hút một cách mê mẩn,Hitler phát biểu lời kết luận:

"Lực lượng do chúng tôithành lập đang lớn mạnh từng ngày... Tôi vẫn ấp ủhy vọng trong niềm hãnh diện rằng một ngày kia, sẽ đếnlúc những đại đội non yếu này trở thành những tiểuđoàn, tiểu đoàn thành trung đoàn, trung đoàn thành sưđoàn, rồi những phù hiệu sẽ được mang lên từ bùnlầy, những lá cờ khi xưa sẽ tung bay, rồi sẽ có sựhoà giải theo phán xét thiêng liêng vĩ đại cuối cùng màchúng tôi sẵn sàng đối mặt."

Hitlerhướng đôi mắt cháy bỏng đến Hội đồng xét xử:

"Không phải là quý toàphán xử chúng tôi. Sự phán xử ấy sẽ do phiên toà vĩnhcửu của lịch sử tuyên bố. Quý toà sẽ phán xử thếnào thì tôi biết. Nhưng phiên toà ấy sẽ không hỏichúng tôi: 'Các ông nhận tội phản Quốc hay không?'Phiên toà ấy sẽ phán xử chúng tôi, vị Chủ nhiệm Hậucần trong quân đội cũ [Ludendorff], sĩ quan và binh sĩ củaông, như là những người Đức vốn chỉ muốn điều tốtlành cho nhân dân và Tổ quốc của họ, những người sẵnsàng chiến đấu và hy sinh. Quý toà có thể tuyên bốhàng nghìn lần rằng chúng tôi có tội, nhưng vị nữthần của phiên toà lịch sử vĩnh cửu sẽ mỉm cườivà rơi lệ để xoá đi cáo trạng của công tố và bảnán của toà này. Bởi vì nữ thần sẽ tha bổng cho chúngtôi".

Cuốicùng thì bản án của quan toà trần tục chẳng khác vớiphán xét của lịch sử là bao. Toà tha bổng cho Ludendorff,nhưng cho rằng Hitler và những người khác đều có tội.Tuy phải đối mặt với luật pháp (Điều 81 Bộ luậtHình sự của Đức ghi "người có hành vi sử dụng vũlực để thay đổi Hiến pháp của Đế chế Đức hoặcbất kỳ bang nào của Đức sẽ bị phạt tù chung thân"),nhưng Hitler chỉ bị án 5 năm tù. Ngay cả các thẩm phántrần tục cũng phản đối, cho rằng bản án là quá nặng,nhưng vị thẩm phán chủ toạ trấn an họ rằng tù nhânsẽ có cơ hội được ân xá sau khi thực hiện bản ánđược 6 tháng. Cảnh sát cố tìm cách trục xuất Hitlervì ông là người nước ngoài – ông vẫn còn mang quốctịch Áo – nhưng không thành công. Bản án được thihành ngày 1 tháng 4 năm 1924. Không đầy 9 tháng sau, ngày20 tháng 12, Hitler được trả tự do, hoàn toàn có quyềntiếp tục cuộc tranh đấu để lật đổ Nhà nước dânchủ.

Nếu là ngườitheo phe Cực Hữu thì bản án cho tội phản Quốc khôngđến nỗi nặng, dù luật quy định thế nào chăng nữa.

Tuy thất bại,nhưng cuộc bạo loạn lại khiến cho Hitler nổi danh cảnước và trong con mắt của nhiều người, ông chính làmột người yêu nước và là một vị anh hùng. Chẳng baolâu sau, bộ máy tuyên truyền của Đảng Quốc xã biếnvụ việc thành một trong những huyền thoại vĩ đạinhất. Mỗi năm, ngay cả khi Hitler đã lên nắm chínhquyền, ngay cả lúc đang bị Thế chiến II tàn phá, Hitlerđều trở về nhà hàng bia ấy ở Munich đúng vào ngày 8tháng 11 để ban huấn từ cho Đảng viên.

Năm 1935, Hitler,lúc này đã là Thủ tướng, ra lệnh khai quật thi hài của16 Đảng viên Quốc xã đã ngã xuống trong cuộc bạo loạnvà đặt trong đài tưởng niệm Feldherrnhalle.Khi khánh thành lăng mộ, Hitler tuyên bố:

"Họ đã đi vào cõi vĩnhhằng của nước Đức. Nơi đây, họ hiện thân cho nướcĐức và che chở cho nhân dân ta. Nơi đây, họ nằm xuốngnhư là những nhân chứng đích thực cho phong trào củachúng ta".

Ôngkhông nói thêm – và dường như không có người Đứcnào còn nhớ – rằng họ chính là những người màHitler đã bỏ mặc sống chết khi tự mình chạy thoátthân.

Mùa hè 1924 nămấy trong toà pháo đài Landsberg xưa cũ được dùng làmnhà tù nhìn xuống dòng sông Lech, Adolf Hitler, là tù nhânnhưng lại được đối xử như là khách danh dự với mộtcăn phòng cho riêng mình và cảnh quan tuyệt vời bênngoài, gọi Rudolf Hess đến (đã ra đầu thú và vào tù)để bắt đầu đọc cho anh ta ghi lại từ chương này quachương kia của một cuốn sách. Trước khi Hess đến, EmilMaurice – một cựu tù nhân, thợ làm đồng hồ và làthủ lĩnh của đội quân Quốc xã – đã ghi lại phầnđầu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro