CHƯƠNG 18. Đụng độ giữa hai bán cầu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trongtất cả các trường hợp nhóm người này giành chỗ nhómngười khác thì trường hợp có quy mô lớn nhất trong13.000 năm trở lại đây là cuộc đụng độ gần đâygiữa các xã hội Cựu Thế giới với các xã hội TânThế giới. Khoảnh khắc bi kịch và mang tính quyết địnhnhất của cuộc xung đột đó, như ta đã thấy ở Chương3, xảy ra khi đội quân nhỏ bé của Pizarro bắt sốnghoàng đế Atahualpa của đế quốc Inca, nhà lãnh đạotuyệt đối của nhà nước lớn nhất, giàu có nhất,đông dân nhất và tiên tiến nhất về hành chính cũngnhư công nghệ của người châu Mỹ bản địa. Sự kiệnbắt sống Atahualpa là biểu tượng cho việc người châuÂu chinh phục châu Mỹ, bởi cũng chính các nhân tố trựctiếp dẫn tới sự kiện đó hợp lại cũng là nguyênnhân khiến người châu Âu chinh phục được các xã hộichâu Mỹ bản địa khác. Giờ ta hãy quay lại cuộc xungđột đó giữa hai bán cầu, áp dụng những gì ta đãbiết được kể từ Chương 3. Câu hỏi cơ bản cần phảitrả lời là: tại sao người châu Âu đến được vàchinh phục được xứ sở của người châu Mỹ bản địachứ không phải ngược lại? Điểm xuất phát của chúngta sẽ là so sánh các xã hội Âu-Á với các xã hội châuMỹ bản địa tại thời điểm năm 1492, năm mà Columbus"phát hiện" ra châu Mỹ.

Chúng ta bắtđầu so sánh từ chỗ sản xuất lương thực, nhân tố cótính quyết định đối với quy mô của quần thể dân cưvà độ phức tạp của xã hội, do đó là nhân tố tốihậu quyết định khả năng chinh phục. Khác biệt nổibật nhất giữa sản xuất lương thực châu Mỹ với sảnxuất lương thực Âu-Á là ở các loài hữu nhũ thuầnhóa lớn. Ở Chương 9 chúng ta đã gặp 13 loài của Âu-Ávốn đã trở thành nguồn chính cung cấp cho lục địanày protein động vật (thịt và sữa), len, da, phương tiệnchính để vận chuyển người và hàng hóa, phương tiệnchiến tranh không thể thiếu, và nhân tố quan trọng làmtăng năng suất cây trồng (bằng cách kéo cày và cung cấpphân bón). Cho đến khi bánh xe quay bằng sức nước vàcối xay gió bắt đầu thay thế cho sức của các loài hữunhũ ở Âu-Á vào thời trung đại, chúng cũng còn là nguồnchính cung cấp sức mạnh "công nghiệp" ngoài lực cơbắp của con người, chẳng hạn như để xoay đá mài vàvận hành máy nâng dùng sức nước. Ngược lại, châu Mỹchỉ có mỗi một loài hữu nhũ thuần hóa lớn là lạcđà châu Mỹ (llama/alpaca), đã vậy loài này chỉ bó hẹpở một khu vực nhỏ là vùng Andes và vùng duyên hải Perulân cận. Tuy loài này được dùng để cho thịt, len, davà phương tiện vận chuyển, song nó chẳng bao giờ chosữa để con người tiêu thụ, chẳng bao giờ được dùngđể cưỡi, chẳng bao giờ kéo xe hoặc kéo cày, và chẳngbao giờ được dùng làm nguồn sinh công hay phương tiệnchiến tranh.

Ấy là cả mộtloạt những khác biệt giữa các xã hội Âu-Á với cácxã hội châu Mỹ bản địa - phần lớn là bởi hầu hếtcác loài hữu nhũ hoang dã lớn ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ đãtuyệt chủng (hay bị tiêu diệt?) vào cuối Kỷ Pleitoxen.Giá như không có những sự tuyệt chủng đó thì lịch sửhiện đại rất có thể đã diễn ra theo một chiều hướngkhác. Giá như vậy thì lúc Cortés và đoàn thám hiểm lôithôi lếch thếch của ông ta đổ bộ lên bờ biển Mexicovào năm 1519, ắt hẳn họ đã ngợp lút giữa hàng ngànkỵ binh Aztec cưỡi trên những con ngựa châu Mỹ bản địađược thuần hóa. Thay vì người Aztec chết vì bệnh đậumùa, người Tây Ban Nha ắt sẽ bị quét sạch bởi các vitrùng châu Mỹ do những người Aztec đã có kháng thểtruyền sang. Các nền văn minh châu Mỹ dựa trên sức loàivật ắt hẳn đã cử những đoàn quân chinh phục củamình sang làm cỏ châu Âu. Song những hệ quả giả địnhđó đã không xảy ra bởi các loài hữu nhũ đã bị tuyệtchủng ở châu Mỹ từ hàng ngàn năm trước.

Những sự tuyệtchủng đó đã khiến Âu-Á có nhiều loài hoang dã có thểthuần hóa hơn gấp bội so với châu Mỹ. Hầu hết cácứng viên này bị loại khỏi danh sách có thể thuần hóabởi một nguyên nhân bất kỳ trong sáu nguyên nhân. Do vậymà rốt cuộc Âu-Á còn lại 13 loài hữu nhũ lớn đượcthuần hóa, còn châu Mỹ chỉ có vỏn vẹn một loài. Cảhai bán cầu đều có những loài chim và loài hữu nhũ nhỏđược thuần hóa - như ở châu Mỹ là gà tây, chuộtghinê và vịt Muscovy ở phạm vi rất hẹp còn chó thì phổbiến hơn, còn ở Âu-Á là gà, ngỗng, vịt, mèo, chó,thỏ, ong mật, tằm và vài loài khác. Nhưng tầm quan trọngcủa tất cả các loài thuần hóa nhỏ đó chẳng là baoso với tầm quan trọng của các loài hữu nhũ lớn.

Âu-Á và châuMỹ cũng khác nhau ở nghề trồng trọt, mặc dù sự khácnhau ở đây không lớn như ở chăn nuôi. Vào năm 1492,trồng trọt đã phổ biến trên toàn bộ Âu-Á. Trong sốít ỏi các dân tộc săn bắt hái lượm không có cả câytrồng lẫn vật nuôi ở Âu-Á có những người Ainu ởBắc Nhật Bản, các xã hội Siberia không có hươu, vànhững nhóm nhỏ sống rải rác khắp những cánh rừng ẤnĐộ và Đông Nam Á nhiệt đới sống bằng săn bắt háilượm và trao đổi với các nhà nông láng giềng. Một sốdân tộc Âu-Á khác, đặc biệt là những dân tộc du mụcTrung Á và các dân tộc chăn nuôi tuần lộc ở Bắc cựclà người Lapp và người Samoyed thì có chăn nuôi gia súcnhưng ít hoặc không trồng trọt gì. Hầu như tất cảcác xã hội Âu-Á khác đều có cả trồng trọt lẫn chănnuôi.

Nông nghiệpcũng phổ biến ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, song những ngườisăn bắt hái lượm vẫn chiếm lĩnh một phần lớn diệntích châu Mỹ so với ở Âu-Á. Các khu vực không hề cósản xuất lương thực ở châu Mỹ bao gồm toàn bộ vùngphía bắc của Bắc Mỹ và phía nam của Nam Mỹ, vùng Đồngbằng Lớn Canada, và toàn bộ phía tây Bắc Mỹ ngoại trừvài vùng nhỏ ở phía tây nam Hoa Kỳ nơi có nghề nôngtưới tiêu. Điều đáng ngạc nhiên là những khu vựckhông có sản xuất lương thực ở châu Mỹ bản địavào thời đó bao gồm cả những vùng mà ngày nay, sau khingười châu Âu đến Bắc Mỹ, đã trở thành những vựalúa mì và bãi chăn thả trù phú nhất của cả Bắc Mỹlẫn Nam Mỹ: các bang ven bờ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ,dải lúa mì của Canada, đồng bằng pampa của Argentina vàvùng khí hậu Địa Trung Hải của Chile. Sở dĩ các vùngnày xưa kia không có sản xuất lương thực chẳng qua làbởi các vùng này khan hiếm những loài cây dại và thúhoang có thể thuần hóa, cũng như vì các rào cản địalý và sinh thái ngăn không cho các loài cây trồng và dămba loài vật nuôi ít ỏi ở những vùng khác của châu Mỹcó thể thâm nhập vào được. Việc các vùng này trởnên năng sản là có lợi không chỉ cho người châu Âuđến định cư mà trong một số trường hợp còn cho cảchính người châu Mỹ bản địa, bởi người châu Âu đãmang đến các loài cây trồng và vật nuôi thuần hóathích hợp với các vùng này. Chẳng hạn, các xã hộichâu Mỹ bản địa đã trở nên lừng danh vì tài cưỡingựa thiện nghệ, trong một số trường hợp còn nổitiếng cả về nuôi bò và cừu ở một số nơi thuộcvùng Đồng bằng Lớn, miền phía tây Hoa Kỳ và đồngbằng pampa ở Argentina. Ngày nay hễ nói đến ngườiAnh-điêng châu Mỹ là người Mỹ da trắng hình dung đầutiên đến những chiến binh cưỡi ngựa cùng những ngườiNavajo chăn cừu và dệt vải, song cơ sở cho cái hình ảnhđó chỉ hình thành từ sau năm 1492. Các ví dụ này chỉcho ta thấy: cái thành tố duy nhất hãy còn thiếu để cóthể duy trì sản xuất lương thực ở những khu vực rộnglớn của châu Mỹ chính là bản thân các loài cây trồngvà vật nuôi thuần hóa.

Ở những vùngcủa châu Mỹ nơi người châu Mỹ bản địa đã pháttriển được sản xuất lương thực, nền sản xuấtlương thực đó cũng bị bó hẹp bởi năm điều bất lợichính so với nền nông nghiệp Âu-Á: quá phụ thuộc vàocây ngô vốn nghèo protein chứ không phải những loài ngũcốc đa dạng và giàu protein như ở Âu-Á; phải trồngtừng hạt một bằng tay chứ không phải gieo hàng loạt;cày cấy bằng tay chứ không cày bằng sức của loài vật,trong khi nếu cày bằng sức loài vật thì một người cóthể canh tác trên một diện tích rộng hơn nhiều, ngoàira còn có thể trồng trọt trên một số nơi đất màu mỡnhưng rắn và những nơi đất khó gieo cấy bằng tay (tỉnhư đất vùng Đồng bằng Lớn ở Bắc Mỹ); thiếu phânbón loài vật để làm giàu thêm đất; và chỉ có sứcngười chứ không có sức loài vật để làm những việcnhà nông như đập, xay và xây kênh mương. Những khácbiệt đó gợi cho ta rằng nền nông nghiệp Âu-Á tạithời điểm năm 1492 có thể đã mang lại lượng calori vàprotein bình quân tính theo giờ công người cao hơn so vớinền nông nghiệp châu Mỹ.

Những sự khácbiệt đó trong nền sản xuất lương thực là một nguyênnhân tối hậu chính dẫn đến sự khác biệt giữa cácxã hội Âu-Á với các xã hội châu Mỹ. Trong số cácnhân tố trực tiếp phát sinh từ nguyên nhân tối hậunày và dẫn tới khả năng chinh phục của các xã hộiÂu-Á, quan trọng nhất là những khác biệt về vi trùng,công nghệ, tổ chức chính trị và chữ viết. Trong sốnày, nhân tố có quan hệ gần gũi nhất với những khácbiệt trong sản xuất lương thực là các loại vi trùng.Các căn bệnh truyền nhiễm vốn thường xuyên ghé thămnhững xã hội Âu-Á có mật độ đông đúc - và do đónhiều người Âu-Á đã được miễn dịch hoặc có cơchế đề kháng - bao gồm tất cả các tác nhân giếtngười lớn nhất trong lịch sử: đậu mùa, sởi, cúm,dịch hạch, lao, sốt phát ban, dịch tả, sốt rét, vânvân. Trái ngược với cái danh sách hắc ám này, căn bệnhtruyền nhiễm đám đông duy nhất mà ta có thể quy nguồngốc về các xã hội châu Mỹ bản địa tiền Columbus làcác bệnh khuẩn xoắn không phải giang mai. (Như tôi đãgiải thích ở Chương 11, người ta vẫn chưa rõ liệugiang mai đã phát sinh từ Âu-Á hay từ châu Mỹ, và cũngđã có người tuyên bố rằng bệnh lao đã hiện diện ởchâu Mỹ từ trước thời Columbus, nhưng theo tôi điềunày vẫn chưa được kiểm chứng).

Thật nghịch lýrằng sự khác biệt giữa hai lục địa về các loại vitrùng độc hại phát sinh từ sự khác biệt giữa hai lụcđịa về các loài gia súc có ích. Hầu hết các vi trùnggây ra những bệnh truyền nhiễm đặc trưng cho xã hộiloài người đông đúc đã tiến hóa từ chính các vitrùng thủy tổ tương tự vốn từng gây bệnh truyềnnhiễm ở các loài thú thuần hóa, mà con người từ khichuyển sang sản xuất lương thực vào khoảng 10.000 nămtrước thì cũng bắt đầu tiếp xúc hằng ngày với cácloài này. Âu-Á đã nuôi dưỡng nhiều loài thú thuần hóavà do đó đã làm phát triển nhiều loại vi trùng nhưvậy, trong khi châu Mỹ có rất ít loài thú thuần hóa nêncũng có rất ít vi trùng. Còn những nguyên nhân khác khiếncác xã hội châu Mỹ bản địa có quá ít loài vi trùngchết người như vậy, ấy là do những làng mạc, vốn làchốn sinh sôi nảy nở lý tưởng cho các bệnh truyềnnhiễm, ra đời ở châu Mỹ muộn hơn ở Âu-Á đến hàngngàn năm; và ba vùng ở Tân Thế giới nơi có những xãhội có thành thị (vùng Andes, Trung Mỹ và vùng đông namHoa Kỳ) thì đã chẳng bao giờ được nối kết với nhaubằng con đường giao thương nhanh chóng với khối lượnglớn trên quy mô tương tự như đường giao thương vốnđã đưa bệnh dịch hạch, cúm và có thể cả đậu mùatừ châu Á sang châu Âu. Kết quả là ngay cả sốt rét vàsốt hoàng nhiệt, những bệnh truyền nhiễm mà rốt cuộcđã trở thành trở ngại chính ngăn cản người châu Âuthực dân hóa vùng nhiệt đới châu Mỹ, cũng là rào cảnlớn nhất kìm hãm việc xây dựng Kênh đào Panama, lạihoàn toàn không phải là những căn bệnh của châu Mỹ màđược gây ra bởi các vi trùng có nguồn gốc từ vùngnhiệt đới của Cựu Thế giới và do người châu Âumang theo đến châu Mỹ.

Chẳng kém phầnquan trọng so với vi trùng - với tư cách là nhân tố trựctiếp khiến tại sao châu Âu chinh phục được châu Mỹ -là sự khác biệt trên mọi phương diện về công nghệ.Những khác biệt đó xét đến cùng đều nảy sinh từviệc Âu-Á có một lịch sử lâu dài hơn gấp bội gồmnhững xã hội sống bằng sản xuất lương thực, có mậtđộ dân cư đông đúc, chuyên môn hóa về kinh tế, tậptrung hóa về chính trị, tương tác và cạnh tranh vớinhau. Có thể kể ra năm lĩnh vực công nghệ như sau:

Thứ nhất: kimloại - đầu tiên là đồng thiếc, sau đó là đồng thau,cuối cùng là sắt - được dùng làm công cụ ở tất cảcác xã hội phức tạp ở Âu-Á vào năm 1492. Ngược lại,mặc dù đồng thiếc, bạc, vàng và hợp kim đã đượcdùng làm đồ trang trí ở vùng Andes và một số khu vựckhác ở châu Mỹ, nhưng đá, gỗ và xương thú vẫn làvật liệu chính để chế tác công cụ tại hầu hết cácxã hội châu Mỹ bản địa, các xã hội này chỉ sửdụng công cụ bằng đồng ở mức độ hạn chế.

Thứ hai, kỹthuật quân sự ở Âu-Á hùng mạnh hơn nhiều so với ởchâu Mỹ. Vũ khí châu Âu bao gồm gươm, giáo và dao gămbằng thép, được bổ sung bằng súng hỏa mai và pháo,binh sĩ thì được bảo vệ bằng áo giáp và mũ trụ làmbằng thép đặc hoặc các vòng thép xâu vào nhau. Thay vìthép, người châu Mỹ bản địa dùng dùi cui và rìu làmbằng đá hoặc gỗ (đôi khi mới làm bằng đồng ở vùngAndes), ná, cung tên, mặc áo giáp bằng vải chần, lànhững thứ vũ khí và phương tiện bảo vệ kém hiệu quảhơn nhiều. Thêm nữa, các quân đội châu Mỹ bản địachẳng có vật cưỡi nào để đương đầu với ngựa,trong khi nhờ có loài ngựa dùng để tấn công và vậnchuyển nhanh mà người châu Âu đã có ưu thế vượt trộitrong giao chiến, cho mãi đến khi một số xã hội châu Mỹbản địa cũng tự mình tiếp thu được ngựa.

Thứ ba, các xãhội Âu-Á có ưu thế rất lớn về các nguồn vận hànhmáy móc. Bước tiến đầu tiên so với sức người là sửdụng loài vật - bò, ngựa và lừa - để kéo cày, quaybánh xe xay hạt, nâng nước và tưới tiêu đồng ruộng.Bánh xe bằng sức nước xuất hiện từ thời La Mã vàtrở nên phổ biến rộng khắp cùng với cối xay dùngthủy triều và cối xay gió vào thời Trung cổ. Kết hợpvới các hệ thống bánh xe có răng khớp, các động cơtrang bị sức nước và sức gió này không chỉ dùng đểxay hạt và vận chuyển nước mà còn để phục vụ chorất nhiều mục đích sản xuất khác như nghiền đường,kéo bễ lò rèn, nghiền quặng, làm giấy, đánh bóng đá,ép dầu, làm muối, dệt vải và cưa gỗ. Người ta thườngđịnh nghĩa cuộc Cách mạng Công nghiệp một cách tùytiện là đã khởi đầu từ khi động cơ hơi nước xuấthiện tại Anh vào thế kỷ XVIII, song kỳ thực một cuộccách mạng công nghiệp dựa trên sức nước và sức gióđã bắt đầu từ thời trung cổ tại nhiều vùng ở châuÂu. Đến năm 1492, tất cả những việc nào mà ở châuÂu được tiến hành bằng sức loài vật, sức nước vàsức gió thì ở châu Mỹ vẫn chỉ được tiến hành bằngsức người.

Từ lâu trướckhi bánh xe bắt đầu được sử dụng để chuyển đổilực ở Âu-Á, nó đã trở thành cơ sở cho hầu hết việcvận chuyển trên bộ ở lục địa này - không chỉ đốivới xe do súc vật kéo mà với cả xe cút kít do ngườiđẩy, vốn cho phép một hay nhiều người dù chỉ sửdụng lực cơ bắp của con người nhưng vẫn vận chuyểnđược trọng lượng lớn hơn nhiều so với nếu khôngdùng xe cút kít. Bánh xe cũng được sử dụng trong nghềlàm đồ gốm và làm đồng hồ ở Âu-Á. Không một ứngdụng nào của bánh xe trong số đó được áp dụng ởchâu Mỹ - bằng chứng cho thấy ở lục địa này bánh xechỉ được dùng trong những đồ chơi bằng gốm củangười Mexico.

Lĩnhvực công nghệ còn lại cần nhắc tới là giao thôngđường biển. Nhiều xã hội Âu-Á đã phát triển đượcnhững chiếc tàu buồm lớn, một số trong đó có khảnăng đi ngược chiều gió và băng qua đại dương, đượctrang bị kính lục phân,la bàn nam châm, bánh lái và đại bác. Về công suất, tốcđộ, tính cơ động và khả năng đi biển, những con tàuÂu-Á đó vượt xa những chiếc bè vẫn được dùng đểtiến hành trao đổi hàng hóa giữa các xã hội tiên tiếnnhất của châu Mỹ là các xã hội ở Andes và Trung Mỹ.Những chiếc bè đó nương theo chiều gió dọc theo bờbiển Thái Bình Dương. Tàu của Pizarro đã dễ dàng đuổikịp và bắt sống một chiếc bè như vậy ngay trong chuyếnhành trình đầu tiên của ông ta đến Peru.

Ngoài vi trùngvà công nghệ, các xã hội Âu-Á và xã hội châu Mỹ bảnđịa còn khác nhau ở tổ chức chính trị. Cho đến cuốithời Trung cổ hoặc thời Phục hưng, hầu hết Âu-Á đãnằm dưới sự cai trị của các nhà nước có tổ chức.Trong số đó, nổi bật là các nhà nước Habsburg, Ottomanvà Trung Quốc, nhà nước Mogul ở Ấn Độ và nhà nướcMông Cổ vào thời hoàng kim của nó ở thế kỷ 13 nhưnhững thể hợp nhất rộng lớn đa ngôn ngữ hình thànhtừ những cuộc chinh phục các nhà nước khác. Vì lý dođó các nhà nước này thường được gọi là đế quốc.Nhiều nhà nước và đế quốc ở Âu-Á có những tôngiáo chính thức góp phần vào sự cố kết của nhà nước,điều cần thiết để hợp thức hóa vị thế lãnh đạovề chính trị và chuẩn y những cuộc chiến tranh chốnglại các dân tộc khác. Các xã hội bộ lạc và bầyngười ở Âu-Á chủ yếu chỉ bao gồm một ít nhóm nhỏnhư những người nuôi tuần lộc ở Bắc Cực, các dântộc săn bắt hái lượm ở Siberia và những vùng săn bắthái lượm cô lập ở tiểu lục địa Ấn Độ cũng nhưĐông Nam Á nhiệt đới.

Châu Mỹ có haiđế quốc, đế quốc Aztec và đế quốc Inca, hai đếquốc này cũng tương đương các đế quốc ở Âu-Á xétvề kích thước, dân số, kết cấu đa ngôn ngữ, tôngiáo chính thức và nguồn gốc hình thành từ những cuộcchinh phục các nhà nước nhỏ hơn. Ở châu Mỹ, hai đếquốc này là hai đơn vị chính trị duy nhất có khả nănghuy động nguồn lực để xây dựng các công trình côngcộng hoặc tiến hành chiến tranh trên quy mô của nhiềunhà nước Âu-Á, trong khi bảy nhà nước Âu-Á (Tây BanNha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển và ĐanMạch) đã có nguồn lực để có thể biến châu Mỹthành thuộc địa trong khoảng từ năm 1492 đến năm 1666.Châu Mỹ cũng có nhiều tù trưởng quốc (một số trênthực tế là những nhà nước nhỏ) ở Nam Mỹ nhiệt đới,ở Trung Mỹ ngoài phạm vi cai trị của đế quốc Aztec,và ở vùng đông nam Hoa Kỳ. Phần còn lại của châu Mỹchỉ mới ở cấp độ bộ lạc hoặc bầy người.

Nhân tố trựctiếp cuối cùng cần bàn tới là chữ viết. Hầu hếtcác nhà nước Âu-Á đều có tầng lớp quan lại có chữviết, và ngoài quan lại ra thì một bộ phận đáng kểdân chúng cũng biết chữ. Chữ viết đã làm tăng sứcmạnh cho các xã hội châu Âu do tạo điều kiện cho việcđiều hành về chính trị và trao đổi kinh tế, thúc đẩyvà hướng dẫn những cuộc thám hiểm và chiến tranhchinh phục, cho phép người ta thu nhận nhiều thông tin vàtrải nghiệm nhân sinh từ những xứ sở và thời đạixa xôi. Ngược lại, việc sử dụng chữ viết ở châu Mỹchỉ giới hạn trong giới tinh hoa tại một khu vực nhỏhẹp của Trung Mỹ. Đế quốc Inca sử dụng một hệthống kế toán và dụng cụ ghi nhớ dựa trên những nútthắt (gọi là quipu), nhưng đã không đạt tới trình độdùng chữ viết như một phương tiện để truyền tảithông tin chi tiết.

Như vậy, cácxã hội Âu-Á vào thời Columbus đã có ưu thế to lớn sovới các xã hội châu Mỹ bản địa về sản xuất lươngthực, vi trùng, công nghệ (kể cả vũ khí), tổ chứcchính trị và chữ viết. Đó là những nhân tố chínhkhiến cho hậu quả những cuộc xung đột sau thờiColumbus lệch hẳn về một phía. Song những khác biệt đótại thời điểm năm 1492 chỉ tiêu biểu cho một phânđoạn của những quỹ đạo lịch sử đã kéo dài ítnhất 13.000 năm ở châu Mỹ và còn lâu hơn gấp bội ởÂu-Á. Đặc biệt là với châu Mỹ, phân đoạn năm 1492đánh dấu chỗ kết thúc quỹ đạo lịch sử độc lậpcủa người châu Mỹ bản địa. Giờ chúng ta hãy lầnngược về những giai đoạn đầu tiên của các quỹ đạođó.

Bảng18.1 tóm lược niên đại gần đúng khi các phát triểnchủ chốt xuất hiện ở những "nguyên quán" chínhở mỗi bán cầu (vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu và Trung Quốcở Âu-Á, vùng Andes, Amazonia và Trung Mỹ ở châu Mỹ).Bảng này cũng bao gồm quỹ đạo lịch sử của một"nguyên quán" nhỏ tại Tân Thế giới là miền đôngHoa Kỳ và quỹ đạo lịch sử của nước Anh, vốn hoàntoàn chẳng phải là một "nguyên quán" nhưng đượcliệt kê vào đây để cho ta thấy những sự phát triểnđó đã bành trướng ra khỏi vùng Lưỡi liềm Phì nhiêunhanh chóng đến nhường nào.

Bảng này cầmchắc sẽ làm cho bất cứ vị học giả uyên thâm nàocũng phải khiếp vía bởi nó quy giản những quá trìnhlịch sử cực kỳ phức tạp xuống chỉ còn dăm ba niênđại có vẻ như chính xác. Trên thực tế, tất cả cácniên đại đó chẳng qua chỉ là những nỗ lực nhằmđịnh danh những điểm còn tranh cãi trên một quá trìnhphát triển. Chẳng hạn, có tầm quan trọng hơn nhiều sovới niên đại đầu tiên khi nhà khảo cổ nào đó tìmra công cụ bằng kim loại đầu tiên, là niên đại khi cómột tỷ lệ đáng kể công cụ được làm bằng kim loại,song công cụ bằng kim loại phải được sử dụng thườngxuyên đến đâu thì mới có thể gọi là "phổ biến"?Cùng một nguyên quán đó và cùng một phát triển đó,nhưng niên đại xuất hiện ở nơi này có thể khác vớiở nơi kia. Chẳng hạn, trong phạm vi khu vực Andes, đồgốm xuất hiện ở miền duyên hải Ecuador (3.100 nămtr.CN) sớm hơn đến 1.300 năm so với ở Peru (1.800 nămtr.CN). Một số niên đại, tỉ như niên đại hình thànhcác tù trưởng quốc, khó mà suy ra được từ các cứliệu khảo cổ, trong khi niên đại các vật thể như đồgốm hay công cụ bằng kim loại thì có thể suy ra dễhơn. Một số niên đại ở Bảng 18.1 rất không chắcchắn, đặc biệt là niên đại phát sinh nền sản xuấtlương thực ở châu Mỹ. Dẫu vậy, chừng nào ta còn hiểurằng bảng này chỉ là một sự đơn giản hóa thì nóvẫn còn hữu ích để ta có thể đối chiếu lịch sửgiữa hai lục địa.

Bảng này gợiý rằng sản xuất lương thực đã bắt đầu cung cấpmột phần lớn thực đơn của con người tại nhữngnguyên quán ở Âu-Á sớm hơn khoảng 5.000 năm so với tạinhững nguyên quán ở châu Mỹ. Ở đây phải nói ngayrằng, tuy người ta không còn hoài nghi gì về niên đạira đời nền sản xuất lương thực ở Âu-Á song thờiđiểm phát sinh sản xuất lương thực ở châu Mỹ thìvẫn đang trong vòng tranh cãi. Đặc biệt, các nhà khảocổ thường nhắc lại rằng họ đã phát hiện được ditích thuần hóa cây trồng ở hang Coxcatlán tại Mexico,hang Guitarrero tại Peru và ở một số di chỉ khác tạichâu Mỹ với niên đại xưa hơn đáng kể so với cácniên đại được cho trong bảng này. Hiện nay các niênđại công bố đó đang được xem xét lại vì một sốlý do: trong thời gian gần đây, việc xác định niên đạitrực tiếp bằng cácbon phóng xạ đối với bản thân ditích cây trồng đã cho niên đại sớm hơn trong một sốtrường hợp; các niên đại xưa hơn mà người ta công bốtrước đây là dựa trên niên đại của than củi đượccho là cùng niên đại với di tích cây trồng nhưng thậtra có lẽ không phải; và người ta hãy còn chưa biếtchắc liệu di tích những loài cây có niên đại xưa hơnđó có đúng là cây trồng chăng hay thật ra chỉ là câydại được [người tiền sử] thu lượm về. Lại nữa,thậm chí nếu việc thuần hóa cây trồng đã bắt đầutại châu Mỹ sớm hơn so với niên đại được cho ởBảng 18.1 thì điều chắc chắn vẫn là: nông nghiệp đãbắt đầu cung cấp phần lớn calori và tạo điều kiệnđể con người sống định cư ở các nguyên quán châu Mỹvào thời điểm muộn hơn rất nhiều so với ở nhữngnguyên quán Âu-Á.

Như ta đã thấyở Chương 5 và Chương 10, chỉ một số khu vực tươngđối nhỏ ở mỗi bán cầu đã đóng vai trò "nguyênquán", nghĩa là nơi mà sản xuất lương thực đã phátsinh đầu tiên và bành trướng từ đó ra các khu vựckhác. Các nguyên quán đó là vùng Lưỡi liềm Phì nhiêuvà Trung Quốc ở Âu-Á, vùng Andes, Amazonia, Trung Mỹ vàmiền đông Hoa Kỳ ở châu Mỹ. Chúng ta đặc biệt hiểurõ tốc độ bành trướng của các phát triển chủ chốtở châu Âu nhờ khu vực này có nhiều nhà khảo cổ đanglàm việc. Như Bảng 18.1 tóm tắt đối với nước Anh,phải mất những 5.000 năm nền sản xuất lương thực vàlối sống theo làng mạc từ vùng Lưỡi liềm Phì nhiêumới đến được nước Anh, song từ đó trở đi thì tốcđộ tiếp thu của nước Anh đối với [hình thái] tùtrưởng quốc, nhà nước, chữ viết và đặc biệt làcông cụ bằng kim loại đã nhanh hơn rất nhiều: chỉ mất2.000 năm để tiếp thu các công cụ kim loại phổ biếnđầu tiên làm bằng đồng thiếc và đồng thau, và chỉmất 250 năm để tiếp thu công cụ phổ biến làm bằngsắt. Rõ ràng, một xã hội đã có sẵn các nhà nông địnhcư thì sẽ "mượn" nghề luyện kim từ một xã hộikhác dễ hơn nhiều so với một xã hội gồm toàn nhữngngười săn bắt hái lượm du cư "mượn" nền sảnxuất lương thực từ các nhà nông định cư (hoặc bịhất cẳng bởi các nhà nông đó).

Bảng 18.1. Quỹ đạo lịch sử của Âu-Á và của châuMỹ

Niên đại tiếp nhận (phỏng đoán)

Âu-Á

Châu Mỹ bản địa


Lưỡi liềm Phì nhiêu

Trung Quốc

Anh Quốc

Andes

Amazon

Trung Mỹ

Đông Hoa Kỳ


Thuần hóa cây trồng

8.500 TCN

Trước 7.500 TCN

3.500 TCN

Trước 3.000 TCN

3.000 TCN

Trước 3.000 TCN

2.500 TCN

Thuần hóa vật nuôi

8.000 TCN

Trước 7.500 TCN

3.500 TCN

3.500 TCN

?

500 TCN

-

Đồ gốm

7.000 TCN

Trước 7.500 TCN

3.500 TCN

3.100-1.800 TCN

6.000 TCN

1.500 TCN

2.500 TCN

Làng mạc

9.000 TCN

Trước 7.500 TCN

3.000 TCN

3.100-1.800 TCN

6.000 TCN

1.500 TCN

500 TCN

Tù trưởng quốc

5.500 TCN

4.000 TCN

2.500 TCN

Trước 1.500 TCN

Năm 1 CN

1.500 TCN

200 TCN

Công cụ hoặc vật phẩm phổ biến bằng kim loại (đồng thiếc và/hoặc đồng thau)

4.000 TCN

2.000 TCN

2.000 TCN

Năm 1000 CN

-

-

-

Nhà nước

3.700 TCN

2.000 TCN

500 CN

Năm 1 CN

-

300 TCN

-

Chữ viết

3.200 TCN

Trước 1.300 TCN

43 CN

-

-

600 TCN-

-

Công cụ phổ biến bằng sắt

900 TCN

500 TCN

650 CN

-

-

-

Bảng này cungcấp niên đại phỏng đoán thời điểm một số phátminh quan trọng được tiếp nhận rộng rãi ở ba khu vựctại Âu-Á và bốn khu vực tại Châu Mỹ bản địa. Niênđại thuần hóa vật nuôi không tính loài chó, bởi loàinày được thuần hóa sớm hơn các loài dùng để phụcvụ sản xuất lương thực ở cả Âu-Á lẫn châu Mỹ.

Các tù trưởngquốc được phỏng đoán từ bằng chứng khảo cổ, chẳnghạn nơi mai tang, kiến trúc và nơi cư trú được phânchia theo thứ bậc. Bảng này là sự đơn giản hóa rấtnhiều từ một khối sự kiện lịch sử vô cùng phứctạp - nội dung chương có nói rõ về một số trong nhiềuthiếu sót nghiêm trọng ở bảng này.

Tại sao quỹđạo của tất cả các phát triển chủ chốt lại lệchsang những niên đại muộn hơn ở châu Mỹ so với ởÂu-Á? Hẳn là do bốn nhóm nguyên nhân: so với Âu-Á thìchâu Mỹ khởi đầu sản xuất lương thực muộn hơn, sốloài cây dại và thú hoang có thể thuần hóa ít ỏi hơn,có nhiều rào cản lớn hơn ngăn cản sự phát tán, và cóthể là do các khu vực đông dân cư ở châu Mỹ có quy mônhỏ hơn hoặc biệt lập hơn so với ở Âu-Á.

Về lợi thếxuất phát trước của Âu-Á, con người đã chiếm lĩnhÂu-Á từ khoảng một triệu năm nay, lâu hơn rất nhiềuso với ở châu Mỹ. Theo bằng chứng khảo cổ đã đềcập đến ở Chương 1, con người chỉ tiến sang châu Mỹbằng ngả Alaska vào khoảng 12.000 năm tr.CN, bành trướngvề phía nam các dải băng ở Canada với tư cách nhữngthợ săn Clovis chỉ một vài thế kỷ trước 11.000 nămtr.CN, và đặt chân đến mũi phía nam của Nam Mỹ ngaytrước 10.000 năm tr.CN. Thậm chí dù niên đại con ngườiđến định cư ở châu Mỹ từ xưa hơn - mà các nhà khảocổ vẫn còn tranh cãi - được chứng minh là đúng thìcác cư dân tiền Clovis giả định kia vì nguyên nhân nàođó không rõ đã phân bố rất thưa thớt và không pháttriển lên được thành những xã hội săn bắt hái lượmtrù mật vào Kỷ Pleitoxen với dân số tăng nhanh, có côngnghệ và nghệ thuật như ở Cựu Thế giới. Sản xuấtlương thực đã phát sinh tại Lưỡi liềm Phì nhiêu chỉ1.500 năm sau khi những người săn bắt hái lượm xuấtthân từ các thợ săn Clovis đặt chân đến mỏm phía namNam Mỹ.

Có một số hậuquả khả dĩ của sự khởi đầu sớm tại Âu-Á cầnđược chúng ta xét kỹ hơn. Thứ nhất, liệu có phảimất một thời gian dài sau 11.000 năm trước CN để conngười chiếm lĩnh toàn bộ châu Mỹ không? Nếu tính toánbằng con số, ta sẽ thấy khoảng thời gian đó có chăngcũng chỉ chiếm một phần nhỏ quãng thời gian muộnnhững 5.000 năm để sản xuất lương thực hình thành ởchâu Mỹ. Tính toán ở Chương 1 cho ta biết rằng thậmchí dù chỉ có 100 người châu Mỹ bản địa tiên phongvượt qua ranh giới Canada để bước vào Hoa Kỳ ở phíanam và tăng dân số với tốc độ chỉ 1% một năm thìhậu duệ săn bắt hái lượm của họ cũng sẽ tràn ngậpkhắp toàn bộ châu Mỹ trong vòng 1.000 năm. Dù chỉ bànhtrướng về phía nam với tốc độ một dặm (1,6 km) mộttháng, những nhà tiên phong đó cũng chỉ mất 700 năm kểtừ khi băng qua ranh giới Canada để đến được mỏm cựcnam của Nam Mỹ. Tốc độ tăng dân số và bành trướnggiả định này là rất thấp so với tốc độ tăng dânsố và bành trướng thực tế của những dân tộc đangchiếm lĩnh dần những vùng đất chưa có người ở hoặccó nhưng thưa thớt. Vì vậy, có lẽ chỉ trong vòng vàithế kỷ sau khi những người di cư đầu tiên [từ Âu-Ásang] châu Mỹ là toàn bộ châu Mỹ đã có những ngườisăn bắt hái lượm sinh sống cả rồi.

Thứ hai, liệucó phải một phần lớn trong quãng 5.000 năm chậm trễkia là thời gian cần thiết để những người châu Mỹđầu tiên kia làm quen với các loài cây cỏ, chim muông vàcác loại đá mà họ gặp ở địa phương này? Nếu mộtlần nữa ta có thể suy luận theo phép tương đồng nhưkhi những người săn bắt hái lượm và nông dân NewGuinea và Polynesia chiếm lĩnh các môi trường xa lạ - nhưnhững người Maori chiếm lĩnh New Zealand hay người Tudawhechiếm lĩnh vùng Lòng chảo Karimui ở New Guinea - nhữngngười mới đến có lẽ chỉ cần không tới một thếkỷ để phát hiện được nguồn đá nào tốt nhất vàphân biệt được loài cây cỏ hay chim thú nào có ích cònloài nào độc hại.

Thứ ba, đâu làlợi thế xuất phát trước của Âu-Á trong việc pháttriển công nghệ thích hợp với môi trường đặc thùcủa mình? Các nhà nông đầu tiên của vùng Lưỡi liềmPhì nhiêu và Trung Quốc được thừa hưởng cái công nghệmà những người Homo sapiens hiện đại về mặthành vi đã phát triển được nhằm khai thác tài nguyênđịa phương ở các khu vực đó trong suốt hàng vạn năm.Chẳng hạn, những chiếc rìu bằng đá, hầm chứa ngầmdưới đất và các kỹ thuật khác mà những người sănbắt hái lượm vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu đã dần dầnphát minh ra để sử dụng ngũ cốc dại, đều đã đượclưu truyền cho các nhà nông trồng ngũ cốc đầu tiên ởvùng Lưỡi liềm Phì nhiêu. Ngược lại, những ngườiđầu tiên đến định cư ở châu Mỹ đã đặt chân tớiAlaska trong khi những thiết bị họ có chỉ thích hợp vớivùng đài nguyên Siberia Bắc cực. Họ đã phải tự phátminh ra các thiết bị thích hợp với từng môi trườngmới mà họ gặp. Sự chậm trễ về công nghệ đó đãgóp phần đáng kể khiến cho mọi phát triển ở châu Mỹbản địa đều muộn hơn ở Âu-Á.

Một nhân tốthậm chí còn hiển nhiên hơn nữa tác động đến sựchậm trễ này là [châu Mỹ] có những loài cây dại vàthú hoang nào có thể thuần hóa được. Như tôi đã bànở Chương 6, khi những người săn bắt hái lượm tiếpthu nền sản xuất lương thực, ấy chẳng phải vì họtiên liệu được những lợi ích tiềm tàng mà phải đếnđời con đời cháu họ may ra mới hưởng, mà chỉ bởinền sản xuất lương thực sơ khai kia bắt đầu đem lạiưu thế so với lối sống săn bắt hái lượm. Sức cạnhtranh của sản xuất lương thực thời kỳ đầu so vớisăn bắt hái lượm tại châu Mỹ không bằng như ở Lưỡiliềm Phì nhiêu hay Trung Quốc, một phần bởi châu Mỹthực sự thiếu các loài hữu nhũ lớn có thể thuầnhóa. Vì vậy, các nhà nông đầu tiên ở châu Mỹ vẫnphải dựa vào thú hoang làm nguồn cung cấp protein và vẫnphải dành phân nửa thời gian để săn bắt hái lượm,trong khi ở cả Lưỡi liềm Phì nhiêu lẫn Trung Quốc việcthuần hóa vật nuôi diễn ra ngay sau thuần hóa cây trồng,[cả hai hợp lại] tạo thành một nền sản xuất lươngthực trọn gói nhanh chóng tỏ ra ưu việt và thay thế dầnlối sống săn bắt hái lượm. Ngoài ra, các loài súc vậtthuần hóa cũng làm cho bản thân nghề nông Âu-Á có sứccạnh tranh hơn bởi cung cấp phân bón, về sau là sức kéocày.

Các đặc tínhcủa cây dại ở châu Mỹ cũng góp phần khiến cho sảnxuất lương thực của châu Mỹ bản địa kém cạnh tranhhơn. Kết luận đó là rõ ràng nhất ở khu vực miềnđông Hoa Kỳ, nơi chỉ có chưa đầy một tá loài câyđược thuần hóa trong đó có những loài thân thảo hạtnhỏ nhưng chẳng có loài thân thảo nào có hạt to, vàkhông có cây đỗ, cây cho sợi, cây ăn quả nào. Điềuđó cũng rõ ràng đối với vùng Trung Mỹ, cây trồngchính ở đó là ngô, vốn cũng bành trướng để trởthành cây trồng chính ở cả một số vùng khác của châuMỹ. Trong khi lúa mì và lúa mạch dại của vùng Lưỡiliềm Phì nhiêu đã tiến hóa thành cây trồng mà ít bịthay đổi nhất và chỉ trong vòng vài thế kỷ, thì câyteosinte dại đã phải trải qua những thay đổi triệt đểtrong cơ chế sinh sản, cơ chế phân phối năng lượng đểsinh hạt, đánh mất lớp vỏ cứng như đá bọc quanh hạtcòn lõi thì to ra rất nhiều.

Kết quả là,thậm chí dù ta chấp nhận các niên đại giả định muộnhơn mà giới khoa học đưa ra gần đây đối với thờiđiểm bắt đầu thuần hóa cây trồng ở châu Mỹ bảnđịa, thì cũng có một khoảng cách thời gian khoảng1.500 hoặc 2.000 năm kể từ thời điểm đó (khoảng3.000-2.500 năm tr.CN) và thời điểm xuất hiện những làngmạc định cư quanh năm (1.800-500 năm tr.CN) phổ biến ởTrung Mỹ, vùng nội địa Andes và miền đông Hoa Kỳ. Suốtmột thời gian dài, trồng trọt ở châu Mỹ bản địavẫn chỉ là một bổ sung nhỏ nhoi cho việc tìm kiếmthức ăn bằng săn bắt hái lượm và chỉ nuôi sống đượcmột dân số ít oi. Còn nếu ta chấp nhận những niên đạixưa hơn như từ trước đến nay thì châu Mỹ đã phảimất đến 5.000 năm - chứ không phải 1.500 hay 2.000 năm -từ khi bắt đầu thuần hóa cây trồng cho đến khi sảnxuất lương thực đủ khả năng nuôi sống các quần thểlàm nông định cư thành làng mạc. Ngược lại, ở hầuhết Âu-Á làng mạc đã xuất hiện rất gần về thờigian so với thời điểm hình thành sản xuất lương thực.(Bản thân lối sống săn bắt hái lượm vẫn đủ năngsản để nuôi sống các làng định cư ngay cả trướckhi người ta chuyển sang nông nghiệp ở một số vùng củacả hai bán cầu, như Nhật Bản và Lưỡi liềm Phì nhiêuở Cựu Thế giới, vùng duyên hải Ecuador và Amazonia ởTân Thế giới). Tân Thế giới bị giới hạn về chủngloại các loài thuần hóa, điều đó có thể thấy rõ quaviệc bản thân các xã hội châu Mỹ bản địa đã chuyểnbiến như thế nào khi có những loài cây trồng hay vậtnuôi khác từ nơi khác du nhập đến, dù là từ một vùngkhác của châu Mỹ hay từ Âu-Á. Ví dụ tiêu biểu lànhững chuyển biến diễn ra khi cây ngô được du nhậpvào miền đông Hoa Kỳ và Amazonia, loài llama được tiếpthu ở phía bắc Andes sau khi nó được thuần hóa ở phíanam, và khi loài ngựa [từ Âu-Á đến] xuất hiện ởnhiều vùng của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Ngoài lợi thếxuất phát trước cũng như chủng loại cây dại và thúhoang của Âu-Á, các phát triển ở Âu-Á cũng được đẩynhanh hơn nhờ lục địa này cho phép các loài súc vật,cây trồng, ý tưởng, công nghệ và bản thân con ngườiphát tán dễ dàng hơn so với châu Mỹ do hệ quả củamột số nhân tố địa lý và sinh thái. Trục chính củaÂu-Á là đông-tây, khác với trục chính của châu Mỹ lànam-bắc, cho phép sự phát tán diễn ra mà không gặp sựthay đổi về vĩ độ và các biến thiên môi trường kèmtheo sự thay đổi về vĩ độ. Trái ngược với bề ngangtheo hướng đông-tây khá đồng nhất của Âu-Á, Tân Thếgiới bị thắt nhỏ lại suốt cả chiều dài Trung Mỹđặc biệt là ở Panama. Thế còn chưa hết, châu Mỹ lạicòn bị phân mảnh hơn nữa vì những khu vực không thíchhợp cho sản xuất lương thực hoặc cho con người sinhsống đông đúc. Các rào cản sinh thái đó bao gồm nhữngkhu rừng mưa ở eo biển Panama chia cắt các xã hội TrungMỹ với các xã hội vùng Andes và Amazonia, các sa mạcphía bắc Mexico chia cắt Trung Mỹ với các xã hội vùngtây nam và đông nam Hoa Kỳ, những khu vực khô hạn ởTexas ngăn cách đông nam Hoa Kỳ với tây nam Hoa Kỳ, vànhững sa mạc cũng như núi cao ngăn cách vùng duyên hảiThái Bình Dương của Hoa Kỳ mà lẽ ra đã có thể thíchhợp cho sản xuất lương thực. Hệ quả là đã chẳng hềcó sự phát tán các loài thú nuôi, chữ viết hay các thểchế chính trị, còn phát tán cây trồng và công nghệ thìhạn chế hoặc diễn ra chậm chạp, giữa các trung tâmcủa Tân Thế giới là Trung Mỹ, miền đông Hoa Kỳ, vùngAndes và Amazonia.

Một số hậuquả đặc thù của các rào cản đó trong phạm vi châu Mỹđáng cho ta chú ý. Sản xuất lương thực đã chẳng baogiờ phát tán ra khỏi miền tây nam Hoa Kỳ và thung lũngMississippi để đến những vựa lúa mì California và Oregonngày nay của Hoa Kỳ nơi các xã hội châu Mỹ bản địa[thời đó] vẫn tiếp tục sống theo lối săn bắt háilượm chỉ vì thiếu các loài thuần hóa thích hợp. Lạcđà châu Mỹ (llama), chuột ghinê và khoai tây ở vùng caonguyên Andes đã chẳng bao giờ đến được cao nguyênMexico, cho nên Trung Mỹ và Bắc Mỹ vẫn chẳng có loàihữu nhũ thuần hóa nào ngoại trừ chó. Ngược lại, câyhướng dương thuần hóa ở vùng đông Hoa Kỳ đã chẳngbao giờ tới được Trung Mỹ, còn gà tây thuần hóa ởTrung Mỹ đã chẳng bao giờ tới được Nam Mỹ hay miềnđông Hoa Kỳ. Ngô của Trung Mỹ phải mất những 3.000 nămcòn đậu Trung Mỹ phải mất tới 4.000 năm để vượtqua khoảng cách 700 dặm (1.120 km, ND) từ các nông trạiMexico tới các nông trại ở miền đông Hoa Kỳ. Sau khicây ngô tới được miền đông Hoa Kỳ, cũng phải mấtthêm vài thế kỷ nữa thì việc phát triển một loài ngônăng sản trong điều kiện khí hậu Bắc Mỹ mới kíchthích sự hưng thịnh của vùng Mississippi. Ngô, đậu vàbí có thể đã phải mất mấy ngàn năm mới bành trướngđược từ Trung Mỹ đến miền tây nam Hoa Kỳ. Trong khicác cây trồng Lưỡi liềm Phì nhiêu có thể bành trướngtừ đông sang tây và ngược lại đủ nhanh khiến cácvùng khác không kịp thuần hóa độc lập cũng các loàiđó hoặc những loài tương tự, thì các rào cản ở châuMỹ lại tạo điều kiện cho sự thuần hóa song song cùngmột số loại cây trồng [ở nhiều khu vực khác nhau].

Cũng đáng chúý như tác động của các rào cản đó đối với việcphát tán cây trồng và vật nuôi là tác động của chúnglên những đặc tính khác của xã hội loài người. Cácbảng chữ cái có gốc gác nguyên thủy từ miền đôngĐịa Trung Hải đã phát tán ra tất cả các xã hội phứctạp của Âu-Á, từ nước Anh đến Indonesia, ngoại trừnhững khu vực ở Đông Á nơi văn tự phổ biến là nhữnghệ chữ viết xuất thân từ chữ Hán. Ngược lại, hệchữ viết duy nhất ở Tân Thế giới - hệ chữ viết củaTrung Mỹ - chẳng bao giờ bành trướng được đến cácxã hội phức tạp ở vùng Andes và miền đông Hoa Kỳ màlẽ ra đã có thể tiếp thu nó. Bánh xe được phát minh ởTrung Mỹ như một phần của các món đồ chơi song đãchẳng bao giờ gặp được các con lạc đà được thuầnhóa ở vùng Andes để tạo thành một phương tiện vậnchuyển cho Tân Thế giới. Từ đông sang tây ở Cựu Thếgiới, đế quốc Macedonia và đế quốc La Mã đều trảirộng khắp 3.000 dặm (4.800 km, ND), đế quốc Mông Cổ thìđến tận 6.000 dặm (9.600 km, ND). Nhưng các đế quốc vànhà nước ở Trung Mỹ đã chẳng có hề quan hệ chínhtrị với - hình như thậm chí chưa hề nghe nói đến- các tù trưởng quốc ở miền đông Hoa Kỳ chỉ cách họ700 dặm về phía bắc hoặc các đế quốc và nhà nướcở vùng Andes cách họ 1.200 dặm (hơn 1.900 km, ND) về phíanam.

Việc châu Mỹbị phân mảnh nhiều hơn về địa lý so với Âu-Á cũngphản ánh ở sự phân bố ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữhọc nhất trí chia tất cả các ngôn ngữ Âu-Á (chỉ trừvài ngoại lệ) thành khoảng một tá ngữ hệ, mỗi ngữhệ gồm vài trăm ngôn ngữ có họ hàng với nhau. Chẳnghạn, ngữ hệ Ấn-Âu - trong đó có tiếng Anh cũng nhưtiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hy Lạp và tiếng Hindi - baogồm 144 ngôn ngữ. Chỉ một vài ngữ hệ trong số đóchiếm lĩnh những khu vực rộng lớn không bị chia cắt -trong trường hợp ngữ hệ Ấn-Âu, khu vực của nó baogồm từ hầu hết châu Âu về phía đông cho đến phầnlớn châu Á về phía tây đến tận Ấn Độ. Bằng chứngngôn ngữ, bằng chứng lịch sử và bằng chứng khảo cổhợp lại cho thấy rõ rằng mỗi một ngữ hệ đượcphân bố trên một khu vực rộng lớn và liên tục đóđều xuất phát từ sự bành trướng một ngôn ngữ thủytổ trong lịch sử, tiếp theo đó là sự biệt hóa ngônngữ theo từng khu vực để hình thành một ngữ hệ gồmcác ngôn ngữ có quan hệ họ hàng (Bảng 18.2). Hầu hếtcác ngôn ngữ thủy tổ đó sở dĩ bành trướng đượchẳn là do ưu thế của những người sử dụng chúng -vốn thuộc về những xã hội sản xuất lương thực - sovới các dân tộc săn bắt hái lượm. Ở Chương 16 vàChương 17 ta đã bàn tới những sự bành trướng đótrong lịch sử của các ngữ hệ Hán-Tạng, Nam Đảo vàcác ngữ hệ Đông Á khác. Trong số những sự bành trướngđó vào thiên niên kỷ gần đây nhất có những cuộcbành trướng đã đưa các ngôn ngữ Ấn-Âu từ châu Âusang châu Mỹ và Australia, tiếng Nga từ Đông Âu ra khắpSiberia, và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (một ngôn ngữ thuộc ngữhệ Altai) từ Trung Á về phía tây đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Trừ ngoại lệlà ngữ hệ Eskimo-Aleut ở vùng Bắc Cực châu Mỹ và ngữhệ Na-Dene ở Alaska, vùng tây bắc Canada và tây nam Hoa Kỳ,châu Mỹ thiếu những ví dụ về các cuộc bành trướngngôn ngữ trên quy mô lớn được các nhà ngôn ngữ họcrộng rãi thừa nhận. Hầu hết giới ngôn ngữ họcchuyên về các ngôn ngữ châu Mỹ bản địa không thừanhận một nhóm ngôn ngữ lớn và rõ rệt nào khác ngoàicác nhóm Eskimo-Aleut và NaDene. Giỏi lắm họ cũng chỉ xemcác bằng chứng là vừa đủ để chia các ngôn ngữ châuMỹ bản địa khác (khoảng từ 600 đến 2.000 tùy theocách liệt kê khác nhau) thành khoảng một trăm hay trênmột trăm nhóm ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ riêng biệt. Cómột quan điểm thiểu số gây tranh cãi, ấy là quan điểmcủa nhà ngôn ngữ học Josepgh Greenberg - ông này chia toànbộ các ngôn ngữ châu Mỹ bản địa khác ngoài các ngônngữ Eskimo-Aleut và Na-Dene thành một ngữ hệ duy nhất gọilà Amerind với khoảng một tá ngữ hệ con.

Một số ngữhệ của Greenberg, cũng như một số nhóm ngôn ngữ theocách phân loại của các nhà ngôn ngữ học theo quan điểmtruyền thống, có thể lại là di sản từ những cuộcbành trướng dân số ở Tân Thế giới mà động lực mộtphần là sản xuất lương thực. Các di sản đó có thểbao gồm các ngôn ngữ Uto-Aztec ở Trung Mỹ và miền tâyHoa Kỳ, các ngôn ngữ Oto-Manguea ở Trung Mỹ, các ngôn ngữNatchez-Muskogea ở đông nam Hoa Kỳ, và các ngôn ngữ Arawakở vùng Tây Ấn. Song những khó khăn mà các nhà ngôn ngữhọc gặp phải trong việc phân loại các ngôn ngữ châuMỹ bản địa chẳng qua phản ánh những khó khăn mà bảnthân các xã hội phức tạp ở châu Mỹ bản địa từnggặp phải khi bành trướng trong phạm vi Tân Thế giới.Giá như có một dân tộc sản xuất lương thực nào ởchâu Mỹ bản địa đã thành công trong việc bành trướngra xa cùng các cây trồng và vật nuôi của mình để rồinhanh chóng chiếm chỗ các dân tộc săn bắt hái lượmtrên một khu vực rộng lớn, thì ắt hẳn họ đã đểlại di sản dưới dạng những ngữ hệ có thể dễ dàngnhận diện cũng như ở Âu-Á, và mối quan hệ giữa cácngữ hệ châu Mỹ bản địa đã không rối rắm, gâynhiều tranh cãi đến vậy.

Bảng 18.2. Sự bành trướng các ngôn ngữ ở Cựu Thếgiới

Niên đại suy ra

Ngữ hệ

Hướng bành trướng

Động lực tối hậu

6.000 hay 4.000 TCN

Ấn-Âu

Ukraina hoặc Anatolia -> châu Âu, Trung Á, Ấn Độ

Sản xuất lương thực hoặc chăn nuôi du mục cưỡi ngựa

6.000 TCN - 2.000 TCN

Elamo - Dravidian

Iran ->Ấn Độ

Sản xuất lương thực

4.000 TCN - hiện nay

Hán-Tạng

Cao nguyên Tây Tạng, Bắc Trung Quốc -> Nam Trung Quốc, Đông Nam Á nhiệt đới

Sản xuất lương thực

3.000 TCN - 1.000 TCN

Nam Đảo

Nam Trung Quốc -> Indonesia, các đảo Thái Bình Dương

Sản xuất lương thực

3.000 TCN

Bantu

Nigeria và Cameroon -> Nam Phi

Sản xuất lương thực

3.000 TCN - năm 1 CN

Nam Á

Nam Trung Quốc -> Đông Nam Á nhiệt đới

Sản xuất lương thực

1.000 TCN - năm 1.500 CN

Thái-Kadai, Mèo-Dao

Nam Trung Quốc -> Đông Nam Á nhiệt đới

Sản xuất lương thực

Năm 892 CN

Hungari

Dãy Ural -> Hungari

Chăn nuôi du mục cưỡi ngựa

1.000 CN - 1.300 CN

Altai (Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ)

Thảo nguyên châu Á -> châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc

Chăn nuôi du mục cưỡi ngựa

1.480 CN - 1.638 CN

Nga

Nga ở châu Âu -> Siberia ở châu Á

Sản xuất lương thực

Như vậy chúngta đã xác định ba nhóm nhân tố tối hậu khiến ngườichâu Âu có ưu thế vượt trội khi xâm lăng châu Mỹ:Âu-Á có lợi thế xuất phát là có người định cư từsớm hơn nhiều; nền sản xuất lương thực ở Âu-Á hữuhiệu hơn do có nhiều hơn gấp bội các loài cây dại vàđặc biệt là thú hoang có thể thuần hóa; và Âu-Á ítcó những rào cản đáng sợ về địa lý và sinh tháingăn trở sự phát tán trong phạm vi lục địa. Còn mộtnhân tố thứ tư nữa - mang tính phỏng đoán nhiều hơn -mà ta có thể luận ra từ việc có một số nhân tố màrất lạ là châu Mỹ đã không phát minh ra được: các xãhội phức tạp ở vùng Andes đã không phát minh đượcchữ viết và bánh xe mặc dù độ dài lịch sử của cácxã hội đó cũng xấp xỉ bằng của các xã hội phứctạp ở vùng Trung Mỹ trong khi các xã hội Trung Mỹ thìlại phát minh ra được; còn bánh xe thì tuy các xã hộiTrung Mỹ phát minh ra nhưng lại chỉ được dùng trong cácmón đồ chơi và rốt cuộc thì biến mất, mặc dù lẽra người ta cũng có thể dùng nó để chế tạo xe cútkít do người kéo như ở Trung Quốc. Những trường hợpkhó hiểu đó làm ta nhớ lại những trường hợp kháccũng khó hiểu không kém khi một số xã hội nhỏ biệtlập như người Tasmania bản địa, người Australia bảnđịa, người Nhật Bản, các đảo Polynesia và vùng Bắccực châu Mỹ đã không phát minh được một số thứhoặc [đã phát minh được hoặc tiếp thu được nhưngrồi] lại đánh mất. Dĩ nhiên, châu Mỹ [gồm Bắc Mỹvà Nam Mỹ] gộp lại chẳng hề nhỏ tí nào: tổng diệntích của chúng bằng 76% diện tích Âu-Á, còn dân sốchâu Mỹ tại thời điểm năm 1492 có lẽ cũng bằng mộtphần lớn dân số Âu-Á. Nhưng châu Mỹ, như ta đã thấy,bị chia cắt thành những "ốc đảo" với những xãhội chỉ liên hệ với nhau một cách yếu ớt. Hẳn làlịch sử bánh xe và lịch sử chữ viết của châu Mỹbản địa là tiêu biểu cho những nguyên lý vốn đã đượcminh họa dưới hình thức cực đoan hơn qua trường hợpcác xã hội đích thực là xã hội hải đảo.

Sau ít nhất13.000 năm phát triển riêng biệt, các xã hội tiên tiếnở châu Mỹ và Âu-Á cuối cùng cũng đã đụng độ nhautrong vòng một ngàn năm trở lại đây. Cho tới khi đó,những tiếp xúc duy nhất giữa các xã hội loài người ởTân Thế giới với các xã hội loài người ở Cựu Thếgiới chỉ giới hạn ở những người săn bắt hái lượmở hai bên bờ eo biển Bering.

Người châu Mỹbản địa đã chẳng hề thử di cư sang Âu-Á, ngoại trừở eo Bering nơi một nhóm nhỏ người Inuit (Eskimo) xuấtphát từ Alaska đã chuyển sang định cư ở vùng bờ biểnSiberia phía bên kia eo Bering. Cuộc di cư đầu tiên củangười Âu-Á sang châu Mỹ mà lịch sử ghi lại được làdo người Norse [người Bắc Âu cổ, ND] tiến hành ở cácvĩ độ Bắc Cực và dưới Bắc Cực (Hình 18.1). NgườiNorse từ Na Uy ngày nay di cư sang Iceland vào năm 986, vàcuối cùng người Norse định cư ở Greenland bắt đầuthường xuyên đặt chân đến bờ biển Đông Bắc BắcMỹ trong khoảng từ năm 1000 đến năm 1350. Di chỉ khảocổ Norse duy nhất được phát hiện ở châu Mỹ là ởNewfoundland, có lẽ là khu vực được gọi là Vinland trongcác bản trường ca cổ (saga) của người Norse, nhưng cácsaga cũng còn nhắc đến những cuộc đổ bộ rõ ràng cònxa hơn về phía bắc, trên bờ biển Labrador và đảoBaffin.

Khí hậu Icelandcho phép chăn nuôi, trồng trọt tuy hết sức hạn chế, vàdiện tích đảo này vừa đủ để nuôi sống một quầnthể dân cư có nguồn gốc Bắc Âu vẫn tồn tại đếnngày nay. Nhưng hầu hết đảo Greenland thì phủ dướibăng, và ngay cả ở hai vùng vịnh ven biển (fjord) thuậnlợi nhất ở đây cũng khó lòng có thể sản xuất lươngthực theo kiểu người Norse được. Dân số người Norseở Greenland chưa bao giờ vượt quá dăm ngàn người. Cáccư dân này vẫn phải nhập lương thực và sắt từ NaUy, nhập gỗ từ vùng duyên hải Labrador. Khác với đảoPhục Sinh và các đảo Polynesia xa xôi khác, Greenland khôngđủ sức nuôi sống một xã hội sản xuất lương thựctự túc, mặc dù nó vẫn có thể nuôi sống các quần thểngười Inuit săn bắt hái lượm tự túc cả trước, trongvà sau thời kỳ người Norse chiếm cứ đảo này. Bảnthân dân số Iceland và Na Uy quá ít ỏi và quá nghèo nênkhông thể tiếp tục hỗ trợ những người định cư ởGreenland nữa.


Hình 18.1. Sự bành trướng của người Norse từ Na Uybăng qua Bắc Đại Tây Dương, với niên đại phỏng đoánthời điểm họ đặt chân đến từng khu vực.

Vào thời kỳTiểu Băng Hà vào thế kỷ XIII, vùng Bắc Băng Dương trởnên lạnh hơn khiến cho việc sản xuất lương thực ởGreenland cũng như việc đi lại của người Norse từ Na Uyvà Iceland đến Greenland càng trở nên khó khăn. Lần tiếpxúc cuối cùng của người Greenland với người châu Âulà vào năm 1410 khi một con tàu của Iceland cập bến [châuÂu] sau khi bị [bão] thổi chệch hướng. Khi người châuÂu rốt cuộc cũng ghé thăm Greenland trở lại vào năm1577 thì ở đó đã chẳng còn khu định cư nào của ngườiNorse nữa; các khu định cư đó đã biến mất trong thếkỷ XV mà được chẳng sách vở nào ghi lại.

Nhưng bờ biểnBắc Mỹ thì lại xa hẳn ngoài tầm với của các con tàubuồm xuất phát từ bản thân Na Uy bởi công nghệ tàubiển của Na Uy vào thời kỳ 986-1410 không cho phép. Đểđến được Bắc Mỹ, người Norse chỉ có thể xuấtphát từ chính đảo Greenland vốn chỉ cách Bắc Mỹ quaeo David rộng 200 dặm (320 km). Tuy nhiên, đối với dúmngười Norse ít ỏi sống ở tận biên khu xa xôi kia thìkhả năng khai phá, chinh phục và định cư lâu dài [trênmột lục địa rộng lớn như] châu Mỹ là bằng không.Ngay cả di chỉ Norse duy nhất ở Newfoundland hình như cũngchẳng gì hơn là một khu cắm trại mùa đông của dămchục người trong vòng vỏn vẹn mấy năm. Các saga củangười Norse thuật lại việc trại Vinland của họ bịmột giống dân gọi là Skraelings tấn công, rõ ràng dân"Skraelings" đó là những người Anh-điêng vùngNewfoundland hoặc những người Eskimo vùng Dorset.

Số phận củathuộc địa Greenland, tiền đồn xa xôi nhất của châu Âuthời Trung cổ, vẫn còn là một trong những bí ẩn lãngmạn của ngành khảo cổ. Liệu có phải những ngườiNorse cuối cùng ở Greenland đã chết vì đói, hay họ đãcố tìm cách dong buồm ra đi, hay họ đã kết hôn vớingười Eskimo, hay họ đã chết sạch vì bệnh tật hoặcvì những mũi tên của người Eskimo? Tuy nguyên nhân trựctiếp khiến người Norse ở Greenland biến mất vẫn cònlà câu hỏi chưa có lời đáp, song nguyên nhân tối hậuđể người Norse không thành công trong việc thuộc địahóa Greenland và châu Mỹ là quá rõ ràng. Ý đồ đó khôngthành công là bởi nguồn xuất phát (Na Uy), đích chinhphục (Greenland và Newfoundland) và thời điểm (năm 984 đếnnăm 1410) đều không đủ đảm bảo cho người châu Âu cóthể áp dụng thành công ưu thế vốn có của mình vềsản xuất lương thực, công nghệ và tổ chức chính trị.Ở một vĩ độ quá cao khó lòng sản xuất lương thựcđược nhiều, các công cụ bằng sắt trong tay một dúmngười Norse vốn chỉ được hỗ trợ bởi một trongnhững nhà nước nghèo ở châu Âu không đủ để chọilại với các công cụ bằng đá, xương thú và gỗ củanhững người săn bắt hái lượm Eskimo và Anh-điêng,những kẻ có kỹ năng điêu luyện nhất thế giới trongviệc sống còn ở vùng địa cực.

Nỗ lực thứhai của người Âu-Á hòng thuộc địa hóa châu Mỹ đãthành công là bởi nó bao gồm một nguồn xuất phát, mộtđích chinh phục và một thời điểm vốn dĩ cho phépnhững ưu thế tiềm tàng của châu Âu có thể phát huytác dụng. Không như Na Uy, nước Tây Ban Nha đủ giàu vàđủ đông dân để hỗ trợ những cuộc du hành thám hiểmvà trợ cấp cho các thuộc địa. Người Tây Ban Nha đổbộ lên các vĩ độ cận nhiệt đới của châu Mỹ, nhữngnơi rất thích hợp cho sản xuất lương thực, ban đầuthì dựa hầu hết trên các loại cây trồng châu Mỹ bảnđịa song cũng dùng các loài vật nuôi của Âu-Á đặcbiệt là bò và ngựa. Công cuộc thuộc địa hóa xuyênđại dương của Tây Ban Nha khởi đầu vào năm 1492, thờiđiểm kết thúc một thế kỷ phát triển nhanh chóng vềcông nghệ tàu biển vượt đại dương của châu Âu - chođến lúc đó công nghệ này đã kết hợp được nhữngtiến bộ trong kỹ thuật đi biển, kiểu dáng buồm vàthiết kế tàu đã được phát triển bởi các xã hộiCựu Thế giới tại Ấn Độ Dương (thế giới Hồi giáo,Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia). Kết quả là những contàu được đóng và trang bị nhân lực ở chính Tây BanNha đã có thể dong buồm đến vùng Tây Ấn; chẳng giốngmột chút nào so với cái nút cổ chai Greenland đã khiếncho công cuộc thuộc địa hóa của người Norse chết yểu.Chẳng mấy chốc các thuộc địa của Tây Ban Nha ở TânThế giới sẽ có thêm bạn mới là những thuộc địacủa nửa tá nhà nước châu Âu khác.

Những khu địnhcư đầu tiên của người châu Âu đến châu Mỹ, khởiđầu từ khu do Columbus thành lập vào năm 1492, là ở vùngTây Ấn. Những người Anh-điêng bản địa sống trên cácđảo này - mà dân số tại thời điểm được ngườichâu Âu "phát hiện" lên tới hơn một triệu - đãnhanh chóng bị tiêu diệt trên hầu hết các đảo vì dịchbệnh, bị đánh đuổi, bị bắt làm nô lệ, vì chiếntranh và vì bị giết một cách tình cờ. Vào khoảng năm1508 thuộc địa đầu tiên được thành lập trên nộiđịa châu Mỹ, tại eo Panama. Theo sau đó là cuộc chinhphục hai đế quốc lớn trong nội địa là đế quốcAztecs vào năm 1519-1520 và đế quốc Inca vào năm 1532-1533.Trong cả hai cuộc chinh phục này, những bệnh truyềnnhiễm lây qua người châu Âu (có lẽ là đậu mùa) đãgóp phần quan trọng: giết chết bản thân các vị hoàngđế cũng như phần lớn dân số người bản địa. Ưuthế vượt trội về quân sự của dù chỉ một dúm kỵbinh Tây Ban Nha, cùng với kỹ năng chính trị của họtrong việc khai thác sự chia rẽ trong nội bộ người châuMỹ bản địa, đã góp phần còn lại [để người châuÂu chiến thắng]. Người châu Âu tiếp tục chinh phụcnốt các nhà nước bản địa còn lại ở Trung Mỹ vàmiền bắc của Bắc Mỹ trong các thế kỷ XVI vàXVII.

Về phần cácxã hội bản địa tiên tiến nhất ở Bắc Mỹ, các xãhội ở vùng đông nam Hoa Kỳ và hệ sông Mississippi, cácxã hội đó đã bị hủy diệt chủ yếu chỉ bằng cácvi trùng do những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên mangtới và đi trước bản thân các nhà thám hiểm đó. Trongkhi người châu Âu bành trướng ra khắp châu Mỹ, nhiềuxã hội bản địa khác như xã hội Mandan ở vùng Đồngbằng Lớn và xã hội của người Eskimo Sadlermiut ở BắcCực cũng bị quét sạch bởi bệnh tật mà chẳng cầnđến hành động quân sự. Còn những xã hội nào khôngbị tiêu diệt bằng vi trùng theo cách đó thì bị hủydiệt bằng cùng một cách như các xã hội Aztec và Inca,nghĩa là bằng những cuộc chiến tranh toàn diện đượctiến hành bởi binh sĩ châu Âu chuyên nghiệp và đồngminh bản địa của họ. Các binh sĩ đó được hậu thuẫnbởi các tổ chức chính trị đầu tiên là của các mẫuquốc châu Âu, sau đó là của các chính phủ thuộc địacủa người Âu tại Tân Thế giới, cuối cùng là củacác nhà nước độc lập mới theo kiểu châu Âu tiếpbước các chính phủ thuộc địa này.

Các xã hội bản địa nhỏ hơn thì bị hủy diệt mộtcách ngẫu nhiên hơn, bằng những cuộc tập kích và ámsát ở quy mô nhỏ do những công dân [người Âu] tiếnhành trên tư cách cá nhân. Chẳng hạn, những người sănbắt hái lượm bản địa tại California ban đầu có tổngcộng khoảng 200 ngàn người nhưng lại chia manh mún thànhkhoảng một trăm bộ lạc nhỏ, từng bộ lạc trong sốđó thì chẳng cần đến một cuộc chiến tranh cũng cóthể đánh bại được. Hầu hết các bộ lạc nhỏ đóbị giết sạch hoặc chiếm đất trong hoặc ngay sau cơnsốt tìm vàng ở California vào năm 1848-1852 khi những ngườinhập cư châu Âu đổ xô vào bang này để tìm vàng. Mộtví dụ tiêu biểu là bộ lạc Yahi ở bắc California, vốncó dân số khoảng 2.000 người và không có súng, đã bịtiêu diệt trong bốn cuộc tập kích của người da trắngcó vũ trang: một cuộc tập kích lúc hoàng hôn của 17người da trắng tấn công một làng Yahi vào ngày 6 thángtám năm 1865, một cuộc thảm sát người Yahi trong mộthẻm núi vào năm 1866, 33 người Yahi bị dồn vào mộthang đá rồi bị thảm sát vào khoảng năm 1867, cuối cùnglà 4 tay chăn bò giăng bẫy chừng 30 người Yahi, dồn vàomột hang đá khác rồi thảm sát vào khoảng năm 1868.Tương tự, nhiều nhóm Anh-điêng ở vùng Amazonia cũng bịtiêu diệt bởi những người [da trắng] di cư trong cuộcbùng nổ cao su vàocuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Những giai đoạn cuốicùng của cuộc chinh phục đó diễn ra trong thập niênhiện nay,khi xã hội người Yanomamo và các xã hội Anh-điêng vùngAmazonia khác - mà đến nay vẫn còn độc lập không cònchống lại nổi với bệnh tật - đang bị những kẻ khaithác mỏ giết hại hoặc đang rơi vào vòng kiểm soát củacác nhà truyền giáo hay đại diện chính phủ.

Kết quả cuốicùng là các xã hội châu Mỹ bản địa đông đúc đã bịloại trừ khỏi hầu hết các khu vực ôn hòa nhất thíchhợp cho sản xuất lương thực và thể chất của ngườichâu Âu. Ở Bắc Mỹ, những xã hội châu Mỹ bản địanào còn tồn tại đến nay như những cộng đồng cònnguyên vẹn và có quy mô đáng kể thì hầu hết đềusống trong những khu bảo tồn hoặc những vùng đất khácđược coi là không thích hợp cho nền sản xuất lươngthực và khai mỏ của người Âu, chẳng hạn vùng BắcCực hoặc các khu vực khô cằn ở miền tây Hoa Kỳ.Người châu Mỹ bản địa ở nhiều khu vực nhiệt đớiđã bị thế chỗ bằng những người di cư từ vùng nhiệtđới ở Cựu Thế giới sang (đặc biệt là người châuPhi đen, cùng với người Ấn Độ ở châu Á và ngườiJava ở Surinam).

Ở nhiều khuvực của Trung Mỹ và vùng Andes, người châu Mỹ bản địatrước kia từng đông đúc đến nỗi thậm chí dù sau baonhiêu dịch bệnh và chiến tranh, hầu hết cư dân ngàynay ở đó vẫn là người châu Mỹ bản địa hoặc lai[giữa châu Mỹ bản địa với các sắc dân khác]. Điềuđó đặc biệt đúng ở các vĩ độ cao ở vùng Andes, nơicác phụ nữ người Âu về mặt di truyền thường gặpkhó khăn về sinh lý ngay cả khi sinh sản, và các câytrồng Andes bản địa vẫn tiếp tục là những cây thíchhợp nhất cho sản xuất lương thực. Tuy nhiên, ngay cả ởnhững nơi mà người châu Mỹ bản địa còn sống sótđến nay thì văn hóa và ngôn ngữ của họ cũng đã bịthay thế một cách triệt để bằng văn hóa và ngôn ngữcủa Cựu Thế giới. Trong số hàng trăm ngôn ngữ châu Mỹbản địa từng được dùng ở Bắc Mỹ thì ngoại trừ187 thứ tiếng, tất cả các ngôn ngữ khác hoàn toànkhông còn được sử dụng ngày nay, và trong số 187 thứtiếng vẫn còn có người nói đó thì hết 149 thứ tiếnglà những ngôn ngữ đang hấp hối, theo nghĩa chỉ cònnhững người già mới nói được trong khi trẻ em thìkhông còn học nữa. Trong số khoảng 40 dân tộc ở TânThế giới, toàn bộ ngày nay đều dùng một ngôn ngữẤn-Âu hoặc một ngôn ngữ pha trộn (tiếng creole) làmngôn ngữ chính thức. Ngay cả ở những nước có số dânchâu Mỹ bản địa còn sống sót đông nhất như Peru,Bolivia, Mexico và Guatemala, chỉ cần nhìn qua ảnh các lãnhtụ chính trị và doanh nhân hàng đầu là đủ thấy hầuhết đều là người Âu, trong khi một số quốc gia vùngCaribe có lãnh tụ là người châu Phi da đen còn Guyana thìcó lãnh tụ là người Ấn Độ gốc châu Á.

Cư dân châu Mỹbản địa nguyên thủy đã bị giảm sút với một tỷ lệlớn, tuy rằng lớn bao nhiêu thì người ta vẫn còn tranhcãi: dự tính rằng ở Bắc Mỹ con số này lên tới 95%.Nhưng toàn bộ dân số loài người ở châu Mỹ ngày naygần như lớn gấp mười lần so với tại thời điểm1492 bởi có những người từ Cựu Thế giới (châu Âu,châu Phi và châu Á) đến. Dân số châu Mỹ ngày nay làmột hỗn hợp giữa các dân tộc xuất phát từ mọi lụcđịa ngoại trừ Australia. Sự chuyển dịch nhân khẩu đótrong vòng 500 năm trở lại đây - cuộc chuyển dịch nhânkhẩu lớn nhất trên mọi lục địa ngoại trừ Australia- có cội rễ sâu xa từ những sự phát triển trong khoảngtừ 11.000 năm tr.CN cho đến năm thứ 1 công nguyên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro