CHƯƠNG 19. Châu phi đã trở thành đen như thế nào?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dùta đã đọc trước bao nhiêu sách vở về châu Phi đi nữa,ấn tượng đầu tiên khi ta thực sự đặt chân đếnchâu Phi cũng thật là choáng ngợp. Trên đường phốWindhoek, thủ đô nước Namibia vừa giành độc lập, tôithấy người da đen Herero, người da đen Ovambo, người datrắng và người Nama, một giống dân chẳng giống da đencũng chẳng giống da trắng. Họ không còn chỉ là nhữngbức tranh minh họa trong sách giáo khoa mà là những conngười sống động trước mắt tôi. Bên ngoài Windhoek,những kẻ cuối cùng còn sót lại của tộc ngườiBushmen vùng sa mạc Kalahari đã có thời đông đúc đangchật vật chiến đấu để sinh tồn. Nhưng cái làm tôingạc nhiên nhất ở Namibia là một bảng tên đường: mộttrong những con phố chính ở khu mua bán sầm uất tạiWindhoek mang tên Phố Goering!

Lúcấy tôi nghĩ: nhất định chẳng có xứ sở nào bị nhữngtên phát xít Đức không hề biết ăn năn hối lỗi kiathống trị nặng nề đến nỗi phải lấy tên của tayphát xít khét tiếng Hermann Goering, ủy viên Đế chếĐức,kẻ sáng lập lực lượng Không quân Đức mà đặt chomột con đường cả! Nhưng hóa ra con đường này khôngphải lấy tên Hermann Goering mà là cha của y, HeinrichGoering, đại diện toàn quyền của Đế chế Đức, ngườisáng lập thuộc địa cũ của Đức tại vùng tây nam châuPhi mà sau này là xứ Namibia. Nhưng Heinrich còn là mộtnhân vật đầy phức tạp, bởi một phần di sản củaông ta là một trong cuộc các tấn công tàn bạo nhất củangười châu Âu chống người châu Phi - cuộc chiến tranhnăm 1904 của Đức nhằm tiêu diệt người Herero. Ngàynay, khi những sự kiện ở xứ Nam Phi láng giềng đangkhiến cho thế giới quan tâm, Namibia đang chiến đấu đểđối phó với quá khứ thuộc địa của mình và thiếtlập một xã hội đa chủng tộc. Với tôi, Namibia là vídụ minh họa cho thấy không thể tách rời quá khứ củachâu Phi khỏi hiện tại của lục địa này.

Hầu hết ngườichâu Phi và nhiều người châu Âu ngày nay vẫn đánh đồngngười châu Phi bản địa với người da đen còn ngườichâu Phi da trắng đều là những kẻ xâm lược mãi saunày, và coi lịch sử chủng tộc của châu Phi tương đươngvới lịch sử người Âu thuộc địa hóa châu Phi và buônnô lệ người Phi. Có một lý do hiển nhiên tại sao chúngta chỉ chú tâm vào các sự kiện cụ thể này: người dađen là những người châu Phi bản địa duy nhất quenthuộc với hầu hết người Mỹ, bởi họ đã được đưasang Hoa Kỳ với số lượng lớn làm nô lệ. Song, thậtra, trên hầu hết châu Phi đen ngày nay ắt hẳn đã từngcó những dân tộc rất khác nhau sinh sống cho mãi tớimấy ngàn năm trở lại đây, và bản thân cái gọi làngười châu Phi da đen cũng không hề đồng nhất. Ngaytrước khi thực dân da trắng đến châu Phi, lục địanày đã là nơi sinh sống không chỉ của người da đen màlà (như ta sẽ thấy) của đến năm trong sáu phân nhómchính của loài người, và ba trong số đó chỉ sinh sốngtại châu Phi. Một phần tư các ngôn ngữ trên toàn thếgiới chỉ được sử dụng tại châu Phi. Không một lụcđịa nào khác đạt đến mức đa dạng về chủng loạingười đến như vậy.

Sự đa dạng vềdân tộc của châu Phi là kết quả của sự đa dạng vềđịa lý và giai đoạn tiền sử lâu dài của lục địanày. Châu Phi là lục địa duy nhất trải dài từ vùng ônđới phía bắc xuống vùng ôn đới phía nam, đồng thờicũng bao hàm một số trong những sa mạc khô hạn nhất,rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và ngọn núi vùng xíchđạo cao nhất trên thế giới. Con người đã sống ởchâu Phi lâu hơn ở bất cứ nơi nào khác: các tổ tiênxa xưa của chúng ta đã phát xuất từ đó cách đây 7triệu năm, người Homo sapiens hiện đại về mặtgiải phẫu cũng có thể đã ra đời từ đó. Sự tiếpxúc lâu dài giữa các dân tộc đa dạng của châu Phi đãkhiến nảy sinh giai đoạn tiền sử đầy quyến rũ củalục địa này, trong đó có hai trong những làn sóng di dânlớn nhất trong 5.000 năm trở lại đây: cuộc bành trướngcủa người Bantu và công cuộc thuộc địa hóa Madagascarcủa người Indonesia. Tất cả những tiếp xúc đó trongquá khứ vẫn tiếp tục có hậu quả nặng nề đến ngàynay, bởi vấn đề nằm ở chỗ những ai đã đến nhữngđâu trước những thời điểm nào để hình thành nênchâu Phi ngày nay.

Làm thế nàonăm phân nhóm đó của loài người đã đến được nơihọ đang sống ngày nay tại châu Phi? Tại sao chính ngườida đen là chủng người đã trở nên phổ biến đến vậyở châu Phi ngày nay, chứ không phải bốn nhóm người kiamà ngày nay người Mỹ hầu như quên mất là họ có tồntại? Làm sao ta có thể mong moi được lời giải đáp chocác câu hỏi đó từ quá khứ tiền văn tự của châu Phinếu không có những bằng chứng thành văn khả dĩ cho tabiết về sự bành trướng của đế chế La Mã? Giai đoạntiền sử của châu Phi là một bài toán đố trên quy môlớn mà người chỉ mới giải được một phần. Hóa ra,câu chuyện ở đây có những sự tương đồng, mà ítngười nhận thấy song rất đáng quan tâm, với giai đoạntiền sử của châu Mỹ mà chúng ta đã gặp trong chươngtrước.

Năm nhóm ngườichính mà châu Phi là quê hương tại thời điểm năm 1000là những nhóm mà dân không chuyên vẫn gọi một cáchkhông chính xác lắm là người da đen, người da trắng,người Pygmy châu Phi, người Khoisan và người châu Á.Hình 19.1 minh họa sự phân phối năm nhóm người này, còncác ảnh chân dung theo sau trang 288 sẽ nhắc cho bạn nhớsự khác biệt nổi bật giữa họ về màu da, hình dángvà màu sắc của tóc cũng như nét mặt. Người da đentrước kia chỉ sống tại châu Phi, người Pygmy và ngườiKhoisan đến nay vẫn chỉ sinh sống ở đó, trong khi ngườida trắng và người châu Á thì sống ở ngoài châu Phinhiều hơn gấp bội so với tại châu Phi. Năm nhóm nàychính là hoặc đại diện cho toàn bộ năm nhóm chính củaloài người, nếu không kể nhóm người Australia bản địavà các nhóm họ hàng của nhóm này.

Nhiều độc giảắt sẽ phản đối: đừng có công thức hóa loài ngườibằng cách phân loại họ thành những "chủng tộc" đầyvõ đoán như vậy chứ! Vâng, tôi thừa nhận rằng bảnthân mỗi nhóm trong cái gọi là năm nhóm chính kia cũngrất đa dạng. Nếu xếp những dân tộc rất khác nhau nhưngười Zulu, người Somali và người Ibo vào cùng một cáinhãn "da đen" theo kiểu vơ đũa cả nắm, ấy là tachẳng đếm xỉa gì đến những khác biệt giữa họ cả.Chúng ta cũng chẳng đếm xỉa gì đến những khác biệtlớn lao không kém nếu gộp người Ai Cập và ngườiBerber ở châu Phi lại với nhau rồi lại gộp chung họvới người Thụy Điển ở châu Âu vào cùng một danhxưng "da trắng". Ngoài ra, sự phân biệt đâu là ngườida đen, đâu là người da trắng và các nhóm chính kháccũng rất là tùy tiện, bởi mỗi nhóm như vậy đều cósự chuyển tiếp lẫn nhau: tất cả các nhóm người trêntrái đất đều đã từng hợp huyết với bất cứ nhómnào khác mà họ gặp. Dẫu vậy, như ta đã thấy, việcthừa nhận các nhóm chính đó vẫn có ích trong việc giúpchúng ta hiểu hơn về lịch sử, cho nên tôi sẽ dùng têncác nhóm này mà gọi cho tiện, để không phải mỗi lầnnói tới thì lại phải nhắc đi nhắc lại những điềutrên.

Trong số nămnhóm châu Phi, các đại diện của nhiều quần thể ngườida đen và da trắng đã quen thuộc với người Mỹ vàngười châu Âu đến nỗi không cần phải mô tả ngoạihình của họ. Người da đen chiếm phần lớn nhất củachâu Phi ngay từ năm 1400: vùng phía nam Sahara và hầu hếtchâu Phi hạ Sahara (xem Hình 19.1). Tuy người Mỹ da đen cónguồn gốc châu Phi xuất thân chủ yếu từ vùng duyênhải phía tây châu Phi, nhưng các dân tộc tương tự nhưvậy từ xưa còn chiếm lĩnh cả vùng Đông Phi nữa, phíabắc thì đến Sudan còn về phía nam thì đến vùng duyênhải tây nam của nước Nam Phi ngày nay. Người da trắng,bao gồm từ người Ai Cập đến người Lybia cho đếnngười Morocco, chiếm cứ vùng duyên hải phía bắc châuPhi và phía bắc sa mạc Sahara. Những người Bắc Phi đókhó lòng nhầm lẫn được với những người Thụy Điểnmắt xanh tóc vàng, nhưng hầu hết dân không chuyên vẫngọi là người "da trắng" vì họ có da sáng màu hơnvà tóc thẳng hơn so với những dân tộc về phía nam đượcgọi là "da đen". Hầu hết người da đen và da trắngchâu Phi đều sống bằng trồng trọt hoặc chăn nuôi hoặccả hai.

Ngược lại,hai nhóm kế tiếp là người Pygmy và người Khoisan gồmtoàn những người sống bằng săn bắt hái lượm khôngbiết trồng trọt hoặc chăn nuôi. Cũng như người da đen,người Pygmy có da thẫm và tóc xoăn tít. Tuy nhiên, ngườiPygmy khác người da đen ở chỗ họ nhỏ con hơn nhiều,da có sắc hơi đỏ hơn mà ít đen hơn, lông trên mặt vàtrên người rậm hơn, trán, mắt và răng lộ hơn. NgườiPygmy chủ yếu là dân săn bắt hái lượm sống thành từngnhóm sống rải rác khắp vùng rừng mưa Trung Phi và traođổi với hoặc làm việc cho những nhà nông da đen lánggiềng.


Hình 19.1. Đọc lại nội dung Chương 19 về những thiếusót khó tránh khi mô tả sự phân bố các dân tộc châuPhi theo cách phân loại quen thuộc nhưng có lắm vấn đềphải bàn này.

Người Khoisanhợp thành nhóm châu Phi mà ít người Mỹ biết đếnnhất, có khi còn chưa hề nghe nói tới không chừng. Trướckia họ từng phân bố ở toàn bộ phần nam châu Phi, baogồm không chỉ những nhóm săn bắt hái lượm nhỏ đượcgọi là San mà còn là những nhóm chăn nuôi lớn hơn đượcgọi là Khoi. (Những cái tên này hiện nay được chuộnghơn so với những cái tên Hottentot và Bushmen mà nhiềungười biết đến hơn). Cả người Khoi lẫn người Sanđều rất đỗi không giống (hoặc đã từng không giống)với người da đen châu Phi: da họ có sắc hơi vàng, tóchọ xoăn tít, và phụ nữ thường có xu hướng tích mỡở mông (cái gọi là chứng "steatopygia"). Với tư cáchmột nhóm riêng biệt, người Khoi đã giảm sút rất nhiềuvề số lượng: thực dân châu Âu đã giết chóc, xua đuổihoặc truyền bệnh cho nhiều người Khoi, và hầu hếtnhững người sống sót đều đã hợp huyết với ngườichâu Âu để sinh ra những người mà ở Nam Phi được gọilà người Colored hoặc người Baster. Người San cũng vậy,bị [người châu Âu] giết chóc, xua đuổi hoặc truyềnbệnh, nhưng một nhóm nhỏ còn lại - mà ngày một teo nhỏhơn - vẫn duy trì được sự khác biệt của mình ở samạc Namibia vốn không thích hợp cho nghề nông, như mộtbộ phim khá đông người xem cách đây mấy năm là Thượngđế cũng phải cười (The Gods Must be Crazy) đã miêutả.

Việc người datrắng phân bố ở phía bắc châu Phi thì không có gì lạ,bởi những dân tộc có ngoại hình tương tự cũng sinhsống ở các khu vực lân cận tại Cận Đông và châu Âu.Trong suốt lịch sử thành văn, người ta vẫn thườngxuyên qua lại giữa châu Âu, Cận Đông và Bắc Phi. Vìvậy tôi sẽ không nói thêm nhiều về người da trắngchâu Phi trong chương này bởi nguồn gốc của họ chẳngcó gì bí ẩn. Thay vì vậy, bí ẩn có chăng là ở ngườida đen, người Pygmy và người Khoisan, bởi sự phân bốcủa họ cho ta thấy đã từng có những biến động độtngột về dân số trong quá khứ. Chẳng hạn, 200.000 ngườiPygmy hiện nay phân bố rất manh mún, rải rác xen giữa120 triệu người da đen, điều đó cho thấy trước kianhững thợ săn Pygmy từng phổ biến khắp cả vùng rừngnhiệt đới cho đến khi các nhà nông da đen [từ nơi khácđến] chiếm đất của họ và khiến họ trở nên bị côlập. Khu vực người Khoisan ở phía nam châu Phi nhỏ béđến kỳ lạ trong khi họ là một dân tộc rất ư khácbiệt về giải phẫu học và ngôn ngữ. Liệu có phảingay cả người Khoisan cũng đã từng phổ biến rộng khắphơn, cho đến khi những quần thể nằm xa hơn về phíabắc của họ bị [người da đen] loại bỏ chăng?

Trường hợpkhác thường hơn cả thì tôi xin để lại sau cùng. Hònđảo lớn nhất châu Phi là Madagascar chỉ cách bờ biểnTây Phi 250 dặm (400 km), gần châu Phi hơn bất cứ lụcđịa nào khác, cách châu Á và Australia cả một Ấn ĐộDương rộng mênh mông. Dân cư Madagascar rõ là sự hòatrộn giữa hai yếu tố. Chẳng có gì lạ rằng một tronghai yếu tố đó là người châu Phi da đen, nhưng yếu tốcòn lại thì bao gồm những người mà chỉ nhìn qua bềngoài ta có thể nhận ra ngay là người Đông Nam Á nhiệtđới. Đặc biệt, ngôn ngữ mà toàn bộ cư dân Madagascarsử dụng - người châu Á, người da đen và người lai[giữa hai chủng đó] - là tiếng Nam Đảo và rất giốngtiếng Ma'anyan được dùng trên đảo Borneo thuộcIndonesia cách Madagascar những 4.000 dặm (6.400 km) phía bênkia Ấn Độ Dương. Trong suốt hàng ngàn dặm ngăn cáchgiữa Borneo với Madagascar chẳng hề có dân tộc nào giốngngười Borneo dù chỉ hơi một tí thôi.

Những ngườiNam Đảo đó, với ngôn ngữ Nam Đảo và nền văn hóa NamĐảo đã được biến đổi, đã định cư ở Madagascarvào thời điểm người châu Âu lần đầu tiên đặt chânlên Madagascar vào năm 1500. Tôi kinh ngạc trước sự kiệnnày, sự kiện kỳ lạ nhất trong sự phân bố loài ngườitrên toàn thế giới. Thế cũng chẳng khác nào Columbus khiđặt chân đến Cuba thì thấy cư dân hòn đảo này lànhững người Scandinavia tóc vàng mắt xanh nói một thứtiếng gần với tiếng Thụy Điển mặc dù trên lục địaBắc Mỹ ngay gần đó toàn những người châu Mỹ bảnđịa nói tiếng Anh-điêng bản địa. Làm thế nào nhữngngười tiền sử ở Borneo đó - mà người ta cho rằng họđi biển không có bản đồ hay la bàn - đã chu du đếntận Madagascar được?

Trường hợpMadagascar cho ta thấy rằng ngôn ngữ loài người - cũngnhư ngoại hình của họ - có thể cho ta những mấu chốtquan trọng để biết cội nguồn của họ. Chỉ cần nhìncư dân Madagascar là đủ biết một số người trong họcó xuất xứ từ Đông Nam Á nhiệt đới, nhưng ta vẫnkhông thể biết đích xác từ khu vực nào của Đông NamÁ nhiệt đới, cũng không bao giờ có thể đoán đượclà từ Borneo. Vậy ta có thể biết thêm những gì qua cácngôn ngữ châu Phi, ngoài những gì ta đã biết khi nhìnvào khuôn mặt những người Phi?

Sự phức tạpđến đau đầu của các ngôn ngữ châu Phi - những 1.500thứ tiếng - đã được làm sáng rõ bởi Joseph Greenberg,nhà ngôn ngữ học vĩ đại ở Đại học Stanford. Ông đãnhận ra rằng tất cả các ngôn ngữ đó chỉ thuộc vềnăm ngữ hệ (xem sự phân bố các ngữ hệ này ở Hình19.2). Độc giả nào quen nghĩ rằng ngôn ngữ học là mộtthứ khoa học nhàm chán và quá chuyên môn hẳn sẽ ngạcnhiên khi biết được rằng Hình 19.2 có thể góp phần tolớn thế nào để giúp ta hiểu rõ hơn lịch sử châuPhi.

Nếu bắt đầubằng cách so sánh Hình 19.2 với Hình 19.1, ta sẽ thấy mộtsự tương đồng đại khái giữa các ngữ hệ với cácnhóm người đã được phân định về mặt giải phẫuhọc: các ngôn ngữ thuộc một ngữ hệ nhất địnhthường được dùng bởi một số người nhất định. Cụthể, hầu hết những người nói các ngôn ngữ Phi-Á(Afroasiatic) là những người mà ta có thể phân loại làngười da trắng hoặc da đen, những người nói tiếngNilo-Sahara và tiếng Niger-Congo là người da đen, Khoisan thìnói tiếng Khoisan, còn người Nam Đảo thì nói tiếngIndonesia. Điều đó gợi ý rằng các ngôn ngữ thường cóxu hướng tiến hóa song song với những người sử dụngchúng.


Hình 19.2. Các ngữ hệ ở châu Phi

Ẩn giấu ởmép trên cùng Hình 19.2 là điều ngạc nhiên đầu tiêncủa chúng ta, một cú sốc lớn cho những tín đồ củathuyết dĩ Âu vi trung vốn tin tưởng ở tính ưu việt củacái gọi là nền văn minh phương Tây. Chúng ta được dạy[ở trường] rằng nền văn minh phương Tây xuất phát ởvùng Cận Đông, được nâng lên những đỉnh cao sángchói bởi người Hy Lạp và người La Mã, và sinh ra batrong số các tôn giáo lớn nhất trên thế giới: đạoThiên Chúa, đạo Do Thái và đạo Hồi. Các tôn giáo nàyphát sinh từ những dân tộc nói ba thứ tiếng có quan hệgần gũi với nhau được gọi là tiếng Semite: tiếngAramaic (ngôn ngữ của Chúa Jesus và các thánh tông đồ),tiếng Hebrew và tiếng Arập. Một cách bản năng, chúng tavẫn thường coi các dân tộc Semite là gắn liền với CậnĐông.

Tuy nhiên,Greenberg đã xác định rằng thực ra các ngôn ngữ Semitechỉ là một trong số ít nhất là sáu nhánh của một ngữhệ lớn hơn nhiều là tiếng Phi-Á, và tất cả các nhánhkhác của ngữ hệ này (cũng như 222 ngôn ngữ khác còntồn tại đến nay) đều chỉ nằm ở châu Phi. Ngay cảbản thân ngữ hệ con Semite cũng chủ yếu là của châuPhi, bởi trong số 19 ngôn ngữ còn lại đến nay của ngữhệ này thì đến 12 là chỉ ở Ethiopia. Điều đó chothấy các ngôn ngữ Phi-Á đã phát sinh ở châu Phi, và chỉmột nhánh của ngữ hệ này đã bành trướng sang CậnĐông. Từ đó suy ra, rất có thể châu Phi mới chính lànơi đã khai sinh ngôn ngữ của các tác giả Cựu ước vàTân ước cũng như kinh Koran, những rường cột đạo đứccủa nền văn minh phương Tây.

Ngạc nhiên lớnthứ hai ở Hình 19.2 là một chi tiết có vẻ nhỏ nhặtmà mới đây tôi đã nhắc tới song không chú thích gìthêm, rằng các nhóm dân tộc khác nhau thì có xu hướngnói những ngôn ngữ khác nhau. Trong số năm nhóm ngườicủa châu Phi - da đen, da trắng, Pygmy, Khoisan và Indonesia -chỉ có người Pygmy là không nói những ngôn ngữ khácbiệt [với các ngôn ngữ khác]: mỗi bộ lạc Pygmy đềunói cùng một thứ tiếng với các nhóm da đen làm nghềnông láng giềng của họ. Tuy nhiên, nếu so sánh một thứtiếng cụ thể mà người Pygmy sử dụng với cùng thứtiếng đó mà người da đen sử dụng, ta sẽ thấy dịbản của người Pygmy thường có một số từ riêng biệtvới các phát âm khác biệt.

Dĩ nhiên làthoạt kỳ thủy những dân tộc khác biệt đến như ngườiPygmy, sống ở một nơi khác biệt đến như vùng rừngmưa xích đạo châu Phi, ắt hẳn là phải đủ biệt lậpđể hình thành một ngữ hệ riêng biệt. Tuy nhiên, ngàynay các ngôn ngữ biệt lập đó [của người Pygmy] khôngcòn nữa, và ta đã thấy ở Hình 19.2 rằng dân số ngườiPygmy hiện nay phân bố hết sức manh mún. Như vậy, sựphân bố về địa lý kết hợp với đặc trưng về ngônngữ gợi ý rằng quê hương nguyên thủy của ngườiPygmy ngày xưa đã bị các nhà nông da đen xâm chiếm,những người Pygmy sống sót đã tiếp thu ngôn ngữ củacác nhà nông da đen đó, còn ngôn ngữ nguyên thủy củahọ chỉ còn để lại dấu vết ở một vài từ và mộtvài âm. Trước đây ta đã thấy rằng điều đó cũngđúng với những người Negrito ở Malaysia (người Semang)và người Negrito ở Philippines, những kẻ đã tiếp thucác ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo từ những người làmnghề nông [từ nơi khác đến] sống vây quanh họ.

Tương tự, sựphân bố manh mún của các ngôn ngữ Nilo-Sahara ở Hình19.2 gợi ý rằng nhiều người nói các ngôn ngữ đó đãbị những người nói các ngôn ngữ Phi-Á hoặc ngôn ngữNiger-Congo [từ nơi khác tới] nhấn chìm. Nhưng sự phânbố các ngôn ngữ Khoisan còn minh chứng cho một trườnghợp nhấn chìm còn bi kịch hơn thế nữa. Các ngôn ngữnày vốn nổi tiếng thế giới bởi một nét đặc trưngđộc nhất vô nhị là dùng những tiếng "tách" làmphụ âm. (Nếu bạn từng bối rối khi gặp cái tên !KungBushman, xin thưa với bạn rằng dấu chấm than kia khôngphải để biểu thị hơi quá sớm một nỗi kinh ngạc; đóchẳng qua là cách để các nhà ngôn ngữ học biểu thịmột tiếng tách mà thôi). Mọi ngôn ngữ Khoisan còn lạiđến nay đều chỉ bó hẹp ở miền nam châu Phi, trừ haingoại lệ. Hai ngoại lệ đó là các ngôn ngữ Khoisan rấtkhác biệt, dày đặc những tiếng tách được gọi làtiếng Hadza và tiếng Sandawe, lạc lõng tận Tanzania cáchcác ngôn ngữ Khoisan gần nhất ở miền nam châu Phi đếnhơn 1.000 dặm (1.600 km).

Ngoài ra, tiếngXhosa và một vài ngôn ngữ Niger-Congo khác ở nam châu Phicũng đầy rẫy những tiếng tách. Còn bất ngờ hơn nữa,những tiếng tách hoặc các từ Khoisan cũng xuất hiện ởhai ngôn ngữ Phi-Á được người da đen sử dụng ởKenya, mà so với hai nhóm Hadza và Sandawe ở Tanzania thì lạicòn xa các dân tộc Khoisan hiện nay hơn nữa. Tất cảnhững điều trên gợi ý rằng xưa kia các ngôn ngữ vàdân tộc Khoisan từng trải rộng hơn nhiều về phía bắcso với vùng phân bố của họ ở nam châu Phi ngày nay,nhưng rồi đến một lúc thì chính họ, cũng như ngườiPygmy, bị người da đen [từ nơi khác tới] nhấn chìm, vàsự hiện diện trước kia của họ đến nay chỉ còn lưulại dấu vết trong ngôn ngữ mà thôi. Đó là một phầnđóng góp vô song cho bằng chứng về ngôn ngữ, điều màchúng ta khó lòng đoán được nếu chỉ nghiên cứu ngoạihình của những người đang sống ngày nay.

Phần đóng gópxuất sắc nhất của khoa ngôn ngữ học thì tôi để lạisau cùng. Nếu nhìn lại lần nữa Hình 19.2, ta sẽ thấyrằng ngữ hệ Niger-Congo được phân bố khắp cả TâyPhi và hầu hết châu Phi hạ xích đạo, khiến dường nhưta khó lòng biết được ngữ hệ này đã phát sinh tạikhu vực cụ thể nào trong suốt vùng phân bố mênh môngđó. Tuy nhiên, Greenberg nhận ra rằng toàn bộ các ngônngữ Niger-Congo ở châu Phi hạ xích đạo đều thuộc mộtnhóm con duy nhất gọi là Bantu. Nhóm con này chiếm gầnmột nửa trong số 1.032 ngôn ngữ Niger-Congo và trên mộtnửa (gần 200 triệu người) sử dụng ngữ hệNiger-Congo. Nhưng toàn bộ 500 ngôn ngữ Bantu đó gần nhauđến nỗi người ta từng mô tả chúng một cách hài hướclà 500 phương ngữ của cùng một thứ tiếng duy nhất.

Gộp chung lại,các ngôn ngữ Bantu chỉ là một ngữ hệ con duy nhất ởnằm bậc thấp trong ngữ hệ Niger-Congo. Hầu hết 176 ngônngữ khác trong ngữ hệ này phân bố dày đặc ở TâyPhi, một phần nhỏ của toàn bộ dãy Niger-Congo. Đặcbiệt, các ngôn ngữ Bantu khác biệt nhất, cùng các ngônngữ Niger-Congo không thuộc nhóm Bantu mà có quan hệ gầngũi nhất với ngôn ngữ Bantu, đều bị lèn chặt vào mộtkhu vực bé tí của Cameroon và vùng lân cận là phía đôngNigeria.

Rõ ràng là ngữhệ Niger-Congo đã phát sinh ở Tây Phi; nhánh Bantu của nóphát sinh ở cực phía đông của dãy đó, tại Cameroon vàNigeria; và sau đó nhánh Bantu bành trướng ra khỏi quê nhànguyên thủy đó để lan ra khắp châu Phi hạ xích đạo.Sự bành trướng đó ắt đã diễn ra từ lâu, để ngônngữ Bantu thủy tổ có đủ thì giờ tách ra thành 500 ngônngữ con, song cũng không quá lâu nên tất cả các ngôn ngữcon đó vẫn còn rất giống nhau [chứ chưa có đủ thờigian tiến hóa để trở nên khác biệt nhau, ND]. Bởi tấtcả những người nói các ngôn ngữ Niger-Congo khác cũngnhư ngôn ngữ Bantu đều là người da đen, nên ta khôngthể suy ra ai đã di cư theo hướng nào nếu chỉ căn cứvào bằng chứng nhân chủng học.

Để làm sángtỏ kiểu lập luận dựa trên ngôn ngữ học này, hãy chotôi đưa ra một ví dụ quen thuộc: nguồn gốc địa lýcủa bản thân tiếng Anh. Ngày nay, đại đa số nhữngngười mà tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất [tiếng mẹđẻ] sinh sống tại Bắc Mỹ, những người khác thì sốngrải rác trên khắp thế giới, tại Anh, Australia và cácnước khác. Mỗi nước trong số này đều có phương ngữtiếng Anh riêng của mình. Nếu như chẳng biết gì về sựphân bố ngôn ngữ và lịch sử thì ắt hẳn ta đã phảiđoán rằng tiếng Anh phát xuất từ Bắc Mỹ rồi đượccác thực dân Bắc Mỹ mang qua đại dương để đến Anhvà Australia.

Thế nhưng toànbộ các phương ngữ khác nhau đó của tiếng Anh cũng chỉlà một nhóm con có thứ bậc thấp trong ngữ hệ German.Tất cả các ngữ hệ con khác - các ngôn ngữScandinavia, tiếng Đức và tiếng Hà Lan - đều chỉ bóhẹp ở vùng tây bắc châu Âu. Đặc biệt, tiếng Frisia,ngôn ngữ German gần gũi với tiếng Anh nhất, chỉ góigọn trong một vùng duyên hải bé tí của Hà Lan và miềntây nước Đức. Từ đó một nhà ngôn ngữ học có thểsuy diễn một cách chí lý rằng tiếng Anh đã phát sinh từvùng duyên hải tây bắc châu Âu và từ đó bành trướngra toàn thế giới. Trên thực tế, nhờ lịch sử thànhvăn mà ta biết rằng tiếng Anh đã được mang từ tâybắc châu Âu sang đảo Anh bởi những người Anglo-Saxonxâm lược hòn đảo này vào thế kỷ V và VI.

Về cơ bản,cũng bằng cách lập luận như vậy ta có thể suy ra rằnggần 200 triệu người Bantu mà ngày nay sinh sống ở hầukhắp châu Phi vốn dĩ phát sinh từ Cameroon và Nigeria. Cùngvới nguồn gốc Bắc Phi của người Semite và nguồn gốcchâu Á của người Madagascar, đây là thêm một kết luậnnữa mà chúng ta không thể rút ra nếu không có bằngchứng về ngôn ngữ.

Từ sự phân bốnhóm ngôn ngữ Khoisan và từ chỗ người Pygmy không cónhững ngôn ngữ riêng biệt của mình, chúng ta đã diễndịch rằng các dân tộc Pygmy và Khoisan trước kia từngphân bố rộng hơn, cho đến khi họ bị người da đen [từnơi khác đến] nhấn chìm. (Tôi dùng từ "nhấn chìm"như một từ có tính khái quát, trung tính, dù trên thựctế những người da đen kia đã chinh phục, đánh đuổi,hợp huyết, giết hại hay truyền bệnh cho các dân tộcnày). Giờ thì ta đã thấy - từ sự phân bố các ngônngữ Niger-Congo - rằng những người da đen tiến hành cuộcnhấn chìm này là người Bantu. Bằng chứng về ngoạihình và bằng chứng về ngôn ngữ cho đến giờ đã giúpta suy ra được những cuộc nhấn chìm đó vào thời tiềnsử, nhưng nó vẫn chưa giải được cho ta những bí ẩnhàm chứa trong những cuộc nhấn chìm đó. Chỉ có bằngchứng mà tôi sẽ trình bày tiếp theo đây mới có thểgiúp ta giải đáp thêm hai câu hỏi nữa: Người Bantu đãcó những ưu thế nào để có thể chiếm chỗ ngườiPygmy và người Khoisan? Người Bantu đã đặt chân đếnquê hương bản quán của người Pygmy và người Khoisanvào thời gian nào?

Để tiếp cậncâu hỏi về những ưu thế của người Bantu, ta hãy xétloại bằng chứng còn lại từ hiện thực sống động,ấy là bằng chứng rút ra từ các loài cây trồng và vậtnuôi được thuần hóa. Như ta đã thấy trong các chươngtrước, bằng chứng này quan trọng là bởi sản xuấtlương thực dẫn đến mật độ dân số cao, vi trùng,công nghệ, tổ chức chính trị và các thành tố khác tạonên sức mạnh. Do đó, những dân tộc nào mà do ngẫunhiên về vị trí địa lý đã thừa hưởng được hoặcphát triển được nền sản xuất lương thực thì đềutrở nên có khả năng nhấn chìm về mặt địa lý cácdân tộc khác kém may mắn hơn.

Khi người châuÂu đến được châu Phi hạ Sahara vào thế kỷ XV, ngườichâu Phi đang trồng năm bộ cây trồng (Hình 19.3), mỗi bộtrong đó đều có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sửchâu Phi. Bộ đầu tiên chỉ được trồng ở Bắc Phi,trải dài đến các vùng cao nguyên Ethiopia. Bắc Phi có khíhậu Địa Trung Hải mà đặc trưng là lượng mưa tậptrung vào các tháng mùa đông. (Miền nam California cũng cókhí hậu Địa Trung Hải, chính vì vậy mà tầng hầm củanhà tôi cũng như của hàng triệu người dân Californiakhác hay bị ngập vào mùa đông nhưng lại khô hạn hếtthuốc chữa trong mùa hè). Vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu, nơinghề nông phát sinh đầu tiên, cũng có mẫu hình khí hậuĐịa Trung Hải mưa mùa đông như vậy.

Từ đó suy ra,các cây trồng nguyên thủy của Bắc Phi đều là nhữngloài cây đã thích nghi với việc nảy mầm và mọc trongmùa đông nhiều mưa, và qua bằng chứng khảo cổ đếnnay ta cũng biết rằng các cây này đã được thuần hóalần đầu tiên ở vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu khoảng10.000 năm trước. Các cây trồng Lưỡi liềm Phì nhiêu đóbành trướng đến các vùng lân cận có khí hậu tươngtự ở Bắc Phi và làm cơ sở cho sự phát sinh nền vănminh Ai Cập. Đó là các loài cây quen thuộc như lúa, lúamì, đỗ, đậu và nho. Chúng quen thuộc với chúng ta vìchúng đã bành trướng đến những vùng lân cận có khíhậu tương tự ở châu Âu rồi từ đó sang châu Mỹ vàAustralia mà trở thành một số trong những loài cây trồngchính của nông nghiệp vùng ôn đới trên toàn thế giới.


Hình 19.3. Khu vực khởi nguyên những cây trồng đượccanh tác từ xa xưa ở châu Phi (nghĩa là được trồng từtrước khi có các cây trồng do thực dân châu Âu đưavào) với hai loài cây làm ví dụ cho từng khu vực.

Nếu du hành vềphía nam ở châu Phi ngang qua sa mạc Sahara và lại gặp mưaở vùng Sahel nằm ngay ở phía nam sa mạc, ta sẽ nhận rarằng mưa ở vùng Sahel rơi vào mùa hè chứ không phảivào mùa đông. Cho dù nếu bằng cách nào đó các câytrồng Lưỡi liềm Phì nhiêu vốn đã thích nghi với mưavào mùa đông vượt qua được Sahara đi nữa, chúng vẫnsẽ khó lòng mọc được ở vùng Sahel vốn chỉ mưa vàomùa hè. Thay vì vậy, ta gặp hai bộ cây trồng châu Phikhác mà các loài cây dại tổ tiên của chúng mọc ngay ởphía nam Sahara và đã thích nghi với mưa vào mùa hè cũngnhư với độ dài ngày ít thay đổi theo mùa hơn. Một bộbao gồm những loài cây mà tổ tiên vốn đã phân bốrộng từ đông sang tây khắp vùng Sahel và có lẽ đãđược thuần hóa ở đó. Trong số các loài này đáng chúý có cây lúa miến và kê ngọc trai vốn đã trở thànhcác cây ngũ cốc chính ở hầu hết châu Phi hạ Sahara.Lúa miến đã tỏ ra là cây trồng có giá trị đến nỗingày nay được trồng ở các khu vực có khí hậu nóng,khô ở tất cả các lục địa trong đó có Hoa Kỳ.

Bộ cây trồngkia gồm các loài cây mà tổ tiên hoang dã mọc ở Ethiopiavà có lẽ đã được thuần hóa ở các vùng cao nguyêntại đó. Hầu hết các loài này ngày nay vẫn chỉ đượctrồng chủ yếu ở Ethiopia và người Mỹ không biết tới,gồm cây chat chứa chất ma túy, cây ensere giốngnhư cây chuối, cây noog có nhiều dầu, cây kêngón tay (finger millet) dùng để làm loại bia đặc sảncủa Ethiopia, và cây ngũ cốc có hạt nhỏ xíu gọilà teff mà người Ethiopia dùng để làm loại bánhmì quốc hồn quốc túy. Song bất cứ độc giả nàonghiện cà phê đều có thể cám ơn các nhà nông Ethiopiacổ đại vì họ đã thuần hóa cây cà phê. Đầu tiên càphê chỉ được trồng ở Ethiopia, nhưng rồi nó đượcưa chuộng ở Arập và từ đó là trên toàn thế giới,và ngày nay cà phê là loài cây chính hỗ trợ nền kinh tếcủa những nước nằm rất xa Ethiopia như Brazil và PapuaNew Guinea.

Bộ cây trồnggần cuối của châu Phi phát sinh từ những tổ tiên hoangdã ở vùng khí hậu ẩm ướt của Tây Phi. Một số loàinày, trong đó có gạo châu Phi, gần như vẫn chỉ giớihạn ở vùng đó; những loài khác chẳng hạn như khoailang châu Phi thì bành trướng ra khắp các khu vực kháccủa châu Phi hạ Sahara; và có hai loài - cây cọ dầuvà cây cho hạt kola - thì sang cả các lục địa khác.Người Tây Phi đã biết nhai caffeine chứa hạt kola nhưmột thứ ma túy từ lâu trước khi công ty Coca-Cola dụđược người Mỹ và sau đó là toàn thế giới uống mộtthức uống mà thoạt đầu có pha tinh chất chiết xuấttừ hạt này.

Bộ cây trồngchâu Phi cuối cùng cũng được làm cho thích nghi với khíhậu ẩm ướt song lại chính là điều ngạc nhiên lớnnhất ở Hình 19.3. Cây chuối, khoai lang châu Phi và khoaisọ đã từng phổ biến khắp châu Phi hạ Sahara vào thếkỷ XV, và gạo châu Á đã đứng chân vững ở vùng duyênhải Đông Phi. Nhưng các cây trồng này đều có nguồngốc từ Đông Nam Á. Sự hiện diện của chúng ở châuPhi hẳn sẽ làm ta kinh ngạc nếu như sự hiện diện củangười Indonesia ở Madagascar không cảnh báo trước cho tarằng châu Á đã có liên hệ với châu Phi từ thời tiềnsử. Phải chăng những người Nam Đảo di cư từ Borneotới đã đổ bộ lên vùng duyên hải Đông Phi, mang cáccây trồng của mình đến tặng cho các nhà nông châu Phikhiến những người này rất đỗi biết ơn, sau đó tuyển[một số] ngư dân châu Phi rồi dong buồm vào lúc rạngđông để đến chinh phục Madagascar mà không để lạidấu vết Nam Đảo nào ở châu Phi?

Điều ngạcnhiên còn lại là tất cả các cây trồng bản địa củachâu Phi - từ vùng Sahel, Ethiopia cho đến Tây Phi - đềuphát sinh từ phía bắc xích đạo. Không một loài nàophát sinh ở phía nam xích đạo cả. Điều này gợi ý chochúng ta tại sao những người nói các ngôn ngữNiger-Congo - vốn xuất thân từ phía bắc xích đạo - đãcó thể chiếm chỗ được người Pygmy ở ngay xích đạovà người Khoisan ở phía nam xích đạo. Người Khoisan vàngười Pygmy đã không phát triển được nghề nông chẳngphải vì họ là những nhà nông kém cỏi, mà đơn giảnlà do các loài cây dại ở miền nam châu Phi hầu hếtkhông thích hợp để thuần hóa. Về sau cả người Bantulẫn người da trắng, dẫu thừa hưởng hàng ngàn nămkinh nghiệm nghề nông, cũng không thể nào phát triển cácloài cây bản địa ở nam châu Phi thành cây trồng đượccả.

Về các loàithú được thuần hóa của châu Phi, ta lại càng có thểtóm lược nhanh chóng hơn cả các loài cây bởi thú cóquá ít loài. Con vật duy nhất mà ta biết chắc là đãđược thuần hóa ở châu Phi - bởi tổ tiên hoang dã củanó chỉ sống ở đó - là một con chim giống như gà tâyđược gọi là gà guinea. Tổ tiên hoang dã của các loàithuần hóa như bò, lừa, lợn, chó và mèo đều là loàibản địa châu Phi song cũng là loài bản địa ở Tây NamÁ, nên ta không thể biết chắc chúng đã được thuầnhóa đầu tiên ở đâu, mặc dù các niên đại xưa nhấtmà ta biết đến nay về lừa và mèo nhà được thuầnhóa là ở Ai Cập. Bằng chứng gần đây gợi ý rằng bòcó thể đã được thuần hóa độc lập ở Bắc Phi, TâyNam Á và Ấn Độ, và cả ba loài bò đó đã góp phầnvào các chủng loại bò ở châu Phi ngày nay. Nếu khôngthì ắt hẳn tất cả loài gia súc còn lại ở châu Phiđều đã được thuần hóa ở nơi khác rồi mới đượcdu nhập vào châu Phi sau khi đã thuần hóa, bởi các tổtiên hoang dã của chúng đều chỉ có ở Âu-Á. Cừu vàdê của châu Phi đều được thuần hóa ở Tây Nam Á, gàchâu Phi thì thuần hóa ở Đông Nam Á, ngựa châu Phi đượcthuần hóa ở miền nam Nga, còn lạc đà châu Phi thì cólẽ được thuần hóa ở Arập.

Một bất ngờnữa trong cái danh sách các loài vật nuôi thuần hóa củachâu Phi, ấy là lại thêm một thứ không có nữa: danhsách này không bao gồm bất cứ một loài nào trong sốcác loài hữu nhũ hoang dã lớn mà nhờ chúng châu Phi mớinổi tiếng và ở lục địa này thì có hằng hà sa số:ngựa vằn và bò rừng, tê giác và hà mã, hươu cao cổvà trâu rừng. Như ta sẽ thấy, cái thực tế này mang lạilắm hậu quả đối với lịch sử châu Phi chẳng khácnào việc không có một loài cây trồng bản địa nào ởchâu Phi hạ xích đạo.

Chuyến du lịchchớp nhoáng vòng quanh các loài cây trồng và vật nuôichính của châu Phi là đủ để cho thấy một số loàitrong đó đã chu du một quãng đường dài từ điểm phátnguyên của nó, đến các nơi khác ở châu Phi cũng như rakhỏi châu Phi. Ở châu Phi cũng như ở mọi nơi khác trênthế giới, một số dân tộc đã "gặp may" hơn cácdân tộc khác, nhờ được thừa hưởng từ môi trườngnơi họ sống những loài cây dại và thú hoang có thểthuần hóa được. Cũng tương tự như trường hợp thựcdân Anh sống bằng lúa mì và [sữa, thịt] bò đã nhấnchìm những người săn bắt hái lượm Australia bản địa,ta buộc phải ngờ rằng một số dân tộc châu Phi "maymắn" đã tận dụng ưu thế của mình để nhấn chìmcác láng giềng châu Phi của họ. Giờ thì rốt cuộcchúng ta hãy quay lại với tư liệu khảo cổ để tìm xemai đã nhấn chìm ai và vào thời gian nào.

Khoa khảo cổcó thể cho ta biết những gì về những niên đại và địađiểm chính xác mà nghề nông và nghề chăn nuôi đã phátsinh tại châu Phi? Ta có thể lượng thứ cho độc giảnào quá đắm mình trong lịch sử văn minh phương Tây màcứ đinh ninh rằng nền sản xuất lương thực châu Phi đãkhởi đầu từ thung lũng sông Nile của Ai Cập, xứ sởcủa các vị pharaon và các kim tự tháp. Nói gì thì nói,cho đến khoảng 3.000 năm tr.CN, Ai Cập chắc chắn vẫn lànơi có xã hội phức tạp nhất ở châu Phi và là mộttrong những trung tâm chữ viết đầu tiên trên thế giới.Tuy nhiên, trên thực tế, bằng chứng khảo cổ xưa nhấtvề sản xuất lương thực ở châu Phi rất có thể lạikhông phải ở Ai Cập mà từ sa mạc Sahara.

Dĩ nhiên làngày nay hầu hết Sahara khô hạn đến nỗi ngay cỏ cũngkhông mọc được. Nhưng trong khoảng từ 9.000 đến 4.000năm tr.CN Sahara từng ẩm ướt hơn, có nhiều hồ và lắmthú hoang. Vào thời đó cư dân Sahara đã bắt đầu nuôibò và làm đồ gốm, sau đó nuôi cừu và dê, thậm chícó thể đã bắt đầu thuần hóa cây lúa miến và kê.Nghề chăn nuôi ở Sahara ra đời sớm hơn cả niên đạixưa nhất ta đã biết (5.200 năm tr.CN) khi sản xuất lươngthực xuất hiện ở Ai Cập, gồm cả cây trồng mùa đônglẫn gia súc của vùng Tây Nam Á. Sản xuất lương thựccũng phát sinh ở Tây Á và Ethiopia, và vào khoảng 2.500năm tr.CN những người chăn nuôi bò đã vượt qua ranhgiới ngày nay ngăn giữa Ethiopia với miền bắc Kenya.

Trong khi cácbằng chứng đó đều dựa trên bằng chứng khảo cổ,cũng có một phương pháp độc lập để tính niên đạixuất hiện các loài cây trồng và vật nuôi thuần hóa,ấy là bằng cách so sánh những từ dùng để gọi chúngtrong các ngôn ngữ ngày nay. So sánh từ dùng để gọi cácloài cây trong các ngôn ngữ Nigeria thuộc ngữ hệNiger-Congo, ta thấy các từ này chia làm ba nhóm. Trướchết là các trường hợp khi từ để gọi một cây cụthể trong tất cả các ngôn ngữ miền nam Nigeria này rấtgiống nhau. Các cây trồng đó rõ ràng là những loài câynhư khoai lang Tây Phi, cọ dầu và hạt kola, nghĩa là cácloài cây mà dựa theo bằng chứng thực vật học và cácbằng chứng khác người ta vốn vẫn tin là cây bản địaTây Phi và được thuần hóa đầu tiên ở đó. Bởi đólà các cây trồng Tây Phi xưa nhất, cho nên mọi ngôn ngữhiện đại ở Nigeria đều thừa hưởng những cái tênnguyên thủy được dùng để gọi chúng.

Kế đó là cáccây trồng mà tên gọi chúng chỉ giống nhau trong phạm vicác ngôn ngữ thuộc cùng một nhóm nhỏ trong số các ngônngữ miền nam Nigeria đó. Đó là các cây trồng từng đượccho là có nguồn gốc từ Indonesia, chẳng hạn chuối vàkhoai lang châu Á. Rõ ràng các cây trồng này chỉ đếnđược miền nam Nigeria sau khi các ngôn ngữ đã bắt đầutách ra thành từng nhóm nhỏ, nên mỗi nhóm tự đặt rahoặc tiếp thu những cái tên khác nhau cho cùng những loàicây trồng mới, trong khi [tên gọi nguyên thủy của chúng]thì chỉ các ngôn ngữ của riêng nhóm đó mới thừahưởng đến nay mà thôi. Cuối cùng là các cây trồng màtên gọi chúng hoàn toàn chẳng giống gì nhau giữa cácnhóm ngôn ngữ, mà được du nhập theo những con đườngtrao đổi. Đó là các loài cây trồng của Tân Thế giớinhư ngô và lạc mà ta biết đã được du nhập vào châuPhi sau khi xuất hiện giao thông xuyên đại dương bằngtàu thủy (năm 1492) và phát tán từ đó trở đi dọc theocác con đường trao đổi, thường thì chúng mang nhữngcái tên Bồ Đào Nha hoặc tên nước ngoài.

Như vậy, thậmchí dù không có chút bằng chứng nào về thực vật họchay khảo cổ mà chỉ có mỗi bằng chứng ngôn ngữ học,ta vẫn có thể suy ra rằng các cây trồng bản địa TâyPhi đã được thuần hóa đầu tiên ở đó, kế đến làcác cây trồng Indonesia, cuối cùng là các cây trồng dongười châu Âu du nhập vào. Sử gia Christopher Ehret củaUCLA (Đại học California tại Los Angeles) đã áp dụngphương pháp ngôn ngữ học này để xác định xem các dântộc thuộc từng ngữ hệ châu Phi đã bắt đầu sử dụngcác loài cây trồng và vật nuôi theo trình tự nào. Bằngmột phương pháp gọi là glottochronology (tạm dịch: biênniên ngôn ngữ học, ND), dựa trên những tính toán xem cáctừ thường có xu hướng thay đổi nhanh đến mức nàotrong quá trình lịch sử, các nhà ngôn ngữ học so sánhthậm chí có thể dự tính được niên đại thuần hóahoặc tiếp thu từng loại cây trồng.

Kết hợp bằngchứng khảo cổ trực tiếp về các cây trồng với bằngchứng ngôn ngữ học mang tính gián tiếp hơn, ta suy rarằng các dân tộc từng thuần hóa lúa miến và kê ởSahara hàng ngàn năm trước đã nói những ngôn ngữ vốnlà thủy tổ của các ngôn ngữ Nilo-Sahara hiện đại.Tương tự, những người đầu tiên thuần hóa cây trồngở vùng ẩm ướt Tây Phi đã nói những ngôn ngữ vốn làthủy tổ của các ngôn ngữ Niger-Congo hiện đại. Cuốicùng, những người nói các ngôn ngữ Phi-Á thủy tổ cóthể đã tham gia thuần hóa các cây trồng bản địaEthiopia, và chắc chắn chính họ đã đưa các cây trồngLưỡi liềm Phì nhiêu đến khu vực Bắc Phi.

Như vậy, bằngchứng suy ra được từ tên gọi các cây trồng trong ngônngữ châu Phi hiện đại cho phép ta đoán được sự hiệnhữu của ba ngôn ngữ từng được dùng ở châu Phi cáchđây hàng ngàn năm: tiếng Nilo-Sahara cổ, tiếng Niger-Congocổ và tiếng Phi-Á cổ. Ngoài ra, ta có thể đoán rằngcũng đã từng hiện hữu tiếng Khoisan cổ từ những bằngchứng ngôn ngữ học khác, mặc dù không phải thông quatên các cây trồng (bởi người Khoisan cổ không thuầnhóa một loài cây nào cả). Bởi châu Phi ngày nay có tới1.500 ngôn ngữ, rõ ràng lục địa này đủ lớn để từngcó không chỉ bốn ngôn ngữ thủy tổ đó vào thời điểmcách đây nhiều ngàn năm. Song tất cả các ngôn ngữ đóắt hẳn đều đã biến mất - hoặc vì những người nóicác ngôn ngữ đó vẫn còn sống nhưng đã đánh mất ngônngữ nguyên thủy của họ giống như người Pygmy, hoặcbởi bản thân những người đó đã biến mất.

Bốn ngữ hệbản địa châu Phi (nghĩa là bốn ngữ hệ khác ngoài ngữhệ Nam Đảo mới được du nhập về sau vào Madagascar)tồn tại được đến ngày nay chẳng phải vì tính ưuviệt nội tại của các ngôn ngữ đó với tư cách phươngtiện giao tiếp. Thay vì vậy, sở dĩ chúng tồn tại đượcchắc chắn là do sự tình cờ lịch sử: những ngườinói các ngôn ngữ Nilo-Sahara, Niger-Congo và Phi-Á thủy tổkia đã tình cờ sống ở đúng nơi và đúng thời điểmđể có được các loài cây trồng và vật nuôi thuầnhóa cho phép họ nhân lên đông đúc và lấn chiếm đấtđai của các dân tộc khác hoặc áp đặt ngôn ngữ củamình lên các dân tộc khác. Dăm ba người còn nói tiếngKhoisan ngày nay sở dĩ sống sót được chủ yếu là nhờhọ sống biệt lập ở những khu vực miền nam châu Phikhông thích hợp với nghề nông của người Bantu.

Trước khi lầntheo sự sống sót của người Khoisan sau làn sóng Bantu, tahãy xem khoa khảo cổ nói gì với chúng ta về làn sóng dicư lớn thứ hai của châu Phi vào thời tiền sử - ấy làkhi người Nam Đảo đến chiếm lĩnh đảo Madagascar. Cácnhà khảo cổ học khi khảo sát Madagascar đã chứng minhđược rằng người Nam Đảo đã đặt chân đến đâymuộn nhất là trước năm 800, có thể là ngay từ năm300. Ở đó người Nam Đảo đã gặp (sau đó thì hủydiệt) một thế giới xa lạ gồm những con vật lạ lùngđến nỗi cứ như từ hành tinh khác đến, bởi các convật đó đã tiến hóa ở Madagascar trong suốt một thờigian cô lập rất dài. Đó là các loài chim voi khổng lồ,các loài linh trưởng gọi là lemur to như khỉ đột, hàmã tí hon. Di tích khảo cổ về những nơi định cư sớmnhất của con người ở Madagascar bao gồm các công cụbằng sắt, gia súc và cây trồng, vậy những người đếnđịnh cư không chỉ là một dúm ngư dân đi trên mộtchiếc thuyền bị bão đánh dạt vào đây, mà họ đã đếnnhư cả một đoàn thám hiểm đủ lề đủ bộ. Cuộcthám hiểm thời tiền sử xa những 4.000 dặm (6.400 km, ND)đó đã diễn ra như thế nào?

Có một dấuvết trong một cuốn sách cổ dẫn đường cho thủy thủ,ấy là cuốn Periplus ở vùng biển Erythrea (Periplusof the Erythrean Sea) do một nhà buôn vô danh sống ở Ai Cậpviết vào khoảng năm 100. Nhà buôn này mô tả rằng đãcó một nền thương mại biển rất ư thịnh vượng nốigiữa Ấn Độ và Ai Cập với vùng duyên hải Đông Phi.Với sự bành trướng đạo Hồi từ sau năm 800, nềnthương mại Ấn Độ dương trở nên có nhiều cứ liệuvề khảo cổ nhờ số lượng lớn các sản phẩm từTrung Đông (đôi khi của cả Trung Quốc!) như đồ gốm,thủy tinh và đồ sứ ở các khu định cư miền duyên hảiĐông Phi. Các nhà buôn thường đợi khi gió thuận đểbăng qua Ấn Độ dương mà đi thẳng từ Đông Phi đếnẤn Độ hay ngược lại. Khi nhà hàng hải Bồ Đào NhaVasco de Gama trở thành người châu Âu đầu tiên dong buồmvòng quanh mũi cực nam châu Phi mà đến được bờ biểnKenya vào năm 1498, ông đã gặp những khu định cư củangười Swahili và chọn ra từ đó một hoa tiêu dẫn đườngcho ông đi thẳng từ đó sang Ấn Độ.

Nhưng còn cómột nền thương mại đường biển nhộn nhịp không kémtừ Ấn Độ về phía đông, ấy là giữa Ấn Độ vàIndonesia. Có lẽ những người Nam Đảo di cư đếnMadagascar đã đi từ Indonesia đến Ấn Độ theo con đườngthương mại phía đông đó, sau đấy thì tiếp tục xuôicon đường thương mại phía tây mà đến Đông Phi ở đóhọ hợp nhất với người Đông Phi và khám pháMadagascar. Sự hợp nhất đó giữa người Nam Đảo vớingười Đông Phi vẫn tồn tại đến ngày nay trong ngônngữ của Madagascar, ấy là một ngôn ngữ về cơ bản làNam Đảo song có những từ vay mượn từ ngôn ngữ Bantuvùng duyên hải Kenya. Nhưng không có sự vay mượn tươngứng các từ Nam Đảo trong ngôn ngữ Kenya, và các dấuvết khác của người Nam Đảo cũng rất mờ nhạt nếuđi sâu vào nội địa Đông Phi: có chăng chỉ là nhữngnhạc cụ châu Phi mà nguồn gốc có thể từ Indonesia (mộccầm (xylophone) và đàn tam thập lục) và - dĩ nhiên - cácloài cây trồng Nam Đảo mà về sau trở nên rất quantrọng đối với nghề nông ở châu Phi. Từ đó ta phảitự hỏi liệu có phải người Nam Đảo, thay vì đi theohải trình từ Ấn Độ và Đông Phi đến Madagascar vốndễ hơn, vì lý do nào đó rất ư khó hiểu đã dong buồmbăng qua Ấn Độ dương mà đến thẳng Madagascar, rồi chỉsau đó mới nhập vào những con đường thương mại ĐôngPhi hay không. Vậy nên sự kiện lạ lùng nhất về sựphân bố loài người ở châu Phi đến nay vẫn là điềubí ẩn.

Ngành khảo cổcó thể cho ta biết những gì về cuộc di dân lớn kháctrong thời tiền sử châu Phi - cuộc bành trướng củangười Bantu? Qua bằng chứng về bản thân các dân tộcvà bằng chứng về ngôn ngữ của các dân tộc đó, chúngta đã thấy châu Phi hạ Sahara không phải bao giờ cũng làlục địa đen như ta nghĩ ngày nay. Thay vì vậy, bằngchứng này gợi ý rằng đã có thời người Pygmy phổbiến khắp cả vùng rừng mưa Trung Phi, trong khi ngườiKhoisan đã từng sinh sống ở khắp các phần khô hạn hơncủa châu Phi hạ xích đạo. Liệu các giả thuyết đóngành khảo cổ có thể kiểm chứng được không?

Trong trườnghợp người Pygmy, câu trả lời là "chưa", đơn giảnvì các nhà khảo cổ chưa phát hiện được xương ngườicổ đại ở vùng rừng mưa Trung Phi. Còn với ngườiKhoisan, câu trả lời là "có". Ở Zambia, về phía bắcvùng phân bố của người Khoisan ngày nay, các nhà khảocổ đã tìm được sọ của những người có lẽ giốngngười Khoisan hiện đại, cũng như các công cụ bằng đágiống những công cụ mà người Khoisan vẫn đang còn chếtác ở miền nam châu Phi vào thời điểm người châu Âuđến.

Còn về việcngười Bantu đã đến chiếm chỗ những người BắcKhoisan đó như thế nào, bằng chứng khảo cổ và bằngchứng ngôn ngữ học gợi ý rằng sự bành trướng củacác nhà nông Bantu cổ đại từ vùng đồng cỏ nội địaTây Phi về phía nam đến các vùng rừng duyên hải ẩmướt hơn có thể đã bắt đầu ngay từ 3.000 năm tr.CN(xem Hình 19.4). Các từ vẫn còn phổ biến trong mọi ngônngữ Bantu cho thấy rằng ngay từ khi đó người Bantu đãnuôi gia súc và trồng các cây thuộc vùng khí hậu ẩmnhư khoai sọ, nhưng họ vẫn chưa có kim loại và vẫn cònsống phần lớn dựa vào câu cá, săn bắt và hái lượm.Thậm chí gia súc họ nuôi còn chết vì bệnh do ruồitsetse trong rừng gây ra. Khi họ bành trướng vào vùng rừngnhiệt đới của Lòng chảo Congo, phát hoang làm vườn vàtăng dần về dân số, họ bắt đầu nhấn chìm nhữngngười săn bắt hái lượm Pygmy và dồn những ngườiPygmy đó vào rừng.

Chẳng bao lâusau 1.000 năm trc.CN người Bantu đã từ rìa phía đông vùngrừng tiến ra vùng đất quang hơn là thung lũng Rift và HồLớn của Đông Phi. Ở đây họ gặp một quần thể hỗnhợp gồm những người Phi-Á và người Nilo-Sahara trồngtrọt và chăn nuôi trồng kê, lúa miến và nuôi gia súc ởcác khu vực khô ráo hơn, cùng với những người săn bắthái lượm Khoisan. Nhờ các cây trồng có nguồn gốc từvùng khí hậu ẩm thừa hưởng được từ quê nhà TâyPhi, người Bantu có thể trồng trọt ở những khu vực ẩmướt của Đông Phi vốn không thích hợp với tất cảnhững người đã sinh sống tại vùng này trước đó.Người Bantu ngày một tiến xa hơn, cho đến những thếkỷ cuối cùng trước Công nguyên thì rốt cuộc họ đãđặt chân đến vùng duyên hải Đông Phi.

Ở Đông Phingười Bantu bắt đầu tiếp thu cây kê và lúa miến (cùngvới những cái tên của người Nilo-Sahara dùng để gọicác cây này) và tiếp thu trở lại các loài gia súc từnhững người láng giềng Nilo-Sahara và Phi Á. Họ cũngtiếp thu được sắt, vốn chỉ mới bắt đầu luyệnđược ở vùng Sahel của châu Phi. Nguồn gốc nghề luyệnsắt ở châu Phi hạ Sahara ngay sau 1.000 năm trc.CN đến nayvẫn chưa rõ. Niên đại đó gần một cách đáng ngờ vớiniên đại khi kỹ thuật luyện thép của vùng Cận Đôngđược du nhập vào Carthage trên bờ biển Bắc Phi. Vì vậycác sử gia thường giả định rằng tri thức về nghềluyện kim đã được du nhập vào châu Phi hạ Sahara từphương Bắc. Mặt khác, nghề luyện đồng đã có mặttại vùng Sahara và Sahel của Tây Phi từ ít nhất 2.000 nămtr.CN. Đó có thể là tiền đề để châu Phi phát minhnghề luyện sắt một cách độc lập [so với vùng CậnĐông, ND]. Giả thuyết này càng được củng cố bởithực tế là kỹ thuật luyện của các thợ rèn châu Phihạ Sahara khác xa với kỹ thuật của các thợ rèn ĐịaTrung Hải đến mức người ta buộc phải nghĩ rằng hainghề luyện thép này đã phát triển độc lập với nhau:các thợ rèn châu Phi đã phát hiện được cách tạo ranhiệt độ cao trong các lò rèn miệt vườn của họ vàsản xuất được thép sớm hơn trên 2.000 năm so với cáclò rèn Bessemer của châu Âu và châu Mỹ thế kỷ XIX.

Đã có các câytrồng vùng khí hậu ẩm, nay lại có thêm công cụ sắt,người Bantu rốt cuộc đã tạo ra được một sức mạnhquân sự - công nghiệp tổng hợp mà không một dân tộcnào khác tại châu Phi hạ xích đạo thời đó có thểngăn lại nổi. Ở Đông Phi họ vẫn còn phải cạnh tranhvới đông đảo người Nilo-Sahara và Phi Á biết làm nôngnghiệp. Song về phía nam thì trải dài một vùng đấtrộng những 2.000 dặm (3.200 km, ND) song chỉ thưa thớtnhững người Khoisan săn bắt hái lượm, không có cảcông cụ bằng kim loại lẫn cây trồng. Chỉ trong vòngvài thế kỷ, các nhà nông Bantu đã tiến băng băng đếntận Natal trên vùng duyên hải phía đông của khu vực naylà Cộng hòa Nam Phi, làm nên một trong những bước tiếnthuộc địa hóa thần tốc nhất trong thời tiền sử.


Hình 19.4. Những con đường mà theo phỏng đoán đã đưanhững người nói tiêsng Bantu từ một vùng đất (gọi làH) ở góc Tây Bắc khu vực Bantu ngày nay bành trướng sangphía Đông và xuống phía Nam châu Phi từ 3.000 năm TCN đếnnăm 500.

Cuộc bànhtrướng đó nhất định là nhanh chóng và dữ dội, songnếu ta hình dung toàn bộ người Khoisan đã bị nhữngđoàn người Bantu đông kìn kìn kia dẫm bẹp thì sẽ làđơn giản hóa vấn đề. Trên thực tế mọi chuyện phứctạp hơn. Các dân tộc Khoisan ở miền nam châu Phi đãtiếp thu được cừu và bò từ vài thế kỷ trước khingười Bantu bành trướng xuống. Những người Bantu đầutiên đi tiên phong có lẽ là ít về số lượng, họ chỉchọn những cánh rừng ẩm thích hợp với các cây trồngquen với khí hậu ẩm của mình mà bỏ qua những khu vựckhô ráo hơn, để lại các khu đó cho những nhóm ngườiKhoisan chăn nuôi và săn bắt hái lượm. Quan hệ trao đổivà phối ngẫu chắc chắn đã hình thành giữa nhữngngười Khoisan đó với các nhà nông Bantu, mỗi bên chiếmlĩnh một môi trường khác nhau song vẫn ở gần nhau, cũngnhư người Pygmy săn bắt hái lượm và người Bantu làmnghề nông ở châu Phi nhiệt đới vẫn làm ngay cả ngàynay. Chỉ dần dần về sau, khi người Bantu ngày một đônghơn, lại tiếp thu được các loài gia súc và ngũ cốccủa vùng khí hậu khô vào nền kinh tế của mình, họmới tràn ra chiếm cứ cả những khu vực khô ráo mà ngàyxưa họ đã bỏ qua. Nhưng kết quả sau cùng thì vẫn làmột: các nhà nông Bantu chiếm cứ hầu hết lãnh thổtrước kia thuộc người Khoisan; di sản của các cư dânKhoisan trước kia chỉ còn lại mỗi những tiếng táchtrong các ngôn ngữ phi Khoisan phân bố rải rác ngày nay,cũng như những chiếc sọ và công cụ bằng đá vẫn cònbị chôn vùi đợi các nhà khảo cổ đến khám phá; vàngoại hình giống Khoisan của một vài dân tộc Bantu ởmiền nam châu Phi.

Điều gì đãthực sự xảy ra với tất cả những người Khoisan ngàynay đã biến mất kia? Ta không biết. Ta chỉ có thể nóichắc mỗi một điều rằng, ở những nơi người Khoisantừng sống có lẽ lâu đến hàng vạn năm, nay chỉ cònmỗi người Bantu. Ta chỉ có thể liều phỏng đoán, bằngphép loại suy từ những sự kiện có người tai nghe mắtthấy trong thời hiện đại khi những người da trắngmang vũ khí bằng thép xung đột với những ngườiAustralia bản địa và người Anh-điêng California vẫn còndùng công cụ bằng đá. Ở đó ta biết rằng những ngườisăn bắt hái lượm đã nhanh chóng bị loại trừ bằngnhiều cách kết hợp: họ bị đuổi đi nơi khác, đànông bị giết hay bị bắt làm nô lệ, đàn bà bị bắtlàm vợ, và cả đàn ông lẫn đàn bà đều lây bệnhtruyền nhiễm từ các nhà nông nọ. Một ví dụ tiêu biểuvề các căn bệnh kia ở châu Phi là bệnh sốt rét lâytruyền qua loài muỗi vốn sinh sản quanh làng mạc củacác nhà nông, căn bệnh mà những người Bantu đến xâmlăng đã có kháng thể còn những người săn bắt háilượm Khoisan thì có lẽ là không.

Tuy nhiên, Hình19.1 về sự phân bố chủng tộc ở châu Phi gần đâynhắc nhở ta rằng người Bantu đã không đè bẹp toàn bộngười Khoisan, bởi một số người Khoisan vẫn còn sốngsót đến ngày nay ở một số khu vực tại nam châu Phivốn không thích hợp cho nghề nông Bantu. Dân tộc Bantutiến xa nhất về phía nam, người Xhosa, đã dừng chânnơi dòng Sông Cá trên vùng duyên hải phía nam của NamPhi, cách Cape Town 500 dặm (800 km, ND) về phía đông. Chẳngphải vì bản thân vùng Mũi Hảo vọng quá khô không thểtrồng trọt được, bởi ngày nay nó là vựa lúa củanước Nam Phi. Tuy nhiên, vùng Cape này có khí hậu ĐịaTrung Hải mưa nhiều vào mùa đông, không thích hợp chocác cây trồng Bantu vốn thích nghi với mưa vào mùa hè.Cho đến năm 1652, khi người Hà Lan đặt chân đến CapeTown mang theo các cây trồng có nguồn gốc Cận Đông thíchnghi với mưa vào mùa đông, người Xhosa vẫn chưa bànhtrướng ra xa hơn dòng Sông Cá.

Cái chi tiết vềđịa lý cây trồng này thoạt trông chẳng có gì ghê gớm,nhưng nó lại có những hậu quả to lớn đối với chínhtrị ngày nay. Một hậu quả là, khi những người da trắngNam Phi đã nhanh chóng giết chết hoặc xua đuổi sạchngười Khoisan ra khỏi vùng Cape, người da trắng có thểtuyên bố một cách xác đáng rằng họ đã chiếm vùngCape trước người Bantu nên họ có quyền ưu tiên chiếmvùng này. Chúng ta chẳng việc gì phải xem lời tuyên bốđó là nghiêm túc, bởi quyền ưu tiên của chính ngườiKhoisan vùng Cape đã chẳng ngăn được người da trắngtước đoạt vùng đất này từ tay họ. Hậu quả nặngnề hơn nhiều, ấy là những người di cư Hà Lan vào năm1652 chỉ phải giao chiến với một nhóm thưa thớt nhữngngười chăn nuôi Khoisan chứ không phải với những nhànông Bantu đông đảo được trang bị vũ khí bằng thép.Khi người da trắng rốt cuộc cũng bành trướng về phíađông và chạm trán người Xhosa tại dòng Sông Cá vào năm1702, một thời kỳ giao tranh khốc liệt bắt đầu. Thậmchí dù đến khi đó người châu Âu đã có thể xin quânchi viện từ căn cứ an toàn tại Cape thì cũng phải mấttới chín cuộc chiến tranh và 175 năm, với tốc độ tiếnquân trung bình chưa tới một dặm (1,6 km, ND) một năm,quân đội châu Âu mới khuất phục nổi người Xhosa. Nếunhư dăm ba chiếc tàu Hà Lan đầu tiên kia ngay từ đầuđã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt đến thế thìliệu người da trắng có đứng chân nổi trên Cape haykhông [chứ chưa nói là tiến sâu hơn vào nội địa châuPhi, ND]?

Như vậy, nhữngvấn đề của Nam Phi hiện đại bắt nguồn ít nhất mộtphần từ sự ngẫu nhiên địa lý. Ngẫu nhiên mà Cape,quê hương bản quán của Khoisan chỉ có một số ít loàicây dại có thể thuần hóa được; ngẫu nhiên mà ngườiBantu thừa hưởng được từ tổ tiên họ cách đấy5.000 năm những cây trồng thích nghi với mưa vào mùa hè;và ngẫu nhiên mà người châu Âu đã thừa hưởng đượctừ tổ tiên họ trước đó gần 10.000 năm những câytrồng thích nghi với mưa vào mùa đông. Đúng như cáibiển hiệu "Phố Goering" ở thủ đô nước Namibia vừagiành độc lập đã nhắc cho tôi nhớ, quá khứ của châuÂu đã in dấu ấn sâu đậm lên hiện tại của châu Phi.

Như vậy, ngườiBantu đã có khả năng nhấn chìm người Khoisan chứ khôngphải là ngược lại. Giờ ta hãy quay lại câu hỏi cònlại trong bài toán khó về thời tiền sử của châu Phi:tại sao chính người châu Âu là những kẻ đã thuộc địahóa châu Phi hạ Sahara. Tại sao không phải ngược lạimới là điều đặc biệt kỳ lạ, bởi châu Phi đã từnglà cái nôi tiến hóa duy nhất của loài người trong suốthàng triệu năm, cũng như có thể là quê hương củangười Homo sapiens hiện đại về mặt giải phẫu.Đã vậy, ngoài lợi thế xuất phát trước này, châu Phicòn có những lợi thế lớn khác là khí hậu và môitrường hết sức đa dạng cũng như sự đa dạng về nhânchủng cao nhất trên thế giới. Nếu có một người ngoàihành tinh nào đó đến thăm Trái đất vào khoảng 10.000năm trước, chúng ta chẳng thể trách anh ta nếu anh tatiên đoán rằng về sau châu Âu sẽ là một loạt nhữngnhà nước dã man chịu sự thống trị của một đế quốcchâu Phi hạ Sahara hùng mạnh.

Những nguyênnhân trực tiếp dẫn đến kết quả cuộc xung đột giữachâu Phi với châu Âu thì đã rõ. Cũng như khi đụng độvới người châu Mỹ bản địa, người châu Âu khi đếnchâu Phi đã có sẵn ưu thế vượt trội về súng và cáccông nghệ khác, về chữ viết và số người biết chữ,và tổ chức chính trị cần thiết để duy trì nhữngchương trình thám hiểm và chinh phục lâu dài. Các ưu thếđó thể hiện ra hầu như ngay từ lúc các cuộc đụng độmở màn: chưa đầy bốn năm sau khi Vasco de Gama đặt chânlên bờ biển Đông Phi lần đầu tiên, ông ta đã quay lạimang theo một hạm đội tua tủa đại bác để đòi Kilwa,cảng quan trọng nhất của Đông Phi, nơi kiểm soát conđường mua bán vàng của Zimbabwe phải đầu hàng. Nhưngtại sao người châu Âu đã phát triển được tất cảba ưu thế đó trước người châu Phi hạ Sahara?

Như ta đã bàntrước đây, về phương diện lịch sử cả ba ưu thế đóđã phát sinh từ sự phát triển nền sản xuất lươngthực. Nhưng sản xuất lương thực ở châu Phi hạ Saharathì đã khởi đầu muộn hơn (so với Âu-Á) do châu Phi cóít loài cây dại và thú hoang có thể thuần hóa hơn, dodiện tích thích hợp cho sản xuất lương thực bản địaở châu Phi nhỏ hẹp hơn nhiều, và do trục bắc-nam củachâu Phi kìm hãm sự bành trướng nền sản xuất lươngthực và các phát minh. Ta hãy xét xem các nhân tố đó đãvận hành như thế nào.

Trước hết, vềphần vật nuôi thuần hóa, ta đã thấy rằng các loài vậtnuôi ở châu Phi hạ Sahara đều có nguồn gốc từ Âu-Á,có chăng chỉ loại trừ một vài loài từ Bắc Phi. Hệquả là, mãi nhiều ngàn năm sau khi các loài vật nuôi bắtđầu được các nền văn minh mới nổi ở Âu-Á sửdụng, chúng mới được du nhập vào châu Phi hạ Sahara.Điều đó thoạt nhìn có vẻ đáng ngạc nhiên, bởi tavẫn thường cho rằng châu Phi mới chính là lụcđịa có nhiều loài hữu nhũ lớn hoang dã nhất. Nhưng ởChương 9 ta đã thấy rằng để có thể thuần hóa đượcthì một loài thú lớn phải đủ lành tính, phải chịuthuần phục con người, nuôi không quá tốn kém, phảimiễn dịch với bệnh tật, phải lớn nhanh và sinh sảntốt trong điều kiện nuôi nhốt. Các loài bò, cừu, dê,ngựa và lợn bản địa ở Âu-Á nằm trong số ít nhữngloài thú hoang dã lớn vượt qua được toàn bộ các bàisát hạch khắt khe kia. Các loài thú hoang dã lớn tươngđương ở châu Phi - như trâu rừng châu Phi, ngựa vằn,lợn lòi, tê giác và hà mã - chưa bao giờ có thể thuầnhóa được ngay cả trong thời đại gần đây.

Dĩ nhiên, đúnglà một số loài thú lớn châu Phi đôi khi cũng đãđược thuần dưỡng. Hannibal từng thuần dưỡng voichâu Phi trong cuộc chiến bất thành chống lại đế quốcLa Mã, người Ai Cập cổ đại có thể đã từng thuầnhóa ngựa vằn và những loài khác. Nhưng không mộtcon vật được thuần dưỡng nào trong số đó đã thựcsự thuần hóa nghĩa là được phối giống trongđiều kiện nuôi nhốt và được điều chỉnh về đặctính di truyền sao cho trở nên hữu ích hơn đối với conngười. Giá như tê giác và hà mã của châu Phi đã đượcthuần hóa làm vật cưỡi thì chúng không chỉ có thểcung cấp thịt nuôi quân mà còn giúp [người châu Phi] cómột lực lượng kỵ binh không gì cưỡng nổi đè bẹpkỵ binh cưỡi ngựa của người Âu. Khi đó quân độiBantu cưỡi tê giác lẽ ra đã có thể lật nhào Đế quốcLa Mã. Nhưng điều đó đã chẳng bao giờ xảy ra.

Một nhân tốthứ hai, song song với sự khác biệt về các loài vậtnuôi tuy ở mức độ thấp hơn, là sự khác biệt về cácloài cây dại có thể thuần hóa ở châu Phi hạ Sahara sovới các loài ở lục địa Âu-Á. Vùng Sahel, Ethiopia vàTây Phi cũng có những loài cây trồng bản địa, song vềchủng loại thì ít hơn nhiều so với ở Âu-Á. Bởi chủngloại các loài thích hợp để thuần hóa ít ỏi hơn, nênngay cả nền nông nghiệp sớm nhất ở châu Phi cũng cóthể đã ra đời muộn hơn ở vùng Lưỡi liềm Phì nhiêuđến hàng mấy ngàn năm.

Như vậy, nếunói về sự thuần hóa cây trồng và vật nuôi thì lợithế xuất phát và sự đa dạng cao là nằm ở Âu-Á chứkhông phải châu Phi. Nhân tố thứ ba là diện tích củachâu Phi chỉ bằng khoảng một nửa diện tích Âu-Á. Hơnnữa, chỉ chừng một phần ba diện tích đó nằm trongvùng hạ Sahara ở phía bắc xích đạo nơi đã có các nhànông và người chăn nuôi từ trước 1.000 năm tr.CN. Ngàynay, dân số toàn bộ châu Phi không quá 700 triệu người,trong khi Âu-Á tới 4 tỷ người. Nhưng, cứ cho là mọinhân tố khác đều như nhau, song ở đâu đất rộng ngườiđông hơn thì có nhiều xã hội và nhiều phát minh hơn,từ đó mà cũng phát triển với tốc độ nhanh hơn.

Nhân tố cònlại khiến tốc độ phát triển ở châu Phi thời hậuPleitoxen chậm hơn so với ở Âu-Á là hướng trục củahai lục địa này khác hẳn nhau. Cũng như trục châu Mỹ,trục chính của châu Phi là bắc-nam, trong khi trục chínhcủa Âu-Á là đông-tây (Hình 10.1). Khi di chuyển dọc theotrục bắc-nam, ta đi qua những vùng rất khác nhau về khíhậu, môi trường, lượng mưa và thời gian mưa, độ dàicủa ngày, cũng như các bệnh cây trồng và gia súc. Vìvậy mà các cây trồng và gia súc được thuần hóa hoặctiếp thu ở một khu vực của châu Phi rất khó lòng dichuyển sang các khu vực khác. Ngược lại, cây trồng vậtnuôi có thể di chuyển dễ dàng giữa các xã hội củaÂu-Á dù cách xa nhau đến hàng ngàn dặm, miễn sao các xãhội đó ở trên cùng một vĩ độ và có khí hậu cũngnhư độ dài ngày tương tự nhau.

Tình trạng câytrồng vật nuôi ở châu Phi rất khó hoặc hoàn toàn khôngthể phát tán theo hướng trục bắc-nam đưa đến nhữnghậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, các cây trồng ĐịaTrung Hải mà về sau trở thành những cây trồng chính củaAi Cập đòi hỏi mưa vào mùa đông và độ dài ngày thayđổi theo mùa thì mới nảy mầm được. Các cây trồngđó không thể bành trướng xa hơn về phía nam Sudan bởitừ đó trở đi thì mưa chỉ có vào mùa hè và độ dàingày không thay đổi theo mùa. Lúa và lúa miến của Ai Cậpđã chẳng bao giờ đến được vùng khí hậu Địa TrungHải ở Mũi Hảo vọng cho mãi tới khi thực dân châu Âumang chúng đến vùng này vào năm 1652, còn người Khoisanthì đã chẳng bao giờ phát triển được nghề nông.Tương tự, các cây trồng vùng Sahel, thích nghi với mưavào mùa hè và độ dài ngày ít hoặc không thay đổi theomùa, từng được người Bantu mang đến miền nam châu Phinhưng không thể mọc ở chính vùng Cape khiến cho bướctiến của nền nông nghiệp Bantu bị chựng lại. Chuốivà các cây trồng châu Á nhiệt đới khác nằm trong sốcác cây trồng năng sản nhất của nông nghiệp nhiệt đớichâu Phi, nhưng chúng đã không thể đến được châu Phibằng đường bộ. Hình như mãi đến thiên niên kỷ đầutiên của công nguyên chúng mới đến được châu Phi, rấtlâu sau khi được thuần hóa ở châu Á, bởi chúng phảiđợi đến khi có những con đường giao thương với quymô lớn bằng thuyền băng qua Ấn Độ Dương.

Trụcbắc-nam của châu Phi cũng kìm hãm nghiêm trọng sự bànhtrướng của gia súc. Loài ruồi tsetse của châu Phi xíchđạo mang con trùng mũi khoan gây bệnh ngủ, các loài hữunhũ hoang dã châu Phi thì đã có kháng thể chống bệnhnày, song với các loài gia súc có nguồn gốc từ Âu-Á vàBắc Phi chưa có kháng thể thì căn bệnh này là đạihọa. Những con bò mà người Bantu tiếp thu được từvùng Sahel vốn không có ruồi tsetse đã không thể sốngnổi khi người Bantu bành trướng về phía nam ngang quarừng xích đạo. Mặc dù ngựa đã được du nhập vào AiCập vào khoảng 1.800 năm tr.CN và chẳng bao lâu sau làmthay đổi hình thái chiến tranh ở Bắc Phi, song mãi đếnthiên niên kỷ thứ nhất CN chúng mới vượt qua đượcsa mạc Sahara để khiến hình thành các vương quốc TâyPhi sử dụng kỵ binh, còn xa hơn về phía nam - vùng córuồi tsetse - thì ngựa đã chẳng bao giờ đến được.Tuy bò, cừu và dê đã đến được rìa phía bắc vùngSerengeti vàothiên niên kỷ thứ ba tr.CN, nhưng phải mất hơn 2.000 nămsau các loài gia súc đó mới vượt qua được Serengeti đểtiếp cận miền nam châu Phi.

Cũng chậm chạpnhư tốc độ bành trướng dọc theo trục bắc-nam củachâu Phi là sự phát triển công nghệ của con người. Đồgốm từng được ghi nhận ở Sudan và Sahara vào khoảng8.000 năm tr.CN, nhưng mãi đến khoảng năm 1 CN chúng mớiđến được vùng Cape ở cực nam châu Phi. Mặc dù chữviết đã phát triển ở Ai Cập từ trước 3.000 năm tr.CNvà bành trướng đến vương quốc Nubia ở Meroë dướidạng bảng chữ cái, và mặc dù chữ viết dưới dạngchữ cái đã đến được Ethiopia (có thể là từ Arập),song chữ viết đã không phát sinh độc lập ở phần cònlại của châu Phi, thay vì vậy chữ viết ở vùng nàyđược người Arập hoặc người châu Âu mang từ ngoàivào.

Nói ngắn gọn,việc châu Âu thuộc địa hóa châu Phi chẳng có liên quangì đến sự khác biệt giữa bản thân các dân tộc châuÂu với bản thân các dân tộc châu Phi như các nhà phânbiệt chủng tộc người da trắng thường nghĩ. Đúng hơn,nguyên nhân nằm ở sự ngẫu nhiên về địa lý và địasinh học, cụ thể là sự khác nhau giữa hai lục địa vềdiện tích, trục chính, chủng loại cây dại và thúhoang. Có nghĩa là, xét đến cùng, quỹ đạo lịch sửcủa châu Phi và châu Âu sở dĩ khác nhau là do sự khácbiệt về bất động sản giữa hai bên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro