Sương Lặng - Hồi 2: Bạch Dị Công Tử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau khi trải qua những biến cố dị thường vào ngày sinh hạ Đoạn Tuấn, chính thiếp phu nhân nhà họ Đoàn được bình an vô sự. Đoạn Tuấn được nuôi nấng lớn lên trong một gia đình gia giáo quyền quý, và cũng vì là con một nối dõi cho cả dòng tộc nên được phụ thân phụ mẫu cưng chiều hết mực (Thái thú Đoàn Ngôn đã không kể cho chính thiếp của mình nghe về việc ông phải đổi họ của Đoạn Tuấn để bảo vệ con khỏi lời ngải nguyền yểu mệnh ngày xưa).

Vì sinh hạ đứa con trai đầu lòng ở tuổi gần lục tuần nên khi Đoạn Tuấn 13 tuổi, chính thiếp phu nhân qua đời vì sức khoẻ. 5 năm sau, Thái thú Đoàn Ngôn cũng vì tuổi già sức yếu nên cũng nhắm mắt xuôi tay, để lại cho Đoạn Tuấn cả một gia tài kếch sù của nhà họ Đoàn. Thấy Đoạn Tuấn lâm cảnh phụ tử ly biệt, thừa kế gia sản lớn trong khi tuổi đời còn quá trẻ, cộng thêm tính tình vô tư xốc nổi, có phần ngang ngược. (Ai cũng thấy lạ vì Đoạn Tuấn không hề nhỏ lệ hay tỏ ra đau buồn khi biết tin cha mẹ sinh ra mình qua đời)

Mọi người làm nô gia trong Đoàn phủ ai ai cũng đoán rằng thiếu gia của họ sẽ sớm hư hỏng, lao đầu nướng hết sản nghiệp vào cờ bạc, trở thành một kẻ phá gia tri tử. Do vậy sau khi Đoàn Ngôn và chính thiếp phu nhân qua đời,các nô gia này từ từ thông đồng cùng nhau ăn trộm tài sản vàng bạc của Đoàn gia để trục lợi riêng.

Nhưng không may mắn cho họ vì mọi hành động ấy đều được Đoạn Tuấn phanh thui ra hết, nhưng thay vì dùng vũ lực và gia pháp để phạt nặng, Đoạn Tuấn chỉ lên giọng quát nạt răn đe những kẻ nô bộc tà tâm trong Đoàn phủ, sau đó đuổi chúng ra khỏi nhà cùng với một chút bạc lót túi.

Sau sự việc đó, con mắt của nhiều nô gia khác trong Đoàn phủ nhìn về Đoạn Tuấn khác hẳn một trời một vực so với trước. Đoạn Tuấn sau khi thừa kế sản nghiệp cha mẹ để lại, đã không tẩu tán sử dụng chúng với những mục đích bừa bãi, xấu xa mà chỉ lấy vàng bạc để làm những thứ mà mình thích. Ví dụ như mở một tiệm buôn bán bình thường, một tiệm rèn nông cụ, một tiệm vẽ tranh phong thuỷ vv...

Mỗi lần mở một tiệm như vậy, sau một vài tháng Đoạn Tuấn cảm thấy chán và thường nhượng lại cửa tiệm cho những con người bần hàn, nghèo khó. Cũng vì hành động kỳ lạ này mà người dân quận Bá Phúc đặt cho Đoạn Tuấn một biệt danh "Bạch Dị Công Tử".

Căn Duyên Tiền Định Phu Thê

Năm 20 tuổi, dọc đường rong chơi tới huyện Thượng An, Đoạn Tuấn nhìn thấy một thôn nữ nghèo khổ, giữa thanh thiên bạch nhật quỳ gối bên cạnh thi hài của một người đàn ông, nghe qua tiếng mọi người xì xào bàn tán, hắn được biết người chết nằm đó là cha của cô gái tên Bích Đường. Luôn túc trực bên cạnh cô gái là một con chó, ở dưới đất có viết 4 chữ: "Bán Chó Chôn Cha".

Đoạn Tuấn biết cô gái này gia cảnh quá bần hàn nên mới phải làm như vậy, nhưng cũng không vì gia cảnh bần hàn mà nhắm mắt chịu bán thân. (Thực ra có nói bán thân cũng chưa chắc có người chịu giúp vì lúc đó mặt mũi Bích Đường nhọ nhầy tèm lem, không ai nhìn rõ được dung mạo của cô gái ra sao).

Nghĩ tới đây, Đoạn Tuấn thấy cô gái Bích Đường vừa đáng thương vừa đáng khâm phục và thú vị, vậy nên thừa lúc Bích Đường không để ý, hắn đã lấy bút sửa lại nét chữ trên tờ giấy, từ "Bán Chó Chôn Cha" thành "Bán Thân Đáp Hiếu", sau đó bỏ ra một số lượng bạc thuê một tiệm tang lễ lớn ở huyện Thượng An làm tang sự cho cha cô gái Bích Đường, về phần Bích Đường khi thấy người làm tang đưa thi hài của cha mình đi đã rất hoang mang hoảng sợ, rồi khi đuổi chạy tới nơi hạ huyệt làm tang sự, cô lại gái ngây thơ lại càng ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Chỉ có Đoạn Tuấn là kẻ cười từ đầu tới cuối sự việc, sau khi đưa lại cho Bích Đường xem tờ giấy với nét chữ đã được mình sửa nét. Hắn nói Bích Đường kể từ nay về sau đã là người của hắn, nhưng cô gái này sau khi nghe xong đã giáng cho Đoạn Tuấn một cái tát mạnh và toan bỏ chạy, Đoạn Tuấn lại cười sảng khoái, huýt ngựa cưỡi đuổi theo Bích Đường rồi bắt trói cô mang về quận Bá Phúc để cử hành hôn lễ, hắn cũng không quên mang theo luôn cả chú chó tên Tiểu Sảnh.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro