Xưng hô giao tiếp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xưng hô khi nói chuyện với người khác:
Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)
Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ)
Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ)
Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Anh (gọi thân mật)= Hiền huynh
Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệ
Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷ
Em gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em gái (gọi thân mật) = Hiền muội
Chú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ)
Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ)
Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….)
Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượng
Thím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…)
Ông nội/ngoại = Gia gia
Ông nội = Nội tổ
Bà nội = Nội tổ mẫu
Ông ngoại = Ngoại tổ
Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu
Cha = Phụ thân
Mẹ = Mẫu thân
Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh
Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ
Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ
Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội
Cha nuôi = Nghĩa phụ
Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu
Anh họ = Biểu ca
Chị họ = Biểu tỷ
Em trai họ = Biểu đệ
Em gái họ = Biểu muội
Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử
Gọi chồng = Tướng công/Lang quân
Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu
Chị dâu = Tẩu tẩu
Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên
Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự)
=======================================
Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:
Cha mình thì gọi là gia phụ
Mẹ mình thì gọi là gia mẫu
Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)
Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ
Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ
Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội
Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ
Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội
Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu
Con của mình thì gọi là tệ nhi
=======================================
Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:
Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư
Cha người đó là lệnh tôn
Mẹ người đó là lệnh đường
Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường
Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử
Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim
Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh
Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ
Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ
Em gái người đó thì gọi là lệnh muội =======================================

Xưng hô trong gia phả:
– Ông bà tổ chết rồi: Hiển cao tổ khảo/tỷ
– Ông bà tổ chưa chết: Cao tổ phụ/mẫu
– Cháu xưng: Huyền tôn
– Ông bà cố chết rồi: Hiển tằng tổ khảo/tỷ
– Ông bà có chưa chết: Tằng tổ phụ/mẫu
– Cháu xưng: Tằng tôn
– Ông bà nội chết rồi: Hiền tổ khảo/tỷ
– Ông bà nội chưa chết: Tổ phụ/mẫu
– Cháu xưng: nội tôn
– Cha mẹ chết: Hiển khảo, Hiền tỷ.
+ Chưa chết xưng thân Phụ/mẫu
– Cha chết thì con xưng: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).
– Mẹ chết thì con xưng: Ai tử, ai nữ.
– Cha mẹ đều chết thì con xưng: Cô ai tử, cô ai nữ.
Xưng hô trong gia tộc:
– Cha ruột: Thân phụ.
– Cha ghẻ: Kế phụ.
– Cha nuôi: Dưỡng phụ.
– Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
– Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.

– Con kế: Thứ nam, thứ nữ.
– Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.

– Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.

– Mẹ ghẻ: Kế mẫu

– Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.

– Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.

– Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.

– Con gái lớn: Trưởng nữ.

– Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.

– Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.

– Bà vú: Nhũ mẫu.

– Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.

– Cháu rể: Điệt nữ tế.

– Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.

– Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.

– Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.

– Cha chồng: Chương phụ.

– Dâu lớn: Trưởng tức.

– Dâu thứ: Thứ tức.

– Dâu út: Quý tức.

– Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.

– Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.

– Con rể: Tế tử.

– Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.

– Tự xưng: Nội điệt.

– Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.

– Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.

– Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.

– Tự xưng là: Sanh tôn.

– Cậu vợ: Cựu nhạc.

– Cháu rể: Sanh tế.

– Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.

– Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.

– Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.

– Vợ lớn: Chánh thất.

– Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.

– Anh ruột: Bào huynh.

– Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.

– Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội

– Chị ruột: Bào tỷ.

– Anh rể: Tỷ trượng.

– Em rể: Muội trượng.

– Anh rể: Tỷ phu.

– Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ.

– Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.

– Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.

– Chị chồng: Đại cô.

– Em chồng: Tiểu cô.

– Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.

– Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.

– Chị vợ: Đại di.

– Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.

– Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.

– Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.

– Con gái đã có chồng: Giá nữ.

– Con gái chưa có chồng: Sương nữ.

– Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.

– Tớ trai: Nghĩa bộc.

– Tớ gái: Nghĩa nô.

Xưng hô trong tang lễ:

– Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.

– Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.

– Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.

– Mới chết: Tử.

– Đã chôn: Vong.

Xưng hô với người ngoài:

– Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là:Đường tôn.

– Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.

– Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô.

– Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn

=======================================

Trong môn phái :

 1. Môn phái bình thường 

Về cơ bản là giống như trong gia đình nhưng thêm chữ “sư” đằng trước, có một số điểm khác:

 – Đệ tử của yêu quái tu luyện lâu năm gọi thầy là: lão lão
– Lão lão gọi đệ tử là: tiểu lão

 Chồng của sư phụ: sư trượng/ sư công

( Như trường hợp của vợ chồng Quy Tân Thụ đều nhận đệ tử, 2 người đệ tử đều gọi 2 vợ chồng ông là sư phụ)

Vợ của sư phụ: sư nương/ sư mẫu

Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ/ sư tổ

 Người sáng lập môn phái: tổ sư (nam)/ tổ sư bà bà (nữ)

Các đời tiếp theo gọi sư tổ đời thứ…

 Đệ tử: đồ nhi/ đồ tôn (đời tiếp theo)

Đứng đầu một môn phái ở hiện tại: chưởng môn

 2. Phật giáo:

Xưng:

 Người trẻ tuổi: tiểu tăng (nam), tiểu ni (nữ)

 Người cao tuổi: lão nạp (nam), lão ni (nữ)

Xưng chung với ý khiêm tốn: bần tăng/bần ni

Gọi: thí chủ/tiểu thí chủ/lão thí chủ

Đứng đầu một đường gọi là Thủ Tọa

Đứng đầu một chùa gọi là Trụ trì hoặc Phương Trượng

3. Đạo giáo:

Người trẻ tuổi: đạo nhân (nam), đạo cô (nữ)

Người cao tuổi: lão đạo (nam), lão đạo bà (nữ), chân nhân (võ học đặc biệt cao siêu)

=======================================

Trong giang hồ:

 1. Mới gặp lần đầu:

Đối với nữ trẻ tuổi: _ Được Gọi: cô nương hoặc tiểu thư (đối với con nhà giàu có danh tiếng)

_ Xưng: tiểu nữ (khiêm tốn), bản cô nương/ ta (ko khiêm tốn)

Đối với nam trẻ tuổi:

_ Được Gọi: các hạ, huynh đệ/huynh đài (tiểu huynh đệ nếu nhỏ hơn nhiều tuổi) hoặc công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng) hoặc thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó), tiên sinh (với người nho nhã),

_ Xưng: tại hạ, hậu bối/ vãn bối/ tiểu bối( khi gặp người lớn hơn), ta (ko khiêm tốn)

Nam/nữ cao tuổi:

_ Được Gọi: Lão tiền bối, đại hiêp/lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó)

 _ Xưng: Ta, lão, (tên) + mỗ

+ Công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng).
+ Thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó).
+ Tiên sinh (với người nho nhã). 
+ Hiền huynh/ hiền đệ (gọi thân mật).
+ Lão tiền bối, đại hiêp/lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó)

Chú ý: tại hạ-các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như tôi-anh trong ngôn ngữ hiện đại, vãn bối-tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra trưởng bối, nhị bối, tiểu bối…

_ Khi thân thiết có thể chuyển sang xưng hô thân mật như trong gia đình.

_ Khi đã biết cao danh quý tính và chức vị, môn phái thì dựa theo đó để gọi.

_ Khi căm thù/tức giận: ta-ngươi

_ Khi chửi mắng: tiểu tặc, lão tặc, tặc tử (nam), a đầu (nữ)…

Nếu không đối thoại trực tiếp:
– Với nam: Hắn/ Y/ Gã/ Ông ta / Lão ta
– Với nữ: Mụ/Ả/ Cô ta/ bà ta /Thị

 =======================================

 Trong hoàng cung

1. Ngoại hiệu hoàng thất:

_ Cha vua (người cha chưa từng làm vua) : Quốc lão

_ Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) : Thái thượng hoàng

_ Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) : Quốc mẫu – Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) : Thái hậu

– Mẹ kế (phi tử của vua đời trước): Thái phi
– Bà của vua: Thái hoàng thái hậu

Xưng khi nói chuyện:
– Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta
– Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thânCác con cháu trong hoàng tộc gọi:
– Thái thượng hoàng/Thái hậu… :Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu…

_ Anh trai vua :Vương/ Hoàng huynh

_ Chị gái vua : Công chúa/Hoàng tỉ

_ Vua : Hoàng thượng

_ Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) : Hoàng đế

_ Em trai vua : Vương/Hoàng đệ

_ Em gái vua : Công chúa/Hoàng muội

_ Bác vua : Vương/Hoàng bá

_ Chú vua : Vương/Hoàng thúc

_ Vợ vua : Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương

_ Cậu vua : Hoàng cữu phụ/Quốc cữu

_ Cha vợ vua : Quốc trượng

– Con trai Thái tử (được chọn kế vị): Hoàng thái tôn
– Cháu trai Thái tử (được chọn kế vị): Hoàng thành tôn

– Con trai thứ vua chư hầu: Quận vương
– Vợ chính quận vương: Quận vương phi
– Vợ bé quận vương: phu nhân
– Con trai quận vương: Công tử/thiếu gia
– Con gái quận vương: Tiểu thư
– Con gái vua chư hầu : Quận chúa
– Chồng quận chúa : Quận mã
– Vợ chính Vương: Vương phi
– Vợ bé Vương: Trắc phi/Thứ phi
– Thiếp của Vương: Phu nhân

_ Con trai vua : Hoàng tử ( A ka – nhà Thanh)

_ Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi) : Đông cung thái tử/Thái tử

_ Vợ hoàng tử : Hoàng túc

_ Vợ thái tử : Thái Tử phi

_ Con gái vua : Công chúa ( Cách Cách – nhà Thanh)

_ Con rể vua : Phò mã

_ Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử

_ Con gái vua chư hầu : Quận chúa

_ Chồng quận chúa : Quận mã

– Con gái vua nhà Thanh: Cách Cách
– Con rể vua nhà Thanh: Ngạch phò

– Con trai vương: Bối lặc
– Con gái vương: Cách cách
– Con dâu vương: Phúc tấn
– Con rể vương: Ngạch phò

 2. Xưng hô:

+ Vua:

Qua từng triều đại vua sẽ có danh xưng khác:

– Thời Hạ – Thương – Chu: Vương
– Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:
Nước lớn: Vương
Nước nhỏ: Hầu/Công/Bá (thuộc chư hầu)
– Từ triều Tấn trở đi: Hoàng đế
– Thời Nguyên và Thanh: Đại Hãn

+ Con vua:

Cũng như với vua, con vua cũng được gọi thay đổi theo từng triều đại:

Con trai:

Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tử
Thời Hán đến Minh: Hoàng tử
Thời Thanh: A ca 
– Người được chỉ định sẽ lên ngôi: Đông cung thái tử/Thái tử
– Vợ chính Đông cung thái tử : Thái tử phi
– Vợ hoàng tử: Hoàng túc, hoàng tử phi,
– Vợ bé: Trắc phi/thứ phi
– Thiếp: Phu nhân
Thời nhà Thanh:
– Vợ lớn A ca: Đích phúc tấn
– Vợ bé A ca: Trắc phúc tấn

_ Hoàng Thất tự xưng :

+ Quả nhân: dùng cho tước nào cũng được.

+ Trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương.

+ Cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống. (Vương gia…)

_ Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh

_ Vua gọi cận thần (được sủng ái): Ái khanh.

_ Vua gọi vợ (được sủng ái): Ái phi. Không thì gọi (Họ) Chức vị. VD: Lan quý phi…

_ Vua gọi vua chư hầu : hiền hầu

_ Vua, hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ) : hoàng nhi

_ Các con tự xưng với vua cha: nhi thần

_ Các con gọi vua cha: phụ hoàng ( Hoàng A Mã), phụ Vương

_ Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu (Hoàng ngạch nương), Vương hậu nương nương

– Mẹ ruột: Mẫu phi/mẫu thân
– Phi tần khác: Mẫu phi hoặc gọi “Tước hiệu + nương nương”
-Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa.

_ Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng

_ Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp

_ Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia

_ Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua : hạ thần

– Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng, đại vương

_ Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan, ti chức, tiểu chức

– Nữ với nam: thiếp, tiện thiếp, nô, nô gia
– Lớp nhỏ với lớp lớn: vãn sinh, học sinh, hậu học, vãn bối
– Ngang hàng nhau: bỉ nhân, tại hạ

_ Các quan tự xưng với dân thường: bản quan

_ Dân thường gọi quan: đại nhân

_ Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân, tiểu dân, hạ dân

_ Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v… : nha dịch/nha lại/sai nha

_ Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử

_ Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư

_ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia

_ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân

_ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là :thiếu gia

_ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân

_Đầy tớ gọi vợ con trai chủ là: Thiếu phu nhân

_ Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng/thư đồng

_ Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài

_ Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì

_ Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ : Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc…

 =======================================

 Ngôn ngữCách xưng hô và thứ bậc trong gia tộc, xã hội thời xưa

Vương Trung Hiếu

Tiếng xưng hô của người Việt rất đa dạng, một đại từ nhân xưng có thể chứa nhiều cách xưng hô khác nhau. Ở ngôi thứ nhất số ít người ta có thể nói: tôi, tao, mình…, còn ngôi thứ nhất số nhiều thì nói: chúng ta, chúng tao, chúng mình, bọn tao…Đại từ ở ngôi thứ hai, thứ ba cũng vậy.

Trong quan hệ gia tộc tiếng xưng hô cũng vô cùng phong phú, bao gồm cả phương ngữ. Thí dụ như tiếng gọi cha mẹ: ba, bố, thầy, tía, cậu, má, mợ, me, măng, bu, bầm, u…, ấy là chưa kể những tiếng đã không còn được sử dụng ngày nay như áng (cha), nạ (mẹ)…Riêng về cách xưng hô của vợ chồng đã có trên 70 cách: anh – em, ông xã – bà xã, tôi – mình, chồng ơi – vợ ơi…

Vào thời phong kiến, cách xưng hô của người Việt cũng đa dạng không kém và ít nhiều gì, do hoàn cảnh lịch sử, cũng chịu ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Điều này thể hiện rõ qua những văn bản Nôm. Trong chữ Nôm, chữ dì 姨 (em mẹ) viết giống như chữ di 姨 trong Hán ngữ,chữ cậu 舅 viết giống hệt và cùng nghĩa với chữ cữu 舅 trong Hán ngữ, chữ dượng 仗, tuy viết hơi khác một chút, song vẫn cùng nghĩa với chữ trượng 丈 trong Hán ngữ… Nói như vậy không có nghĩa là dân ta sao chép hoàn toàn cách viết và xưng hô của người Trung Hoa, bằng chứng là chữ chị 姉 và anh 嬰 đều viết khác chữ tỉ 妣 và huynh 兄 trong Hán ngữ; chữ em gái có hai cách viết là 㛪 và 腌, vẫn không giống với chữ muội 妹  trong Hán ngữ, chữ em trai 俺 cũng viết khác với chữ đệ弟 trong Hán ngữ.  

Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu cách xưng hô và thứ bậc gia tộc, xã hội thời phong kiến ở nước ta, tương ứng với cách xưng hô và thứ bậc của Trung Hoa:

TỔ TIÊN – ÔNG BÀ

Ông bà các đời trước: tiên tổ 先祖.

Tổ tiên xa: viễn tổ 遠祖.

Ông tổ cao nhất trong họ: gọi là cao tổ 高祖 (còn dùng để gọi người từ đời ông nội trở lên hai đời nữa).

Ông tổ đầu tiên hoặc người khai sáng tông phái: sơ tổ 初祖.

Ông sơ (cha của ông cố): cao tổ phụ 高祖父.

Bà sơ (mẹ của ông cố):  cao tổ mẫu 高祖母.

Cha của ông cố ngoại: ngoại cao tổ phụ 外 高 祖 父.

Mẹ của ông cố ngoại: ngoại cao tổ mẫu 外 高 祖 母.

Ông cố (cha của ông nội): tằng tổ 曾祖, tằng tổ phụ 曾祖父.

Bà cố (mẹ của ông nội): tằng tổ mẫu 曾祖母.

Ông cố (cha của ông ngoại): ngoại tằng tổ phụ 外 曾 祖 父.

Bà cố (má của ông ngoại): ngoại tằng tổ mẫu 外 曾 祖母.

Ông bà (cha mẹ của cha mẹ mình): tổ 祖.

Ông bà nội:  tổ phụ mẫu 祖父母.

Ông nội: nội tổ phụ 內祖父.

Bà nội: nội tổ mẫu 內祖母.

Ông ngoại: ngoại tổ phụ 外 祖 父, còn gọi là ngoại công 外 公.

Bà ngoại: ngoại tổ mẫu 外 祖 母, còn gọi là Ngoại Bà 外 婆.

Bà ơi (tiếng gọi bà): a bà 阿婆.

Tiếng xưng ông nội mình với người khác: gia tổ 家祖.

Tiếng xưng bà nội mình đối với người khác: gia tổ mẫu 家祖母.

Tiếng xưng ông nội đã chết: nội tổ khảo 內祖考.

Tiếng xưng bà nội đã chết: nội tổ tỷ 內祖妣.

Ông nội vợ: nhạc tổ phụ 岳祖父. 

Bà nội vợ: nhạc tổ mẫu 岳祖母. 

Tiếng xưng ông nội vợ đã chết: nhạc tổ khảo 岳祖考. 

Tiếng xưng bà nội vợ đã chết: nhạc tổ tỷ 岳祖妣.

Ông bà ngoại: ngoại tổ phụ mẫu 外祖父母.

Ông ngoại: ngoại tổ phụ 外祖父, còn gọi là ngoại công 外公.

Bà ngoại: ngoại tổ mẫu 外祖母, còn gọi là ngoại bà 外婆.

Tiếng xưng ông ngoại đã chết: ngoại tổ khảo 外祖考.

Tiếng xưng bà ngoại đã chết: ngoại tổ tỷ 外祖妣.

CHA MẸ

Cha mẹ (tiếng kính xưng): cao đường 高堂, đường thượng 堂上.

Cha mẹ: song thân 雙親, xuân huyên 椿萱. 

Cha: xuân đình 椿庭.

Cha (con gọi): phụ thân 父 親.

Cha ruột: thân phụ 親父, sinh phụ 生 父.

Cha ghẻ, cha kế: kế phụ 繼父.

Cha nuôi: nghĩa phụ 義父, giả phụ 假父, còn gọi là dưỡng phụ 養父. 

Cha đỡ đầu: nghĩa phụ 義父.  

Cha tôi (tiếng xưng cha mình đối với người khác): gia phụ 家父, gia nghiêm 家嚴.

Cha chết chưa chôn: cố phụ 故父. 

Cha chết đã chôn: hiển khảo 顯 考.

Cha chết đã lâu: tiên phụ 先父, tiên khảo 先考.

Bạn của cha:  phụ chấp 父執.

Mẹ: nương 娘,mẫu thân 母 親, nội thân 內親.

Mẹ: a mẫu 阿母 (còn dùng để chỉ vú em, vú nuôi, nhũ mẫu).

Mẹ ruột: Sanh mẫu 生母, từ mẫu 慈母, thân mẫu 親 母:

Mẹ chính (con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha): đích mẫu 嫡 母.

Mẹ thứ (con dòng chính và thứ gọi vợ nhỏ của cha): thứ mẫu 庶 母. 

Mẹ ghẻ: kế mẫu 繼母.

Mẹ kế: vãn nương 晚娘.

Mẹ kế, mẹ ghẻ: di nương 姨娘.

Mẹ nuôi: dưỡng mẫu 養母. 

Mẹ có chồng khác: giá mẫu 嫁母. 

Mẹ bị cha từ bỏ: xuất mẫu 出母.

Mẹ chết chưa chôn: cố mẫu 故母. 

Mẹ chết đã chôn: hiển tỉ 顯 妣.

Người mẹ đã chết: tiên mẫu 先母, tiên tỉ 先妣, tiên từ 先慈, hiển tỉ 顯妣.

Tiếng người cư tang mẹ tự xưng: ai tử 哀子.

Con của vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là: đích mẫu 嫡母. 

Vợ bé của cha: thứ mẫu 次母 hay chư mẫu 諸母.

Vú em, vú nuôi: nhũ mẫu 乳母, nãi ma 奶媽.

Tiếng xưng mẹ mình đối với người khác: gia mẫu 家母, gia từ 家慈.

Tiếng chỉ cha mẹ người đối diện: lệnh đường 令堂.

Tiếng gọi cha người khác: lệnh nghiêm đường 令嚴堂, lệnh thông đường 令通?堂, lệnh xuân đường 令椿堂.

Tiếng tôn xưng mẹ người khác: lệnh mẫu 令母, lệnh từ 令慈, tôn đường 尊堂, lệnh từ đường  令慈堂, huyên đường 萱堂, lệnh huyên đường 令萱堂.

Tiếng gọi em gái hay chị của mẹ: di nương 姨娘, còn gọi là tòng mẫu 從母.

Tiếng gọi mẹ của bạn bè hoặc của bạn đồng học: bá mẫu 伯母.

Tiếng gọi người thiếp của cha: di mẫu 姨母.

Tiếng gọi cha của người lớn tuổi hơn mình: bá phụ 伯父.

Tiếng gọi cha của bạn bè hoặc bạn đồng học: bá phụ 伯父.

Tiếng gọi em gái hay chị của mẹ: di mẫu 姨母.

Tiếng gọi mẹ của bạn bè hoặc của bạn đồng học: bá mẫu 伯母.

ANH CHỊ EM

Anh (cùng ruột thịt): huynh 兄.

Anh em: huynh đệ 兄弟, côn đệ 昆弟.

Anh và em gái: huynh muội 兄妹.

Anh em ruột: bào huynh đệ 胞兄弟.

Anh ruột: bào huynh 胞兄.

Anh cả, anh trưởng: bá 伯, đại huynh 大兄, đại ca 大哥.

Anh: ca 哥, ca ca 哥哥.

Anh học cùng thầy: sư huynh 師 兄.

Anh em ruột: thân huynh đệ 親兄弟.

Anh ruột: bào huynh 胞兄.

Anh họ: biểu ca 表哥.

Anh tôi (tiếng gọi anh khi nói chuyện với người khác): gia huynh 家兄.

Anh tôi (khiêm từ): tệ huynh 敝兄.

Anh (tiếng tôn xưng anh trai người khác): lệnh huynh 令兄.

Anh em họ (con chú bác): đích đường huynh đệ 嫡堂兄弟, đường huynh đệ 堂兄弟 hay tòng huynh đệ 從兄弟.

Anh em họ (con cô, con cậu, con dì): biểu huynh đệ 表兄弟.

Anh em cùng một cụ: tụng đường 從堂.

Anh em cùng một kị: tái tụng đường 再從堂.

Anh và em trai của vợ: nội huynh đệ 內兄弟.

Người đàn anh: huynh trưởng 兄長.

Chị: tỉ 姊, tỉ tỉ 姊 姊, thơ thơ 姐 姐.

Chị em gái: tỉ muội 姊妹.

Chị em ruột: bào tỉ muội 胞姊妹.

Chị ruột: bào tỉ 胞姊.

Chị: tỉ 姊, tỉ tỉ 姊姊.

Chị (gọi thân mật): hiền tỉ 賢姊.

Chị gái kết nghĩa: nghĩa tỉ 義姊

Chị họ: biểu tỉ 表姊.

Chị em họ (con cô, con cậu, con dì): biểu tỉ muội 表姊妹.

Em trai: đệ 弟.

Em trai ruột: bào đệ 胞弟, còn gọi là xá đệ 舍弟.

Em (tiếng gọi người khác một cách thân mật): tiểu lão đệ 小老弟.

Em trai của người khác (tiếng tôn xưng em trai người khác): lệnh đệ 令弟.

Em tôi (tiếng xưng em mình đối với người khác): gia đệ 家弟.

Em trai (tiếng người anh gọi em trai): thúc 叔.

Em trai (tiếng chị dâu gọi em trai của chồng): thúc 叔.

Em trai của chồng: đệ 娣.

Em trai (tiếng tôn xưng em trai người khác): lệnh đệ 令弟.

Em trai họ: biểu đệ 表弟.

Em nó (khiêm từ, tiếng để gọi các người thân, thường dùng cho hàng dưới mình): xá đệ舍弟.

Em gái: muội 妹, tiểu muội 小妹.

Em gái ruột: bào muội 胞妹, còn gọi là xá muội 舍 妹.

Em gái (gọi thân mật): hiền muội 賢妹.

Em gái - ngày xưa chị em cùng lấy một chồng, chị gọi em là: đễ 娣.

Em gái - ngày xưa phiếm xưng em gái là: đễ 娣, còn gọi là muội muội 妹妹.

Em gái kết nghĩa, em gái nuôi: nghĩa muội 義妹.

Em gái họ: biểu muội 弟妹.

Tiếng tôn xưng em gái người khác: lệnh muội 令妹.

Tiếng người chồng gọi em gái của vợ mình: di muội 姨妹.

Anh em chú bác: đồng đường huynh đệ 同堂兄弟 (gọi tắt là đường huynh đệ 堂兄弟),

Anh em cùng một cụ: tụng đường 從堂.

Anh em cùng một kị: tái tụng đường 再從堂.

DÂU RỂ

Chàng rể: sanh 甥, tế 壻, nữ tế 女婿.

Người rể hiền tài: hiền tế 賢婿.  

Con rể: bán tử 半子.

Ông gia và con rể: cữu sanh 舅甥.

Ông nhạc: nhạc trượng 岳丈.

Người con trai ở rể nơi nhà vợ: chuế tế 贅壻. 

Anh rể: tỉ trượng 姊 丈, tỉ phu 姊夫.

Anh rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể): khâm huynh 襟兄.

Em rể: muội trượng 妹丈, muội phu 妹 夫, còn gọi là khâm đệ 襟弟.

Em rể (tiếng xưng hô giữa anh em rể): khâm đệ 襟弟.

Nàng dâu: phụ 婦.

Dâu lớn, dâu cả: trưởng tức 長媳. 

Dâu thứ: thứ tức 次媳. 

Dâu út: quý tức 季媳 

Bà sui: thân gia mẫu 親家母.

Chị dâu: tẩu 嫂, tẩu tẩu 嫂嫂.

Chị dâu (tiếng đàn bà gọi chị dâu): mỗ 姆.

Chị dâu (tiếng xưng chị dâu mình đối với người khác): gia tẩu 家嫂.

Chị dâu: tẩu 嫂, tợ phụ 似婦, tẩu tử 嫂 子, huynh tẩu 兄嫂.

Em dâu: đệ phụ 弟 婦,  đệ tức 弟媳. 

Con dâu: nữ tế 女婿, tức phụ 媳婦.

VỢ CHỒNG

Vợ: thê 妻, phụ 婦.

Vợ (cách gọi thông tục): gia tiểu 家小.

Vợ con: cung thất 宮室, thê tử 妻子, gia tiểu 家小.

Vợ chính, vợ cả, vợ lớn: đích thê 嫡妻, chính thê 正妻, phát thê 髮妻, chính thất 正室 haychủ phụ 主婦 (từ này còn dùng để gọi nữ chủ nhân).

Vợ sau, vợ lẽ: kế thất 繼室.

Vợ lẽ, thiếp (ngày xưa): di thái thái 姨太太.

Vợ lẽ, nàng hầu, thiếp: tiểu 小.

Vợ bé, vợ hầu, thiếp: thứ thê: 次妻, trắc thất 測室, bàng thê 傍妻.

Vợ bị chồng bỏ: xuất thê 出妻.

Vợ (người chồng gọi): phu nhân 夫人, nội tử 內子, nội nhân 內人, tiện nội 賤內.

Vợ (người chồng gọi thân mật): hiền thê 賢妻, ái thê 嬡妻, nương tử 娘子.

Tiếng tôn xưng đối với vợ: phu nhân 夫人.

Vợ vụng của mình (cách nói khiêm tốn): 拙妻 chuyết thê, chuyết kinh 拙荊.

Từ gọi người vợ: nội tướng 內相.  

Từ gọi họ hàng bên vợ: nội thân 內親.

Gia đình bên vợ: nhạc gia 岳 家 (từ này thường hiểu làm là cha vợ).

Cha vợ: nhạc phụ 岳父, còn gọi là trượng nhân 丈 人,ngoại phụ 外 父,nhạc trượng 岳丈 hay trượng nhân phong 丈人峰 (do ngọn núi Trượng Nhân phong 丈人峯 có hình dạng giống như ông già nên cha vợ được gọi là nhạc trượng, trượng nhân phong).

Cha vợ (sống): nhạc phụ 岳父.

Cha vợ (chết) : ngoại khảo 外考.

Mẹ vợ: ngoại cô 外姑, còn gọi là ngoại mẫu 外 母.

Mẹ vợ (sống): nhạc mẫu 岳母.

Mẹ vợ (chết): ngoại tỉ 外妣.

Anh vợ: thê huynh 妻兄, đại cựu 大舅, ngoại huynh 外兄. 

Chị vợ: đại di 大姨. 

Em trai của vợ: ngoại đệ 外弟, thê đệ 妻弟, tiểu cựu tử 小舅子. 

Em gái của vợ: tiểu di tử 小姨 子, thê muội 妻妹.

Tiếng người chồng gọi em gái của vợ mình: di muội 姨妹.

Anh và em trai của vợ: nội huynh đệ 內兄第.

Vợ của người anh: tự phụ 姒婦.

Vợ của người em: đệ phụ 娣婦.

Vợ chồng: đồng thất 同室, gia thất 家室, phu thê 夫妻.

Vợ chồng, đôi lứa: kháng lệ 伉儷.

Vợ chồng (tiếng gọi vợ chồng người khác một cách lịch sự): hiền kháng lệ 賢伉儷.

Chồng: phu 夫.

Chồng (người vợ gọi): 郎 lang, lang quân 郎君, tướng công 相公, lương nhân 良人, phu tế夫壻, trượng phu 丈夫, lương phu 良夫.

Chồng trước: tiền phu 前夫.

Cha mẹ chồng: cô chương 姑嫜, cữu cô 舅姑, công cô 公姑, công bà 公婆.

Cha chồng: chương 嫜, chương phụ 嫜父, quân phụ 君 父, công công 公公.

Mẹ chồng (cách con dâu gọi): cô 姑.

Mẹ chồng: quân mẫu 君 母.

Vợ gọi mẹ chồng là: đại gia 大家.

Anh chồng (đàn bà gọi): bá 伯, đại bá 大伯, phu huynh 夫兄.

Chị chồng: đại cô 大 姑.

Em trai của chồng: phu đệ 夫弟, tiểu thúc 小叔. 

Em gái của chồng: tiểu cô 小姑.

Em gái của chồng (cách chị dâu gọi): cô 姑.

Vợ của em chồng: tiểu thẩm 小嬸.

Chồng gọi người vợ của anh em vợ mình là: cữu tẩu 舅嫂.

Tiếng xưng hô đối với người khác để chỉ người vợ của mình: nội nhân 內人 hay nội tử 內子.

CHÚ - THÍM - BÁC

Chú hoặc bác trai nói chung:  chư phụ 諸父.

Từ gọi chung chú và bác: thúc bá 叔伯.

Chú: thúc 叔, thúc thúc 叔叔.

Chú: thúc phụ 叔父.

Chú ruột: thúc phụ 叔父, đường thúc 堂叔 (mình tự xưng là đường Tôn 堂孫).

Chú hai: nhị thúc 二叔.

Chú vợ: thúc nhạc 叔岳.

Tiếng xưng chú mình đối với người khác: gia thúc 家叔.

Tiếng tôn xưng chú người khác: lệnh thúc 令叔.

Chú của cha mình: tổ thúc 祖叔.

Thím (vợ của chú): thẩm 嬸.

Thím (vợ của em chồng): tiểu thẩm 小嬸.

Bác: bá 伯, bá bá 伯伯.

Bác (anh của cha): bá phụ 伯父.

Bác ruột: đường bá 堂伯 (mình tự xưng là đường tôn 堂孫).

Bác gái (vợ của người anh cha mình): bá mẫu 伯母, bá nương 伯娘.

Bác vợ: bá nhạc 伯岳.

Bác trai của cha mình: tổ bá 祖伯.

Bác gái của cha mình: tổ cô 祖姑. 

CẬU - MỢ - CÔ - DƯỢNG - DÌ

Cậu (anh em trai của mẹ): cữu phụ 舅父.

Cậu vợ: cựu nhạc 舅岳.

Cậu và cháu: cữu sanh 舅甥.

Mợ (vợ của cậu): cữu mẫu 舅母, cữu ma 舅媽, còn gọi là cấm 妗.

Từ gọi chung cô, thím hay bác gái: chư mẫu 諸母.

Cô/dì: a di 阿姨 (cô ba là tam di 三姨, cô tư là tứ di 四姨). 

Cô (chị, em gái của cha): cô 姑, thân cô 親姑, đường cô 堂 姑.

Tiếng tôn xưng người cô lớn tuổi: cô trượng 姑丈.

Tiếng cháu tự xưng với cô: đường tôn 堂孫.

Dượng (chồng của cô): cô trượng 姑丈, tôn trượng 尊丈. 

Dượng (chồng của dì): di trượng 姨丈, biểu trượng 表丈.

Dượng (chồng sau của mẹ): cô trượng 姑丈.

Dì (chị hay em gái mẹ): di 姨.

Dì (chị hay em gái vợ): di 姨.

Tiếng tôn xưng người dì lớn tuổi: di trượng 姨丈.

CON – CHÁU - CHÍT - CHẮT

Con cái (cha mẹ gọi): hài tử 孩子, hài nhi 孩兒.

Con trưởng đích: trủng tử 冢子, trủng tự 冢嗣.

Con của vợ lớn: đích tử 嫡 子.

Con của vợ nhỏ: thứ tử 庶 子. 

Con thứ: chi tử 支子 (trừ con đầu lòng, các con khác gọi là chi tử 支子).

Con thứ hai: trọng tử 仲子.

Con trai trưởng (con cả = thứ hai): trưởng tử 長子, trưởng nam 長男.

Con trai trưởng của dòng thứ (vợ nhỏ): trưởng thứ tử 長 庶 子.

Con trai thứ hai của dòng thứ (vợ nhỏ): thứ thứ tử 次 庶 子.

Con trai thứ ba của dòng thứ (vợ nhỏ): tam thứ tử 三 庶 子.

Con trai kế (kế trưởng nam): thứ nam 次男, thứ tử 次 子.

Con trai của vợ hai, vợ ba, vợ tư…gọi là: thứ nam 庶 男,thứ tử 庶 子. (Chú ý: “thứ” 庶 ở đây viết khác chữ “thứ” 次 trong con trai kế (cũng gọi là thứ nam  次男 hay thứ tử 次 子).

Con trai thứ ba (kế thứ nam): tam nam 三 男, tam tử 三 子.

Con trai thứ tư: tứ nam 四 男: còn gọi là tứ tử 四 子.

Con trai út: quý nam 季男, vãn nam 晚男, ấu nam 幼 男, ấu tử 幼 子.

Con trai tôi, cháu nó (khiêm từ - tiếng cha mẹ xưng con mình với người khác): tiểu nhi 小兒.

Con gái lớn: trưởng nữ 長女.

Con gái thứ hai (kế trưởng nữ): thứ nữ 次女.

Con gái của vợ hai, vợ ba, vợ tư…gọi là: thứ nữ 庶 女 (chữ “thứ” 次 viết khác “thứ” 次 sử dụng cho con gái thứ hai).

 Con gái thứ ba: tam nữ 三 女.

Con gái thứ tư: tứ nữ 四 女.

Con gái út: quý nữ 季女, vãn nữ 晚女, ấu nữ 幼 女.

Con gái chưa có chồng: sương nữ 孀女.

Con gái chưa lấy chồng, còn trinh: xử nữ 處女, còn gọi là xử tử 處子. 

Con gái đã có chồng: giá nữ 嫁女.

Con gái yêu mến, được sủng ái: ái nữ 愛女, kiều nữ 嬌女.

Tiếng tôn xưng con gái người khác: lệnh ái 令嬡, lệnh viên 令媛, thiên kim 千金, lệnh thiên kim 令千金. 

Con mồ côi: cô tử 孤子, cô nữ 孤女.

Con mồ côi và đàn bà góa: cô sương 孤孀, cô quả 孤寡.

Con mồ côi mẹ tự xưng là: ai tử 哀子, ai nữ 哀女.

Con mồ côi cả cha và mẹ tự xưng là: cô ai tử 孤哀子, cô ai nữ 孤哀女.

Con mồ côi cha: 孤子 cô tử (người để tang cha mà mẹ còn sống tự xưng là cô tử 孤子).

Con nuôi: giả tử 假子, dưỡng tử 養子, nghĩa tử 義子, 恩兒 ân nhi.

Con vợ lẽ: thứ tử 庶子.

Con tự xưng với cha mẹ là: nhi 兒.

Con tự xưng với cha ghẻ là: chấp tử 執子.

Cha mẹ gọi con cái là: nhi 兒.

Tiếng gọi đứa con yêu mến: ái nhi 愛兒.

Con trai của mình: nhi tử 兒子.

Tiếng gọi con của bạn bè mình: hiền điệt 賢姪, thế điệt 世姪.

Tiếng tôn xưng con người khác: công tử 公子, lệnh lang 令郎.

Con hư hỏng: bại tử 敗子.

Con của chồng hoặc vợ trước: giả tử 假子.

Con đỏ: 兒子 nhi tử.

Tiếng tự xưng của con (trai và gái) đối với cha mẹ: hài nhi 孩兒.

Tiếng gọi con trai của mình: 兒子 nhi tử.

Con trưởng của vợ cả hay con của vợ cả: đích tử 嫡子.

Con lai (cha mẹ không cùng huyết thống chủng tộc): hỗn huyết nhi 混血兒.

Con trai của cậu (anh hay em của mẹ): nội huynh đệ 內兄弟.

Con cháu nói chung: nhi tôn 兒孫.

Cháu: điệt 姪, tòng tử 從子.

Cháu (con của anh hay em trai mình): điệt nữ 姪女, điệt tử 姪子.

Cháu trưởng: đích tôn 嫡孫, trưởng tôn 長孫.

Cháu nội: nội tôn 內孫.

Cháu ngoại: sanh 甥, ngoại tôn 外孫.

Cháu nối dòng xưng là: đích tôn  嫡孫.

Cháu họ: biểu điệt 表姪, tức là con của anh em họ (con cô, con cậu con dì) hoặc chị em họ (con cô, con cậu, con dì).

Cháu gọi bằng cậu: sanh 甥.

Cháu xa: côn tôn 昆孫.

Cháu rể: sanh tế  甥婿.

Cháu đời thứ tám: nhưng tôn 仍孫.

Cháu nó (khiêm từ, tiếng để gọi các người thân, thường dùng cho hàng dưới mình): xá điệt 舍姪.

Cháu của anh: côn tôn 昆孫.

Cháu của chú và bác tự xưng là: Nội điệt 內姪.

Cháu tự xưng với bác của cha là: vân tôn 云孫.

Tiếng tôn xưng cháu trai người khác: lệnh điệt 令姪.

Vợ cháu mình: điệt phụ 姪婦, còn gọi là điệt nhi tức phụ 姪兒媳婦. 

Chắt (con của cháu nội hay cháu ngoại): tằng tôn 曾孫.

Chít (cháu sáu đời, con của chút, chắt): huyền tôn 玄孫.

THẦY TRÒ – HỌC HÀNH

Thầy dạy học (tiếng xưng hô tỏ ý tôn kính hoặc thân mật): lão sư 老師.

Người nữ sư phụ trách dạy dỗ con nhà quý tộc (ngày xưa): phó mẫu 傅母.

Người đàn bà nuôi dạy con cái thay cho người khác: phó mẫu 傅母, bảo mỗ 保姆.

Em cùng tổ: đường đệ 堂弟.

Môn đồ, học trò: đệ tử 弟子, đồ đệ 徒弟. môn sanh 門生, học sanh 學生.

Con em nhà dòng dõi học hành đỗ đạt: thư hương môn đệ 書香門第.

Học giả hoặc quan viên tự xưng (khiêm từ): học sinh 學生.

Tiếng gọi sư phụ của người khác: lệnh sư 令師.

Tiếng gọi anh hoặc sư huynh của sư phụ: sư bá 師伯.

Tiếng gọi em trai hoặc sư đệ của sư phụ: sư thúc 師叔.

Tiếng gọi học trò giỏi: cao đệ 高弟, 高徒 cao đồ.

Tiếng mĩ xưng để gọi con em, đồ đệ người khác: cao túc 高足 hay thượng túc 上足.

Tiếng học trò kính xưng với thầy: ân sư 恩師.

Học trò xưng thầy đã chết:  tiên sư 先師.

 Người đầu tiên sáng lập ra một nghề, coi như ông tổ của nghề đó gọi là: tiên sư 先師.

Bậc thầy nổi tiếng: danh sư 名師.

Bậc thầy tài đức: lương sư 良師.

Ông thầy học:  tiên sinh 先生.Anh (học cùng thầy): sư huynh 師兄.

Chị (học cùng thầy): sư tỷ 師妣.

Em trai (học cùng thầy): sư đệ 師弟.

Em gái (học cùng thầy): sư muội 師妹.

NAM NỮ

Đàn ông nói chung: sĩ phu 士夫, trượng phu 丈夫. 

Người đàn ông trẻ tuổi: sĩ phu 士夫 .

Người đàn ông thông dâm với người khác: gian phu 奸夫, còn viết là 姦夫.

Đàn bà, con gái: nhi nữ 兒女.

Đàn bà góa: cô sương 孤孀.

Con côi và đàn bà góa: cô quả 孤寡.

Người đàn bà có chồng đánh trận nơi xa: chinh phụ 征婦.

Người đàn bà nuôi trẻ: nhũ mỗ 乳姆.

Nữ chủ nhân:  chủ phụ 主婦.

Tiếng tôn xưng phụ nữ đã có chồng: phu nhân 夫人.

Tiếng gọi chung đàn bà con gái: cô 姑.

 Tục gọi con gái chưa chồng là: cô 姑.

Tiếng tự xưng hoặc xưng gọi người nữ khác: cô 姑.

Tiếng gọi tôn trọng dành cho phụ nữ: thái cô 太家.

Tiếng gọi người nữ: cô nương 姑娘.

Cô nương nhà (tiếng xưng gọi người khác): cô nương gia 姑娘家.

Tiếng tôn xưng phụ nữ: đại gia 大家.

Từ tôn xưng phụ nữ đã có chồng và ngang tuổi với mẹ: đại thẩm 大嬸.

Tiếng xưng hô đối với phụ nữ ngang hàng hoặc có tuổi gần bằng tuổi cha mình: chư mẫu 諸母.

TRẺ EM

Trẻ em: nhi đồng 兒童.

Trẻ con nhỏ dại: cúc tử 鞠子. 

Bé trai, bé gái: anh nhi 嬰兒.

Trẻ sơ sinh: anh nhi 嬰兒.  

Trẻ con: hài tử 孩子, nhi tử 兒子, hài nhi 孩兒.

Trẻ mất cha mẹ, không ai che chở: cô lộ 孤露.

Trẻ mồ côi (mất cha hoặc mất cả cha và mẹ): cô nhi 孤兒.

Đứa bé: tiểu hài nhi 小孩兒.

Bé gái: nữ hài nhi 女孩兒.

Bé trai: nam hài nhi 男孩兒.

Lũ trẻ, bọn trẻ (tiếng bậc tôn trưởng xưng hô với hậu bối): nhi tào 兒曹.

Chú bé nhà (tiếng xưng gọi người khác): tiểu hài tử gia 小孩子家.

TUỔI TÁC – CẤP BẬC

Tiếng tôn xưng người đàn ông lớn tuổi: lão trượng 老丈 (cụ già), lão tẩu 老叟 (cụ già), trượng nhân 丈人 (ông già).

Ông cụ: lão công công 老公公.

Ông nọ (phiếm chỉ - tiếng gọi đàn ông lớn tuổi): mỗ ông 某翁.

Bậc trên mình mà có tuổi gọi là: trưởng lão 長老.

Người già không con cháu để nương tựa: cô lão 孤老.

Anh (tiếng gọi đàn ông lớn tuổi hơn mình): huynh 兄.

Anh (tiếng gọi thân mật): hiền huynh 賢兄.

Anh (tiếng tôn xưng người nam cùng lứa): ca 哥.

Anh kết nghĩa, anh nuôi: nghĩa huynh 義兄.

Tiếng xưng hô của người nhiều tuổi (trưởng bối 長輩) đối với người ít tuổi (vãn bối 晚輩): hài nhi 孩兒.

Em (tiếng gọi thân mật): hiền đệ 賢弟.

Em (khiêm từ, người nữ tự xưng với những người ngang hàng):  muội 妹.

Con trai, đàn ông trong thân thích, cùng lứa mà nhỏ tuổi hơn mình gọi là: đệ 弟.

Tiếng tôn xưng người đàn ông đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình: lão bá 老伯.

Tiếng gọi người nhỏ tuổi: tiểu tử 小子.

Phiếm chỉ người tuổi nhỏ: đệ tử 弟子.

Bậc trưởng bối gọi người sinh sau là: nhi 兒.

Từ chỉ người vị thành niên: hài tử 孩子 

Tiếng tôn xưng người trên: các hạ 閣下. Ngày xưa, bậc dưới đối với bậc trên hoặc những người ngang vai kính xưng với nhau là: túc hạ 足下.

BẠN BÈ

Bạn cũ: cựu hữu 舊友, còn gọi là cựu giao 舊交.

Bạn bè cũ: cố cựu 故舊, còn gọi là cố giao 故交, cố tri 故知.

Bạn bè cùng chí hướng: chấp hữu 執友.

Bạn bè kết làm anh em: khế huynh đệ 契兄弟.

Tiếng tôn xưng để gọi anh em bạn: nhân huynh 仁兄.

Anh (tiếng kính xưng giữa các bạn hữu): huynh 兄.

Anh bạn nhân đức (tiếng kính xưng giữa các bạn hữu): nhân huynh 仁兄.

Anh (tiếng bạn bè tôn xưng với nhau): các hạ 閣下, huynh đài 兄臺.

Anh/bạn: các hạ 閣下,

Kẻ đàn em này (tiếng tự xưng khiêm tốn với bạn bè): ngu đệ 愚弟.

Em (tiếng dùng để gọi bạn bè nhỏ tuổi hơn mình): hiền đệ 賢弟.

Tiếng để gọi cha của bạn bè hoặc bạn đồng học: bá phụ 伯父.

Chị (tiếng kính xưng đối với vợ của bạn hoặc đối với phụ nữ nói chung):  tẩu 嫂.

Nhà chị (để gọi vợ bạn): tẩu phu nhân 嫂夫人.

TÔN GIÁO – TU HÀNH

Một đoàn thể đệ tử Phật gọi là: tăng-già 僧伽 (theo luật định bốn vị sư trở lên mới gọi là Tăng già).

Bậc tu hành theo Phật giáo có đạo hạnh lớn: cao tăng 高僧.

Nhà sư: nạp 衲.

Tiếng nhà sư già tự xưng: lão nạp 老衲.

Tiếng nhà sư nam tự xưng (khiêm từ): bần tăng 貧僧.

Tiếng đạo sĩ hoặc nhà sư nam tự xưng (khiêm từ): bần đạo 貧道.

Tiếng nữ đạo sĩ tự xưng: bần đạo 貧道.

Tiếng ni cô tự xưng (khiêm từ): bần ni 貧尼. 

Phụ nữ xuất gia tu hành: ni cô 尼姑, đạo cô 道姑.

Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ: pháp sư 法師, thiền sư 禪師.

Tiếng tôn xưng hòa thượng, cao tăng: đại sư 大師. Tiếng tôn xưng đạo sĩ: chân nhân 真人.

Tiếng hòa thượng, đạo sĩ tự xưng: đệ tử 弟子.

NHỮNG TỪ KHÁC

Bà con bên ngoại: nhân thân 姻親.

Bà con bên nội (cùng một họ): nội thân 內親.

Bậc học giả, nhà nghệ thuật có tài lớn: đại sư 大師.

Cha mẹ anh em vợ chồng nói chung: lục thân 六親. 

Chàng tuổi trẻ (mỹ xưng dành cho người nam): thiếu niên lang 少年郎.

Con em nhà lương thiện: lương gia tử đệ 良家子弟.

Con trai vua chư hầu, nối ngôi cha: thế tử 世子.

Cô phụ dâu: bạn nương 伴娘, còn gọi là nữ tân tướng 女儐相. 

Đầy tớ gọi chủ nhân là: đại gia 大家.

Đầy tớ: tư dưỡng 廝養.

Ngày xưa nô bộc gọi chủ là: gia trưởng 家長.

Ngày xưa, thiên tử đối với vua chư hầu cùng họ gọi là: bá phụ 伯父.

Người có học thức: sĩ phu 士夫 .

Người có học, học giả: nho sanh 儒生. 

Người đứng đầu trong nhà: gia trưởng 家長.

Người lớn trẻ nhỏ trong nhà (từ gọi chung): nhất gia lão tiểu 一家老小.

Người mang ơn xưng với người làm ơn: ân nhi 恩兒.

Người phụ rễ: 伴郎 bạn lang, còn gọi là nam tân tướng 男儐相.

Người thân cận trong nhà, thường chỉ người cùng dòng họ: nội nhân 內人. 

Người theo hầu hoặc thị giả gọi là: chấp dịch 執役.

Thiếp của thiên tử:  phu nhân 夫人.

Thiếu nữ nhỏ tuổi: diệu linh nữ lang 妙齡女郎.

Tiếng gọi cha của người đang trò chuyện với mình: lệnh tôn 令尊.

Tiếng gọi con nhà quý tộc: công tử 公子.

Tiếng gọi người khác với ý kính trọng (xã giao): tiên sinh 先生.

Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn: thi bá 詩伯 (nhà thơ lớn), họa bá 畫伯 (họa sĩ đại tài).

Tiếng gọi người thân gần: cận thân 近親.

Tiếng kính xưng của nô bộc đối với bà chủ: nương 娘.

Tiếng tôn xưng thế gia tử đệ trong văn chương cổ (tiểu thuyết, hí khúc): công tử 公子.

Tiếng tôn xưng đàn bà hoặc người đã có chồng: đại nương 大娘 (bà), di nương 姨娘 (dì). Tiếng tôn xưng hoàng hậu, quý phi và phụ nữ quí tộc: nương nương 娘娘 (lệnh bà).

Tiếng tôn xưng vua: bệ hạ 陛下.

Tiếng tự xưng của vị quan với vua: hạ thần 下臣.

Tiếng tự xưng đối với trưởng bối: học vãn 學晚 (kẻ học muộn này), vãn sinh 晚生 (kẻ sinh sau này).

Tiếng tự xưng khiêm nhường: bỉ phu 鄙夫,bỉ nhân 鄙人.

Tiếng xưng hô của cận thần hoặc hậu phi đối với hoàng đế: đại gia 大家.

Tiếng xưng hô của đầy tớ đối với chủ: lang 郎.

Tớ gái: nghĩa nô 義奴. 

Tớ trai: nghĩa bộc 義僕. 

Tôi (khiêm từ): tẩu 走. 

Tôi (khiêm từ): tiểu sinh 小 生, bỉ nhân 鄙人, bỉ phu 鄙夫. 

Tôi (người ở chức vị thấp tự xưng, về sau dùng làm tiếng tự xưng khiêm nhường): tại hạ 在下.

Tôi (tiếng người nữ tự xưng): tại hạ 在下, tiểu nữ 小女, bổn cô nương 本姑娘. Tôi (tiếng tự xưng của người nữ đã có chồng): bổn phu nhân 本夫人.  

Tôi (tiếng tự xưng của người nữ lớn tuổi): lão nương 老娘.

Tôi đây (tiếng tự xưng): tự gia 自家.

Tôi: mỗ 某, lão phu 老夫, bổn nhân 本人.

Từ phiếm chỉ người tuổi nhỏ: đệ tử 弟子.

Từ phiếm chỉ thê thiếp ngày xưa: nội nhân 內人. 

Văn nhân: sĩ phu 士夫 .

Vợ ông chủ: lão bản nương 老闆娘.

Vợ của chư hầu: phu nhân 夫人.

Vua chư hầu tự xưng (khiêm từ): cô quả 孤寡.
 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sưu#tâm