Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NỀN TẢNG TRIẾT HỌC



Ngày tháng biên soạn Suy tưởng được ghi là nhưng năm 170, thập niên cuối cùng của cuộc đời Marcus. Rõ ràng đây là một thời kì đen tối và căng thẳng đối với ông. Trong vòng mười năm tư năm 169 đến năm 179 ông đã phải đối phó với cuộc chiến liên miên trên biên giới, cuộc nổi loạn sớm thất bại của Cassius, và cái chết của người đồng nhiệm Verus, của Faustina - vợ ông, và nhưng người khác. Mặc dù khó mà đoán trước cái thế kỉ hỗn loạn sau khi ông chết, ông có lẽ đã ngờ rằng Commodus, con trai và người kế vị ông, không phải con người mà ông hi vọng. Chính trong nhưng hoàn cảnh như vậy, việc Marcus tìm an ủi trong triết học là điều tự nhiên. Nhưng để hiểu Marcus tìm kiếm điều gì tư nhưng nghiên cứu triết học của ông cần có định hướng nhất định. Để hiểu Suy tưởng trong bối cảnh của nó, chúng ta không chỉ cần làm quen với thuyết Khắc kỉ (Stoic) - hệ thống triết học là cơ sở của tác phẩm này - mà còn phải hiểu vai trò của triết học trong đời sống thời cổ đại nói chung.


Ngày nay triết học là một môn học hàn lâm, môn học mà không mấy ai ngoài nhưng nhà triết học chuyên nghiệp coi là trung tâm cuộc sống hằng ngày của họ. Mỗi chúng ta có thể nghĩ rằng bản thân chúng ta có một "triết lí sống", nhưng triết lí này chẳng mấy quan hệ với nhưng gì diễn ra trong các khoa triết của các trường đại học của chúng ta. Nhưng công trình triết học phân tích (analytic philosophy) của thế kỉ 20 thường có vẻ cách biệt với cái mà nhà triết học Mĩ Thomas Nagel gọi là nhưng "vấn đề cốt tử": nhưng vấn đề liên quan đến nhưng quyết định lựa chọn đạo đức, xây dựng một xã hội công bằng, phản ứng trước nhưng đau khổ và mất mát, và đi đến đương đầu với viễn cảnh của cái chết, phần lớn chúng ta có xu hướng coi nhưng vấn đề này thuộc địa hạt tôn giáo chứ không phải của triết học.


Đối với Marcus và nhưng người cùng thời với ông, tình hình khác hẳn. Triết học cổ đại chắc chắn có phương diện hàn lâm của nó. Athens và các thành phố lớn khác có nhưng chức vụ giáo sư triết được công khai tài trợ, và các nhà triết học chuyên nghiệp cũng giảng dạy, biện luận và viết như ngày nay. Nhưng triết học còn có một phương diện khác thực tế hơn. Nó không phải chỉ là chủ đề để viết và biện luận, mà còn là cái được người ta mong đợi cung cấp một bản "đồ án cho cuộc sống", một bộ quy tắc sống mà người ta sống theo nó.


Đây là một nhu cầu mà tôn giáo thời cổ có đặc quyền lễ nghi về giáo thuyết không đáp ứng, và nó ít cung cấp nhưng hướng dẫn về luân lí và đạo đức. Mà cũng không ai mong đợi nó làm điều đó. Đó là nhưng gì mà triết học phải làm.

Triết học theo nghĩa hiện nay là sáng tạo của một người: Socrates, nhà tư tưởng Athens thế kỉ thứ 5trCN. Nhưng điều chủ yếu trong thời đại Hellenistic (văn hóa cổ Hi Lạp) là chúng ta thấy nổi lên nhưng môn phái triết học truyền bá nhưng "hệ thống niềm tin" chặt chẽ mạch lạc, mà một cá nhân có thể chấp nhận toàn bộ, và được lập ra để giải thích vũ trụ trong tính toàn thể của nó. Trong các hệ thống Hellenistic này cái quan trọng nhất, đối với cả La Mã nói chung và Marcus nói riêng, là trường phái Khắc kỉ (Stoic). Phong trào này lấy tên tư chư stoa (cổng vòm, "porch" hay "portico") trong khu sầm uất của Athens, nơi người sáng lập của nó Zeno (332/3- 262 trCN) dạy học và giảng bài. Các triết thuyết của Zeno được nhưng người kế tục ông, Cleanthes (331-232 trCN) và Chrysippus (280-206 trCN) soạn lại và phát triển. Đặc biệt Chrysippus là nhà văn viết rất nhiều, chính ông là người đặt nền móng cho thuyết Khắc kỉ có hệ thống. Chủ nghĩa Khắc kỉ "hàn lâm" này là nguồn gốc của một số thuật ngư và khái niệm sẽ tái xuất hiện thường xuyên trong thời Trung cổ, và chúng ta cần phải làm quen với toàn bộ triết thuyết Khắc kỉ để có thể hiểu đúng quan điểm của Marcus.

Nếu quả thật thế giới trật tự ngăn nắp như thế, nếu logos kiểm soát mọi thứ, thì trật tự mà nó tạo ra có thể nhận thức được với mọi khía cạnh của nó. Giả định này không chỉ dẫn phái Khắc kỉ đến chỗ suy luận về bản chất của thế giới vật chất mà còn thúc đẩy họ đi tìm đặc trưng hợp lí của logos trong nhưng khu vực khác, đặc biệt trong logic hình thức và bản chất và cấu trúc của ngôn ngư (mối quan tâm của họ đến tư nguyên học được phản ánh ở nhiều tiểu mục trong Suy tưởng). Sự thôi thúc có hệ thống này còn tái xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nưa. Thư mục các tác phẩm của chính Chrysippus còn được nhà chép tiểu sử Diogenes Laertius ở cuối thế kỉ thứ 3 lưu lại quả là rất dài; nó bao gồm không chỉ nhưng luận thuyết triết học theo nghĩa hẹp, mà cả nhưng công trình như "về Cách Đọc Thơ", "Chống Việc Sửa Lại các Bức Tranh". Các nhà Khắc kỉ về sau còn tham gia vào lịch sử và nhân học, cũng như nhưng đề tài triết học thông thường hơn.

Tư tưởng Khắc kỉ được truyền bá không chỉ về mặt trí thức mà cả trên phương diện địa lí nưa. Phong trào này ra đời ở Athens. Trong một thế kỉ rưỡi sau cái chết của Chrysippus nó lan rộng đến các trung tâm khác, đặc biệt là đến thành La Mã (Rome). Người La Mã của thế kỉ 2 trCN đang ở giưa một quá trình chinh phục mà cuối thế kỉ ấy họ đã thật sự làm chủ khu vực Địa Trung Hải. Công cuộc chinh phục đi kèm với văn hóa. Nhìn lại sự Hi Lạp hóa (Hellenization) nhanh chóng của giới quý tộc La Mã tư nhưng năm 200 đến thời của ông, nhà thơ Horace có nhận xét nổi tiếng rằng "Người Hi Lạp bị chinh phục thật ra là người đi chinh phục".

Phần nào vì nhưng lí do lịch sử, chính cái chủ nghĩa Khắc kỉ đã được La Mã hóa này là cái có ảnh hưởng nhiều nhất đến các thế hệ sau. Thật ra việc áp dụng hình dung tư "khắc kỉ" cho một con người biểu lộ sức mạnh và lòng can đảm trong bất hạnh có lẽ thích hợp với hệ thống giá trị của quý tộc La Mã hơn là với các triết gia Hi Lạp.

Chủ nghĩa Khắc kỉ trong hình thức sau này của nó là một hệ thống truyền cảm hứng không chỉ tư các văn bản hay học thuyết, mà còn nhờ thông qua các cá nhân. Một trong nhưng môn đệ xuất sắc nhất của nó là Marcus Cato (thường được gọi là Cato trẻ để phân biệt với ông nội của ông là một gương mặt kiệt xuất của thế kỉ trước đó). Là một vị nguyên lão nổi tiếng chính trực, khi Julius Caesar tiến quân vào Rome năm 49 trCN, Cato đứng về phe Pompey - đối thủ của Caesar, trong việc bảo vệ tính hợp pháp của chính phủ. Khi Caesar chiến thắng, Cato không chịu sống dưới nền Cộng hòa mà đã tự tử sau trận Munda năm 46. Trong vòng một thế kỉ ông đã trở thành biểu tượng của tinh thần Khắc kỉ phản kháng bạo quyền. Dưới triều Nero tên tuổi của ông được nhà thơ Lucan làm cho bất tử, và được nguyên lão Thrasea Paetus ca ngợi tán dương trong một cuốn tiểu sử. Bản thân Thrasea cũng hi sinh thân mình khi chống lại Nero.

Con rể của Thrasea là Helvidius Priscus, đóng một vai trò tương tự - và cũng đi đến một kết cục tương tự - dưới thời Vespasian. Thrasea và Helvidius lần lượt là nhưng kiểu mẫu cho tầng lớp quý tộc thế kỉ thứ 2, như nhưng bậc thầy của Marcus: Rusticus, Maximus, và Severus. Bản thân Marcus đã dành nhưng lời ngợi ca họ (và Cato) trong Suy tưởng 1.14.

Cato, Thrasea, và Helvidius là nhưng người hành động, không phải nhưng nhà văn, và nhưng tính cách anh hùng của họ không tránh khỏi đem đến cho họ một phẩm chất dường như hai chiều. Một gương mặt phức tạp và thú vị hơn nhiều là người chú của nhà thơ Luca, Lucius Annaeus Seneca (khoảng năm 4 trCN-65 CN) thường được biết dưới tên Seneca Trẻ để phân biệt với người cha cũng kiệt xuất của ông. Khởi đầu là quân sư (councillor), thầy dạy cho ông vua trẻ Nero, cuối cùng ông đã bị buộc phải tự sát sau khi bị lôi kéo vào một âm mưu chống lại học trò cũ của mình. Cuộc sống của con người không phải luôn luôn nhất quán với nhưng lí tưởng của họ, và các nhà bình luận thấy khó lòng dưng hòa nhưng luận điểm triết học của Seneca với sự giàu có đến khó tin của ông và sự nịnh nọt vô sỉ của ông đối với Nero. Tuy nhiên tác phẩm của ông, (đặc biệt Những bức thư gửi Lucilius) vẫn còn lưu lại nhưng ấn tượng lôi cuốn và dễ tiếp cận của chủ nghĩa Khắc kỉ hậu kì. Vì được viết bằng tiếng Latin nên chúng cũng nằm trong số tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất đến các thế hệ sau. Nhưng không phải tất cả các nhà Khắc kỉ đều là nhưng vị nguyên lão giàu có. Còn có một loại kiểu mẫu Khắc kỉ khác; kẻ bên lề mà lối sống khổ hạnh của ông đã khiến ông được nhưng người đương thời giàu có hơn ngưỡng mộ và cho phép ông phê phán tính giả dối của xã hội thượng lưu bằng một thẩm quyền đích thực. Trước đó có một thí dụ về kiểu mẫu này là Gaius Musonius Rufus (khoảng 30-100) một thành viên của giới quan chức La Mã, cái gọi là đoàn kị sĩ (equites) bị cả Nero lẫn Vespasian trục xuất. Một thí dụ còn ấn tượng hơn là Epictetus, học trò của Musonius (khoảng 55-135) người đã thực hành triết lí này khi còn là một nô lệ và hiến dâng phần còn lại của cuộc đời mình cho nó sau khi được tự do. Dưới triều Domitian ông bị đày tới Nicopolis (ở phía bắc Greece), và sau khi bạo chúa này chết, ông được giư lại ở đó để dạy học và giảng cho các du khách thường vượt nhưng quãng đường dài đến để nghe. Trong số này có nhà sử học kiêm chính khách thuộc tầng lớp thượng lưu Arrian (khoảng 86-160), đã công bố một bản ghi chép dài về nhưng cuộc thảo luận của thầy, văn bản này thường được nhắc đến với cái tên Những bài giảng của Epictetus (chính là Những bài thuyết giảng hoặc tập ghi chép riêng về nhưng bài đó) (Discourses). Sau đó ông soạn một bản rút gọn, Encheiridion ("Cẩm nang" hay "Sổ tay").

Epictetus dường như là một gương mặt đặc biệt quan trọng đối với Marcus. Ông cảm ơn thầy dạy triết Rusticus đã giới thiệu cho ông Những bài giảng của Epictetus, và trong Quyển 2 của Suy tưởng có cả loạt nhưng câu hích và nhưng đoạn văn trích tư triết gia này. Và bản rút gọn (Encheiridion) của Arrian cho ta một bản tương đương gần sát nhất với bản Suy tưởng, không chỉ về nội dung mà cả về hình thức: một loạt nhưng mục (entry) tương đối ngắn và không có liên quan với nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#triethoc