Chương 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THUYẾT KHẮC KỈ VÀ CUỐN SUY TƯỞNG

Thuyết Khắc kỉ về sau của Epictetus là phiên bản đã tách một cách triệt để ra khỏi "tiền thân" Hi Lạp (sic) (Hellenistic) của nó, một triết thuyết "đã học hỏi nhiều tư nhưng đối thủ của nó và hầu như đã quên đi nhiều bộ phận của chính nó". Có thể thấy trong Suy tưởng cả hai khuynh hướng này, thu hẹp lĩnh vực và vay mượn chiết trung tư các nguồn ngoài-Khắc kỉ. Chrysippus và nhưng người theo ông đã phân tri thức ra ba khu vực: logic học, vật lí học và đạo đức học, lần lượt ứng với bản chất của tri thức, cấu trúc của thế giới và vai trò thích đáng của con người trong thế giới ấy. Marcus ít nhất có nhắc sơ đến việc chia ba này trong một mục (8.13), nhưng rõ ràng trong các chương khác và trong cả quyển Suy tưởng, logic và vật lí không nằm trong trọng tâm của ông. Trong số nhưng điều ông tạ ơn Thượng Đế, có việc ông không bao giờ "bị thu hút vào logic hay bận tâm với vật lí" (1.17). Thỉnh thoảng cũng có nhưng mục chứng tỏ có nhận thức về tư duy Khắc kỉ liên quan đến ngôn ngư (trò chơi chư theo tư nguyên ở 8.57 có lẽ là ví dụ rõ nhất), nhưng chúng là ngoại lệ, không phải quy tắc.

Trong nhiều trường hợp ta thấy Marcus yếu về logic - cái logic của một nhà hùng biện, không phải của triết gia; hiếm khi thấy chuỗi lập luận như thế trong Suy tưởng 4.4. Quan tâm của ông đến bản chất của thế giới vật lí giới hạn trong sự tương ứng của nó với nhưng vấn đề nhân sinh, về một trong nhưng học thuyết vật lí cơ bản của phái Khắc kỉ, khái niệm về "ekpyrosis" (tai họa lớn xảy ra theo chu kì, chấm dứt một chu kì của vũ trụ), Marcus giư lập trường bất khả tri (agnostic) mặc dù ông không phải là người đơn độc trong lập trường ấy. Theo ông, chính đạo đức mới là nền tảng của hệ thống: "chính vì bạn đã tư bỏ hi vọng trở thành một nhà tư tưởng hay nhà khoa học lớn, bạn đưng nên tư bỏ vươn tới tự do, đạt đến khiêm nhường, phục vụ người khác..." (7.67).

Nhưng câu mà Marcus cố gắng trả lời chủ yếu là nhưng câu hỏi siêu hình học và đạo đức học: tại sao chúng ta có mặt trên đời này? Chúng ta nên sống cuộc đời chúng ta như thế nào? Làm sạo chúng ta có thể chắc chắn rằng nhưng gì chúng ta đã làm là đúng? Làm sao cho chúng ta thoát khỏi nhưng căng thẳng và áp lực của cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể đương đầu với khổ đau và bất hạnh như thế nào? Làm sao sống được với cái ý niệm rằng một ngày kia chúng ta không còn nưa?

Cố gắng tóm tắt nhưng câu trả lời của Marcus vưa là vô nghĩa vưa xấc xược; ảnh hưởng của Suy tưởng lên các bạn đọc sau này phần nào đến tư việc ông trả lời nhưng câu hỏi này một cách trong sáng và kiên định. Tuy nhiên cũng đáng chú ý tới một mẫu mực tư duy vốn là trung tâm triết lí của Suy tưởng (cũng như với Epictetus) và đã được Pierre Hadot nhận ra và trình bày chi tiết. Đó là thuyết về ba kỉ luật: kỉ luật của nhận thức, của hành động và của ý chí.

Kỉ luật của nhận thức đòi hỏi rằng chúng ta phải duy trì tính khách quan tuyệt đối của tư tưởng, rằng chúng ta hãy bình thản thấy sự vật đúng như nó là. Để hiểu đúng điểm này cần có một giải thích ngắn về nhận thức luận của thuyết Khắc kỉ. Chúng ta đã thấy rằng, đối với phái Khắc kỉ trật tự vũ trụ được biểu hiện bằng logos. Logos này ngấm vào ta và được hegemonikon (nghĩa đen: 'cái chỉ dẫn') của chúng ta hút lấy, nó là phần thông minh trong ý thức của chúng ta. Trong một bối cảnh khác nó có thể gần giống với "ý chí" hay "tính cách", và nó thực hiện nhiều chức năng (sic) mà người nói tiếng Anh quy cho bộ óc hoặc trái lim. Một trong nhưng chức năng chủ yếu của nó là xử lí và đánh giá dư liệu nhận được tư các giác quan của chúng ta. Trong tưng khoảnh khắc các đối tượng và các sự kiện trong thế giới xung quanh ta dồn dập trút lên chúng ta nhưng ấn tượng. Khi làm thế chúng đã tạo ra một ảo tưởng, một ấn tượng tâm lí. Tư đây trí tuệ sinh ra một tri giác (hypolepsis), có thể so với một bức ảnh in ra tư một phim âm bản. Bức ảnh in này sẽ lí tưởng nhất nếu chính xác và trung thành với bản gốc. Nhưng nó có thể không thế. Nó có thể bị mờ, hoặc có thể có nhưng cái bóng làm cho hình ảnh gốc nhòe đi, tối đi.

Cái chính trong nhưng [ấn tượng] này là nhưng phán xét không thỏa đáng về giá trị: cho các sự vật là "tốt" hoặc "xấu" trong khi trên thực tế các sự vật ấy không tốt hoặc không xấu. Chẳng hạn ấn tượng của tôi rằng cái nhà của tôi vưa mới bị cháy đơn giản là thế này (sic) - một ấn tượng hoặc thông tin mà các giác quan chuyển tới tôi về một sự kiện xảy ra ở thế giới bên ngoài. Trái lại, việc tôi nhận biết về ngôi nhà tôi vưa bị cháy, trong đó tôi cảm thấy một nỗi đau lòng khủng khiếp không chỉ có trong một ấn tượng, mà còn cả trong cách hiểu mà năng lực tri giác của tôi áp lên ấn tượng ban đầu ấy. Nó không hề là cách hiểu duy nhất có thể, và tôi không buộc phải chấp nhận nó. Tôi có thể khá hơn nhiều nếu tôi tư chối làm thế. Nói cách khác, không phải các đối tượng và sự kiện mà chính các cách hiểu mà chúng ta áp đặt lên chúng mới là vấn đề. Vậy bổn phận của chúng ta là kiểm soát gắt gao năng lực tri giác của chúng ta, để bảo vệ trí óc của chúng ta khỏi sai lầm.

Kỉ luật thứ hai, kỉ luật hành động, liên quan đến nhưng mối quan hệ của chúng ta với nhưng người khác. Con người, đối với Marcus cũng như với phái Khắc kỉ nói chung, là nhưng con vật xã hội, điểm này ông thường nhắc đến (ví dụ 5.16, 8.59, 9.1). Tất cả mọi người không chỉ có chung logos, mà còn có chung năng lực sử dụng nó (đó là điều làm cho chúng ta thành con người và phân biệt chúng ta với nhưng con vật). Nhưng có lẽ sẽ chính xác hơn nếu nói rằng chúng ta là nhưng kẻ tham gia vào logos, cái logos không phải chỉ là một thực thể mà còn là một quá trình. Bản thân Marcus đã hơn một lần so sánh thế giới được điều hành bằng logos với một thành phố trong đó tất cả mọi người là nhưng công dân, với tất cả nhưng bổn phận gắn liền với tư cách công dân ấy. Vì con người chúng ta là bộ phận của tự nhiên, và bổn phận của chúng ta là thích nghi với nhưng yêu cầu đòi hỏi của nó - "sống như tự nhiên đòi hỏi" như Marcus thường nói. Để làm điều này chúng ta phải sử dụng đúng cái logos được phân cho chúng ta, và thực hiện tốt nhất nhưng chức năng nhiệm vụ mà chúng ta được giao phó trong bình diện chủ đạo của logos vũ trụ rộng lớn, mà logos của chúng ta là bộ phận. Điều này đòi hỏi không chỉ sự ưng thuận thụ động với nhưng gì đã xảy ra, mà còn phải tích cực hợp tác với thế giới, với số phận, và trên hết với nhưng người khác. Marcus nói với chúng ta hết lần này đến lần khác rằng chúng ta sinh ra đời không phải cho bản thân chúng ta mà cho nhưng người khác, và bản chất của chúng ta về cơ bản là không ích kỉ. Trong nhưng mối quan hệ với nhưng người khác, chúng ta phải làm việc vì điều tốt đẹp chung cho tập thể, và phải đối xử với tưng cá nhân một cách công bằng và tử tế.

Marcus không bao giờ xác định rõ ông muốn nói gì với chư công bằng (justice) và điều quan trọng là phải nhận ra thuật ngư ấy ngụ ý điều gì và không ngụ ý điều gì. Tất cả mọi người có một logos chung, và tất cả có nhưng vai đế đóng trong bản thiết kế vĩ đại tức là thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tất cả là ngang bằng nhau (equal) và các vai trò được giao cho họ có thể đổi lẫn cho nhau. Marcus, cũng như phần lớn người cùng thời với ông, coi xã hội loài người có tôn ti trật tự là điều đương nhiên, và điều này được chứng minh bằng nhưng hình ảnh mà ông dùng để mô tả nó. Xã hội loài người là một cơ thể duy nhất, giống như thân thể một con người hoặc một cái cây. Nhưng thân cây không thể lẫn với lá, hay bàn tay bàn chân không thể lẫn với đầu. Bổn phận chúng ta phải hành động đúng không có nghĩa là chúng ta phải đối xử với người khác như ngang bằng với chúng ta; nó chỉ có nghĩa là chúng ta phải đối xử với người khác như họ xứng đáng được vậy. Và sự xứng đáng của họ được xác định một phần bởi vị trí của họ trong hệ thống tôn ti trật tự. Thuyết Khắc kỉ nhấn mạnh tính trật tự của vũ trụ hàm ý một trật tự và hài hòa tương ứng trong các bộ phận của nó, và sức quyến rũ của thuyết này đối với giai cấp thượng lưu La Mã có lẽ một phần là ở chỗ nó không buộc nhưng người tin theo nó đặt nhưng câu hỏi khó về tổ chức của xã hội mà họ đang sống.

Kỉ luật thứ ba, kỉ luật của ý chí, theo một nghĩa nào đó là đối ứng với kỉ luật thứ hai, kỉ luật của hành động. Kỉ luật của hành động thì chi phối quan điểm của chúng ta về nhưng sự vật trong tầm kiểm soát của chúng ta [sic], nhưng việc chúng ta làm; kỉ luật của ý chí thì chi phối thái độ của chúng ta đối với nhưng sự vật không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta [sic], nhưng sự vật mà thiên nhiên hay nhưng người khác làm, tác động đến chúng ta. Chúng ta kiểm soát nhưng hành động của chúng ta, và chịu trách nhiệm về nhưng hành động ấy. Và nếu chúng ta hành động sai, thì sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến bản thân chúng ta (cần nhấn mạnh thế này: mặc dù không tổn hại cho người khác, hoặc cho logos). Trái lại, nhưng sự vật nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta thì không có khả năng làm tổn hại chúng ta. Nhưng hành động sai trái do con người là tác nhân (tra tấn, trộm cắp hay các tội ác khác) làm tổn hại tác nhân, không tổn hại nạn nhân. Nhưng hành động của thiên nhiên như hỏa hoạn, bệnh tật hoặc chết chỉ có thể làm hại chúng ta nếu chúng ta nhìn chúng như có hại. Khi nhìn như thế chúng ta nghi vấn lòng bao dung và độ lượng của logos, và như thế, làm giảm uy thế của logos của chính chúng ta.

Tất nhiên, chúng ta không được làm thế. Ngược lại chúng ta phải nhìn sự vật như chúng là (ở đây kỉ luật của nhận thức là thích đáng) và chấp nhận chúng, bằng cách thi hành kỉ luật của ý chí, hoặc như Epictetus gọi là "nghệ thuật quy thuận" - trong một câu mà Marcus trích dẫn. Vì nếu chúng ta nhận thức rằng tất cả mọi sự vật đều đã được tiên liệu bởi logos và tạo thành một bộ phận của dự án của nó, rằng dự án đó luôn luôn là tốt (như nó phải thế), thì suy ra chúng ta phải chấp nhận bất kể cái gì mà số phận dành cho chúng ta, dù nó có vẻ khó chịu đến thế nào, tin rằng, theo như lời Alexander Pope "Dù là gì, cũng là tốt". Nó ngụ ý tất cả nhưng trở ngại và bất hạnh, đặc biệt là cái chết - cái mà chúng ta không thể tránh được, do đó nó không làm hại chúng ta, và bởi thế chúng ta phải chấp nhận như lẽ tự nhiên và đúng đắn.

Cả ba [kỉ luật này] gộp lại thành một cách tiếp cận toàn diện đối với đời sống, và trong nhiều cách kết hợp và trình bày lại khác nhau, chúng tạo thành cơ sở cho một số lớn mục trong Suy tưởng. Chúng ta sẽ thấy chúng được trình bày rõ ràng sáng sủa trong Suy tưởng 7.54:

mọi chỗ, trong tưng trường hợp, bạn có thể lựa chọn:

- Chấp nhận sự kiện một cách khiêm nhường [ý chí];

- Đối xử với người này như y đáng được đối xử [hành động];

- Tiếp cận ý tưởng này một cách thận trọng, không để điều gì bất hợp lí lọt vào [nhận thức].

Chúng ta thấy bộ ba này được sắp xếp lại và diễn đạt lại trong Suy tưởng 9.6: "Phán xét khách quan... hành động không vị kỉ.... sẵn lòng chấp nhận... mọi sự kiện bên ngoài".

Và chúng ta thấy trong Suy tưởng 8.7 chúng ẩn dưới một hình thức tế vi hơn:

... Tiến bộ đối với một trí óc hợp lí không có nghĩa là chấp nhận cái sai hay điều không chắc chắn trong nhưng nhận thức của nó, biến nhưng hành động không vị kỉ thành mục đích duy nhất của nó, chỉ tìm kiếm và lảng tránh nhưng sự vật mà nó đã kiểm soát được, nắm lấy nhưng gì giới tự nhiên đòi hỏi nó, - giới tự nhiên mà nó là một bộ phận - như thể chiếc lá là bộ phận của cây làm nhưng gì cái cây đòi hỏi ở nó.

Có thể nêu nhiều mục khác làm thí dụ. Bộ ba này được nhắc lại quá nhiều gợi cho ta nghĩ rằng chúng nằm ở tâm điểm suy nghĩ của Marcus, và dự án của ông trong Suy tưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#triethoc