Chương 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHỮNG ẢNH HƯỞNG KHÁC

Marcus Aurelius thường được nhắc đến như tinh hoa của tinh thần Khắc kỉ. Tuy nhiên lần nhắc công khai duy nhất trong Suy tưởng (5.10) chủ nghĩa Khắc kỉ được diễn tả bằng nhưng thuật ngư xa lạ, như thể nó chỉ là một trong nhiều trường phái khác. Sự thiếu vắng nhưng gương mặt lớn trong Chủ nghĩa Khắc kỉ sơ kì lộ quá rõ. Cả Zeno lẫn Cleanthes đều không được nhắc đến trong Suy tưởng, và Chrysippus chỉ được nhắc hai lần - một lần được trích dẫn coi như một so sánh súc tích (6.42), và cùng với Socrates và Epictetus, được đưa vào danh sách nhưng triết gia quá cố (7.19). Nói thế không phải để phủ nhận rằng về thực chất Khắc kỉ là căn bản tư tưởng của Marcus, hay nhưng nhà tư tưởng Khắc kỉ hậu kì có ảnh hưởng sâu đậm đến ông (rõ nhất là Epictetus). Nếu có thể đồng nhất ông với một trường phái nào, thì chắc chắn đó là trường phái mà ông đã chọn lựa. Nhưng tôi ngờ rằng nếu hỏi ông nghiên cứu gì, thì câu trả lời của ông chắc không phải là "Chủ nghĩa Khắc kỉ" mà sẽ đơn giản là "Triết học".

Chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên. Thời đế quốc [La Mã] triết học đã có xu hướng phát triển rộng rãi toàn thế giới. Nhưng môn đồ của hầu hết các trường phái lớn - Platonist (phái Plato), Tiêu dao (Peripatetic, phái Aristotle), Khuyển nho (Cynics), và Khắc kỉ (Stoics), thích tập trung vào nhưng điểm chung giưa họ hơn là nhưng cái chia rẽ họ. Không phải tất cả các nhân vật mà Marcus tin rằng có ảnh hưởng lên quá trình trưởng thành về mặt triết học của ông đều thuộc phái Khắc kỉ. Chẳng hạn, Severus, thuộc Peripatetic, phái Aristotle. Mặc dù các tác giả như Seneca và Epictetus chấp nhận nhưng tiền đề cơ bản của hệ thống do Zeno và Chrysippus sáng tạo ra, họ sẵn lòng mượn nhưng cách ngôn, giai thoại, nhưng chiến lược tranh cãi tư các nguồn ngoài Khắc kỉ. Suy tưởng cũng theo một đường lối tương tự. Dù được xây dựng trên nền tảng Khắc kỉ, nó cũng tham chiếu và trích dẫn một số lớn nhân vật, gồm cả nhưng bậc tiền khu của Chủ nghĩa Khắc kỉ lẫn nhưng đại diện của các trường phái đối thủ.

Về các bậc tiền khu mà Marcus viện đến, quan trọng nhất chắc chắn là Socrates, nhà tư tưởng Athens vĩ đại, người đã giúp chuyển hướng triết học tư một mối bận tâm về thế giới vật chất đến tập trung vào vai trò của con người trong xã hội và bản chất của nền đạo đức nhân loại. Bản thân Socrates không viết gì. Nhưng bài giảng của ông được chuyển (và phần lớn được soạn lại) trong nhưng cuộc đối thoại triết học của Plato, người học trò của ông. Marcus trích dẫn Plato rất nhiều lần (đặc biệt trong Quyển 7), và cũng có thể nhận ra các yếu tố thuộc triết học Plato và Socrates ở nhiều nơi khác nưa. Một ví dụ được gọi là nghịch lí Socrates, khẳng định rằng không ai cố ý làm nhưng điều sai trái, và rằng nếu con người có thể nhận ra điều gì là đúng thì họ nhất định sẽ làm. "Họ như thế này", Marcus nói về nhưng người khác, "là bởi vì họ không thể phân biệt tốt xấu" (2.1), và ông nhắc lại lời khẳng định này ở nhưng chỗ khác.

Tính cách của Socrates cũng quan trọng như triết học của ông. Sức chịu đựng thần kì và sự hi sinh của ông biến ông thành một kiểu mẫu lí tưởng của triết gia Khắc kỉ - hay bất kì triết gia nào. Việc ông tư chối thoả hiệp nhưng niềm tin triết học của mình đưa ông đến hi sinh cao cả nhất khi ông bị đưa ra tòa xử vào tuổi 70 bằng cách vu cho ông tội báng bổ. Tính chính trực mà ông thể hiện trước tòa, và thái độ ứng xử của ông trong nhưng ngày trước cuộc hành hình khiến ta dễ dàng hình dung ông như một bậc tiên liệt của Chủ nghĩa Khắc kỉ thế kỉ thứ 1, giống như Thrasea Paetus hoặc Helvidius Priscus, và chính là dưới ánh sáng này Marcus đã gợi nhớ đến ông trong Suy tưởng.

Trong số các bậc tiền bối của Socratesz (tên gọi nhưng nhà tư tưởng tiền-Socrates) quan trọng nhất đối với cả Marcus lẫn các nhà Khắc kỉ nói chung là Hecralitus, gương mặt huyền thoại ở Ephesus (Thổ Nhĩ Kì ngày nay), nhưng câu nói như công án thiền của ông đã thành cách ngôn vì chúng vưa thâm thúy vưa bí hiểm. Hệ thống triết học của Hecralitus coi logos có vai trò trung tâm và coi lửa là nguyên tố ban đầu của vạn vật. Cả hai yếu tố này, logos và lửa, gắn bó một cách tự nhiên với phái Khắc kỉ và chắc đã ảnh hưởng đến họ. Hecralitus được nhắc đến trong một số mục của Suy tưởng (4.46, 6.47) nhưng các học thuyết của ông có thể tìm thấy trong nhiều mục khác. Hơn nưa, lối nói súc tích và trào phúng của ông đi trước thể loại cách ngôn bí hiểm mà chúng ta thấy trong một số mục.

Cách trả thù hay nhất là đưng để giống như thế (6.6), Thẳng, chứ không phải bị nắn thẳng (7.12).

Vũ khí của tay đấu kiếm có thể được nhặt lên rồi lại đặt xuống. Vũ khí của tay đấu quyền dính liền với hắn. (12.9)

Chính tư Hecralitus Marcus đã rút ra một chủ đề đáng nhớ nhất của ông, chủ đề về dòng chảy luôn biến đổi vô thường của thời gian và vật chất trong đó chúng ta vận động. " Chúng ta không thể bước hai lần vào cùng một dòng sông" Hecralitus nói thế, và chúng ta thấy Marcus mở rộng ra "Thời gian là dòng sông, là dòng chảy mãnh liệt của các sự kiện, ta nhác thấy nó một lần thì nó đã trôi tuột khoi chúng ta, và một dòng khác chảy đến rồi chảy đi" (4.43, và so với 2.17, 6.15).

Mặc dù trong số các triết gia tiền-Socrates Heraclitus rõ ràng là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến Marcus, nhưng nhiều nhà tư tưởng khác cũng để lại dấu ấn. Marcus hai lần mượn hình ảnh của nhà thơ Empedocles về linh hồn kín đáo như một quả cầu hoàn hảo (8.41,12.3), và có lần ông ám chỉ nhưng học thuyết thần bí của phái Pythagoras (11.27). Ông dành nhiều mục khảo sát nhưng hàm ý của nhưng câu nói được gán cho Democritus, một trong nhưng người phát minh ra thuyết nguyên tử. Nhưng câu này về sau có lẽ đã gợi hứng cho nhà triết học Hi Lạp Epicurus.

Cả Heraclitus lẫn Socrates đều không lập ra trường phái. Thành tựu ấy dành cho Plato, rồi đến học trò của Plato là Aristotle, người tách ra khỏi thầy của mình để lập ra trào lưu Tiêu dao. Marcus không bao giờ nhắc đến Aristotle, mặc dù ông có trích dẫn với vẻ đồng tình người kế tục Arisotle là Theophrastus (2.10). Có lẽ quan trọng hơn là một trào lưu ở thế kỉ thứ 4 trCN: Khuyển nho (Cynicism).

Phái Khuyển nho, trong đó người đầu tiên và lưng danh nhất là ông Diogenes nóng tính của thành Sinope, liên kết với nhau không chỉ bởi học thuyết, mà chính bởi một thái độ chung, đó là Sự khinh bỉ của họ đối với nhưng thiết chế xã hội, và khao khát một cuộc sống hài hòa hơn với thiên nhiên. Bản thân Diogenes gợi lên hình ảnh một triết gia nghèo nàn khổ hạnh (triếtgia- không-quần-áo mà Marcus nói đến trong Suy tưởng 4.30 có lẽ chính là một nhà Khuyển nho). Lời tuyên bố nổi tiếng của ông tự nhận là "công dân của thế giới" chắc chắn là có trước, nếu không phải là thật sự ảnh hưởng đến quan niệm Khuyển nho về thế giới như một thành bang (city-state). Trong nhiều đoạn văn, Marcus nhắc đến Diogenes, cũng như đến học trò của ông là Monimus (2.15), và gợi đến một nhà Khuyển nho khác, Crates (Suy tưởng 6.13,) trong một giai thoại mà đến nay vẫn chưa rõ ý nghĩa.

Mối quan hệ của Marcus với phái Epicurus, đối thủ chính của phái Khuyển nho trong các hệ thống triết học Hi Lạp, còn sóng gió hơn. Các đệ tử của Epicurus (341-270 trCN) tin vào một vũ trụ hoàn toàn khác với vũ trụ mà Zeno và Chrysippus khẳng định. Thế giới Khuyển nho được xếp vào cấp độ thứ n, vũ trụ của Epicurus là ngẫu nhiên, sản phẩm của sự liên kết may rủi của hàng tỉ nguyên tử. Nói về Thượng Đế trong một thế giới như thế rõ ràng là vô nghĩa, và trong khi thưa nhận sự tồn tại của các thần, ông phủ nhận họ quan tâm đến cuộc sống của con người. Là nhưng con người, vai trò của chúng ta chỉ là sống cho tốt đẹp cuộc sống mà ta có, hưởng nhiều nhất nhưng vui thú dành sẵn cho chúng ta, và tự ngăn cách mình càng xa càng tốt khỏi nhưng khổ đau và lo lắng. Nhất là, chúng ta đưng lo lắng gì về cái chết, nó chẳng qua chỉ là sự phân rã nhưng nguyên tử hợp thành chúng ta. Quá trình này không chỉ là không tránh khỏi, mà còn vô hại, đơn giản là vì sau cái chết, chẳng còn "chúng ta" để chịu cái hại ấy.

Mặc dù môn phái này liệt một số không ít người La Mã kiệt xuất vào trong số nhưng môn đồ của nó, nó chưa bao giờ đạt đến thành công của phái Khắc kỉ, và bị nhưng người ngoài cuộc nhìn với sự coi thường. Lối sống ẩn dật mà nhưng người theo phái Epicurus tán thành rõ ràng khó hòa hợp với một cuộc sống tích cực về mặt xã hội - một giá trị La Mã quan trọng - và việc phái Epicurus đánh đồng điều thiện với khoái lạc nhất định khiến nhưng người bảo thủ La Mã cau mày. "Ăn, uống và vui vẻ" bị số đông gán cho là khẩu hiệu của phái Epicurus, mặc dù bản thân Epicurus đã hết sức dứt khoát đồng hóa khoái lạc với sự thưởng ngoạn đầy chất trí tuệ hơn là sự thích thú thô tục với thức ăn và sắc dục. Tuy nhiên, dù chỉ là quan điểm của thiểu số, chủ nghĩa Epicurus là đối thủ mạnh duy nhất của Chủ nghĩa Khắc kỉ trong việc đưa ra một vũ trụ quan có hệ thống, như Marcus thưa nhận trong một số dịp bằng cách phân biệt cứng nhắc "Thượng Đế hay Nguyên tử" (4.3,10.6,11.18,12.14).

Dường như Marcus thường nhìn chủ nghĩa Epicurus với con mắt chê trách (như chúng ta có thể nghĩ thế). Trong Suy tưởng 6.10 ông đối chiếu vũ trụ của Epicurus, được đặt trên sự "hỗn hợp, tương tác, phân tán" với nhưng thành phần của hệ thống Khắc kỉ: "thống nhất, trật tự, dự án" rõ ràng là thiên về cái sau.

Ông viết trong một mục: chúng ta có nên hổ thẹn vì sợ chết không, "ngay cả" khi phái Epicurus cao ngạo coi khinh nó? (12.34). Nhưng nhiều mục khác cho thấy một thái độ ít gay gắt hơn. Marcus trích dẫn với một vẻ đồng tình rõ ràng một đoạn Epicurus kể lại hành vi mẫu mực của ông trong một trận ốm (9.41) và hai lần đi tìm an ủi trong nhưng nhận xét của nhà triết học về việc chịu đựng nỗi đau (7.33, 7.64). Giống như nhưng nhà Khắc kỉ sau này (mà Seneca là thí dụ điển hình), ông sẵn lòng chấp nhận sự thật bất cứ khi nào thấy nó.

Cho đến lúc này chúng ta mới chỉ quan tâm đến nội dung của Suy tưởng: học thuyết đạo đức của Chủ nghĩa Khắc kỉ hậu kì, kết hợp với một số tài liệu về Plato và Heraclitus, và đôi lúc tham chiếu các trường phái và các nhà tư tưởng khác. Thế còn bản thân cuốn Suy tưởng thì sao? Vì sao nó được viết ra và đã được viết như thế nào? Bạn đọc của nó là ai? Nó thuộc loại sách gì? Để tìm câu trả lời cho nhưng câu hỏi này chúng ta phải tư nội dung cuốn sách quay sang với hình thức và nhưng nguồn gốc của nó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#triethoc