Luật QUỐC TẾ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    TÀI LIỆU ÔN THI MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ ( sưu tầm )

CHƯƠNG I

1. Luật quốc tế là gì (SQK)

·là hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật,

·được các quốc gia và chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế

·xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng

·nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của LQT với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia)

·và khi cần thiết, được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của LQT thi hành

·và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.

Luật quốc tế là :

- 1 hệ thống pháp luật độc lập.
- Bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế (QPPLQT).
- Do chính các chủ thể của Luật quốc tế **thỏa thuận** xây dựng nên -> Bản chất của LQT là sự dung hòa về ý chí của các chủ thể.
- Nhằm điều chỉnh các quan hệ về nhiều mặt (trong đó *chủ yếu điều chỉnh* các quan hệ về mặt chính trị).
- Trong trường hợp cần thiết LQT được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể, hoặc cưỡng chế tập thể hoặc bằng sức mạnh đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Câu hỏi nhận định:

1.Luật quốc tế là 1 ngành luật độc lập? S.

2.Luật quốc tế không có các cơ quan lập pháp? Đ.

3.Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc là cơ quan cưỡng chế của luật quốc tế? S.

2. Các đặc trưng của Luật quốc tế

2.1. Đối tượng điều chỉnh:

Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ về nhiều mặt, chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về mặt chính trị (liên quốc gia) phát sinh giữa các chủ thể của Luật quốc tế (trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia với nhau).

Trong quan hệ quốc tế, việc xác lập các quan hệ về mặt chính trị chính là cơ sở nền tảng để giúp các chủ thể thiết lập các mối quan hệ còn lại. Ví dụ: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đầu tiên phải bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ rồi mới có hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
Câu hỏi nhận định:
·Mọi quan hệ quốc tế (có yếu tố nước ngoài) đều là đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế? => S. Mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chịu sự đều chỉnh của luật trong nước, chỉ có quan hệ mà chủ thể tham gia là các quốc gia mới là đối tượng điều chỉnh của LQT. => Chỉ có mối quan hệ quốc tế nào phát sinh giữa các chủ thể quốc tế với nhau mới là đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế.
·Liên quan tư pháp quốc tế: LQT bao gồm công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế?. => LQT là công pháp quốc tế nhưng không bao gồm tư pháp quốc tế. Tư pháp quốc tế điều chỉnh mối\ quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đối tượng điều chỉnh là cá nhân, pháp nhân có yếu tố nước ngoài. Tư pháp quốc tế là 1 ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam. Trong khí LQT là một hệ thống pháp luật bao gồm nhiều ngành luật.
Ghi chú: Thuật ngữ "Công pháp quốc tế" và "Luật quốc tế" là một, gọi công pháp quốc tế là để phân biệt với tư pháp quốc tế.
2.2. Chủ thể của LQT:
·Luật quốc gia: chủ thể gồm cá nhân, pháp nhân, nhà nước. Chủ thể chủ yếu là : cá nhân, pháp nhân. Nhà nước là chủ thể đặc biệt cơ bản.
·Luật quốc tế: trên bình diện quốc tế, các quốc gia không những là những chủ thể cơ bản mà còn chủ yếu. Ngoài ra các tổ chức quốc tế liên chính phủ (chủ thể hạn chế, phái sinh), các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (quyền tự quyết) là chủ thể đặc biệt.
2.2.1. Quốc gia:
Theo quy định tại điều 1 của công ước Montenvideo 1993 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia thì quốc gia bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
1.Phải có cộng động dân cư ổn định. Ví dụ VN có đường biên giới tiếp bộ với Lào, Trung Quốc, Combodia, có biên giới tiếp biển với ....
2.Phải có lãnh thổ xác định.
3.Phải có chính chủ. -> phải có 1 bộ máy nhà nước để duy trì quyền lực, thực hiện khả năng đối nội, đối ngoại của quốc gia đó.
4.Phải có khả năng thiết lập quan hệ quốc tế (quan hệ với các quốc gia và các chủ thể khác của LQT) => có quyền tham gia trong quan hệ quốc tế bằng quyền tự quyết, độc lập của quốc gia đó, không phụ thuộc vào các thực thể hữu quan xung quanh.
Câu hỏi nhận định:
1.Câu hỏi: Hãy phân tích các yếu tố cấu thành 1 quốc gia? => phân tích 4 yếu tố trên.
2.Đài loan, Vatican là 1 quốc gia, là chủ thể cơ bản và chủ yếu? => Đúng, Đài Loan đáp ứng 4 yếu tố cấu thành 1 quốc gia về mặt lý luận. Mở rộng thêm thực tiễn, hầu hết các quốc gia trên thế giới không công nhận Đài Loan là 1 quốc gia mà chỉ coi Đài Loan là 1 nền kinh tế độc lập của Trung Quốc. => Nhìn về mặt lý luận để trả lời, nếu hội tụ 4 yếu tố trên thì được coi là 1 quốc gia đúng nghĩa. Thực tiễn có thể bổ sung thêm lý luận.
3.Về mặt lý luận thì Vatican không đủ yếu tố liên quan đến dân cư, đại bộ phận dân cư không mang quốc tịch Vatican nhưng thực tế hầu hết các quốc gia trên thế giới xem Vatican như là 1 quốc gia.
4.Dân cư của một quốc gia chỉ gồm những người mang quốc tịch của Quốc gia đó? -> S, hiểu theo nghĩa rộng: không chỉ là công dân là quốc gia sở tại, mà còn người nước ngoài (1 quốc tịch nước ngoài sống ở quốc gia đó, người nhiều quốc tịch, người không quốc tịch). Dân cư     

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro