Untitled Part 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    của một quốc gia là tổng thể những người dân cư sống ổn đỉnh lâu dài trong phạm vi lãnh thổ và phải tuân thủ pháp luật quốc gia đó -> có thể bao gồm đối tượng mang quốc tịch của quốc gia đó nhưng có thể sống ở nước ngoài.
Sự kiện Kosovo tuyên bố độc lập và những hệ lụy
Hai tỉnh tự trị tuyên bố độc lập: Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Gruzia.
Ghi chú:
1/ Bất kỳ chủ thể nào hội tụ đủ 4 yếu tố cấu thành 1 quốc gia thì mặc nhiên là 1 quôc gia không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác.
2/ Chủ thể cơ bản chủ yếu của LQT là quốc gia -> không có chủ thể là quốc gia thì không có LQT. Trong các quan hệ do LQT điều chỉnh mối quan hệ đầu tiên và chủ yếu là mối quan hệ giữa các quốc gia.
2.2.2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia).
"Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật quốc tế, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức."
So sánh tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức quốc tế phi chính phủ ?
·Các tổ chức quốc tế liên chính phủ: chủ thể hạn chế của LQT -> chủ thể phái sinh của LQT. =>Là chủ thể hạn chế bởi ý chí của các quốc gia sáng lập, hoặc tham gia trong phạm vi các điều ước (quy chế, điều lệ) đã ký kết.
·Tổ chức quốc tế liên chính phủ mới có được quyền năng của LQT.
·Thành viên
· của các tổ chức quốc tế liên chính phủ chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền.
· Thành viên của các tổ chức phi chính phủ có thể là cá nhân hoặc tổ chức các nhóm người có quốc tịch khác nhau.
·Mục đích hoạt động:
của các tổ chức này hoàn toàn khác nhau: Tổ chức liên chính phủ nhằm mục đích lợi ích của quốc gia phải tuân thủ theo các điều ước đã ký kết, còn tổ chức phi chính phủ nhàm nhiều mục đích khác nhau như bảo về quyền con người, nhân đạo,..
Câu hỏi nhận định:
·Phân biệt với các nhà nước liên bang: Câu nhận định các tổ chức liên chính phủ là nhà nước liên bang? Nhà nước liên bang là sự liên kết giữa các bang nhưng các bang này không có chủ quyền độc lập.
·Thành viên của các tổ chức quốc tế liên chính phủ phải là các quốc gia có chủ quyền (trong mọi trường hợp)? -> về mặt lý luận thì thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủ chủ yếu (chứ không phải là duy nhất) các quốc gia có chủ quyền. Ví dụ: Vatican tham gia tổ chức sở hữu trí tuệ.
Trường hợp Đài Loan tham gia tổ chức WTO, mặc dù không được công nhận là 1 quốc gia có chủ quyền.
2.2.3. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
Các điều kiện để xem 1 dân tộc là 1 chủ thể đặc biệt (đang đấu tranh giành độc lập).
·1/ Dân tộc đó đang bị một quốc gia hoặc dân tộc khác đô hộ -> bị chi phối, lệ thuộc về mọi mặt, không được quyền tự quyết định vấn đề gì trong phạm vi lãnh thổ của mình.
·2/ Đang tồn tại trên thực tế 1 cuộc đấu tranh (giữa bên bị áp bức và bên đô hộ) với mục đích giành được độc lập.
·3/ Cuộc đấu tranh đó phải thành lập được 1 cơ quan lãnh đạo phong trào đại diện cho dân tộc đó trong mối quan hệ với các chủ thể khác của Luật quốc tế -> cơ quan lãnh đạo nào được sự ủng hộ đồng tình nhất -> đại diện cho tiếng nói của toàn dân tộc đó.
2.3. Trình tự xây dựng Luật quốc tế (Các quy phạm pháp luật quốc tế)
Hầu hết các quốc gia thế giới đều coi LQT là nguồn của hệ thống pháp luật nước mình. QPPL gồm thành văn (văn bản quy phạm pháp luật) và bất thành văn (tập quán pháp). Nguồn thành văn của LQT là các văn ban quy phạm pháp luật quốc tế -> điều ước quốc tế -> quy trình đề cập trong chương 2. Nguồn bất thành văn của LQT là các tập quán quốc tế.
Câu hỏi nhận định:
·LQT không có các cơ quan lập pháp? bản chất của LQT là sự thỏa thuận, bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia, không có cơ quan nào có thể đứng trên chủ quyền của các quốc gia để làm luật , áp đặt ý chí, bắt buột các chủ thể này thực hiện, con đường nào hình thành nên LQT phải bắt nguồn từ "thỏa thuận".

·Ngoại lệ của Luật quốc tế: chỉ duy nhất Hội đồng bảo an của Liên hiệp quốc, và không phải trường hợp nào HĐBA cũng can thiệp, chỉ trong trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh thế giới thì HĐBA LHP mới có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang, nếu nghiêm trọng hơn là biện pháp vũ trang. -> Lý giải trong 7 nguyên tắc.

·"Con đường duy nhất hình thành LQT là sự thỏa thuận ?"??? ... do chính chủ thể của LQT, do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên.

Kết luận: Pháp luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh thương lượng giữa các chủ thể của Luật quốc tế thì pháp luật quốc gia chính là ý chí của giai cấp thống trị - của nhà nước được nâng lên thành LUẬT.

2.4. Các biện pháp bảo đảm thi hành Luật Quốc tế

"Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế do chính các cá thể của LQT thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là cưỡng chế chủ thể (phi vũ trang, trả đũa, cắt đứt quan hệ hệ,..tự vệ vũ trang (điều 51 Hiến chương LHQ) và cưỡng chế tập thể (phi vũ trang - điều 41 hiến chương LHQ, vũ trang - điều 42 hiến chương LHQ)."

Luật quốc tế không có các cơ quan cưỡng chế nhưng vẫn được đảm bào thi hành do các chủ thể LQT thi hành, trước tiên và chủ yếu là các quốc gia thông qua 02 biện pháp sau đây: cưỡng chế cá thể và cưỡng chế tập thể.

2.4.1. Cưỡng chế cá thể

Bản thân các quốc gia bị xâm phạm có quyền dùng 01 trong những biện pháp cưỡng chế sau đây:

· Cắt đứt quan hệ ngoại giao,

· Hủy bỏ quan hệ điều ước,


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro