Untitled Part 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    5) PHÂN TÍCH CÁC ÁCH THỨC XÁC ĐỊNH LÃNH THỔ LIÊN HỆ VỚI VN VỀ CÁCH THỨC XÁC LẬP LÃNH THỖ HOÀNG SA_TRƯỜNG SA

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định

Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy địn

2. Các phương thức thụ đắc lãnh thổ

Theo từng thời kỳ phát triển trong học thuyết và thực tiễn quốc tế có nhiều phương thức thụ đắc lãnh thổ với nhiều cách phân chia khác nhau, căn cứ vào những tiêu chí khác nhau. Khoa học pháp lý quốc tế đã từng ghi nhận 4 phương thức thụ đắc lãnh thổ: (1) Thụ đắc lãnh thổ do tác động tự nhiên (Acretion); (2) Thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng (Cession); Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Acquisitiv Presciption); Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu (Occupation). . Ngày nay trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ, nhưng các tranh chấp lãnh thổ vẫn còn dai dẳng và các nguyên tắc ,quy phạm về thụ đắc lãnh thổ vẫn còn giá trị soi xet các hành vi thủ đắc của các quốc gia

a) Thụ đắc lãnh thổ do tác động của tự nhiên

Là một phương thức không quá quan trọng và không xảy ra thường xuyên trong thực tiễn, theo đó, một quốc gia mở rộng diện tích lãnh thổ của mình thông qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnh thổ chính hoặc sự xuất hiện của các hòn đảo mọc lên tại vùng biển trong phạm vi đường biên giới của quốc gia. Những vùng đất được bồi đắp hoặc hòn đảo xuất hiện trong vùng lãnh hải của một quốc gia không chỉ trở thành một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, đồng thời, theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, quốc gia đó còn được phép mở rộng đường biên giới quốc gia vì chúng được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý.

b) Thụ đắc lãnh thổ do chuyển nhượng

Là phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng cách chuyển giao một cách tự nguyện, hòa bình chủ quyền lãnh thổ từ một quốc gia này sang một quốc gia khác. Thông thường phương thức chuyển nhượng lãnh thổ này được hợp thức bởi một văn bản điều ước, ký kết giữa hai quốc gia liên quan mà trong đó ghi rõ ràng, cụ thể về vùng lãnh thổ được chuyển nhượng cũng như các điều kiện chuyển nhượng cho tới khi việc chuyển nhượng được hoàn thành. Vì phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng có hệ quả là chuyển chủ quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác trên một bộ phận lãnh thổ nhất định và quốc gia chuyển nhượng không thể chuyển nhượng nhiều hơn những quyền mà bản thân quốc gia đó có. Đây là một điểm quan trọng đã được đề cập trong một số án lệ giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt được thể hiện rõ nét nhất trong phán quyết trong vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ[5]. Trong phán quyết ngày 3/2/1994 giải quyết tranh chấp về lãnh thổ giữa Libye và Tchad, Tòa công lý quốc tế của Liên hợp quốc cũng cho rằng "việc hoạch định đường biên giới phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia trực tiếp có liên quan. Không gì có thể cản trở những quốc gia này tiến hành thỏa thuận để chọn lấy một đường và xác định là đường biên giới chung, không phụ thuộc vào quy chế pháp lý trước đó của đường này. Nếu đó là đường biên giới đã tồn tại, các bên sẽ tiếp tục sử dụng làm đường biên giới. Nếu đó không phải là đường biên giới, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận để ghi nhận và xác lập làm đường biên giới chung"[6].

c). Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu

Là sự thực hiện thực sự, liên tục và hòa bình trong một thời gian dài và không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào khác đối với một vùng lãnh thổ không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc chưa thuộc về một quốc nào khác do đang còn bị tranh chấp và rất khó để xác định vùng lãnh thổ đó đã thuộc về một quốc gia nào hay chưa. Phương thức thụ đắc lãnh thổ này được hình thành trong thời kỳ mà việc gây chiến tranh xâm lược hoặc việc xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của các nước khác chưa bị ngăn cấm và lên án bởi các quy phạm của luật pháp quốc tế đương thời.

Thụ đắc lãnh thổ theo thời điểm đòi hỏi thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, luật pháp và thực tiễn quốc tế chưa có quy định về thời hạn chung cho các trường hợp xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng phương thức này. Luật pháp quốc tế hiện đại cũng không chấp nhận phương thức xác nhập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu khi các quốc gia sử dụng phương thức này để biện minh cho hành động xâm lược của mình.

Trên thực tế, đã có một số trường hợp một quốc gia đã sử dụng vũ lực để xâm chiếm những vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền của một quốc gia khác và thiết lập quyền kiểm soát trên đó rồi áp dụng phương thức thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu, lâu dần biến vùng lãnh thổ đó thành quốc gia của mình. Hành vi này được coi là sự chiếm đoạt lãnh thổ của quốc gia khác một cách bất hợp pháp. Và như vậy, hành vi đó đã cùng một lúc vi phạm cả hai nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong luật pháp quốc tế cũng như trong quan hệ quốc tế đó là: "nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực" và "nguyên tắc bất khả xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia".

d) Thụ đắc lãnh thổ do chiếm hữu

Là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn đã có chủ sau đó bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ ban đầu.

Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, đặc biệt tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, luận cứ của các bên tranh chấp đưa ra đều ít nhiều liên quan đến phương thức chiếm hữu. Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập nhiều hơn phương thức này nhằm góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét đánh giá những yêu sách phi lý của các nước và chứng minh cho luận cứ "chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi" phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa "chiếm hữu" được trình bày ở đây khác với "chiếm đóng quân sự". "Chiếm hữu" là một phương thức thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế được áp dụng cho một lãnh thổ vô chủ (terra nullius) hoặc một lãnh thổ vốn trước có chủ sau đó bị bỏ rơi.

Các luật gia quốc tế cũng đều cho rằng không được căn cứ vào việc có người hay không có người ở để xác định sự vô chủ của một vùng đất, mà phải căn cứ vào việc có một tổ chức Nhà nước nào thực sự có ở đó hay không. Trong Từ điển thuật ngữ pháp lý quốc tế, "chiếm hữu" được định nghĩa là "hành động của một quốc gia nhằm xác lập và thực hiện quyền lực... trên một lãnh thổ vốn không phải là của mình". Trong vụ tranh chấp đảo Cliperton giữa Pháp và Mêhico, Trọng tài quốc tế đã định nghĩa "chiếm hữu" là việc một chính phủ chiếm hữu trên thực tế một lãnh thổ vô chủ với ý định xác lập chủ quyền ở đó"[7]

Việc chiếm hữu lãnh thổ là hành động nhân danh quốc gia hoặc được một quốc gia ủy quyền, không phải là hành động của cá nhân. Mọi hành động mang danh nghĩa cá nhân đều không phải là cơ sở pháp lý để khẳng đinh chủ quyền lãnh thổ và cũng không làm thay đổi bản chất của chủ quyền ngay cả khi các tư nhân đó hợp thành một tập thể hoặc một công ty, trừ những trường hợp khi tập thể đó hoặc công ty đó được Nhà nước ủy quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ thay mặt cho Nhà nước.

Nguyên tắc chỉ Nhà nước mới là chủ thể của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Nguyên tắc này đã được nêu trong bản án ngày 11-02-1902 của Tòa án dân sự Liberville khi xét xử tranh chấp giữa Societé de L'Ogioué và Hatton Cookson: "Một vấn đề có tính nguyên tắc trong luật pháp quốc tế là chủ quyền chỉ dành riêng cho Nhà nước và những cá nhân bình thường không thể thực hiện được một sự chiếm hữu" và "việc chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ chỉ có thể là hành động của một quốc gia, một cá nhân hay một công ty không thể xác lập chủ quyền lãnh thổ cho chính họ"[8].

Tuy vậy, kể từ thế kỷ XVII-XIX, một số cường quốc thực dân Pháp, Hà Lan... đã thành lập những công ty về hình thức là kinh doanh kiếm lời song thực chất lại được ủy quyền để đại diện cho Nhà nước xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với từng vùng lãnh thổ mới như: Công ty Hà Lan miền Đông Ấn, công ty Pháp miền Tây Ấn...Vai trò của một số công ty này đã được ghi nhận trong một số án lệ giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Mặc dù nguyên tắc "chỉ có Nhà nước mới là chủ thể của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ" đã được luật pháp quốc tế thừa nhận, song vẫn có một số học giả Trung Quốc cho rằng cá nhân cũng có quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ. Để biện bạch cho lập luận của mình, họ đã đưa ra những học thuyết mơ hồ và chính các học thuyết này cũng không có bất kỳ một lời khẳng định nào là cá nhân có quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ mà chỉ nêu chung chung rằng cá nhân chỉ có một vai trò nhất định nào đó mà thôi. Ví dụ, các học giả Trung Quốc dẫn lời của luật gia nổi tiếng người Anh D.P O Connell cho rằng "bản thân hành động của cá nhân không cấu thành hành vi chiếm hữu nhưng nếu không có hành động của cá nhân thì không thể có việc chiếm hữu" [9].

Như đã nói ở trên, đối tượng của "chiếm hữu" là lãnh thổ vô chủ, (terra nullius) hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi (terra derelicta) không thuộc chủ quyền của bất kỳ của một quốc gia nào. Trước hết, chúng ta cần xem xét khái niệm "lãnh thổ vô chủ" cũng như phương thức chiếm hữu trong luật pháp quốc tế.

Thực tiễn quan hệ quốc tế đã chỉ rõ: một lãnh thổ tuy có người ở nhưng chưa có một tổ chức nhà nước thì đó là lãnh thổ vô chủ. Cách hiểu này bắt nguồn từ lịch sử của phương thức chiếm hữu nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược và bành trướng lãnh thổ của cac nước thực dân trước đây. Trước thế kỷ XIX, các luật gia phương tây cho rằng bất kỳ một lãnh thổ nào vốn không thuộc chủ quyền của một quốc gia văn mình (Civillised State) đều vô chủ, tức bao gồm cả các lãnh thổ chưa có thiết chế Nhà nước hoặc có nhưng bị coi đó là nền văn minh "mọi rợ", thấp hơn tiêu chuẩn Châu Âu lúc bấy giờ[10]. Ngày nay, luật pháp quốc tế hiện đại với một trong những nguyên tắc cơ bản là quyền "dân tộc tự quyết" đã bác bỏ quan điểm sai trái nêu trên.

Có thể hiểu lãnh thổ vô chủ (terra nullius) là lãnh thổ chưa từng đặt dưới sự quản trị của quốc gia nhất định nào. Nói một cách khác, lãnh thổ đó chưa có một tổ chức quốc gia, có thể có cư dân sống trong vùng lãnh thổ đó nhưng chưa có một tổ chức nhà nước nào trên đó. Sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ là một hình thức thụ đắc hợp pháp. Luật gia Vattel giải thích rằng sự chiếm hữu lãnh thổ vô chủ được căn cứ trên luật tự nhiên của luật dân sự: "Mọi người đều có quyền ngang nhau đối với vật chưa thuộc chủ quyền sở hữu của bất cứ ai, và vật này sẽ thuộc chủ quyền sở hữư của người nào chiếm hữu nó trước nhất"[11].

Trong luật pháp và thực tiễn quốc tế, khái niệm "lãnh thổ bị bỏ rơi" là vùng lãnh thổ trước kia đã từng được chiếm hữu và trở thành lãnh thổ của một quốc gia, nhưng sau đó quốc gia chiếm hữu tự từ bỏ chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ này. Đa số các luật gia quốc tế cũng cho rằng muốn kết luận một vùng lãnh thổ bị bỏ rơi cần hội tụ đủ hai yếu tố:

+ Quốc gia chiếm hữu đã chấm dứt trên thực tế mọi hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước đối với lãnh thổ.

+ Quốc gia chiếm hữu không có biểu hiện muốn khôi phục lại chủ quyền đối với lãnh thổ đó.

Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì chỉ có thể kết luận là đã có "sự yếu đuối của chính quyền Nhà nước đối với những vùng đất được nói đến" chứ không phải là "một sự từ bỏ tự nguyện chủ quyền" [12].

Vụ tranh chấp đảo Palmas còn có thể dẫn đến một cách hiểu rằng lãnh thổ bị bỏ rơi (res derelicta) có thể được coi là lãnh thổ vô chủ. Tây Ban Nha là nước phát hiện đảo Palmas nhưng sau đó đã bỏ hòn đảo này, do đó Hà Lan đã tạo ra một danh nghĩa mới trên đó bằng sự chiếm hữu thực tế.

3. So sánh danh nghĩa chiếm hữu tượng trưng với chiếm hữu thực sự

a) So sánh phát hiện và chiếm hữu thực sự

"Phát hiện" được hiểu là sự việc tìm ra hoặc khai phá một vùng đất hoặt một khu vực địa lý cho tới lúc đó chưa từng được một các quốc gia nào biết đến. Phát hiện thường đi kèm với một sự sáp nhập tượng trưng như cắm cờ, xây bia, mốc cắm, thông báo,v.v...

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là "phát hiện" không thôi đã đủ để tạo ra một danh nghĩa chủ quyền hay chưa? Nếu như chỉ "phát hiện" mà không có những hành vi xác lập chủ quyền, không có những hoạt động chứng tỏ vùng đất đó đã được quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc "phát hiện" chỉ là phôi thai tạo ra danh nghĩa ban đầu mà thôi. Vì vậy, cần có những hành động xác lập, củng cố và thực hiện chủ quyền quốc gia một cách thực sự trên vùng đất đó bởi cơ quan nhà nước.

Điều này đã được khẳng định trong vụ Hoạch định biên giới giữa Guyane thuộc Anh và Braxil"

"Việc phát hiện ra những đường giao thông mới trong những vùng không thuộc quốc gia nào, bản thân nó không thể tạo ra một danh nghĩa đủ hữu hiệu để quốc gia có các công tác các công dân đã thực hiện việc đó đạt được chủ quyền. Để đạt được chủ quyền, trên một vùng chưa thuộc về quốc gia nào, nhất thiết phải thực hiện việc chiếm hữu nhân danh nhà nước muốn thống trị vùng đó (...)"[13].

Điều này cũng được Max Hubert ghi nhận trong vụ đảo Palmas"

Theo quan điểm sự phát hiện không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền hoàn chỉnh, mà chỉ là một danh nghĩa không đầy đủ, quả thực một danh nghĩa như vậy tồn tại mà không cần bất kỳ một biểu hiện nào ra bên ngoài. Tuy nhiên, (...) một danh nghĩa không đầy đủ dựa trên sự phát hiện cần phải được hoàn chỉnh trong thời hạn hợp lý bằng cách chiếm hữu thực sự".

Bên cạnh giá trị củng cố cho danh nghĩa ban đầu, sự chiếm hữu thực tế còn có thể tạo ra một danh nghĩa độc lập như quan tòa Max Hubert đã tuyên bố trong vụ đảo Palmas:

"(...) thực tiễn cũng như học thuật công nhận, mặc dù bằng những cách diễn đạt pháp lý khác nhau và có đôi chút khác biệt về các điều kiện cần thiết, việc thực hiện chủ quyền quốc gia một cách liên tục và hòa bình tạo ra một danh nghĩa"[14].

Trong trường hợp tranh chấp, danh nghĩa có được dựa trên sự chiếm hữu thực tế bao giờ cũng có giá trị hơn danh nghĩa có được trên sự phát hiện, chinh phục, chuyển nhượng... Phán quyết trong vụ đảo Palmas nêu rõ:

"Nếu một tranh chấp nảy sinh về chủ quyền trên một lãnh thổ, ta thường xem xét bên tranh chấp nào có danh nghĩa – chuyển nhượng, chinh phục, chiếm hữu... – có giá trị hơn danh nghĩa mà bên kia có thể đưa ra. Tuy nhiên, nếu một bên dựa trên luận điểm là đã thực hiện chủ quyền một cách thực sự, còn bên kia chỉ dựa trên một danh nghĩa mà nhờ nó đã đạt được chủ quyền quốc gia một cách hợp pháp vào một thời điểm nào đó thôi thì chưa đủ; còn cần phải chứng tỏ rằng chủ quyền quốc gia tiếp tục tồn tại và đã tồn tại vào thời điểm được coi là có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết tranh chấp. Điều này thể hiện trong việc thực hiện thực sự những hoạt động nhà nước chỉ thuộc về nhà nước chủ quyền lãnh thổ mà thôi"[15].

Trong vụ này, Trọng tài quốc tế đã kết luận chủ quyền trên đảo Palmas thuộc về Hà Lan do nước này đã thực hiện chiếm hữu thực sự, mặc dù Tây Ban Nha đã phát hiện ra hòn đảo này. Trong vụ Đông Grơnlen, Tòa án quốc tế đã khẳng định lại giá trị hơn hẳn của "sự thực hiện chủ quyền nhà nước một cách hòa bình và liên tục".

Trong vụ Clipperton, trọng tài cho rằng sự sáp nhập tượng trưng là đủ để tạo ra một danh nghĩa, nhưng chỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt (hòn đảo hoàn toàn không có người cư trú):

"Không còn nghi ngờ gì nữa, bằng sự sử dụng từ xa xưa có giá trị pháp lý, cùng với ý định chiếm hữu vật chất, không phải chiếm hữu một cách tưởng tượng, là một điều kiện cần thiết của sự chiếm hữu. Việc chiếm hữu vật chất này thể hiện bằng hành vi hay chuỗi hành vi, bằng những hành vi này quốc gia chiếm hữu sử dụng lãnh thổi đang tranh chấp và thực hiện biện pháp bảo vệ thẩm quyền tuyệt đối của mình ở đó. Theo qui tắc và trong những trường hợp thông thường, điều này chỉ xảy ra khi quốc gia thiết lập trên lãnh thổ đó một tổ chức có đủ khả năng bảo vệ sự tôn trọng luật lệ của quốc gia đó, nhưng biện pháp này chỉ là một phương tiện để tiếp tục sự chiếm hữu, hơn nữa không phân biệt với sự chiếm hữu này. Có thể có những trường hợp không nhất thiết phải sử dụng phương tiện này. Đó chính là trường hợp một lãnh thổ, vì hoàn toàn không có người cư trú, thuộc về một nước một cách tuyệt đối ngay từ thời điểm quốc gia đó xuất hiện trên lãnh thổ đó, việc chiếm hữu phải được coi là hoàn thành từ thời điểm đó"[16].

Trong vụ tranh chấp này giữa Mêhicoo và Pháp, cũng cần phải lưu ý rằng Mêhicô đã không thể đưa ra một bằng chứng cụ thể nào về sự phát hiện, sự sáp nhập dù là tượng trưng hay sự có mặt trên thực tế của Mêhicoo cũng như Tây Ban Nha trên hòn đảo này. Khi đó, sự phát hiện và sự sáp nhập tượng trưng của Pháp trong hoàn cảnh hòn đảo hoàn toàn không có người cư trú đã được coi là một danh nghĩa có giá trị hơn các danh nghĩa và Mêhicô đưa ra.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại tòa án và trọng tài đã chứng tỏ tầm quan trọng của sự chiếm hữu thực sự trong việc quy thuộc lãnh thổ. Đánh giá sự tiến bộ hơn hẳn này, GS Charles Rousseu viết:

"Trong mọi trường hợp hiệu lực của quyền phát hiện chỉ là cung cấp sự khởi đầu của một danh nghĩa hoặc theo cách diễn đạt của người Anh, tạo nên một danh nghĩa ban đầu (inchoate title), có nghĩa là một danh nghĩa phôi thai và chỉ có giá trị tạm thời để gạt bỏ ngay lập tức, nhưng không phải là mãi mãi các tham vọng tranh đua của một nước thứ ba trên cùng một lãnh thổ... Vì luật pháp quốc tế không ấn định rõ khoảng thời gian trong đó quyền ưu tiên này có thể được viện dẫn, do đó chính quyền phát hiện này bản thân nó tác động chống đối các quốc gia thứ ba. Đó chỉ có thể là những hành vi tượng trưng mà các quốc gia thứ ba từ chối không công nhận hiệu lực pháp lý trừ phi chúng được củng cố tiếp theo bởi một sự chiếm cứ lâu dài"[17].

Qua các án lệ trong luật pháp quốc tế, có thể thấy rằng "chiếm hữu thực sự" được đánh giá có giá trị hơn hẳn danh nghĩa "phát hiện". Trong tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và các nước khác, rõ ràng Việt Nam đã chiếm hữu một cách thực sự, lâu dài trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn Trung Quốc và các bên tranh chấp khác chỉ đưa ra được những chứng cứ mơ hồ về việc họ đã phát hiện ra hai quần đảo.

b). Các điều kiện chiếm hữu thực sự

Các hành vi được coi là chiếm hữu thực sự cần phải thỏa mãn những điều kiện sau đây:

- Do các nhân viên của Nhà nước hoặc một tổ chức công cộng thực hiện nhân danh Nhà nước.

- Mang tính thực sự (effectivité).

- Với ý định chiếm hữu lãnh thổ đó.

- Không theo một cách trái với luật pháp quốc tế đương đại.

Trước hết, hành động được coi là chiếm hữu thực sự phải do Nhà nước thực hiện, thông qua người hoặc tổ chức có khả năng đại diện cho Nhà nước. Trong lịch sử, ngoài các nhân viên của nhà nước, các tổ chức công cộng có thể hiện sự chiếm hữu nhân danh nhà nước, các tổ chức công cộng có thể thực hiện sự chiếm hữu nhân danh nhà nước. Đó là trường hợp các công ty của một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan... được thành lập để "chinh phục các miền đất mới" và khai thác chúng.

Việc một hoặc nhiều cá nhân là công dân của một nước thực hiện hành vi chiếm hữu với tư cách cá nhân sẽ không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền cho nhà nước đó. Ngay cả trong trường hợp có nhiều người dân của một nước đến cư trú, sinh sống, làm ăn, khai thác, trao đổi buôn bán... trên một vùng đất, điều đó cũng không thể hiện chủ quyền của nhà nước


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro