Chủ quyền trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    5. Một số vấn đề pháp lý khác có thể vận dụng nhằm xác định chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tính chất của các luận điểm mà các quốc gia tranh chấp đưa ra đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hết sức tinh vi, phức tạp và mơ hồ. Để thực sự khách quan, khoa học và công bằng, khi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt tranh chấp hai quần đảo Hoang Sa và Trường Sa, không những phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ hợp pháp mà còn phải xem xét vận dung nguyên tắc về kế thừa quốc gia, về xác lập chủ quyền mở rộng lãnh thổ theo Công ước luật biển 1982, về nguyên tắc kề cận địa lý,v.v...

a) Vấn đề kế thừa quốc gia

Kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đổi triệt để về chủ quyền của một quốc gia trên vùng lãnh thổ nhất định. Công ước Viên về kế thừa quốc gia ngày 22/8/1978 và Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ, công nợ quốc gia ngày 07/4/1983 xác định kế thừa quốc gia là thuật ngữ chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc hưởng quyền và gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với lãnh thổ nào đó. Các quốc gia mới giành được độc lập không nhất thiết phải tôn trọng các điều ước trước đó. Việc kế thừa do quốc gia mới quyết định. Vì vậy, nghiên cứu việc kế thừa quốc gia phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

Ví dụ: trong Hiệp định Paris ngày 10/12/1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha về việc chuyển giao Philippin cho Mỹ đã xác định phạm vi quần đảo Philippin trên bản đồ kèm theo Hiệp định, trong đó biên giới phía tây đi qua kinh tuyến 1180 đông (quần đảo Trường Sa từ kinh tuyến 111,20 đông đến 117,20 đông), như vậy lúc đó Philippin nằm ngoài quần đảo Trường Sa. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa đánh giá yêu sách chủ quyền của các nước, trong đó có Philippin,v.v.v...

b). Hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia được xem xét khi giải quyết tranh chấp.

Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia chỉ có ý nghĩa đối với pháp luật quốc tế khi được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải phù hợp với pháp luật quốc tế, nhằm tạo ra một kết quả nhất định trong quan hệ quốc tế.. Ngày nay thường thấy các tuyên bố của bộ ngoại giao về các vấn đề xảy ra trong đời sống quốc tế, ví dụ trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, là trái pháp luật quốc tế

c). Vấn đề mở rộng chủ quyền theo Công ước Luật biển 1982

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ngày 10/12/1982, có hiệu lực kể từ ngày 16/11/1994 sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Các quốc gia tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa đều là thành viên của Công ước, Trung Quốc, Malaysia và Brunei phê chuẩn năm 1996, Việt Nam năm 1994, và Philippines năm 1984[27].

Theo quy định của pháp luật Quốc tế, ngoài việc xác lập lãnh thổ đối với vùng đất vô chủ, quốc gia ven biển được mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền ra các vùng biển theo nguyên tắc nhất định. Những quy định về hoạch định lãnh hải, đặc quyền kinh tế, đảo và thềm lục địa... của quốc gia và giữa các quốc gia có bờ biển đối diện, liền kề được quy định trong Công ước Luật Biển 1982. Nội dung này giúp cho việc đánh giá khách quan vùng yêu sách bản đồ 9 vạch (đường lưỡi bò) là trái với thực tiễn và pháp luật quốc tế của Trung Quốc.

d. Vấn đề xác lập lãnh thổ do kề cận địa lý

Thực tiễn lãnh thổ quốc gia không nhất thiết phải liền kề nhau, ví dụ bang Alaska tách rời các bang khác của Hoa Kỳ. Trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc giữa Đức với Đan Mạch và Đức với Hà Lan (1969), tính kề cận địa lý không có giá trị mà sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ra biển mới mang lại danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia có thềm lục địa đó. Ý nghĩa của nguyên tắc này cũng góp phần giúp cho việc đánh giá một cách khách quan, công bằng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời vạch trần những luận điểm mở hồ mang tính áp đặt trong yêu sách của Trung Quốc và các nước khác đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam./.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro