Untitled Part 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    2) TẠI SAO NÓI VÙNG TGLH LÀ 1 BỘ PHẬN CỦA VÙNG ĐQKT

Về quyền chủ quyền kinh tế trong vùng tiếp giáp lãnh hải. Xuất phát từ vị trí của vùng tiếp giáp lãnh hải, khi xác định chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế đã bao trùm luôn cả vùng biển này. Mặt khác, bên cạnh chế độ pháp lý mà Công ước 1982 đã quy định tại Điều 33, thì toàn bộ chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, đặc biệt là quyền chủ quyền về kinh tế của quốc gia ven biển cũng được áp dụng cho vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Chính vì vậy, có thể nói rằng, vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế. Các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về kinh tế

Theo quy định tại Điều 56 Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển[50], cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió[51].

Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về tài nguyên sinh vật[52] được thực hiện thông qua các quyền sau đây:

- Quyền ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận đối với tài nguyên sinh vật (khoản 1, Điều 61);

- Thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật[53] (khoản 2, Điều 61);

- Xác định khả năng đánh bắt của mình để ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt (khoản 2, Điều 62);

3) QUYỀN TÀI PHÁN TRONG VÙNG NƯỚC NỘI THUỶ VÀ LẢNH HẢI

a) NỘi THUỶ

Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy

- Đối với tàu quân sự (bao gồm cả tàu Nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại)

Các tàu thuyền quân sự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quốc gia đó giao phó. Thành viên (thủy thủ đoàn) của tàu quân sự cũng chính là những công dân mang quốc tịch của quốc gia mà tàu mang cờ. Chính vì vậy, khi hoạt động ở bất cứ vùng biển nào kể cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác hay vùng biển quốc tế, tàu quân sự nước ngoài sẽ được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối, và bất khả xâm phạm.

Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền:

- Yêu cầu tàu đó ra khỏi vùng nội thủy trong một thời gian nhất định (có thể thông báo cho tàu đó biết quyết định của quốc gia chủ nhà bằng miệng hoặc bằng văn bản);

- Yêu cầu quốc gia mà tàu đó mang quốc tịch phải áp dụng chế tài nghêm khắc đối với thủy thủ đoàn vi phạm;

- Yêu cầu quốc gia có tàu phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của tàu đó gây ra trong nội thủy của quốc gia ven biển.

- Đối với tàu dân sự

* Quyền tài phán dân sự

Về nguyên tắc, đối với tàu dân sự, luật điều chỉnh là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Chính vì vậy, các Tòa án của quốc gia ven biển không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự xảy ra giữa các thành viên của thủy thủ đoàn với các công dân nước ngoài không thuộc thủy thủ đoàn trên tàu mà vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của quốc gia tàu mang quốc tịch.

* Quyền tài phán hình sự

Tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trong nội thủy của quốc gia ven biển sẽ không được hưởng quyền miễn trừ như tàu quân sự. Bởi lẽ, tàu dân sự là những chiếc tàu do tư nhân, pháp nhân làm chủ hoặc là tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại như vận tải, buôn bán nhằm mục đích kiếm lãi. Chính vì vậy, theo luật quốc tế, quốc gia ven biển sẽ có thẩm quyền xét xử đối với các vụ vi phạm pháp luật hình sự xảy ra trong tàu dân sự nước ngoài đang hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân có hành vi phạm tội trên tàu. Tuy nhiên, thông thường các quốc gia ven biển không quan tâm đến các vi phạm pháp luật chung nếu an ninh, trật tự trong cảng không bị tổn hại.

b) LÃNH HẢI

Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải

a) Đối với tàu dân sự

- Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 27 Công ước 1982, về nguyên tắc, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:

- Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển (điểm a);

- Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải (điểm b);

- Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc (điểm c);

- Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích (điểm d).

Tuy nhiên, quốc gia ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời nội thủy[31].

Cần lưu ý rằng, khi thực hiện quyền tài phán hình sự của mình theo các quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 1 và khoản 2, Điều 27 Công ước 1982, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành[32]. Khi xem xét có nên bắt giữ và cách thức bắt giữ, cơ quan tiến hành bắt giữ phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải[33].

Theo khoản 5, Điều 27 Công ước 1982, trừ trường hợp áp dụng Phần XII[34] hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra theo đúng Phần V[35], quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải, nếu như con tàu xuất phát từ một cảng nước ngoài, chỉ đi qua lãnh hải mà không đi vào nội thủy.

- Quyền tài phán về dân sự

Theo quy định tại Điều 28 Công ước 1982, quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi quá trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó[36];

Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm (messures conservatoires) về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển[37];

Khoản 2 không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với một tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy.

b) Đối với tàu quân sự

Phần 1, tiểu mục C Công ước 1982 quy định về quy tắc áp dụng cho tàu chiến và các tàu thuyền khác của nhà nước được dùng vào những mục đích không thương mại từ Điều 29 đến Điều 32.

Trong trường hợp, nếu một tàu quân sự không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển, có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân theo các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể yêu cầu chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức[38].

Quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại gây ra cho quốc gia ven biển do một tàu quân sự hay bất kỳ tàu thuyền nào khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và các quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi phạm các quy định của Công ước hoặc các quy tắc khác của pháp luật quốc tế    

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro