Untitled Part 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    BÀI 4 QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ


1.1. Các yếu tố cấu thành quốc gia

Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia vào tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp quốc tế -> Luật quốc tế. Quốc gia là một thực thể được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội, đó là lãnh thổ, dân cư, chính phủ và chủ quyền quốc gia.

Điều 1 của công ước Montevedeo đã xác định quốc gia với tư cách là một chủ thể của pháp luật quốc tế cần có các tiêu chuẩn sau: a. Có dân cư trú thường xuyên. b. Một lãnh thổ xác định. c. Chính phủ. d. Khả năng tiến hành quan hệ với các nhà nước khác.

1.2. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của luật quốc gia

a. Khái niệm quyền năng chủ thể của luật quốc tế

Quyền năng chủ thể của Luật quốc tế là khả năng pháp lý đặc biệt của những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Quyền năng chủ thể là thuộc tính chính trị - pháp lý của các thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế. Mỗi chủ thể đều có quyền năng chủ thể riêng biệt bao gồm hai phương diện năng lực pháp lý quốc tế và năng lực hành vi quốc tế.

Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế vì:

1/ Quốc gia là chủ thể xuất hiện đầu tiên của Luật quốc tế, là hạt nhân của hệ thống pháp luật quốc tế, là cơ sở hình thành, tồn tại và phát triễn của Luật quốc tế.

2/ Quốc gia là chủ thể đầu tiên xây dựng nên pháp luật quốc tế. Quan hệ pháp lý quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia. Và chỉ khi có quan hệ giữa các quốc gia phát triễn thì mới xuất hiện các quy phạm điều ước quốc tế và quy phạm tập quán quốc tế. Do vậy, có thể khẳng định không có quốc gia thì không thể có pháp luật quốc tế.

3/ Quốc gia là chủ thể duy nhất của LQT có khả năng tạo ra các chủ thể khác của LQT. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triễn của LQT cho thấy, các tổ chức quốc tế liên chính phủ xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 do các quốc gia xây dựng nên. Cũng chính các quốc gia là chủ thể có quyền quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

4/ Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu thực hiện các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế cũng như áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành luật quốc tế khi có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.

1.3. Vấn đề công nhận trong LQT.

a. Khái niệm

Công nhận trong LQT bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:

1/ Thứ nhất: công nhận là hành vi thể hiện quan điểm chính trị - pháp lý của quốc gia khi có sư xuất hiện chủ thể mới (quốc gia mới) hoặc chính phủ mới trên trường quốc tế. Điều đó có nghĩa là, công nhận hay không công nhận một quốc gia mới hoặc chính phủ mới là hành vi thể hiện chủ quyền quốc gia, xuất phát từ ý chí và sự tự nguyện của các chủ thể LQT.

2/ Công nhận là một quan hệ pháp lý quốc tế phát sinh giữa bên công nhận và bên được công nhận được thiết lập dựa trên ý chí và sự chủ động của bên công nhận. Bên công nhận có thể là quốc gia, chính phủ hoặc các chủ thể khác của LQT.

3/ Nội dung của hành vi công nhận là công nhận chế độ chính trị, văn hóa - xã hội... của bên công nhận với bên được công nhận.

4/ Công nhận quốc tế có ý nghĩa pháp lý quốc tế đặc biệt quan trọng trong quan hệ quốc tế. Công nhận là hành vi pháp lý cần thiết và tất yếu nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sinh hoạt và trật tự pháp lý quốc tế. => công nhận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì, thiết lập và thực hiện các quan hệ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể của LQT.

b. Các thể loại công nhận

Trong phạm vi bài học, trọng tâm là 2 thể loại sau đây:

1/ Công nhận quốc gia mới

Xuất hiện thông qua các hình thức:

·a. Hợp nhất quốc gia.

·b. Chia tách quốc gia.

·c. Thông qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

·d. Thông qua hình thức cổ điển, bằng con đường tự nhiên -> hình thức hiện nay không còn tồn tại, chỉ từ thế kỷ 19 trở về trước.

2/ Công nhận chính phủ mới.

·Thực tiễn sự công nhận 1 quốc gia mới được ghi nhận qua hình thức nào, 1 chính phủ mới như thế nào?

Về phương diện lý luận, công nhận chính phủ mới chính là công nhận người đại diện mới của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Có nghĩa là, công nhận chính phủ mới có tư cách đại diện cho quốc gia tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế hay không.

Dựa vào cơ sở pháp lý hình thành chính phủ, có thể phân chia chính phủ thành hai loại là:

·1/ Chính phủ hợp hiến, hợp pháp (chính phủ De Jure) - chính phủ hợp pháp thành lập tuân thủ theo hiến pháp của quốc gia đó.

·2/ Chính phủ bất hợp hiến, bất hợp pháp (chính phủ De Facto - chính phủ thực tế), ví dụ như chính phủ thành lập thông qua đảo chính.

Vấn đề công nhận chính phủ mới chỉ đặt ra khi có sự xuất hiện của chính phủ De Facto vì chính phủ De Jure là chính phủ được hình thành phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của quốc gia đó, việc thành lập chính phủ này là công việc nội bộ của quốc gia đó, cho nên các quốc gia khác không có quyền can thiệp.

Luật quốc tế đặt ra vấn đề công nhận chính phủ De Facto nếu hội đủ 3 yếu tố sau đây:

·1. Chính phủ mới được thành lập phải được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện ủng hộ, đây là một trong những điều kiện cơ bản để các quốc gia xem xét công nhận chính phủ mới De Facto. => Thực tế, có nhiều chính phủ mới hình thành bằng con đường bất hợp hiến, hợp pháp nhưng lại nhận được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân vì chính phủ tiền nhiệm là một chính phủ thối nát, tham nhũng, bóc lột, ức hiếp nhân dân không đại diện và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân.

·2. Phải kiểm soát phần lớn hay toàn bộ lãnh thổ. Chính phủ De Facto phải quản lý được toàn bộ hay phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập.

·3. Phải nắm quyền lực trong một thời gian dài ổn định. Khả năng thực hiện và duy trì quyền lực nhà nước của chính phủ được thể hiện thông qua sự vận hành của bộ máy nhà nước, sự tuân thủ luật pháp, sự ổn định và phát triễn của toàn xã hội -> phản ánh chính xác nhất năng lực điều hành và quản lý nhà nước và xã hội của chính phủ hiện hành.

Kết luận: chính phủ mới được nhân dân ủng hộ, thực hiện có hiệu quả và độc lập quyền lực của nhà nước trên toàn bộ hay phần lớn lãnh thổ quốc gia thì được LQT công nhận là người đại diện hợp pháp của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

3/ Các thể loại công nhận khác:

·Công nhận dân tộc đang đấu tranh giành được độc lập.

·Công nhận chính phủ lưu vong

·Công nhận các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa

Câu hỏi nhận định:

1.Giả sử như nhận định cho rằng, chỉ có quốc gia mới được xem là chủ thể cơ bản, chủ yếu của Luật quốc tế? -> đúng, có 3 chủ thể: quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, dân tộc đang đấu tranh.

2.Chỉ có quốc gia mới có quyền năng chủ thể của Luật quốc tế? Sai./ ngoài ra còn.......

3.Chỉ có quốc gia mới có quyền năng chủ thể của Luật quốc tế đầy đủ và trọn vẹn nhất? -> Luôn luôn đúng, tổ chức quốc tế khác là chủ thể đặc biệt, có quyền năng hạn chế.

4.Chủ quyền quốc gia là 1 thuộc tính tự nhiên vốn có, chỉ quốc gia mới có? -> Đúng, chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ, và quyền đối với quốc gia khác -> quyền độc lập của quốc gia với các mối quan hệ với các quốc gia khác.. Tổ chức quốc tế liên chính phủ không có thuộc năng này.

5.Sự công nhận 1 quốc gia mới xuất hiện là nghĩa vụ bắt buột của các thực thể hữu quan? Luôn khẳng định là đây là quyền của các thực thể hữu quan xung quanh, tức không là nghĩa vụ bắt buột.

6.Sự công nhận 1 quốc gia mới xuất hiện tức là việc tạo ra 1 tư cách chủ thể của quốc gia đó? Sự công nhận 1 quốc gia mới xuất hiện không nhằm tạo ra tư cách chủ thể của quốc gia mới đó. Tư cách chủ thể của quốc gia khi mà quốc gia đó hội tụ 4 yếu tố cấu thành quốc gia, mà không phụ thuộc vào sự công nhận.

7.Sự công nhận 1 quốc gi mới chỉ là sự tuyên bố trên trường quốc tế một chủ thể mới đang tồn tại. => Xuất hiện quốc gia -> có thể được các thực thể hữu quan xung quanh công nhận -> cho một vài ví dụ.

8.Sự công nhận quốc tế được đặt ra khi có sự xuất hiện một chính phủ mới? -> Sai, Sự công nhận theo luật quốc tế chỉ đặt ra đối với chính phủ de factor. Chỉ có chính phủ thỏa mãn 3 điều kiện mới được xem xét công nhận: được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hổ, kiểm soát phần lớn hay toàn bộ lãnh thổ, và phải nắm quyền lực nhà nước trong một thời gian dài và tương đối ổn định.

9.Nhận định cho rằng sự công nhận trong luật quốc tế là cơ sở, điều kiện để các thực thể tham gia vào các tổ chức quốc tế? là điều kiện thuận lợi giúp các thực thể có thể tham gia các điều ước quốc tế.

Câu hỏi lỳ thuyết:

1/ Hãy chứng minh (tại sao nói) quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT? -> Phần trên.

2/ Hãy phân tích các yếu tố cấu thành quốc gia? -> 4 yếu tố cấu thành quốc gia.

3/ Công nhận theo luật quốc tế: hãy phân biệt các thể loại công nhận trong luật quốc tế?, phân biệt các hình thức công nhận? -> rất nhiều anh chị cắm râu cho bà theo lời cô giáo nói.

4/ Ý nghĩa của sự công nhận: hệ quả pháp lý sau hành vi công nhận. SQK

5/ Sự kế thừa trong luật quốc tế -> tự nghiên cứu. SQK

1.2 Chế độ pháp lý của nội thủy

Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy. Chính vì vậy, trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.

Chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trong vùng nội thủy được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau, từ Hiến pháp[14] đến các luật và các văn bản dưới luật như Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Luật biên giới quốc gia năm 2003[15], Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12-5-1977 (đoạn 2, điểm 1), Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam ngày 12-11-1982 (điểm 5), Nghị định 30-CP ngày 29-1-1980 về quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam, Nghị định số 55-CP ngày 1-10-1996 về hoạt động của tàu quân sự vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, Nghị định 61/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển...

Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại muốn vào nội thủy quốc gia ven biển phải xin phép trước, trừ những trường hợp bất khả kháng như tàu gặp các sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật không thể tiếp tục được hành trình hoặc các lý do về thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lốc...), hoặc các lý do nhân đạo (như cứu người bị bệnh nan y, cứu tàu thuyền hoặc thủy đoàn của tàu khác gặp nạn trên biển..) thì chỉ cần thông báo trước khi vào nội thủy.

Khi vào nội thủy, tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ các quy định của quốc gia ven biển về thời gian và thủ tục xin phép; tuyến đường hàng hải; hoa tiêu; kiểm dịch; y tế, hải quan; bảo vệ môi trường; quay phim, chụp ảnh; thăm dò, đo đạc; sự quản lý và giám sát của bộ đội biên phòng hoặc lực lượng bảo vệ bờ biển; chế độ sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các loại trang thiết bị vũ khí, chất độc, chất phóng xạ trên tàu... và các quy định khác của cảng biển.

Đặc biệt, đối với các tàu Citec, tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại có thể bị bắt buộc đi theo tuyến đường nhất định nhằm bảo đảm an toàn và phòng tránh các sự cố hàng hải gây nguy hiểm cho quốc gia ven biển trong vùng nội thủy. Đối với tàu ngầm (kể cả tàu quân sự và tàu dân sự) khi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải vận hành ở tư thế nổi, phải mang cờ mà tàu mang quốc tịch và phải chấp hành nghiêm các quy định của nước sở tại.

Tàu quân sự khi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải tuân thủ chế độ pháp lý chặt chẽ hơn so với tàu dân sự vì liên quan tới các vấn đề như an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia ven biển... Chính vì vậy, các quy định về thủ tục ra vào, hoạt động trong nội thủy đối với loại tàu này chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn các quy định đối với tàu dân sự.

Đối với tàu dân sự, về nguyên tắc, tất cả những quy định về thủ tục, điều kiện ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển đối với tàu quân sự cũng được áp dụng đối với tàu dân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và lợi ích về kinh tế, thương mại cũng như tự do hàng hải, pháp luật của tất cả các quốc gia đều quy định và tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho tàu thuyền dân sự nước ngoài ra vào một số cảng của quốc gia ven biển (có quốc gia công bố số cảng mà tàu thuyền dân sự được phép ra vào, có quốc gia công bố một số cảng không cho phép các tàu thuyền đó ra vào)[16]. Chính vì vậy, pháp luật của các quốc gia thường cho phép các tàu dân sự nước ngoài ra vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở tự do thông thương và có đi có lại. Mặt khác, trình tự, thủ tục ra vào và hoạt động của tàu dân sự nước ngoài trong vùng nội thủy quốc gia ven biển sẽ được quy định đơn giản và linh hoạt hơn so với các quy định dành cho tàu quân sự.

*


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro