Untitled Part 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    BÀI 3


1. Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

1.1. Thuật ngữ "các nguyên tắc cơ bản của LQT?( xem vở ghi, sgk)

Về phương diện khoa học Luật quốc tế, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của LQT chính là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm và có giá trị bắt buột chung (jus cogens) đối với mọi chủ thể của LQT và được áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh và trong mọi lĩnh vực của quản hệ quốc tế.

Các nguyên tắc cơ bản của LQT thể hiện tập chung nhất những tư tưởng chính trị - pháp lý và cách xử sự của các chủ thể của LQT trong quá trình thiết lập và thực hiện các quan hệ quốc tế. Đồng thời các nguyên tắc cơ bản của LQT cũng chính là những tư tưởng chỉ đạo cho quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật quốc tế. Gồm 7 nguyên tắc........


1.2 Các đặc trưng cơ bản của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế

- 4 đặc trưng của hệ thống các nguyên tắc cơ bản:

·1/ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính phổ cập: được áp dụng trên phạm vi toàn cầu, được thừa nhận rộng rãi trong các quan hệ quốc tế. Về cơ sở pháp lý, các nguyên tắc cơ bản của LQT được ghi nhật trong nhiều văn bản pháp lý quan trọng như Hiến chương Liên hiệp quốc 1945, Tuyên bố 1970, ...

·2/ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính bao trùm: bao trùm trên tất cả mối quan hệ, các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, trong đó bao chùm nhất là quan hệ chính trị giữa các chủ thể của luật quốc tế, trong đó giữa các quốc gia với nhau.

·3/ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính bắt buột chung: bắt buột đối với mọi thực thể đều phải tuân thủ, dù tham gia hay không tham gia các quan hệ của LQT. Quan điểm tư tưởng chỉ đạo bao trùm đến toàn bộ các quy phạm pháp luật quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của LQT là những quy phạm có tính mệnh lệnh (jus cogens) có giá trị pháp lý cao nhất, bắt buộc đối với mọi chủ thể của LQT -> là cơ sở, nền tảng của toàn bộ hệ thống LQT, là thước đo giá trị pháp lý của tất cả các quy phạm LQT.

Câu hỏi nhận định: mọi điều ước quốc tế đương nhiên được xem là nguồn của LQT? => Sai, chỉ đều ước phải xây dựng trên sự thỏa thuận, phải phù hợp 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế thì mới được xem là nguồn của Luật quốc tế.

·4/ Các nguyên tắc cơ bản của LQT có mối liên hệ trong một chỉnh thể thống nhất: 7 nguyên tắc cơ bản của LQT không tồn tại một các độc lập riêng lẻ với nhau, không phân chia theo 1 trật tự, giá trị pháp lý nào, không nguyên tắc nào cao hơn nguyên tắc nào, vi phạm 1 nguyên tắc dẫn đến vi phạm những nguyên tắc khác. Ví dụ việc vi phạm nguyên tắc số 2 sẽ dẫn đến vi phạm hàng loạt các nguyên tắc khác, nguyên tắc số 2 là nguyên tắc trung tâm.

=> 7 nguyên tắc cơ bản này xương sống, nền tảng cho hệ thống pháp luật quốc tế, không thể tách rời nội dung từng nguyên tắc mà phải xem xét trong một tổng thể thống nhất, trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Các nguyên tắc cơ bản của LQT không có sự phân chia theo đẳng cấp theo nghĩa cao thấp, phục tùng nhau nhưng vị trí trung tâm của các nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực (use force) và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế vì nguyên tắc này đóng vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế - nhiệm vụ cơ bản của LHQ và luật pháp quốc tế. => Trong quan hệ quốc tế nếu một chủ thể của LQT có hành vi đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trái pháp luật quốc tế sẽ bị coi là vi phạm tất cả các nguyên tắc còn lại của hệ thống các nguyên tắc cơ bản.

Kết luận: Đặc trưng "Các nguyên tắc cơ bản của LQT có tính bắt buột chung" là đặc trưng quan trọng nhất, việc bắt tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LQT đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế. Trong mọi trường hợp, nếu các chủ thể của LQT vi phạm các nguyên tắc cơ bản của LQT đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng nhất.

Kết luận: đặc trưng số 3 là đặc trưng quan trọng nhất, việc tuân thủ 7 nguyên tắc này đảm bảo việc tuân... trật tự an ninh quốc tế.

Câu hỏi: Hãy chứng minh các nguyên tắc cơ bản của LQT là các nguyên tắc quy phạm mệnh lệnh Jus Cogens -> là các quy phạm mẹnh lệnh mang tiếng bắt buột mọi thực thể phải tuân thủ.

2. Các nguyên tắc cơ bản của LQT

2.1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

2.2. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

2.2.2. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Về nguyên tắc, mọi hành vi sử dụng và đe dọa sử dung vũ lực đều bị coi là bất hợp pháp trừ hai trường hợp ngoại lệ sau đây:

1/ Trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế đã được đại hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không,.. và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao nhưng HĐBA nhận thấy những biện pháp đó "... là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì HĐBA có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện" (điều 42 Hiến chương LHQ).

=> Hành vi sử dụng vũ lực do HĐBA quyết định trong những trường hợp nói trên không bị coi là vi phạm nguyên tắc này.

2/ Trong trường hợp các quốc gia bị xâm lược vũ trang, Hiến chương LHQ quy định: "không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhận hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên LHQ bị tấn công vũ trang cho đến khi HĐBA chưa áp dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các thành viên LHQ áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho HĐBA và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của HĐBA, chiếu theo hiến chương này, đối với việc HĐBA áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà HĐ thấy cần thiết để duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế" (điều 51 Hiến chương LHQ).

Như vậy, khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể cho đến khi HĐBA áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải báo ngay cho HĐBA.

Đồng thời không được cản trợ HĐBA hành động để thực hiện sứ mệnh bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế của mình.

=>>>> Về phương diện pháp lý, hành vi tự vệ của các quốc gia, các dân tộc dưới hình thức cá thể và tập thể là những hành vi hợp pháp, không vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

mức độ chống trả phải tương xứng với mức độ thiệt hại mà bên kia đã gây ra và phải báo với HĐBA.

2.3. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

2.4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

Về nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia là vi phạm LQT ngoại trừ can thiệp được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

1/- Khi xét có xung đột vũ trang nội bộ ở một quốc gia kéo dài nghiêm trọng, đe dọa nền hòa bình và an ninh quốc tế thì HĐBA có quyền can thiệp => xung đột vũ trang ở Công hòa Liên bang Nam Tư 1991.

2/- LHQ quyết định can thiệp vào quốc gia nào đó có sự vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người như phân biệt chủng tộc, diệt chủng hoặc vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế quan trọng khác như: sản xuất, tàng trữ, sử dụng mua bán, chuyển giao thử vũ khí hạt nhân, hành vi khủng bố.

=> Chỉ duy nhất 1 thực thể được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia là HĐBA, bất kỳ sự can thiệp của một liên minh quân sự nào, tổ chức quốc tế nào, quốc gia nào đều là vi phạm luật pháp quốc tế.

2.5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau

2.6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

    2.7. Nguyên tắc Pacta sunt servanda (tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế)

2.7.1. Nội dung của nguyên tắc

2.7.2. Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc:

Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia không phải thực hiện các điều ước, cam kết mà mình là thành viên khi:

1/- Điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia có nội dung trái với Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của LQT => Bất kỳ 1 điều ước nào trái với Hiến chương LHQ và trái với 7 nguyên tắc => không có giá trị pháp lý.

2/- Vi phạm các quy định của pháp luật quốc gia về trình tự, thủ tục và thẩm quyền ký kết. (điều 8 công ước Viên 1969) -> sai thẩm quyền thì điều ước vô hiệu lực, trừ trường hợp có sự xác nhận ngay sau đó của quốc gia có sai thẩm quyền thì có thể vẫn có giá trị pháp lý.

3/- Khi một trong các bên tham gia điều ước vi phạm nghiêm trọng điều ước hoặc chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ của họ => Một bên chỉ hưởng quyền và không thực hiện nghĩa vụ.

4/- Những điều kiện để thực hiện điều ước đã thay đổi cơ bản (Rebus sis stantibus). Ví dụ như có sự thay đổi tư cách chủ thể của LQT.

Điều 62: Sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh (Công ước Vien về luật điều ước quốc tế 1969)

Khi chiến tranh xảy ra -> các bên hoàn toàn được giải phóng các nghĩa vụ trong điều ước quốc tế trừ các điều ước về biên giới, lãnh thổ, quyền con người hoặc các điều ước mà ngay từ đầu có thỏa thuận vẫn tiếp tục có giá trị pháp lý.

Câu hỏ nhận định:

Khi các tranh chấp xảy ra, các bên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế đó theo điều 33 của Hiến chương LHQ? (điều 33 còn quy định các biện pháp thỏa thuận khác, các biện pháp hướng đến việc không sử dụng vũ lực để giải quyết -> đều được xem là biện pháp hòa bình).

Những phương pháp hòa bình (biện pháp) : điều 33 hiến chương. Tuy nhiên nếu như các bên có thỏa thuận nếu có tranh chấp xảy ra thì các vụ việc này được giải quyết tại tòa án quốc tế, thì tranh chấp xảy ra phải đưa ra tòa án quốc tế giải quyết.

Điều 33 của Hiến chương LHQ: Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình;

Câu hỏi: Yêu cầu phân tích nội dung một trong 7 nguyên tắc này? Ví dụ như: Có quan điểm cho rằng bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia không được thực hiện nghiêm túc, quan điểm của anh chị như thế nào? -> tất cả câu hỏi liên quan đến nội dung phải căn cứ vào điều 2 và tuyên bố 1970.Nếu câu hỏi phân tích các trường hợp ngoại lệ của các nguyên tắc: ví dụ nguyên tắc cấm dùng vũ lực, vậy luật quốc tế nào cho những chủ thể đặc biện nào được sử dụng vũ lực. (2) & (6), (7).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro