Untitled Part 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    3. Tập quán quốc tế

3.1. Khái niệm

Theo nghĩa là nguồn của Luật quốc tế, thì tập quán quốc tế là quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc tế và được các chủ thể của LQT thừa nhận rộng rãi là quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.

Tuy nhiên, không phải quy tắc xử sự nào hình thành trong thực tiễn cũng trở thành quy phạm tập quán quốc tế, tức là nguồn của LQT. Những tập quán là nguồn của LQT phải thỏa mãn các điều kiện sau:

1/ Tập quán đó phải được áp dụng trong một thời gian dài trong thực tiễn quốc tế, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

a. Tập quán này phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục.

b. Trong quá trình áp dụng đó, các quốc gia tin chắc xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý.

=> Một tập quán được coi là áp dụng qua một thời gian dài qua thực tiễn quốc tế phải đảm bảo hai yếu tố trên.

2/ Tập quán đó phải được thừa nhận rộng rãi như những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc, thể hiện

a.Phải được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng. Có nhũng tập quán được nhiều quốc gia thừa nhận vá áp dụng nhưng cũng có những tập quán chỉ áp dụng trong quan hệ song phương hày một số nước trong khu vực.

b.Phải được thừa nhận như những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc.

3/ Tập quán đó phải có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

Chỉ những tập quán được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn, được nhiều quốc gia thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc và có nội dung phù hợp với những quy phạm Jus Cogens của Luật quốc tế mới là nguồn của Luật quốc tế.

3.2. Con đường hình thành

1/ Theo quan điểm truyền thống

2/ Theo quan điểm mới

3.3. Hiệu lực

- Tập quán quốc tế có giá trị pháp lý như điều ước quốc tế

- Tập quán quốc tế có thể được áp dụng khi không có quy phạm điều ước quốc tế điều chỉnh hoặc các chủ thể Luật quốc tế chọn lựa tập quán quốc tế để điều chỉnh.

Câu hỏi nhận định:

·1. Mọi tập quán phát sinh trong đời sống quốc tế đều là nguồn của LQT?

S, Không phải mọi tập quán phát sinh trong đời sống được đương nhiên là nguồn của LQT, => Chỉ có những tập quán nào mà trong mối quan hệ giữa các chủ thể LQT với nhau, được họ thỏa thuận thừa nhận để giải quyết vụ việc thì tập quán đó mới được xem là tập quán quốc tế nguồn của LQT giải quyết vụ việc giữa các bên. phải thỏa mãn 3 điều kiện: Chỉ những tập quán được áp dụng qua một thời gian dài trong thực tiễn, được nhiều quốc gia thừa nhận có giá trị pháp lý bắt buộc và có nội dung phù hợp với những quy phạm Jus Cogens của Luật quốc tế mới là nguồn của Luật quốc tế.

·2. Thỏa thuận là con đường duy nhất để hình thành nguồn của Luật quốc tế?

Đ, thỏa thuận là con đường duy nhất để hình thành nguồn của LQT là luôn luôn đúng. Bởi vì bản chất của LQT là sự thỏa thuận, mà nguồn của LQT không chỉ bao gồm điều ước mà còn bao gồm tập quán quốc tế, nên thỏa thuận là con đường duy nhất.

·3. Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn tập quán quốc tế? Là 2 nguồn có giá trị như nhau. Xuất phát từ bản chất của luật quốc tế là thỏa thuận.

·4. Tình huống: trong trường hợp cùng 1 vấn để có cả nguồn điều ước quốc tế và nguồn tập quán quốc tế cùng giải quyết, theo anh chị thì áp dụng nguồn nào? tại sao? Ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên, nếu thỏa thuận tập quán áp dụng tập quán, nếu thỏa thuận điều ước áp dụng điều ước. Về mặt nguyên tắc, ưu tiên sự thỏa thuận như trên, nhưng trên thực tiễn hiện nay, thông thường các bên lại ưu tiên áp dụng điều ước để giải quyết. Vì điều ước là 1 văn bản thành văn, quy định tương đối rõ ràng, cụ thể, có cả ràng buộc trong khi tập quán là luật bất thành văn, nên việc thống nhất giải quyết tranh chấp rất khó khăn => P.63. có hết trong sách.

·5. Điều ước quốc tế có nhiều ưu thế hơn tập quán quốc tế? Sai, ơ kìa sai chổ nào nhở (Cô giáo) -> Đúng. Ưu thế hơn là đúng, vì các bên ưu tiến áp dụng điều ước quốc tế.

4. Các phương tiện bổ trợ cho nguồn của Luật Quốc tế

·Các nguyên tắc pháp luật chung.

·Nghị quyết các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

·Phán quyết của tòa án quốc tế.

·Học thuyết về Luật quốc tế.

·Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.

=> 5 hình thức này chỉ bổ trợ, chứ không phải là nguồn. Trong trường hợp không có điều ước quốc tê hoặc tập quán quốc tế, thì 5 nguồn này là cơ sở để các bên giải quyết vụ việc.

Câu hỏi nhận định: Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ là nguồn của luật quốc tế? sai, là phương tiện bổ trợ, nhưng phải lý giải tại sao?.

Túm lại của cô giáo: Muốn xem là bản chất (nguồn của luật quốc tế): 1/ Luôn đạt sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Ví dụ: hiến chương liên hiệp quốc là sự thỏa thuận của 51 quốc gia thành viên tham gia sáng lập, có tính bắt buột đối với quốc gia thành viên. 2/ Có tính quy phạm bắt buột đối với các chủ thể.

Kiểm tra 2 tiêu chí:

·1. Các nguyên tắc pháp luật chung.

·2. Nghị quyết các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

·3. Phán quyết của tòa án quốc tế -> quan điểm chủ quan của quan tòa, không phải là sự thỏa thuận, chỉ bắt buộc các bên trong việc sovle tranh chấp -> không thỏa tiêu chí 1.

·4. Học thuyết về Luật quốc tế -> chỉ là các quan điểm, tư tưởng của các cá nhân, luật gia -> không phải chủ thể của LQT -> không mang tính bắt buột thi hành -> giải thích ngôn ngữ -> mang tính chất quy phạm.

·5. Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia -> không đat tiêu chí 1. không đạt được sự thỏa thuận, 2. không có tính bắt buột -> phương tiện bổ trợ.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro