Untitled Part 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    Bài tập tình huống: "..."?

·Giả sử 1: "cấm bảo lưu" -> mọi quốc gia thành viên phải thực hiện đầy đủ trọn vẹn các điều khoản trong điều ước.

·Giả sử 2: Cho phép bảo lưu điều khoản nào đó, thì cho phép mọi quốc gia thành viên có thể bảo lưu điều khoản này, mà bất kể sự phản đối, mọi phản đối vô hiệu.

·Giả sử 3: cho phép bảo lưu chung chung -> 2 trường hợp: 1/ im lặng trong 12 tháng hoặc chấp thuận, đồng ý -> coi như bảo lưu có hiệu lực pháp luật. 2/ nước phản đối -> thì điều khoản bảo lưu vô hiệu với nước phản đối, phải thực hiện đúng điều khoản này.

·Giả sử 4: tuyên bố bảo lưu với điều khoản nào, mà việc bảo lưu điều khoản này trái với mục đích của điều ước -> vô hiệu.

Hãy phân tích các phương thức làm phát sinh hiệu lực của 1 điều ước quốc tế:

- Nếu như 1 điều ước quốc tế mà không có quy định phải trải qua phê chuẩn phê duyệt, thì sau khi ký chính thức phát sinh hiệu lực pháp luật.

- Ký tượng trưng có sự đồng ý của các cơ quan thẩm quyền.

- Ký chính thức co sự phê chuẩn, phê duyệt.

Ví dụ: "Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực pháp luật sau khi quốc hội hai nước phê chuẩn, phê duyệt."

CÂU HỎI:

Hãy phân biệt giữa phê chuẩn và phê duyệt

: Sự khác biệt giữa hai loại này:

(theo luật quốc gia quy định) -> theo luật việt Nam là theo thẩm quyền. Hầu hết các nước -> thẩm quyền phê chuẩn giao cho Quốc hội, thẩm quyền phê duyệt cho cơ quan hành pháp.

- Thẩm quyền phê chuẩn -> quốc hội hoặc chủ tịch nước. Điều 31,32 Luật 2005

- Thẩm quyền phê duyệt -> Cơ quan chính phủ -> điều 43,44 Luật 2005.

=> Phê chuẩn có mức độ quan trọng hơn so với phê duyệt.

Những điều ước cần phê chuẩn:

-> Hiểu nôm na: nhân danh nhà nước. Điều 7 Luật 2005 -> Những điều ước mà chủ tịch nước Việt Nam nhân danh với người đứng đầu nhà nước khác -> cần phải sự phê chuẩn. Những điều ước liên quan biên giới, lãnh thổ, quyền con người.

Những điều ước cần phê duyệt:

-> Hiểu nôm na: nhân danh chính phủ. Đưa ví dụ.

Câu hỏi nhận định:

·Bảo lưu là 1 tuyên bố đơn phương nhằm loại trừ 1 hoặc 1 vài điều khoản trong điều ước? S, có thể không loại trừ nhưng thay đổi hệ quả của điều khoản đó.

·Trong mọi trường hợp các quốc gia thành viên khi tham gia điều ước thì điều ước đã phát sinh hiệu lực?Có trường hợp nào gia nhập điều ước chưa phát sinh hiệu lực? Trường hợp nào, các bên không tham gia quá trình đàm phán soạn thảo, tại thời điểm điều ước đã được ký kết nhưng điều ước phải chờ phê chuẩn phê duyệt thì bên thứ ba gia nhập điều ước này. Trên thực tế thì ít xảy ra.

·Giả sử VN tham gia vào điều ước với tư cách thành viên gia nhập, sau khi điếu ước phat sinh hiệu lực, VN tiến hành xem xét, thấy nhiều điều khoản bất lợi, hay khi tham gia thì có nhiều điều bất lợi cho Việt Nam, thì VN có quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung theo yêu cầu của VN không? Các bên trong điều ước có nghĩa vụ sửa đổi bổ sung theo yêu câu VN không? -> vấn đề này tự nguyện, các bên trong điều ước có quyền không sửa đổi bổ sung. Trong trường hợp này thì LQT có cơ chế để bảo vệ, trong trường hợp các quốc gia thành viên tiên liệu 1 số điều khoản mà thành viên mới không thể tham gia hay chấp nhận -> có quyền bảo lưu điều ước quốc tế.

·Phê duyệt là hành vi tiếp sau phê chuẩn? Hai hành vi hoàn toàn độc lập với nhau tùy theo luật quốc gia quy định, tùy thuộc vào từng loại điều ước quy định.

·So sánh gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt điều ước?

· giống nhau:

+ hanh vi pháp lý đơn phương của 1 quốc gia nhằm công nhận hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Gia nhập cũng là phương thức phát sinh hiệu lực của 1 điều ước quốc tế.

· Khác nhau:

+ Phê chuẩn, phê duyệt cũng có thể áp dụng cho điều ước song phương (hiệp định thương mại Việt Mỹ) , điều ước đa phương (công ước quốc tế về Luật Biển). Gia nhập chỉ áp dụng cho điều ước đa phương. Phê chuẩn, phê duyệt phát sinh hiệu lực sau khi phê chuẩn, phê duyệt. Tại thời điểm đó điều ước đó chưa phát sinh hiệu lực. Trong khi gia nhập thì điều ứớc đã phát sinh hiệu lực (thông thường).

Vấn đề thực hiện điều ước quốc tế, tùy từng loại mà áp dụng trực tiếp hày gián tiếp. Cơ sở pháp lý khoản 2,3 điều 6 Luật ký kết các điều ước 2005.

Câu hỏi: Hiệu lực của 1 điều ước quốc tế là trực tiếp hay gián tiếp? Thực hiện điều ước quốc tế là các quốc gia phải ban hành các văn bản để hướng dẫn thực hiện?

2.6 Hiệu lực pháp lý của điều ước

2.6.1 Điều kiện

Điều ước vi phạm điều kiện sẽ bị coi là vô hiệu, tùy theo mức độ, có thể chia làm 2 loại:

- Điều ước vô hiệu tuyệt đối

- Điều ước vô hiệu tương đối

2.6.2 Hiệu lực điều ước theo không gian

2.6.3 Hiệu lực điều ước theo thời gian

Điều ước quốc tế hết hiệu lực: là những điều ước không còn giá trị ràng buộc đối với các bên ký kết (không còn khả năng phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên). Các trường hợp điều ước hết hiệu lực:

1/ Giải quyết xong hoặc đạt được mục tiêu đề ra

2/ Điều ước có điều khoản quy định ngày hết hiệu lực

Ngoài ra còn có các trường hợp sau, điều ước có thể chấm dứt hiệu lực:

1/ Chiến tranh xảy ra

- Đối với điều ước song phương: chấm dứt hiệu lực nhưng đối với những điều ước quốc tế về lãnh thổ, biên giới quốc gia, những điều ước có điều khoản ghi nhận vẫn có hiệu lực ngay cả khi có chiến tranh xảy ra.

- Đối với điều ước đa phương: sẽ chấm dứt hiệu lực giữa các bên tham chiến còn các bên không tham chiến thì điều ước đó vẫn có hiệu lực

2/ Các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước.

3/ Khi một bên đơn phương chấm dứt hiệu lực:

a. Bãi bỏ điều ước quốc tế: là hành vi đơn phương của một quốc gia tuyên bố điều ước đã hết lực đối với mình (với điều kiện có điều khoản quy định cho phép quốc gia tuyên bố đơn phương bãi bỏ điều ước).

Xảy ra 2 trường hợp:

+ điều ước đơn phương -> điều ước quốc tế hết hiệu lực,

+ điều ước đa phương -> chấm dứt hiệu lực của bên ra tuyên bố, các bên còn lại vẫn có hiệu lực.

b. Hủy bỏ điều ước quốc tế: là tuyên bố đơn phương của một quốc gia (do cơ quan có thẩm quyền trong nước) nhằm chấm dứt hiệu lực của một điều ước quốc tế đối với mình mà không cần điều ước đó cho phép khi:

Cơ sở pháp lý:

1/ Khi một bên chỉ hưởng quyền mà không thực hiện nghĩa vụ

2/ Một hay nhiều bên vi phạm nghiêm trọng những điều khoản của điều ước

3/ Khi quốc gia không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình -> Rebus sis stantibus -> hoàn cảnh thay đổi cơ bản dẫn đến quốc gia không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Ví dụ như thay đổi chủ thể quốc gia, Đông Đức và Tây Đức, việc hợp nhất này làm cho 2 quốc gia này không thể thực hiện nghĩa vụ trong điều ước có thể hủy bỏ hợp lệ, hợp pháp. Hoàn cảnh: hợp nhất, chia cắt, thậm chí như đảo chính thay đổi chính thể, chính quyền (ví dụ trường hợp thái lan).

Tạm đình chỉ thực hiện điều ước: quyền của quốc gia và được ghi nhận trong Luật điều ước quốc tế

1/ Các bên tham gia điều ước sẽ gián đoạn thực hiện trong một thời gian nhất định

2/ Cơ sở pháp lý của việc tạm đình chỉ là do sự thỏa thuận của các thành viên hoặc do điều ước quy định

3/ Trong thời gian tạm đình chỉ các bên không có bất kỳ hình thức nào cản trở việc khôi phục lại hiệu lực của điều ước quốc tế sau một thời gian gián đoạn.

Phân biệt tạm đình chỉ với bãi bỏ điều ước?

Câu hỏi nhân định: một điều ước chấm dứt hiệu lực khi có chiến tranh xảy ra? (Sai)

Bài tập tình huống : điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào? trường nào là hợp lệ hợp pháp, trường hợp nào không hợp pháp?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro