Untitled Part 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


    BÀI 2

1. Khái niệm nguồn của LQT

1.1. Định nghĩa

Nguồn của luật quốc tế được hiểu là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của QPPL quốc tế (bao gồm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) do chính các chủ thể của luật quộc tế thỏa thuận xây dựng nên.

1.2. Phân loại nguồn (tham khảo TBG)

1.3. Luật quốc tế có hai loại nguồn đó là nguồn thành văn (điều ước quốc tế) và nguồn bất thành văn (tập quán quốc tế) với nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, trực tiếp điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế. (căn cứ khoản 1 điều 38 quy chế tòa án quốc tế của LHQ).

2. Điều ước quốc tế

2.1. Khái niệm điều ước quốc tế

2.1.1. Định nghĩa

"Điều ước QT là những văn bản pháp lý QT do chính các chủ thể của luật QT thỏa thuận xây dựng nên nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế và phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật QT."

Câu hỏi nhận định:

·Điều ước quốc tế là 1 văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên? => Sai, không sử dụng Công ước viên cho nhận định này, do yếu tố lịch sử để lại.

·Mọi điều ước quốc tế điều là nguồn của luật quốc tế? => Sai, phải phù hợp với 7 nguyên tắc cơ bản của luật QT.

2.1.2. Phân loại điều ước (xem tập BG)

2.2. Trình tự ký kết điều ước quốc tế

2.2.1. Chủ thể ký kết điều ước quốc tế

Chủ thể của Điều ước quốc tế cũng chính là chủ thể của luật quốc tế, thực hiện thông qua các đại diện

2.2.2. Đại diện trực tiếp tham gia ký kết điều ước quốc tế

a. Đại diện đương nhiên

- Đại diện đương nhiên theo thông lệ quốc tế và thực tiễn pháp luật của các quốc gia đã xác nhận là những người không cần thư ủy nhiệm (giấy tờ) bao gồm:

·Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, người đúng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại nước ngoài : đại sứ quán, (Công ước viên còn có công sứ quán, đại biện quán, không bao gồm lãnh sự quán). Do VN chỉ thiết lập Đại sứ quán nên ít nghe (mong muốn quan hệ cao nhất), Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền (khi nhấn mạnh vị thế vai trò người đứng đầu)= đại sứ (nói chung), người đúng đầu các phái đoàn đại diện thường trực của VN ở nước ngoài bao gồm nhiều đối tượng được cử: Thủ tướng, Chủ tịch nước, đại sứ........

b. Đại diện được ủy quyền: phải có giấy tờ ủy quyền (Điều 22 luật 2005)

Khái niệm thư ủy nhiệm: (khoản 1 điều 2, mục d công ước Viên 1969).

2.3. Trình tự ký kết điều ước quốc tế( xem sgk)

2.4. Gia nhập điều ước quốc tế

2.5. Bảo lưu điều ước quốc tế

Bảo lưu điều ước quốc tế: "Một tuyên bố đơn phương của một quốc gia nhằm loại trừ hoặc thay đổi hệ quả của một hoặc một vài điều khoản trong điều ước đối với quốc gia đó."

·Câu hỏi nhận định: mọi tuyên bố đơn phương của quốc gia là tuyên bố bảo lưu điều ước? Phê chuẩn, phê duyệt cũng là một tuyên bố đơn phương của một quốc gia, nhưng không phải nhằm mục đích bảo lưu điều ước, mà là phê chuẩn điều ước, phê duyệ điều ước, hoặc tuyên bố hủy bỏ điều ước.

Ví dụ trường hợp bảo lưu điều ước: 4 quốc gia A-B-C-D ký kết điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có điều khoản sau 5 năm, có tuyên bố ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp ở mức nào đó. Trong đó B,C,D không có ý kiến gì. Nhưng A thấy không khả thi trong điều kiện của mình.

- Nước A tuyên bố bảo lưu khoản 1 điều 2 này, loại trừ điều khoản này đối với điều ước mà nước A. B,C,D vẫn theo điều khoản này, nhưng quan hệ giữa các nước đó với A thì được loại trừ hiệu lực điều khoản này.

- Nước A tuyên bố bảo lưu khoản 1 điều 2 này bằng cách thay đổi hệ quả, và được tất cả các quốc gia thành viên chấp thuận. Sau 15 năm mới dành thuế suất cho các nước này.

=> ý nghĩa của bảo lưu loại trừ & thay đổi.

Thực tiễn không phải quốc gia đưa ra tuyên bố bảo lưu cũng được các quốc gia thành viên chấp thuận!. Có ba sự phản ứng của các cơ quan hữu quan: phản đối, đồng ý, im lặng.

Khoản 5 điều 69, công ước ... 59 -> sau thời hạn 12 tháng, chấp thuận hay không phản đối, mặc nhiên hiểu rằng chấp thuận bảo lưu.

Hãy chứng minh, bảo lưu là quyền nhưng không tuyệt đối?

Bảo lưu được xem là một quyền, nhưng quyền này không phải là quyền tuyệt đối, vì những lý do sau đây:

·1. Bảo lưu không áp dụng cho điều ước song phương mà chỉ áp dụng cho điều ước đa phương

·2. Đối với điều ước đa phương mà có điều khoản quy định "cấm bảo lưu" thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện. Công ước 1982 về Luật Biển không chấp thuận bảo lưu => không được quyền bảo lưu.

·3. Đối với những điều ước đa phương chỉ cho phép bảo lưu một hoặc một vài điều khoản cụ thể nhất định, thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đới với những điều khoản còn lại => trong trường hợp điều ước chỉ cho phép bảo lưu những điều khoản cụ thể thì các quốc gia chỉ được bảo lưu những điều khoản đó. Công ước quốc tế 1961 về quan hệ ngoại giao cho phép bảo lưu khoản 2 điều 37 -> muốn chỉ bảo lưu được khoản 2 điều 37 mà thôi, các điều khoản còn lại muốn hay không cũng không thể bảo lưu.

· 4. Nếu điều ước đa phương cho phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục đích và đối tượng của điều ước (nghĩa là đối với những điều ước quốc tế đa phương cho phép bảo lưu thì một tuyên bố bảo lưu sẽ không được chấp thuận nếu nội dung của nó trái với mục đích và đối tượng của điều ước. Công ước Geneva , bảo vệ nạn nhân chiến tranh, các bên tham chiến không được tấn công bệnh viện, trường học -> không được bảo lưu điều khoản này vì trái với mục đích, nội dung chính của công ước này.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro