I2. Vợ nhặt - Kim Lân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. NHỚ

1. Tác giả Kim Lân (KL)

[Phải nhớ]

Tiểu sử:

Vị trí và đóng góp: KL là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông được biết đến là nhà văn của làng quê, của những người nông dân bình dị. Gia tài truyện ngắn của ông tuy ít nhưng có thể nói là "quý hồ tinh bất quý hồ đa".

[Nên nhớ]

b, Cuộc đời
- Sinh ra trong một gia đình dân ngụ cư nghèo, mẹ làm vợ lẽ nên ông thấu hiểu thân phận bất hạnh, cay cực của kẻ ăn nhờ ở đậu.
- Học hết bậc tiểu học, ông mưu sinh kiếm sống bằng nhiều nghề, chính công việc vất vả khiến ông có cơ hội được gần gũi, trải nghiệm, tích lũy vốn từ từ tầng lớp lao động.

c, Phong cách văn chương
Là cây bút chuyên truyện ngắn, ông để lại dấu ấn trong cách đề tài độc đáo như đói nghèo, người chết, qua hoàn cảnh của họ, ông khám phá ra vẻ đẹp con người.

2. Văn bản

a, Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại

Tác phẩm nằm trong tập "Con chó xấu xí". Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình được lập lại năm 1954, ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết nên truyện ngắn này và in nó trong tập "Con chó xấu xí".
Bối cảnh truyện ngắn này là nạn đói năm 1945.

b, Ý nghĩa nhan đề

c, Tình huống truyện: Nhặt vợ trong nạn đói. Đây là tình huống éo le, kì lạ. Dựng vợ gả chồng là chuyện trọng đại nhưng trong "Vợ nhặt" hai con người ấy lại đến với nhau tình cờ, chấp nhận về nhà chồng dễ dàng chỉ vì "bốn bát bánh đúc", thân phận người thật bèo bọt, rẻ rúng.
=> Ý nghĩa tình huống truyện:
Phản ánh hiện thực VN đói nghèo trước Cách mạng tháng Tám.
Phơi bày nhân phẩm con người khi bị cái đói cào quật: Vì đói khát, vì chạy trốn cái chết mà theo một người lạ về làm vợ.
Thể hiện niềm tin vào tình yêu thương gia đình sẽ giúp con người đến với tương lai tươi sáng hơn.

d, Tóm tắt

e, Giá trị

*Nội dung:

Giá trị hiện thực:
Phơi bày nạn đói năm 1945.

Giá trị nhân đạo:
Bài ca ca ngợi tình người: Trong hoàn cảnh khốn cùng đến đâu đi nữa, con người vẫn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, tin tưởng vào tương lai tương sáng dù nó có mơ hồ.

*Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc khác thường: từ cái đói con người tìm đến những lối thoát phi thường.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình trong một thời gian ngắn: từ đùa đến thạt, vui đến buồn, chỏng lỏn đến hiền hậu, bế tắc đến hi vọng.
- Sử dụng từ ngữ linh hoạt, sinh động, giàu khẩu ngữ, mang nét riêng của từng nhân vật.
- Đối thoại sinh động chân thực phù hợp với từng hoàn cảnh.

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Khung cảnh ngày đói

Không khí: "vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người."
=> KL đã đặt sự tàn tạ đói rách lên mùi của cái chết đang bủa vây khắp nơi, bao trùm lên không gian của người nghèo khổ đang sống. Cái chết như một kết quả không thể đổi ngược. Nơi con người sinh sống giờ đây đã không còn sinh khí.

Âm thanh: "Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết."
=> Tiếng quạ tô đậm cái lạnh lẽo thê lương đến ám ảnh trong năm đói đi vào lịch sử. Chi tiết tiếng quạ đối lập với hình ảnh "những người đói dật dờ đi lặng lẽ như những bóng ma." Tiếng quạ tượng trưng cho cái chết, điềm báo thì con người tượng trưng cho sự sống, sự sống đang mòn mỏi, còn cái chết thì rình rập mạnh mẽ.

Cuộc sống con người:

"Người chết như ngả rạ." Sáng nào cũng bắt gặp "ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường."
=> Cái đói đày đọa con người, tràn lan như bệnh dịch, tàn nhẫn phô bày sức phá hủy khủng khiếp của nó.

Người sống hốt hoảng, sợ hãi trốn khỏi cái chết: "đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau", "xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổng ngang khắp lều chợ."

=> KL tái hiện khung cảnh quen thuộc của miền Bắc năm đó, khi người dân lâm vào cảnh lầm than, tha phương cầu thực. Trong đám người ấy có cả trẻ con, người già, dựa dẫm bám víu lê lết thành từng đoàn người. KL so sánh họ với những bóng ma, đã tô đậm hình ảnh xanh xao tàn tạ.

=> Mở đầu truyện ngắn với khung cảnh âm u tối tăm, KL mô tả cái đói như một bóng ma đầy ám ảnh cướp đi sinh mạng con người.

2. Nhân vật Tràng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro