Phần 1: xa xứ xưa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Người xưa vốn có câu "đất có thổ công, sông có hà bá" ngụ ý nói rằng đất nơi đâu cũng sẽ luôn có chủ, nước dù sâu thẳm hay khô cạn cũng đều có người đứng đầu, kẻ xâm phạm chắc chắn sẽ phải nhận những hậu quả không tốt. Trong thế giới âm dương, cũng có những thổ công, những hà bá như thế, họ được coi là những vị vua một thời của thế giới âm dương. Được biết đến và kính trọng với cái tên thập đại đao phủ. Tất cả điều đó đều được bắt đầu bởi người đàn ông này, người sẽ thay đổi toàn bộ vòng xoay của lịch sử. Người đàn ông mang tên Doãn Chí Minh.
Mùa hè năm 1942,núi Bà Đen, Tây Ninh.
Núi bà đen, cái nơi mà tôi sinh ra và lớn lên cùng. Nhưng nay, có thể là ngày cuối cùng tôi chạy, đi, đứng trên những sườn dốc này. Tôi không ngờ rằng có ngày mình lại nói lời chia tay với nó. "Minh, mày đi đâu thế, đứng lại tao coi"-một người đàn ông đứng lại sau Minh thét lên .
"Dạ, anh Danh. Chắc em bỏ xứ đi xa anh ạ. Tụi tây tụi nó mà biết cha em theo Việt Minh thì kiểu gì cũng điều tra đến em ạ. Em lớn lên ở đây, coi bà con như gia đình mình, em không liên lụy đến bà con ở đây. Nên em phải đi thôi anh ạ". Tôi thở dài. Anh Danh đáp lại những lời nói của tôi bằng giọng điệu có vẻ buồn bực, anh ấy liền nói "Tao gọi cha mày cũng 1 tiếng thầy, nên tao cũng coi mày như anh em trong nhà. Anh khuyên thật, xa xứ không dễ đâu, bà con hàng xóm ở đây cũng có ai sợ tụi tây nó lên đây đâu. Có gì bà con chòm xóm mình che chở lẫn nhau, đó giờ vẫn thế mà. Bà con không sợ bọn nó, thì mày sợ làm cái chó gì! ". Tôi chỉ cười nhẹ mà đáp lại" dạ thôi ạ, nếu là họa em thì em tự gánh. Thôi thưa anh em đi ạ".
"Ừ. Nếu mày đã quyết thì t không ngăn mày"nói đến đó nhẹ giọng lại. Anh ấy tiếp túc nói"nhớ... Xuống chào tạm biệt dì Tím trước khi đi nha thằng kia". Tôi chỉ gật đầu mà không hề ngoảnh mặt lại. Những lời nói đó có lẻ là những lời cuộc cùng mà anh ấy giành cho tôi. Dù gì thì anh Danh cũng lớn lên với tôi từ nhỏ. Nói chia tay anh ấy mà tôi không buồn thì chắc chắn đó sẽ là 1 lời nói dối.
Tới chân núi, tôi ghé vào 1 ngôi nhà nhỏ dưới chân núi, từ khi còn nhỏ đến tận bây giờ đây luôn là cái nơi mà tôi cùng các anh em trong xóm ghé vào sau những ngày vui chơi. "Dì Tím ơi, dì có nhà không ạ, con thằng Minh nè. " tôi thét lớn vào trong gian nhà nhỏ. Chỉ có một tiếng thét lớn đáp những lời tôi nói "Ừ, mày dô nhà ngồi đi, dì ra liền, đợi dì cái". Tôi đi vào, trong nhà, ôi từng chi tiết trong nhà, từ cái bàn, cho đến cái ghê, đến từng ly trà. Ôi sao bao năm, nó vẫn như thế, cái cảm giác gì đang diễn ra trong tôi vậy,khó tả quá. "Sao nay mày xuống đây kiếm dì thế con" một người phụ nữ độ tuổi ngoài 50 đi từ gian nhà sau bước ra. Dì mặc một bộ áo bà ba màu nâu cũ. Dì Tím, một cái tên nghe rất lạ, tôi nghe mọi người nói dì tên Tím là vì khi sinh dì ra nhà dì trồng cà tím, buôn bán qua ngày, sau này thì dì lấy chồng nên chuyển về Tây Ninh sinh sống, hai vợ chồng dì bán nhan đèn ở cái núi Bà Đen này. Sở dĩ anh Danh kêu tôi phải qua chào dì là vốn vì từ khi còn nhỏ cho đến lớn. Tôi và anh Danh được dì chăm sóc mỗi khi cha tôi và gia đình anh danh đi xa. Tôi từ khi sinh ra đã chưa có bao giờ được nhìn thấy mẹ ruột mình, bà đã ra đi từ khi sinh tôi ra. Thế nên trong tâm trí tôi, tôi đã coi dì như người mẹ của tôi. Thế nên khi đi tôi cũng muốn đến báo cho dì biết. "Dạ con đến để chào dì một tiếng ạ" tôi bình thản đáp. "Gì mà chào, mày định đi đâu hả minh??" dì hoảng hốt hỏi lại tôi. Tôi chỉ bình thản đáp lại" dạ, con định bỏ đi xa ạ, con được tin cha con bị bọn tây giết khi đi truyền đạo ạ. Kiểu gì bọn tây cũng điều tra ra được con là con trai ổng, nên con định bỏ đi xa ạ". Dì nghe xong thì chỉ cười lớn, rồi dì đáp lại tôi" ha, thằng như mày mà sợ bọn tây hả, mày đừng có chọc cười tao nha Minh". Nghe xong tôi chỉ cười trừ. Không cho tôi đáp lại, dì tiếp tục nói"mày muốn đi thì đi, thằng như mày mà chịu bỏ xứ đi chắc có chuyện khó nói, tao cũng không muốn làm khó mày. Mà tao hỏi thiệt, mày mà đi rồi mồ mã ông bà mày tính sao, chã lẽ bỏ để đó??Sao mà chấp nhận được!". Tôi uống ngụm trả rồi đáp lại lời dì" Dạ, không giấu dì. Con đã nói với anh Danh rồi ạ, ảnh cũng nói ảnh sẽ chăm lo mồ mã gia đình con, đến khi tụi tây nó rời đi thì con sẽ quay lại ạ."Ừ, ai chứ thằng Danh thì tao chịu. Mà rồi mày định đâu hả Minh?" dì lên tiếng. "Dạ... Con nói rồi đó, con đi xa" dì phản hồi trong sự ngơ ngắc của tôi" ừ, tao biết rồi, mà ý tao là mày định đi đâu". Tôi im lặng một lúc rồi trả ơi dì"dạ, chắc giờ con xuống sài gòn gặp bạn con cái, rồi con với nó ra bắc một chuyến. Xong chắc con xuống lục tỉnh lập nghiệp ạ.". Dì nghe xong thì dì chỉ hạ giọng rồi "ừ, tính được thế là tốt, đi nhớ ăn uống đầy đủ đó, sau này tao mà xuống thăm mày, mày mà ốm nhom là tao cho ăn đòn, nhớ chưa".
Tôi nghe xong chỉ biết dạ, sau đó dì dặn tôi vào đốt nhang cho bác trai, tất chồng dì. Tôi cũng ngoan ngoãn vào thấp cho bác trái nén hương. Sau đó tôi đi. Tôi ra bên xe Tây Ninh,trước kia Tây Ninh là một vùng đầm lầy rộng lớn, đầy lục bình và cỏ sậy, nhìn chung không gian thật hoang vắng. Loại đất ở đây người ta thường gọi là đất không chân tức đất bùn lầy không thể trồng tỉa gì được nếu không cải tạo lại. Cho nên từ năm 1932 đến năm 1940, vùng đất hoang vu này được bồi đắp, cải tạo liên tục. Sau khi trở thành một vùng đất liền vững chắc, các dãy phố với các tiệm tạp hoá, tiệm ăn, tiệm cà phê,lần lượt mọc lên như nấm mọc sau mưa .Và bến xe tây ninh cũng được mọc lên trong khoảng thời gian này để phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển của con người nơi đây. Tôi bắt 1 chuyến đi từ Tây Ninh đến sài gòn, cả chuyến đi chỉ bao quanh là mùi còn người chen chúc trong xe, tùy ồn ào và hỗn loạn nhưng nhìn chung thì chã có gì đặt biệt để nói. Đến được sài gòn, tôi liền bắt xe đò chạy một mạch ra cảng Sài Gòn. Tôi đến đây để tìm một người. Khi xuống xe và trả tiền cho bác tài thì tôi liền đến tìm người đàn ông đã bày cho tôi chuyến đi này. Khi đang đi loanh quanh khu càng thì tôi nghe một tiếng gọi lớn gọi tôi"Minh, anh ở trên đây nè". Tôi liền quay đầu về nơi có tiếng kêu. Lúc này trước mặt tôi là một người đàn ông cao lớn, áo mặc một bộ quần và áo sơ mi xanh mà các công nhân trong các nhà máy thường hay mặc, mặt để râu, miệng hút điếu thuốc, cả con người ấy toát lên thần thái của một người từng trải. Người đàn ông ấy đến gần tôi, tay bỏ điều thuốc ra khỏi miệng, nhả khói lên trời. Nhả xong anh ấy nhìn xuống tôi và nói "Minh à, anh đợi mày lâu lắm rồi đấy" nói xong miệng anh ấy nở 1 nụ cười tự tin, nụ cười của kẻ chiến thắng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro