《Chương 1。4 - Con Đường Trưởng Thành》

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

《Mùa Hoa》

(Tôi đã học tập trên chiếc bàn nhỏ này từ những năm tiểu học cho đến năm 1992 tôi lên đại học)

VUI LÒNG KHÔNG REUP , KHÔNG SỬ DỤNG BẢN DỊCH DƯỚI MỌI HÌNH THỨC KINH DOANH !
NẾU PHÁT HIỆN. TỤI MÌNH SẼ DỪNG ĐĂNG TẢI VÀ KHÔNG DỊCH NỮA !
XIN CẢM ƠN. ❤

☆☆☆

   Ở Trung Quốc có bốn thư viện(1) lớn nổi tiếng, hương khói thịnh vượng suốt trăm ngàn năm qua đã thu hút rất nhiều văn nhân, nhã sĩ(2) trong nước không ngừng kéo về, và trong số đó có "thư viện Nhạc Lộc" nằm tại thành phố Trường Sa của tỉnh Hồ Nam, lấy câu "Duy Sở hữu tài, vu tư vi thịnh"(3) làm chủ mà càng trở nên nổi danh bốn biển.

   Khi còn học trung học, ngoài giờ học ra thì thư viện Nhạc Lộc là nơi tôi thích nán lại nhất. Trường tôi - Trường trung học trực thuộc Đại học sư phạm Hồ Nam cách thư viện Nhạc Lộc cũng không xa. Trong mắt tôi, trường cũng toát ra linh khí và sự thanh nhã giống như thư viện Nhạc Lộc vậy.

   Trường có một vị trí địa lý rất đẹp, dựa vào núi, nằm cạnh sông, là nơi rất thích hợp cho việc học hành. Mặc dù cách trung tâm thành phố khá xa, nhưng ngược lại bầu không khí rất trong lành và yên tĩnh. Hơn nữa, với sự nghiêm ngặt trong cách giảng dạy, giáo viên tài giỏi đứng đầu về chất lượng dạy và học trên cả nước, trường đã trở thành "đất lành" trong suy nghĩ của rất nhiều học sinh thành phố Trường Sa. Trường cũng đã đào tạo nên không ít nhân tài ưu tú xuất chúng, điển hình như thủ tướng Chu Dung Cơ.

   Năm 1986, sau khi được đặc cách vào trường trung học, tôi may mắn được trải nghiệm cuộc sống 6 năm trung học và cũng được trải qua thời kỳ thiếu niên được gọi là "mùa hoa" tại ngôi trường nổi tiếng này.

   Những ký ức về trường cũng rất muôn màu muôn vẻ, đặc biệt nhất có lẽ là cuộc sống nội trú suốt 6 năm. Bởi vì trường học cách trung tâm thành phố khá xa, cho nên phần lớn học sinh đều chọn cách sống nội trú. 12 tuổi, tôi bắt đầu nhập học và cũng "ngủ lại" luôn trong ký túc xá sinh viên cũ nằm phía sau thư viện trường.

   Bắt đầu với cuộc sống nội trú, tôi cũng giống như bao đứa trẻ bình thường khác. Cũng từ cuộc sống gia đình được chiều chuộng "quần áo đến tay, cơm dâng đến miệng" cho đến khi phải tự mình lo lắng mọi việc, rồi còn phải lo lắng cho cuộc sống tập thể của những người xung quanh. Khi đó, những đứa trẻ loai choai đang lớn như chúng tôi đã gặp phải không ít thử thách.

   Một căn phòng nhỏ, 6 chiếc giường tầng đặt sát hai bên tường, dưới cửa sổ là một chiếc bàn dài mỏng, dưới giường là hành lý của riêng mình, một xô nước, một phích nước nóng và vài đôi giày, đây chính là ngôi nhà của 12 người đàn ông nhỏ.

   Đó là một nơi rất vui vẻ! Quy định của ký túc xá rất là nghiêm ngặt, cứ đến 6 giờ sáng là chúng tôi phải dậy để tập thể dục, lịch học cả sáng lẫn chiều khiến chúng tôi không thể nán lại trong ký túc xá quá lâu, đến giờ nghỉ trưa thì ngủ chung tập thể, đến tối thì đúng 10 giờ là chúng tôi phải ngoan ngoãn tắt điện lên giường đi ngủ. Trong một cuộc sống tập thể nghiêm ngặt như vậy, tôi và các bạn học của mình cũng đã tìm được niềm vui tuy gò bó nhưng cũng rất thoải mái. Chúng tôi đều rất nghe lời, thỉnh thoảng cũng sẽ mạo hiểm một chút những quy tắc không làm ẩnh hưởng đến tập thể chung. Chúng tôi trốn khỏi tầm mắt của bác bảo vệ và lén mang cơm trưa về phòng, sau đó chúng tôi sẽ cùng nhau chia sẻ món cá khô và thịt khô được mang từ nhà đến (vì để giữ gìn vệ sinh chung nên trường học có quy định không được ăn cơm trong ký túc xá). Chúng tôi cũng từng bàn luận sôi nổi những chuyện vu vơ sau khi đã tắt điện, cậu bạn giường trên nằm gần phía cửa sẽ đưa tin tình báo rằng “thầy giáo đang đi tới đó”, chúng tôi liền lập tức ngậm miệng, nín thở chờ cho tới khi thầy giáo đi qua khỏi cửa phòng của chúng tôi, chúng tôi mới bắt đầu lén lút cười thầm….

   Và khi những ngày đầu Đông đến, khi chúng tôi đứng trong phòng tắm hét thật to một tiếng rồi dội một thùng nước lạnh lên trên người để tắm, khi chúng tôi bất ngờ phát hiện ra bác đầu bếp trong căn tin lúc lấy đồ ăn cho chúng tôi sẽ cho chúng tôi thêm mấy miếng thịt nạc, khi mà chúng tôi khó khắn lắm mới giành được ngày trực nhật để không phải xuống sân tập thể dục buổi sáng, có được lý do chính đáng để ngủ nướng một giấc thật ngon, khi chúng tôi tổ chức một bữa tiệc sinh nhật đơn giản cho bạn cùng phòng rồi mọi người cùng nhau nhảy múa ca hát, khi đến cuối tuần chúng tôi được trở về nhà ôm chặt lấy mẹ thơm một cái cũng không cảm thấy đủ. Chúng tôi thật sự đã được trải nghiệm những niềm vui mà những đứa trẻ không học nội trú thì sẽ không thể nào cảm nhận được !

   Chúng tôi đã được trải qua một mùa hoa tươi đẹp nhất của cuộc sống sinh hoạt tập thể, bất tri bất giác cũng đã hình thành nên những nhận thức và những giá trị quan về cuộc sống cho chính bản thân mình. Năm lớp 8, tôi vinh dự được gia nhập vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, từ đó, tôi không chỉ có được sự chăm lo từ cha mẹ, có được sự dạy dỗ từ thầy cô, mà tôi còn có được sự đào tạo và dẫn dắt của Đoàn thanh niên, giúp tôi ngày càng phát triển khỏe mạnh.

   Các học sinh của trường trung học đều rất độc lập, rất hiểu chuyện, đồng thời trường cũng đã dạy cho chúng tôi biết phải tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, giúp chúng tôi nhận thức được rằng ngoài siêng năng chăm chỉ mới có được thành công ra thì không còn con đường thứ hai nào khác, giúp chúng tôi hiểu được tích lũy kiến thức, nâng cao tố chất là mục đích của việc học hành, và tỷ lệ lên lớp mà mọi người luôn quan tâm đến thật ra là kết quả tương đương của sự chăm chỉ học tập mà có được chứ không phải là đặc biệt chạy theo bệnh thành tích.

   Quan trong hơn hết, phương châm giáo dục của trường là “dạy theo năng khiếu”, chứ không đào tạo các em học sinh trở thành những đứa trẻ thiểu năng đạt điêm cao, mà tôn trọng cá tính và sở thích của chúng, cho chúng một không gian để phát triển sức hút của bản thân mình, giúp đỡ chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng. Thế cho nên những học sinh của trường trung học đều là những đứa trẻ tự tin, vui vẻ, đều phát triển rất khỏe mạnh.

   Tôi cho rằng, trong suốt 6 năm học ở trường trung học, dưới một môi trường tự do như vậy tôi đã chọn lựa được sở trường và sở thích cho bản thân mình. Tôi từng vẽ tranh. Từng ca hát, từng nhảy múa, từng học chơi nhạc cụ, có những thứ đã dần dần trở thành thú vui trong cuộc sống, cũng có những thứ thật sự chẳng ra sao nhưng cũng sẽ không có ai chê trách gì. Lấy ví dụ như chơi nhạc cụ đi, khuyết điểm của tôi là không có tính linh hoạt, tôi kéo đàn nhị hết mấy tuần cũng vẫn cứ như là cái âm thanh kéo cửa bị rỉ sét, thôi hamonica thì bị hụt hơi, chơi violin một thời gian thì thấy cũng chả khác gì kéo đàn nhị, còn chơi guitar thì thôi rồi, cứ gảy một cái là đứt dây, cũng không biết là bị cái quỷ gì ám vào nữa.

   Tôi còn từng mê cả đá bóng, chạy theo sau một đám trẻ vừa to vừa cao, có khi cả trận thi đấu tôi còn chẳng chạm được vào trái bóng mấy lần, hơn nữa còn rất kỳ quái nữa là, mỗi lần tôi đá bóng là đều bị ngã trầy cả đầu gối, kiểu “trả giá bằng máu” luôn ấy, lần nào cũng thế. Có một lần tôi vô cùng cẩn thận, suốt cả trận bóng tôi lại không bị ngã một lần nào. Trận đấu kết thúc, mọi người đều rất phấn khởi rời đi, còn tôi xung phong đi nhặt bóng về trả lại cho phòng thể dục, thế rồi lúc tôi đi nhặt bóng tôi đã bị ngã khiến cho cái đầu gối đã trầy càng trầy thêm! Từ đó về sau tôi không đá bóng nữa, trận thi đấu hôm ấy cũng xem như là trận đấu từ biệt của tôi.

   Thế nhưng, tài năng cùng những hứng thú của tôi ở phương diện khác lại dần dần được bộc lộ, đó chính là diễn thuyết và dẫn chương trình. Trường học phát hiện ra sở thích của tôi liền lên kế hoạch bồi dưỡng cho tôi, cho tôi rất nhiều cơ hội để có thể nâng cao cũng như học hỏi được nhiều hơn. Những năng lực về phương diện dẫn chương trình mà tôi có được như ngày hôm nay, tất cả đều là nhờ vào công lao bồi dưỡng của trường trung học.

   Thành thích của tôi ở trường trung học luôn rất tốt, cũng đã học được rất nhiều kiến thức, tôi còn làm cả cán bộ lớp, rèn luyện khả năng, kết giao được với rất nhiều bạn bè. Quan trọng hơn hết là, suốt 6 năm học tại trường trung học, tôi đã nắm bắt được phương pháp học tập, có được thái độ nghiêm túc với cuộc sống, hiểu rõ mục tiêu của cuộc sống. Và khi so sánh với cậu nhóc của lúc mới nhập học, tôi cảm thấy, mình đã trưởng thành rồi. Đóa hoa nở trong mùa hoa ấy thật sự là quá tuyệt vời.

   Bạn cũng nên tự hỏi mình xem, bạn thuộc loại hoa gì ?

_____________________________________
(1) : Thư viện: thời xưa dùng nó làm nơi để đọc sách và dạy học
(2) : Văn nhân: những người có tri thức
Nhã sĩ: những người có phẩm chất tốt
(3) : Duy Sở hữu tài, Vu tư vi thịnh: Được trích từ hai tác phẩm "Tả Truyện" của Tả Thị Xuân Thu và "Luận Ngữ - Thái Bá Thiên" của Dương Giản.
"Duy Sở hữu tài" ý chỉ nước Sở sản sinh nhiều kỳ tài. mà nước Sở nay chính là thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Cả hai câu có thể hiểu là "Thư viện Nhạc Lộc của Trường Sa là nơi hội tụ những bậc anh tài"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro