Tất tần tật về Tâm Lý Học Tội Phạm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

À ừm thì đây là 1 topic mà tui đã ôm ấp ủ khá là lâu nhưng đến bây giờ mới bắt tay vào thực hiện. Tự nhiên coi Mouse cái nhớ ra cái chuyên mục vì vùi dập suốt cả năm trời này, gảnh quá nên là tui làm luôn. Gáng đọc hết cái bản thảo 3039 từ này nhaaaaaaa

Tâm lý học tội phạm là gì?

Từng có hai chuyên gia tâm lý học tội phạm hàng đầu ở Anh Quốc định nghĩa rằng "Tâm lý tội phạm như là một chuyên ngành ứng dụng tâm lý vào các mối quan tâm về sưu tập, kiểm tra và trình bày chứng cứ nhằm mục đích xét xử".

Lý giải này cho rằng ngành tâm lý học tội phạm có mối quan tâm đặc biệt tới điều tra (khi họ làm việc với cảnh sát) và quá trình xét xử. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của việc đánh giá và điều trị người phạm tội dựa vào bản án của họ, cũng không ngạc nhiên nếu có một vài bất đồng với khái niệm mà nhóm chuyên gia tâm lý tội phạm đưa ra.

Do đó cần có một định nghĩa rộng hơn, chính xác hơn dành cho khái niệm này. Một nhà tâm lý học tội phạm hàng đầu người Mỹ mô tả tâm lý tội phạm như là 'ứng dụng kiến thức tâm lý hay các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ khi đối mặt với hệ thống pháp luật'.

Định nghĩa này bao hàm toàn bộ hệ thống pháp luật, các nhà tâm lý tội phạm tiến hành nhiều bước của quá trình kết án (bao gồm cả sau khi công bố bản án) và thực sự cần một khái niệm không giới hạn để chứa đựng toàn bộ công việc.

Vai trò của chuyên gia tâm lý tội phạm

Vào năm 1981, Giáo sư Lionel Haward , mô tả bốn vai trò của chuyên gia tâm lý tội phạm như sau:

Lâm sàng : nghĩa là chuyên gia tâm lý tội phạm đánh giá từng cá nhân để đưa ra một chuẩn đoán lâm sàng, có thể dùng phương pháp phỏng vấn, công cụ đánh giá hoặc các bài kiểm tra tâm lý (như bảng câu hỏi đặc biệt). Những đánh giá này sẽ được khai báo cho cảnh sát, quan tòa, cơ quan quản lý nhà tù và giám sát phạm nhân.

Thực nghiệm: trình bày nghiên cứu để cung cấp tài liệu, tin tức cho một vụ án cụ thể. Gồm tiến hành các bài kiểm tra thực nghiệm để làm sáng tỏ một quan điểm hoặc cung cấp thông tin thêm cho tòa án.

Thống kê bảo hiểm:Chuyên gia ngành tâm lý tội phạm có thể được yêu cầu để cung cấp tài liệu bản báo cáo tiền án, tiền sự của phạm nhân cho quan tòa.

Tư vấn: nhà tâm lý học có thể cung cấp lời khuyên cho cảnh sát về cách tiếp tục vụ điều tra.

Nhà tâm lý học có thể dùng rất nhiều viễn cảnh khác nhau với nhiều lý do khác nhau trong phạm vi hệ thống tư pháp hình sự, cho nên đóng vai trò của mình thông qua nhiều cách.

Phân tích tâm lý tội phạm

Một trong những vai trò phổ biến nhất của các nhà phân tích tâm lý tội phạm đó là kết nối vụ án. Quá trình kết nối vụ án này dựa trên những điểm tương đồng về cách cư xử, thái độ của phạm nhân theo lời tường thuật của nạn nhân hoặc suy luận từ hiện trường vụ án.

Nhà tâm lý học tội phạm có thể nhận thông tin từ cảnh sát điều tra, sau đó nghiên cứu và tìm lỗi sai từ những lời khai và báo cáo liên quan đến vụ án, sau đó sẽ chắt lọc thông tin về cách cư xử của nghi phạm. Kế tiếp sẽ so sánh những chỉ điểm tố giác hành vi với những vụ tương tự để tìm kiếm bất cứ chứng cứ buộc tội nghi phạm, liệu cùng một người có thừa nhận đã thực hiện hơn một vụ án hay không.

Nhà tâm lý sẽ chuẩn bị một bản báo cáo cho cảnh sát, tóm tắt toàn bộ dấu hiệu tố giác hành vi của những vụ án chưa khám phá ra xem có khả năng hung thủ sẽ thừa nhận bất cứ vụ án nào khác trong cơ sở dữ liệu quốc gia hay không. Thông tin mà cảnh sát sử dụng nhằm tập trung điều tra các vụ án hoặc nếu vụ án trên cơ sở dữ liệu đã được xử lý thì cảnh sát sẽ dùng bản báo cáo để xây dựng giả thuyết rồi truy bắt thủ phạm.

Thiết lập hồ sơ tội phạm hoặc điều tra tâm lý tội phạm 

Hồ sơ tội phạm và điều tra tâm lý tội phạm trong những năm gần đây thu hút rất nhiều sự chú ý từ truyền thông đại chúng. Báo cáo truyền thông luôn tranh thủ thông tin do các nhà tâm lý học tội phạm nghiên cứu về những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, sau đó sẽ công bố với công chúng hồ sơ phạm tội của họ.

Việc truyền thông hành động như vậy một phần gia tăng giá trị tích cực của lĩnh vực này, nhưng vẫn có tranh cãi rằng (phần lớn) họ miêu tả giật gân hoặc sai sự thật so hồ sơ phạm tội gốc, điều này đã gây ra sự nhầm lẫn về hồ sơ thực tế.

Thông tin điều tra tâm lý tội phạm được lượm lặt từ nhiều nguồn như hiện trường vụ án hay cách hành xử, thái độ của nghi phạm trong suốt quá trình điều tra vụ án. Điều này có thể được gộp lại với các thông tin khác như báo cáo nạn nhân (nếu có) để rút ra kết luận về bản chất con người thật sự của thủ phạm vụ án.

Vậy vụ án được lên kế hoạch tỉ mỉ hay chỉ một phút bốc đồng? Hung thủ liệu có sống ở khu vực lận cận gần hiện trường vụ án hay không? Lứa tuổi nào có khả năng thực hiện vụ án? Giới tính của hung thủ là gì? Cảnh sát có thể sử dụng thông tin trên để phục vụ công tác điều tra và thiết kế tài nguyên mục tiêu.

Phỏng vấn, phát hiện nói dối và nguyên cứu nhân chứng

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng người phụ trách chất vấn có thể kiểm soát được việc nhân chứng hồi tưởng lại sự kiện (cả vô ý hay cố ý – ví dụ như bởi dạng câu hỏi được đưa ra), rõ ràng là người chất vần cần phải được hướng dẫn lại cách tiến hành chất vấn một cách phù hợp.

Các nhà tâm lý học trở thành phương tiện để phát triển thông tin hướng dẫn và lời khuyên về cách tốt nhất để chất vấn nhân chứng và nghi phạm cũng như cung cấp chương trình đào tạo kỹ thuật này cho lực lượng cảnh sát. Cảnh sát cũng phối hợp với các nhà tâm lý để nhận lời khuyên về cách chất vất từng dạng nhân chứng hay nghi phạm nhất định.

Đánh giá và điều trị tội phạm

Các nhà tâm lý học tội phạm đặc biệt là ở Úc, Canada và Anh đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo và quản lý tội phạm ở trong cộng đồng cũng như khi bị giam giữ ở trại giam. Vai trò có thể liên quan đến làm việc với tội phạm để giảm bớt tỉ lệ tái phạm tội trong tương lai hay còn một vai trò nữa là chữa bệnh tâm lý nếu cần thiết.

Những vấn đề tâm lý này có thể có (hoặc không) là kết quả ảnh hưởng từ tội ác mà họ gây ra (ví dụ như sự phát triển của rối loạn sau sang chấn hay việc nhận thức về ảnh hưởng của hành động của họ đối với nạn nhân) hay cũng có thể là ảnh hưởng của nơi mà họ bị giam giữ (ví dụ như việc gia tăng trầm cảm khi phải sống xa gia đình hay sự lo lắng, sợ hãi khi liên tục bị áp bức từ những tù nhân khác. Công việc này có thê biến thể thành nhiều hình thức khác nhau và vô cùng thách thức trên thực tế.

Một trọng những khía cạnh đầu tiên của tâm lý học tội phạm khi làm việc với bị can sau khi đã bị tuyên án là thẩm định, đánh giá bị can. Điều này bao gồm đánh giá kỹ mức độ tái phạm tội, khả năng gây sát thương (cho người khác cũng như chính bản thân họ) và nhu cầu của họ (ví dụ như chỗ ở, khả năng tài chính, sức khỏe tâm thần).

Những đánh giá này có thể sử dụng trong việc quản lý tội phạm có mức độ liều lĩnh, nhu cầu cao, thiết lập kế hoạch về các hoạt động mà phạm nhân sẽ thực hiện trong thời gian thi hành án. Điều đó có thể bao gồm cung cấp các quá trình học kỹ năng cơ bản, cách đối xử, các kế hoạch của từng người trong từng trường hợp cụ thể và hơn thế.

Hơn nữa, nếu một tội phạm đang bị kết án và được xem là một mối nguy hiểm đối với cộng đồng, thì nó có thể là một trường hợp mà người phạm trở thành đối tượng bị giám sát để giảm thiểu mối nguy hiểm mà anh ta hoặc cô ta có thể gây ra. Các nhà tâm lý học lúc đầu có thể cung cấp giúp việc sắp xếp các hoạt động những họ còn có thể cung cấp cách quản lý và các lời khuyên theo gỡ các vấn đề như việc can thiệp.

Các nhà tâm lý học tội phạm còn được tham gia đóng góp phát triển việc thiết kế, phân phối và quản lý của chương trình nhằm xác định suy nghĩ, thái độ và hành vi của tội phạm góp phần tạo nên tội ác cũng như ngăn ngừa các tội ác sau này.

Các nhà tâm lý học còn liên quan đến việc quản lý các chương trình đó để đảm bảo chắc chắn rằng các phạm nhân được tham gia vào đúng chương trình phù hợp và các chương trình được thực hiện đúng như mục đích của người thiết kế tạo ra. Nghiên cứu cho thấy các chương trình không được thực hiện đúng có thể làm việc thực hiện trở thành vô nghĩa không hiệu quả thậm chí là gây ra thiệt hại nặng nề.

Tuy nhiên, vai trò của tù nhân hay thách thức của nhà tâm lý học không giới hạn trong mối quan hệ giữa việc cải tạo và công việc. Các nhà tâm lý tội phạm trong những trường hợp đấy thì có thể liên quan đến việc đảm nhận nghiên cứu, giám sát việc huấn luyện cho tù nhân hay nhân viên học việc, chuẩn bị báo cáo cho các chi tiết của các phiên tòa về mức độ nguy hiểm, nhu cầu và các thông tin khác liên quan đến cá nhân tội phạm, những người tham dự phiên tòa, nơi tổ chức họp hay những cơ quan chủ quản bắt buộc.

Chủ thể của tội phạm là gì ?

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có năng lực Trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi và đạt độ tuổi luật định) đã thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ở một số tội nhất định, chủ thể còn có thêm đặc điểm khác vì chỉ khi có đặc điểm khác chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội của các tội này. Ví dụ: Chỉ người có chức vụ, quyền hạn mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội có dấu hiệu "lợi dụng chức vụ, quyền hạn"? Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải có chủ thể. Không có chủ thể của tội phạm thì không có tội phạm.

Chủ thể của tội phạm phải là một người cụ thể đang sống. Khi người phạm tội còn sống họ mới nguy hiểm cho xã hội, cần giáo dục để họ trở thành người có ích cho xã hội. Chỉ con người đang sống mới cần cải tạo, giáo dục. Luật Hình sự Việt Nam quy định chủ thể là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, vậy pháp luật Hình sự không cho phép người khác chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội, kể cả họ là người thân thích ruột thịt. Đây là nguyên tắc cá nhân hóa, cụ thể hóa trách nhiệm hình sự. Pháp luật Hình sự không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự người đã chết. Sau khi phạm tội, trước khi bị khởi tố nếu người phạm tội đã chết thì không được khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra, nếu người phạm tội đã chết thì phải đình chỉ vụ án với họ.

Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của mình. Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình. Pháp luật Việt Nam dựa vào 2 tiêu chuẩn để xác định năng lực trách nhiệm hình sự: tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý. Theo tiêu chuẩn y học chủ thể tội phạm phải là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác làm mất khả năng nhận thức và tự chủ hành vi của mình. Theo tiêu chuẩn tâm lý: chủ thể tội phạm phải là người nhận thức và tự chủ được hành vi của mình, là người hiểu được bản chất hành vi, điều khiển được hành vi.

Chủ thể tội phạm phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự là tuổi tròn tính từ ngày tháng năm sinh đến ngày tháng năm sinh. Việc xác định độ tuổi được căn cư vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp không xác định được độ tuổi thì phải tiến hành giám định độ tuổi.

Ngoài những dấu hiệu nói trên, có những tội phạm phải do chủ thể có điều kiện đặc biệt mới thực hiện được. Những chủ thể có dấu hiệu ấy được gọi là chủ thể đặc biệt. Dấu hiệu chủ thể đặc biệt bao gồm dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn; dấu hiệu nghề nghiệp, tính chất công việc; dấu hiệu giới tính, dấu hiệu quan hệ gia đinh, họ hàng.

Nhân thân người phạm tội tuy không phải là dấu hiêu của chủ thể, nhưng khi truy cứu trách nhiệm hình sự bao giờ cũng phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội, điều đặc biệt coi trọng là những đặc điểm về lai lịch tư pháp của họ như tiền án, tiền sự áp dụng hình phạt thỏa đáng, nhằm đạt hiệu quả giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm là gì ?

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Biểu hiện cơ bản của mặt khách quan là hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội mà thường được gọi là hành vi khách quan. Biểu hiện thứ hai của mặt khách quan là hậu quả thiệt hại (do hành vi khách quan gây ra) mà thường được gọi là hậu quả của tội phạm. Ngoài hai biểu hiện này, còn có các biểu hiện khác của mặt khách quan là công cụ, phương tiện được sử dụng, thời gian, địa điểm mà hành vi ' khách quan xảy ra... Tội phạm cụ thể nào cũng đều có những biểu hiện của mặt khách quan được thể hiện ra bên ngoài. Không có những biểu hiện ra bên ngoài đó thì không có những yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm là gì ?

Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lí bên trong của tội phạm. Trong đó, biểu hiện có tính cơ bản là lỗi của chủ thể. Chủ thể của tội phạm phải có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại. Lỗi đó có thể là cố ý hoặc vô ý. Việc thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại có thể do những động cơ khác nhau thúc đẩy và nhằm những mục đích nhất định. Các động cơ, mục đích này được gọi ở các tội cố ý là động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.

Công việc của các nhà tâm lý học tội phạm trong hệ thống tư pháp hình sự có thể gồm nhiều vai trò tùy thuộc vào chuyên môn của từng nhà tâm lý học. Từ việc hỗ trợ cảnh sát trong quá trình điều tra, tư vấn trong việc lựa chọn nhân viên cảnh sát, cung cấp chuyên gia nhân chứng đến tòa án, làm việc với người phạm tội để thực hiện các đánh giá và can thiệp, đến việc tiến hành nghiên cứu hoặc truyền đạt kiến thức của mình cho các nhà tâm lý tội phạm trong tương lai. Công việc của họ rất đa dạng và đầy thử thách. Ngành tâm lý học tội phạm sẽ tiếp tục phát triển và các nhà tâm lý học sẽ càng ngày càng đóng nhiều vai trò ở các khía cạnh của tội phạm.

 edit : 14:23 05.11.2021

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro