Lăng Mộ Huyền Bí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

       Lăng Tần Thủy Hoàng nằm trên địa bàn Huyện Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây, nhìn từ trên không khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng trông như một Kim tự tháp đồ sộ.

    Bố cục và kết cấu lăng Tần Thủy Hoàng được phỏng theo đô thành nhà Tần ở Hàm Dương, dưới gò đất cao là tượng trưng cho hoàng cung hào hoa tráng lệ, nội thành và ngoại thành khu lăng mộ tượng trưng cho cung thành Hàm Dương và thành quách bên ngoài. Khu lăng và khu tùy táng rộng 66,25 km2, rộng gấp đôi khu nội thành Tây An hiện nay.

      Tần Thủy Hoàng 13 tuổi đã bắt đầu cho xây mộ, sau khi thống nhất 6 nước lại bắt hơn 100 nghìn phu từ các nơi về tiếp tục xây mộ, mãi tới khi ông chết lúc 50 tuổi, cả thảy xây dựng trong 37 năm. Theo sử sách ghi lại, trong cung điện ngầm dưới lăng Tần Thủy Hoàng có rất nhiều cung điện, lầu các, trong có rất nhiều báu vật. Để phòng ngừa trộm mộ, trong có lắp đặt hệ thống cung tên tự động.

      Năm 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng chết đột ngột tại Sa Khưu Bình Đài <xã bình tỉnh Hà Bắc ngày nay>. Sau hai tháng ông chết, thi hài được chuyển về Hàm Dương và cử hành lễ táng long trọng. Khi đưa vào mộ, Hồ Huyền-đời thứ 2 nhà Tần ra lệnh bắt các cung nữ của Tần Thủy Hoàng phải tùy táng, những thợ xây mộ cũng phải tùy táng trong mộ.

      Theo "Hán Thư" và "Thủy Kinh Chú" ghi lại rằng: Lăng Tần Thủy Hoàng bị Hạng Vũ thiêu hủy năm 206 trước công nguyên. Trong "Thủy Kinh chú" của Lệ Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy có viết, sau khi đánh vào Hàm Dương, Hạng Vũ đã huy động 300 nghìn người vận chuyển trong 30 ngày mà vẫn chưa hết các đồ vật trong cung. Sau lại bị những tên cướp Quan đông lấy cắp Đồng quách. Về sau có người chăn cừu đi tìm cừu thất lạc đã mang theo đuốc vào trong mộ, chẳng may làm cháy khu mộ, truyền thuyết kể rằng đám cháy kéo dài trong 90 ngày. Cách nói này được lưu truyền rộng rãi.

      Nhưng cũng có người cho rằng khi Tư Mã Thiên viết "Sử Ký" chỉ sau hơn 100 năm Tần Thủy Hoàng mất. Trong sử ký, Tư Mã Thiên có chương nói về Tần Thủy Hoàng, nhưng không hề nói đến chuyện mộ bị thiêu hủy, nhưng Lệ Đạo Nguyên sau 600 năm lại viết tường tận về việc này, khiến cho mọi người không thể không nghi ngờ.

      Sau năm 1949, các nhà khảo cổ Trung Quốc tiến hành khảo sát đối với lăng Tần Thủy Hoàng, nhất là đã phát hiện khu Binh mã dõng nhà Tần. Các nhà khảo cổ đã khoan hơn 200 mũi khoan ở khu vưc xung quanh địa cung, chỉ phát hiện có hai lỗ của bọn đào mộ trộm, một lỗ ở phía đông bắc lăng, một ở phía tây lăng, đường kính khoảng 90 cm, sâu 9 mét nhưng còn cách xa trung tâm tới 250 mét, chưa đi vào địa cung. Hai lỗ đào trộm này hiện bị vùi lấp sâu dưới lòng đất, bề mặt khó có thể nhận ra.

      Theo nghiên cứu về các tầng đất, các bức tường của địa cung không bị phá hoại cũng như sự phân bố có qui luật của thủy ngân trong địa cung có thể rút ra kết luận địa cung vẫn hoàn hảo, chưa từng bị phá hoại hoặc đào trộm. Những truyền thuyết về Hạng Vũ khai quật mô, địa cung bị cháy trong sách của Ban Cô và Lệ Đạo Nguyên là không tin cậy. Theo dự đoán, nhưng nơi bị Hạng Vũ thiêu hủy năm xưa rất có thể là những công trình kiến trúc phụ. Nếu đúng như vậy thì lăng Tần Thủy Hoàng lại sẽ là một địa cung có một không hai trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro