tập tính

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ôn tập TẬP TÍNH VẬT NUÔI

 

1.      So sánh tập tính sinh sản của dê và cừu

Cừu

-                      Dê sống ở vùng ôn đới sẽ phụ thuộc mùa. Con cái ít động dục cuối mùa xuân và mùa hè. Libido của dê đực cũng thấp trong thời gian này. Đỉnh điểm chu kỳ động dục của dê là vào mùa thu → có nhiều dê con vào mùa xuân.

-                      Chu kỳ động dục của dê khoảng 21 ngày, thường kéo dài từ 18 – 24giờ và có thể dài hơn.

-                      Mùi sẽ kích thích con cái ve vãn và giáo phối: cọ xát mũi vào cơ thể dê đực và sẽ đúng yên để tiếp nhận sự chú ý của dê đực.

-                      Dê đực chủ động trong mùa sinh sản: tìm các dê cái động dục và tấn công con đực khác. Đáp ứng Flehmen. Con đực ngửi nước tiểu con cái và nhảy. Dê đực sẽ theo dê cái động dục, tách dê cái ra khỏi đàn. Giậm chân xuống đất xung quanh dê cái, kêu « baaing ». Lưỡi thụt vào thụt ra trong miệng và rất kích động. Ngửi bộ phận sinh dục của dê cái và luôn cọ xát bên sườn của dê cái. Nếu con cái chấp nhận thì con đực lao vào và gầm lên. Dê đực sinh sản không theo mùa. Thể tích tinh dịch từ 0,1-1,5ml. Mật độtinh trùng từ 2-6tỷ/ml.

-                      Con cái bằng lòng: đứng yên với đầu hạ thấp xuống và đuôi đưa qua một bên. Nếu dê cái mê đực và có kinh nghiệm, nó sẽ đứng yên và ngược lại → tốn thời gian và năng lượng của con đực

-                     Dê cái thành thục lúc 5-7 tháng tuổi khi đạt 60% khối lượng trưởng thành. Dê đực có tuổi thành thục sớm hơn dê cái (4-6 tháng khi đạt 50% khối lượng trưởng thành).

-                     Thời gian mang thai của dê là 150 ngày, khác nhau tùy giống và cá thể. Dê đẻ 1-3 con mỗi lứa. Dê mẹ rất hám con và cũng rất thích ăn nhau thai.

-                     Cừu sinh sản theo mùa: thích giao phối trong mùa mưa khi ngày ngắn và nhiệt độ hơi lạnh. Đưa cừu đực vào chuồng cừu cái ® kích thích động dục đồng loạt. Nồng độ testosterone và kích thước dịch hoàn đều giảm trong mùa không sinh sản.Những vùng xa xích đạo cừu rụng trứng theo mùa còn những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới cừu thường rụng trứng trong suốt 1 năm.

-                     Chu kỳ sinh sản khoảng 16 ngày (14 – 20 ngày), thời điểm chấp nhận đực là khoảng 30 – 36giờ. Thời gian động dục: từ 7-12 tháng.

-                     Sự ve vãn và giao phối: động dục nhiều lần trong mùa sinh sản. Cừu cái động dục thường có tập tính tìm đực. Hiệu quả giao phối có thể giảm xuống nếu thức ăn thiếu và cừu cái phân tán trong các nhóm nhỏ → cừu đực khổng thể tìm chúng với tỷ lệ 4 đực/100 cái.

-                     Đáp ứng của cừu đực là ngước mũi lên cao và vễnh môi trên (đáp ứng Flehmen). Cừu đực liếm cơ quan sinh dục cừu cái và sẽ thường xuyên thúc khuỷu chân trước vào cừu cái. Thể tích tinh dịch rất ít (£ 1ml)

-                     Cừu cái động dục thường tìm và ở gần cừu đực, ngửi và liếm cừu đực, tiểu thường xuyên. Thỉnh thoảng quay đầu quan sát hoạt động cừu đực, xoay đuôi.

-                     Thời gian trưởng thành sinh dục cừu đực là 5-10 tháng  nhưng  cho phối tốt nhất khi cừu đực đạt độ tuổi 12-18 tháng. 

-                     Thời gian mang thai khoảng 150 ngày. Số con trên lứa trung bình là 1,4 con (có khả năng sinh  từ 1-3 con/l ứa). Số lứa /năm thường là 2 năm  3 lứa.nhưng nếu nuôi tốt thì 1năm có thể 2  lứa.

2.      So sánh tập tính tiêu hóa của heo và thú nhai lại

Tiêu hóa

Thú nhai lại

Heo

 

 

 

 

 

 

 

 

Miệng

Nước bọt có tính kiềm nên trung hòa axít dạ cỏ, giúp thấm ướt thức ăn - quá trình  nuốt và nhai dễ dàng hơn.

Nước bọt ở trâu bò được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ tương đối liên tục.

Với các chất điện giải: Na+, K+, Ca2+, Mg2+ đặc biệt nước bọt còn có urê,  phốt-pho, có tác dụng điều chỉnh N và P cho môi trương dạ cỏ.

Sự phân tiết nước bọt chịu tác động bởi bản chất vât lý của thức ăn, hàm  lượng vật chất khô trong khẩu phần, dung tích đường tiêu hóa và trạng  thái sinh lý của gia súc. Trâu bò ăn nhiều thức ăn xơ thô sẽ phân tiết nhiều  nước bọt.

Việc phân tiết nước bọt giảm sẽ làm tác dụng đệm đối với dịch dạ cỏ kém  và kết quả là tiêu hóa thức ăn xơ giảm xuống.

Tiêu hoá ở miệng chủ yếu là tiêu hoá cơ học, nhờ nhai nghiền mà thức ăn bị bẻ gãy và trộn đều với nước bọt như chất bôi trơn và là môi trường cảm nhận về vị.

Heo có cơ quan cảm nhận vị ở khoang miệng và cơ quan cảm nhận đó tập trung ở lưỡi. Dịch nước bọt được tiết ra bởi ba đôi tuyến chứa 99% nước và 1% gồm muxin, muối vô cơ, enzym a-amylase và phức hợp lysozym.

Đối với heo, enzym có a-amylase  trong nước bọt nhưng hoạt động yếu. Mặc dù thức ăn tồn tại không lâu ở miệng nhưng sự tiêu hoá tinh bột do a-amylase có thể xãy ra ở vùng thượng vị của dạ dày trước khi thức ăn bị tiêu hoá.

 

 

 

 

 

 

 

Dạ dày

Dạ dày của gia súc nhai lại là dạ dày kép gồm 4 túi.

Dạ cỏ: Chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành-xương chậu.

85-90% dung tích dạ dày, 69% diện tích bệ mặt dạ dày. Chức năng  lên

men tiêu hóa, axit béo bay hơi

-   Dạ tổ ong: Túi nối liền với dạ cỏ, niêm mạc cấu tạo giống như tổ ong, đẩy

thức ăn rắn và thức ăn chưa nghiền nhỏ-dạ cỏ. Đẩy thức ăn nước-dạ  lá

sách. 

-   Dạ  lá sách: Niêm mạc cấu tạo gấp nếp như lá sách, ép các tiểu phần

thức ăn, hấp thu nước, nuối khoang, vitamins

-  Dạ múi khế: Là dạ dày tuyến gồm có thân vị, hạ vị. Chức năng tiêu hóa

như dạ dày đơn nhờ HCl, pepsin, kimozin, lipaza.

Dạ dày gia súc đơn ngăn vừa là cơ quan tiêu hoá vừa là nơi dự trữ thức ăn. Dạ dày heo có dung tích khoảng 8 lít, chia ra 3 cùng: thượng (cardia), trung (fundus) và hạ vị (terminus). Để tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn, mặt trong của dạ dày có nhiều nếp gấp.

Vùng thượng vị chiếm khoảng 3 phần đầu của dạ dày và tiết dịch kiềm, không có enzym, dịch nhờn được hình thành từ glycoprotein để bảo vệ vách niêm mạc khỏi axit. Vùng trung vị kéo dài sau thượng vị tiết dịch vị chứa lycoprotein và chất nhầy và chứa các tế bào thành sản sinh HCl làm giảm pH dịch vị. Pepsinogen cũng được tiết ra ở vùng trung vị, trong khi vùng hạ vị nối liền với tá tràng tiết chất nhầy bảo vệ.

Dịch vị được tiết ra ở cả 3 vùng của dạ dày chứa nước, pepsinogen, muối vô cơ, dịch nhầy, HCl và nội tố giúp cho việc hấp thu vitamin B12 hiệu quả hơn. Sự tiết dịch vị được điều tiết bởi nhiều yếu tố thần kinh và thể dịch và chia làm 3 pha. Pha 1, pha kích thích như nhìn và mùi vị của thức ăn kích thích thông qua tế bào thần kinh. Pha 2, pha tiết dịch được duy trì bởi các chất nhận cảm hoá học và độ choán của dạ dày. Cuối cùng là sự có mặt của dưỡng chấp ở tá tràng làm tác động đến hormon và thần kinh.

Dạ dày lợn ít khi không có thức ăn và việc thức ăn được  trộn chậm là điều kiện thuận lợi cho lên men của vi khuẩn ở đoạn cuối thực quản và cho tiêu hoá bởi dịch vị ở cuối hạ vị. Pepsinogen là dạng vô hoạt của pepsin được hoạt hoá bởi axit của dịch vị. Bốn loại pepsin được tim ra ở dịch vị heo hoạt động ở 2 mức pH là 2,0 và 3,5. Pepsin tấn công voà các liên kết peptit gần kề amino axit thơm, như là phenylalanine, trytophan, tyrosine, nhưng cũng có hoạt động ở liên kết giữa axit glutamic và cysteine. Pepsin cũng làm đông vón sữa. Rennin và chymosin cũng là các enzym tiêu hoá protein được tiết ra trong dạ dày của bê và heo con, có tác dụng như pepsin. Protein bị thuỷ phân bởi các enzym tiêu hoá của dịch vị biến thành chủ yếu là polypeptit với độ dài khác nhau và một ít amino axit.

Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng đựơc điều chỉnh bởi chất nhận cảm áp lực ở tá tràng. Hơn nữa lipit làm giảm tốc độ vận chuyển thức ăn xuống tá tràng. 

 

 

 

 

 

 

Ruột non

Quá trình tiêu hóa hấp thu ở ruột non của gia súc nhai lại, diễn ra tương tự

ở dạ dày đơn nhờ các men tiêu hóa của dịch ruột, dịch tụy và sự tham gia của dịch mật.

Ruột non là nơi xãy ra chủ yếu quá trình tiêu hoá và hấp thu thưc ăn, trong đó tá tràng là nơi tiết ra chủ yếu các dịch tiêu hoá và không tràng là nơi xãy ra hấp thu dinh dưỡng chủ yếu. Dịch ruột được tiết ra bởi các tuyến ở tá tràng, gan và tuỵ ngoại tiết. Trước hết là dịch tiết ra từ tá tràng có tính kiềm để bảo vệ vách ruột khỏi bị HCl từ dạ dày chuyển xuống.

Ở ruột non, ngoài sự có mặt các enzym tiêu hoá thì tồn tại một nhóm vi sinh vật. Bằng chứng là khoảng 47% xơ trung tính của củ cải đường được tiêu hoá ở các phần trước hồi tràng của lợn do hoạt động của vi khuẩn trong dạ dày và ruột non, và thuỷ phân bởi axit.

 

3.      Ảnh hưởng của sử dụng hóa chất trong thức ăn và vệ sinh chuồng trại lên sinh trưởng gia súc gia cầm

 

Chất kháng dinh dưỡng

Mimosine

Mimosine vào dạ cỏ biến thành dihydroxypyridime (DHP), một hợp chất gây bệnh bướu cổ (goitrogen). Loài nhai lại ăn nhiều thân lá keo dậu, sẽ bị ngộ độc mimosime: chậm lớn, rụng lông, chức năng tuyến giáp bị rối loạn, hàm lượng thyroxin huyết thanh giảm, tỷ lệ đẻ cũng kém. Lợn, gia cầm, thỏ ăn khẩu phần chứa trên 5-10% bột cỏ keo dậu cũng bị giảm tốc độ sinh trưởng.

Cyanogens

Cyanogens có thể bị thuỷ phân bằng enzym cho HCN. Vi khuẩn dạ cỏ chứa nhiều enzym thuỷ phân cyanogens, như vậy loài nhai lại nhạy cảm với độc cyanogens hơn loài dạ dày đơn. HCN sau khi được hấp thu đi đến gan và được khử độc ở gan. Ở đây HCN thành SCN (thyocyannate) nhờ enzym có tên là rhodanese. Tuy nhiên nếu có quá nhiều ion cyanide (do không chuyển được thành SCN) thì những ion này sẽ ức chế cytochrome oxidaza làm ngừng sản sinh ATP, mô bị thiếu năng lượng, con vật bị chết nhanh sau đó. Cyanide có thể gây bệnh bướu cổ do sản sinh thyocyanat trong quá trình khử độc.

Saponin

Saponin là glycoside chứa nhóm aglycone đa vòng phân bố rộng trong giới thực vật, có vị đắng và tạo bọt. Ở loài dạ dày đơn, saponin làm giảm tốc độ sinh trưởng do thu nhận thức ăn giảm. Bột lá Sesbanio sesban chứa 0,71% saponin trong khẩu phần đã thấy gà bị giảm sinh trưởng. Ở loài nhai lại, saponin được thấy là gây bệnh chướng hơi dạ cỏ, tuy nhiên những nghiên cứu sau đó lại thấy rằng chất này bị phân giải bởi vi sinh vật dạ cỏ và không gây chướng hơi dạ cỏ.

Phytohemaglutinin

Phytohemaglutinin còn gọi là lectin là một protein gây ngưng kết hồng cầu. Lectin kết hợp với phần cacbohydrate của màng tế bào thượng bì của ruột non, từ đó can thiệp vào sự hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột. Lectin thường có nhiều ở hạt đậu đỗ, nhưng cũng có ở lá với nồng độ thấp hơn.

Tanin

Ảnh hưởng kháng dinh dưỡng của tanin là ở chỗ tanin kết hợp với protein của thức ăn và với cả enzym đường tiêu hoá. Như vậy tanin trong thức ăn làm giảm tỷ lệ tiêu hoá protein thức ăn, giảm thu nhận thức ăn, giảm sinh trưởng, giảm sản lượng lông len (ở cừu). Tuy nhiên tanin - tanin có thể được phân giải ở phần ruột sau trong điều kiện pH thấp.

Các chất kháng dinh dưỡng khác

Các ANF khác có tác hại như sau:

- N.methyl b.phennethylamine gây "thất điều" (axtaxia) chân sau của cừu.

- Sesbanine gây ỉa chảy xuất huyết.

- S.methylcysteine sulphoxide có trong cây cỏ họ hoa thập tự (củ cải, bắp cải, cải dầu...) gây thiếu máu. Trong trường hợp trầm trọng hemoglobin trong máu có thể giảm chỉ còn một phần ba so với bình thường, hồng cầu bị phá huỷ nhanh đến mức hemoglobin xuất hiện ở nước tiểu.

- Terpenoid azadirachtin và limonin có vị đắng làm mất độ ngon của cây cỏ.

- oxalic axit có thể kết hợp với canxi tạo thành oxalat canxi không tan, làm cho canxi thức ăn không hấp thu được.

- Các phytoestrogen làm tăng sinh tuyến cystic của tử cung, làm tăng tiết niêm dịch và làm cho tinh trùng không đi vào ống dẫn trứng, từ đó gây "vô sinh tạm thời" trong mùa sinh sản (cừu bị nặng hơn bò).

- Nitrat có nhiều trong cỏ chăn và cỏ trồng nếu bón nhiều phân đạm vô cơ. Cỏ chăn chứa trên 0,70g nitơ nitrat/kg CK có thể gây độc cho loài? nhai lại. Triệu trứng độc: run rẩy, đi lại lảo đảo, thở nhanh rồi chết. Bản thân nitrat ít độc nhưng trong dạ cỏ nitrat biến thành nitrit oxy hoá sắt hai của hemoglobin thành sắt ba, tạo thành methemoglobin.

Độc tố nấm mốc trong thức ăn

Nấm/ mốc

Độc tố nấm

Thường có trong

Áspergillus flavus & A. parasiticus

Aflatoxin

Ngũ cốc và hạt có dầu

Aspergillus và Penicilium

Ochratoxin A

Lúa mạch, yến mạch, lúa mì, bắp

Furasium

Zearalenone

Bắp, đậu nành

Furasium

DON (vomitoxin)

Bắp, lúa mì

Furasium

T-2

Ngũ cốc

Furasium

Fumonisin B1

Bắp, lúa miến

 

Chất sát trùng

Trong chăn nuôi, vấn đề sát trùng chuồng trại là hết sức quan trọng để giảm đi bệnh tật cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng sẽ gây ra một số tác động stress cho thú. Một số loại hóa chất đang được sử dụng và những tác động của chúng:

Tên thuốc sát trùng

Nhược điểm

Formaldehyde

- Kích ứng mạnh đường hô hấp.
- Mùi khó chịu, khó phân hủy, có khả năng gây ung thư.
- Độc tính cao.

NaOH

- Ăn mòn kim loại.
- Độc, tác động lên người.

Chlorine

- Không tác động môi trường chất hữu cơ.
- Mùi khó chịu, ăn mòn kim loại.

Phenol

- Không tác động trên virus không có vỏ bọc.
- Không phun được trên gia súc, gia cầm.
- Hoạt tính yếu khi pH nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 7.
- Ăn mòn da.

4.      So sánh tập tính sinh sản của chó và mèo

Chỉ tiêu

Chó

Mèo

Tuổi động dục

Chó cái: 6-8 tháng tuổi.

Đã và đang thay lông với bộ lông mới óng ả, hấp dẫn hơn.

Bộ máy sinh dục phát triển: "nở" to hơn, có thể thấy tiết dịch nhờn trong như nhự chuối, dính ở hai bên mép âm hộ.

Tính cách thay đổi:

- Hoạt bát hơn.

- Thích gần với chó khác giới, hay nhõng nhẽo với chủ hơn.

- Ăn kém hơn bình thuờng khoảng 30-50%, ăn vặt, không để tâm đến ăn uống.

- Có những biểu hiện kỳ cục: ôm cưỡi lên chó khác đùa rỡn, kể cả cùng giới.

Chó đực: 10- 12 tháng tuổi.

Dấu hiệu: Rụng, thay lông, bóng mượt, thích chạy đi xa tìm bạn nô đùa. Hay đái "giắt", đái nhiều lần, nhiều chỗ để hấp dẫn "bạn gái" bằng mùi nước tiểu. Hay ôm cưỡi lên chó khác. Hay lòi đầu dương vật ra ngoài có kèm dịch nhờn, thậm chí xây sát viêm qui đầu có mủ.

5 - 6 tháng tuổi

Lúc đó trong buồng trứng của mèo có noãn bao phát triển, thành thục và chín.

 Đúng lúc này mèo bắt đầu cất tiếng gọi bạn tình. Để gọi bạn tình mèo cái cất tiếng kêu.

Tuổi trưởng thành sinh dục

Chó cái: 6-12 tháng.

Mèo cái: 6-9 tháng

Chu kì lên giống

2 lần/năm, mỗi lần khoảng 21 ngày

Thông thường 2 tháng một lần

Mang thai

Dấu hiệu rõ nhất được ghi nhận ở giai đoạn sau động dục là sự từ chối phối giống, không lôi cuốn chó đực.

Âm hộ trở về trạng thái và kích thước bình thường, không mềm nhũn như ở giai đoạn động dục.

Thực tế cho thấy không thể dựa vào biểu hiện lâm sàng để phân định chó ở giai đoạn sau động dục hay nghỉ ngơi hoặc những ngày đầu thai kỳ

Không gào đực nữa

Đầu vú mẩy ửng đỏ, dựng đứng, nầm vú to ra

Bỗng dưng ăn khỏe, rất thèm ăn hơn bình thường

Có nôn biểu hiện" nghén": thỉnh thoảng nôn ói ra thức ăn, nhưng vẫn ăn bình thường và khỏe mạnh.

Phát triển bụng to ra từ tuần thứ 5 và to nhanh cho tới lúc sinh con

Thích gần gũi với chủ hơn, tính tình dịu dàng hơn

Sinh đẻ

Có sữa trước khi sinh khoảng 3-4 ngày.

Sờ thấy thai chuyển động phía ngoài bụng.

Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn, thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép.

Chó mẹ thường nằm ở 1 chỗ, và không thích bị quất rầy

Trước khi sinh từ 2 - 4 giờ, chó bỏ ăn, ỉa "xón", đái giọt, giắt, kêu rít, thở gấp bồn chồn cào bới có phản xạ làm"ổ

Mèo mẹ tìm ổ đẻ

Có hiện tượng sệ bụng rõ rệt, đi lại chậm chạp thận trọng

Bồn chồn, cào bới ổ, kêu nhiều, quẩn chân cầu cứu chủ - thường là người mà nó tin tưởng nhất và giữ nó trong tầm mắt của mình để tiện theo dõi, xử lý

Bộ phận sinh dục bên ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt có sữa đầu màu trắng đặc sánh chảy ra.

5.      So sánh tập tính tiêu hóa của bò và trâu

Giống nhau:

Trâu và bò là động vật ăn cỏ, thuộc nhóm gia súc nhai lại có dạ dày 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Trong đó đặc biệt là dạ cỏ, nơi chứa và lên men phân giải thức ăn với sự hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm vi khuẩn, nguyên sinh động vật và nấm. Ngoài ra còn có Mycoplasma, các loại virus và các thể thực khuẩn nhưng chúng không đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là vi sinh vật yếm khí sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng.

Gia súc nhai lại bắt buộc phải nhai lại để làm nhuyễn thức ăn và tiết nước bọt  trung hòa môi trường dạ cỏ. Như vậy, phải cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh để quá trình nhai lại được thực hiện. Sự nhai lại tùy thuộc bản chất thức ăn, trạng thái sinh lý con vật, nhiệt độ môi trường.

Xơ được tiêu hoá thành các sản phẩm đơn giản cùng với đường, tinh bột được lên men tạo thành các axit béo bay hơi, CO2 và CH4. Các axit béo bay hơi được hấp thu vào máu qua thành dạ cỏ và tham gia vào quá trình trao đổi chất. Các chất có Nitơ được phân giải thành NH3 và được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp thành protein cho cơ thể chúng và đây cũng là nguồn protein cung cấp cho cơ thể gia súc.

Ở ruột non, nhờ tác dụng của các men tiêu hoá từ dịch ruột dịch mật, dịch tụy, những sản phẩm cuối cùng của sự lên men được biến đổi thành những sản phẩm thích hợp cho nhu cầu cơ thể và chúng được hấp thu theo các phương thức chủ động, thẩm thấu.

Ruột già là nơi thức ăn tiếp tục được lên men vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng của thức ăn chưa tiêu hoá được, các sản phẩm còn lại của quá trình lên men ở dạ cỏ, dịch nhờn, các men tiêu hoá, các tế bào già…được vi sinh vật phân giải, tiêu hoá và hấp thu như ở dạ dày nhưng với số lượng ít hơn.

Khác nhau:               

§  Thời gian nhai lại:

-          Trâu: Nhai lại diễn ra 14 – 16 lần/ ngày, kéo dài 6 - 8 giờ/ lần nhai lại, phân tiết 160 – 180 lít nước bọt/ngày.

-          Bò: Nhai lại diễn ra 5 - 6 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 50 phút, bò phân tiết 75 – 100 lít nước bọt trong 1 ngày đêm.

§  Khả năng sử dụng thức ăn:

-          Trâu có khả năng sử dụng thức ăn đa dạng. Trong hệ thống tiêu hoá của trâu có hệ vi sinh vật dạ cỏ phong phú, nên có thể tiêu hoá chất khô, đặc biệt là chất xơ, cao hơn bò. Nhờ hệ vi sinh vật trong dạ cỏ mà trâu có thể tiêu hoá các loại thức ăn có hàm lượng xơ cao và tạo thành các axit béo bay hơi cung cấp chủ yếu nhu cầu năng lượng của cơ thế. Trâu có thể tận dụng được nhiều loại cỏ, lá cây, một số loại cỏ nước và phế phụ phẩm của trồng trọt mà các gia súc khác không sử dụng được.

-          Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, trâu sử dụng protein có hiệu quả hơn bò. Vì vậy nhu cầu protein cho duy trì cơ thể thường thấp hơn bò.

§  Nhu cầu dinh dưỡng:

Trâu

Nhu cầu năng lượng cho duy trì

125 Kcal NLTĐ/Wkg0,75

121 Kcal/Wkg0,75

Nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng

10 – 15,6 Kcal NLTĐ/g tăng trọng ở trâu 200-500 kg.

1,13 – 1,16 Kcal NLTĐ/g tăng trọng

Nhu cầu năng lượng cho sinh sữa

1230 Kcal NLTĐ/kg (4% mỡ)

1144 Kcal NLTĐ/kg (4% mỡ)

Nhu cầu protein cho duy trì

Trung bình 2,54g Protein tiêu hóa/Wkg0,75

2,86g Protein tiêu hóa/Wkg0,75

Nhu cầu protein cho sinh sữa

146,2g Protein tiêu hóa/100g protein sữa

55g Protein tiêu hóa/kg sữa (4% mỡ)

6.      Ảnh hưởng của stress lên sinh trưởng và sinh sản ở gia súc

Stress lên tăng trưởng

Tác nhân stress tác động lên tủy thượng thận làm tăng tiết epinephrine. Dưới tác động của hormone này bộ máy tiêu hóa và trung khu ăn bị ảnh hưởng, từ đó dẫn truyền qua hệ thần kinh gây nên hiện tượng ức chế cơ trơn ở đường tiêu hóa, làm giảm lượng máu đến, giảm dịch tiêu hóa và hạn chế tiêu hóa thức ăn. Đồng thời epinephrine còn gây ức trung khu ăn làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ, do đó làm cho thú bị sụt cân.

Mặt khác, vùng dưới đồi sẽ giải phóng các yếu tố tác động đến tuyến yên làm cho tuyến yên tăng tiết ACTH và giảm phân tiết GH. ACTH tác động đến vùng vỏ tuyến thượng thận gây tăng corticosteroid, từ đó làm tăng biến dưỡng để tạo năng lượng cần thiết để cơ thể chống lại stress, nhưng stress cũng làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ, cơ thể phải phân giải các chất dự trữ để tạo năng lượng làm cho thú còi cọc, chậm lớn. Khi lượng glucocorticoid trong máu cao kích thích vùng dưới đồi phân tiết somatotropin, chất này quay trở lại ức chế trực tiếp sự tiết GH từ tuyến não thùy làm thú chậm tăng trưởng.

Stress lạnh làm giảm sự hấp thu sữa đầu do đó khả năng miễn dịch của thú non bị giảm. Việc tăng quá trình biến dưỡng cộng với việc lượng thức ăn ăn vào cơ thể giảm dẫn đến cơ thể phải phân giải các chất tích lũy (lipid, protein,...) để tạo năng lượng. Cuối cùng cơ thể bị sụt cân, còi cọc

Stress lên sinh sản

Hệ thống tuyến yên-dịch hoàn/buồng trứng phản ứng với các kích thích bất thường qua 2 pha: pha kích hoạt khởi động và pha ức chế. Pha ức chế xảy ra nếu kéo dài hoặc stress đủ mạnh.

Dưới tác động của các tác nhân stress vỏ não truyền xung động thần kinh xuống vùng dưới đồi gây ức chế tiết các yếu tố giải phóng GnRH (gonadotropin releasing hormone) và tăng tiết yếu tố giải phóng CRH. Khi GnRH của vùng dưới đồi giảm dẫn đến việc phân tiết của FSH (follicle stimulating hormone), LH (luteinizing hormone) trên con cái, hay ICSH (interstitial cell stimulating hormone) trên con đực, prolactin, oxytocin.

Đối với con cái việc thiếu FSH, LH làm cho nang noãn kém phát triển và không gây rụng trứng (tỷ lệ LH/FSH để gây rụng trứng là 1/3), rặn đẻ kém, giảm tiết sữa.

Đối với con đực thiếu ICSH (hormone kích thích tế bào kẽ) gây ức chế tế bào Leydig của dịch hoàn phân tiết testosterone. Testosterone tác động trên khắp cơ thể và trên ống sinh tinh. Chính vì vây, thiếu testosterone ảnh hưởng đến sự phát triển và đặc biệt chuyển tiền tinh trùng thành tinh trùng, sự hoạt động của tinh trùng và có tác dụng dinh dưỡng đối với cơ quan sinh dục phụ. Đồng thời thiếu FSH làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng của ống sinh tinh

Ngoài ra yếu tố giải phóng của vùng dưới đồi CRF gây phân tiết ACTH của tuyến yên. Hormone này tác động đến vùng vỏ tuyến thượng thận gây phân tiết các glucocorticoid. Đối với con cái những glucocorticoid gây ức chế sự phân tiết LH của tuyến yên. Đối với con đực những homone này gây ức chế tế bào Leydig phân tiết testosterone (Catherine và Serge, 1991)

Ngoài ra, do stress tác động lên hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết epinephrin gây co mạch ở tuyến vú, giảm oxytocin đến tuyến vú làm lượng sữa thải ra ít hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#123