#3. Người cha tội lỗi [03/02/2019]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

*Rầm*
*Rầm*

Tiếng máy cưa, máy xẻ, máy cắt vang lên inh ỏi, xưởng gỗ Nam Giang đang tấp nập với những chuyến xe đi xe về cùng hàng chục hàng ngàn tấn gỗ. Trên đống gỗ Thông còn nguyên vỏ xếp chồng lên nhau, hai người đàn ông đang ngồi nghỉ ngơi. Tô Vinh dùng chiếc khăn cũ lau đi lớp mồ hôi trên mặt, thò tay vào túi áo giàn-di đã bạc màu lấy ra bao thuốc lá. Anh ta lôi từ bao thuốc ra hai điếu thuốc, tiện tay đút một điếu vào miệng rồi chìa điếu còn lại trước mặt người bên cạnh, vừa ngậm điếu thuốc vừa hỏi:

"Lão Thiệu, hút một điếu không?"

Người được gọi là "lão Thiệu" kia chẳng nói năng gì, ánh mắt chỉ lia qua điếu thuốc rồi nhìn về phía xa xăm. Cái liếc mắt ấy, rõ ràng đáy mắt ông ta giao động không nhỏ, không những thế, có tiếng nói còn non trẻ như vang lên bên tai:

"Bố, thuốc lá có gì tốt đâu? Bố bỏ thuốc đi!"

Khóe miệng Tô Vinh giật giật, anh ta ngại ngùng thu lại điếu thuốc vào bao, móc bật lửa từ trong túi quần ra, châm thuốc. Mùi thuốc lá trộn lẫn với mùi nhựa thông, lại thêm không gian như lặng đi mặc cho các loại máy móc vẫn đang ra sức làm việc, phát ra thứ âm thanh đinh tai nhức óc khiến Tô Vinh thấy khó chịu. Anh ta lên tiếng:

"Lão Thiệu, tôi vẫn thắc mắc sao anh lại đến đây? Còn nữa, sao anh chỉ đến một mình? Vợ con anh không đi cùng sao?"

Người đàn ông nọ bỗng đờ người.

Giang Hải là tỉnh lẻ giáp biên, nơi đây nhiều khi đến sóng điện thoại còn không có, bốn bề ngoài núi cũng chỉ có rừng, gần như nơi đây tách biệt hẳn với bên ngoài. Tuy vậy, đây cũng là chỗ thích hợp để... trốn.

Nghe Tô Vinh hỏi vậy, Bối Thiệu lại nhớ tới căn nhà nhỏ ở An Khê, ngôi nhà ống đơn giản chen chúc trên tuyến phố cũ nát. Mười hai năm trước, nơi đó đã từng là tổ ấm của ông ta.

Thời trẻ, Bối Thiệu là tay buôn mật ong có tiếng, từ Thanh Trì đến Đông Phổ, từ Hàng Hải đến Tứ Sơn, không thương buôn nào là không biết đến cái tên Bối Thiệu. Ấy vậy mà đến năm 24 tuổi, Bối Thiệu mắc phải bệnh lạ, ông ta trở về quê mình là An Khê tìm thầy thuốc đông y chữa trị, sau đó lấy vợ sinh con.

Chớp mắt vài năm trôi qua, đứa con gái lớn của ông ta lên bảy, vợ ông ta lại mang bầu thêm cậu con trai nữa. Cuộc sống an nhàn trước kia đã đi vào dĩ vãng, thời vàng son của Bối Thiệu đã qua đi từ lâu, thương buôn nổi tiếng giờ phải làm việc quần quật ở xưởng gỗ, tích góp từng đồng từng cắc để trang trải cuộc sống thiếu thốn của gia đình. Khó khăn một chút, vất vả một chút, cực nhọc một chút, nhưng hạnh phúc!

Cứ thế ngày qua ngày, tháng qua tháng, hai năm sau vợ ông ta xin vào làm công chức, cuộc sống cũng khấm khá lên, vậy mà sóng gió cũng bắt đầu vỗ dần từ đây.

Bối Thiệu dính vào lô đề, cờ bạc, rượu, và cả ma túy.

Cái gọi là hạnh phúc vừa chớm nở chưa được bao lâu liền nhanh chóng gãy đi mầm non tốt nhất.

Ông ta từng thắng, từng thua, từng sắm cho gia đình nhiều món đồ, từng bán đi của gia đình rất nhiều món đồ, và hơn hết, ông ta từng bạo hành vợ mình rất nhiều lần, mỗi lần ông ta hành hung đều để lại rất nhiều vết thâm tím, vết xước, vết rách trên cơ thể và tâm hồn của người phụ nữa hiền lành kia.

Cuộc sống ở những tháng năm ấy, Bối Thiệu chỉ xoay quanh tiền, rượu, và những lần đánh vợ không thương tiếc.

Đoạn băng kí ức như tua chậm lại, dừng tại thời điểm đen tối nhất, cũng là vết nhơ, là vết thương mà ông đã chém lên và không bao giờ có thể rửa đi hay chữa lành.

Mười tám nhát dao liên tục.

Ông ta giết chết người vợ bên cạnh mình mười sáu năm, bằng phương thức trực tiếp nhất, tàn bạo nhất, trước mặt đứa con gái đang khóc nức nở.

Máu bắt văng ra khắp gian nhà nhỏ, người phụ nữ từng vì ông ta mà hy sinh cả tuổi xuân và hy vọng, giờ chỉ còn là cái xác không còn nguyên vẹn, lem luốc bởi những nhát dao tuyệt tình.

Vì rượu, vì ma túy.

Bao nhiêu cái "vì" được mang ra ngụy biện, và ông ta sống sáu năm trong tù.

Suốt sáu năm ấy, người duy nhất ghé qua trạm giam là bố ông ta.

Đến tột cùng thì Bối Thiệu vẫn không thể hiểu được, tại sao bản thân ông ta lại sa ngã đến như vậy. Trước mặt người cha già ông ta mới nhận thấy, con người ông ta đã vì những thứ phù phiếm mà bỏ qua rất nhiều điều, phá hủy rất nhiều thứ, giết chết rất nhiều hạnh phúc.

Ông ta là kẻ tội đồ.

Sau 2160 ngày, thứ ông ta còn lại chỉ là thân xác đã héo mòn và nhân cách thối nát của mình. Tất cả, người thân, bạn bè, thậm chí là người dưng đều nhìn ông ta bằng ánh mắt khinh bỉ, ghê tởm, sợ hãi, lo lắng... giống như ông ta là một thứ gì đó vô cùng đáng sợ trên đời này!

Ông ta chạy trốn, chạy đến một nơi mà không ai biết đến bản thân, không ai nhìn ông ta với ánh mắt xa lánh và kì thị. Nơi đó là Giang Hải.

Bối Thiệu bắt đầu cuộc sống mới của mình bằng nghề gỗ. Ông ta xin vào làm ở xưởng gỗ Nam Giang, tự lấy quá khứ để hà khắc với bản thân, tự xanh lánh mọi người như đó là hình phạt tối thiểu nhất.

Ông ta đáng bị như thế!

"Lão Thiệu! Lão Thiệu! Có con gái tới tìm!"

Có tiếng người xa xa vẫy gọi, Tô Vinh huýnh Bối Thiệu, cau mày:

"Lão Thiệu! Làm gì mà đơ ra như người chết thế? Có con gái tới tìm kìa!"

Bối Thiệu giật mình thoát ra khỏi hồi kí ức, đồng thời cũng không tin vào tai mình mà hỏi lại:

"Có con gái tới tìm tôi?"

[…]

"Có khả năng ông nội chỉ sống được thêm một tháng nữa, ông muốn gặp bố!"

Bối Tuyền tao nhã uống một ngụm trà hoa cúc, hương hoa tỏa ra nhẹ nhẹ giúp cô bình tĩnh lại đôi chút. Hơn tám năm, đây là lần đầu tiên cô có đủ dũng khí đi gặp người cha này.

"Con còn hận bố không?"

Bối Thiệu gần như ngừng thở, ông ta hy vọng Bối Tuyền còn hận, cũng hy vọng con bé hết hận mình. Nhưng hy vọng cũng chỉ là hy vọng, chuyện năm đó xảy ra ngay trước mặt con bé, dù nó có muốn cầm dao đâm ông thì ông cũng không thể làm gì được.

Tiếng nhạc bolero thấp thoáng bên tai, ngân lên giai điệp quen thuộc... "này cô bé có mái tóc đuôi gà, đạp xe trên phố, phố đông người qua..."

Đó là câu hát mà từ rất lâu, rất lâu về trước Bối Thiệu hay hát cho con gái nghe, vậy mà bây giờ khi nghe giai điệu này, ông ta chỉ muốn trốn khỏi ánh mắt nhàn nhạt của con gái, trốn khỏi nỗi dằn vặt và hối hận của bản thân.

Bối Tuyền nghe xong bài hát liền kìm nén nhịp run trong lòng, cô đặt tách trà xuống, cầm túi xách rồi rời ghế. Cô nói:

"Còn hận hay không thì bố vẫn là bố của con. Còn nữa, ông nội đang ở bệnh viện Tỉnh An Khê."

[…]

Một tuần sau.

Bệnh viện Tỉnh An Khê. Khoa tim mạch.

Mùi thuốc khử trùng nhang nhạt xông thẳng vài mũi, khô hanh, khó chịu. Thế nhưng điều là Bối Thiệu khó chịu hơn cả thứ mùi quái quỷ ấy là hình ảnh ông già tóc bạc nằm trên giường bệnh với đầy dây dợ cắm vào tay. Ông lão nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn vào thứ gì đó như ở ngay trước mắt nhưng nhìn mãi mà không thấu được.

*Cạch*

Tiếng mở cửa gây sự chú ý của ông lão.

Cụ Bối nhìn Bối Thiệu, giống như biết trước việc ông ta sẽ đến gặp mình. Ông cụ thản nhiên đưa ánh mắt của mình về phía cửa sổ.

"Con thay đổi."

Bối Thiệu ngồi xuống chiếc ghế cạnh giường. Cả phòng bệnh chẳng có ai ngoài hai cha con, bầu không khí tĩnh lặng như tờ. Giống như cả hai người đều lạc vào suy nghĩ của chính mình, chẳng ai nói gì cho đến khi Bối Thiệu cất giọng:

"Con xin lỗi."

"Không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng lời xin lỗi."

"Ta muốn gặp con không phải vì nhớ con. Bối Thiệu, ta chỉ muốn nói với con một câu 'đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại'. Trốn tránh không phải là cách."

"Vâng, con hiểu rồi."

[…]

Hai tuần sau, cụ Bối qua đời.

Bối Thiệu không đến dự tang lễ, nhưng hai tháng sau ông ta thôi việc ở xưởng gỗ Nam Giang và chuyển về Tỉnh An Khê sinh sống, bắt đầu sửa chữa, bù đắp sai lầm của mình.

---------

Thực ra trên thế giới này chẳng ai là chưa từng sai lầm, chưa từng vấp ngã. Nghịch cảnh có thể đánh gục niềm tin và đổi hướng đi của con người, nhưng cũng có thể khiếm con người từ những bước chân chết mà trở nên vững vàng hơn. Quan trọng là bản thân mỗi người phải biết tự chịu trách nhiệm với việc mình gây ra, đừng ỷ lại hay đổ lỗi cho người khác, càng đừng để những người bên cạnh mình bị tổn thương.

Trong cuộc sống, hạnh phúc vẫn là quan trọng nhất ❤

#me

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro