Chương 1-5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tháng Ngày Có Em

Chương 1

Người bạn đồng học cũ của tôi là Dương Sơn vừa tham dự đại hội Văn bút ở Tokyo về. Gặp tôi ở phi trường, anh đã cho biết là Anh Tử vẫn còn sống và hiện đã là một nữ văn sĩ nổi tiếng ở đất Nhật.
Tin đến với tôi quá đột ngột và bất ngờ, khiến tôi không biết mình đã nghe lầm không. Bởi vì một cô gái hiền lành, yếu đuối sống giữa thời đạn bom, rồi đột nhiên bặt tin suốt mười tám năm trời, giờ lại nghe tin còn sống mà lại nổi danh nữa. Chẳng phải là huyễn hoặc như chỉ có trong tiểu thuyết ư?
Nhưng sự huyễn hoặc đó lại khiến tôi sững sờ đến độ muốn kêu to. Ở đây tôi cần nói rõ một điều. Anh Tử là một cô gái Nhật sống trên đất Trung Hoa trong thời Nhật Hoa chiến tranh. Một cuộc chiến khốc liệt trong bối cảnh đệ nhị thế chiến. Và sau đó tôi và nàng đã mất liên lạc nhau suốt mười tám năm đằng đẵng.
Chuyện mười tám năm qua nào có thể diễn đạt trong một vài câu ngắn? Nên tôi đã nắm lấy tay Dương Sơn kéo đến một quán rượu gần đó. Thứ nhất là để rửa bụi cho người bạn vừa đi xa về và thứ hai là để chúc mừng cho sự thành công trên đường văn học của cố nhân.
Trên đường đi, Dương Sơn đã thích thú ngắm những cô nữ sinh hồn nhiên với cặp sách trên tay, mà mơ màng đến những kỷ niệm ngày xưa cũ. Anh ta nói với tôi.
- Ngươi còn nhớ đến cảnh chúng mình còn ở thời trung học không? Anh Tử cũng giống như những gái kia, ưa nói ưa cười như con sáo nhở.
"Chim Yến nhỏ" là một những biệt hiệu của Anh Tử. Tôi thầm khen cái trí nhờ tốt của Dương Sơn. Điều anh chàng nói khiến tôi nhớ lại cái hình ảnh bé nhỏ xinh xắn của người xưa. Bất giác tôi thở dài.
- Có điều, bây giờ bọn mình đứa nào cũng trên bốn mươi rồi. Vì vậy bây giờ chắc hẳn Anh Tử không còn là chim Yến nữa đâu. Ai cũng già...
Dương Sơn lắc đầu, cười nói.
- Anh Tử chẳng thấy già, có điều cô ấy gầy hơn trước. Vẫn còn đẹp, đẹp một cách yếu đuối. Nếu mà không sợ vi trùng lao thì khi gặp nàng, tao chắc mi vẫn có thể mê tít đi được.
Tôi ngạc nhiên.
- Sao? Nàng đang bệnh ư?
Dương Sơn thở dài.
- Trải qua bao nhiêu gian truân khổ nhọc, không chết đã là may rồi, bệnh nào có nghĩa lý gì?
Dương Sơn thời tuổi trẻ, nổi tiếng là anh chàng tinh quái, hắn có biệt danh là "Quỷ ma lanh". Thông minh, lanh lợi, kiên nhẫn nhưng tinh nghịch. Đôi lúc như kẻ hận đời. Nhưng sự việc này có thể coi là do hoàn cảnh tạo nên. Chiến tranh! Bao nhiêu mơ ước của chàng trai mới lớn đều biến thành ảo ảnh, rồi còn bị vợ ly dị. Bất mãn đã biến anh thành con người cuồng ngạo, cay đắng với cuộc đời, vì vậy với những gì người khác xem là khẩn trương, quan trọng, thì hắn lại ung dung, thư thả, xem sự việc chẳng ra ký lô nào cả. Chuyện người khác đắc chí xem như thắng lợi thì với hắn lại là chuyện tầm thường. Hắn thích nói chuyện trên trời dưới biển hơn là chuyện chính danh. Nhiều lúc khiến người đối diện không biết nên cười hay mếu.
Tại một quán ăn bình thường, tôi gọi một chai rượu cao độ, rồi nâng ly lên nói.
- Nào! Ông bạn ma lanh của ta. Hãy nâng ly uống mừng cho Anh Tử bọn mình đi.
Trước kia Dương Sơn chẳng hề uống rượu. Nhưng hôm ấy hắn đã uống liền một hơi ba ly. Xong ngồi lặng yên hút thuốc. Hắn thẫn thờ nhìn những làn khói thuốc đang tỏa ra bay lên một cách trầm tư. Thấy vậy, tôi hỏi.
- Anh Tử bệnh có nặng lắm không?
- Chưa đến đỗi nào... Mong là ma quỷ cầu hộ cho nàng.
Tôi ngạc nhiên.
- Mi nói gì lạ vậy? Say rồi à?
- Không ta chưa say, chỉ có Thượng đế là say. – Dương Sơn vừa cười vừa nói – Ông trời đã khiến cho cuộc đời này điên đảo khiến ta chỉ còn thấy ma quỷ là đáng tin thôi.
Tôi biết Dương Sơn đã bắt đầu nói ngông. Châm biếm là nguồn vui của anh chàng. Tôi vội cắt ngang để tránh anh chàng đi đến chỗ bi phẫn. Tôi hỏi.
- Anh biết là Anh Tử đã lập gia đình chưa? Với người đang bệnh hoạn, có một mái ấm gia đình là chỗ nương tựa tốt nhất.
Dương Sơn nhún vai.
- Người thông minh chẳng bao giờ lập gia đình cậu ạ.
- Sao vậy?
Dương Sơn rót đầy cốc rượu, nói.
- Chẳng hạn như chuyện uống rượu đây. Lần đầu uống là vì hiếu kỳ, đến lần thứ hai uống là vì bị kích thích. Còn tiếp tục uống thì rõ là vì mê muội, mất khôn rồi. Anh Tử là cô nàng thông minh nên chẳng muốn thử lần thứ ba.
- Chẳng lẽ Anh Tử vẫn còn nhớ đến Uông Đông Nguyên và Ngô Hán Thanh?
- Có nhớ thì chỉ khó một lúc là hả hê. Tính tình của người đàn bà có bản lãnh là thế. Giữ cũng được mà buôn cũng dễ.
Tôi không đồng tình.
- Nhưng đàn bà có thế nào thì cũng chỉ là đàn bà, đúng ra ngươi phải khuyên nàng tìm một nơi để tựa. Giờ này không lập gia đình thì đến bao giờ mới lập? – Tôi thở dài nói – Đời người con gái giống như cánh hoa anh đào. Sớm nở tối tàn. Đâu tươi được bao lâu?
Dương Sơn hớp một hớp rượu nói.
- Chuyện đó cũng không nhất thiết. Cây đã có quả rồi thì... À quên. Ta quên cho ngươi biết một điều, đấy là con gái của Anh Tử giờ đã lên Trung học rồi đấy.
Tôi ngạc nhiên.
- Anh Tử chưa lấy chồng làm sao có con?
Tuy nói thế nhưng tôi vẫn hoang mang. Chẳng lẽ những lời đồn đại ngày xưa trong lớp là có thật? Tôi tò mò.
- Anh Tử đã có con? Có phải là con của Uông Đông Nguyên không?
Dương Sơn ngập ngừng.
- Tao cũng định hỏi mày điều đó. Chẳng lẽ Ngô Hán Thanh chẳng nói gì với mi?
Tôi lắc đầu.
- Lúc đó tao chỉ là kẻ đứng bên đường. Ở trong trường chuyện gì tao cũng biết mà chuyện gì tao cũng không biết, bằng chứng là chuyện Anh Tử có thai, cũng do chính ngươi nói ta nghe.
Dương Sơn gật đầu.
- Vâng, lúc đó ta chỉ là một chú hề, chuyện gì cũng soi mói. Nhưng bây giờ nghĩ ra ta lại hồ đồ hơn trước nhiều.
- Thế ngươi có hỏi nàng chuyện đó không?
Dương Sơn nốc cạn ly rượu. Yên lặng một chút nói.
- Có chứ! Một lần tao mời nàng đi uống rượu. Đợi khi Anh Tử uống say mới đem sự việc ra hỏi. Nhưng Anh Tử chỉ khóc và xin tao đừng nhắc đến chuyện cũ nữa. Sau đó cô nàng lấy ra một bức ảnh của Uông Đông Nguyên, một cái đồng hồ mạ vàng của Ngô Hán Thanh.
- Chắc Anh Tử có điều khó nói.
- Có lẽ vậy.
- Rồi ngươi có hỏi han thêm được gì không?
- Lúc đó tao cũng đã xay.
- Rồi sau đó?
- Thôi đừng hỏi nữa.
Xem ra Dương Sơn đã bắt đầu say. Đôi mắt hắn đỏ ngầu. Hắn đặt mạnh ly rượu vừa uống cạn xuống bàn, lớn tiếng.
- Chúng ta đều là những con người không may, bị cuộc đời đùa bỡn. Anh Tử cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương. Trong tám năm kháng chiến chống Nhật. Chúng ta làm được gì? Rồi trong mười mấy năm qua, chúng ta lại làm được gì? Cuộc đời chết tiệt này, chẳng có chỗ cho người lương thiện sinh sống. Trung thành với tình yêu? Tình yêu chạy trốn. Trung thành với chân lý? Chân lý ngoảnh mặt. Mi nói đi! Như vậy những người bạn đã mất của ta, liệu có nhắm mắt được không?
Thế này thì không ổn rồi! Căn bệnh cuồng ngông của Dương Sơn lại trỗi dậy. Nhưng không thể phủ nhận một điều là mỗi lời nói của hắn đều có cái lý của nó. Tôi không biết phải nói thế nào để an ủi. Chỉ biết rót thêm rượu đầy ly rồi nói.
- Thôi đừng đề cập đến chuyện đó nữa. Hãy uống một bữa cho thật say đi!
- Được. Chúng ta cạn ly! – Dương Sơn nói rồi nâng ly lên – Ta phải uống thật say để quên đi cái hồ đồ ngày cũ của mình. Nghĩ lại ngày xưa mà lòng ta thật bứt rứt. Ngày đó người trêu chọc Anh Tử nhiều nhất là ta, ngày đó ta quá chủ quan, quá hồ đồ. Trong khi Anh Tử với chúng ta thì...
Dương Sơn nói đến đây gục xuống, tôi giật mình đỡ hắn dậy. Dương Sơn tiếp tục nói.
- Tại sao? Tại sao ta làm thế? Bây giờ ta phải giải thích thế nào? Tự thú tội lỗi mình? Lẽ phải chân lý cuộc đời là đâu?
Đúng Dương Sơn đã say rồi. Tôi chợt hối hận vì đã khơi lại chuyện cũ, để hắn đau lòng thế.
Tôi dìu Dương Sơn ra khỏi quán, đưa về nhà.
Đến nhà, đúng ra tôi đã lăn ra ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc. Vậy mà không hiểu sao tôi lại không thể ngủ được. Tin tức về Anh Tử làm tôi quá phấn chấn. Tôi nằm đó, gối tay lên đầu, nhìn ra song cửa. Đêm trăng sáng. Sao trời lấp lánh. Giờ này vạn vật đều say giấc điệp. Đêm đã khuya lắm rồi. Nhưng ở phương trời xa, Anh Tử đang làm gì? Nàng có nghĩ đến người xưa? Có tìm lại kỷ niệm cũ trong những ngày thơ đầy mộng mị?

Tháng Ngày Có Em

Chương 2

Tôi quen Anh Tử, đó là chuyện cách đây mười tám năm. Bấy giờ chiến tranh Trung Nhật đã bùng nổ.
Chiến tranh càng lúc càng lan rộng. Chẳng mấy chốc đến huyện Tân An, quê của chúng tôi. Do trang bị kém hơn địch, nên quân ta thất thủ. Huyện chúng tôi nằm dưới gót bọn ngoại xâm.
Để dễ bề cai trị. Quân Nhật thiết lập cả ngụy quyền cai trị, đồng thời để giả tạo một khung cảnh thái bình, họ cho mở cửa lại trường học.
Lúc bấy giờ tôi đã mười bảy tuổi, vì chiến cuộc nên tôi chỉ mới học đến lớp mười một. Trong thời buổi chiến tranh. Con người thường sớm trưởng thaàh nên hiểu thế nào là nỗi nhục mất nước. Lòng yêu nước rừng rực trong tim. Sự căm thù kẻ địch càng to lớn. Chúng tôi biết chung quanh mình lúc nào cũng có nhiều lực lượng du kích. Người dân thành phố đồng tình với cuộc chiến chống ngoại xâm nên loan truyền rất nhiều tấm gương anh hung của chiến sĩ ta. Có điều trước mát các bậc cha mẹ. Chúng tôi vẫn là những đứa bé vị thành niên chưa đủ tư cách vác sung lên vai xông vào tuyến lửa. Nên phải tiếp tục mài đít dưới mái trường.
Chúng tôi trở lại ngôi trường còn in đầy vết tích đạn bom mà long không vui. Mọi thứ tuy cảnh cũ mà đã khác xưa. Một khung cảnh hỗn độn chớ không còn nề nếp cũ. Thầy giảng mà trò nhiều lúc đâu có chịu nghe. Căm phẫn nhất là trong thời khóa biểu lại có them môn Nhật ngữ.
Thầy phụ trách dạy môn Nhật ngữ cho chúng tôi là Uông Đông Nguyên, người mà tôi và Dương Sơn đã nhắc đến ban nãy. Đó là một thanh niên cao gầy khoảng 27, 18 tuổi, người Đông Bắc. Đẹp trai, trán rộng, mắt sâu, tóc quăn. Ông ta có vẻ là một tài tử đóng phim nước ngoài hơn là một thầy giáo. Sau đó chúng tôi mới biết là ông ta mang trong người đến hai dòng máu Nga – Hoa.
Lúc bấy giờ chúng tôi đang căm thù người Nhật thì làm sao còn hứng thú để mà tiếp thu văn hóa của kẻ thù? Vì vậy, trong giờ lên lớp mặc ông Nguyên muốn dạy gì thì dạy. Chúng tôi dưới lớp cứ tiếp tục công việc của mình. Vì tất cả ccã thề là ai học một chữ Nhật, kẻ đó sẽ là con cháu lủ Hán gian.
Thái độ chống đối của chúng tôi lúc đầu thầy Nguyen còn phản ứng bằng biện pháp mạnh. Chẳng hạn ai dưới điểm trung bình môn Nhật ngữ sẽ không được lên lớp. Nhưng sau đó chẳng ai đếm xỉa gì cứ tiếp tục tẩy chay, ông ta đành bó tay, chỉ báo cáo sự việc lên hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp chúng tôi.
Sự việc đó chẳng làm chúng tôi sợ hãi. Vì chúng tôi biết hiệu trưởng năm nay đã ngoài sáu mươi. Ông lại là người yêu nước, quý học trò như con, nên bất cứ một chuyện gì có hại đến chúng tôi, ông đều giả ngơ chẳng xử lý đến nơi đến chốn. Chính vì thái độ hiền lành đó mà ông được chúng tôi đặt tên cho là "ông Phật đất". Một biệt danh có hai ý nghĩa. Thứ nhất tính an phận của một người già, thứ hai là vì cái thế của ông trong tình trạng này giống như trong câu tục ngữ "Mê bồ tát quá giang, tự than nan bảo" (Tượng Phật bằng đất qua song, tự than khó bảo vệ).
Đương nhiên bọn tôi cũng hiểu trong cái hoàn cảnh tai họa dồn dập này, chuyện cầu an của ông cũng có nguyên nhân của nó, đó là để bảo vệ ngôi trường, bảo vệ con dân trong huyện khỏi cảnh thất học. Đó là tâm nguyện tốt của nhaàgiáo mà ta cần phải trân trọng.
Riêng với các vị thầy cô khác chúng tôi không phải bận tâm vì có tiền kiến thế nào họ cũng biết. chúng tôi laànhững học sinh lớn tuổi nhất sắp bước ra khỏi ngưỡng cửa học đường. Có phá phách một chúnt cũng chỉ là phản ứng tất nhiên. Trong trường, người mà bọn chúng tôi nể nhất đó là giáo viên chủ nhiệm Dương Thường Thứ. Vừa là giáo viên lại khiêm chức giám thị. Ông có vẻ là ngưòi kín đáo, ít để lộ tâm sự thầm kín của mình. Những lúc chúng tôi bất bình lớn tiếng phê phán bọn Nhật ông cũng tảng lờ như không nghe thấy. Nhưng rồi qua các bài giảng dần dần hungg tôi cũng nhận thức được con ngưòi ông. kẻ sĩ nào không căm thù giặc cướp?
Tính thầy Dương thầm trầm ít nói. Ông là tượng trưng cho sự mâu thuẫn phức tạp của cuộc đời. Lúc ôn hòa nhưng nhiều khi lại nóng nảy. Ông thích đi săn các loại chồn cáo nhưng trong nhà lại có cả một lồng bồ câu. Ông không tham gia tiệc tùng với giới quan lại nhưng rất sốt sắng dự buổi tiệc đơn sơ của một nông dân nghèo. Năm nay khoảng ba mươi sáu tuổi, nhưng lại để râu như một lão già, càng khiến ông có vẻ cương nghị hơn. Chính vì chòm râu của ông mà một số bạn tôi đã tặng cho ông biệt danh là "Cáo sơn dương" (Dê núi già).
Ông là cả một câu hỏi lớn. Vì vậy có lần trong một giờ quốc văn, chúng tôi đã dọ dẫm chính kiến của ông bằng cách phê phán chuyện học tiếng Nhật trong trường. Nhưng thầy Dương là người rất nhanh nhạy. Ông tránh né chuyẹn phê phán trên bằng cách chuyển qua nói về các gương trung trinh yêu nước trong lịch sử của dân tộc Nhật. Sau đó nói xa nói gần đến những hoạt động kháng chiến chống xâm lăng của dân tộc ta. Trong một phút cao hứng ông không chỉ nói dến chuyện xưa mà còn đề cập đến chuyện nay.
Thật kỳ lạ. Thầy Dương gần như không hề bước chân ra cửa, vậy mà những hoạt động du kích xa gần, ông lại tường thuật một cách rành mạch sôi nổi. bấy giờ hoạt động du kích ở huyện tôi rất nổi tiếng. Dưới sự chỉ huy mưu lược của chính ủy Ngô Nhân Kiệt, chỉ huy Giang Chí Quân và đại đội trưởng Hồ Tam, một tướng cướp cải tà quy chính. Rồi còn nữ du kích Chi bát ... Đội du kích địa phương đã từng làm bọn lính Nhật phải nhiều phen thất điên bát đảo. thầy Dương nói về những con người này lại rành rẽ như bạn than, nhất là khi đề cập đến Trương Quốc Uy, người ta được bọn Nhật treo giáo hai mươi ngàn tiền vàng cho ai bắt được hoặc giết.
Dĩ nhiên là bọn tôi biết rõ mục đích của thầy Dương khi ông cố tình kể những sự việc trên. Rõ ràng thầy là người yêu nước muốn trui rèn tình ái quốc trong long chúng tôi, cũng như muốn gián tiếp nhục mạ kẻ họp tác với địch như Uông Đông Nguyên.
Biết rõ được ý của thầy Dương, chúng tôi chẳng còn gì phải sợ nữa, nên đưa vào những giờ Nhật ngữ, mặc cho Uông Đông Nguyên giảng dạy thế nào, chúng tôi bên dưới, người thì đọc sách, người thì chép bài cũ, có người còn ngủ gật.
Trong trường, lớp mười một chúng tôi là lớp phản kháng đầu tiên, những lớp khác thấy lớp chúng tôi không bị phạty , lần lượt bắt chước theo. kết quả là gần như cả trường đều phản ứng thụ động trước chuyện học Nhật ngữ.
Lúc bấy giờ Uông Đông Nguyên thấy biện pháp cứng rắn chẳng hiệu quả nên quay qua mềm dẻo. những giờ học tiếng Nhật sau đó, ông ta bớt gắt gỏng hơn. Đôi lúc còn nói gần nói xa, nào là ... Thù hận dân tộc là một chuyện, còn nghiên cứu học thuật lại là một sự việc khác. Mặc cho ông ta nói thế nào thì nói, bọn học sinh chúng tôivẫn giữ vững lập trường.
Trong đám bạn phải nói Ngô hán Thanh và Cao Triết Hoa là to gan nhất, hai người này sang tác một bản nhạc rồi cùng hát;
"Chỉ học tiếng Nhật để Trương Quốc Uy báo cho quân Nhật biết chúng là thứ bạo tàn.
Chỉ học tiếng Nhật để viết truyền đơn nói rõ họ là kẻ xâm lăng".
Còn Dương Sơn thì trắng trợn hơn, hắn viết thêm một câu:
"Chỉ học tiếng Nhật để quyến rũ gái Nhật".
Khi được kích động, thì quần chúng nhiều lúc hùn theo không đắn đo. thế là cả lớp như bầy ong vỡ tổ.
Có người biết cha của Anh Ngọc nHư là trưởng ban an ninh ngụy nên thừa cơ bôi nhọ.
- Anh Ngọc Như hắn tiếp thu tiếng Nhật nhanh lắM. Có thể để làm thông ngôn cho cha!
- Còn Điền Mộc Thanh có vẻ chăm chỉ học tiếng Nhật không kém ! Có lẽ

để làm thơ ca tụng Nhật hầu sớm có học bổng sang Nhật học bác sĩ đấy.
Đó chẳng qua vì Điền Mục Thanh thích văn học, tính tình gàn dở, không để tâm chuyện chính sự, mê tiếng Nhật nên có người thừa cơ hội đã bôi nhọ hắn.
Dương Sơn là tay quá khách, nên thừa dịp chua cay.
- Phải đấy, hắn mà đỗ tiến sĩ thì rồi sẽ bắt chước thầy Nguyên mở miệng ra là:"Ajiyato, Anata wa .." để hù dõa dân đen.
Đến lúc này thì thầy Nguyên cũng bị đem ra làm đề tài châm biếm.
Dĩ nhiên là thầy Nguyên đã giả vờ như không nghe, nhưng ông cũng tức giận. Thái độ của ông càng khiến chúng tôi thỏa mãn vô cùng.

Tháng Ngày Có Em

Chương 3

Chuyện thật bất ngờ. Khi niên học mới bắt đầu, lớp 12 của chúng tôi lại có thêm một nữ sinh người Nhật. Cô nàng có tên là Khuyển Dưỡng Anh Tử, khoảng tuổi mười bảy, mười tám như bọn tôi.
Anh Tử có nước da trắng đẹp, đôi mắt to đen, đôi môi mỏng. Cô nàng có dáng vấp vừa phải. Tóm lại Anh Tử có cái đẹp của các cô gái người mẫu trên các bảng quảng cáo sách báo Nhật.
Đương nhiên là ở tuổi chúng tôi, tình cảm trai gái đã bắt đầu phát sinh. Tôi là người may mắn khi được xếp ngồi cạnh Anh Tử.
Lớp tôi có cái lệ là đầu năm học thường bầu hoa khôi của cả lớp mà lớp tôi trước đó đã có bốn người đẹp rồi đó là: Tô Huệ Văn người khá cục mịch, quê mùa, tính lại hay cáu gắt nên có biệt danh là bà "gà mái". Kế đến là Mục Lý, đẹp thì có đẹp, nhưng bản tính ít nói, không thích can dự vào chuyện người khác nên có biệt hiệu là "nữ tu". Cô nàng thứ ba là Vương Ngọc Anh nước da ngăm đen nhưng ăn mặc thời trang nhất. Có điều bản tính chanh chua, năng động quá, nhiều lúc làm chúng tôi khó chịu nên có biệt danh là "mèo rừng". Người thứ tư là Tôn Thắng Nam, cô này thì nam tính quá, thích ăn mặc kiểu đàn ông nên không thể gọi là người đẹp.
Tóm lại sự xuất hiện của Anh Tử giống như một đóa hoa giữa rừng xanh. Bản tính cô nàng lại thích cười, ôn hòa dịu dàng nên đương nhiên sẽ cầm chắc cái địa vị hoa khôi lớp rồi. Nhưng có người lại hoài nghi Anh Tử là người của Uông Đông Nguyên đưa vào? Hay đây là gián điệp cho hiến binh Nhật cài vào để theo dõi. Nhưng dù có nói xấu thế nào thì dòng máu Nhật của Anh Tử cũng tạo cho chúng tôi một tiên kiến, nếu không nói là ác cảm.
Chúng tôi cũng biết Khuyển Dương Anh Tử tuy là người Nhật nhưng lại sinh ra ở miền Đông Bắc Trung Quốc. Mấy năm trước học ở Thẩm Dương, năm nay mới chuyển về đây.
Anh Tử là người rất chịu khó học tiếng Trung Quốc, nên tiếng Quan Thoại (Bắc Kinh) rành rõi hơn bọn tôi nhiều. Nhờ đi đó đi đây luôn nên Anh Tử còn có vẻ hiểu biết về phong tục tập quán của người Trung Quốc hơn cả bọn tôi.
Nhưng nói gì thì nói. Anh Tử vẫn là người Nhật.
Vì vậy, có một lần trong giờ quốc văn, thầy Dương vì có việc bận nên hối hả giảng một đoạn trong bài Văn Tâm điêu long xong rời lớp, để thời gian còn lại cho bọn tôi tự học.
Bọn tôi thì rất ớn các môn cổ văn này. Có người tò mò hỏi Anh Tử bên Nhật có còn học môn cổ văn không? Thì Anh Tử cho biết là vẫn còn mặc dù Minh Trị Thiên hoàng chủ trương duy tân. Có điều đó là văn học sử giá trị nên nhiều học giả đã nghiên cứu rất kỹ về nó, nghiên cứu cả môn cổ văn của Trung Quốc.
Sự có mặt của Anh Tử trong trường khiến ban giám hiệu trường cô cùng cảnh giác. Thầy hiệu trưởng và cả thầy Dương đều khuyên chúng tôi cố tránh chuyện công kích chính trị cũng như nói xấu Nhật trước mặt Anh Tử.
Nhưng khi Anh Tử nói là Nhật đang nghiên cứu cổ văn Trung Quốc thì Tôn Thắng Nam đã vọt miệng ngay.
- À! Vậy là rõ rồi nhé! Điều đó chứng tỏ là văn học Nhật còn lạc hậu hơn chúng ta!
Hầu Triều Nghĩa với tật nói lắp, cũng phụ họa.
- Môn cổ văn là thứ hủ lậu, chúng ta muốn bỏ đi, vậy mà bọn Nhật lại cho là của quý.
Thế là mọi người cười ồ lên tán đồng. Nhưng đột nhiên Điền Mục Thanh lên tiếng.
- Tôi không đồng ý chuyện các bạn trộn lẫn văn học và chính trị vào nhau. Cái nào phải ra cái nấy. Nhật Bản cũng giống Trung Quốc ta, họ có rất nhiều nhà thơ nhà văn vĩ đại như Hạ Mục Sầu Thạch Vũ Giả Tiểu Lộ, Giới Xuyên Long Chi Giới.
- Ối! Tầm phào!
Các bạn cũng lớp không đợi anh ta dứt câu đã phản ứng, họ còn chĩa mũi sang Mục Thanh.
- Vĩ đại cái khỉ.
- Kẻ thân Nhật làm gì chẳng khen Nhật?
- Đúng là mặt dày, dám bợ đít Nhật ở đây!
- Hán gian!
Dương Sơn chen vào. Chẳng phải đâu, nhà thi sĩ chúng ta định bắt chước Dương Tử Lang muốn sang phiên bang làm phò mã(1).
Các bạn nghe Dương Sơn nói vậy vỗ tay hoan hô.
- Đúng đấy! Đúng đấy! Sao nói đúng tim đen người ta như vậy?
Điền Mục Thanh có vẻ rất bất mãn nhưng chẳng biết phản ứng ra sao. Bởi vì sự xuất hiện của Anh Tử đã khiến chàng dao động. Thường ngày Mục Thanh thường hay nói: Tình yêu là không biên giới, không phân biệt màu da. Tình yêu giống như thơ ca vượt trên tất cả, độc lập với chính trị, hận thù. Ai cũng biết là hắn đánh tiếng với mục đích gì. Vì nhiều người đã biết hắn từng làm những bài thơ bằng tiếng Nhật ghép vào bài tập của Anh Tử, nhưng bị cô nàng thẳng thừng từ chối. Vậy mà Mục Thanh vẫn không nản, còn đem thơ phổ nhạc hát cho cả Anh Tử nghe.
Mục Thanh là con người ốm yếu, từ khi bị cú sốc với Anh Tử càng yếu hơn, bạn bè thấy đó chỉ là mối tình đơn phương đã cố khuyên nhủ. Vậy mà mỗi lần nghe ai nói xấu Anh Tử một tiếng là hắn lại lăn xả vào.
Mọi người thấy Dương Sơn đã làm Điền Mục Thanh câm miệng rất hả hê. Vương Mộ Đạo không chịu lép, chỉ về phía Anh Tử nói.
- Tấm lòng hiếu học của Tư Mã Chiêu thật đáng kính. Nhưng Anh Tử này, cô có biết các học giả nước cô nghiên cứu Hán văn của chúng tôi với mục đích gì không?
Anh Tử có vẻ rất bình tĩnh đáp.
- Đó là sự việc rất bình thường. Các bạn cần biết là nước Nhật chúng tôi rất tôn sùng văn hóa Trung Quốc. Không phải mới từ bây giờ mà ngay từ đời Đường đã cho du học sinh sang đây du học. Vậy thì chuyện nghiên cứu văn hóa lúc đó với mục đích gì? Chẳng lẽ cũng để xâm lược Trung Hoa?
Vương Mộ Đào không chịu thua.
- Nếu người Nhật tôn sùng văn hóa Trung Quốc thì tại sao không chịu học hỏi cách làm người theo sách Khổng Mạnh?
Cao Triết Huê chen vào
- Sách cổ Trung Quốc nói kẻ nhân mới vô địch chứ có nói lính Thiên Hoàng là vô địch đâu?
- Đúng đấy! Đúng đấy!
Cả lớp nghe vậy vỗ tay cổ vũ. Dương Sơn đứng dậy nói.
- Các bạn biết không, nước ta đã sớm cải biến văn tự cổ khó hiểu thành văn tự phổ thông rồi. Thành ra tôi thấy cái từ "Khuyển" trong họ của Anh Tử nên chuyển thành "Cẩu" thì hơn. Nghĩa là Khuyển Dưỡng Anh Tử thành "Cẩu Dưỡng Anh Tử" vậy.
Đám bạn lại vỗ tay hoan hô lần nữa. Thế là có người đã diễn ra.
- Cẩu là chó! Vậy là con của chó!
- Con của loài chó!
Thật lạ! Những lời thô tục đó không những không bị các nữ sinh phản đối, mà họ còn yên lặng tán đồng. Anh Tử đỏ bừng cả mặt, cố nén để khỏi bật khóc, rồi quay ra xin phép thầy để về vì không thấy khỏe trong người.
Đến lúc Anh Tử bỏ về rồi, bọn con trai trong lớp mới thấy lo. Vì nếu Anh Tử mà về mách lại bố - ông Khuyển Dưỡng Quang Hùng thì có thể sẽ có mấy chục cái đầu phải lìa khỏi cổ.
Mọi người đều đứng ngồi không yên, Lưu Đại Khôi và Ngô Hán Thanh dù không có tham dự cũng thấy trách nhiệm vì họ là trưởng lớp và chủ tịch Hội học sinh.
° ° °
Nhưng qua ngày hôm sau, vẫn không có chuyện gì xảy ra. Anh Tử vẫn đến trường. Gặp mặt bạn bè vẫn chào hỏi theo cách Nhật. Tức là đứng nghiêm rồi cúi đầu thật sát chào. Thái độ của Anh Tử không khiến các bạn tôi hối hận. Trái lại còn làm cho họ ngạo nghễ hơn. Họ tưởng là Anh Tử đã sợ hãi họ. Thế là những trò tinh nghịch càng lúc càng thô bạo hơn.
Tiếng chuông đến giờ Nhật ngữ vừa trỗi lên là Dương Sơn giả vờ đằng hắng một tiếng. Thế là người ngồi bàn đầu hô to "Cẩu" người bàn thứ hai tiếp "Dương" rồi người bàn thứ ba hét "Dưỡng".
Hô xong, mọi người có vẻ hể hả. hướng mắt về phía Anh Tử cười.
Khi thầy Uông Đông Nguyên bước vào, nhìn thấy vẻ mặt lũ học trò, ông lại tưởng chúng tôi giờ trò trêu ghẹo ông, nên đứng lại ngơ ngác kiểm tra áo quần mình một cách ngượng nghịu. Thái độ của ông càng khiến chúng tôi cười lớn hơn.
Lúc đó Anh Tử đột ngột đứng lên nói một tràng Nhật ngữ với thầy Uông, rồi thầy Uông gật đầu. Thế là Anh Tử bước lên bục. Cả lớp còn đang ngạc nhiên thì nghe Anh Tử nói.
- Thưa các bạn.
Xưa nay tôi rất kính trọng đất nước các bạn, vì đây là một nước biết trọng lễ nghĩa. Đất nước chúng tôi rõ rang là đã chịu ảnh hưởng tổ quốc các bạn rất nhiều. Nhưng không ngờ bây giờ tôi lại vô cùng thất vọng. Không ngờ những người có học như các bạn lại có thể cư xử thô lỗ với người khác như thế!
Anh Tử nói đến đây quay qua nhìn thẳng Dương Sơn.
- Tôi biết sẽ có người định biện hộ bảo tại vì tên tôi là Khuyển Dưỡng làm gì, nhưng nếu quý vị nói vậy thì các bạn sẽ nghĩ sao khi trong các bạn cũng có người họ Trư, họ Dương, họ Lữ, họ Hầu. Chẳng lẽ họ không phải là người mà là heo, dê, lừa, khỉ cả ư?
Anh Tử quả là biết tranh luận. Khiến anh chàng Hầu Triều Dương, người có biệt hiệu là "khỉ ghẻ" vì luôn có mụn ghẻ trên đầu phải xấu hổ nhìn xuống.
Thầy Uông Đông Nguyên đứng gần đó nghe phải bật cười. Trong khi Anh Tử tiếp:
- Tôi đến đây chỉ để được học. Mong các bạn đừng dựa thế mà bức hiếp tôi. Con cháu của Thái Dương Thần nữ sẽ không bao giờ chọn khuất phục trước bạo lực đâu.
Chúng tôi không ngờ Anh Tử lại nói chuyện cứng cỏi như vậy, chưa ai phản ứng thì Anh Tử bắt đầu khóc. Những giọt nước mắt trải dài, tiếp.
- Tôi chỉ nói vậy thôi. Chứ không hề có ý thù hằn. Những hiểu lầm cũ xin bỏ qua và tôi mong các bạn xem tôi là bạn, đừng chú ý đến quốc tịch hay kỳ thị chủng tộc. Tôi mong được mọi người xem như anh em một nhà.
Điền Mục Thanh nghe Anh Tử nói gật đầu tán đồng ngay. Trong khi mọi người lại yên lặng. Đến lúc đó, Anh Tử mới nói.
- Xin cảm ơn các bạn!
Rồi cúi xuống chào mọi người một lần nữa mới bỏ về chỗ ngồi. Bấy giờ Uông Đông Nguyên mới lên tiếng.
- Thôi được. Mọi người hãy hòa hợp với nhau. Bằng không lớp học của chúng ta sẽ biến thành cái sở thú mất.
Nhưng thầy Uông vừa dứt lời, thì Dương Sơn đã đứng lên giả vờ gãi đầu, nói.
- Lỗi tại tôi cả. Tôi là đứa bày chuyện để xúc phạm đến bạn "Khuyển Dưỡng".
Dương Sơn nhấn mạng hai chữ "Khuyển Dưỡng" một cách mai mỉa.
Ngô Hán Thanh đột nhiên đứng dậy phân trần.
- Anh Tử nghe này. Thái độ thiếu lịch sự của các bạn tôi đương nhiên có chỗ không đúng. Nhưng tại sao họ lại phản ứng như vậy? Chuyện đó hẳn có nguyên do. Anh Tử có thấy là những người cùng dân tộc với cô đang gây bao nhiêu tội ác trên đất nước này khônng? Hàng động của họ còn xấu xa hơn gấp mấy trăm lần việc các bạn đang ghẹo Anh Tử. Bạn thấy đúng chứ?
Ngô Hán Thanh là đại diện học sinh của trường, hắn lớn hơn chúng tôi mấy tuổi nhưng nói năng, hành động đều hoàn toàn như người lớn, hắn lại đẹp trai, là thần tượng của cả bọn tôi. Mọi người nghe Ngô Hán Thanh nói xong hoan hô.
- Ngô Hán Thanh nói đúng.
- Không thể khoan nhượng kẻ địch!
- Sự phẫn nộ của chúng ta là đúng.
Trong lúc mọi người phát biểu thì Điền Mục Thanh cũng đứng dậy định nói, nhưng Cao Triết Huê đã đứng dậy chen ngang.
- Điền Mục Thanh! Ta cấm ngươi bênh vực nó.
Đám đông phụ họa.
- Phải, Điền Mục Thanh cút đi!
- Trở về tháp ngà của ngươi đi!
- Đi sang núi Phú Sĩ mà làm thơ!
Thế là Điền Mục Thanh chỉ còn nước thu dọn sách vở bỏ về. Tình hình càng lúc càng trở nên hỗn loạn.Thầy Uông Đông Nguyên thấy vậy đập bàn nói.
- Không được ồn! Phải giữ kỷ luật chứ!
Nói xong ông quay ra cửa sổ, hét.
- Còn các em ngoài kia, giải tán đi. Có gì đâu mà nhìn.
Chúng tôi nhìn ra thì thấy các lớp bên cạnh nghe ồn đã đổ sang xem. Lưu Đại Khôi thấy vậy đưa tay lên nói với bọn tôi.
- Các bạn yên lặng một chút để thầy Nguyên phát biểu.
Thầy Nguyên thấy vậy tưởng Lưu Đại Khôi đứng về phía mình. Nên đằng hằng một tiếng hỏi.
- Các em nói đi, ai đã xâm lăng Trung Hoa bây giờ?
Cao Triết Huê nhanh nhẩu.
- Còn phải hỏi, chính người Nhật! Đế quốc chủ nghĩa Nhật Bản!
Thầy Nguyên có vẻ kiên nhẫn, cười đắc ý nói.
- Nói rõ đi! Người Nhật hay chủ nghĩa đế quốc Nhật?
Câu hỏi của thầy Nguyên khiến cả lớp bất ngờ nên chẳng có ai trả lời ngay, chỉ có Vương Ngọc Anh nói.
- Thì hai thứ đó cũng chỉ là một thôi.
Thầy Nguyên thấy mình thằng được một nước, cười nói.
- Khác xa chứ? Chẳng hạn như có người ở miền Đông Bắc đi ăn cướp, rồi tất cả người ở xứ đó đều là kẻ cướp cả sao?
Cao Triết Huê nóng mũi nói bừa.
- Ông không phải là ăn cướp, mà là Hán gian!
Dương Sơn bồi thêm.
- Hán gian có hai dòng máu!
Hai câu này khá nhỏ nhưng tôi biết là thầy Uông hẳn nghe thấy. Có điều ông vẫn bình thản. Ông đứng lên bảng vẽ hai tam giác nói.
- Hai tam giác nầy đều là tam giác nhưng góc chúng khác nhau. Vì vậy tôi không phải kẻ cướp. Và Anh Tử cũng không phải quân phiệt Nhật! Phải phân biệt rõ ràng.
Mọi người chưa biết phản bát thế nào. Thì có tiếng bên dưới nói.
- Đương nhiên chúng tôi phân biệt được! Nhưng đừng quên rằng cha của Anh Tử là đội trưởng đội hiến binh Nhật.
Quay nhìn lại thì ra là Ngô Hán Thanh.
Nhưng thầy Uông Đông Nguyên nào có chịu theo, thầy đứng ưỡn ngực nói.
- Tôi nói thật một sự việc này để các anh suy ngẫm. Các bạn có biết tôi là ai không? Cha tôi trước kia là một tên cướp khét tiếng ở miền Đông Bắc. Còn mẹ tôi lại là một phụ nữ quý tộc người Nga. Nhưng bản thân tôi lại chưa hề vào tù bao giờ, tôi cũng không phải bỏ đất chạy trốn ra khỏi rặng núi Hưng An bao giờ cả.
Sự thẳng thắn của thầy Uông làm chúng tôi cảm thấy nể phục nhưng ngay lúc đó Liễu Ngạn Phong lại bắt giọng theo kiểu "Hồ Quảng" hát.
- Ia. Yêu rồi sẽ thành tinh. Tu thì sẽ thành tiên. Con cháu chuột nhắt sớm muộn cũng đào hang. Con cháu cướp cạn làm Hán gian là chuyện bình thường.
Câu hát của Phong làm thầy Uông đỏ mặt tía tai. Thầy đưa nắm đấm thẳng lên phía trước, cố nén giận nói.
- Hay lắm. Các anh quả là có chí lớn, là người yêu nước. Nhưng yêu nước thế nào? Chẳng lẽ chỉ dựa vào những lời hô hào suông?
Mọi người nhìn nhau bối rối. Thầy Uông tiếp.
- Còn nếu anh chị liều thân ra chiến trường trong tình thế này chưa hẳn là ích lợi gì cho đất nước, trí thức xả thân cả nơi sa trường, trách nhiệm giữ nước sẽ giao cho ai.
Lời của thầy Uông càng làm chúng tôi bối rối hơn. Lưu Đại Khôn đứng dậy nói.
- Ý thầy muốn nói là...
- Vâng. Các anh chị tốt nhất là nên học hành tử tế. Có trình độ sẽ giúp đỡ tổ quốc hữu hiệu hơn.
Sau đó thầy Nguyên lại đem lý luận cũ rích của thầy hiệu trưởng ra nhắc lại làm bao nhiêu lời tâm huyết kia mất đi ý nghĩa. Vì vậy đến lúc thầy bảo lật sách ra học thì lớp lại ồn ào chẳng kém lúc xưa.
Chú thích:
(1): Đây là dựa trên tích Dương Gia Tướng (ND).

Tháng Ngày Có Em

Chương 4

Cuộc khẩu chiến trong giờ Nhật ngữ hôm đó đã khiến lớp tôi chia làm hai phe. Nhóm chủ trương phải tiếp tục học lên gồm Lưu Đại Khôi, Vương Mộ Đạo, Hầu Triều Nghĩa, Tố Huệ Quốc. Còn nhóm chủ trương tiếp tục cuộc chiến đấu ngầm để phá hoại địch và chuẩn bị sát cánh với bộ đội kháng chiến phản công gồm Ngô Hán Thanh, Cao Triết Huê, Tôn Thắng Nam, Dương Sơn...
Liễu Ngạn Phong, Mục Ly thì đứng giữa. Phong là bạn của Điền Mục Thanh nên bị ảnh hưởng của Thanh. Chủ trương chiến đấu bằng phương pháp bất bạo động. Còn Mục Ly là tín đồ Thiên Chúa giáo Thuần Thành nên quan điểm cũng khác hẳn bọn tôi. Cô chỉ tin có Chúa. Chuyện thế sự gần như gác ngoài tai.
Tôi và Vương Ngọc Anh thì ba phải. Yêu nước nhưng chẳng biết đứng vào hàng ngũ nào.
Về cách thức ứng phó với môn Nhật ngữ và thấy Uông Đông Nguyên, chúng tôi cũng không đồng quan điểm. Đại Khôi cho rằng dù chúng tôi cũng sắp tốt nghiệp, nên sử dụng biện pháp mềm dẽo hay hơn. Chứ nếu bức thầy Uông mãi, ông ta nổi nóng lên thì họa nhiều, lợi ít.
Cao Triết cho rằng phải đấu tranh với cùng vì hắn trong thời buổi chiến tranh, tốt nghiệp xong cũng đâu có làm được gì. Sớm muộn gì rỗi cũng lên núi làm du kích. Vậy thì diệt ác càng sớm càng hay.
Thái độ Dương Sơn thì cho rằng phản đối Anh Tử và Uông Đông Nguyên, là một công tác nghiêm chỉnh như công tác diệt địch của các chiến sĩ du kích. Có điều làm việc đó cũng cần có chiến thuật chiến lược. Đuổi được Uông Đông Nguyên và Anh Tử ra khỏi trường mà không di hại cho nhà trường, không làm trở ngại đến việc học của đàn em mới là thượng sách.
Ngô Hán Thanh cũng chủ trương như vậy, nhưng đi xa hơn. Kẻ thù trong trường không phải là Anh Tử mà đích thực là Uông Đông Nguyên. Anh hùng phải đối mặt với kẻ thù nhưng không được bức hiếp kẻ thế cô. Nghĩa là không được bức hiếp Anh Tử quá đáng.
Thế là sau nhiều buổi bàn bạc, tất cả đã nhất trí được một điều. Phải đoàn kết ứng phó với kẻ thù. Không được tự ý hành động.
Nói đến sự đoàn kết nội bộ, mọi người chợt nhớ đến thái độ mọi người cư xử với Điền Mục Thanh. Điền Mục Thanh là người tốt, tình cảm lãng mạn và yêu Anh Tử không phải là một cái tội mà lại bị bọn tôi xua đuổi và kết tội. Lưu Đại Khôi đề nghị tất cả hãy vì tình bạn bè mà đi tìm Thanh xin lỗi và khuyên bảo hắn.
Thế là cả bọn kéo đến ký túc xá.
Đến nơi mọi người thấy Điền Mục Thanh nằm dài trên giường. Liễu Ngoạn Phong đang ngồi cạnh giúp hắn uống thuốc.
Vừa nhìn thấy chúng tôi. Phong nói.
Hắn đang bịnh rất nặng. Các bạn đừng khiêu khích hẵn nữa nhé.
Cao triết Huê trấn an.
Chúng tôi đến đây để xin lỗi Mục Thanh thôi.
Liễu Ngoạn Phong đua tay lên miệng.
Nói khẽ một chút, suốt ngày nay hắn bị sốt mới chợp mắt được một chút đó.
Lưu Đại Khôi nghe vậy lo lắng.
Thế y sĩ nói Mục Thanh bệnh gì vậy?
Mục Thanh chẳng có sức khỏe. Lúc gần đây tinh thần lại suy sụp nên bệnh nhẹ cũng thành nặng. Y sĩ nói có lẽ phải cho hắn vào viện chạy chữa mới chóng khỏi. Đấy, các bạn còn chọc Mục Thanh nữa không?
Dương Sơn pha trò.
Tôi biết có món thuốc thần kỳ có thể chữa khỏi bệnh của Mục Thanh. Cứ tìm người đẹp đến là hắn sẽ ngồi dậy ngay.
Lưu Đại Khôi chau mày.
Tật ngươi vẫn không chừa, chúng ta đến đây là để tạ lỗi với Mục Thanh chứ đâu phải để chọc ghẹo đâu?
Ngay lúc đó Điền Mục Thanh chợt mở mắt ra, gượng ngồi dậy nói.
Cám ơn các bạn đã ghé qua thăm. Những kẻ ngu xuẩn thường thích chế nhạo người khác. Còn kẻ thông minh thường thường tự chế nhạo chính mình.
Lưu Đại Khôi vội dằng Thanh nằm xuống.
Chúng tôi đại diện lớp đến đây xin lỗi bạn vì những hành động nóng nảy hôm qua.
Điền Mục Thanh trợn mắt nhìn mọi người rồi nói.
Mong Thượng đế sẽ tha thứ cho mọi người. Có một bí mật mà tôi muốn nói cho các bạn biết. Đây là chuyện ở vườn Eden. Rắn chẳng hề dụ dỗ Eva và Ađam cùng phạm tội, mà đó là một sự nói dối.
Mọi người nhìn nhau, cho rằng Mục Thanh đang mê sảng. Dương Sơn bật cười hỏi.
Vậy theo bạn ai đã dụ dỗ Adam và Eva?
Tất cả là do Thượng đế. Trời đã tạo ra mùa xuân gió rồi ánh nắng, mùi thơm của quả táo dẫn dụ đôi trai gái khiến tình yêu họ chín mùi.
Dương sơn nói.
Nhưng nếu họ không tin lời rắn, họ đã không thử táo.
Điền Mục Thanh cười rồi xoa ngực tiếp.
Mày là con rắn! Một con rắn xảo quyệt, mày tưởng táo xấu vì trồng trên đất xấu, nhưng thật sự đất càng nhiều mùn táo sẽ càng ngon.
Bây giờ thì mọi người đã biết Mục Thanh đang biện hộ cho Anh Tử. Dương Sơn biết nhưng không giận, hẵn đỡ chén thuốc trên tay Ngạn Phong, tiến tới giường, cười nói.
Tao không phải là rắn mà là quạ. Nào anh chàng nhà thơ, có để tôi nói đôi lời chăng.
Điền Mục Thanh chỉ yên lặng uống thuốc, rồi nói.
Thuốc đắng thật!
Có thứ còn đắng hơn cả thuốc.
Dương Sơn nói, nhưng Mục Thanh gạt ngan
Tôi hiểu bạn muốn nói gì. Có phải là đến đây để khuyên tôi đừng tơ tưởng đến Anh Tử nữa không?
Mọi người rất ngạc nhiên trước lời tự thú của Mục Thanh.
Tôi cũng biết là các bạn định nói Anh Tử không hề yêu tôi.
Anh biết vậy là đủ. Chuyện đó sẽ rất có lợi cho bệnh anh.
Điền Mục Thanh lắc đầu.
Các bạn đã lầm. Những người làm thơ như tôi mà chẳng có tình yêu thì sẽ chẳng làm gì được cả.
Lưu Đại Khôi góp ý.
Nhưng thi nhân thì cũng phải đối mặt với thực tế. Mục Thanh, bạn thông minh nhưng sao lại hồ đồ như vậy? Đã biết Anh Tử không yêu mình mà vẫn lăn xả vào?
Đó cũng là sự khác hẳn nhau. Các bạn đừng lầm lẫn. Cũng có thể là các bạn không hiểu tôi. Có những bài thơ có thể các bạn cho là không hay, nhưng nó vẫn được người khác thưởng ngoạn. Thơ không phải chỉ xem bằng mắt, nghe bằng tai mà còn phải thưởng thức bằng trái tim. Các bạn biết không? Mà các bạn có tim không?
Cao Triết Huê cười lớn, chỉ vào lồng ngực mình.
Có chứ?
Mục Thanh gật gù.
Có à, Thế bạn có bao giờ nghe trái tim mình nói gì không?
Câu hỏi của Thanh quá bất ngờ làm Huê im lặng. Thanh lại nói.
Thế bạn có đọc qua truyện Song Thành ký chưa?
Cao Triết Huê gật đầu. Thanh nói.
Vậy là bạn hiểu tôi định nói gì rồi?
Dương Sơn nhìn Mục Thanh gật đầu.
Bái Phục, Bái Phục! Có nghĩa là nhà thơ vĩ đại của chúng ta ngẩng cao đầu bước lên đoạn đầu đài? Nhưng bọn này không muốn thấy cảnh đó!
Nghe Dương Sơn nói vậy, bọn tôi biết Mục Thanh định so sánh mình với nhân vật Dương Điển Cố. Một thanh niên đa tình thầm yêu một cô gái quý tộc, nhưng chẳng dám thổ lộ tình yêu, mãi đến khi nàng lấy chồng, tình yêu đó vẫn không hề thay đổi. Rồi cuộc cách mạng vĩ đại xảy ra. Chồng nàng – một vị bá tước bị phái cách mạng bắt mang ra hành hình. Để biểu lộ tình yêu với người đẹp. Dương Điển Cố đã dùng tiền mua chuộc cai ngục để vào thăm chồng người mình yêu, rồi trao đổi y phục với anh ta để hôm sau vui vẻ bước lên đầu đài thay cho người chồng – bá tước.
Câu chuyện tình vĩ đại đó đám học trò bọn tôi đều biết. Và với tâm tính lãng mạn của Mục Thanh rất có thể hắn sẽ theo gương đó.
Mọi người nhìn Mục Thanh thương hại. Ngô Hán Thanh nói.
Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn. Nếu bạn có can đảm bước lên đoạn đầu đài vì tình yêu, thì tại sao không sẵn sàng dâng hiến chiếc đầu mình cho tổ quốc.
Điền Mục Thanh ho sặc sụa, rồi lắc đầu nói.
Tôi biết trong lúc này, đầu bạn chỉ có chiến tranh, giết chóc, hận thù, nên bạn không hề nghĩ đến tình yêu. Bạn không hiểu tình yêu như không hiểu đến thi văn vậy.
Ngô Hán Thanh thẳng thắn.
Thi văn thì có nhiều loại, tôi quý trọng các nhà thơ yêu nước, chứ chẳng ưa các thi sĩ lãng mạn đa tình. Chẳng lẽ bạn phản đối chuyện kháng chiến bảo vệ đất nước? Không nghĩ đến chuyện căm thù kẻ ngoại xâm?
Điền Mục Thanh nói.
Tôi là kẻ phản đối chiến tranh, nên rất ghét kể tôn sùng nó, kể cả kể địch và ta!
Ngô Hán Thanh buông tiếng thở dài, nhưng thấy Mục Thanh có vẻ bệnh rất nặng nên không muốn tranh luận nữa, chỉ nói.
Thôi chúng ta về để Mục Thanh nghỉ ngơi tốt hơn.
Thế là mọi người bước ra cửa. Vừa đến ngoài chúng tôi đã thấy thầy Thứ và các y sĩ, y tá với chiếc băng ca đang vội vã đi vào.
Điền Mục Thanh được đưa vào bệnh viện điều trị. Sau khi xét nghiệm bác sĩ cho biết Thanh rất suy nhược vì cùng lúc mắc phải nhiều bệnh: Phổi, dạ dày, viêm phế quản, suy nhược thần kinh... Vì vậy cần phải được biệt dưỡng, không được tiếp xúc nhiều với bạn bè, không được tiếp tục đến lớp. Vì vậy sau đó nhà trường đã thông báo đến gia đình để đưa hắn về quê trị bệnh.
Vậy bọn tôi mất một người bạn. Nhưng sự vắng mặt của Thanh đã khiến sự mâu thuẩn trong nội bộ của chúng tôi tạm ổn. Mọi người tập trung tinh thần ứng phó với người Nhật mà đại diện là thầy Uông Đông Nguyên.
Thầy Uông tìm mọi cách để thuyết phục chúng tôi học tiếng Nhật. Nhưng vào giờ thầy, đứa thì ngủ gục, đưa uể oải ngồi ngáp. Điều đó khiến thầy bực dọc. Có lần không chịu được, thầy nói.
Các anh chị làm sao vậy? Trước kia ồn ào trong giờ học, giờ lại ngồi yên như khúc gỗ. Các anh chị muốn tôi phải làm thế nào mới học chứ?
Bên dưới chẳng ai lên tiếng. Lớp học lặng như tờ. Thầy Uông nói tiếp.
Sao các anh chị không lên tiếng? Mọi người có quyền giải thích cơ mà. Tôi không ưa những hành động đối kháng. Nhất là trong giờ học. Nếu các anh chị vẫn bất động, thụ động đối kháng, thì tôi sẽ đáp lại bằng cách đứng mãi ở đây. Và giờ học này sẽ không kết thúc.
Hán Thanh thấy tình hình gây cấn, nên đứng dậy nói.
Thưa thầy, tình hình đất nước thế này thì bọn em làm gì còn tâm trí để học nữa? Nhất là học ngôn ngữ của bọn xâm lược.
Thầy Uông Đông Nguyên nghe vậy chỉ thẳng vào Hán Thanh nói.
Em lặp lại đi! Em vừa nói gì chứ?
Hán Thanh vẫn không kiếp sợ, nói.
Vì trong lúc chúng em được ngồi yên học hành, thì có biết bao người đã phải núp dưới hầm tránh bom, bị cái chết đe dọa từng phút, từng giờ. Chuyện này có thể thấy được nhan nhản trên báo chí.
Dương Sơn tinh quái xen vào.
Vâng, dân ta sống khổ sở. Nhưng lúc nào cũng nghe hô hào Trung Nhật thân thiện. Quân Nhật giúp tạo thành cộng đồng Đông Á vinh quang! Thật khó hiểu nổi.
Quân Nhật chỉ đập tan bọn chống đối thôi. Mà đó là chuyện chính trị có liên quan gì đến chuyện học? Các người lo học đi!
Giúp đỡ thân thiện mà trút bom lên đầu người ta!
Im mồm! Nếu các anh chị còn bóp méo. Tôi sẽ báo cáo việc này với hiệu trưởng đuổi các người ra khỏi trường này.
Cao Triết Huê phản ứng không chút sợ hãi.
Đuổi thì đuổi. Có sợ gì đâu!
Thầy Uông giận cực điểm chỉ về phía Huê nói.
Cao Triết Huê đứng dậy! Em định chống đối? Chẳng sợ đuổi học?
Ngô Hán Thanh đứng dậy.
Tất cả bọn em đều chẳng sợ chuyện đó thầy ạ. Đất nước mất đến nơi rồi còn ai yên tâm mà học hành?
Thầy Uông nói.
Đây là ý kiến cá nhân anh thôi chứ chẳng phải của tất cả.
Và để minh chứng điều mình nói. Thầy Uông hỏi.
Nào trong lớp ai không sợ đuổi học, hãy đứng lên xem?
Cả lớp yên lặng nhưng khi Ngô Hán Thanh đưa mắt nhìn xuống. Thì tất cả, trừ Anh Tử đều đứng lên.
Bầu không khí chợt trở nên nặng nề. Thầy Uông đỏ mặt thu dọn sách vở trên bàn cầm lên định bước xuống bục gỗ. Ngay lúc đó có tiếng người kêu lên.
Thưa thầy!
Thưa thầy!
Đó là tiếng của Lưu Đại Khôi và của Anh Tử.
Thầy Uông đứng lại. Lưu Đại Khôi đứng lên nói.
Xin thầy hãy nán lại một chút để nghe em trình bày. Thưa thầy. Chúng em đã đến trường trong một hoàn cảnh hết sức khổ tâm. Chúng em đã lớn. Đã ý thức được cái nhục bị kẻ khác xâm lược. Đến trường, đó là ý muốn của cha mẹ chứ không phải tự nguyện. Chúng em không phải là dân địa phương. Tất cả từ các nơi khác lánh nạn mà đến đây. Rồi khi quân đội ta rút lui, chúng em còn nhỏ quá nên phải ở lại, đến lúc quân Nhật đến, bắt học thêm chữ Nhật. Chúng em nào phải kẻ đui không ý thức được cái nhục mất nước?
Thầy Uông yên lặng không trả lời. Trong khi Anh Tử nói.
Vâng, xin thầy hãy thông cảm cho các bạn, tuổi trẻ chúng em sống bất phùng thời. Bản thân không thể làm những gì mình muốn, nên rất dễ bực dọc vô cớ. Ngay chính bản thân em ở nhà nhiều lúc cũng đối kháng với cha.
Thầy Uông nghe vậy thở dài.
Thôi được, mọi người hãy ngồi xuống đi. Tôi bỏ qua chuyện cũ, có điều nhắc các anh chị biết. Các người mặc dù sắp ra trường, nhưng vẫn còn rất trẻ chưa có kinh nghiệm với cuộc đời, hãy cẩn thận đấy.
Còn riêng bản thân tôi, tôi nghỉ là tôi sẽ thay đổi cách giảng dạy. Tôi sẽ bắt chước thầy Dương, ngoài giờ học chính khóa ta sẽ trao đổi một ít thời sự... Các bạn thấy thế nào?
Vâng em đồng ý!
Một giọng nói từ góc lớp vang lên. Chúng tôi quay lại thì ra là Đinh Ngọc Như, còn có biệt danh là "con chuột nhắt". Cha của Như là một Hán gian nổi tiếng nên hắn bị mọi người khinh miệt. Bản chất hắn nhút nhán nên vừa thấy mọi người quay qua nhìn đã sợ hãi dính chính ngay.
Không phải... Không phải! Em phải đối.
Anh Tử thấy vậy cười quay sang nói với Ngô Hán Thanh.
Tôi đồng ý, còn anh?
Thanh gật đầu, Thế là cả lớp chấp nhận theo.

Tháng Ngày Có Em

Chương 5

Chuyện chúng tôi phản đối thầy Uông trong giờ Nhật ngữ rồi cũng lọt vào tai thầy hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm.
Kết quả là chúng tôi bị thầy hiệu trưởng gọi lên và vị Bồ tát bằng đất lúc này không lành như cục đất nữa. Chúng tôi bị kỷ luật bằng cách hạ thấp điểm hạnh kiểm. Những người cầm đầu thì bị cảnh cáo, tái phạm sẽ bị đuổi học. Lớp chúng tôi bị đuổi học 2 tùân nhưng không phải được nghỉ ở nhà, mà phải vào trường làm công tác lao động. Đó là vét lại hồ sen, làm cỏ dại trong vườn trường.
Hình phạt có vẻ quá nặng so với tôi, nhưng vì tôi có dính líu đến sự an nguy của nhà trường, nên thầy Dương cũng không thể cứu gỡ được. Ông lại được cử làm người giám sát công việc nên đành bó tay.
Thầy Dương chia bọn tôi ra làm hai toán, một do Ngô Hán Thanh và một do Lưu Đại Khôi cầm đầu. Những người yếu đuối được cử vào tổ làm cỏ trồng hoa, còn đám khoẻ mạnh thì vét mương, gánh nước hay sơn nhà.
Chúng tôi đã thi hành lệnh phạt mà lòng vô cùng ấm ức. Càng bực bội hơn khi cả thầy chủ nhiệm cũng không đồng tình với bọn tôi.
Trong lao động, thầy Dương nói cái gì cũng là học. Làm việc chân tay hay trí óc đều phải sử dụng hết tâm trí. Thiết kế vườn hoa phải sử dụng óc mỹ thuật. Đào vét ao cá phải tính toán thế nào ít phí sức. Không coi đó là hình phạt thì mọi thứ sẽ nhẹ thôi.
Trong buổi lao động đầu tiên, Khuyển Dưỡng Anh Tử cũng có mặt. Thầy Dương trông thấy sự hiện diện của Anh Tử có vẻ không vui, hỏi:
- Cô không bị phạt đến đây làm gì?
Anh Tử bình thản nói:
- Dạ thưa thầy, cả lớp làm việc chẳng lẽ em lại ngồi không.
Thầy Dương nói:
- Họ không phải làm việc bình thường mà là bị phạt. Em hiểu tại sao họ bị phạt không?
Anh Tử đáp
- Dạ vì khinh thị thầy dạy, vi phạm kỷ luật nhà trường.
Thầy Dương hỏi
- Nhưng tôi hỏi em, nếu một nước mà không tôn trọng công pháp quốc tế xâm chiếm một nước khác, thì em nghĩ họ có phạm tội không? Dân xứ bị xâm chiếm có quyền phản đối không?
Đương nhiên là Anh Tử hiểu ý thầy Dươg định ám chỉ gì, nhưng vẫn thừa nhận.
- Dạ, có chứ!
Thầy Dương có vẻ bất ngờ trước câu lời của Anh Tử. Ông nghĩ ngợi một chút hỏi
- Có phải thầy Uông dạy em cách trả lời đó không?
- Dạ không, đó là nhận xét của riêng em.
- Vậy thì theo em, các bạn em có đáng bị xử phạt thế này không?
Anh Tử yên lặng. Thầy Dương quay qua chúng tôi nói.
- Hãy coi như đây là một thử thách trong đời. Đây là cơ hội để rèn luyện thân thể. Biến sỉ nhục thành vinh quang. Các bạn cố lao động thật tốt để sau này ra đời có thể gánh vác được những điều gian khổ hơn nhiều.
Thầy Dương bước tới gần các nữ sinh đang trồng hoa nói
- Các em trồng thì phải chọn. Trồng loại hoa nào vừa có sắc vừa hữu ích cho đời. Đừng trồng loại hoa anh túc (hoa cây á phiện) nó tuy đẹp nhưng rất độc đấy.
Anh Tử đứng đấy không biết có hiểu ngụ ý của thầy Dương không, cũng nói
- Vâng, Hoa anh túc tuy đẹp nhưng đó là mầm độc hại người. Nếu nó không có độc tố thì sẽ quý hơn hoa hồng nhiều.
Thầy Dương thấy Anh Tử vẫn đứng đấy có vẻ không hài lòng, nói.
- Khuyển Dưỡng Anh Tử này! Thôi cô hãy đi chỗ khác chơi đi, để các bạn ở đây làm việc.
Anh Tử lại lắc đầu.
- Em chẳng cản trở công việc của các bạn đâu. Em đến đây là tự nguyện lao động với các bạn mà.
Thầy Dương bực mình.
- Lao động này chẳng có điểm đâu nhé!
- Dạ, chẳng sao, em chỉ làm việc nhẹ giúp bạn. Chẳng hạn mang trà nước cho họ.
Thầy Dương chẳng có lý do để cấm cản Anh Tử làm chuyện đó, đành nói với chúng tôi
- Trong giờ lao động, tôi mong các em lao động nghiêm túc. Không được chụm đầu lại nói chuyện hay phê phán ai cả nhé.
Rõ ràng là thầy Dương cũng có tiên kiến với Anh Tử. Sau đó thầy gọi Ngô Hán Thanh đến dặn dò điều gì, không rõ. Chỉ thấy khi Thanh quay về đã đề nghị với mọi người.
- Tất cả hãy hát bài "Con đường ta đi" cho vui nhé.
Thế là tất cả cất giọng.
- "Mọi người đổ mồ hôi, đổ xương, máu...Vì cuộc đời ta ngại gì nắng sương..."
Bọn tôi đối với thầy Dương một mực kính nể. Thầy là người có nhiệt huyết với học trò lại có nhân cách. Thời gian dần dần cũng lộ rõ thầy là người có lòng yêu nước.
Anh Tử thì biết rõ là bọn tôi không ưa gì mình. Nhưng lại phớt lờ. Trong thời gian bọn tôi bị phạt lao động, Anh Tử là người giúp đỡ rất nhiệt tình. Cô không làm lao động như bọn tôi nhưng giữ vai trò tạp dịch phục vụ rất chu đáo. Trà nước bánh trái, đâu cần đó có. Đôi lúc lại đảm nhiệm cả công việc cứu thương mỗi khi một ai đó vô ý bị thương. Chính nhờ vậy mà thành kiến của bọn tôi với Anh Tử cũng giảm bớt. Điều này hình như với thầy Dương là hết sức nguy hiểm, nên thầy cho hợp ngay Ngô Hán Thanh, Lưu Đại Khôi, Cao Triết Huê, Vương Mộ Đạo, Dương Sơn và tôi.
Thầy nói.
- Có thế nào thì Anh Tử cũng là người Nhật, dù cô ấy vô tội, nhưng hành vi của Anh Tử trong những ngày qua, dù vô tình hay cố ý cũng có tác động lớn đến tình cảm mọi người. Mà điều này lại có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần kháng chiến. Để làm mềm lòng những kẻ còn yếu lòng. Làm lung lay ý chí quyết thắng xâm lược và vơi bớt lòng căm thù của khối đoàn kết trong lớp. Trên phương diện chiến tranh tâm lý, một nụ cười nhiều lúc còn hữu hiệu hơn cả trăm tấn bom đạn. Vì vậy mọi người phải cảnh giác. Đừng để tình cảm làm tác động xấu đến ý chí.
Lời thầy Dương quả chí lý. Sự phân tích của thầy làm chúng tôi tỉnh ngộ và giật mình.
Thầy Dương lại tiếp.
- Có đìêu tôi ở vị trí người thầy không thể ngăn cấm sự hiện diện của Anh Tử nơi lao động. Cô ấy có quyền sinh hoạt theo lớp. Vì vậy mọi chuyện phải do các em chủ động. Xem nào, các em sẽ có biện pháp giải quyết vấn đề ra sao?
Dương Sơn là đứa có thành kiến với Anh Tử nhiều nhất, hắn phát biểu ngay.
- Rõ ràng là Anh Tử còn đáng sợ hơn gấp trăm lần Khuyển Dưỡng Quang Hùng. Điền Mục Thanh suy sụp tinh thần cũng do cô ta. Vì vậy phải có biện pháp phá vỡ âm mưu mật ngọt này, bằng không chẳng bao lâu cả lớp sẽ trở thành tù binh của cô ấy cả.
Lưu Đại Khôi thì ngờ vực:
- Lúc đầu tôi cũng có tiên kiến với Anh Tử, nhưng những hành động của cô ấy không hẳn là có chủ tâm và ác ý, biết đâu đó là tình cảm tự nhiên? Vì vậy nếu sợ, muốn đối phó thì ta phải mềm dẻo. Đừng quá thô bạo để thấu tai Khuyển Dưỡng Quang Hùng thì khó yên thân. Chúng ta cũng đừng quá thành kiến với Anh Tử. Chuyện Điền Mục Thanh bệnh chưa chắc có liên can đến Anh Tử.
Thầy Dương mỉm cười
- Anh Tử có thể là cô gái hồn nhiên không có ý xấu. Nhưng các em đừng quên sau lưng cô ấy còn có cả Uông Đông Nguyên đấy nhé.
Dương Sơn nghe vậy nói
- Vâng! Vâng! Uông Đông Nguyên là kẻ giật dây sau lưng Anh Tử. Bằng chứng là họ thường trao đổi với nhau bằng tiếng Nhật. Sự trao đổi này rất đáng nghi ngờ. Biết đâu đó chỉ là chỉ thị thì sao?
Mọi người biết Dương Sơn chẳng ưa Anh Tử. Vương Mộ Đạo vội nói.
- Tôi công nhận điều thầy Dương nói có lý, nhưng chưa có bằng cớ chúng ta khoan vội kết tội Anh Tử.
Thầy Dương gật đầu nhưng cũng cảnh giác.
- Các em cần phải biết người Nhật đánh ta chẳng phải chỉ bằng súng đạn mà bằng cả cách tuyên truyền, tâm lý. Có thể dùng mọi cách để ru ngủ khiến các em quên đi thù hận, nhụt chí kháng chiến, cả có thể khiến các em quên đi mình là người Trung Quốc.
Dương Sơn nương thế nói thêm.
- Đấy! Đấy! Hàng ngày Anh Tử mang bánh trái trà nước đến mọi người đều ăn.
Rồi Dương Sơn nhìn Dương Mộ Đạo nói.
- Các người biết đấy là chiến thuật gì không? Mật ngọt chết ruồi đấy nhé!
Tôi thấy thái độ Dương Sơn quá khích nên nói vào.
- Khoan hãy kết luận, hãy nghiên cứu sự việc cho kỹ. Việc này để tôi vì tôi hàng ngày ngồi gần cô ấy, tôi sẽ quan sát động tĩnh. Hiện tại tôi chỉ thấy Anh Tử là một cô gái hiền hoà chưa biểu lộ gì sai trái cả.
Thầy Dương gật đầu.
- Được! Chúng ta cần để tâm và xem xét tỉ mỉ hơn làm tránh nghi oan cho người. Có điều từ đây về sau cẩn thận hơn nữa, đừng vì sự bồng bột nhất thời mà làm hư việc lớn, cách tốt nhất hiện nay là cố cách ly Anh Tử với bạn bè các em, không để tổn hại sự nghiệp chung. Còn ngoài ra ta không nên làm điều gì quá đáng có thể tổn hại đến cô ấy vô cớ.
Lời của thầy khiến bọn tôi nghĩ ngợi. Thầy Dương ngưng lại một chút, bước ra nhìn trước nhìn sau rồi quay vào.
Cao Triết Huê nóng nảy.
- Nếu biết ung nhọt đang có trong trường sao ta chẳng đề nghị thầy hiệu trưởng bãi nhiệm Uông Đông Nguyên rồi đuổi học Anh Tử là xong ngay.
Thầy Dương lắc đầu nói.
- Không được! Đó là hành động trẻ con. Làm vậy chẳng những không hạ được địch mà còn làm nguy hại đến bản thân. Chúng ta hiện nay giống như cá nằm trên thớt. Nếu các bạn tinh ý một chút sẽ thấy thầy hiệu trưởng hiện nay chỉ là bù nhìn. Uông Đông Nguyên mới là người lãnh đạo. Hắn chỉ cần nói một tiếng là thầy hiệu trưởng sẽ bị bãi chức. Anh Tử chỉ cần về báo cha một tiếng là các em sẽ bị đuổi học. Chính Uông Đông Nguyên là người được Khuyển Dưỡng Quang Hùng phái đến đây để giám sát hành động của thầy trò ta.
Cao Triết Huê nông nổi đấm tay xuống bàn, nói
- Chẳng lẽ bọn họ có quyền sinh sát còn chúng ta phải nằm yên chịu trận?
Thầy Dương nhìn Huê cười, hỏi.
- Vậy theo cậu thì mình phải làm sao đây?
- Diệt hết tất cả bọn chúng!
Thầy Dương suy nghĩ rồi lắc đầu nói.
- Hành động hồ đồ chỉ khiến trường chúng ta bị đóng cửa sớm rồi các em bị đuổi học chẳng ích lợi gì.
- Nếu trường bị đóng cửa thì ta sẽ vào rừng theo du kích!
- Theo du kích? Ai sẽ chấp nhận các em?
- Chúng em sẽ đi tìm, bất luận vị lãnh đạo du kích nào. Trương Quốc Uy, Ngô Nhân Kiệt, Giang Chí Quân hoặc Hồ Tam cũng được. Miễn ai chịu nhận là chúng em theo.
Thầy Dương đưa tay vuốt râu, cười nói.
- Tại sao đánh giá thấp mình như vậy? Chỉ làm một du kích bình thường thôi ư? Các em có học, nhà trường đào tạo các em, mục đích là để các em gánh vác việc lớn sau này cho đất nước.
Dương Sơn đỡ lời.
- Em nghĩ làm gì miễn ích lợi cho đất nước cũng được. Vả lại khi vào du kích rồi, Trương Quốc Uy rồi sẽ húân luyện giúp chúng em chẳng khó khăn gì.
Thầy Dương cười
- Thế em biết ông Trương Quốc Uy bây giờ ở đâu không?
- Chúng em quyết tâm thì sẽ tìm được ông ta thôi.
Thầy Dương nói
- Tôi nghe nói ông ấy không còn ở ngoài mặt trận nữa mà đã về hậu phương rồi.
Lưu Đại Khôi lắc đầu.
- Em không tin! Du kích đang cần ông ta. Có thể Trương Quốc Uy không sát cánh cùng đội du kích, nhưng họ vẫn nhận chỉ thị đều đặn từ ông ta để hành động.
Dương Sơn gật đầu.
- Vâng, ông ta là một nhân vật thần bí. Nghe nói lúc thì hoá thành thương gia, lúc làm người lao động để thâm nhập vào hàng ngũ địch dò la tin tức. Có khi lại biến thành lính Nhật. Sự xuất quỷ nhập thần của ông Trương làm kẻ địch hoang mang. Nghe nói nhiều trận đánh thành công đều là nhờ kế hoạch của ông Trương vạch sẵn.
Thầy Dương gật đầu
- Đúng vậy. Các em cũng thấy đấy, làm việc gì muốn thành công phải sơ thảo kế hoạch trước, chứ không thể ỷ lại vào sức mạnh mà húc đầu vào làm ngay.Các em cũng vậy. Các em có học chứ không phải là kẻ thất phu. Muốn cống hiến khi đất nước cần đến thì bây giờ phải cố học tập đợi chờ. Tôi mà là Trương Quốc Uy, tôi sẽ không để cho các em hy sinh tánh mạng một cách vô bổ đâu.
Mọi người nghe thầy Dương nói rồi ngẫm nghĩ lại bản thân. Rõ ràng chúng tôi chưa trưởng thành.
Thầy Dương tiếp.
- Tôi khinh ghét Uông Đông Nguyên và Anh Tử hơn các bạn nhiều. Vì sự hiện diện của họ dưới mái trường của chúng ta nhắc nhở ta hiện đang sống dưới ách thống trị của quân phiệt Nhật. Học tiếng Nhật không phải là điều xấu. Có điều bị bắt buộc học để giúp họ thống trị dân tộc là một điều tai hại. Trong thời bình, người nước ngoài đến nước ta học văn hoá ta là một điều khuyến khích. Ngày xưa tôi cũng đã từng sang Nhật học, học lấy cái hay của họ để bổ khuyết cho cái dở của chúng ta. Chuyện đó là rất tốt đấy chứ? Nhưng mà...
Thầy Dương tiếp
- Một điều quan trọng nhất là: Dù có học tiếng Nhật ta cũng phải giữ vững quan điểm lập trường. Phải biết có thế nào ta vẫn là con dân Trung Quốc. Anh chị em du kích chiến đấu ngoài mặt trận cũng chỉ vì chúng ta. Vì vậy các em phải cố gắng học, đó cũng là một cách để chiến đấu. Và để chống lại chiến tranh tâm lý của kẻ thù, chúng ta cũng cần có chút thủ đoạn...
Dương Sơn nghe vậy nói
- Em nghĩ ra rồi. Phải chặn lại sự xâm nhập của kẻ thù bằng cách ngăn không để họ tiếp xúc với ta. Chẳng hạn như phao tin bánh kẹo của Anh Tử có độc.
Thầy Dương lắc đầu
- Không được! Nếu kiểm nghiệm không đúng thì chúng ta sẽ mất uy tín.
Lưu Đại Khôi chậm rãi đứng dậy.
- Theo tôi nghĩ chúng ta cắt người phụ trách việc nước uống, cứu thương. Lúc đó Anh Tử không có việc làm sẽ tự động rút lui.
Thầy Dương suy nghĩ
- Đó là một cách. Nhưng chỉ e rằng lúc đó Anh Tử chẳng có việc lại quấy rầy chúng ta nhiều hơn.
Huê nói
- Vậy thì chúng ta cố gắng hoàn thành công trình sớm. Công việc khẩn trương thì sẽ chẳng ai có thời gian nghe cô ta nói.
Nhưng tất cả ý kiến lần lượt bị thầy Dương bác cả.
Thầy nói với Ngô Hán Thanh
- Hán Thanh! Cậu là đại biểu học sinh trong trường, cậu có ý kiến đi chứ?
Ngô Hán Thanh suy nghĩ một lúc rồi nói
- Thưa thầy, em thấy sự việc này thầy có thể giúp được. Chẳng hạn thầy bắt cô ấy đến lớp, bài vở nhiều đương nhiên Anh Tử phải học không có thời gian đến với bọn em.
Thầy Dương lắc đầu
- Chuyện đó tôi cũng có nghĩ tới. Nhưng không hợp lý. Mọi người lao động sao chỉ có Anh Tử học? Đừng quên Anh Tử là một học sinh xuất sắc. Bài vở chẳng kém ai cả nhé.
Ngô Hán Thanh gãi đầu
- Như vậy em chịu thua.
Thầy Dương suy nghĩ một chút rồi hỏi
- Trong lớp Anh Tử thân với ai nhất?
Dương Sơn quay đầu nhìn tôi
- Bạn ngồi gần cô ả nhất thì hẳn thân với cô ta nhất rồi?
Tôi nghe hỏi giật mình, thầy Dương trấn an.
- Đìêu đó không có gì đâu mà sợ, nhưng tôi hỏi Anh Tử là người thích ai nhất cơ.
Lưu Đại Khôi suy nghĩ rồi nói.
Ngô Hán Thanh! Em thấy cô ta thường mượn vở Hán Thanh.
Tôi mừng rỡ tán đồng.
- Đúng đấy.
Ngô Hán Thanh nói.
- Tôi chỉ cho cô ta mượn vở chứ nào có chuyện riêng tư gì với Anh Tử đâu?
Thầy Dương nói
- Dù có chuyện riêng tư cũng không thành vấn đề. Khi công tác trong lòng địch càng tiếp cận được kẻ địch càng dễ hoạt động.
Và rồi thầy đứng dậy nói.
- Thôi tôi để các em thảo luận. Nhớ đấy, phải tìm một biện pháp hữu hiệu nhưng ôn hoà, đừng quá đáng để kẻ địch lưu ý.
Rồi thầy bước tới bên tủ, lấy bọc thóc ra sân để cung cấp cho đàn bồ câu yêu quý của thầy.
Còn lại chúng tôi đã thảo luận sôi nổi, sau cùng có một sự phân công thành hành động như sau: Lưu Đại Khôi phụ trách tổ chức, Dương Sơn tuyên truyền, tôi thì giám sát hành vi của Anh Tử.
Sau khi thầy Dương cho bồ câu ăn xong quay về, chúng tôi mang kế hoạch đã định ra báo cáo lại cho ông nghe. Ông gật đầu tán thành và nói.
- Thôi được! Các em về đi.
Nhưng khi chúng tôi chào thầy định ra về thì thầy đã ngăn lại bảo.
- Hãy ghi nhớ cuộc nói chuyện hôm nay và không được tiết lộ cho bất cứ người nào khác biết, nếu các cậu là người yêu nước.
- Dạ!
Chúng tôi đồng thanh đáp. Thầy Dương nhìn Ngô Hán Thanh chợt nói
- Hôm nay hình như em có gì không vui. Thôi hãy nán lại đây giúp tôi làm chút vịêc, đấy là chép lại giùm tôi một ít bài văn. Còn cái tổ cậu vừa được giao thì tạm để Cao Triết Huê đảm trách đi nhé!
Khi bọn tôi ra đến nơi lao động thì nghe tiếng vỗ tay ầm ĩ của các bạn, thì ra Anh Tử đang hát dân ca Nhật Bản giúp vui.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro