Vài tích thú vị của Trung Quốc qua ngôn tình (p2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4. Liễu Hạ Huệ

"Tọa hoài bất loạn" (ngồi mà trong lòng vẫn không loạn), ý chỉ người đàn ông đoan chính, dù ở cạnh người phụ nữ mà trong tâm không nảy sinh ý đồ xấu. Trong "Thuần chính mông cầu" thời nhà Nguyên có ghi chép về điển cố này như sau:

Liễu Hạ Huệ sống ở nước Lỗ vào thời Xuân Thu. Một hôm vào đêm đông giá rét, khi đi ngang qua một cây cầu, ông nhìn thấy một người đàn bà ăn mặc rách rưới ngồi co ro trên cầu. Liễu Hạ Huệ lo ngại rằng người này có thể sẽ chết vì lạnh, nên ông đã dừng lại và ôm cô vào lòng.

Hơn nữa, ông còn quấn áo mình quanh người của cô và áp cơ thể của cô vào mình để cô gái đỡ lạnh. Họ đã ngồi như vậy suốt đêm và ông đã không làm bất kỳ điều gì không đứng đắn.

Cũng theo sử sách ghi chép, Liễu Hạ Huệ vừa có tài an bang lại có đủ đạo đức của một chính nhân quân tử. Ông được Khổng Tử, Mạnh Tử xưng là hiền nhân, thánh nhân, người có đạo đức cao thượng. Điển cố "Tọa hoài bất loạn" cũng được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.

5. Vua Nghiêu vua Thuấn

Họ vốn là thủ lĩnh của một bộ lạc, sau mới được bầu là thủ lĩnh của liên minh bộ lạc.

Lúc đó, khi gặp việc gì lớn thì thủ lĩnh liên minh bộ lạc đều phải bàn bạc với các thủ lĩnh bộ lạc. Khi Nghiêu già cả, muốn tìm một người kế thừa chức vị của mình, liền mời thủ lĩnh bộ lạc các nơi đến họp. Sau khi Nghiêu nêu ý kiến, có một người tên là Phong Tể nói rằng: "Con trai ngài là Đan Chu là một người thông minh, có thể kế thừa chức vị của ngài". Nghiêu nghiêm khắc nói: "Không được. Thằng bé đó tính không khoan hòa, chỉ thích cãi cọ với người khác". Một người khác, tên là Hoan Đâu nói: "Người phụ trách thuỷ lợi là Cộng Công, làm việc rất tốt, được chăng?"

Nghiêu lắc đầu: "Công Cộng nói giỏi làm giỏi, bên ngoài tỏ ra cung kính, nhưng lòng dạ khó lường. Trao cho người như thế, ta không yên tâm." Lần họp bàn đó chưa có kết quả, Nghiêu tiếp tục tìm kiếm người kế vị. Sau đó, ông lại triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc lại bàn bạc, bảo họ tiến cử một người. Hội nghị nhất trí chọn Thuấn. Nghiêu gật đầu nói: "Đúng, ta cũng nghe nói người đó rất tốt, các ông thử nói kỹ hơn về Thuấn xem sao". Mọi người liền kể về Thuấn: Cha của Thuấn là một người rất hồ đồ, mọi người gọi ông ta là Cồ Tẩu (có nghĩa là một lão già mù). Mẹ đẻ Thuấn chết sớm, mẹ kế là một người độc ác. Mẹ kế sinh được một người em tên là Tượng, rất kiêu ngạo, nhưng lại được Cổ Tẩu rất cưng. Sông trong một gia đình như thế nhưng Thuấn đối đãi với cha, mẹ kế và em rất mực hiếu thuận. Vì vậy, mọi người coi Thuấn là người có đức hạnh.

Nghiêu nghe nói rất hài lòng, quyết định thử thách thêm, liền đem hai con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn, lại dựng cho Thuấn một kho lương thực, cho Thuấn nhiều bò dê. Mẹ kế và em thấy thế vừa thèm muốn, vừa ghen tị, liền cùng Cổ Tẩu lạp mưu, nhiều lần muốn ám hại Thuấn. Có lần, Cổ Tẩu bảo Thuấn lên chữa mái nhà kho. Khi Thuấn bắc thang leo lên mái. Cổ Tẩu liền phóng hoả, toan đốt cháy Thuấn. Thuấn thấy lửa cháy, liền tìm thang, thì thang đã bị lấy đi. May mà Thuấn có mang theo hai chiếc mũ lớn che nắng, liền dùng hai tay cầm mũ. nhảy xuống như con chim, không hề hấn gì. Cồ Tẩu và Tượng vẫn chưa cam chịu, lại sai Thuấn đi đào giếng. Khi Thuấn ở dưới lòng giếng, Cổ Tẩu và Tượng ở trên đổ đất đá xuống để chôn sống Thuấn trong giếng. Không ngờ, sau khi xuống giếng Thuấn đã đào một ngách ngang tránh được, rồi từ đấy lại môi đất lên đi về nhà. Tượng không biết Thuấn đã thoát hiểm, nên khi về tới nhà đã đắc ý nói với Cổ Tẩu: "Lần này thì anh con chắc đã chết rồi. Diệu kế đó là do con nghĩ ra. Bây giờ ta có thể chiếm tài sản của Thuấn rồi". Nói xong, liền đi về phía nhà Thuấn. Không ngò, Tượng vừa bước vào, đã thấy Thuấn đang ngồi bên giường đánh đàn. Tượng giật mình, ngượng ngừng nói: "Ôi, em nhớ anh quá!". Thuấn làm như không có chuyện gì xảy ra, bảo: "Em đến thật đúng lúc. Anh có nhiều việc, muốn nhờ em giúp đỡ đây". Sau đó, Thuấn vẫn đối đãi tốt với cha, mẹ kế và em như trưóc kia. Cổ Tẩu, và Tượng không dám ám hại Thuấn nữa.

Sau khi nghe mọi người kể và tự mình cân nhắc Nghiêu thấy Thuấn đúng là người vừa có đức hạnh lại vừa giỏi giang, liền nhường chức vị thủ lĩnh cho Thuấn. Việc nhường chức vị đó, lịch sử gọi là "thiện nhượng". Sau khi nhận chức, Thuấn vừa cần cù vừa tiết kiệm cùng lao động với mọi người, được mọi người rất tin cậy. Mấy năm sau, Nghiêu chết. Thuấn lại muốn nhường chức thủ lĩnh cho con trai Nghiêu là Đan Chu, nhưng không ai tán thành. Thuấn mới chính thức đảm nhiệm chức vụ này.

6. Tích "ăn giấm"

Trong 22 năm làm tể tướng, Phòng Huyền Linh (房玄齡) là một người sáng lập quan trọng của triều đại nhà Đường.

Trước khi trở thành Tể tướng, Phòng Huyền Linh có cuộc sống rất nghèo khổ. Tuy nhiên, ông có người vợ là Lư thị rất xinh đẹp và nổi tiếng đức hạnh, chung thủy trước sau với chồng. Một lần ốm nặng, Phòng Huyền Linh cảm thấy mình sắp chết. Thấy vợ trẻ trung, không muốn để cho ở vậy, do đó, ông gọi vợ là Lư thị đến bảo rằng: "Tôi bệnh nguy quá, nàng tuổi còn trẻ không nên ở vậy. Liệu mà ăn ở cho tử tế với người chồng sau".

Khi nghe người chồng mình yêu thương nói vậy, vợ ông đã khóc nức nở. Chẳng nói chẳng rằng, Lư thị liền vào trong tự khoét một mắt bỏ đi. Hành động này của bà để cố ý chứng tỏ cho chồng biết rằng bà là người chí tình và nhất tâm với chồng. Dù chồng bất hạnh có chết đi, bà cũng không bao giờ lấy ai nữa. Hoặc cũng không ai muốn lấy bà vì bà đã thành tật. Chồng bà nếu có chết đi cũng có thể yên lòng. Ít lâu sau đó, nhờ vợ tận tâm cứu vớt, sau trận ốm gần chết, Huyền Linh khỏi bệnh. Sau đó, cũng nhờ vợ vun vén gia đình cho ông chuyên tâm vào việc học nên Huyền Linh cũng thi đỗ, làm quan đến chức Tể tướng.

Tuy cuộc sống đã không còn nghèo khổ nữa nhưng Huyền Linh vẫn một niềm yêu mến, kính trọng Lư thị vô cùng. Ông không bao giờ lấy người tì thiếp nào nữa. Người ngoài không biết, cho rằng ông sợ vợ vì nghĩ vợ ông có tính hay ghen. Một hôm, chuyện này đến tai vua Đường Thái Tôn. Nhà vua rất tò mò và muốn thử Lư phu nhân. Vì thế một hôm nhà vua cho Hoàng hậu mời Lư thị vào cung và bảo: "Theo phép thường, các quan to vẫn có tì thiếp. Quan nhà ta tuổi đã cao, vua muốn ban cho một người mỹ nhân". Thế nhưng Lư thị nhất quyết không nghe.

Điều này làm nhà vua nổi giận lắm. Vua Đường Thái Tôn nói rằng nếu không muốn cho Huyền Linh có thê thiếp thì bản thân Lư thị phải uống chén thuốc độc. Nào ngờ, Lư Thị không ngần ngại cầm ngay chén rượu độc (thật ra là chén giấm) vua ban để uống hết ngay. Hành động này của vợ tể tướng khiến vua cũng phải nể sợ. Vì thế mà có tích "ăn giấm" (ý chỉ người hay ghen)

#Bị vợ đuổi ra khỏi nhà không cho về cũng không dám về

Một hôm, sau khi bãi triều, văn võ bá quan đều ra về duy chỉ có Phòng Huyền Linh vẫn đứng tại chỗ không ra về. Vua Đường Thái Tông thấy lạ lắm liền hỏi Tể tướng có điều gì muốn tâu vua nữa không. Được vua hỏi, Huyền Linh quỳ xuống khẩn khoản tâu vua rằng hôm nay ông đã bị vợ đuổi ra khỏi nhà và không cho về. Giờ ông không biết làm sao để có thể trở về nhà nên chỉ nghĩ ra mỗi cách cầu xin vua hạ lệnh để cho Lư thị phải để Tể tướng hồi gia.

Thấy vị tể tướng thông minh xuất chúng, học rộng tài cao, được mọi người ví như "Gia Cát Lượng của Nhà Đường" lại ở trong tình cảnh này, nhà vua trố mắt kinh ngạc và bật cười. Song trước thái độ cầu khẩn của Huyền Linh, ông đành phải ra lệnh cho vợ tể tướng để chồng được về nhà. Chính vì nể sợ vợ nên vợ chồng tể tướng Phòng Huyền Linh suốt đời kính yêu nhau.

(wikipedia)

7. Kim ốc tàng kiều: chỉ một ngôi nhà đẹp cất giấu giai nhân hoặc người tình

xuất phát từ truyện cổ, ngày xưa có một hoàng đế gọi là Hán Vũ Đế, hoàng hậu đầu tiên của ngài tên Trần A Kiều. họ là thanh mai trúc mã cùng nhau lớn lên, Hán Vũ Đế đã hứa hẹn với chị họ mình rằng: nếu có một ngày ta cưới A Kiều làm vợ thì ta sẽ xây một toà lầu cao bằng vàng thật to để nàng ở. nhưng về sau vận mệnh của Trần hoàng hậu rất bi thảm, sau khi phu quân của nàng lên ngôi hoàng đế liền phế nàng lập Vệ Tử Phu lên làm hoàng hậu. nàng bị đẩy đến Trường Môn cung (lãnh cung) chờ đợi trong đau khổ suốt hơn hai mươi năm đến tận khi nàng chết, Hán Vũ Đế cũng không một lần đến thăm.

vì vậy kim ốc tàng kiều dù là hình ảnh lộng lẫy nhưng lại mang ý nghĩa bi thương, cô độc.

8. Tiêu mẫu trong bài thơ Khổng tước đông nam phi

là bà mẹ chia cắt tình cảm vợ chồng con trai vì ghen ghét, con dâu chết, con trai tự tử theo, trở thành nỗi oán hận muôn thuở của người đời.

9. Người vợ Tào Khang: chỉ những người phụ nữ chịu thương chịu khó ở bên chồng trong lúc khó khăn

Tào Khang chi thê bất hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong: vợ chồng lấy nhau từ lúc cực khổ chẳng nên bỏ, bạn bè kết giao từ thuở hèn chẳng nên mất

10. Đập nồi dìm thuyền-phá phủ trầm chu

dựa theo tích Hạng Vũ đem quân đi đánh Cự Lộc, sau khi qua sông thì dìm hết thuyền, đập vỡ nồi niêu để binh sĩ thấy không có đường lui phải quyết tâm đánh thắng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro