tư tưởng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trình bày quan điểm của HCM về vấn đề dân tộc

a, Lý luận cơ bản

-         Khái niệm dân tộc:..

-         Khái quát những quan điểm và tư tưởng trước đó của Mác- Ăng ghen và Lê-nin về vấn đề dân tộc

-         Quan điểm của HCM:

+ Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc (thể hiện qua các mốc thời gian như 1919,1930,1941,1945, 1966..)

+Chủ nghĩa dân tộc là nguồn động lực to lớn của các các nước đang đấu tranh giành độc lập (nêu đặc điểm riêng của các nước thuộc địa phương Đông, sự sang tạo trong tư tưởng HCM, sự phù hợp với điều kiện xã hội thực tế ở phương Đông)

+ Cần kết hợp nhuần nhuyễn  giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

++  Nhận thức của HCM về sự kết hợp chặt chẽ đó

++  Phản ánh quy luật khách quan của sự phát triển pt giải phóng dân tộc trong thời đại mới

++ HCM nêu ra độc lập cho dân tộc mình và độc  lập cho tất cả các dân tộc khác

b, Kiến thức vận dụng (chỉ nêu chính xác, không cần phân tích)

-         Khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là nguồn động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

-         Vận dụng tư tưởng HCM trong nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp

Cách mạng giải phóng dân tộc cần được chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc (tr 42-45, gt-2006)

A, Lý luận cơ bản

-         Khái niệm: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở chính quốc

-         Quan điểm của quốc tế cộng sản (QTCS)

-         Quan điểm của HCM: trái ngược với QTCS do xuất phát từ việc phân tích tình hình ở các nước phương Đông. Dẫn chứng về sự so sánh…

B, vận dụng

Khẳng định:

-         Quan điểm của HCM có sự sang tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn

-         Sự cống hiến quan trọng của HCM trong kho tàng lý luận Mác- lênin

-         Được pt đấu tranh giải phóng dân tộc trên TG suốt một thế kỷ qua chứng minh là đúng đắn.

Quan điểm của HCM về mục tiêu động lực của CNXH ở VN

A, Lý luận

Mục tiêu

Mục tiêu chung

-         Độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân, đó cũng là mục tiêu phấn đấu của HCM (trích dẫn về ham muốn tột bậc của người..)

-         Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Mục tiêu cụ thể:

-         Chính trị: nhà nước do dân làm chủ…

-         Kinh tế: Ngành nghề, sở hữu công…

-         Văn hóa: Đạo đức, tư tưởng, lối sống, nên văn hóa mới, con người mới…

Động lực

-         Khái niệm động lực:…

-         Nội lực, ngoại lực, các trở lực:…

-         Quan điểm của HCM: sự tổng hợp sức mạnh, nhân tố căn bản…

b, kiến thức vận dụng (nêu 4 ý trong giáo trình: tr 78-82)

Tư tưởng HCM về nhiệm vụ lịch sử và nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ

A, lý luận

Nhiệm vụ lịch sử - tr70

-         Cải tiến Xh cũ, xây dựng XH mới

-         Xây dựng nền tảng vật chất, kỷ thuật cho CNXH

Nội dung xây dựng

-         Liên quan đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội

b, vận dụng (4 ý giống câu 3)

Những quan điểm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc – tr 87-96

A, lý luận

-         Đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng

+ Khái niệm chiến lược:…

+ Theo HCM: sức mạnh của đại đoàn kết

-         Đại doàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

+ của Đảng, của toàn dân tộc:..

+ yêu cầu khách quan của quần chúng nhân dân

-         Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

+ Khái niệm: DÂN, NHÂN DÂN

+ truyền thống dân tộc (dân làm gốc, yêu nước,đoàn kết, nhân nghĩa, yêu dân, tin dân)

+ Lập trường giai cấp: nền tảng là liên minh công nông- trí thức

-         Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất được tổ chức dưới “Mặt trận dân tộc thống nhất” và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

+ Khái niệm mặt trân dt thống nhất

+ Tên gọi qua các thời kỳ

+ các nguyên tắc xây dựng, mở rộng và phát triển mặt trận (4 nt)

          b. Vận dụng – 4 nội dung- tr112-113- giáo trình 2006

6. Đảng CSVN phải được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản

a, lý luận

gồm 5 nguyên tắc:

-         Nt1: tập trung, dân chủ

+ đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng đảng

+ 2 mặt của 1 vấn đề…

-         Nt2: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

+ khẳng định: đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng

+ giải thích nt:…

+ Các tệ nên tránh:…

-         Nt3: Tự phê bình và phê bình

+ Đây là nt sinh hoạt Đảng

+ Giải thích vì sao phải thực hiện tự phê bình và phê bình?

+ Quan điểm của HCM về tự phê bình, phê bình và cách thực hiện:…

-         Nt4: Kỷ luật nghiêm minh và tự giác

+ Đây là nguyên tắc tạo nên sức mạnh của Đảng

+ giải thích tnao’ là Nghiêm minh? Tự giác?

-         Nt5: Đoàn kết thống nhất trong Đảng

+ Nt duy trì sức mạnh của đảng

+ Đoàn kết  thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức…

+ HCm thật sự quan tâm đến vấn để này, biểu hiện ở quá trình hoạt động của Người: ví dụ dẫn chứng

+ Mối liên hệ với nt tự phê bình và phê bình:..

( quy tắc chung khi phân tích nhưng nguyên tắc này là: trước tiên phải khẳng định vị trí tác dụng của nguyên tắc, tiếp theo phân tích nội dung liên quan đến các thuật ngữ có trong nguyên tắc ^_^)

B, Vận dụng (tr 151- 153, giáo trình 2006-  chỉ nêu ý)

Một số luận điểm của HCM về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân

A, lý luận (tr135-151)

Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

-         Nhà nước của dân: quyền kiểm soát, bãi miễn, dân là chủ và làm chủ…

-         Nhà nước do dân: bầu cử, làm cho dân hiểu về trách nhiệm của mình, quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ….

-         Nhà nước vì dân: lấy mục tiêu chính đáng của dân làm mục tiêu phấn đấu, xây dựng bộ máy quản lý và lãnh đạo trong sạch, vững mạnh…

Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

-         Nhà nước hợp hiến:

-         Quản lý nhà nước bằng Pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống

-         Xây dựng đội ngũ công chức đủ đức đủ tài, vừa hồng vừa chuyên…các yêu cầu với cán bộ công chức: 4 yc…

B, Vận dụng trong công tác xây dựng Đảng và nhà nước hiện nay (nêu 3 nội dung)

Tư tưởng HCM về đạo đức

A, lý luận

Vai trò của đạo đức

-         Nền tảng của người cách mạng:…

-         Thước đo lòng cao thượng của con người

-         Quan niệm của HCM: lấy đức làm gốc, nhưng ko coi nhẹ cái tài….

Những phẩm chất cơ bản của con người VN trong thời đại mới

-         Trung với nước, hiếu với dân (phẩm chất quan trọng nhất và bao trùm nhất)

-         Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

( giải thích 2 phẩm chất trên cần nêu khái niệm của từng thuật ngữ, quan niệm truyền thống và sự sang tạo trong tư tưởng HCM, áp dụng ntn trong thực tế…)

-         Thương yêu con người (tối quan trọng)

-         Tinh thần quốc tế trong sang: (Bốn phương vô sản đều là anh em)

B, Vận dụng (nêu 3 ý trong giáo trình, ko cần phân tích)

Quan điểm của HCM về vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa (tr 154- 192)

A, lý luận

Vị trí. Vai trò

-         Nêu khái niệm văn hóa (1943) của HCM

-         Một số dự định, đề xuất để xây dựng nền văn hóa trong tương lai ( gồm 5nd)

-         HCM xem văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế và xã hội. phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng:

+ văn hóa với chính trị, xã hội

+ văn hóa với kinh tế

+ văn hóa không nằm bên ngoài chính trị và kinh tế…

Chức năng của văn hóa

-         Bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp

+ tư tưởng và tình cảm là 2 vấn đề chủ yếu của đời sống tinh thần

+ văn hóa tác động lên tư tưởng và tình cảm ntn?

-         Nâng cao dân trí

+ dân trí? Giải thích

+ tác động của văn hóa lên dân trí?

-         Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

+ văn hóa tác động đến nhận thực và sự biến đổi trong con người….

B, vận dụng (nêu 4 ý trang 123-124)

-         Tài liệu tham khảo và số trang ghi chú ở trên là theo giáo trình năm 2006

-         Nếu không có giáo trình 2006 mọi người có thể lên thư viện mượn giáo trình năm 2003- hội đồng TW về chỉ đạo biên soạn các môn Mác- Lê nin.Mã sách mượn thư viện:”giáo trình tư tưởng HCM” PM 018049->79 (sách này phân tích kĩ và hay hơn ^_^)

-         Về nội dung thì phần lý luận chiếm 80% số điểm- yêu cầu đủ rõ ý, có phân tích, dẫn chứng, trình bày ngắn gọn không nên lan man dài dòng, phần kiến thức vận dụng chỉ cần nêu đúng ý không yêu cầu phân tích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#english