Chương 26: Một chuỗi bi kịch (4)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau gần một tháng, vết thương của Hồng Miêu đã thuyên giảm, qua mấy ngày đầu tháng sau là hoàn toàn bình phục. Cơ mà đó chỉ là thể xác, chứ tinh thần vẫn u uất không vui. Chỉ vì Lam Thố và hai cha con Thu Cúc quá thân nhau, huynh nghĩ mình bị ra rìa. Nhưng vì còn phải chống Huyết Lang giáo nên tạm thời không nghĩ đến nữa.

Có một đêm, Lam Thố sau khi thay băng vết thương cho Hồng Miêu thì ra vườn ngắm sao. Đêm nay nhiều sao lắm, chả biết phải ngắm đến lúc nào.

-Bầu trời như đang vận trên mình bộ xiêm y rực rỡ vậy. Nếu có sao băng ở đây, mình mong Huyết Lang giáo bị tiêu diệt, cuộc sống của mọi người trở lại yên ấm, mình và Hồng Miêu sẽ vui vẻ như trước.

Lam Thố cứ mong sao băng mãi. Nhưng chờ dài cổ mà không thấy sao băng đi qua.

-Hình như ngày kia là Thất Tịch (1) thì phải. Hừm.......

Lam Thố cứ ngồi chống cằm nghĩ ngợi.

Ngày Thất Tịch đã đến. Vì bọn Huyết Lang giáo vẫn chưa bị lật tẩy, vẫn đóng vai "những-thương-nhân-tốt" nên mọi người vẫn trang trí đường phố, họp chợ, biểu diễn những tiết mục tuồng, rối bóng mừng ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, chứ không thì họ đã sợ hãi, không dám tổ chức lễ hội rồi.

Lam Thố chưa bao giờ mong ngóng lễ Thất Tịch như năm nay. Cô đã tự tay làm món bánh Khất Xảo, chuẩn bị nhiều loại hoa trái để dâng lên Chức Nữ. Cô rất mong chuyện giữa mình và Hồng Miêu được suôn sẻ.

Đêm khuya, Lam Thố mang mâm cỗ ra sân, hướng về Chức Nữ để cầu nguyện. Cô không hề biết Trung Dũng đứng cạnh mình từ lúc nào.

-Mâm cỗ này đẹp quá. Chức Nữ sẽ hiểu tâm nguyện của cô thôi.

Lam Thố giật mình nhìn sang bên cạnh.

-Huynh chưa ngủ sao?

Trung Dũng gật đầu thừa nhận:

-Đúng vậy. Với lại hôm nay tôi có phiền muộn ấy mà...

Lam Thố ngạc nhiên:

-Huynh có phiền muộn gì sao? Huynh cứ nói ra đi, tôi sẽ nghe.

Trung Dũng nghĩ ngợi một lúc rồi cùng Lam Thố ngồi xuống bậc tam cấp.

-Món Khất Xảo ấy....khi còn tại thế My nhi cũng hay làm....My nhi ngày ấy luôn ước muốn có sự khéo léo của Chức Nữ, mong muốn phu thê chúng tôi luôn được hạnh phúc. Cô biết chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ buồn thế nào rồi đấy....Họ chỉ được gặp nhau đúng vào mồng Bảy tháng Bảy thôi....Nhưng chúng tôi....chẳng may mắn như họ. Nếu muốn gặp nhau....chỉ có trong mơ thôi....

Lam Thố cảm thấy ngậm ngùi xót xa. Cô biết người Trung Dũng nhắc đến là hiền thê của anh ta - Thẩm Tuệ My. Trung Dũng lúc ra ngoài vườn có đem theo một bức tranh, anh đưa cho Lam Thố xem. Tuệ My mang vẻ phúc hậu, thuần khiết. Chiếc trâm trên đầu tuy đơn giản nhưng lại càng tôn lên nét đẹp của nàng ấy, y phục màu xanh làm mê đắm lòng người. Trong bức tranh này, Tuệ My đang nâng niu, chăm sóc vườn cúc. Dù chỉ được khắc hoạ trên giấy, nhưng Lam Thố biết nàng ấy khéo léo đến mức nào. Đáng tiếc là hồng nhan bạc phận.

Trung Dũng cuộn lại bức tranh rồi chìm đắm trong những kỉ niệm quá khứ.

-Năm đó tôi mới hai mươi hai tuổi, mới đầu tiếp nối truyền thống của gia đình - nấu ăn, làm trà, ủ rượu,...Vào một ngày mưa, khi tôi đang ở trong kho mải cất mấy hũ rượu, thì có một cô nương hớt hải chạy vào, trốn vào sau mấy chum rượu lớn. Ngoài kia thì có tiếng gào thét dữ dội. Một lão già hói với thân hình phì nhiêu cùng mấy tên tuỳ tùng sầm sập chạy đến. Tên tuỳ tùng to con nhất lớn tiếng hỏi....

-Tên tiểu tử kia!!! Thẩm tiểu thư có trốn ở đây không?! Mau khai ra chỗ trốn của tiểu thư, không đừng trách ta ác!!!

Lão già hói ấy lại là quan tam phẩm trong triều đình. Lão ta cả đời ham mê phú quý, chưa kể...hắn muốn cướp ngai vàng. Lão kết bè kết phái với Niên đại tướng quân Niên Phú, người mà ngay cả hoàng thượng còn phải nể đến ba phần, lại được trao Thượng Phương Bảo kiếm (2). Khi đấy Ngài mới đăng cơ, còn khá nhỏ tuổi, Tuệ My từng nói lúc ấy Ngài mới có mười một tuổi. Hôm đó tôi chưa bao giờ dũng cảm, liều lĩnh đến thế. Khi lão và tuỳ tùng tra hỏi, thậm chí chuẩn bị lục soát, tôi làm như không biết, rồi còn mời bọn chúng rượu thịt. Khi tất cả say bí tỉ, kéo nhau về Thẩm phủ, tôi mới quay lại nhà kho, thấy nàng ấy khóc nức nở. Tôi gạn hỏi nàng ấy, thì mới biết nguồn cơn sự việc. Lão khi xưa được Tiên đế trọng dụng, còn nỗ lực giúp hoàng tử của Tiên đế giành lấy ngôi báu. Lão Thẩm Khang này trước giờ hay tham vọng, sau khi Tân đế lên ngôi, tham vọng của lão ngày một lớn. Lão muốn con gái nhập cung, chưa kể còn muốn hoàng thượng...cho ngôi Hoàng hậu để dễ dàng thâu tóm quyền lực. Nhưng Tuệ My không chịu, thế là bị lão đánh cho nhừ tử, trận nhẹ trận nặng đếm không xuể, chưa kể còn bị cấm túc, bị bỏ đói. Khi đó nàng đã tròn mười bảy tuổi. Tuệ My gan lì cho đến khi tròn hai mươi tuổi, mà tuổi đó thì không nhập cung làm tần phi được nữa. Điều này làm lão ta điên tiết, đập phá đồ đạc, trong lúc tức giận đã giết Đại phu nhân, mẹ đẻ nàng ấy. Sau này ông ta cấu kết với Niên Phú. Để dễ về phe ông ta, ông ta muốn lão...kết nghĩa thông gia. Tuệ My phải làm phu nhân của ông ta! Thẩm Khang ngay lập tức đồng ý. Lão ngay lập tức chuẩn bị mọi thứ, bảy ngày sau cử hành hôn lễ luôn.

Trung Dũng ngừng một lúc rồi nói tiếp:

-Cái hôm trời mưa ấy....là ngày nàng ấy bị ép cưới! Nàng ấy trốn đến đây trong bộ đồ cưới rách nát. Có lẽ trong lúc bỏ trốn nàng đã bị ngã đâu đó hoặc xé váy cho dễ chạy...Nàng ấy cứ khóc mãi. Phải cố gắng lắm mới có làm Tuệ My bình tĩnh trở lại. Nàng ấy nài nỉ muốn ở lại đây lánh nạn, để tỏ lòng biết ơn. Nàng đã cải trang thành giúp việc quán trọ. Tự dưng khi đó...tôi mến nàng ấy lắm. Nàng ấy nấu ăn rất giỏi, chăm sóc hoa trái tốt, kể từ đó quán làm ăn phát đạt lên, một thời gian sau đó....chúng tôi....có cảm tình với nhau. Nhưng thật xui xẻo! Lão Thẩm Khang đó biết tôi nói dối! Lão và tuỳ tùng đến đập phá quán trọ, bắt My Nhi về bằng được. Chỉ tiếc rằng...lão bị gặp quả báo mà chẳng hay, lúc biết thì chẳng thể gỡ gạc gì nữa rồi.

Lam Thố thấy tò mò:

-Vậy lão ta đã gặp chuyện gì?

Trung Dũng thấy Lam Thố hứng thú với câu chuyện của mình thì kể tiếp:

-Đúng lúc ấy có quân lính triều đình đến trấn áp. Người điều họ đến là Tuân Quý phi, sau này là Đương kim Hoàng hậu. Người đến thay mặt hoàng thượng đọc Thánh chỉ. Hoàng thượng và Quý phi đã sớm biết âm mưu kết bè kết phái, và vạch trần tội giết vợ của Thẩm Khang. Vì niệm tình hắn phò tá Tiên đế nên buộc lão phải tự sát, Niên thị bị tru di cửu tộc! Sau đó, cô biết gì không? Hoàng hậu ngày ấy đã cảm động trước tình cảm của chúng tôi, nên đã đồng ý để chúng tôi kết hôn với nhau. Lễ cưới được tổ chức đúng tối hôm ấy. Chúng tôi thật sự rất hạnh phúc.

Lam Thố ngưỡng mộ trước câu chuyện của Trung Dũng liền khẽ vỗ tay tán thưởng.

-Kể từ đó, chúng tôi làm gì cũng có nhau, ngày lễ Tết luôn chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày Thất Tịch cũng thế. My nhi luôn làm món này. Giờ nàng ấy đã tạ thế, tôi không còn được thấy món đó nữa.....cho tới khi.....cô tới.

Lam Thố lặng lẽ thở dài, thương cho phu thê họ.

Bất chợt Trung Dũng nắm tay Lam Thố, rồi nói rành mạch từng chữ một:

-Đến nước này tôi không thể giấu cô nữa. Tôi.....có chút tình ý với cô!!! Cô có tin được không Lam Thố? Có lẽ trong đầu cô nghĩ tôi là kẻ điên, có mới nới cũ, đào hoa, đa tình, nhưng tôi.....tôi đã cô đơn quá lâu rồi. Con bé Thu Cúc.....cũng rất quý cô! Nó muốn cô là mẹ mới của nó! Nếu cô không vì tôi thì hãy vì Thu Cúc, hãy lấp đầy khoảng trống tâm hồn trong Thu Cúc, để Thu Cúc có một gia đình hạnh phúc thực sự như bao người khác. Lam Thố.....Hãy giúp tôi nhé!?!?

Lam Thố sững người, không biết phải giải quyết thế nào.....Mọi chuyện diễn ra quá nhanh! Sao có thể như thế được chứ?

(*) Chú thích:

(1) Ngày Thất Tịch (Hán-Nôm: 𣈗七夕), theo văn hóa phương Đông, (Châu Á), nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á, là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là Ngày Valentine châu Á. Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản. Theo truyền thuyết, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

Đây là ngày hội truyền thống ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo trong ngày này và để cầu mong lấy được ông chồng tốt. Ngày này còn có các tên gọi khác như:

Khất xảo tiết (乞巧節; qǐ qiǎo jié - Lễ hội thể hiện tài năng)
Thất thư đản (七姐誕; qī jiě dàn - Sinh nhật cô em thứ bảy)
Xảo tịch (巧夕; qiǎo xì - Đêm kỹ năng).

Tại Hàn Quốc là lễ Chilseok (칠석). Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (織姫 Chức Cơ) (tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (彦星 Ngạn Tinh) (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata (七夕), nhưng theo dương lịch.

(2) Vị quan nào sở hữu thanh kiếm này sẽ có quyền tiền trảm hậu tấu, hành pháp thay vua.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro