Thiên Ý khó lòng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

7.
Và rồi, Dự Thương vận y phục trắng xoá quỳ ở chánh điện. Tất cả mọi người có thiên chức ở Thiên Cung đều vận y phục màu trắng xoá thanh thoát.  Cung điện rộng vạn trượng, từ cửa bước vào là thảm vàng nguy nga trãi uy nghiêm. Chỉ mỗi Dự Thương quỳ trên chiếc thảm vàng ấy, mái tóc búi cao tuấn tú, ánh mắt cao ngạo hướng về Thiên Quân.
"Tử Lan!" Thiên Dật gọi.
"Có Thần!"
"Giúp ta chuẩn bị Tru Tiên Đài."
"Thần Tuân chỉ!"
   Dứt câu, Tử Lan niệm chú biến mất, chỉ để lại một làn khói xanh hư ảo lan toả trong không trung.
Ti Mệnh bước lên thảm vàng, quỳ xuống tâu lên:
" Thu Hồi Công Lực!"
Lãnh Mục từ tốn bước đến chỗ Dự Thương. Bắt đầu vận công, bàn tay tiếp cận vai của y. Một luồng khí trắng từ từ thu về tay Lãnh Mục một cách nhanh chóng. Màu trắng từ từ biến thành màu đỏ tía rồi mất dần hẳn trong không trung.
Y từ tốn bước về vị trí phía hai bên thảm đỏ. Ti Mệnh mở sổ trần, niệm chú trên lòng bàn tay xuất hiện một cây bút. Thân bút nạm vàng chắc nịch, đầu lông được phủ một màu đen tuyền như mã não, lấp lánh những ánh sáng nhỏ len lỏi trong từng chiếc lông ấy.
Ti Mệnh đề tựa: Dự Thương, cốt nhục của Thượng Thần Lãnh Cẩn. Nay đến tuổi trưởng thành. Xuống trần lịch kiếp phi thăng thượng thần. Đề xong tựa, Ti Mệnh gấp lại sổ trần tâu lên Thiên Quân.
Ánh mắt Thiên Quân chạm đến Dự Thương. Ngài hỏi:
"Đã sẵn sàng chưa? Phía trước con nhiều chông gai. Đều không như con muốn. Cũng như sẽ không nhớ gì về cuộc sống trên thiên cung. Trần gian hiểm hoạ đầy rẫy, thân là Thiên tử xuống trần, trẫm không thể bảo vệ. Hoạ hay phước nằm ở con."
Thiên Quân phất áo, cả Hoàng Cung lập tức xuất hiện ở Tru Tiên Đài.
"Mặc Liên!"
"Có thần."
"Muốn căn dặn gì Dự Thương không?"
Dự Thương đứng đó, áo phất phơ như mây chuyển động, nhẹ nhàng thanh tao. Chàng đưa mắt nhìn Mặc Liên:
"Ta không sao, ngài đừng quá lo lắng."
"..." Ai đó gật đầu, vỗ nhẹ vai y lòng mỉm cười "Vậy ta an tâm rồi! Bảo trọng"

...

Lúc Dự Thương nhảy Tru Tiên Đài, vô tình một nguyên thần màu trắng đục lướt ngang qua, gió mạnh đến nổi nguyên thần ấy bị hút đi một đoạn, đến gần Tru Tiên Đài, luồng khí lạnh như xé tan lục phũ ngũ tạng của nguyên thần kia. Đúng lúc đó, sắc trời tối tăm đi, khiến cả Thiên Đình không khỏi bàn hoàng. Những thượng thần ngầm hỏi nhau có chuyện gì xảy ra. Sau một lúc ầm ỉ thì bầu trời đã bình thường lại. Mọi người cũng thôi bàn tán.
Lúc rơi từ Tru Tiên Đài xuống, cơ thể Dự Thương đau đến ngột ngạt, các luồng khí tiên thay phiên chém qua da thịt, các cơ quan bỗng dưng dần dần mất cảm giác rơi vào trạng thái hôn mê.

...
Ở kinh thành này, mọi thứ đều rất nho nhã, từ những người bán hàng ngoài, đến những tửu lâu rất có văn hoá, không ồn ào nữ nhân ra vào gọi khách, khách muốn uống rượu giải sầu sẽ có người tiếp rượu. Muốn qua đêm thì chỉ có giờ cao điểm họ mới cho khách ở lại qua đêm ở tửu lâu. Kinh thành mỗi ngày đều nhộn nhịp theo nét riêng, mỗi một cây kẹo hồ lô, hay hộp phấn cho các cô nương làm đẹp đều rất tỉ mỉ. Trong phố luôn luôn tấp nập người ra, người vào. Đến những lúc có lễ hội như Thất Tịch, Trung Thu, Tết Nguyên Tiêu, lồng đèn lủng lẳng phía trên đầu sẽ được thắp sáng như sao trời. Phía nho nhỏ kế bên tửu lầu có một quán bán chè nhỏ. Quán chè đó nổi tiếng đã được mười bảy năm. Bà lão làm chè ở đó cho những người nào đi vào kinh thành làm việc hoặc khách quan là vương gia triều đình đều có thể vào đây thưởng thức chè của bà lão. Những lá chè được bà gom từ những loại thảo dược quí, nghiền nát hung khô để làm chè. Mùa đông bà lão thường lên núi vào sáng sớm, tìm những thảo dược có mùi thơm như: tiệp, sâm, cúc, đào, nhãn long,... để làm ấm cơ thể vào ngày đông lạnh giá. Mùa hạ thì những loại thảo dược khiến cơ thể mát mẻ đều có đủ ở chỗ bà. Ở một quán nho nhỏ như thế, một bà lão chừng đi hết đời người hiển nhiên không thể nào chăm lo vừa hung chè vừa nghiền nát vừa làm nước được. Bà có một người con gái, nói là con gái cũng không phải. Chuyện này đã từ rất lâu, hôm đó trời mưa tầm tả, cả kinh thành từ những chỗ nhỏ lớn đều không thể hoạt động mua bán, nên đều đóng cửa. Gió to, sấm lớn đùng đùng như giận dữ. Bà nghe thấy tiếng một đứa bé khóc sau nhà. Tiếng khóc như cầu cứu không dứt, lòng bà chợt nghĩ đến chuyện trời cảm động cho bà một đứa nhỏ để an ủi tuổi già của bà. Bà vội ra sau để xem xét, gió quạt đau như cắt vào cánh tay bà, ở ngoài vườn có một đứa bé được quấn bởi vải trắng muốt, chiếc áo ấy còn có loại lông vừa mềm vừa dẻo, bứt thế nào cũng không đứt. Có điều chiếc áo choàng trắng này, lấm tấm những vết máu, có chỗ loang lỗ đỏ rực, có chỗ chỉ vài giọt.
Bà mừng đến phát khóc, vội quỳ xuống lạy tứ phía rồi âu yếm ôm đứa bé vào nhà. Bà lấy áo choàng của mình choàng cho đứa bé. Chiếc áo trắng ấy đem đi giặt thật sạch. Rồi cất vào một góc của ngôi nhà nhỏ, như một món báu vật. Ngày ngày bà nuôi đứa bé này. Nhiều lúc túng thiếu gạo không đủ ăn, bà đành đem số thảo dược của mùa tới đến những tiệm chè khác bán với giá rẻ để đổi gạo cho bà và đứa nhỏ ăn qua ngày. Vì bà nhặt được đứa bé này vào ngày mưa giông lớn, còn bỗng dưng xuất hiện nên bà đặt tên cho nó là: "Cơ Tịch."
Tính đến hôm nay, kinh thành cũng đã thay đổi nhiều thứ, Cơ Tịch từ một đứa nhóc tinh nghịch giờ trở thành một thiếu nữ trưởng thành. Càng lớn, Cơ Tịch càng có khí thái của một thần tiên, mùi hương trên cơ thể vô cùng dễ chịu, cũng tắm bằng lá bưởi, gội đầu như mẹ của cô. Thế mà mùi hương trên người có chút gì đó, không giống người thường. Năm nay cô đã mười lăm, chỉ nhỏ hơn quán chè của bà lão hai năm. Thế mà bà cứ ngỡ vì gặp được cô bé này mà bà mới có thể kiên trì bán chè như vậy. Vì chỉ có nghề này bà mới giúp được những người lạc đường, hoặc cần người chỉ đường lên Kinh Thành. Chè của bà nổi tiếng nhiều năm không ai dám lại quậy phá bao giờ. Vì như đã nói, người dân ở đây không cầu kì, không ham mưu cầu kế. Nên việc của bà cũng ổn thoả phần nào.
"Nương!"
"Hả?" Bà đang ngồi suy nghĩ vu vơ về quá khứ của mình tính ra bà và đứa nhỏ này đã ở cùng nhau mười lăm năm rồi đấy, bà coi cô hơn cả sinh mạng mình.
"Con có chuyện cần nương giúp!"
Bà dang tay cho cô ngồi tọt vào lòng mình. Trên tay cô cầm một tờ thông báo:
"Con muốn học võ!"
Bà chợt thoáng giật mình, nhanh chóng cầm tờ giấy đó vò rồi ném xuống đất:
"Không được!"
"Sao thế?"
"Ở kinh thành này không cần người có võ, con chỉ cần pha chè và ở cạnh nương là đủ rồi!"
"Nhưng..."
"Cơ Tịch! Con học võ không phải nương không cho, nhưng nếu xảy ra sơ xuất gì với con, con có nghĩ tới bà mẹ già này không?" Bà thở dài, tiếp tục: "Mẹ chỉ có mỗi con!"
"Nương!" Ánh mặt cô buồn đi hẳn, ôm bà vào lòng: "con chỉ học võ thôi mà, không sao đâu! Con biết nương lo nhưng..."
Bà ôm chặt cô hơn, rồi nhẹ nhàng vuốt sóng lưng đó, thì thầm:
"Ngoan! Nghe lời nương, không được nghĩ đến chuyện học võ nữa!"
"..." nghe nhịp thở không đều của bà nên cô cũng thôi không nói nữa.
Từ hôm đó trở đi, cô không còn nhắc đến chuyện đòi tập võ với bà. Nhưng không có nghĩ là từ bỏ, mỗi lần lên núi hái thảo dược, cô đều kiếm một nhành cây nhỏ làm gươm, rồi đứng múa vài đường võ mà cô từng thấy những người mải võ nghệ trên đường phố, múa thành thạo các đường đó, rồi lại nhắm mắt suy nghĩ đến những đường khác. Có một bữa cô đang loay hoay tìm dưới đất mấy cây thảo dược nhỏ. Vô tình nhìn thấy một con rắn thân rắn xanh như cỏ, thoáng giật mình rụt tay về nhẹ nhàng đứng lên khỏi chỗ đó, lùi về sau vài bước thật chậm, thật chậm. Cô thấy nó hình như đang rình rập thứ gì đó, đưa mắt nhìn theo, thì ra là một con sóc nhỏ, cô chăm chú nhìn từng cử động. Nó thè lưỡi liên tục vào không trung, thân nhẹ nhàng từng chút một, lợi dụng thêm cơ thể có màu hệt như cây cỏ mà di chuyển nhẹ nhàng đến gần con sóc kia, chẳng biết từ bao giờ nó đã đến gần con sóc chỉ cách nửa gang tay. Và rồi nó dùng hàm răng sắt nhọn đó, cắn mạnh vào cổ con sóc khiến cô không khỏi giật mình lùi thêm vài bước, mắt mở to như sợ bỏ qua một chi tiếc nào của con rắn đó. Nó cắn kèm theo là quấn quanh người kẻ địch siết chặt thật chặt cho đến khi con sóc còn thở nhưng cử động thì trở nên vô dụng. Thế là nó bắt đầu nhâm nhi con mồi. Thật hãi, cô chớp mắt rồi rùng mình, rợn cả tóc gáy, vội vã chạy thật xa chỗ đó để tìm thảo dược khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro