Chương 3.2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chỉ mươi phút sau, cả sở đầu máy bỏ việc, công nhân tập trung ở vườn hoa nhà ga. Thợ bẻ ghi và các thợ khác làm việc ở các kho vật liệu cũng hưởng ứng theo. Phẫn nộ đến cùng cực. Người ta đưa ra yêu sách - do một người nào đó thảo ra - đòi thả ngay Rô-man và Pô-nô-ma-rên-cơ.

Lòng căm phẫn càng tăng khi tên ngụy lúc nãy dẫn một lũ vệ binh phi ngựa đến vườn hoa. Tay nó khoa khẩu súng ngắn dọa dẫm.

- Nếu các ngươi không trở lại làm việc, chúng tao sẽ bắt giam hết ngay lập tức bây giờ. Sẽ cho nhiều đứa úp mặt vào tường ăn đạn.

Nhưng tiếng la hò giận dữ của công nhân làm nó phải đánh bài chuồn ra phía nhà ga. Tên tư lệnh quân quản nhà ga gọi điện báo về. Từ trong thành phố đã có cam-nhông chở đầy lính Đức chạy như bay, lao tới.

Công nhân bắt đầu giải tán, ai về nhà nấy. Tất cả mọi người đều bỏ việc, ngay cả các bạn ký ga cũng bãi công. Công việc của Giu-khơ-rai đã mang lại kết quả: đây là cuộc đấu tranh đầu tiên có tính chất quần chúng ở nhà ga xe
lửa.

Bọn Đức đặt trọng liên trên thềm nhà ga. Khẩu súng ghếch nòng chồm chỗm như một con chó săn. Một tên cai Đức quỳ bên cạnh, một tay để sẵn lên quy-lát

Nhà ga vắng tanh. Đêm ấy bắt đầu bắt bớ. A-rơ-chom cũng bị bắt. Giu-khơ-rai không ngủ ở
nhà, nên chúng không tìm thấy anh.

Bọn chúng dồn người bị bắt vào một nhà kho chứa hàng rộng thênh thang và chúng đặt điều kiện cuối cùng: hoặc là tiếp tục đi làm, hoặc là ra tòa án quân sự.

Suốt dọc con đường sắt này hầu hết công nhân xe lửa đều bãi công. Suốt hăm bốn tiếng đồng hồ, không có chuyến tàu nào chạy. Cách nhà ga một
trăm hai mươi cây số có xảy ra đánh nhau với một đội du kích mạnh, đội này đã cắt mất đường và phá các cầu rồi.

Đêm có một đoàn tàu chở lính Đức kéo đến ga. Nhưng tàu vừa đến nơi thì thợ máy, ét và người đốt lò đều bỏ trốn khỏi đầu.máy rồi. Thế mà ngoài
chuyến tàu này lại còn hai chuyến tầu nữa cũng chờ đến lượt khởi hành.

Cánh cửa sổ đầu máy xe lửa nặng trịch mở ra, tên quan hai Đức tư lệnh quân quản nhà ga, tên tư lệnh phó và một toán Đức bước vào.

Tên tư lệnh phó gọi: "Những tên sau đây: A rơ- chom Ca-rơ-sa-ghin, Pô-len-
tốp-ski, Bơ-ru-giắc có nhiệm vụ lái chuyến xe lửa này đi. Nếu từ chối, bắn ngay tại chỗ. Có đi không?"

Ba người thợ buồn rầu cúi đầu. Một toán lính Đức chĩa lưỡi lê kèm họ đến đầu máy, tên tư lệnh phó đã quay sang chỉ định người lái, ét và đốt lò cho chuyến tàu đi sau.

***

Đầu tàu xe lửa giận dữ phì phì chuyển mình, bắn tung tóe như mưa những tia lửa sáng, vừa thở hồng hộc, vừa lướt trên đường ray, lao nhanh như xoáy vào khoảng đêm dày đặc. A-rơ-chom đổ đầy than vào lò, lấy chân đá cửa lò sập lại, với cái ấm ngắn vòi ở ngăn tủ, tu một ngụm nước, rồi quay ra hỏi người thợ máy già Pô-len-tốp-ski:

- Ta đành chở chúng nó đi sao, bố già?

Người thợ già tức tối chớp chớp đôi mắt dưới nếp lông mày rũ xuống:

- Bị gí lưỡi lê vào lưng, không chở chúng nó đi cũng không được.

Bơ-ru-giắc vừa liếc mắt nhìn về phía tên lính Đức ngồi gác ở toa than, vừa đề nghị:

- Bỏ cả đấy rồi chuồn khỏi xe là hơn cả.

A-rơ-chom lẩm bẩm:

- Tôi cũng nghĩ thế, song kia kìa còn thằng chó Đức đằng sau lưng.

Bơ-ru-giắc ló đầu ra cửa sổ, giọng kéo dài:

- Ừ...

Pô-len-tốp-ski lại gần A-rơ-chom thì thầm:

- Ta không thể nào chở chúng đi được, chú hiểu chứ? Đang đánh nhau ngoài ấy, du kích đã phá đường. Mà ta nỡ nào lại dẫn lũ chó này trong chốc lát đến thịt anh em. Chú phải biết, ngay thời còn Nga hoàng, tôi cũng không bao giờ
chịu chở lính đến trong khi anh em ta bãi công. Huống chi là ngày nay, ngần này tuổi đầu, tôi lại đi làm việc ấy. Chở quân chúng nó đi đàn áp anh em mình là một cái nhục mang suốt đời, đến chết chưa hết nhục. Kíp thợ máy trước đã bỏ chạy được. Họ liều mạng thật, nhưng họ vẫn cứ chạy đấy. Chúng ta còn mặt mũi nào mà chở chuyến xe này đi được, chú mày nghĩ sao?

- Đồng ý với bố già lắm, song còn thằng chó chết kia thì bố tính thế nào?

A-rơ-chom đưa mắt chỉ tên lính Đức.

Ông lão thợ máy cau mày lấy khăn thấm mồ hôi trán, cặp mắt nẩy lửa nhìn chằm chặp vào chiếc ma- nô-mét (áp kế, một thứ máy đo sức đẩy của hơi trong đầu máy xe lửa) như hy vọng tìm ra lối thoạt trước cảnh bí đang giày vò mình. Nghĩ mãi không ra,người thợ già thất vọng phát bẳn, văng ra một câu chửi rủa.

A-rơ-chom lại vớ lấy ấm nước tu. Cả hai người cùng nghĩ như nhau, song không ai dám ngỏ ý trước. A- rơ-chom bỗng nhớ đến câu mà Giu-khơ-rai đã
có lần hỏi anh: "Anh thấy Đảng bôn-sê-vích và tư tưởng cộng sản thế nào?"

Và A-rơ-chom đã trả lời câu hỏi ấy: "Tôi lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ. Anh có thể tin ở tôi...".

"Và bây giờ cách ta đang giúp mới quý chứ ! Ta chở bọn Đức đi đàn áp anh em...".

Pô-len-tốp-ski cúi xuống hòm dụng cụ, ghé sát vào A-rơ-chom dằn từng tiếng:

- Thằng gác kia, phải tiêu nó, chú hiểu không?

A-rơ-chom rùng mình. Pô-len-tốp-ski nghiến răng nói thêm:

- Không có cách nào khác. Đập chết nói đi, vứt máy điều hơi và các dụng cụ vào lò, hãm xe chạy chậm và nhảy xuống chuồn.

Như cất được gánh nặng khỏi vai, A-rơ-chom nói:

- Được

A-rơ-chom ghé sát vào Bơ-ru-giắc và cho biết quyết định ấy.

Bơ-ru-giắc không trả lời ngay. Người nào cũng đang đứng trước một mối nguy lớn. Cả ba đều có gia đình ở nhà. Gia đình ông già Pô-len-tốp-ski lại đông người: vợ con cả thảy chín nhân mạng. Song cả ba đều hiểu rằng không thể nào chở chúng nó đi được. Bơ-ru-giắc nói:

- Còn gì nữa! Tôi đồng ý. Nhưng trong ba chúng ta, người nào sẽ...

Bơ-ru-giắc không dám nói hết câu, nhưng A-rơ- chom thoáng nghe đã hiểu ngay.

A-rơ-chom quay lại phía ông già đang loay hoay bên cái máy điều hơi, gật đầu ra hiệu như muốn báo .tin Bơ-ru-giắc cũng cùng ý kiến đó; nhưng, ngay lúc ấy, lòng bứt rứt vì một vấn đề chưa giải quyết, anh nhích lại gần ông già
Pô-len-tốp-ski:

- Bây giờ ta làm thế nào hở cụ?

Cụ Pô-len-tốp-ski nhìn A-rơ-chom:

- Chú khởi sự đi, chú khỏe nhất trong bọn. Cầm lấy xà beng gõ vào sọ nó, cắc một cái là xong thôi. ông cụ không giấu nổi được hồi hộp.
A- rơ-chom cau mày:

- Cháu không làm được đâu, cụ ạ. Tay cháu nó sẽ không làm sao mà nhấc lên được đâu. Nghĩ cho cùng thì thằng lính này cũng chẳng có tội tình gì. Cả nó nữa cũng chỉ vì lưỡi lê gí vào sau lưng mà phải đi thôi.

Mắt ông già long lên trong bóng tối:

- Chú bảo nó không có tội? Thế thì chúng ta lái chuyến xe này cũng có phải lỗi ở chúng ta đâu. Chúng ta cũng chỉ vì bị nó bức mà phải lái xe ở đây thôi. Chúng ta chở bọn đi đàn áp. Và nói như chú, bọn ấy cũng vô tội tất và bọn vô tội ấy sẽ đi bắn xả vào anh em du kích. Thế ra anh em du kích mình là những kẻ có tội đấy chắc? Chú to xác mà bụng dạ y như bụng dạ chim sẻ. Trông chú ai chả bảo chú khỏe như gấu, thế mà chẳng có gan làm, anh em cậy ở chú...

- "Được. - A-rơ-chom nói khàn khàn và tay cầm lấy xà beng. Nhưng Pô-len- tốp-ski đã rỉ tai: "Không, để xà beng cho tôi. Tôi dùng chắc hơn. Chú cầm cái xẻng rồi leo lên xúc than ở toa hắt xuống. Lúc cần đến thì cho tên lính Đức một nhát xẻng. Còn tôi cầm xà beng thì giả tảng như đi đập những cục than to vậy”.

Bơ-ru-giắc gật đầu:

- Cụ nói phải - Rồi bác ta ra đứng trước cái máy điều hơi.
Tên lính Đức đội mũ chào mào dạ chóp đỏ, đang ngồi ở mép toa than phì phèo hút thuốc lá, súng kẹp vào đầu gối, thỉnh thoảng mới đưa mắt nhìn
những người thợ đang loay hoay trên đầu tàu.

Khi A-rơ-chom đã trèo lên xúc than, tên lính gác cũng chẳng để ý gì cả. Đến lúc ông già Pô-len-tốp- ski giả đò lấy xà beng hất những tảng than to ở thành toa vào trong, ra hiệu bảo hắn lùi lại, hắn ngoan ngoãn lùi xuống, nép mình
vào cửa buồng thợ máy để cho ông già rộng chỗ làm.

Tiếng xà beng choang vào sọ tên Đức đánh cắc một cái, nghe khô và gọn, làm A-rơ-chom và Bơ-ru- giắc giật thót mình như người phải bỏng. Xác tên giặc đổ vật ra lối đi như một bao than.

Chiếc mũ chào mào màu dạ xám chẳng mấy chốc hoen đẫm máu đỏ. Đầu súng đánh vào thành toa kêu đến choang một tiếng.

- Thôi, thế là xong. - ông già Pô-len-tốp-ski ném cái xà beng xuống, miệng lẩm bẩm thế, người rung lên, ông nói thêm:
- Bây giờ chúng ta không thể lái lùi lại được nữa.

Giọng ông cụ vỡ ra, nhưng để phá tan cái im lặng quá nặng nề trùm lên mọi người, ông liền kêu to lên:

- Thôi, tháo máy điều hơi đi. Tháo đi! Nhanh tay lên !

Mười phút sau, mọi việc xong xuôi, con tàu không lái chạy chậm dần.

Những bóng đen cây cối bên đường đang hiện lên sừng sững trong khoảng sáng của ánh đèn tàu bỗng nhiên chìm nghỉm trong bóng đêm mù mịt. Đèn
pha ở đầu tàu cố rọi vào bóng tối song chỉ còn loe ra được vài thước chung quanh. Con tàu như đã kiệt sức, trút hơi thở tàn, mỗi lúc một chậm lại.

"Nhảy xuống đi chứ!" Tiếng ông già Pô-len-tốp-ski vang lên đằng sau A-rơ-chom. Anh buông tay vịn. Thân hình to lớn của anh văng ra phía trước. Chân chạm đất và mặt đất như chuội bắn đi. Anh theo đà còn loạng choạng chạy
thêm hai bước, rồi ngã lăn kềnh ra đất.

Hai bóng người nữa từ hai bậc nhảy xuống, lướt theo sau anh.

***

Cảnh nhà Bơ-ru-giắc không được vui. Bác Bơ-ru- giắc gái, mẹ Xê-ri-ô-gia những lo mà rạc người đi vì bốn hôm nay, không nhận được tin gì của bác trai. Bác chỉ biết chồng mình bị Đức bắt đi làm kíp xe với anh A-rơ-chom và
cụ Pô-len-tốp-ski. Hôm qua lại có ba thằng cảnh binh nguy đến sừng sộ nạt hỏi và chửi rủa. Thấy thế, bác lo lắng, mang máng đoán chắc có chuyện gì chẳng lành đây. Sốt ruột quá, bọn vệ binh vừa đi khỏi, bác lấy khăn choàng
đầu sang bên nhà bà cụ đẻ ra A-rơ-chom may ra hỏi thăm được tin tức gì về chồng mình.

Va-li-a đang dọn dẹp dưới bếp, thấy mẹ sắp đi, hỏi mẹ:

- U đi đâu có xa không, u?

Mắt bác đỏ hoe, giàn giụa, nhìn con gái lớn, trả lời:

- U sang nhà bà cụ Ca-rơ-sa-ghin. May ra có tin gì của thầy. Hễ thằng Xéc-
gây về, bảo nó đảo qua nhà bà cụ Pô-len-tốp-ski hỏi thăm xem.

Va-li-a hai tay trìu mến ôm lấy mẹ, tiễn ra cửa, lựa lời an ủi:

- U đừng lo, u ạ!

Bà cụ Ca-rơ-sa-ghin bao giờ thấy bác Bơ-ru-giắc gái sang chơi cũng tiếp rất mặn mà. Cả hai bà đều tưởng người nọ hỏi thăm người kia được tin tức mới, nhưng qua mấy câu vào chuyện, cả hai cùng thất vọng như nhau.

Đêm qua, nó cũng khám nhà Ca-rơ-sa-ghin. Chúng sục tìm A-rơ-chom. Khi bỏ đi, chúng còn ra lệnh cho bà cụ Ca-rơ-sa-ghin hễ thấy con về phải lên đồn báo ngay.

Bà cụ lấy làm lo sợ việc bọn lính tuần cảnh nguy đến sục ban đêm như thế.

Lúc ấy, chỉ có một mình bà ở nhà. Pa-ven làm ca đêm ở sở điện.

Sáng hôm sau, Pa-ven về nhà rất sớm. Khi nghe mẹ kể chuyện đêm qua cảnh binh đến khám và sục tìm A-rơ-chom, Pa-ven hết sức lo ngại cho số phận anh A-rơ-chom. Tuy tính tình hai người khác nhau, A-rơ-chom bề ngoài lại hay bốp chát, song hai anh em yêu quý nhau lắm. Quý nhau một cách nghiêm khắc, không mơn trớn mà cũng chẳng cắn nói ra lộ liễu và Pa-ven tự mình thấy rõ nếu anh cần đến thì có phải hy sinh thế nào cũng không quản, không do dự.

Không nghỉ một phút, Pa-ven chạy ngay ra sở đầu máy xe lửa, tìm Giu-khơ-rai, song không thấy anh đâu cả. Những anh em thợ Pa-ven quen cũng không biết tin gì về ba người. Nhà Pô-len-tốp-ski cũng tuyệt không biết tin gì về ông cụ. Pa-ven chạy sang nhà ông cụ, đến sân gặp ngay người con trai út là Bô-rít cho biết nhà anh ta cũng bị khám. Nó sục tìm cụ Pô-len-tốp-ski.

Pa-ven trở về nhà với mẹ, không được mảy may tin tức gì cả. Người mệt mỏi, anh uể oải nhoài xuống giường và chốc lát đã ngủ thiếp đi giấc ngủ chập chờn, thấp tha, thấp thỏm.

Có tiếng gõ cửa, Va-li-a quay ra hỏi: "Ai đấy?" và nâng then cài.

Cửa mở, Cơ-lim-ca Mác-chen-cô thò cái đầu bù tóc đỏ hung vào. Mặt đỏ bừng, hơi thở hổn hển, chắc là vừa chạy rất nhanh lại đây.

- Bà cụ có nhà không?

- Không, vừa đi xong.

- Đi đâu có biết không?

- Sang nhà bà cụ

Ca-rơ-sa-ghin thì phải.
Cơ-lim-ca chực quay chạy đi, thì Va-li-a níu tay áo giữ lại. Cơ-lim-ca nhìn Va-li-a, vẻ do dự:

- À, tôi tìm bà cụ có tí việc.

- Việc gì thế, anh?

Va-li-a lắc tay Cơ-lim-ca hỏi gặng.

- Nói đi mau lên, con
gấu con lông đỏ hung nói đi, không em sốt ruột lắm rồi.

Giọng Va-li-a nói như ra lệnh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro