Chương 3.3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơ lim-ca liền quên mất lời dặn đi dặn lại của Giu-khơ-rai đã bảo cậu nhất thiết phải đưa thư này đến tận tay bác Bơ-ru-giắc gái và tuyệt đối giữ bí mật.

Cậu ta thò ngay vào túi móc ra một mảnh giấy dầu mỡ lem luốc chìa cho Va-li-a. Đối với cô bé tóc vàng em gái Xéc-gây này, Cơ-lim-ca không thể từchối một điều gì vì có bao giờ cậu ta hoàn toàn xác định được tình cảm của mình đối với cô bé rất kháu ấy đâu. Nói thật ra thì cậu bé phụ bếp vốn tính khiêm tốn, không rỉ răng nói với ai là mình mến Va-li-a, ngay đối với bản thân, cậu cũng không dám thú thật điều đó.

Va-li-a đưa mắt đọc bức thư ngắn:

"Nhà, nhà đừng lo. Đây bình yên cả. Chúng tôi vẫn còn sống, vẫn yên ổn.Sau sẽ biết rõ đầu đuôi. Nói cho bà con yên tâm. Xem xong hủy ngay.
BƠ-RU-GIẮC"

Đọc xong thư, Va-li-a bổ đến bên Cơ-lim-ca:

- Gấu con lông đỏ của em, anh lấy thư này ở đâu ra thế anh, anh bảo cho embiết với? Anh nói đi anh, ai đưa cho anh bức thư này.

Va-li-a lắc người cậu ta rất mạnh. Và cậu bé khốn khổ, đang say như điếu đổkhông sao cưỡng được, lại phạm khuyết điểm lần thứ hai:

- Anh Giu-khơ-rai đưa cho tôi ở ngoài ga.

Song lại nhớ ra không được nói, cậu ta nói vớt lại:

- Nhưng anh ấy bảo phải giữ bí mật, không được đưa mảnh giấy cho bất cứngười nào khác.

Va-li-a cười đáp:

- Được được em không nói lộ với ai đâu. Giờ thì anh chạy sang nhà Pa-ven tìm mẹ em bên ấy. - Rồi cô lấy tay khẽ đẩy vào lưng Cơ-lim-ca.

Nháy mắt đã thấy cái đầu tóc hung của Cơ-lim-ca thoáng biến sau cổnghàng rào.

Ba người thợ vẫn chưa ai về cả. Buổi tối Giu-khơ- rai đến chơi nhà Ca-rơ-sa-ghin kể cho bà cụ nghe tất cả câu chuyện xảy ra trên chuyến xe lửa. Bà cụhoảng sợ, Giu-khơ-rai hết lời khuyên giải, nói rằng ba người giờ tạm lánh ởmột vùng quê xa, ở nhờ nhà chú ruột Bơ-ru-giắc, yên ổn lắm. Bây giờ về ngay không lợi, song không lâu lắm đâu, vì quân Đức đang bị nguy khốn to rồi, tình hình sẽ biến chuyển.

Việc xảy ra làm cho ba gia đình đã thân càng thêm thân. Họa hoằn có thư gửi về, cả ba nhà cùng vui mừng đọc. Song nhà nào nhà ấy, vì vắng người lớn, ngày càng thấy tẻ lạnh và im lìm.

Một hôm, ra vẻ như bất chợt rẽ vào thăm nhà bà cụ Pô-len-tốp-ski, Giu-khơ-rai đưa tiền cho bà cụ:

- Bà mẹ ạ, ông cụ gửi về đây, nhưng bà mẹ đừng nói hở với ai nhé!

Bà lão cảm kích nắm lấy tay Giu-khơ-rai:

- Cảm ơn bác lắm! Ông nhà tôi bị nạn, nhà cửa túng quá. Không còn đồng nào đong gạo cho các cháu ăn nữa.

Sự thật, tiền ấy lấy ở số tiền quỹ hoạt động do Bun-ga-cốp để lại.

Trên đường từ nhà bà cụ Pô-len-tốp-ski về sở đầu máy xe lửa, Giu-khơ-rai vừa bước vừa suy nghĩ, lòng những cảm phục:

"Được được. Ta thử xem rồi sẽ ra sao. Bãi công tuy đã thất bại, anh em công nhân bị chúng dọa bắn, tuy đành phải chịu vào làm, song ngọn lửa đấu tranh đã nhóm lên, chúng không thể nào dập tắt được nữa. Còn như cánh ba người kia thì thật là can đảm, thật cừ. Đúng con nhà vô sản".

***

Ba người thợ lánh nạn ở một khu cách biệt bên ngoài làng Vô-rô-bi-ô-va, trong một lò rèn cũ nhỏ bé, vách ám khói quay lưng ra đường cái. Cụ Pô-len-tốp- ski đang đứng trước cửa lò lửa bốc phần phật. Ánh lửa chói lòa làm mắt cụ nheo lại. Tay cụ cầm cái kìm dài, lật đi lật lại cục sắt đã nung đỏ.

A-rơ-chom đang thụt cái bễ thổi lửa treo vào xà ngang. Pô-len-tốp-ski cười hiền lành, rung rung bộ râu. Người thợ máy già nói:

- Thời buổi này, tay thợ về vùng quê chẳng chết đói đâu. Lúc nào cũng có việc làm, muốn việc là có ngay. Đấy, cứ làm ở đây lấy một hai tuần nữa xem, có gạo thịt gửi về cho trẻ mỏ ở nhà chứ chẳng chơi. Chú thấy đấy, ở nông
thôn, họ quý thợ rèn lắm. Cánh ta ở đây ăn thật chẳng khác gì tư sản, chẳng mấy chốc sườn nung núc mỡ cho mà xem. - Cụ cười hì hì, rồi tiếp:

- Còn bác

Bơ-ru-giắc thì xem chừng lại càng gắn chặt với bà con nông dân lắm. Tay ấy đã cắm chặt vào đất nhà ông chú ruột rồi. Mà thế cũng phải, chỉ có lão đây và chú mày là không có lấy tấc đất cắm dùi, chúng mình chỉ độc có lưng trần với hai bàn tay trắng, thật đúng như người ta nói là vô sản mạt đời.

Chứ bác Bơ-ru-giắc thì người bác chia làm đôi: một chân đứng trên đầu máy xe lửa, còn chân kia thì lại đứng ở nông thôn.

- Lấy kìm đụng vào cục sắt cháy đỏ, giọng trở nên nghiêm nghị; ông cụ trầm ngâm nói thêm:

- Nói thật chứ, cảnh chúng ta nguy lắm đấy chú ạ! Bọn Đức không cuốn gói đi sớm thì cánh mình phải lo chuồn trước sang vừng Ê-ca-chi-ri-nô-sláp hay sang Rô-stốp đi thôi, kẻo chúng nó tóm được thì sẽ bị treo cổ, đầu không tới trời,
chân không tới đất mất, chắc chắn là như thế.

A-rơ-chom lẩm bẩm:

- Cháu cũng nghĩ thế bố già ạ.

- Không biết nhà chúng mình ra sao? Chắc là người nhà bị bọn ngụy đến làm rầy rà lắm đấy?

- Chứ sao nữa bố già! Ta đã mó tay vào việc thì đành bỏ mặc nhà cửa thôi.

Cụ Pô-len-tốp-ski rút trong lò ra cục sắt nung đã xanh biếc và nhanh tay đặtlên đe.

- Chú mày đập đi.

A-rơ-chom vớ lấy chiếc búa tạ dựng bên đe, vung mạnh quá đầu rồi quai xuống. Tia lửa rào rào bắn tung tóe, làm những xó tối lò rèn bỗng lóe sáng lên trong chốc lát.

Cụ già lật đi lật lại cục sắt cháy đỏ chìa cho A- rơ-chom nện búa. Miếng sắt ngoan ngoãn dẹt mỏng ra như cục sáp ong mềm.

Đêm tối đưa hơi gió ấm vào cổng mở toang cửa lò rèn.

***

Mặt hồ bao la thăm thẳm. Rặng thông cuốn lấy quanh hồ, ngọn thông đường bệ lắc lư, gật gù trước gió.

Nhìn thông, Tô-nhi-a nghĩ thầm: "Y như những người thật". Cô ngả mình trên khoảng cỏ xanh, giữa bờ sỏi đá. Trên cao là rừng thông già trấn ngự, phía dưới, ở chân mỏm đá dốc đâm dọc thẳng xuống nước là mặt hồ. Bóng đá in thêm màu sẫm lên mặt nước ven bờ thăm thẳm.

Đây là nơi Tô-nhi-a ưa đến ngồi chơi. Cách đấy một dặm đường, trong những thung sâu bỏ hoang, giữa những mỏ đá cũ, trước kia có những dòng
suối tuôn ra, và ngày nay đã thành ba cái hồ thông nước. Ở phía dưới, gần bờ có tiếng vỗ nước bì bõm đâu đây. Tô-nhi-a ngẩng nhìn, lấy tay vạch cành lá thì thấy một thân hình mềm mại nâu bóng đang bơi rất khỏe từ bờ ra giữa hồ.

Cái lưng rám nắng và mớ tóc nâu hì hụp như con rái cá đang rẽ nước bơi lên, lúc ngụp vào nước, lúc nhào lên vùng vẫy, mệt rồi thì nằm ngửa phơi nắng, đôi mắt nhắm nghiền cho khỏi chói, hai tay vòng lại, người hơi khom khom
không động đậy.

Tô-nhi-a buông cành lá, mỉm cười, tự nhạo mình:

- Mình khỉ thật, sao lại nhìn người ta tắm.

Và Tô-nhi-a cầm sách đọc.

Mải xem cuốn sách của Vích-to Lê-sinh-ski cho mượn,Tô-nhi-a không để ý có bóng người vừa leo qua bờ sỏi giữa gò đất và rặng thông. Bỗng đâu, một hòn sỏi theo chân người vừa leo rơi vào cuốn sách. Tô- nhi-a giật mình ngẩng đầu lên, Pa-ven đứng ngay trước mặt cô, ngạc nhiên và ngượng ngùng vì cuộc gặp gỡ bất ngờ này.

Nhìn thấy tóc Pa-ven ướt, Tô-nhi-a đoán: "Ra người tắm ấy là anh ta".

Pa-ven lúc ấy cũng nhận ra người con gái hôm xưa.

- Cô đấy à? Tôi có làm cô hãi không? Tôi không biết cô ngồi đây.

Nói rồi, Pa-ven vịn tay vào bờ sỏi, định bỏ đi.

- Không sao đâu, anh ạ. Nếu anh không bận, mời anh ngồi chơi, ta nóichuyện.

Pa-ven ngạc nhiên nhìn Tô-nhi-a:

- Ta nói chuyện? Chuyện gì mới được?

Tô-nhi-a mỉm cười:

- Sao anh cứ đứng thế ? Ghế đây, mời anh ngồi,

Tô-nhi-a chỉ cho Pa-ven một tảng đá và hỏi Pa-ven:

- Tên anh là gì nhỉ?

- Páp-ca Ca-rơ-sa-ghin.
( Páp-ca cũng là Pa-ven,nhưng gọi tục và thân)

- Còn tôi là Tô-nhi-a. Thế là chúng ta quen nhau rồi nhớ.

Pa-ven luống cuống vò mũ cát-két.

Tô-nhi-a phá sự im lặng:

- Tên anh là Páp-ca à? Sao lại gọi là Páp-ca? Gọi thế không đẹp. Gọi là Pa-ven hay hơn. Tôi sẽ gọi anh là Pa-ven đấy. Anh có hay đến đây...

Ý Tô-nhi-a muốn nói "có hay đến đây tắm không?" nhưng ngại không muốn để Pa-venbiết mình đã trông thấy anh ta tắm nên nói trệch đi:

- Anh có hay đến đây chơi không?

- Không, cũng tùy, thỉnh thoảng có lúc nào rỗi mới đến.

- Thế anh đi làm à?

- Tôi là thợ đốt lò ở sở điện.

Tô-nhi-a bỗng hỏi bất ngờ:

- Ai dạy anh đánh võ mà anh đánh giỏi thế, hở anh?

Pa-ven phật ý, càu nhàu:

- Tôi đánh nhau thì việc gì đến cô mà cô hỏi?

Tô-nhi-a cảm thấy Pa-ven không bằng lòng câu hỏi của mình, vội nói:

- Đừng giận, anh Pa-ven ạ. Tôi muốn biết lắm chứ. Đánh như anh đánh hôm trước, thật là tay võ. Anh đánh ác lắm.

Và Tô-nhi-a phá lên cười.

Pa ven hỏi lại:

- Ra cô thương hại cái thằng nhắng ấy à?

- Có đâu, trái lại thế nữa. Xu-khác-cô ăn đấm thế là đáng đời lắm. Tôi thấy anh đánh hắn, tôi thích lắm. Tôi nghe người ta nói anh hay đánh nhau lắm thì phải.

Pa-ven bị chạm nọc, hỏi lại:

- Ai bảo cô thế ?

- Vích-to con nhà Lê-sinh-ski bảo là anh chuyên môn đi đánh nhau.

Pa-ven sa sầm nét mặt:

- Vích-to là một thằng đểu, một tên công tử bột chỉ được cái õng ẹo. Tôi tha không tát cho nó vỡ mặt là phúc. Hôm nọ tôi nghe rõ nó đặt điều về tôi với cô, song tôi không thèm đánh nó cho bẩn tay.

Tô-nhi-a can:

- Sao anh Pa-ven ăn nói cục thế ? Thếkhông tết đâu !

Pa-ven phát cáu: "Mình rõ vớ vẩn, tự nhiên lại đi bắt chuyện với con nhóc con này làm gì? Con bé gớm thật, lại đi bắt bẻ lời ăn tiếng nói của mình. Nó toàn lên mặt dạy mình: lúc thì nó không thích tên là "Páp- ca", lúc thì bảo là "đừng ăn nói cục".

Tô-nhi-a hỏi:

- Sao anh lại ghét Vích-to đến thế ?

- Bởi vì nó là một con tiểu thư mặc quần áo đàn ông, nó là con cưng nhà quý tộc, một công tử bột, chứ không phải là thanh niên. Trông cái mặt nó thườn thượt như đứa không hồn. Gặp những đứa như thế, tôi ngứa tay lắm. Nó con nhà giàu, nó chỉ chực trèo lên đầu lên cổ người ta. Nó tưởng nó muốn làm gì người khác cũng được. Tôi đây thì tôi nhổ toẹt vào cái giàu của nó. Nó cứ đụng đến tôi thì nó biết tay tôi. Những quân ấy phải dạy chúng bằng quả đấm này mới được. - Giọng Pa-ven đầy giận dữ.

Tô-nhi-a tiếc là đã nhắc đến tên Vích-to trong câu chuyện. Cậu này chắc có chuyện gì lôi thôi từ cũ với anh chàng Vích-to õng ẹo đây. Tô-nhi-a xoay ra cố lái vào câu chuyện từ tốn hơn, hỏi thăm gia đình, công ăn việc làm của Pa-ven.

Pa-ven không những bớt giận mà còn quên cả muốn đi ngay và cứ thế vui chuyện trả lời Tô-nhi-a rất tỉ mỉ.

Tô-nhi-a nói:

- Sao anh không tiếp tục đi học nữa?

- Tôi bị đuổi học.

- Sao lại bị đuổi thế anh?

Pa-ven đỏ tai:

- Tại tôi nghịch ném thuốc lá vào bột làm bánh của lão cố dạy tôi học, nên lão ấy đuổi không cho học nữa. Lão cố ấy là một tên hiểm ác. Nó làm cho đời tôi khốn khổ.

Và Pa-ven kể tất cả đầu đuôi câu chuyện.

Tô-nhi-a tò mò chăm chú nghe. Pa-ven quên cả nỗi ngượng ngừng ban đầu, kể cho Tô-nhi-a nghe như kể cho một cô bạn quen đã từ lâu. Pa-ven kể đến việc anh A-rơ-chom đi lái chuyến xe không về. Câu chuyện thân mật, sôi nổi. Đôi trẻ không nghĩ gì đến thời gian trôi đi, đã mấy tiếng đồng hồ rồi.

Bỗng Pa-ven giật nảy mình, đứng phắt dậy:

- Chết thật! Đến giờ tôi phải đi làm rồi. Tôi mải chuyện quá. Đáng lẽ bây giờ là lúc tôi phải đốt lò. Ông cụ thợ cả chắc giờ đang chửi om sòm. - Rồi lo lắng, Pa-ven nói vội: - Thôi, chào cô, giờ tôi phải chạy như phi thân đến xưởng ngay lập tức mới được.

Tô-nhi-a cũng đứng dậy ngay, khoác áo vào người:

- Tôi cũng đến giờ phải đi đây. Vậy ta cùng đi.

- Không, tôi vội, phải chạy, cô không theo kịp được.

- Anh tưởng thế? Chúng ta cùng chạy, thi xem ai nhanh.

Pa-ven đưa mắt nhìn Tô-nhi-a có vẻ khinh thường :

- Thi à? Cô thi thế nào được với tôi!

- Rồi xem. Giờ ta hãy ra khỏi đây đã.

Pa-ven nhảy qua hòn đá, chìa tay cho Tô-nhi-a, và cả hai cùng chạy ra con đường cái rộng phẳng tới nhà ga.

Tô-nhi-a dừng lại giữa đường:

- Nào, giờ chúng ta chạy nhé! Một, hai, ba. Đố anh bắt được đấy.

Và Tô-nhi-a chạy tít lên như gió lốc. Đôi đế giày xinh nhỏ bay nhanh trông như cánh bướm, gió thổi tung tà áo xanh. Pa-ven vụt đuổi theo. "Mình sẽ đuổi kịp trong nháy mắt" - Pa-ven nghĩ thế, và cắm cổ đuổi theo tà áo dài.

Thế mà chạy đến tận đầu đường, gần tới nhà ga mới đuổi kịp. Đang đà chạy, Pa-ven chạm vào người Tô-nhi-a và nắm lấy vai cô. Vừa thở gấp Pa-ven vừa kêu lên mừng rỡ!

- Thế là bắt được con chim nhỏ rồi nhé!

- Bỏ ra, đau anh!

Hai người cùng thở gấp, tim cùng đập mạnh. Cuộc chạy say sưa, Tô-nhi-a mệt quá, như vô tình, trong giây phút, nép mình vào bạn; một giây phút thôi, nhưng cũng đủ làm cho Pa-ven cảm thấy Tô-nhi-a trở nên gần gũi. Chỉ chốc lát thoáng qua nhưng Pa- ven sẽ nhớ mãi. Tô-nhi-a gỡ tay Pa-ven.

- Xưa nay Tô-nhi-a chạy không ai đuổi kịp cơ, anh ạ.

Hai người chia tay nhau, Pa-ven tay vẫn vẫy mũ cát-két rảo bước chạy đến nhà máy.

Người thợ cả Đa-ni-lô đang loay hoay bên lò lửa thấy Pa-ven mở cửa vào liền quay lại đùng đùng gắt:

- Mày không để chậm nữa hãy đến! Định để tao phải đi đốt hầu thay mày đấy hẳn?

Nhưng Pa-ven vui vẻ vỗ vai người thợ cả và nói làm lành:

- Thưa bố, chỉ một thoáng là con làm lò cháy đâu vào đấy thôi.

Rồi Pa-ven cặm cụi khuân củi cho vào lò.

Nửa đêm hôm ấy, vào lúc người thợ cả đất lò Đa- ni-lô đã yên giấc trên chồng củi, tiếng ngáy khò khò như kéo gỗ, sau khi đã cho dầu mỡ vào máy xong, rửa tay đâu đấy, Pa-ven mở ô kẻo lấy tập thứ sáu mươi hai truyện Giu-dép-pe Ga-ri-ban-đi (Một lãnh tụ cách mạng dân chủ nổi tiếng của nhằn dân Ý hồi thế kỷ 19) ra đọc. Pa- ven mê mải đọc cuốn truyện kể những bước mạo hiểm liên miên của Ga-ri-ban-đi, người thủ lĩnh thần kỳ đảng "Áo đỏ" xứ
Náp-lơ.

Tập truyện có câu: "Nàng ngước đôi mắt nhung xanh biếc nhìn chàng công tước..."

Pa-ven chợt nhớ: 'Tô-nhi-a cũng có đôi mắt xanh biếc. Cô bé ngộ thật, không giống bọn con gái nhà giàu khác tí nào. Mà lại chạy nhanh như quỷ sứ nữa".

Mơ màng nhớ lại buổi gặp gỡ ban trưa, Pa-ven chẳng để ý gì đến tiếng máy lúc ấy rung lên ầm ĩ mỗi lúc một mạnh; hơi nhiều quá làm bánh xe quay tít điên loạn, rung chuyển cả sàn bê-tông bệ máy.

Pa-ven vội nhìn vào ma-nô-mét: Kim đã chỉ quá vạch đỏ bao nhiêu là độ rồi.

- Khỉ thật ! - Pa-ven rời ô kéo chạy bổ đến chỗ cái tay vặn hơi, quay hai vòng. Tiếng xìn xịt phụt ra từ trong ống khói sau thành lò. Pa-ven kéo tay vặn xuống, mắc dây cua-roa vào bánh xe đẩy ống bơm.

Pa-ven ngước nhìn Đa-ni-lô. May quá, ông cụ già ngủ say như chết, mồm há hốc, mũi ngáy rống lên như sấm.

Nửa phút sau, kim đồng hồ ma-nô-mét lại trở lại chỗ bình thường của nó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro