Chapter 45

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thùy Trang nhìn vào tòa nhà cũ kỹ đối diện, nơi đó là khu nhà trọ dành cho những người dân lao động nghèo, nàng mím môi rồi nói.

Từ đây, câu chuyện quá khứ đầy bi thương của Thùy Trang lần đâu đầu được tiết lộ.

Flashback

Bố mẹ Thùy Trang đều là dân quê, ông bà nôi ngoại đều làm nông, hai người họ ít học, chỉ học đến hết cấp hai rồi nghỉ học vì trường cấp ba ở quá xa thị trấn.

Bố và mẹ nàng biết nhau từ nhỏ, đến khi mẹ nàng mười tám tuổi, ba nàng mới sang hỏi cưới mẹ.

Nhà hai hai bên nội ngoại rất nghèo, không có đám cưới rình rang, hai bên chỉ làm một cái tiệc nhỏ mời bà con trong xóm đến dự rồi bố mẹ nàng mới chính thức về chung một nhà.

Cưới nhau được hai năm, mẹ nàng mang thai, ở thôn quê nghèo khó, điều kiện y tế rất kém, Thùy Trang lại sinh non nên từ nhỏ hay bị bệnh vặt, mỗi tháng đều phải đến trạm y tế vài lần để lấy thuốc.

Đến năm một tuổi, nàng bị suy dinh dưỡng vì kén ăn, ở quê cũng không kiếm đâu ra được sữa bột đắt tiền mà bồi bổ.

Bệnh tất kéo dài đến năm ba tuổi, bố nàng khônng biết từ đâu lại nghe được ở thôn kế bên có một bà lão không chỉ biết coi bói mà còn chữa được bệnh tật của trẻ em.

Bố và mẹ nàng mặc dù học đến hết cấp hai cũng gọi là đã cao hơn những người khác trong thôn nhưng phong tục ở mấy nơi kém phát triển rất mê tín.

Hai người họi bế theo nàng đi hết nửa ngày trời để đến gặp bà cụ kia.

Sau khi bắt Thùy Trang lúc đó ba tuổi uống hết nửa chén 'nước' thần của bà ta, rồi làm phép gì đó liền trả nàng lại cho bố mẹ.

Thùy Trang nhìn bề ngoài không giống người của bà ta, cách ăn mặc dị hợm khiến cô bé khóc từ khi vừa nhìn thấy đến khi mẹ nàng ôm lại dỗ dành.

Trước khi hai người về nhà, bà lão đó còn nói vì nàng sinh ra không đúng lúc, kỵ tuổi với bố mẹ mình, lúc nhỏ thì bệnh tật ốm đau làm bố mẹ hao tài tốn của, lúc lớn lên thì sẽ bất hiếu mà cãi bố mẹ, quan trọng nhất là nếu không sớm hóa giải việc khắc tuổi này sẽ khiến gia đình gặp đại nạn.

Bố mẹ nàng nghe xong, mặt cắt không còn một giọt máu. Họ không ngờ đứa trẻ họ luồn trông mong ngày đem, đứa con gái khi còn trong bụng mẹ đã rất ngoan ngoãn lại khắc tuổi họ, còn có thể khắc đến mức làm cho gia đình tan nát.

Nếu là người khác nói con của họ như vậy, họ liền sẽ không để yên, nhưng những người ở đây lại rất mê tín dị đoan nên bố mẹ nàng nghe xong liền một lòng nơm nớp lo sợ.

Thùy Trang dù sức khỏe yếu, không chạy nhảy như mấy đứa trẻ trong xóm nhưng nàng rất nghe lời, ngoài trừ những lúc bệnh, khi khác nàng chưa từng làm cho mẹ phải lo lắng.

Người ở quê cổ hủ, ông nội và ông ngoài của nàng đều mắt, chỉ còn lại bà nội và bà ngoại nhưng cả hai đều trọng nam khinh nữ, các cô dì chú bác đều như vậy, bọn họ đều có con trai chỉ có ba mẹ nàng là có con gái, đáng lẽ nàng phải được yêu thương, bảo vệ nhưng thứ nàng nhận dược là những ánh mắt khinh thường của bọn họ.

Mỗi khi đi làm nông, bố mẹ đều mang nàng theo vì không ai muốn trông chừng nàng cả.

Bà nội đã có cháu đích tôn, là con trai của người anh cả nên đối với đứa cháu gái này không có mong đợi.

Bà ngoại cũng như thế, có hai đứa con, một trai một gái, anh trai mẹ nàng có một trai một gái. Ở vùng nông thôn nghèo và trọng nam khinh nữ này, tất nhiên bà ngoại vẫn sẽ cưng hai đứa con đầu của người anh cả, còn đối với Thùy Trang là một bộ mặt hờ hững không quan tâm.

Ở vùng quê nghèo chủ yếu sinh sống bằng nghề nông này, mọi thứ đều phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhưng không hiểu sao năm đó, thời tiết ngày càng nóng bức, có lúc lại hạn hán kéo dài, lúa không thể thu hoạch được, cuộc sống đã nghèo lại còn nghèo hơn.

Rất nhiều người trẻ đã bỏ xứ đi lên thành phố lớn làm công kiếm tiền còn hơn chịu đói khát ở nơi nghèo nàn này., và bố mẹ Thùy Trang cũng là một trong số đó.

Năm nàng được bốn tuổi, bố mẹ mang theo nàng, lặn lội đường xa đi lên Sài Gòn.

Vốn liếng không có bao nhiêu, Sài Gòn lại là một chốn phồn hoa đô thị và trình độ dân trí cao, bọn họ chỉ có thể thuê một khu trọ chật hẹp trong một khu nhà dành cho lao động nghèo.

Bọn họ bấm bụng dọn vào ở, cố gắng dọn dẹp sạch sẽ để nơi này có thể gọi một tiếng là "nơi để ở"

Bố mẹ nàng trình độ học vấn không cao nên rất khó tìm việc, may mắn là được một người hàng xóm giới thiệu làm công nhân tại một công trường gần đó, số tiền chủ đầu tư trả cũng kha khá nên nhanh chóng xoay sở được cuộc sống hằng ngày.

Một tháng sau, mẹ nàng mới xin vào được một quán ăn làm tạp vụ và phục vụ.

Vì không có ai trông chừng nàng, cũng không đủ tiền gửi vào nhà trả nên mẹ nàng đành mang nàng theo đến quán ăn.

Cô bé Thùy Trang ngoan ngoãn ngồi ở một góc trong quán ăn đợi mẹ làm việc từ sáng sớm đến xế chiều. Bà chủ quán thấy nàng tội nghiệp nên mỗi ngày đều cho mẹ nàng rất nhiều thức ăn mang về, vì vậy việc ăn uống cả gia đình không tốn nhiều nên mỗi năm cũng dư ra được một khoản tiền kha khá.

Thùy Trang mỗi ngày theo mẹ đến quán ăn, mặc dù không nhanh nhẹn như những đứa trẻ khác nhưng nàng rất thông minh, đôi khi quán đông khách, bà chủ bảo nàng chạy mấy việc vặt như lau bàn, xếp muỗng đũa.

Tuy đây chỉ là một quán ăn bình dân nhưng là phục vụ cho nhân viên văn phòng, bọn họ nhìn thấy cô bé Thùy Trang ngoan ngoãn, đáng yêu lại biết nghe lời nên rất quý mến, thi thoảng bỏ vào túi áo cô bé ít tiền lẻ để mua bánh kẹo.

Đến tối, bà chủ cũng sẽ thưởng cho nàng một ít tiền lẻ coi như là tiền công. Mẹ nàng còn mua cho nàng một con heo đất nhỏ bằng nhựa để mỗi ngày nàng đều bỏ vào đó tiền mình được thưởng để tiết kiệm.

Lên sáu tuổi, mẹ nàng xin cho nàng vào học tại một trường tiểu học gần nhà dành cho những con em của xóm lao động nghèo.

Thùy Trang rất thông minh, nghe gì liền hiểu ngay, nàng thông minh hơn các bạn đồng trang lứa khác. Học kỳ một năm lớp một, nàng là đứa trẻ giỏi nhất, điểm số các môn đều đạt điểm tối đa. Nàng mang phiếu báo điểm về cho mẹ. Mẹ nàng đang ở trong bếp, nhận được phiếu báo điểm của con liền mừng rỡ mà ôm lấy nàng khóc.

Bà sợ Thùy Trang từ nhỏ đã không được đến trường mẫu giáo, cũng không được dạy chữ, sẽ khiến nàng không theo kịp những đứa trẻ khác, tính cách Thùy Trang lại thụ động, nhút nhát nên bà càng không có hy vọng.

Lúc này bà có thể yên tâm về nàng, vì chỉ học hết cấp hai là nghĩ nên cuộc sống khó khăn, bà muốn con mình được học tới nơi tới chốn để cuộc sống sau này không vất vả như bố mẹ.

Thùy Trang tuy trầm lặng, ít nói nhưng nàng rất hiểu chuyện. Nhìn những giọt nước mắt và nụ cười của mẹ, Thùy Trang biết mẹ mình đang rất vui.

Nàng biết rồi, biết cách làm cho mẹ mình cảm thấy hạnh phúc, biết cách làm cho mẹ tự hào về nàng, biết cách để khiến cho những lời chỉ trích từ phía họ hàng là sai, biết cách để làm cho họ không thể xem thường bố mẹ nàng nữa rồi !

Từ ngày đó, Thùy Trang luôn tự nhủ trong lòng rằng nàng phải học thật tốt, thật tốt.

Năm sinh nhật sáu tuổi, nàng được cô giáo và các bạn trong lớp tổ chức tiệc sinh nhật cho nàng, Đó là lần đầu tiên nàng biết bánh kem sinh nhật trông như thế nào, có vị ra sao. Chiếc bánh kem rẻ tiền, không có gì ngoài lớp bánh bông lan và lớp kem phủ ngoài ngọt như đường, nhưng đó chính là khoảnh khắc quý giá nhất tuổi thơ của nàng, và nàng không bao giờ quên được cái vị chiếc bánh kem đó,

Nhưng sự hạnh phúc ấy chẳng kéo dài được bao lâu, cô bé Thùy Trang không ngờ rằng sự ra đời của em gái nàng lại chính là thứ khiến cuộc đời nàng thay đổi từ đó về sau.

Em gái nàng theo lời bà lão ấy chính là khắc tính của nàng nhưng lại là vị cứu tinh của bố mẹ nàng, là người sẽ giúp gia đình này tránh khỏi những điềm xấu mà nàng đem đến.

Mẹ nàng vì đang mang thai nên không thể đến quán phục vụ như trước. Bố nàng nhờ người quen xin cho vợ vào làm tại một cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ gần công trình của chồng mình để ông dễ bề chăm sóc vợ mình

Mỗi ngày hai vợ chống đều đi làm thật sớm và về đến tối muộn mới về, việc đưa đón Thùy Trang, hai ông bà đều nhờ một dì hàng xóm vì nàng và con gái dì ấy học cùng lớp, đến chiều thì về ở nhà dì ấy cho đến khi bố mẹ về.

Mấy ngày sau, mẹ nàng có dấu hiệu sắp sinh, bố nàng đến hơn bảy giờ mới về tới nhà, Nàng còn nhỏ, lại không được đến bệnh viện nên ông đành phải để nàng ở nhà hàng xóm ngủ qua đêm.

Mẹ nàng vì không thể sinh thường được nên các bác sĩ bắt buộc phải tiến hàng phẫu thuật để đảm bảo sự an toàn cho thai phụ và em bé.

Hai ngày cuối tuần, bố nàng vẫn ra vào bệnh viện chăm sóc cho vợ và con út, Thùy Trang phải ở nhà một mình cả ngày, sáng chủ nhật, bố nàng trở về sẽ mua cho nàng mấy cái bánh bao nhỏ để ở nhà rồi lại thu dọn đồ đạc đi đến bệnh viện.

Đến chiều, ông ấy lại trở về, mua ít đồ ăn ngoài về cho nàng rồi lại khóa cửa qua đêm ở bệnh viện.

Thùy Trang rất ngoan, nàng có thể tự lo cho mình được, nàng cũng biết mẹ nàng sinh em bé ở bệnh viện rất đau, bố nàng lại khổ cực mấy ngày liền đến mức hai mắt đều thâm quầng vì mệt mỏi.

Đêm hôm đó, trời bỗng dưng có bão, mưa rất to, sấm chớp vang trời, khu nhà cũ kỹ này vốn đường dây điện không ổn định liền bị mất điện.

Lúc này trong nhà tối đen như mực, lại không có ai ở nhà, bên ngoài là tiếng mưa xối xả cùng với sấm chớp dữ tợn.

Thùy Trang hoảng sợ bừng tỉnh khỏi giấc ngủ, nàng khóc rất nhiều nhưng không có ai nghe thấy.

Cơn mưa kéo dài cả đêm, Thùy Trang cũng khóc cả đêm, đến khi mệt mỏi nàng lại chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Một tuần sau, mẹ nàng xuất viện trở về, nhưng vì vết mổ nên không thể làm việc nhà được nên bà đã dạy nàng một số công việc vặt trong nhà,

Tháng một năm tiếp theo, em gái nàng được ba tháng tuổi, khi mẹ đang ở nhà chuẩn bị cho cái tết Nguyên Đán thỉ ở công trường gọi đến báo bố nàng mất vì tai nạn lao động.

Mẹ nàng suýt chút nữa thì ngất xỉu, tay chân bủn rủn, cô hàng xóm để nàng và đứa con gái ở nhà trông chừng đứa em gái, rồi chở theo mẹ nàng đến bệnh viện nới chồng bà nhập viện.

Nhưng khi đến nơi, thứ bà nhìn thấy là tấm khăn trắng phủ lên người chồng bà, bà sốc đến nỗi ngất xỉu tại chỗ.

Đến khi tỉnh lại, bà vẫn chưa tin vào sự thật liên tục chạy đi tìm bác sĩ quỳ gối van xin.

Ngày hôm sau, bà nội và bác của Thùy Trang cũng đi đến thành phố, bà nội khóc ngất khi nhận xác của con trai.

Vì không đủ kinh phí để đưa thi thể về quê an táng nên họ đành làm một cái lễ tang nhỏ tại nhà tang lễ, cũng chỉ có người thân đến viếng.

Họ hàng bên ngoại của Thùy Trang cũng đến, mặc dù còn nhỏ nhưng nàng biết họ không hề thích nàng, trong đám tang của bố, nàng ngoan ngoãn ngồi một bên chăm em để mẹ tiếp khách.

Tất cả họ hàng đến viếng đều nhìn vào nàng chỉ chỉ trỏ trỏ rồi bàn tán gì đó. Nàng không nghe thấy nhưng biết những lời đó hẳn rất khó nghe, đôi lúc nàng cũng bắt gặp ánh mắt bà nội nhìn mình đầy thù hằn, cả mẹ nàng cũng nhìn nàng rất lạnh lùng, không hè có một chút yêu thương nào trong mắt.

Cả tháng đó, mẹ nàng đều không có tinh thần ăn uống, từ khi cô con gái út ra đời, bà đã không còn quan tâm đến nàng nhiều như trước nữa, bây giờ thậm chí trong mắt bà, nàng như là một người xa lạ đến tá túc trong căn nhà này vậy !

Nàng mỗi ngày đều như một cái bóng, cứ đi học rồi đi về, tự ăn tự uống rồi tự làm việc nhà.

Thùy Trang rất đau buồn vì mất đi cha, nàng biết mẹ cũng đang rất đau khổ nên không dám làm phiền mẹ mình, nên bất kỳ ai hỏi bố nàng đâu, Thùy Trang đều viện cớ là bố đi công tác xa chưa về.

Nửa năm sau, bên phía công trình và nhà nước đền bù cho mẹ nàng một số tiền lớn và một nơi ở mới, cũng chính là căn nhà hiện tại của nàng.

Để tiện cho việc đưa đón, mẹ nàng chuyển trường cho nàng vào năm lớp ba để tiện cho việc đưa đón. Ngày đầu tiên đến lớp, vì chưa có đồng phục, Thùy Trang mặc một bộ đồ bình thường, những đứa trẻ trong lớp thấy nàng quê mùa nên không ai đến bắt chuyện cùng nàng.

Dù sau đó nàng đã có đồng phục và học lục cũng rất tốt nhưng vẫn không có ai muốn chơi cùng nàng. Nàng cô đơn như vậy suốt cả quá trinh tiểu học rồi cấp hai.

Mẹ nàng yêu thương em gái nhiều hơn nàng, từ nhỏ đã được bà ấy chiều chuộng, dì cho con bé có ngỗ ngược như thế nào với chị mình, mẹ cũng đều mặc kệ nên con bé chưa bao giờ tôn trọng chị mình.

Những ngày nghỉ học, Thùy Trang sẽ phải trông chừng nó cho mẹ đi làm, dù cho nó có phá phách, hỗn xược như thế nào với nàng, nàng cũng không dám động vào nó.

Mỗi dịp Tết đến, mẹ sẽ đưa hai chị em về quê thăm họ hàng và cúng viếng cho chồng.

Thùy Trang chưa từng được họ chào đón, bởi vì bố đã mất, mẹ nàng đến nhà chồng cũng chỉ nhận lại những ánh mắt soi xét lạnh lùng và sự đuổi khéo của anh chồng chị dâu. Nhưng bà vẫn vào thắp nhang cho chồng, sau đó liền dắt hai con về nhà mẹ đẻ.

Bà ngoại Thùy Trang cũng không yêu thương gì hai đứa cháu ngoại, nhưng mẹ nàng vẫn yêu thương em gái nàng hơn.

Còn Thùy Trang ở đó giống như người ăn nhờ ở đậu, nếu không bị anh chị học ức hiếp thì sẽ nhìn thấy ánh mắt ghét bỏ của cậu mợ và vẻ mặt thờ ơ của bà ngoại, mẹ nàng cũng mặc kệ, không quan tâm đến cảm xúc của nàng.

Con bé vào tiểu học, Thùy Trang cũng từ đó mà tránh xa nó. Nó cũng không gây chuyện với nàng nữa. Nàng ở trong nhà giống như chỉ là một người xa lạ trong mắt hai mẹ con.

Vào cấp ba, Thùy Trang diện lý do là bận học không muốn về quê, mẹ nàng cũng mặc kệ nàng.

Thùy Trang ở trường Ánh Dương vẫn như thế, luôn cô đơn như lúc học tiểu học và cấp hai, nhưng đó là cho đến khi Lan Ngọc xuất hiện và bước vào cuộc sống của nàng, làm bạn với nàng.

End flashback

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro