PHỦ NHẬN LINH HỒN LÀ PHẢN ĐẠO

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Không thể tin nổi vì sao chúng ta lại đi tin vào học thuyết mà người ta nói Không có sự tồn tại của linh hồn, mà đó lại là từ những kẻ hướng đạo, đó là kẻ phản bội lại chính mình và đi ngược lại quy luật tự nhiên. Nếu tỉnh táo sẽ thấy các luận điểm của họ tự đá vào nhau không lối thoát, rồi vướng mắc trong rừng văn chương nhằm giải thích cho luận điểm được hình dung và tưởng tượng bởi đọc sách chứ không phải từ thực hành mà có.

- Nói là không có linh hồn nhưng khuyên người ta tu Phước, mục đích của lối tu này chẳng phải để kiếp sau được sinh vào nhà có điều kiện để an nhàn sao, như vậy là công nhận có kiếp trước kiếp sau, đó chẳng phải công nhận sự tồn tại của linh hồn sao, và thêm nữa là câu: "cuộc đời là giả tạm", đó chẳng phải xuất phát từ luân hồi hay sao? và nó càng chứng minh: Linh hồn là bất diệt! Như vậy cái lối lý luận ảo tưởng hoặc tu quán tưởng nên bị ảo giác đã tự hại chính họ rồi đem ra hại quần sanh. Cái luật nhân quả mà người ta giao giảng cũng chính tự nó chứng minh con người nhiều kiếp, chứng minh sự tồn tại của linh hồn rồi.

- Còn người dân bình thường cũng vì quá mê tín, không sáng suốt suy xét những gì đã diễn ra trong cuộc đời mỗi người để tự biết có thế giới tâm linh, cho nên luôn sợ xệt, mê tín. Ở nhà thắp hương cúng gia tiên là một phần chứng tỏ có linh hồn ông bà cha mẹ, đọc sách thấy chuyện người chết sống lại, đứa trẻ đầu thai về nhà cũ nhận bố mẹ v.v...rất nhiều bằng chứng đủ để có sự nghi ngờ sự tồn tại của linh hồn, vậy mà nghe người ta giảng là "không có" bèn tin ngay. Vậy mục đích của họ là gì? Chỉ có thể trả lời đó là sự PHẢN ĐỘNG, hệ lụy khủng khiếp của nó là người ta tin chỉ có 1 kiếp này cho nên cố sống mà hưởng thụ hoặc gây dựng danh lợi để lại cho đời, không hề có sự phát triển tâm linh nào nhằm đảm bảo sự tiến hóa phải có cho mỗi người về mặt tâm thức hay linh hồn ở tương lai.

- Nguy hiểm nhất của học thuyết không có linh hồn lại là những người lấy danh Phật giáo, họ đã làm cuộc cách mạng ngược, phá hoại chính đường lối của ngài Thích Ca đã gây dựng, nếu tỉnh táo đặt câu hỏi ngài thành phật thì cái gì là Phật nếu không phải linh hồn ngài? Chẳng nhẽ là cái xác Ngài thành Phật? Cái xác chết với người còn sống khác nhau cái gì nếu đó không phải linh hồn? Chỉ mỗi nghiên cứu sự sống con người do đâu mà có, ta cũng đủ câu trả lời rồi. Cái chân cái tay nó nâng lên được không phải thứ máy móc bình thường, nó là do luồng điển điều khiển, có người nói do trái tim đập làm cho có áp lực hoạt động thủy lực của hệ mạch máu và gân cơ, vậy vì sao trái tim tự động làm việc không ngừng nghỉ nếu đó không phải nó nhận được luồng điển siêu nhiên để hoạt động liên tục, đó là nhờ điển của vị tiểu Thượng đế chính là linh hồn mỗi người, đó là một cấu trúc siêu nhiên không máy móc nào chế tạo được, nếu linh hồn rời thể xác mãi mãi thì đó là xác chết, dù xác đó có mạnh cỡ nào.

- Cho nên ta liên hệ càn khôn vũ trụ này hoạt động cũng phải nhờ vào luồng điển vĩ đại đó gọi là Thượng Đế, nhìn trái tim tự đập liên hệ với trái đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh nó với trục nghiêng 23,5 độ không hề sai xót, đó không phải vô tình mà có được, điều đó chứng tỏ phần hồn làm chủ cái xác, nó từ siêu nhiên nhập xác để học hỏi trong 1 kiếp rồi lại đi, nó là bất diệt.

- Một đạo lớn như đạo Phật đã bị người ta dẫn đi lệch hướng quá lâu không thể cứu vãn được, nếu không buông sách vở lý luận và quay trở lại cách mà chính ngài Thích Ca đã thực hành và đắc đạo thì chính những người giao giảng thuyết pháp là những người khó thoát luân hồi.

- Loài người khát khao sự giải thoát chứ không phải sự luân hồi, ấy nhưng người ta reo rắc làm phước là tu, đó đâu phải pháp tu, đã tu thì mục đích phải để giải thoát, làm phước vì lòng thương cảm với nỗi khổ của đồng loại thì đúng, là việc nhân đạo cần làm, nhưng nếu tuyên truyền làm phước là tu thì nó chỉ dẫn người ta đến sự tham lam, mê tín, mỗi lần làm phước bèn thỏa hiệp trong lòng là trong kiếp này hoặc kiếp sau sẽ được may mắn, giàu có, cho nên không ít người vừa làm phước, vừa học giáo lý, gõ mõ tụng kinh xong thì ngay sau đó đã là kẻ bất trung, bất nghĩa, bất hiếu, bất nhân vì quyền lợi của mình, nếu họ biết rằng con người có nhiều kiếp, thân xác là giả tạm, tiền bạc danh lợi, vợ con, chết không mang theo được, kiếp khác sẽ có cái mới chứ đâu có ôm cái xác với lợi danh này qua kiếp khác được, vậy đâu còn ai trên đời này tham lam nữa?

- Có thân xác là phải tu cho phần hồn mình sáng suốt lên dần, thậm chí nếu quyết tâm thì có thể tu thành Phật trong chính kiếp này, điều này được chính phật Thích Ca lấy cuộc đời mình để chứng minh, nhưng mà kẻ lấy danh đệ tử Phật mà không công nhận chính cái lẽ đạo ấy mà Thầy mình đã mất bao nhiêu công sức gây dựng, chỉ biết ôm cái lời nói của Phật, nặn tượng để thờ phụng cúng bái mê tín, biến ông phật thành cảnh sát tâm linh Thưởng thiện phạt ác, ban phép nhiệm màu, họ làm ngược với chính lời phật dạy: phàm những thứ gì dụng hình tướng là tà đạo, nhưng họ cứ mãi cho mình là chánh pháp, trong khi không hiểu chánh pháp chỉ đơn giản là pháp tu để đạt giải thoát, dù đó là cách gì, tôn giáo nào! Đi ôm đống sách vở kể lại sự thành công của Phật như một Fan cuồng mà quên đi sự phát triển của chính mình, quên rằng tôi phải thành một ông Phật khác ông phật Thích Ca, để làm được điều đó cách duy nhất và dễ nhất là nghiên cứu cái bản thể này, nghiên cứu linh hồn là gì, có thể xác làm gì, rồi lần lần sẽ khám phá ra tâm linh, tìm đọc cuốn kinh vô tự sẵn có trong ta chứ không cần đọc sách vở nào cả.
-------------

- Hỏi : Xin ông Tám cho biết sự khác nhau giữa hồn và vía?
- Đáp :Vía là hành động tay chân, còn hồn là chơn thức, hai cái khác xa. Cái hồn điều khiển cái vía, chứ cái vía không có điều khiển cái hồn. Mà cái vía là chỉ tạo sóng song mê mà thôi, còn cái hồn mới là kêu bằng giải thoát. Cái vía hay thích đẹp, bận quần áo đẹp, đánh phấn cho đẹp, tạo sóng song mê thôi, bên ngoài đó! Còn cái hồn là không, không cần thiết cái đó. Cái hồn tự nhiên nó đẹp rồi, nếu tu quý vị thấy mặt quý vị đẹp lắm! Cả ngày chỉ nhắm mắt là thấy cái mặt của mình rồi, môi son chớ không phải môi chì như ở thế gian đâu
- Hỏi: Còn như tâm linh và giác quan thứ sáu có khác với hồn và vía không?
- Đáp :Tâm linh và giác quan đó là về cái khối thần kinh, hồn vía hai cái khác, dị biệt khác, khác nhau lắm, không có giống nhau. Cái hồn nó thanh nhẹ hơn, giác quan là chỉ biết cái chuyện đó thôi nhưng mà cái hồn nó thực tế hơn, rờ mó được, hiểu được và quyết định được

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro