Liệu tôi phải chuẩn bị bao nhiêu cho tuổi già của mình?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




Anh bắt đầu lướt web tìm kiếm để tránh khỏi rơi vào lối suy nghĩ chán chường muốn bỏ những phiền muộn lại phía sau, nói chính xác hơn là tránh bị rơi vào cám dỗ của bản thân mình muốn che đi những vấn đề tuổi già mà anh không nhìn thấy đáp án. Anh băn khoăn không hiểu những người khác dự kiến khi nào họ về hưu, và họ chuẩn bị bao nhiêu cho tuổi già của mình.

    Sau khi gõ từ "chuẩn bị tuổi già" vào mục tìm kiếm và nhấn chuột thì hàng loạt tài liệu liền hiện ra. Trong số các tài liệu này nếu theo một bài báo trên tờ Nhật báo Joson  thì mọi người thường dự kiến tuổi về hưu là 60 tuổi và sẽ sống sau đó hơn 20 năm nữa. Ngoài ra, họ dự kiến trung bình khoảng 400 triệu won để chi phí cho tuổi già của mình.

    "400 triệu won ? Liệu với số tiền đó mình có thể sống an nhàn cùng vợ mình 30 năm tuổi già không?"

    Kim Min Seok bắt đầu thử tính toán xem anh sẽ cần số tiền là bao nhiêu cho tuổi già của mình, sau khi giả định mình sẽ duy trì mức sống hiện tại.

    "Nào... mình hãy thử tính các hạng mục lớn xem. Phí sinh hoạt của hai vợ chồng, nếu chỉ tính chi phí để sống một cách đơn thuần thì một triệu won một tháng là đủ chứ? Rồi tiền tiêu vặt của mỗi người, về già cũng không làm gì rồi nhưng nếu không làm gì khác thì cuộc sống chẳng có gì thú vị cả. Thỉnh thoảng vợ chồng cùng đi chơi gôn, rồi cùng bạn bè đi uống với nhau vài chén, còn phải cho cháu  tiền tiêu vặt, tiền hiếu hỉ, tiền mua những đồ dùng cần thiết, một tháng ít ra cũng phải có 500 nghìn won chứ nhỉ? Vợ mình cũng cần khoảng 300 nghìn won.

    À, còn tiền bảo dưỡng xe! Gìa rồi di chuyển khó khăn thì cũng cần xe chứ. Tiền xăng, tiền bảo hiểm,... trung bình một tháng cũng cần khoảng 500 nghìn won. Còn gì nữa đây? Đúng rồi! Một năm ít ra cũng hai lần cùng vợ đi du lịch, rồi còn khám sức khỏe định kỳ ở bệnh viện nữa... Thế thì mình phải tính 500 nghìn won hàng tháng vào khoản chi phí khác mới được.

    "Nếu vậy chi phí sinh hoạt cơ bản là 1 triệu won, tiền tiêu vặt của vợ chồng là 800 nghìn won, tiền bảo dưỡng xe 500 nghìn won, chi phí khác 500 nghìn won. Tính sơ sơ thấy nếu duy trì mức sống cơ bản thì mỗi tháng mình cần phải có 2,8 triệu won."

     Đương nhiên tuổi càng cao thì hoạt động cũng không như trước nữa, nên có thể giảm được các chi phí như tiền tiêu vặt hoặc tiền bảo dưỡng xe, nhưng đến lúc ấy lại phát sinh thêm tiền khám chữa bệnh và tiền trả cho y tá điều dưỡng nên anh đã thử tính chi phí cần hàng tháng là 2,8 triệu won mà không xét đến tuổi tác.

    "Nếu mỗi tháng là 2,8 triệu won thì... một năm sẽ là 33,6 triệu won (2,8 triệu won x 12 tháng), nếu tính trong vòng 30 năm thì sẽ là 1,8 tỷ won?"

    Anh trợn tròn mắt ngạc nhiên. Vì kết quả tính toán cho quỹ cần cho 30 năm tuổi già ra một con số quá lớn. Anh nghĩ chắc là ở đây có gì đó chưa đúng. Vì số tiền anh tính ra lại chênh lệch quá lớn so với 400 triệu won mà những người bình thường khác dự kiến. Anh thử tính đi tính lại mấy  lần nưã trước kết quả mà chính bản thân anh cũng không thể tin được. Tuy nhiên, kết quả lại không có gì thay đổi.

    1,8 tỷ won..., nếu muốn sống một tuổi già an nhàn như bản thân anh đã nghĩ thì anh sẽ cần tới 1,08 tỷ won từ thời điểm 60 tuổi khi anh sẽ nghỉ hưu.

    Kim Min Seok bắt đầu thử tính xem chi phí cần thiết sẽ thay đổi như thế nào tùy thuộc vào sinh hoạt phí cần thiết từng tháng trong vòng 30 năm tuổi già.

    "Dù có giảm chi phi sinh hoạt khi về già nhiều đến mức nào thì tối thiểu mỗi tháng chi phí sinh hoạt cũng cần là một triệu won, tiền tiêu vặt của vợ chồng là 400 nghìn won, chi phí bảo dưỡng xe là 300 nghìn won, chi phí khác là 300 nghìn won nữa. Nếu vậy thì một tháng cũng cần đến 2 triệu won... Có giảm như thế nào thì đến 60 tuổi mình cũng cần có khoảng 700 triệu won..."

    Kim Min Seok bắt đầu cảm thấy khó chịu. 25 năm nữa là anh 60 tuổi, nói thật là anh không có đủ tự tin mình sẽ có được 720 triệu won. Nhưng anh cũng thử tính xem để có được khoản tiền 720 triệu won đó trong vòng 25 năm tới thì mỗi tháng anh cần phải tiết kiệm bao nhiêu. 

    Sau khi đăng nhập vào trang web lãi suất tiết kiện của ngân hàng anh bắt đầu nhập giữ liệu vào các hạng mục cần thiết.

    Số tiền mục tiêu: 720 triệu won, thời gian tiết kiệm 25 năm, lãi suất hàng năm:4%, phương pháp trả lãi: lãi đơn.

    Sau khi kết thúc việc nhập dữ liệu thì trên màn hình bắt đầu hiện ra kết quả: 1.590.822,4 won. Só tiền gấp 2,5 lần so với số tiền mà anh hiện nay đang tiết kiệm. Nó cũng gần bằng một nửa số tiền lương mà anh nhận được sau khi đã trừ thuế.

    Anh tự nhiên thở dài. Anh không thể ngờ rằng mình lại cần số tiền lớn như thế. Anh cũng tự cảm thấy quá thương hại cho bản thân mình.

    Dù bạn có đóng tiền bảo hiểm xã hội đầy đặn thì cũng đừng quá tin tưởng vào nó!

    Như người mất hồn, Kim Min Seok bỗng nhớ tới khoản tiền bảo hiểm xã hội.

    "Đúng rồi, mình vẫn còn khoản tiền bảo hiểm xã hội cơ mà. Mình đã đóng tiền bảo hiểm xã hội kể từ khi bắt đầu đi làm, sau này mình sẽ tiếp tục đóng cho đến khi nghỉ hưu thì chắc  chắn có khoanr tiền lớn đây. Dù gì cũng có người lo lắng rằng bảo hiểm xã hội sẽ bị cạn kiệt nhưng đấy là việc làm của chính phủ, không lẽ lại để xảy ra việc không thể trả nổi trợ cấp hưu trí cho nguồ dân?"

    Nếu nhận được tiền trợ cấp hưu trí sau khi về hưu thì số tiền cần thiết trù bị cho tuổi già sẽ giảm đáng kể. Nhưng anh ngạc nhiên trước thông tin rằng sau 65 tuổi mới được nhận trợ cấp hưu trí. Trước đó, lúc nào anh cũng nghĩ rằng đương nhiên anh sẽ nhận được trợ cấp hưu trí bắt đầu từ 60 tuổi. Nếu vậy bắt đầu từ năm 2013 thì cứ 5 năm, anh lại phải cộng thêm một tuổi, để đến sau sau năm 2033, sau khi anh 65 tuổi thì anh mới có thể nhận được tiền trợ cấp hưu trí.*

* Ở đây có sự khác biệt về quy định tuổi tác được nhận lương hưu giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Ở Việt Nam, công chức nhà nước hay người lao động sau khi nghỉ hưu đều nhận được lương hưu hàng tháng nếu đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm. Nếu đóng dưới 20 năm thì nhận được một khoản trợ cấp một lần.

    Khi tính trên cơ sở tiền lương hiện tại, Kim Min Seok thấy rằng khoản tiền trợ cấp hưu trí dự kiến sẽ là 1,8 triệu won (tính theo giá trị hiện tại), tức là chỉ bằng 27% tiền lương trước thuế của anh. Dù không phải số tiền quá lớn so với mong đợi nhưng dù sao nó cũng là nguồn an ủi không nhỏ vì anh nghĩ số tiền đó có thể cáng đáng được số tiền mà anh cần dùng hàng tháng khi về già. Tuy nhiên, nếu số tiền hưu trí không được như mong đợi thì sao, anh bắt đầu cảm thấy bất an khi nghĩ về điều này.

    Anh bắt đầu nhận ra sự thật rằng để dảm bảo cho cuộc sống khi về già cần 3 yếu tố: triền trơ cấp hưu trí quốc gia, khoản trợ cấp tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền tiết kiệm của cá nhân. Tiền trợ cấp hưu trí quốc gia có tính chất bảo đảm xã hội với mục đích đảm bảo kinh tế tối thiểu của người già, tiền trợ cấp thất nghiệp của doanh nghiệm, cần để đảm bảo đời sống tuổi già cơ bản, còn tiền tiết kiệm cá nhân là thứ cần thiết để bảo vệ cuộc sống an nhàn, dư dả khi về già.

    Đối với tương lai của tiền trợ cấp hưu trí quốc gia, phần lướn các bài báo đều chứa các nội dung phủ định. Có bài báo nói rằng, nếu cứ giữ mức chi tiêu hiện tại thì đến năm 2036 sẽ xảy ra hiện tượng thâm hụt công và đến năm 2047 các quỹ sẽ bị cạn kiệt. Vì vậy, nhiều bài báo có khuynh hướng nhấn mạnh rằng chúng ta đang đóng nhiều hơn nhưng sẽ nhận ít đi. 

    "Bài báo này có ý nói rằng thời điểm mình bắt đầu được hưởng trợ cấp hưu trí thì cũng là lúc xảy ra thâm hụt công. Nếu xảy ra thâm thụt công, thì chắc chắn sẽ không trả hết tiền trợ cấp? Có lẽ tỉ lệ chi trả sẽ giảm đi rất nhiều".

    Với tâm trạng khá cay đắng, anh băn khoăn mình sẽ nhận được bao nhiêu từ khoản trợ cấp hưu trí quốc gia, và anh bắt đầu kế hoạch trù bị cho tuổi già của mình đối với giả định chỉ nhận được 50% số tiền được hưởng dự kiến. Nếu chỉ biết trông đợi vào khoản trợ cấp hưu trí quốc gia, mà khi về già khoản trợ cấp thực tế khác so với dự kiến thì lúc đó làm thế nào. Đằng nào cũng lập kế hoạch thì hãy đảm bảo rằng kế hoạch đó sẽ an toàn.

    Nếu trừ khoản tiền 540 nghìn won- 50%  số tiền được lĩnh dự kiến từ trợ cấp hưu trí quốc gia thì lúc đó số tiền mà anh cần khi vê già cho chi phí hàng tháng sẽ là 1,46 triệu won. Nếu anh giả sử mình cần khoảng 1,5 triệu won thì tổng số tiền 540 triệu won là khoản tiền anh cần cho tuổi già của mình. Mặc dù số tiền đó giảm so với số tiền 72 triệu won, nhưng gánh nặng của 2 khoản tiền này chẳng khác nhau là mấy. Hơn nữa, số tiền này chỉ là số tiền cho cuộc sống tuổi già tính một cách đơn giản, mà chưa xét tới các chi phí khác như tiền học, tiền cưới cho con cái. 

Nếu muốn vào trung tâm Tòa tháp bạc lấp lánh thì cần phải có bao nhiêu tiền?

Chìm vào suy nghĩ, anh lại nghĩ đến khu dưỡng lão mà mình đã từng sống và Tòa tháp bạc lấp lánh trong giấc mơ của mình. Hình như anh đã từng đọc ở đâu đó bài báo nói rằng khu Tòa tháp bạc lấp lánh là trung tâm cư trú lí tưởng cho người già, ở đây có tất cả dịch vụ tốt nhất như: ăn uống, vệ sinh, y tế và thể dục...

    Ngay sau khi gõ từ "Tòa tháp bạc lấp lánh" tại trang web tìm kiếm anh đã có thể tìm thấy mấy trang chủ có tên là Tòa tháp bạc lấp lánh. Số lượng địa chỉ hiện ra không nhiều so với kì vọng của anh, có lẽ do đây là mô hình mới. Dù sao thì bây giờ cũng có rất nhiều trung tâm như vậy đang được xây dựng hoặc đang được bán theo lô.

    Anh bắt đầu thử tìm hiểu chi phí đăng kí trên trang chủ Tòa tháp bạc điển hình có vị trí tại Yong In, Bun Dang, Go Yang gần với Seoul trong số các trung tâm Tòa tháp bạc đang hoạt động trên toàn quốc. Nếu trường hợp thuê thì chi phí có chút khác biệt tùy theo ngoại cảnh, nhưng vẫn phải đặt cọc từ 30 triệu đến 100 triệu won. Ngoài ra, tùy theo tiêu chuẩn thiết bị sẽ phải trả tiền thuê hàng tháng từ 500 nghìn won đến 5 triệu won, và sẽ trả lại tiền đặt cọc sau. Dù sao, nếu muốn vào một trung tâm Tòa tháp bạc ổn ổn với tiêu chuẩn 2 người thì sẽ cần sinh hoạt phí là khoảng 2 triệu won / tháng cho số tiền đặt cọc 50 triệu won đến 100 triệu won, và cầ khoảng 1,2 triệu mỗi tháng cho số tiền đặt cọc từ 200-300 triệu won.

     Tiêu chuẩn trong bảng giá là dành cho một người, vậy nếu 2 vợ chồng đều sống ở đây thì tiền đặt cọc sẽ là 100 triệu won và tiền sinh hoạt phí hàng tháng sẽ là 5,5 triệu won. Trường hợp là trung tâm Tòa tháp bạc cao cấp thì về mặt ăn uống, cư trú, điều dưỡng và điều trị sẽ được phục vụ đầy đủ, chỉ cần trả thâm các chi phí khác như tiền điều trị và xét nghiệm thì đây có thể coi đây là nơi sống hoàn hảo. Nhưng ngược lại, chi phí đó không phải là tiêu chuẩn mà một người bình thường có thể đáp ứng được.

    "Nếu chẳng may có mù quáng mà vào ở một trung tâm Tòa tháp bạc nào đó thì vẫn có thể xin ra ngoài được".

    Chi phí vào ở tại trung tâm Tòa tháp bạc quá nhiều so với những gì anh từng dự kiến. Nếu tính gộp cả tiền đặt cọc và tiền sinh hoạt phí thì nó không khác nhiều so với số tiền mà anh phải trù bị cho tuổi già của mình. Nhưng ngược lại, tại trung tâm Tòa tháp bạc có trang bị tất cả các loại dịch vụ và trang thiết bị đa dạng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và giải trí của người cao tuổi, bao gồm cả việc hỗ trợ y tế. Nếu khi cả 2 vơ chồng đều cao tuổi, đi lại khó khăn thì việc sống ở trung tâm này sẽ rất tốt.

    "Khi còn khỏe, vợ chồng mình sống ở một căn hộ chung cư nhỏ , sau này, khi nào sức khỏe yếu thì chuyển đến sống tại trung tâm Tòa tháp bạc nào đó ở vị trí thuận lợi. Điều này đỡ gánh nặng cho con cái mà mình cũng được sống thoải mái."

    Lúc này, anh nghe theo tiếng gõ cửa. "Bố ơi, con Ha-Ưn vào có được không ạ?", anh nghe giọng con gái lớn vọng vào. Sau khi cánh cửa mở ra, là hình ảnh con gái anh hai tay đang cầm đĩa hoa quả với nụ cười rạng rỡ.

    "Ha-Ưn của bố mang cái này vào cho bố cơ à? Cảm ơn con. Bố sẽ ăn thật ngon. Mà cũng hơn 11 giờ rồi, con gái của bố vẫn chưa ngủ à?"

    "Bố ru con ngủ đi."

    Cả hai vợ chồng đều đi làm kiếm tiền, về nhà thường rất muộn nên thời ngủ của con gái anh cũng thường ngoài 11 giờ. Dù nghĩ rằng cần phải thay đổi thói quen đi ngủ của con gái, nhưng mỗi lần nhìn con mong mỏi có thời gian trò chuyện cùng bố mẹ thì anh lại không lỡ ép con.

    Anh đọc hai cuốn truyện cổ tích cho con gái nghe rồi đi ra ngoài thì thấy vợ anh đã nằm ngủ trong khi đang nghe nhạc thai giáo (giáo dục thai nhi ngay từ trong bụng mẹ). Anh kéo chăn đắp cho vợ, anh bỗng nhận ra bụng vợ mình đã rất to. Chỉ sau 3 tháng nữa thôi là đứa con thứ 2 của anh sẽ ra đời. 

    "Con trai à, con hãy sinh ra thật khỏe mạnh nhé. Vieecjc òn lại, bố sẽ lo hết."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro