Hãy kiểm tra các khoản tiền tiết kiệm có mục đích

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kim Min Seok lấy một non bia và lạc từ trong tủ lạnh ra, ngồi vào bàn ăn. Những lúc căng thẳng và buồn bực thì không gì có thể sánh nổi với một cốc bia mát lạnh. 

    Đang nuốt một ngụm bia thì anh chợt nghĩ tới thành phố Toronto của Canada mà anh đã đi về từ mùa hè năm ngoái. Vợ chồng anh sang ở Canada một tuần vừa đi du lịch, vừa để thăm người bác đã sang đây định cư được 15 năm. Nghe nói bác anh đang chăm sóc một vườn hoa lớn, dù đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn hai ngày một lần ra chợ hoa vào sáng sớm để mua bán hoa. Nếu vậy, những người dân Canada bình thường thì sao? Anh băn khoăn không biết những người Canada khác có làm việc chăm chỉ cho đến khi cao tuổi như ông bác của mình hay không. 

     "Ở Canada đa phần cả hai vợ chồng đều đi làm kiếm tiền, 30-40% tiền lương của họ được nộp vào thuế hoặc bảo hiểm. Như vậy, số tiền mà họ phải nộp khá nhiều. Thu nhập còn lại sau khi trừ thuế thì phần lớn được họ tiêu dùng. Dù hàng tháng họ có dành dụm bao nhiêu đi nữa thì học cũng sẽ tiêu sạch vào các kỉ nghỉ hè và kì nghỉ đông hàng năm. Ngay cả tôi, lúc đầu cũng không hiểu tại sao: "Những người này tại sao lại thế nhỉ?", nhưng giờ tôi mới biết lý do học làm vậy. Sau khi nghỉ hưu, ngoài việc chính phủ sẽ chu cấp cho họ một khoản chi phí đủ dùng cho cuộc sống, họ còn được hưởng chính sách hỗ trợ toàn phần đối với dịch vụ y tế. Người dân Canada, khi còn trẻ họ phải đóng góp các khoản thuế, tiền baỏ hiểm và chi phí bảo hiểm xã hội rất cao, nhưng bù lại học được sống một cách an nhàn khi về già".

    Kim Min Seok thấy hơi ghen tị với những người dân Canada. Rồi anh chợt nhận ra rằng, ngoài chi phí lo cho bản thân mình thì anh cần phải tính thêm các khoản tiền liên quan đến con cái nữa. Dường như anh quên mất khoản tiền tiết kiệm có mục đích mà Tiên ông từng nói với anh. Đến giờ anh mới chỉ tính số tiền tuổi già một cách đơn giản mà không xét tới các chi phí khác.

    Uống hết lon bia, anh lại bắt đầu ngồi trước máy vi tính. Anh quyết định sẽ tính xem thu nhập và các khoản chi tiêu của anh trong vòng 25 năm tới. Anh không tính riêng vì anh đã giả định tỷ lệ tăng lương và lạm phát (giá cả tăng) là như nhau. Đương nhiên, dù vật giá có tăng thì khoản chi tiêu không thay đổi (hoàn trả khoản vay, tiền bảo hiểm) nhưng cũng sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu dự kiến phát sinh trong tương lai như tiền học phí cho con. Nhưng anh quyết định sẽ tạm thời tính đơn giản và bỏ qua các yếu tố đó.

     Trước hết, sau khi dự kiến thu nhập trong vòng 25 năm tới, anh tính ra được một khoản tiền trị giá là 1 tỷ 190 triệu won. Vợ anh sau khi sinh con thứ 2 sẽ đi làm thêm năm năm và khi đứa con thứ 2 vào học mẫu giáo chị cũng có ý định nghỉ ở nhà. Thực ra, anh cũng không có đủ tự tin sẽ tiếp tục làm việc ở công ty cho đến khi 60 tuổi, nhưng dù sao, hãy thử tính tổng thu nhập sau khi giả thuyết rằng mình sẽ làm việc tới 60 tuổi theo mục tiêu đề ra.

     Anh có thể tính đơn giản thu nhập của mình trong vòng 25 năm tới, nhưng việc dự kiến các khoản chi tiêu thì phức tạp hơn rất nhiều. Vì không có sổ ghi chi tiêu trong gia đình mà cũng không có giấy tờ gì khác nên anh bắt đầu tính số tiền cần chi sau khi nhớ lại những gì anh đã nói với vợ trước đó. Anh tính tiền nuôi con và tiền học riêng. Trước hết, anh thử tính riêng chi phí trong cuộc sống hàng ngày. Chi phí sinh hoạt cơ bản hàng tháng là 900 nghìn won, tiền tiêu vặt của 2 vợ chồng là 500 nghìn won, tiền trả lãi vay thế chấp nhà là 600 nghìn won/ tháng ( thời gian còn lại là 18 năm) , tiền bảo hiểm 200 won/tháng, tiền trả góp xe hàng tháng là 600 nghìn won ( thời gian còn lại là 3 tháng) , chi phí bảo dưỡng xe hàng tháng 400 nghìn won, chi phí khác 200 nghìn won/tháng... thì hàng tháng khoản tiền chi tiêu sẽ là 4,180 triệu won, tương ứng một năm là 50,160 triệu won. Đây là số tiền lớn hơn so với anh nghĩ khá nhiều. Thật may, thời hạn trả góp xe chỉ còn lại 3 tháng, nên sau đó, số tiền chi tiêu hàng năm sẽ giảm xuống còn 42, 960 triệu won. Nếu tính như thế này thì tổng số tiền chi tiêu trong vòng 25 năm tới của anh sẽ lên đến 1 tỷ 75 triệu 800 nghìn won.

    Ngoài ra, còn tiền nuôi con và tiền học, hàng tháng tiền học phí mẫu giáo tiếng Anh cho con lớn là 500 nghìn won, tiền gửi trẻ con thứ 2 là 500 nghìn won... vậy hàng tháng sẽ cần khoảng 1 triệu won. Chi phí nuôi dạy và đào tạo cần thiết cho đến khi con thứ 2 của anh vào được đại học sẽ là 2 tỷ 792 triệu won.

    Anh không thể không giật mình ngạc nhiên khi tính đến khoản tiền sẽ chi ra trong tương lai. Tổng chi phí cần thiết trong vòng 25 năm tới sẽ là 1,355 tỷ won. Số tiền này nhiều hơn khoảng 167 triệu won so với thu nhập gia đình anh trong vòng 25 năm tới. Hơn nữa, khoản tiền này còn chưa tính đến khoản tiền đám cưới cho 2 con của anh. Gỉa sử, tính như thời điểm hiện tại, nếu con cái kết hôn thì bố mẹ cũng phải lo cho khoản tiền đặt cọc thuê nhà hàng năm, vậy sau 20 năm nữa có lẽ anh phải bán căn nhà đang ở để lo khoản tiền cho con mình.

    Rốt cuộc, nếu tình trạng này kéo dài thì cũng sẽ có ngày anh lâm vào cảnh phải bán nhà, vay vốn để chi tiêu giống như những gì mà Tiên ông đã chỉ cho anh trong giấc mơ, và vợ chồng anh không còn cách nào khác phải trông cậy vào con cái. Và biết đâu vợ chồng anh cùng phải sống ở trung tâm dưỡng lão của Chính phủ giống như  trong giấc mơ vậy.

    Một lần nữa, kim Min Seok lại hối hận vì mình đã sống không có kế hoạch trong thời gian qua. Trong số đám bạn cùng lứa anh là người phất lên nhất, thăng tiến nhanh, mua nhà nhanh. Nhưng đến giờ anh mới thấm thía rằng mình đã sống không có bất cứ một hoạch định gì  cho bản thân và gia đình mình.

     Dù thời trẻ có vất vả và sống khó khăn, nhưng sau 60 tuổi có thể tận hưởng cuộc sống an nhàn như những người Canada thì việc thử tính toán cụ thể số tiền kiếm được và số tiền sẽ tiêu trong tương lai càng khiến cho trí não anh rối bời vì không biết nên chuẩn bị cho tuổi già như thế nào.

     "Nếu vậy, bây giờ mình cần phải làm gì?"

    Kim Min Seok cảm thấy toàn thân mình như không còn chút sức lực với tâm trạng nặng nề.

    Đúng lúc này thì có tin nhắn báo hiệu "Chú lợn con đã online" xuất hiện ở góc phải của màn hình với âm thanh kính coong, kính coong.

    Lợn con: Qúa 12 giờ rồi mà sao còn chưa ngủ?

    Bố của Ha-Ưn: Thế còn cậu?

    Lợn con: Ngày mai có thời gian không?

    Bố của Ha-Ưn: Ngày mai, bạn mình đang rủ đi leo núi Bắc Hàn.

    Lợn con: Ai?

    Lợn con: Hai người bạn học đại học

    Bố của Ha - Ưn: Hay đấy. Cùng đi hóng gió xem sao.

    Lợn con: Vậy mai 9 giờ có mặt ở cửa vào núi Bắc Hàn nhé.

    Bố của Ha-Ưn: Ngủ ngon. Mai gặp lại.

    Lợn con: Hãy mơ về mình nhé.

    Bố của Ha-Ưn:

    Kim Min Seok tắt máy tính rồi đi vào phòn ngủ. Khi nhìn vợ ngủ ngáy do quá mệt mỏi, bỗng nhiên anh có cảm giác có lỗi với vợ, anh nghĩ tại sao vợ mình lại không thể thoải mái hưởng thụ cuộc sống khi còn trẻ. Đột nhiên, hình ảnh khuôn mặt của người chủ hôn với câu nói: 'Hai con hãy sống hạnh phúc đên sđầu bạc răng long" lại hiện lên trong đầu anh.

    "Mình muốn về già 2 vợ chồng mình sẽ sống vui vẻ..."

    " Mình vât vả ở công ty cũng chỉ vì bản thân và gia đình của mình..."

    Kim Min Seok nhẹ nhàng nằm cạnh vợ và ngủ thiếp đi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro