Bài Thứ Mười Bốn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Luật Bác ái và luật Hy sinh – Quan điểm của con người, quan điểm của Thượng-đế - Thái độ của hạng thường nhơn, của hạng người tiến hóa – Tương trợ.

1 – Đại Hành vi nghĩa là sao?

            Vì lòng Bác ái, Thượng-đế mới tự lấy một phần của Ngài mà làm ra thế giới. Đó là cái mà người ta gọi là Đại hành vi, là Hy sinh. Nói các khác đó là sự sống của Thượng-đế phát hiện biểu lộ một cách tự nhiên Ngài gây ra sức rung động tạo thành thế giới và luôn luôn duy trì, bảo tồn nó.

            Thượng-đế hay là sự sống vốn là sự biến động, hàn hoan, hạnh phúc. Mỗi khi mặt trời mọc lên buổi sáng, mỗi khi hết đông sang xuân, trong lúc Thượng-đế rải xuống trần gian những tia sống ấm áp thì tất cả đều thức giấc, hoạt động và sinh sôi nảy nở; tất cả đều tỏ ra vui vẻ, hân hoan; tất cả đều tràn trề hy vọng và hức hẹn, hạnh phúc và thạnh vượng, con người cảm thấy tất cả đều ca hát vui mừng, cảm thấy sự sống tràn ngập trong thân thể. Sự sống đó làm cho con người sung sướng và xui khiến con người hoạt động, làm việc, vận dụng năng lực của mình.

2 – Sự sống có sanh ra những kết quả giống như thế ở mấy cõi cao chăng?

            Có, và còn nhiều hơn nữa, bởi lẽ ấy mấy cõi cao ở gần nguồn sống hơn và chất khí làm ra mát cõi đó tinh vi hơn. Nhưng ở cõi trên cũng như ở cõi dưới, cũng đồng có những trạng thái như nhau: Ý chí toàn năng không có thứ gì ngăn cản được. Yêu thương thuần túy đượm nhuần từ bi vô tận: Khắp cả mọi nơi, lòng yêu thương làm chủ và chỉ ban bố ra. Không có thứ gì cao quí hơn đấng tạo hóa nữa cho nên Ngài không thể thọ lãnh đều gì cả. Ngài luôn luôn đem sự sống của Ngài, ân huệ của Ngài, của quí của Ngài ban rãi khắp Vũ trụ, và chỉ có con người nhận thức được điều đó thôi.

            Nhưng con người càng được dồi dào sự sống thiêng liêng thì càng vui vẻ, càng sung sướng mà ban rãi ra. Con người càng ban ra lòng yêu thương trong sạch thì càng được hạnh phúc. Những bậc Thánh nhơn đã chẳng được gọi là những bậc được hưởng nhiều hạnh phúc đó chi!

3 – Thế thì tại sao hạng thường nhơn sợ hy sinh?

            Hạng thường nhơn luôn luôn đồng hóa mình với xác thịt; mà xác thịt muốn sống thì cần phải thọ lãnh, phải lấy, phải chất chứa. Đối với hạng người nầy, thì mỗi khi có thêm của cải là càng có thêm sự sống, còn mọi sự mất mát, mọi sự biểu tặng là một sự giảm bớt, mất mát một cách đau thương, một mối nguy hiểm. Vì thế, người hà tiện nằm bên đống vàng mà vẫn khổ sở và xem của cái còn hơn mạng sống của va nữa.

            Ở trình độ tiến hóa của chúng ta, chúng ta chỉ là những kẻ hà tiện, những kẻ ích kỷ, chỉ nghe đến tiếng hy sinh cũng đủ sợ hãi. Chúng ta nối liền ý tưởng hy sinh với sự đau đớn, khổ hình với sự chết. Chúng ta buộc lòng phải làm những sự hy sinh cần yếu cho những người trong gia quyến chúng ta đã là nhiều lắm rồi.

4 – Thái độ của những người tấn hóa, của người T.T.H đối với kẻ khác phải như thế nào?

            Kinh sạch xưa có nói: Hãy xem mọi người có tuổi như cha người, hoặc mẹ ngươi; hãy xem mọi người đồng tuổi tác với ngươi như anh em hoặc chị em của ngươi, và mọi người nhỏ hơn ngươi cũng như con cái của ngươi vậy. Không có câu nào miêu tả luật Hữu ái và Yêu thương đúng hơn câu trên đây nữa.

            Bà Besant nói rằng: Khi nào phần đông nhân loại sẽ sống theo qui tắc nầy thì cõi trần sẽ thành ra cảnh cực lạc.

5 – Hiện thời cuộc chiến đấu gay go phát sanh trong tâm của nhiều người như thế nào?

            Những kẻ đó ở ngay ranh giới của tính ích kỷ và đạo tâm; chính đó là cuộc chiến đấu giữa lòng yêu thương muốn ban cho, và tính ích kỷ muốn thọ lãnh, muốn lấy và muốn giữ lại; cuộc chiến đấu giữa cảm xúc bác ái và cảm xúc thù hềm, giữa sự hợp nhứt và tính chia rẽ. Và cuộc chiến đấu nầy tái diễn mãi kiếp nầy sang kiếp khác, người ta gọi là sự chiến đấu giữa tinh thần và vật chất, giữa sự sống và hình thể, cuộc chiến đấu đau đớn nhọc nhằn, bởi vì muốn chống lại sức kích thích của xác thịt là một điều rất gay go. Rốt cuộc, tính ích kỷ phải chịu thua và lòng bác ái được thắng.

            Hữu phước thay những kẻ được chân lý Thông-Thiên-Học soi sáng và biết được những bước đường tiến hóa đó, họ gắng sức và thực hành tình hữu ái.

6 – Do nơi luật hy sinh, Thượng-đế dạy ta điều gì?

            Hãy làm cho công trạng của các ngươi được lớn thêm, nhiều thêm bằng sự hy sinh, nó là con bò sữa của các ngươi đó. Do nơi những sự phù trợ lẫn nhau, các ngươi sẽ có được chí phúc (Kinh ba-ga-va Gi-ta). Nhờ thế, luật Hy sinh thành lập sự điều hòa phổ biến.

7 – Có sự tương trợ như thế giữa vạn vật chăng?

            Chắc chăn là phải có sự tương trợ giữa vạn vật. Nhờ có mưa móc, Thượng-đế làm cho đất cái được phì nhiêu, đất sanh cây trái nuôi thú vật và con người; thú vật cho con người sự làm việc và sản phẩm của chúng nó. Hồi xưa, trước khi ăn, con người dâng cúng một phần cho Thượng-đế. Lửa hiến tế sanh ra chất khí và chất ê-te cần thiết để làm ra mưa và những yếu tố của cây cối. Đó là cái vòng xoay tròn của sự sống. Nó làm cho chúng ta liên-đới mọi vật.

8 – Con người thực hành sự tương trợ như thế nào?

            Con người có thể và phải thực hành sự tương trợ trong cõi hồng trần, cõi trung giới, cõi thượng giới bằng những hành vi, những cảm tình, những tư tưởng. Tất cả mọi người và nhứt là người T.T.H phải luôn luôn sẵn sàng để mỗi khi gặp cơ hội là có thể phụng sự một cách tự nhiên, sốt sắng, vui vẻ và thân ái, với tấm lòng hăng hái muốn giúp ích, hoặc chỉ làm vui lòng người, nhưng một cách lễ phép, kính trọng, phân biện và khôn khéo.

            Chúng ta hãy bắt đầu từ trong gia đình đối với cha mẹ, bà con: người ta phải lưu tâm cho lắm và thường thường người ta để lộ những vết xấu của tính ích kỷ. Song le sự kính cẩn lễ nhượng, tôn trọng, ân cần, lưu ý đối với mọi người là những đức tánh của con người có giáo dục. Những trẻ nhỏ, những công nhơn nội dịch, những kẻ vi tiện rất dễ cảm những đức tính đó. Uy thế đạo đức của chúng ta rất có ảnh hưởng đến chúng nó; chúng ta nâng cao chúng nó lên trên tuổi tác hoặc địa vị của chúng nó. Chẳng bao lâu, chúng nó sẽ theo gương chúng ta, nói tóm lại là chúng nó tiến bộ lần lần, và nhờ thế mà biết được con đường tiến hóa.

9 – Đối với chúng ta, kết quả sẽ như thế nào?

            Chúng ta sẽ tự đào luyện cho chúng ta có một tính cách tốt. Chúng ta sẽ mau chơn cứu giúp những kẻ cần được giúp đỡ, yên ủy, ủy lao, cứu tế, nâng đỡ, bảo hộ, che chở hoặc trong khi họ bị rủi ro, thương tích, bệnh hoạn, truyền nhiễm, nguy biến, hỏa hoạn, ngập lụt, đắm tàu, lang thang, giặc giã, hoặc bằng cách cho mượn dụng cụ nhân công, cộng tác, cung cấp việc làm, cho mượn tiền trước, mà nhứt là sự tân tâm và hy sinh.

            Trong những kẻ đánh cá ở miền duyên hải có nhiều kẻ gan dạ mạo hiểm cứu vớt cả trăm người bị chìm tàu.

            Chúng ta hãy lấy mình làm gương cho người, lời nói của chúng ta, giáo lý T.T.H của chúng ta sẽ nhờ đó mà có đầy đủ giá trị T.T.H là mối phủ ủy hay hơn hết.

            Nói qua sự bố thí, chúng ta cần phải có sự phân biện sáng suốt, không vậy nó sẽ thành ra sự tưởng lệ tính biếng nhác và tật xấu, khuyến khích những kẻ ăn xin giả dối và vô liêm sỉ; hạng người nầy ở giai cấp nào torng xã hội cũng có cả và thường thường núp bóng từ thiện.

10 – Chúng ta có thể nào giúp đỡ những kẻ qua đời chăng?

            Được, và đó cũng là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhứt của chúng ta. Gia dĩ, chúng ta biết rằng họ vẫn ở chung quanh ta ít nhất là trong một thời gian. Mỗi ngày, đúng giờ nhất định, chúng ta hãy để tâm tưởng tới họ, chúng ta hãy gắng sức thấy họ như sống, và gởi cho họ những tư tưởng âu yếm, an ủy, yêu đương. Tấm lòng chúng ta hãy bay thẳng đến họ. Họ rất dễ cảm tấm lòng của chúng ta vì họ đọc được tư tưởng và tình cảm trong cái vía của chúng ta.

            Nếu chúng ta thương họ với tấm lòng thanh khiết, công phu của chúng ta sẽ được đến đáp. Có lẽ chúng ta sẽ gặp được nọ hơi cõi trung giới và nói chuyện với họ. Như thế nỗi đau khổ về sự ly biệt sẽ chấm dứt.

            Còn nói qua sự khóc lóc, than tiếc ồn ào, thường thường nó chỉ là tiếng nói của lòng ích kỷ. Nó ràng buộc kẻ đã quá vãng lại cõi đời, như thế là người ta làm ngăn trở bước đường tiến hóa của họ ở bên kia cửa tử. Những lời cầu nguyện của chúng ta, những sự cầu nguyện của giáo hội là những sự giúp đỡ có hiệu quả.

11 – Những kẻ giúp đỡ vô hình là gì?

            Đó là những nhà huyền học, những nhà Thông-Thiên-Học đều tiền tiến biết xuất vía. Họ đi an ủy những kẻ mới sang qua bên kia cửa tử, làm cho mấy kẻ đó được yên tâm và dạy dỗ họ, v.v…

            Họ cũng đi cứu trợ, ủy lao những kẻ bị thương, bịnh hoạn, những kẻ ở trong cảnh ngặt nghèo nguy hiểm.

            Ở trong đường hầm nơi chiến địa, nhiều kẻ bị thương ngó thấy những kẻ bị thương ngó thấy những vị thiên thần trắng toát và không có cánh đến ủy lao họ. Nhựt báo nước Anh có kể nhiều chuyện như thế.

12 – Tóm lại, chúng ta phải xem sự thực hành tình hữu ái như thế nào?

            Như một phương thế hay hơn hết để làm cho bước đường tiến hóa của chúng ta được mau lẹ. Nó là nguồn gốc sanh ra những đức tính cao quí nhứt, và khi mà nó biến thành tính nhân từ và yêu thương thuần túy, nó sẽ là nguồn gốc của những đức tính anh hùng, của sự trừ bỏ tất cả những quyền lợi sung sướng ở đời, những sự hi sinh khó khăn một cách vui vẻ, sự sống thiêng liêng hoàn toàn phát đạt nơi chúng ta.

13 – Chúng ta có thể nào giúp đỡ kẻ khác về mặt tinh thần chăng?

            Được, nhưng trước hết, chúng ta phải biết dùng quyền năng của tư tưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro