Bài Thứ Mười Ba

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những luật chính chi phối số mạng của con người: Luật tiến hóa, luật luân hồi, công bình, luật hữu ái, yêu đương, luật hy sanh, oạt-ma (nhân quả)

1 – Chúa Cứu thế (Cơ-đốc-Christ) đã dùng những lời nào để chỉ định của sự tiến hóa của chúng ta?

Hãy toàn thiện giống như Đức Cha ở trên trời toàn thiện vậy. Ngài cũng có thể nói: <<Như ta được toàn thiện>>. Bởi đó vị đắc pháp là Thánh Paul căn dặn tín đồ: <<Các anh hãy làm cho nảy nở đức Chúa (Christ) trong tâm các anh. Các anh hãy tăng trưởng cho đến được hoàn toàn như đức chứa>>. Nói cách khác là, hãy gấp rút, hoàn thành cuộc tiến hóa của các anh, hãy trở nên những bậc thánh nhân.

            Đức Cơ Đốc và các bậc Chơn sư, đều là những người phàm và những người tội lỗi như chúng ta. Các Ngài đem hết đại hùng đại lực trong ngàn muôn kiếp để đạt sự hoàn thiện. Vậy trong vô số kiếp, chúng ta hãy theo gương mấy Ngài. Các Ngài là những bậc mô phạm, những bậc giáo sư hoàn toàn. Các Ngài đã ân cần vạch sẵn cũng thế, các Ngài vẫn dìu dắt đệ tử trên con đường đó.

            Thế là luân hồi là qui kết tất nhiên của luật tiến hóa. Tất cả mọi người dầu biết dầu không, đều phải tùy quyền luật đó. Đối với những kẻ nhớ được các kiếp trước. thì luật luân hồi là một bài học thực nghiệm và rút lấy trong đó nhiều bài học quí giá. Còn đối với những kẻ khác thì luật luân hồi là lằng ánh sáng làm tan những mối ngờ vực và thắc mắc về số mạng con người.

2 – Sự nhớ được các tiền kiếp cho ta những giáo lý quí giá nào?

            Điều đó chứng minh rằng:

            1 – Sự chết là mộng ảo, vì sự sinh hoạt của chúng ta nối tiếp không ngừng trong cõi Trung giới và Thượng giới, nơi đó chúng ta hiểu biết và đồng hóa những kết quả hoặc tốt hoặc xấu của tất cả những sự kinh nghiệm ở cõi trần.

            2 – Khi chúng ta luân hồi trở lại, chúng ta đem theo những mầm giống của tất cả những năng lực của mấy kiếp trước, của tất cả những bản năng hoặc thuận lợi hoặc bất lợi, bà chúng ta lại tiếp tục cuộc tiến hóa của chúng ta đúng ngay cái chỗ mà chúng ta đã bỏ dở.

            3 – Những đau đớn, khổ não, thử thách đủ thứ hoặc sự an vui, hạnh phúc là sự thù báo tất nhiên và công bình của những hành vi trong mấy kiếp trước, và có một luật hoàn toàn, vô tư và chặt chẽ thống trị của tiến hóa của chúng ta, nối chặt tất cả những kiếp sống của chúng ta lại với nhau. Bởi vì theo thánh Paul đã nói: <<Không ai có thể xem thường Thượng-đế. Cái gì con người đã gieo thì chính cái đó con người sẽ gặt>> đó là luật <<Công bình>>.

3 – Người ta có đặt cho luật công bình những danh từ nào khác nữa chăng?

            Thông-Thiên-Học gọi luật đó là Karma (cạt-ma) một phạn ngữ có nghĩa là hành động. Thật thế, chính là sự hành động của con người huy động luật đó. Thế thì có người sản xuất những <<Nguyên nhân rồi nguyên nhân đó sẽ sanh những kết quả tất chí không khi nào sai chạy. Do đó  người ta mới gọi là luật nhân quả>>. Và cũng vì những lẽ đó mà người ta còn gọi nó là luật <<cảm ứng>> (chủ động và phản động) áp dụng cho tất cả mọi thế lực của tất cả các thế giới.

4 – Thế thì những qui kết mà ta phải để tâm là những qui kết nào?

            Những qui kết đó quan trọng vô cùng, cả về hai phương diện đạo đức và cả tinh thần và do đó với sự tiến hóa của chúng ta. Vậy chúng ta hãy kể ra vài yếu lãnh.

            1 – Thượng-đế và luật Công bình của Ngài chỉ là một. Do nơi luật thù báo này, kẻ hiền người dữ chẳng sớm thời muộn đều thọ lãnh đúng từng ly từng tí cái kết quả mà mình đã gây ra. Thế thì, trời cũng không phạt cũng không thưởng người hiền hoặc kẻ dữ.

            2 – Quá khứ của chúng ta làm ra chúng ta ngày nay: thế thì chúng ta không nên ganh tị những kẻ tiến hóa hơn, hoặc đức hạnh hơn, hoặc hữu phước hơn chúng ta. Nhưng tin chắc nơi quan niệm này, chúng ta biết rằng hiện tại của chúng ta chuẩn bị tương lai của chúng ta vì vậy chúng ta hãy cương quyết đi theo con đường phải, con đường tiến mãi lên cao. Nếu chúng ta thất bại thì chúng ta nên trách lấy chúng ta.

            3 – Mọi tư tưởng và mọi tình cảm, mọi lời nói và mọi hành vi đều là những nguyên nhân gây ra cho chúng ta hoặc ngay trong kiếp này hoặc trong một kiếp tới, những kết quả hữu phước hoặc tai nạn, tùy theo nguyên nhân đã gây những kết quả đó tốt hay xấu. Nếu những kết quả đến ngay trong hiện tại nếu chúng ta, thấy được nhãn tiền điều xấu bị phạt, điều lành được thưởng, chúng ta cảm thấy hết sức thỏa lòng và chúng ta sẽ noi: <<Trời rất Công bình>>. Hãy còn có ông Trời.

            4 – Tin tưởng có địa ngục, hình phạt đời đời, là một sự phỉ bán Thượng-đế và rất trái với lẽ công bình; bởi vì một tội lỗi tạm thời yêu sách một sự đền bồi có giới hạng, trong một kỳ gian hạn định.

            Gia dỉ chúng ta luân hồi để trả nợ tiền khiên. Thế thì, địa cầu là nơi đền tội, và theo như chúng ta đã thấy, sự đền tội còn tiếp tục thêm nữa trong mấy cảnh thấp ở Trung giới.

            5 - Mọi sự buồn phiền, khổ sở, thử thách, mọi điều đau khổ về xác thịt tâm trí hoặc là tinh thần là sự trả một mối nợ đã vay trong quá khứ, hoặc gần đây hay đã xa thẫm trong thời gian. Hiểu được chơn lý nầy, nhà Thông-Thiên-Học vui lòng trả quả vì như thế là anh vứt bỏ cái khối đè nặng trên vai anh. Kẻ nào trả được nợ là giàu rồi đó.

            Nếu món nợ nặng quá. Cạt-ma phần nó ra làm nhiều kỳ kế tiếp; bởi vì, đối với con trừu đã bớt lông, trời cũng lượng sức gió.

            Đôi khi, những cuộc thử lòng là sự trả giá trước để mua những đức tính cao quí và đanh thép mà chúng ta phải học ở trường đau khổ, họ phát triển nghị lực của chúng ta. Chúng ta hãy xem mọi sự thử lòng, mọi nỗi đau khổ cho đến những khó khăn vặt vạnh của cuộc đời, như là bao nhiêu cơ hội thuận tiện và hợp thời để tăng trưởng, để tiến hóa; và thay vì để cho nghịch cảnh đánh bại, chúng ta phải biết lợi dụng nó để tinh tấn về mặt tinh thần.

            6 – Mọi sự đều bất lợi, mọi nỗi thiệt thòi gây cho một người nào hoặc cho xã hội, sẽ kéo theo sự bồi thường đúng giá và rất phải chăng. Sớm hoặc muộn đứa con bất hiếu sẽ trả nợ cho cha mẹ nó; người giàu mà bụng xấu sẽ tái sanh làm người nghèo; người lợi dụng sẽ bị phá sản. Đó là lý do của sự hưng thạnh tạm thời của kế hung dữ, những gian nan của người chơn thật, những sự bất bình đẳng và những nỗi bất công bề ngoài của xã hội. Tóm lại, nhờ ánh sáng Thông-Thiên-Học mà cuộc đời trở nên dễ hiểu, tốt đẹp, thích đáng, điều hòa.

            Luật nhân quả (cạt-ma) thống trị cõi đời không sai một mảy.

5 – Các xã hội, các quốc gia và dân tộc có chịu một nghiệp quả giống nhau như cá nhân chăng?

            Đó là lẽ tất nhiên và lịch sử đã chứng minh điều nầy. Nghiệp quả của dân Ắt-lăng làm cho họ bị chìm đắm dưới đáy biển, trong một đêm, với 60 triệu dân số. Người Hy lạp và La mã tạo ra những nguyên nhân của sự phồn thịnh và suy đồi của họ.

            Một ngày kia, Giáo hội sẽ thanh toán nghiệp quá gây ra bởi tánh cố chấp, bởi những sự ngược đãi và chiến tranh tôn giáo của họ, bởi những án thêu người của tôn giáo pháp đình, v.v…

            Các dân tộc sẽ trả hết tất cả những sự tàn bạo mà họ phảm phải trong những lúc chiến tranh (Alcyone nói rằng: <<Sự tàn bạo gây ra nghiệp quả nặng nề nhứt bởi vì nó trái ngược với lòng bác ái của Thượng-đế.

6 – Chúng ta hãy làm thế nào để gây ra cạt-ma tốt?

            Chúng ta hãy thực hành luật Hữu ái. Chúng ta hãy dứt tánh ích kỷ hầu tưởng đến kẻ khác nhiều hơn và chúng ta hãy nghĩ cách giúp đỡ họ bằng những hành động những cảm tình tốt của chúng ta, bằng một mối thiện cảm, quảng đại, những lời nói nhu hòa và thân thiện. Trong sạch trong tư tưởng, trong lời nói và trong hành động, đó là bí quyết để tạo cạt-ma tốt. Chúng ta đối với kẻ khác như thế nào thì luật nhân quả cũng đối lại chúng ta như thế đó.

7 – Sự luân hồi phải chăng là cơ hội chính để cho luật nhân quả có dịp biểu hiện?

            Phải. Các vị Nam tào Bắc đẩu cầm sổ nhân quả, ghi đúng tất cả nguyên nhân của chúng ta đã tạo trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Tùy theo công quả của chúng ta, mấy Ngài định cho chúng ta trong mỗi kiếp tái sanh, phải ở trong một giống dân nào, một quốc gia nào (thuộc về phái yếu hay phái mạnh), một giai cấp xã hội nào, một hoàn cảnh nào, nói tóm lại là có những điều kiện thuận lợi nhứt cho sự tiến hóa của chúng ta, cho sự trả những món nợ của ta. Thế thì, chúng ta chớ nên than phiền về địa vị của chúng ta trong xã hội; địa vị đó thích hợp nhứt cho sự tiến hóa của chúng ta.

            Vì những lẽ đó, những phần tử của một gia đình, những thân hữu, những thù địch sẽ gặp nhau trong những kiếp tái sanh sắp tới, hoặc gần, hoặc xa.

            Lòng yêu đương là một sợi dây chắc, thắng được cả sự chết và thời gian. Lòng yêu thương cũng như lòng thù thận, đều là động nhân của luật nhân quả.

8 – Người ta có nên tự vận để thoát khỏi sự đau khổ, sỉ nhục chăng?

            Không. Những kẻ làm như thế là phạm một tội rất nặng. Thay vì thoát khỏi ảnh hưởng của luật nhân quả, họ còn làm cho nặng thêm và tự chuẩn bị cho họ một nghiệp quả, còn đáng sợ hơn nữa. Đời so61ngc ủa họ ở cảnh thấp của cõi Trung giới thật là ghê gớm.

9 – Chúng ta có nên gắng sức xóa bỏ cái quả xấu của kẻ khác chăng?

            Không. Bởi vì chúng ta không biết được những lí do, những nguyên nhân và chúng ta không phải là quan tòa hầu qui định ngày giờ và phương tiện để cho luật nhân quả tác động. Vậy chúng ta hãy để cho cái lượng sống nhân quả; nhưng trong tất cả mọi trường hợp, chúng ta luôn luôn có phận sự bày tỏ lòng nhân ái, thương xót và cứu trợ những kẻ đau khổ. Nhất là chúng ta nên giảng cho họ nghe những chân lý Thông-Thiên-Học cố sức phủ ủy họ.

            Luật nhân quả không nhận sự khoan thứ hoặc xá tội. Nhưng mọi người đều có thể làm tiêu quả xấu bằng cách gây ra quả tốt. Lần lần hai dĩa cân tội phước sẽ bằng nhau, và sau rốt bên công sẽ nhiều hơn bên tội. Chúng ta hãy luôn lu6on thêm vào bên phần công quả.

10 – Bước đường tiến hóa của ta có mau lẹ không?

            Theo lệ thường thì rất chậm. Các nhà tu luyện có huệ nhãn nói rằng: sau nhiều kiếp luân hồi, những kẻ ích kỷ, duy vật, vô minh chỉ tiến được đôi chút. Nhưng đối với kẻ thông hiểu và thực hành những chân lý Thông-Thiên-Học thì sự tiến bộ thấy rõ ràng.

            Khoa huyền bí học xác nhân rằng kẻ nào một ý chí mạnh mẽ có thể hoàn thành cuộc tiến hóa của và trong bảy kiếp, nhưng phải gắng sức một cách mãnh liệt và chiến đấu một cách gay go. Nhưng xét về mặt ý chí thì phần đông nhân loại hãy còn ở trong thời kỳ thơ ấu.

11 – Tại sao Thượng-đế không tạo chúng ta cho hoàn toàn?

            Bởi vì, nếu như thế thì chúng ta sẽ không khi nào hết được tình trạng hoàn thiện và chí phúc của chúng ta; chúng ta không nhận thức được mấy điều đó. Thí dụ như sau khi tôi đã từ trần, người ta tìm thấy một chúc thơ để lại cho tôi một triệu đồng. Như thế số tiền đó không có ích gì cho tôi cả vì tôi không biết là tôi có nó.

            Thượng-đế để mỗi điểm linh quan dưới luật tiến hóa là vì Ngài muốn cho Chơn thần trải qua vô số kinh nghiệm hầu nhận biết tất cả các giới và nhận biết lấy mình. Thượng-đế muốn cho chúng ta phát triển tự kỷ  ý thức cho đến thấy được chân lý nguyên vẹn hầu đạt sự hoàn thiện của Thượng-đế, đạt sự toàn giác (Intelligence-sagesse) nó dắt chúng ta đến chỗ yêu thương toàn vẹn, ý chí toàn năng. Chúng ta là những đấng Thượng-đế vị thành niên, chúng ta phải trải qua vô số kiếp luân hồi để gắng sức phát triển ý thức của chúng ta cho đến chỗ viên mãn.

12 – Chúng ta chưa nhớ được các tiền kiếp, tuy nhiên mấy kiếp đó có để lại cho ta một ký ức gì quan trọng chăng?

            Có; đó là sự tổng hợp, là tinh ba của tất cả những kinh nghiệm vui hoặc khổ trong mấy kiếp đã qua. Ký ức đó ghi sâu trong đáy lòng của chúng ta. Mỗi khi có cơ hội tác động là nó phát hiện: <<Cái nầy quấy lắm, người đừng làm, chẳng vậy người sẽ đau khổ. Đó là tiếng nói của lương tâm chúng ta, đó là kết quả của <<cây thiện ác>> mà chúng ta đã nếm được trái.

            Tiếng nói nầy càng rõ ràng, chính xác khẩn thiết thì chúng ta càng để tâm, và sự tiến hóa của chúng ta càng mau lẹ. Nó là tiếng nói hoặc sẽ là tiếng nói chơn thần, vốn là chân lý. Nó không thể dối ta, mà cũng không thể lầm lạc.

13 – Khi chúng ta phạm một tội lỗi, chúng ta nên có thái độ như thế nào?

            Chúng ta không nên mất thời giờ than tiếc vô ích; sự hối hận làm cho ta phải tiều tụy. Khi đã biết được lý do, hiểu được nguyên nhân quyết định đúng theo lẽ phải, chúng ta nên nghĩ rằng chúng ta sẽ trả cái món nợ nhân quả của chúng ta một ngày kia. Chúng ta hãy luôn luôn nhiền tới trước, đừng khi nào nhìn trở lại sau.

            Còn nghĩ đi, nghĩ lại cái lỗi đã phạm, tức là gợi lại trong trí mọi sự vui thú đã hưởng và như thế là chuẩn bị cơ hội đã sa ngã.

14 – Toàn thể những Mầm xấu mà mọi người trong chúng ta đều có đem theo khi sanh ra đời có thể gọi là gì?

            Người ta có thể gọi nó là <<tội Tổ tiên>>. Cái tội đó, chúng ta chịu trách nhiệm, bởi vì nó là sản phẩm của chúng ta, là những kết quả của tội lỗi trong quá khứ. Luật nhân quả khiến chúng ta phải đền tội. Chúng ta sẽ chắc chẳng được giải thoát khi mà chúng ta không còn gây quả báo nữa.

            Không có tội tổ tiên nào khác nữa. Nên độc thêm: Nhân quả của A.Besant

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro