Bài Thứ Tư

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thái dương hệ - Đấng Thượng-đế và Ba Ngôi – Mặt Nhựt và các Hành Tinh – Những nhân viên sáng tạo: những tay kiến trúc và những tay thợ.

1 – Giữa người và vũ trụ, phải chăng có rất nhiều trung tâm quan trọng?

            Phải. Có nhiều lắm. Chính mỗi ngôi sao trên không trung là mỗi trung tâm của một Thái dương hệ, có nguồn gốc tự trong sự Sống Phổ biến và do vật chất của 7 cõi cấu thành.

            Tất cả những tinh lực, những năng lực của sự Sống đã sáng tạo và bảo tồn Thái dương hệ của chúng ta đều có nguồn gốc nơi Đấng Thái dương Thượng-đế (Logos solaire). Ngài có ba Ngôi (3 Logoi, Trinité). Phàm thân của Đấng Thái dương Thượng-đế là Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời (nhật quang) đem sự sống phân phát cùng khắp Thái dương hệ (gồm có bảy hành tinh) dưới hình thức ánh sáng, nhiệt lực, điện khí, từ điễn, v.v… Tất cả đều là những lằn rung động hoặc mau chậm khác nhau và toàn thể những lằn rung động đó hợp thành sinh khí (souffle vital) hay là <<Prâna của mặt Nhựt>>.

2 – Sự sáng tạo phải chăng cần có sự trợ lực của vô số nhân viên?

            Phải, đó là những Trí-năng quảng đại, những Quyền lực to tát luôn luôn hoạt động, những cán sự viên của luật thiên nhiên tiêu biểu ý chí của Thượng-đế. Các Tôn-giáo gọi là Thần (Anges, Dévas, Dieux); khoa học gọi là vũ trụ lực và Thông-Thiên-Học có nhiều danh từ đặc biệt cho mỗi hạng.

3 – Những Trí năng cao trọng nhứt là những hạng nào?

            Đó là bảy vị Huyền Thiên Thượng Đế (Grands Esprits planétaires ou Logoi plané taires) luôn luôn ở hiện tiền Đấng Thái dương Thượng-đế, nắm quyền thống trị bảy hệ thống tiến hóa (7 Systèmes d’Evolution) và cầm đầu 7 Ban Thiên sứ quản trị thế giới của chúng ta. Mỗi Ban chia ra nhiều cấp, mỗi cấp chia ra nhiều hạng, mỗi hạng lại chia ra nhiều bực… theo thất tiến pháp. Mỗi Ban thuộc về một màu trong 7 màu của nhựt quang đồ, bởi đó có những Ban Thiên sứ màu tím, màu thanh, màu lục, màu vàng, màu vàng da cam và màu đỏ.

4 – Những Đấng Cao cả đó có thân hình giống như loài người chăng?

            Không. Thân hình của mấy Ngài giống như những quả bóng sáng chói nên có tên là những <<Đấng chói sáng trong không gian>> Mấy Ngài đã kiến trúc thế giới và luôn luôn hoạt động để bảo tồn, chỉ huy cuộc tiến hóa của thế giới tuy có vẻ chậm chạp nhưng rất chắc chắn không khi nào sai chạy.

5 – Dưới quyền mấy Ngài có những tay phụ tá chăng?

            Có, và những nhân viên đó chính là những tay kiến tạo thế giới. Họ làm cho vật chất nguyên thủy của vũ trụ đặc lại, hoặc nhiều hoặc ít, sắp thành 5 loại chính: dĩ thái (éther), lửa, khí, nước, và đất. Kế đó, họ nắn đúc vật chất làm ra những hình thể khác nhau, sắp thành bảy loại lớn gọi là <<Bảy Giới của Thiên nhiên: Ba Giới Tinh chất (3 Règnes Elémentals), Giới Khoáng vật, Giới Thực vật, Giới Động vật và Nhân loại.

            Những viên chức đó có tên là những Thần Ngũ hành (Elémentals). Tùy theo họ thuộc về chất khí, chất nước, chất đất, người ta gọi là Thiên tinh (Sylphes), Hỏa Thần (Salamandres), Thủy Thần (Ondines), Thổ Thần (Gnômes). Những người có thần nhãn có thể thấy được họ. Đôi khi, Thổ thần có thân hình giống như người, trong các truyện thần kỳ có kể nhiều sự tích về họ.

I.                   Sự Sáng Tạo

Sự sống và vật chất nguyên thủy – Lượn Sóng Sinh hóa (Vague de Vie) thứ nhứt và thứ nhì – Vòng đi xuống hay là Nội bao (sự Sống Nhập vào vật chất) và vòng đi lên hay là Tiến hóa (trở về Tinh thần). Có Ba Loài trong vòng Nội Bao và Bốn Loài trong vòng Tiến hóa.

1 – Trước khi vũ trụ phát hiện thì có những gì?

            Chỉ có Tinh thần hay là Hơi thở của Trời (souffle de Dieu) và chất nguyên thủy hay là Không gian. Sự Sống và Vật chất là yếu tố tương phản, lưỡng cực của Đấng Toàn năng, đời đời ẩn tàng, cũng gọi là Lý Tuyệt đối, Vô cực ( Không Biểu hiện).

2 – Trạng thái của chất nguyên thủy này như thế nào?

            Chất đó thuần nhất, tinh ròng. Nó hết sức tinh tế cho nên không thể thấy được và vì vậy kinh sách gọi nó là khí Hư vô (Trời từ trong Hư vô mà tạo ra Càn khôn Thế giới).

3 – Cuộc diễn tiến đầu tiên của sự sáng tạo như thế nào?

            Một lượn Sóng Sinh hóa (Vague de Vie) thứ nhứt thâm nhập vật chất để dọn đường và tạo cho nó những tính chất đặc biệt. Làn Sóng Sinh hóa này thuộc về ngôi thứ Ba, chủ về Trí sáng tác. Do ảnh hưởng của Làn Sóng Sinh hóa này vật chất biến chuyển lần lần, và càng biến chuyển, càng đi lần từ chỗ tinh tế đến chỗ thô sơ và kế tiếp lập thành vật chất riêng biệt của bảy cõi, nguyên tử căn bản của mỗi cõi có một đặc thức, một khuôn mẫu riêng. Do theo sự kết hợp của các vật tính (gounas), mỗi cõi lại chia ra 7 trạng thái (sous_plan).

            Lần lần, vật chất càng đặc và càng thô cho đến khi thành chất rắn: khoáng vật và kim, thuộc của cõi hồng trần. Thế thì trong 7 cõi của thế giới có 7x7=49 trạng thái của vũ trụ và giác quang của thể xác chúng ta chỉ nhận thức được 2 trạng thái là chất rắn và chất lỏng.

4 – Cuộc diễn tiến thứ nhì của cuộc sáng tạo như thế nào?

            <<Lượn Sóng Sinh hóa>> thứ nhì tiếp theo Lượn Sóng Sinh hóa thứ nhất, thâm nhập vật chất đã phân biệt thành nhiều trạng thái, để phấn khởi, nắn đúc cho vật chất có những hình thể khác nhau rồi đem sức sống của nó để vận động những hình thể đó. Lượn Sóng Sinh hóa thứ nhì nầy thuộc về Trạng thái thứ nhì Thượng-đế, gọi là Đấng Con Bác ái, cũng gọi là những <<Điểm Linh quang>>, hoặc Chơn Thần (Monades). Con của Thượng-đế đi xuống vật chất để trải qua vô số kinh nghiệm, để tự thu thái những đức tính Minh triết, Toàn trí, Toàn thiện. Trời đi học (đó là huyền lý của sự giáng sinh).

5 – Đứng về mặt sáng tạo ra hình thức (sắc tướng) các cõi thế giới chia ra như thế nào?

            Chia làm hai phần:

1) Trong 4 cõi tinh vi nhứt, các hình thứ chỉ ở trong phạm vi chủ quang (Tâm cảnh) và chỉ lập thành những quang niệm, những tư tưởng thôi: đó là những cõi vô sắc (cõi bồ đề, niết bàn, đại niết bàn, tối đại niết bàn). Trong đó có chứa bản đồ của Vũ trụ. Những vị có nhãn thông bực cao có thể đọc được bản đồ đó và đối với mấy Ngài thì quá khứ và vị lai hỗn hợp trong một hiện tại vô chung vô thỉ.

            2) Những cõi sắc giới (Roupa) hay là cõi những hình thức cụ thể gồm có cõi trí (thượng giới), dục giới (trung giới) và cõi hồng trần. Giác quan xác thịt của ta và những giác quan khác nữa gọi là nội giác quan có thể nhận thức những hình thể đó. Những hình thể do trí tuệ sáng tạo ở những cõi cao hóa thành cụ thể trong ba cõi thấp này và vì vậy, khi chúng ta nhìn xem một phong cảnh đẹp trên đất hoặc dưới biển, chúng ta có thể nói một cách rất đúng rằng: Đó là phản ảnh tư tưởng của Thượng đế.

6 – Chơn thần (Monade divine) từ trên đi xuống cho đến vật chất cõi hồng trần gọi là gì?

            Con đường đi xuống này gọi là Nội Bao. Hình thể thô kịch nhất mà Chơn thần có thể bao mình là loại kim thạch. Chơn thần ở đó rất lâu, kế đó mới sang qua những hình thể ít thô kịch hơn, những hình thể đã được cải thiện, tiến bộ hơn. Hành trình đi trở lên này gọi là con đường tiến hóa.

            Tất cả những hình tướng, thân thể hoặc môi vật đó chia ra làm 7 nhóm phân biệt: đó là 7 Loài trong Tự nhiên. Ba Loài ở trong con đường đi xuống (Nội Bao: Involution), đó 3 loài Tính chất (Règnes Elémentals)

            Loài thấp hơn hết, Loài kim thạch, là chỗ xoay chìu đổi hướng, chỗ đánh dấu khúc quanh.

            Ba Loài kia ở trên đường đi lên hay là đường cải thiện những hình thể, đó là Loài cây, Loài thú và Loài người.

            Mỗi Loài ở dưới sự hướng dẫn của một Giai cấp lớn trong bảy Đại Giai cấp Thiên sứ (Grandes Hiérarchies divi-nes). Những tay thợ của mỗi Giai cấp Thiên sứ là những Thần ngũ hành (Esprits de la nature), lãnh phần chuẩn bị, kết hợp và nắn đúc những hình thể, những thân xác, những khí quan, những phân tử, những tế bào với một tài nghệ tuyệt trần, y theo kiểu mẫu của Cấp Thiên sứ thích ứng cung cấp và luôn luôn nhắm vào mục đích tiến hóa không ngừng. Luật tiến hóa chi phối tất cả vạn vật trong vũ trụ. (Hãy tìm phân tích một cái cây, thưởng thức các khí quan thích ứng với những cơ năng của chúng nó).

7 – Các Thần Ngũ Hành (Esprits de la nature) có phải là bạn hữu của con người chăng?

            Không phải luôn luôn, bởi lẽ con người cướp đoạt, tàn phá và tiêu diệt tác phẩm, công phu của chúng thường quá, nào giết hại thú vật, bẻ gãy nhánh cây, cắt bông v.v...Nhưng đối với những kẻ tôn trọng luật thiên nhiên thì chúng sẵn lòng giúp sức; người ta gọi là những kẻ đó có tay trồng cây, chăn nuôi v.v…

            Chúng ta hãy kính trọng mọi thứ gì có sự sống. Cây cối và loài vật là những em út của chúng ta, bởi vì mạng sống của tất cả đều có một nguồn sống chung mà ra. Những nhà giải phẫu sinh thể và những kẻ ăn thịt cá lãnh chịu những trách nhiệm nặng nề về hành vi của họ.

II.                Những Thế Lực Của Tự Nhiên

Sức sáng tạo của thinh âm. Những động lực của vũ trụ. Các hạng rung động. Sắc giai và âm giai. Những mối tương quan giữa sắc giai, âm giai và những yếu tố của con người.

1 – Thế lực nào đã phát hiện trước nhứt trong sự sáng tạo?

            Thánh Jean dạy rằng: Nguyên thỉ có Đạo (Verbe) và Đạo tức là Trời… Đạo là nguồn sinh thành vạn vật. Nhiên hậu, những danh từ: Đạo (Verbe), Thượng-đế (Logos), Lời, Trời nói, Linh khí (Pneuma), Hơi thở (Souffle), Tin thần sáng tạo (Esprit créateur) đều có thể dùng chữ này thay cho chữ kia. Tất cả đều chỉ về <<năng lực sáng tạo của thinh âm>>

            Thế thì thinh tâm thâm nhập vật chất và đung đẩy cho vật chất chuyển động, rung động. Tất cả những thế lực của tự nhiên đều là làn rung động chớ không có gì khác nữa.

2 – Có thể nào dùng phương pháp thực nghiệm để chứng minh năng lực sáng tạo của thinh âm chăng?

            Nếu người ta dùng một dây cung cọ trên vành một phiến mỏng bằng kim khí hoặc bằng chay, và trên đó có phủ lớp bụi thật nhuyển thì sự rung động của dây cung cọ vào phiến mỏng sẽ làm cho lớp bụi nhuyễn động đậy. Chẳng bao lâu, có những đường, những gốc, những hình đơn giản của kỷ hà học hiện trên lớp bụi càng ngày càng rõ rệt. Ngày xưa ông Pythagore đã nói: <<Trời sáng tạo thế giới theo nguyên tắc kỷ hà học>>

            Các nhà có thần nhãn nói lại cho chúng ta biết rằng trong chất tinh vi, những làn rung động của âm nhạc sanh ra những hình dáng rất đẹp và có màu sắc rất điều hòa.

3 – Có bao nhiêu đại trung tâm thế lực vũ trụ?

            Có bao nhiêu cảnh giới là có bao nhiêu đại trung tâm nghĩa là có 7. Nhưng vì lẽ vật chất của mấy cõi cao tinh tế hơn, những sự rung động của mấy chất đó mau lẹ hơn cho nên những thế lực của mấy cõi đó có phần mãnh liệt hơn. Còn ở cõi hồng trần, vật chất thô kịch hơn, đông đặc hơn, vì sự rung động của nó chậm chạp hơn. Thí dụ, cái tiếng nhỏ nhứt mà tai ta có thể nghe được chỉ có 2 lần rung động trong mỗi giây đồng hồ, còn phóng xạ thể có đến mấy mấy ngàn triệu lần rung động ( 1.000.000.000.000.000 = qutrillons) trong khoảnh khắc đó.

4 – Giữa hai danh từ <<Những Giai cia61p Thiên sứ>> và những <<Thế lực vũ trụ>> có sự khác nhau chăng?

            Không; cả hai danh từ đều chỉ về những Trí năng cao cả, những trung khu thọ lãnh sinh lực của Thượng-đế để phân phát lại khắp bốn phương tám hướng bằng cách tõa ra những làn sóng rung động chung quanh mình.

            Nơi con người cũng có những làn rung động tương tợ và tương ứng với những làn rung động của vũ trụ, đó là những làn rung động của tinh khí (vibration éthériques), của xúc động, của thần trí, của tâm linh v.v... Con người đến bậc hoàn thiện sẽ làm chủ tất cả những thế lực tự nhiên đó.

5 – Người ta có thể xem toàn thể những làn rung động của vũ trụ như thế nào?

            Như một bản rung động gồm có nhiều giai hạng, mỗi giai hạng giống như âm giai gồm có 7 điệu và tương ứng với 7 màu trong ánh sáng mặt trời. Những kẻ mở được nhãn thông thấy được màu sắc tương ứng với mỗi giọng âm nhạc.

            Mỗi giác quan có thể tiếp nhận một hạng rung động riêng biệt và vì đó mà ta đặt cho mỗi hạng rung động một tên riêng như: âm thinh, màu sắc, sức kết hợp, quang tuyến X, phóng xạ năng v.v…

            Mỗi làn rung động luôn luôn gồm có 3 yếu tố: âm thinh, màu sắc, và số.

            Chúng ta sống trong một biển rung động, những rung động đó có năng lực sáng tạo, biến đổi và phân giải các hình thể. Trong cái biển đó, chúng ta chỉ nhận biết được một số rất ít. Những thế lực của các cõi cao còn ở ngoài vòng nhận thức của chúng ta. Muốn nhận thức được nhiều thế lực hơn hiện giờ, chúng ta phải tiến hóa bằng cách mở rộng tri thức và ý thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro