CHƯƠNG X: NHỮNG ÍCH LỢI CỦA THÔNG-THIÊN-HỌC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vị độc giả chú ý thì đã biết được rõ ràng những quan niệm Thông-Thiên-Học thay đổi một cách sâu xa cục diện cuộc đời với những ai đã một lần tin chắc rằng những quan niệm đó là xác thực. Do những điều mà chúng tôi đã viết, độc giả cũng đã thấy rõ vừa ý nghĩa, vừa lý do của những sự thay đổi nầy.

  Thông-Thiên-Học giảng-giải cho ta một cách hữu-lý cái ý nghĩa của cuộc sống nầy, trước kia đối với nhiều người trong chúng ta nó là một bài toán không sao giải được, một việc khó hiểu không sao giải đáp được. Thông-Thiên-Học cho chúng ta biết tại sao chúng ta lại ở trên Trái Ðất nầy, chúng ta phải làm gì ở nơi đây, và muốn làm như vậy thì phải dùng phương-pháp nào. Ðối với chúng ta, mặc dù đời sống có vẻ như không đáng sống, khi chúng ta chỉ nhìn thấy những thú vui bi thảm và những lợi lộc ít ỏi ở cõi Hồng Trần, Thông-Thiên-Học chỉ cho ta thấy sự ích lợi lớn lao của đời sống nếu chúng ta đến những vinh quang không sao tả xiết và đến những tiềm lực không biên giới của những cảnh giới cao siêu.

   Dưới ánh quang minh của giáo-lý Thông-Thiên-Học, chúng ta không những khám phá ra được cái phương-pháp để tự phát-triển, mà còn tìm thấy được cả cái cách để giúp cho đồng loại ta tiến-hóa nữa, cái cách để trở nên người hữu ích hơn, do những tư tưởng và việc làm của chúng ta thoạt đầu hữu ích với cái nhóm nhỏ bé những huynh-đệ trực tiếp liên-quan đến đời ta hay là mà ta yêu mến nhất, rồi sau, dần dần tùy theo cái đà năng lực của ta được phát-triển, chúng ta thành hữu ích với tất cả nhơn loại nữa. Những cảm tình, những tư-tưởng thường xuyên như vậy nhắc chúng ta lên một trình độ cao hơn trước. Ở cái mức nầy, khi nhìn xuống, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng xưa kia những nỗi bận rộn toan tính riêng tư của chúng ta nó chồng chất đầy dẫy ở dĩ-vãng ta thiệt là hẹp hòi và đáng khinh bỉ biết bao. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta bắt đầu quan-niệm sự vật không phải theo quan điểm ảnh hưởng của chúng đối với cá nhân nhỏ bé của ta, mà theo cái quan điểm rộng rãi hơn về ảnh-hưởng của chúng đối với toàn thể nhơn loại vậy.

   Những nỗi lo âu phiền muộn đủ mọi loại mà chúng ta phải chịu chỉ có vẻ to lớn đối với chúng ta vì những mối buồn nầy gần gũi với ta nhiều quá. Chúng che tối tất cả cái chân trời của ta như một cái dĩa để khít mắt ta che khít cả mặt trời vậy. Ðiều nầy thường làm cho chúng ta quên rằng cái căn bản của cuộc đời là một sự an lạc thần tiên. Giáo-lý Thông-Thiên-Học ổn định lại mọi sự, nó khiến chúng ta có thể lên cao hơn nhựng đám mây rồi ở trên nhìn xuống, và như vậy thưởng thức được cái trạng thái thiệt thọ của mọi sự mà ta đã nhìn với con mắt buồn nản khi ta ngó chúng ở một mức thấp kém và quá gần. Giáo-lý nầy dạy chúng ta cởi bỏ cái bản ngã thấp hèn và cùng một lúc, liệng bỏ nó với cả cái đám ảo vọng và thành kiến cặp kè đi bên cạnh, giống như một lăng-trụ-kính sai lầm nó gạt ta mỗi khi ta nhìn cõi đời xuyên qua nó. Giáo-lý Thông-Thiên-Học nâng ta lên tới một trình độ ở đó không sao có sự ích kỷ, ở đó chúng ta chỉ còn biết một cách ăn ở mà thôi, thực hành sự công bằng vì yêu mến sự công bằng; sau chót, sự vui mừng nhất của chúng ta ở đó chỉ là giúp đỡ các huynh-đệ mà thôi.

    Ðó là một đời sống đầy những niềm vui nồng nàn được mở rộng ra truớc ta. Khi con người càng tiến-hóa thì cái năng lực thiện cảm và từ-bi của y cũng thêm lên, dần dần y trở thành nhạy cảm hơn trước sự buồn rầu, trước những nỗi đau khổ, trước những lỗi lầm, chúng làm cho vũ-trụ đen tối. Tuy nhiên, cũng trong lúc đó, y càng ngày càng trông thấy rõ cái nguyên nhân của những nỗi đau khổ nầy, y càng ngày càng hiểu rằng đối mặc sự đau đớn nầy, tất cả vũ-trụ đều làm việc để đi tới sự tốt lành rốt ráo của vạn vật. Và như vậy, một nguồn vui sâu xa tràn ngập trong lòng ta, đó là sự yên ổn tuyệt đối phát sinh nơi lòng chúng ta do sự tin chắc rằng tất cả mọi sự đều rất tốt lành. Và chúng ta cũng được hưởng cái niềm an lạc phơi phới trong lòng mà chúng ta đã đạt được trong khi chiêm-ngưỡng Thượng-Ðế và chiêm-ngưỡng cái quang cảnh của sự thực hiện trầm-tĩnh đó, sự thực hiện tuần tự và không hề sai lầm của Thiên-Cơ mà Ngài đã định về Vũ-Trụ. Chúng ta biết rằng Thượng-Ðế muốn cho chúng ta được sung sướng, và do đó cái bổn phận đúng đắn nhất của ta là phải sung sướng, phải bủa rải xung quanh ta, tới những huynh-đệ ta, những làn sóng hạnh-phúc, vì đúng như vậy, đó cũng là một cách Thượng-Ðế ban cho ta để làm nhẹ bớt sự buồn khổ của thế-gian.

      Trong đời sống thường ngày, những đau khổ của con người bị tăng lên gấp bội vì y tưởng rằng y bị đau khổ một cách bất công. Ðã bao phen người ta nghe tiếng rên rĩ rằng: << Tại sao tôi mắc phải tất cả những sự không may nầy? Nầy đây, người láng giềng của tôi, y có đức hạnh hơn tôi đâu. Thế mà y không bị đau yếu, y không mất bạn hữu, gia tài. Tại sao riêng tôi lại cực khổ thế nầy? >>

     Thông-Thiên-Học giúp cho những ai nghiên-cứu nó tránh khỏi một sự lầm lẫn như thế, vì Thông-Thiên-Học đã dạy họ rằng không bao giờ một sự đau khổ oan uổng lại đến với người. Những nỗi đau đớn mà chúng ta phải chịu đ?ng, dù là những nỗi đau đớn thế nào, chỉ là những món nợ mà chúng ta đã vay và chẳng sớm thì muộn chúng ta sẽ phải trả. Trả càng sớm càng hay. Và như vậy không phải là hết đau. Mỗi nỗi đau khổ đó đều đưa đến cho ta một dịp đẻ ta tự phát-triển. Nếu chúng ta chịu đựng một cách kiên-nhẫn, can đảm sự buồn phiền của ta, không để cho nó đánh ngã ta, nhưng trái lại, ta ráng lợi dụng được cái bài học hay nhất của sự thử thách nầy, thì khi đó ta làm tăng trưởng ở nơi ta những đức tánh quý báu như sự can đảm, sự kiên-nhẫn, sự quả quyết, và như vậy chúng ta hái được cái quả tốt lành ở ngay chính thửa ruộng xưa kia ta đã giao rắc những lỗi lầm dĩ vãng.

    Chúng ta đã nói rồi, tất cả những mối sợ hãi về sự chết được hoàn toàn tan rã do giáo-lý Thông-Thiên-Học vì giáo-lý nầy đã cắt nghĩa minh bạch sự chết là gì. Người Thông-Thiên-Học không còn than khóc về số phận những kẻ chết trước y. Vì y đã biết rằng những người nầy luôn luôn ở cạnh y, và nếu y để cho cõi lòng y mặc sức đau khổ một cách ích kỷ thì y chỉ là nguồn cội của sự buồn rầu khó chịu cho kẻ chết mà thôi. Làm sao mà khóc được? Làm sao một sự buồn phiền vô trật tự lại không có ảnh hưởng đau đớn đến những người tuy đã thác nhưng gần gũi y hơn bao giờ hết và liên-lạc với y bởi một tấm lòng thiện cảm nồng-nhiệt hơn bất cứ lúc nào.

    Như vậy, có phải là Thông-Thiên-Học cố xúy ta phải quên những người đã thác không? Không phải vậy đâu. Trái lại Thông-Thiên-Học khuyên ta hãy nghĩ đến họ, nhiều chừng nào tốt chừng nấy, nhưng không bao giờ với cái ý muốn lôi kéo họ trở lại đời sống hồng-trần, không bao giờ với cái cảm tưởng là ta đã mất họ, nhưng luôn luôn với cái tư-tưởng rằng họ đã được hưởng một ân huệ lớn. Thông-Thiên-Học xác nhận rằng những tư-tưởng thương mến mạnh mẽ của những kẻ còn sống, là một phương-tiện có uy-lực để làm cho những người đã chết được tiến-hóa dể dàng, và nếu chúng ta muốn nghĩ về họ một cách hữu lý, trúng lối, thì chúng ta có thể giúp đỡ họ một cách rất hữu-ích để họ tự phát-triển sau khi đã chết.

      Sự khảo-cứu kỹ càng về đời sống của con người, từ kiếp đầu thai nầy cho đến kiếp đầu thai sau, chỉ dẫn rõ ràng quãng thời gian của một kiếp sống hồng trần thật là ngắn ngủi so sánh cả một chu-kỳ trọn vẹn (cycle). Chúng ta hãy tỉ dụ trường hợp của một người có một nền học vấn và giáo-dục cao đẳng, khoảng thời gian của một đời y (tôi muốn nói là một ngày trong kiếp sống thiệt thọ của y) và độ chừng trung bình 500 năm. Trong khoảng năm thế kỷ nầy, có lẽ chỉ 70 hay 80 năm là sống ở cõi trần, 15 hay 20 năm ở cõi Trung-Giới, còn bao nhiêu sống ở cõi Thượng-Giới, khoảng thời gian sau cùng nầy là khoảng quan-trọng nhất trong đời con người. Lẽ dĩ nhiên, những tỷ lượng nầy thay đổi rất nhiều tùy theo bản chất khác nhau của những hạng người; và có điều đặc biệt là khi nào chúng ta nhận xét về những linh hồn non trẻ hơn, đầu thai vào hoặc những giống dân thấp kém, hoặc những giai cấp thấp kém trong giống dân của chúng ta, thì chúng ta thấy rằng tỷ lượng nầy hoàn toàn thay đổi: đời sống ở Trung-Giới trở thành lâu dài hơn và đời sống ở Thiên-Ðàng trở nên ngắn ngủi hơn nhiều. Ở trường hợp của một người thật là dã man rừng rú thì có thể nói rằng không có đời sống ở Thiên-Ðàng, y chưa phát triển được một đức tính nào khiến y có thể lên cõi đó.

   Sự hiểu biết những việc nầy khiến ta có một sự nhìn nhận rõ ràng và chắc chắn về tương lai, nó làm cho ta được thư thái, an tâm khỏi do dự và vẩn vơ như khi tư tưởng thường vị như vậy mỗi lần suy ngẫm về những vấn đề ấy. Tỷ dụ như một người Thông-Thiên-Học không sao có thể lo sợ chút nào về sự cứu rỗi linh hồn y, vì y hiểu rõ rằng không có cái gì mà con người phải cứu rỗi, nếu đó không phải chính là sự vô minh của y. Và y sẽ coi như một sự xúc phạm ghê gớm đến Thượng-Ðế nếu ta lo sợ rằng Thiên ý của Ngài một ngày kia sẽ không được toàn thể các con Ngài thực hiện.

     Người Thông-Thiên-Học không phải chỉ có một niềm hi vọng mơ hồ về sự vĩnh cửu, nhưng y có một sự tin chắc tuyệt đối, vì y biết Thiên-Luật ngàn đời bất biến, và y không thể sợ tương lai, vì chính y cũng biết rõ nó rồi nữa. Vậy thì cái sự lo nghĩ độc nhất của y là sửa mình để thành kẻ xứng đáng cộng tác với cái công việc vĩ đại của sự tiến-hóa. Thật ra có thể y bị cấm không được dự vào bật cứ một sự hợp tác quan trọng nào hiện giờ. Tuy vậy, không ai lại không có thể làm việc nhỏ nhặt, ở gần mình, ở xung quanh mình, trong cái phạm vi bé nhỏ của mình, mặc dầu mình ở cái trình độ thấp kém đến đâu.

     Không có một người nào lại không có dịp giúp ích, và do đó được phát-triển, vì tất cả mọi sự tiếp xúc, mọi giao thiệp đều là những dịp để phụng sự và tiến-hóa cả. Khi ta tiếp xúc với ai, dầu là một đứa trẻ mới sanh trong gia-đình ta, với một người bạn đến nơi ta ở, với một người giúp việc ở nhà ta, đó là toàn những linh hồn mà ta có thể giúp đỡ, những dịp mang đến cho ta bằng cách nầy hay cách khác. Các bạn hãy nhớ kỹ, tôi không bao giờ muốn nói rằng, giống như một vài nguồn quen thuộc của chúng ta, ngoan đạo nhưng vô minh và vụng về, chúng ta phải tìm cách ghi khắc những tư-tưởng và tín-niệm của ta vào tâm-trí bất cứ ai tiếp-xúc với ta. Chắc chắn không phải vậy đâu. Tôi ch? nói rằng chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai cần tới ta thôi.

     Chúng ta sẽ cố ý coi chừng để không bao giờ bỏ qua một dịp giúp đỡ ai, hoặc về vật chất tùy theo khả năng của ta, hoặc chia sớt những điều mà ta hiểu biết nếu kẻ kia muốn được hưởng những lời khuyên răn hay những kiến-thức của ta. Ở nhiều trường-hợp, chúng ta không sao có thể giúp đỡ đồng-loại bằng việc làm hay lời nói, nhưng không bao giờ lại không có một dịp để ta có thể cho ra một tư-tưởng thân thiện, và ai đã biết quyền-lực của những luồng tinh-thần nầy đều không bao giờ nghi ngờ cái kết-quả, mặc dù có khi kết-quả đó không hiện ra ngay ở cõi trần.

   Người Thông-Thiên-Học phải khác những người thường bởi tánh vui vẻ không gì làm thay đổi được, bởi lòng can-đảm không hề lay chuyển ở giữa mọi sự khó khăn, bởi tấm lòng thiện-cảm luôn luôn thức tỉnh và sẵn sàng giúp đỡ. Dĩ-nhiên là vui vẻ của y không ngăn cản y quan-niệm đời sống một cách đứng đắn và hiểu rằng, trên đời nầy, mỗi người có nhiều việc phải làm và không ai được lãng phí thì giờ. Y sẽ cảm thấy rằng cần có một sự tự-chủ hoàn toàn đối với bản-thân và với các thể của mình, vì chỉ do phương-pháp ấy người ta mới có thể luyện-tập để giúp đỡ các huynh đệ khi có dịp. Luôn luôn y lựa chọn cái tư-tưởng cao-khiết nhất thay thế cho tư-tưởng thấp-hèn nhất, lựa chọn cái tư-tưởng cao-thượng nhất thay thế cho cái tư-tưởng tầm thường nhất. Nhìn thấy điều thiện ở tất cả mọi sự, y sẽ hoàn toàn khoan dung. Y tự ý ưa thích những lời giải-nghĩa lạc quan hơn là những lời giải-nghĩa bi-quan. Luôn luôn y nhìn thấy cái khía cạnh an ủi của sự vật chớ không phải cái khía cạnh buồn rầu, vì y không thể quên rằng điều thiện là mầm mống, là bản-chất, là cứu cánh của chính Chơn-Lý, còn điều ác chỉ là một cái bóng tối nhất thời chẳng bao lâu sẽ bắt buộc phải tan đi vì rằng chỉ có điều thiện mới tồn tại được mà thôi.

    Vậy thì người Thông-Thiên-Học sẽ tìm kiếm điều thiện ở khắp mọi nơi để phù trợ nó với cái sức yếu đuối của mình. Y sẽ ráng gỡ rối mọi sự theo chiều hướng của định-luật tiến-hóa tác-động, để chính y cũng có thể cộng-tác theo chiều đó, gom hết năng-lực của mình, dù năng-lực ấy nhỏ nhoi đến đâu mặc dầu, để trợ lực với cái giòng mãnh liệt của những thần-lực trong Vũ-Trụ. Như vậy, luôn luôn ráng sức giúp đỡ Thiên Nhiên, không bao giờ chống chỏi với nó, trong cái phạm-vi hoạt-động khiêm nhượng của y, người Thông-Thiên-Học sẽ thành một trong những quyền-lực tốt lành của Thiên Nhiên. Mặc dầu sự gom sức của y nhỏ nhoi đến đâu, mặc dầu sự phù trợ yếu ớt của y hãy còn xa xôi, y vẫn là một kẻ cộng-tác với Thượng-Ðế, và đó là một danh dự to lớn nhất, một đặc ân cao cả nhất để ban thưởng con người.

HẾT

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro