CHƯƠNG IX: NHÂN VÀ QUẢ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ở những chương trước đây, chúng ta luôn luôn phải kể đến định-luật Nhân-Quả co đó mỗi người nhận được một cách tuyệt đối cái phần phước họa xứng đáng với y, không có định-luật nầy, thì ta không có thề nào đi sâu vào trong Thiên-Cơ được. Vậy chúng ta cần phải hiểu nó một cách thật đứng-đắn, và muốn được như vậy, chúng ta phải rứt bỏ đối với cái thành kiến của Giáo-Hội cho rằng có một sự thưởng phạt liền theo với mọi hành động của con người. Cái tư-tưởng thưởng phạt nầy không sao có thể ly khai với tư-tưởng phải có một vị Thâm phán, một vị phân-phat sự thưởng và sự phạt, và cái tư- tưởng khác nữa:là vị thẩm phán co thề dễ dàng rộng lượng ở một trường hợp nầy hơn là ở một trường hợp khác, vị đó có thể bị hoàn cảnh chi phối, có thề bị người ta đến van nài ơn huệ, và như vậy sự áp dụng công-suất có thể bị thay đổi hay bị ém nhẹm đi hoàn toàn.

   Nhưng những tư tưởng như thế thì thiệt là sai lầm, và cái hệ-thống tư-tưởng phát sinh ra những ý nghĩ ấy cần phải bỏ đi và sa thải triệt để nếu ta muốn thấu triệt những sự thực. Các bạn hãy cầm trong tay một thanh sắt nung đỏ ; ngoại trừ một vài trường hợp đăc biệt, thì các bạn phải phỏng nặng. Tuy vậy, không bao giờ các bạn có cái tư tưởng cho rằng Thương-Ðế đã phạt các bạn vì các bạn đã rờ mó tới thanh sắt, nhưng các bạn hiểu cho rằng cái điều xảy ra cho bạn đó hợp với luật Thiên-Nhiên; nhưng những ai đã hiểu rõ nhiệt độ là gì, nhiệt độ tac động như thế nào, sẽ giãi nghĩa rõ ràng cho các bạn hiểu tại sao các bạn bị phỏng.

     Xin các bạn nhớ cho rằng cái điều dự tính của các bạn không có một ảnh hưởng gì đến kết quả thực thể của việc bạn làm. Dù các bạn cầm thanh sắt đỏ để làm một việc ác, hay trái lại để tránh cho ai một tai họa, các bạn vẫn cũng bị phỏng như thường. Ở phương-diện khác, lẽ dĩ-nhiên cao cã hơn, những kết quả sẽ khác hẳn. Ở phương diện thứ hai, các bạn đã làm một việc cao thượng và các bạn sẽ được lương-tâm khen ngợi, còn ở trường hợp thứ nhứt thì bạn chỉ cảm thấy sự hối hận mà thôi. Nhưng cái vết phỏng ở da thịt cũng vẫn là vết phỏng, không hơn không kém.

     Vậy muốn có một ý-kiến chơn thật về cách tác động của luật nhân quả thì phải hiểu rằng nó phản ứng một cách máy móc như thế đó. Chúng ta hãy tỉ dụ có một khối nặng ấy ra khỏi vị-trí của đường thẳng đứng. Những định-luật về cơ học (mecanique) dạy ta rằng sự phảng ứng của khối nặng đẩy tay ta ra sẽ tương-xứng đúng mực với sức mạnh mà ta đã vận dụng, và sự phảng ứng nầy sẽ xảy ra không liên quan gì tới những lý lẽ nó thúc đẩy ta làm mất thăng bằng đi. Cũng như thế, một người phạm điều ác làm xáo trộn cái chế độ của trào lưu tiến hóa vĩ đại, và cái chế độ nầy phảng ứng lại tương xứng với cái động lực đã được vận dụng để phá nó.

      Tuy nhiên, không một phút nào chúng ta được phép tưởng rằng cái nguyên nhân thúc đẩy sự hành-động không có quan hệ gì. Trái lại, nguyên nhân nầy là một yếu tố quan trọng nhất, nó cho sự hành đông một cá tánh đặc-biệt tuy nó không hề thay đổi kết quả của sự hành-động ở cõi trần. Thiệt vậy, chúng ta đừng quên rằng riêng cái ý định cũng là sức mạnh rồi, sức mạnh nầy hoạt động trên cõi Thương-giới nghĩa là ở nơi vật chất thật min-màng, tế-nhị, những làn rung-động nhanh đến nỗi một số lượng động lực ở cảnh giới đó có một hiệu-quả vô-cùng lớn lao hơn là ở những cảnh giới thấp. Vây thì sự hoạt động ở cõi Trần sẽ phát sinh ra cái quả ở cõi Trần, nhưng cùng một lúc, cái định luật về thể Trí của ý định cũng phát sinh ra cái quả của nó ở cõi Thượng-giới, cái quả sau nâỳ là hoàn toàn không dính-liếu với cái quả đầu tiên và chắc-chắn là có một sự quan-trọng lớn lao hơn nhiều. Như thế, theo cách đó, một sự trả đáp hoàn toàn luôn luôn tác động một cách máy móc. Mặc dầu những nguyên nhân hành động của chúng ta phức-tạp đến đâu, mặc dầu cái kết quả của cõi trần có một tỹ lượng nào về điều lành và điều ác, sự thăng bằng sẽ lập lại luôn luôn một cách đúng mực và một sự công bằng hoàn toàn ngự trị ở khắp mọi bậc.

      Chúng ta không được quên rằng, chính con người tạo ra tánh nết tương lai của y, cũng như y xây dựng cái hoàn cãnh sau nầy của y vậy. Người ta có thể nói một cách rất tổng quát rằng những việc y làm ở kiếp hiện tại sản xuất ra những điều kiện về cảnh ngộ của y ở kiếp vị lai, còn những tư tưởng của y trong một kiếp là những yếu tố chánh về sự phát triển tính tình của y ở kiếp sau. Nghiênk-cứu đặng xem xét tất cả các động-lực đó có tác động theo phương pháp nào là một điều vô cùng hấp dẫn, nhưng ở đây chúng ta không thể đi vào những chi tiết. Cái chi tiết nầy được trình bày một cách đầy đủ trong cuốn sách của bà Besant, Karma (Nhân Quả) và trong cuốn La Sagesse Antique (Minh triết cổ-kính) cùng một tác giả, trong chương nói cũng về vấn đề nầy, và cuốn Le Bouđhisme Esoterique (Phật-giáo Bí-truyền) của ông Sinnett.

        Thiệt là rõ-ràng: những thực sự nầy rất phù hợp với một số lớn những nguyên tắc luân-lý của chúng ta. Vì tư tưởng có một manh lực lớn lao như thế, vì nó có thể phát sinh tại cảnh giới riêng biệt của nó những hiệu quả vô cùng trọng đại hơn là bất cứ những hiệu quả nào sanh ra ở cõi trần, thì lẽ cố nhiên mỗi người phải học làm chủ một động lực manh như thế. Vì không những con người dùng động lực nây để xây dựng tánh nết tương lai của mình, mà y còn băt buộc phải dùng nó luôn luôn, để ảnh hưởng đến sinh vật xung quanh y.

        Do tư tưởng, do cách y xử-dụng cái tư tưởng ấy thế nào, sẽ có một trách nhiệm rất nghiêm trọng đè lên vai y, khi một người thường thấy trong lòng mình sanh ra một mối thù ghét hay ý muốn làm hại ai, thì y có khuynh hướng tự nhiên là biểu lộ mối thù hằn hay ác ý ấy bằng một việc làm hay ít nhất cũng bằng một lời nói. Tuy nhiên, những luật-lệ thông thường của một xã-hội văn-minh cấm y không được cảm tình bộc phát như vậy, và bắt y ráng hết sức đè nén mọi sự biểu lộ những xúc cảm của y.

       Và theo cách đó, nếu y có thể theo những tập tục của xã-hội, y tưởng có đủ lý lẽ để tư khen mình và nghĩ rằng đã làm tròn bổn phận. Còn người sinh viên huyền-bí-học biết mình còn phải đi xa hơn nữa trong sự tự chủ, và phải hoàn toàn ngự trị tư-tưởng tức giận dù nhỏ bé đến đâu, cũng như cũng ph?i tránh không cho nó biểu lộ ra ngoài. Vì người sinh viên biết rằng những cảm tình của mình sẽ làm nổi dậy lên ở cỏi Trung-giới những mãnh lực khủng-khiếp, nó sẽ làm hại kẻ bị giận cũng một cách chắc chắn như là người sinh-viên đó đánh kẻ thù y ở cõi Hồng-Trần, và nhiều khi hiệu lực phát sinh bởi những động lực Trung-giới lại vô cùng quan-trọng và bền lâu hơn. Hơn nữa, tư tưởng là nhũng vật có hình dạng, đó là một sự thật, một sự thật hiển hiện. Dưới con mắt của người có thần-nhãn,những tư tưởng nầy hiện ra có một hình thể rõ rệt, với màu sắc nhất định, màu sắc nầy thay đổi tùy theo càch rung động của những tư tưởng đó. Sự nghiên cứu về hình dáng và màu sắc của chúng là một việc rất lý thú. Trong số tuần báo Lucifer tháng 9 năm 1896 có bài mô tả chúng kèm theo hình ảnh vẽ theo lối thuốc màu hòa với nước. (Xin đọc quyển Les Formes-Pengsees par A, Besant et C.W. Leadbeater).

      Những quan-niệm nầy mở cho chùng ta thấy những chân trời ở mọi phía. Nếu những tư –tưởng chúng ta rất dễ-dàng làm hại thì chúng ta dễ dàng làm điều lành. Do chúng, ta có thể tạo nên những luồng tư tưởng để mang tới những người bạn đau yếu tấm lòng thiện cảm của ta mà giúp đỡ họ, và như vậy, cả một thế giới mới mẽ mở rộng ra để đáp lại ý muốn của ta muốn giúp đở họ. Có rất nhiều t?m lòng thấm nhuần sự nhớ ơn đã phàn nàn không có của cải Hồng-Trần để đền đáp lại những ân-huệ đã nhận được; vậy thì đây là một cách để họ có thể đền ơn được, ở trong một phạm vi không cần phải có của cải tiền bạc.

      Người nào biết suy tưởng điều nào có thể giúp đở các huynh đệ của mình, và một khi y có thể giúp đỡ họ thì y phải làm. Ở trường hợp nầy cũng như ở tất cả những trường hợp khác, hiểu biết là làm được, và bất cứ ai hiểu luật thì có thể xử dung đươc luật. Chúng ta biết một vài tư tưởng của ta có những hiệu quả gì đối với bản thân ta và đối với đồng loại. Vậy tự ý chúng ta, ta phải làm thế nào để có những hiệu quả đáng mong muốn. Theo như cách đó, mỗi người có thể sửa đổi tánh nết mình trong đời sống hiện tại mà còn có thể ấn đinh tanh nết mình ở tánh vị-lai. Vì tư –tưởng nào cũng là sự rung động trong chất của thể Trí, và cứ mỗi tư tưởng ấy lập lại một cách kiên nhẫn thì khiêu gợi được những làn rung động tương xứng, nhưng cao hơn của thể Thương-Trí( Le corps causal ).

      Như vậy, trong Chơn Nhơn một vài tánh tốt được xây dựng dần dần. Nhưng đức tánh nầy chắc chắn sẽ phải hiện ra và làm thành những tánh tốt thiên phú khi Chơn Nhơn đầu thai xuống trần kiếp sau. Theo cách đó, những đức tính và năng khiếu của linh hồn luôn luôn phát triển dần dần. Cũng theo cách nầy, con người cũng dần dần cầm lấy được trong tay mình sự tiến-hóa của bản thân và bắt đầu hợp tác một cách khôn ngoan với Thiên-Cơ rộng lớn.

Ai muốn biết thêm nhiều chi tiết về đề tài nầy xin coi cuốn sách thich hợp nhất của bà Besant:

Le pouvoir de la pensee ( Quyền năng của tư-tưởng).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro