CHƯƠNG VIII: DĨ-VÃNG VÀ TƯƠNG-LAI CON NGƯỜI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi người ta đã hiểu rằng chỉ do sự trải qua nhiều kiếp sống khác nhau nên con người mới đi đến được cái mực tiến hóăhiện giờ của nó, thì đây là một câu hỏi tự nhiên phát sinh trong trí: Ta có thể biết rõ mọi điều về dĩ-vãng nầy cho tới mực nào. Dĩ nhiên vấn đề nầy vô cùng lý thú. Vậy thì, may thay, người ta có thể biết rõ về điểm nầy một cách chắc chắn, không nhỡng theo giáo lý cổ-truyền, mà còn do một cách khác vững bền hơn nữa. Ở đây, tôi không đủ chỗ để nói dài dòng về khoa tinh-thần trắc-nghiệm (psychometrie). Tôi chỉ nói rằng người ta có nhiều bằng cớ tỏ rằng không có một sự việc nhỏ bé nào xảy ra mà lại không được tự động ghi vào ngay Ký-ức của Vũ-trụ một cách không sao xóa bỏ được nữa. Và cũng ching do cái Ký-ức của Vũ-trụ ấy mà người ta có thể tìm lại một cách rất đúng sự diễn tả chắc-chắn, hòan-toàn không sai lầm bất cứ một cảnh tượng nào, bất cứ một sự gì đã xảy ra,từ khi có Vũ-trụ đến bây giờ. Những ai cho rằng đây là những đề tài mới lạ và đòi hỏi những bằng cớ thì có thể đọc cuốn Psychonetry ( Tinh-thần trắc-nghiệm của Bác-sĩ Buchanan hay Soul of things ( Linh hồn của sự vật) của giáo sư Denton; nhưng tất c? những sinh-viên huyền-bí-học đều biết rằng có thể đọc được những nét ghi chú của dĩ-vãng; và trong bọn sinh-viên nầy có nhiều người biết cách đọc như vậy.

     Theo bản chất của nó, cái Ký-ức của Vũ-trụ nầy chỉ là trí nhớ của Thượng-đế mà thôi. Trí nhớ nầy cao vượt hẳn tầm trí thức của chúng ta, nhưng cái Trí nhớ Thiên-liêng nầy cũng được phản chiếu một cách rất đúng ở những cảnh giới thấp; cho nên trí khôn con người khi được huấn luyện để làm việc nầy, có thể tìm thấy ở những cảnh giới đó cái dấu vết của tất cả những sự đã xãy ra và ảnh hưởng đến cảnh giới đó. Tỷ dụ: tất cả những gì đã diễn qua một tầm gương đều chiếu ánh sáng lên trên mặt tâm gương đó, nhưng mắt trần tục chúng ta tưởng rằng những hình ảnh đó không để lại dâu gì trên mặt gương phản chiếu. Tuy nhiên sư thực thì trái ngược hẳn, không khó khăn gì, chúng ta có thể tưởng tượng rằng n những hình ảnh nầy có thể in lên tấm gương cũng như những tiềng động có thể in lên cái trụ thu thanh của một cái máy hát, và không có gì có thể ngăn cả ta tìm cach cấu tạo lại những hình ảnh bằng những dấu vết mà chúng ta đã để lại trên cái trụ ghi hình.

    Khoa tinh thần trách nhiệm cao siêu còn cho ta thấy rõ rằng không phải là có thể như vậy, mà chính sự thực là đúng như vậy đó, rằng không những chỉ một tấm gương mà còn bất cứ một đồ vật gì cũng giữ dấu vết của sự xảy ra trước mắt nó. Như vậy, chúng ta có sẳn sàng một phương-pháp rõ-ràng và đứng đắn để có thể coi lại từ đầu lịch sử của thế-giới nầy và của nòi giống của chúng ta, và chính do theo cách đó mà vô số những sự lý thú vô cùng có thể được nhận xét từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất, giống y như là những cảnh tượng của dĩ-vãng được diễn lại cho chúng ta coi bởi những diễn-viên xưa kia đã sống trong đó( hãy đọc cuốn Thần Nhãn "Claivoyance" trang 125).

      Những sự tìm kiếm mà người ta làm về thời tiền sử, theo phương-pháp nầy, khiến ta nhận xét được một sự tiền-triển dài đặc của sự tiến-hóa, tuy chậm-chạp, dần-dà, mà không bao giờ ngừng. Sự phát triển của nhân loại bị chế định bởi hai định-luật: định luật thứ nhứt là đinh luật tiến-hóa nó trầm tĩnh thúc đẩy con người tiến lên phía trước và lên cao; thứ nhì là định-luật thiêng-liêng về công-bình hay luật Nhân Quả nó đảm nhận con người, với một sự đúng độ tuyệt-đối, cái quả của những hành động của y, và dạy y dần-dần tuân theo một cách khôn ngoan định luật thứ nhứt.

     Sự tiến hóa dài đặc này không phải chỉ lấy địa-cầu làm diễn trường mà thôi. Chúng ta đã bắt đầu tiến-hóa ở những trái cầu khác cung một loại, nhưng đề tài nầy rộng lớn quá, không sao có thể nói ở một cuốn sách sơ-lược như cuốn nầy. Ðó là chủ đề trọng yếu của tác phẩm vĩ-đại của bà Blavatsky: La Doctrine Secrete (Giao-Lý Bí-Truyền) . Nhưng trước khi đọc tác phẩm nay, những kẻ mới học đạo nên đọc trước những chương nói về đề nầy ở những cuốn:

_ La Sagesse Antique (Minh-Triết Cổ-Kính của Bà A. Besant và

_ Le Developpement de l’âme (Sự phát-triển của Linh-hồn) của ông Sinnett.

       Những cuốn sách kể trên đây sẽ chỉ dẫn một cách rành-rẽ và chắc chắn không những về dĩ-vãng của con người mà còn về tương-lai của y nữa; và tuy rằng sự vinh-quang của tương-lai ấy không có lời nói nào tả nổi, người ta cũng có thể cho một đại ý về những nấc thang đầu dẫn tới cái mức cao-siêu đó. Tin rằng hiên ngay bây giờ, con người có bản thể giống hệt Thượng-Ðế và y có thể phát triển tại bản thân y những quyền lực của Ngài, đó là một ý tưởng chướng tai đối vơí một số đông người chơn chất, họ có thể cho ý tưởng nầy là xúc phạm đến Thượng-Ðế. Tại sao vậy? Thật là khó lòng mà tìm ra nguyên do, vì chính Ðức Jesus cũng đã nhắc nhở những người do thái vây quanh Ngài nguyên văn của Thánh Kinh của họ: Ta đã nói: Các người là những vị Thượng-Ðế và cái thuyết Thượng-Ðế hóa con người nầy đã thường được những đức Cha bên công giáo bênh vực. Nhưng ở thời đại chúng ta, một phần lớn những giáo lý cao khiết nhất của thời xưa đã bị quên đi hay không được người ta thông hiểu, và hình như chỉ có những sinh viên huyền-bí học mới hiểu được hoàn toàn Chơn-lý mà thôi.

       Thỉnh-thoảng, người ta nghe có người hỏi rằng nếu thuở ban sơ người là linh-quang của Thượng-Ðế thì sao y lại cần phải trải qua những đại kiếp của sự tiến hóa chứa chất bao nỗi buồn phiền, đau khồ như vậy, chỉ với một mục-đích là lại trở thành Thượng-Ðế như thuở ban đầu? Những ai hỏi như vậy là chưa hiểu được cái cơ tiến-hóa. Thoạt đầu cái điểm linh-quang tự tách mình ra khỏi Thượng-Ðế chưa phải là một người, và cũng chưa thiệt thọ là một điểm ánh sáng, vì chưa có một cá tính nào cả. Nó chỉ giống như một đám mây lớn đồng bản-chất với Thượng-Ðế, co thể đọng lại bất ngờ thành vô số những tia lưả. Cái sự khác nhau giữa tình-trạng của cái đám mây đồng bản-chất với Thượng-Ðế từ khi ra đi cho tới khi trở về cũng giống như sự khác nhau giữa một đám tinh-vân đồ sộ chiếu sáng yếu ớt với cả Thái-Dương-Hệ mà đám tinh-vân ấy có thể tạo ra sau nầy… Ðám tinh-vân thì thiệt đẹp, tôi cũng công nhận thế, nhưng nó không có ranh giới nhất-đinh và không có ích lợi gì khi nó tiến-hóa dần dần, nó cho ta những mặt trời bủa rải sức nóng và ánh sáng trên nhiều thế-giới và trên những ngưới ở các thế-giới đó.

       Chúng ta có thể so sánh một cách khác nữa: thân thể con người gồm có vô số triệu ức những phần tử bé nhỏ mà mỗi lúc đa số bị liệng bỏ ra khỏi cơ thể. Chúng ta thử tỉ dụ rằng do một phương pháp tiến-hóa nào đó, mỗi phần tử nhỏ bé nầy theo thời gian sẽ trở thành một người. Như vậy chúng ta có nói rằng sự tiến-hóa nầy không ích lợi gì cho các phần tử vì trước kia chúng cũng là con người vậy. Vậy thì bản-chất Thượng-Ðế được phát ra, theo nguyên-tắc, trong trạng-thái một động-lực đơn giản lẽ cố nhiên là thiêng liêng và nó sẽ trở lại dưới hình thức hàng ngàn Chơn Tiên, mỗi vị có quyền năng phát triển để thành một vị Thái-Dương Thượng-Ðế sau nầy. Do đó, người ta thấy rằng chúng ta có quyền tuyên bố rằng: tương lai con người là một tương lai vinh quang và huy hoàng vô biên. Và một điểm rất quan hệ cần phải nhớ là cái tương lai huy hoàng nầy dành cho tất cả chúng ta, không loại trừ một ai cả. Kẻ mà chúng ta gọi là người hiền lành, ăn ở theo ý Trời, hành động theo đúng cơ Tiến-Hóa thì sẽ tiến tới mau chóng trên con đường dẫn tới cái đích vinh quang. Trái lại, ai vì vô minh làm cản trở cái dòng tiến-hóa vĩ đại, bằng cách lì lợm, bướng bỉnh, thí dụ chỉ ham tìm những sự thỏa mãng ích kỷ, chớ không lo cho mọi người được hạnh phúc, thì người đó chỉ có thể tiến rất chậm và không đều nhưng Thiên-Ý vô cùng mãnh liệt hơn bất cứ những ý muốn của một người nào, và Thiên-Cơ thì bao giờ cũng được thực hành một cách hoàn toàn. Ai mà không muốn học thuộc bài ngay hôm đầu tiên thì sau lại phải đến trường hoài cho tới khi thuộc bài. Lòng kiên nhẫn của Thượng-Ðế thật là vô biên, và chẳng sớm thì muộn mỗi người đều đi đến cái đích đã định sẵn cho y, đối với ai biết được Thiên-Luật và Thiên-Ý thì không làm gì có sự sợ hãi hay hồ nghi. Sự an lạc tuyệt đối là phần riêng của y vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro